1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò báo chí đối ngoại với việc thông tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam hiện nay

113 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYÊN

NGUYEN THI THU HA

VAI TRO BAO CHi DOI NGOAI VOI VIEC THONG TIN BAO VE CHU QUYEN BIEN, DAO VIET NAM HIEN NAY

(Khảo sát phiên ban tiếng Anh ctia bdo Vietnamnet và Vietnamplus trong năm 2015)

Ngành : Báo chí học Mãsố : 6032 0101

LUẬN VĂN THẠC SĨ BẢO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS Truong Minh Tuan

ee —_—_

Trang 2

Hà Nội, ngày-(1 tháng 4 năm 2015 CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG

(Ký và ghHxõ họ tên)

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do tôi tự nghiên cứu và

biên soạn dưới sự hướng dẫn của TS Trương Minh Tuấn Các tài liệu trích

dẫn trong luận văn là khoa học, đáng tin cậy Kết quả trong luận văn không trùng với những công trình nghiên cứu đã công bố trước đó

Hà Nội ngày tháng năm 2015

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 4

Chương 1: MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ BÁO CHÍ ĐÓI

NGOAI VOI NHIEM VU THONG TIN VE CHU QUYEN BIEN, DAO 12 1.1 Một số khái niệm

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của báo chí đối ngoại 27

1.3 Những yêu cầu đối với báo chí đối ngoại trong thông tin về chủ

quyền biển, GAOL 30

Chuong 2: THUC TRANG VIEC THUC HIEN VAI TRO CUA BAO CHI DOI NGOAI VOI VIEC THONG TIN BAO VE CHU QUYEN BIEN, DAO

Mi: mm B.H 36

2.1 Khảo sát hoạt động của Vietnamnet và VietnamPlus trong việc

thông tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam 36

2.2 Đánh giá vai trò của báo chí đối ngoại với việc thông tin về chủ

quyên biển, đảo Việt Nam hiện nay (thông qua việc khảo sát phiên bản tiếng Anh của Vietnamnet và VietnamPlus trong năm 2015) 55

Chương 3: MỘT SÓ GIAI PHAP NANG CAO VAI TRO CUA BAO CHi BOI NGOAI TRONG VIEC THONG TIN BAO VE CHU QUYEN BIEN, DAO VIET NAM HIEN NAY nsesscssssssscccssssssecsssssssscesssssccsnssusssassssersesssneecnnene 72

3.1, Dự báo tình hình biển, đảo và phương hướng của báo chi đối ngoại

TO] Qian ti aeececccccsesscssssssessccccccccnceccececencsonssnstssnssssscseesesesssessssssssessssesses 72

3.2 Một số giải pháp nâng cao vai trò của báo chỉ đối ngoại trong

thông tin bảo vệ chủ quyên biển, đảo Việt Nam hiện nay 75

3000/9007 4a14ẦH,))L 102

Trang 5

Năm 2014, tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường Đặc biệt, khu vực Châu Á — Thái Bình Dương và Đông Nam Á tiềm ấn những nhân tố gây mất én định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp

chủ quyền biển, đảo Việc Trung Quốc bất chấp luật quốc tế, hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của

nước ta, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam Điều đó không những gây bức xúc cho dư luận, mà còn đặt ra nhiều thách thức, khó khăn đối với

nước ta Trong tình hình đó, báo chí là một công cụ để các bên sử dụng nhằm tuyên truyền với nhân dân mỗi nước và cộng đồng quốc tế những quan điểm của mình

Ở nước ta, báo chí từ lâu đã được xác định là “cơ quan ngôn luận của tổ

chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội” [41, tr.23], “vừa là dién dan

cua nhan dan” (41, tr.23] về moi van dé trong xã hội Đứng trước tình hình

biển, đảo phức tạp, căng thẳng như vậy, đương nhiên báo chí phải có trách

nhiệm tham gia giải quyết một cách tích cực Thực tế tình hình báo chí trong năm qua cũng đã chứng minh điều đó Các cơ quan báo chí trong nước đã đưa tin một cách thường xuyên, đậm nét về những hành động vi phạm pháp luật

quốc tế của Trung Quốc, đồng thời cung cấp các cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch

sử về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Công tác thông tin, tuyên truyền về tỉnh hình biển, đảo của báo chí nước ta đã

đạt được nhiều thành công Đặc biệt, vai trò của báo chí đổi ngoại đã thể hiện

rõ nét hơn trước Bên cạnh việc cung cấp thông tin cho nhân dân trong nước,

việc thông tin vẻ tình hình biển, đảo cho cộng đồng quốc tế là hết sức cần

Trang 6

ngoại như VTV4, VTC10 đã hoạt động sôi nổi, đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tỉn của quốc tế về quan điểm, thái độ, lập trường của chúng ta đối

với chủ quyền biển, đảo, đồng thời giúp thế giới hiểu hơn về Việt Nam, ủng hộ Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình Một số kênh truyền hình của Thông tấn xã Việt Nam, Trung tâm Phát thanh ~ Truyền hình Quân đội

cũng liên tục sản xuất các bản tin tiếng Anh, tiếng Trung, trong đó có những

nội dung liên quan đến chủ quyền biển, đảo

Tuy nhiên, hoạt động của báo chí đối ngoại thời gian vừa qua vẫn còn rất nhiều thiếu sót, hạn chế như: không duy trì được cường độ đưa tin phù hợp, những thời điểm nóng rất cần thông tin thì phản ứng chậm chạp, thông tin đưa lại của báo chí nước ngoài còn nhiều, cách đưa tin nhiều khi không phù hợp Nhận biết được những hạn chế đó, các cơ quan báo chí cũng như quản lý báo chí Việt Nam đã tích cực đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo

chí đối ngoại trong việc thông tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Hiện nay, tỉnh hình biển, đảo nói chung vẫn không ngừng biến động,

đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức mới cho báo chí nói chung, báo chí đối ngoại nói riêng Vì vậy, việc nghiên cứu, xác định vai trò cũng như đánh giá việc

thực hiện vai trò của báo chí đối ngoại với thông tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo là một việc cần thiết Đó là những lí do khiến tôi lựa chọn đề tài “Vzi trò

báo chí đất ngoại với việc thông tin bảo vệ chủ quyển biển, đảo Việt Nam hiện nay” (Khảo sát phiên bản tiếng Anh của báo Vietnamnet và Vietnamplus trong năm 2015) cho luận văn thạc sĩ báo chí của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 7

công trình cụ thể như sau:

Thứ nhát, các bài viết, bảo cáo trong lĩnh vực nghiên cứu

* Về báo chí đối ngoại và thông tin đối ngoại

Trước hết là các bài viết, các bài phát biểu, các ý kiến của một số đồng

chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cán bộ chuyên trách và một số nhà

nghiên cứu như: Sử đựng ternet trong công tác thông tin đối ngoại của

Trung Quốc của Đào Vân Anh (Tap chí Thông tin đối ngoại, số (29) 8/2006);

Những nhiệm vụ chủ yếu của công tác thông tin đổi ngoại nhằm thực hiện

thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng của

nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (Tạp chí

Thông tin đối ngoại, số (85) 4/2011); Một số vấn đề cần quan tâm trong

Thông tin đối ngoại trên bảo chỉ hiện nay của Nguyễn Hồng Vinh (Tạp chí

Thông tin đối ngoại, số (87) 6/2011 và nhiều bài viết khác trên Tạp chí Thơng tin đối ngoại

Ngồi ra còn có một số cuốn sách có liên quan tới báo chí và thông tin

đổi ngoại đã được công bố như: Báo chí với thông tin quốc tế của Đỗ Xuân Ha, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (1999); Báo chí và ngoại giao của TS

Dương Văn Quảng, NXB Thế giới (2002), Truyền thông đại chúng trong

cong tac thong tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay của Phạm Minh Sơn và

Nguyễn Thị Quế, NXB Chính trị - Hành chính (2009); Báo chi và thông tin đối ngoại của Lê Thanh Bình, NXB Chính trị quốc gia (2012)

Đặc biệt, cuỗn Số tay công tác thông tin đối ngoại cua Ban chi dao

công tác thông tin đối ngoại xuất bản năm 2014 là một tài liệu quý báu, trong

đó tập hợp khá đẩy đủ, toàn diện các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác

Trang 8

* Về vấn để biển, đảo:

Sách “Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông” của TS Trần Công Trục,

nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2012 Cuốn sách để cập đến quá trình xác lập và thực thi chủ quyền

của Việt Nam tại quan dao Hoang Sa va Trường Sa, cũng như thực trạng và

giải pháp cho tranh chấp trên biển Đông

Sách “Thêm lục địa trong luật pháp quốc tế” của PGS.TS Nguyễn Bá Diến, ThS Nguyễn Hùng Cường, Nhà xuất bản Trẻ, 2012 Cuốn sách trình

bảy và luận giải những vấn đề cơ bản và chuyên sâu của luật biển quốc tế và thêm lục địa như: khái niệm khoa học và địa chất, khoa học pháp lý và thềm

lục địa theo quy định pháp luật quốc tế; quy trình chung thực hiện việc xác

minh ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo quy tắc của Ủy

ban Ranh giới thềm lục địa (Liên hợp quốc) Bên cạnh những vấn đề mang tính lý luận cơ bản, cuốn sách còn phân tích thực tiễn phân định và giải quyết

tranh chấp về thềm lục địa của một số quốc gia trên thế giới thông qua các án lệ điện hình của cơ quan tài phán quốc tế Đây là những nghiên cứu góp phần

làm phong phú thêm hệ thống lý luận và thực tiễn pháp lý về thềm lục địa,

giúp ích cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quy chế pháp lý

thêm lục địa, phân định thêm lục địa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thô nước ta

Sách “VỀ chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa" của PGS.TS Nguyễn Bá Diễn, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2012, trong đó tác gia chứng minh trên cơ sở lịch sử và luật pháp quốc tế chủ quyền của Việt Nam đối với các quân đảo Hoàng Sa và

Trang 9

Luan van thac si bao chi “Nang cao chất lượng thông tin đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam trong thời kì hiện nay” của Dinh Thi Thanh Bình,

Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2004 đã có những nghiên cứu về thông tin đối ngoại trên báo chí với những nội dung cơ bản nhất

Luận văn thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn “Chủ đề kinh tế đối

ngoại trên báo chí (qua khảo sát Tạp chí cộng sản, Tạp chí thương mại, Thời

bảo kinh tế Việt Nam từ năm 1997 đến năm 1999) của Lê Đăng Khánh cũng là một luận văn nghiên cứu về báo chí đối ngoại Tuy nhiên, luận văn này tập trung nghiên cứu về báo chí đối ngoại trong lĩnh vực kinh tế

Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoạt động truyền thông đại chúng trong công

tác thông tin đi ngoại của Việt Nam hiện nay” do PGS.TS Phạm Minh Sơn làm chủ nhiệm để tài năm 2007 Công trình đã nghiên cứu thực trạng hoạt động của một số báo tiêu biểu, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát cho việc thưc hiện công tác

thông tin đối ngoại của hệ thông truyền thông đại chúng của Việt Nam hiện nay Đề tải nghiên cứu khoa học “Công (ác thông tin đối ngoại trên bảo

điện tử Việt Nam hiện nay do Trần Vĩnh Tiên làm chủ nhiệm đề tài Mức độ

tìm hiểu chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung về nội dung, hình thức thông tin đổi ngoại của một số báo điện tử

Luận văn “Báo điện tư Đảng cộng sản Việt Nam với nhiệm vụ thông tin

đổi ngoại ” của tác giả Phạm Đức Thái, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

đã bước đầu nghiên cứu khái quát về tình hình thông tin đối ngoại của báo điện

tử Đảng cộng sản Việt Nam Dưới góc độ nghiên cứu của một người nghiên cứu khoa học, luận văn đã có những đánh giá chung nhất những kết quả đạt

được và những mặt hạn chế hiện nay về nhiệm vụ thông tin đối ngoại trên trang

Trang 10

cdc thé loai tin, bai trên báo, phân tích bố cục giao điện của báo cũng như chưa

chỉ rõ các bộ phận thực hiện chức năng thông tin đối ngoại của báo

Những năm gần đây, lĩnh vực báo chí đối ngoại được nhiều người quan

tâm nghiên cứu hơn với những công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ báo chí học “Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam với công tác thông tin doi

ngoại hiện nay” của Nguyễn Thùy Chỉ thực hiện năm 2012 đã tìm ra những

yêu cầu đặc thù đối với một tờ báo điện tử làm công tác đối ngoại (cu thé 1a

Tạp chí cộng sản); Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng “Thông tỉn văn hóa đối ngoại trên báo mạng điện tử qua sự kiện đại lễ 1000 năm Thăng Long — Hà Nội của tác giả Trần Thu Hang thực hiện năm 2011; Luận văn “Mô hình

tổ chức tòa soạn bảo in đối ngoại ở nước ta hiện nay” của Hoang Trung Hiểu

năm 2011; Luận văn “Tổ chức thong tin đối ngoại trên các báo mạng điện tử

của Thông tấn xã Việt Nam của Lê Thị Thanh Huyền thực hiện năm 2013

* Về vấn đề biển, đảo

Luận văn thạc sĩ “Giáo đục ý thức về chủ quyên biển đảo Tổ quốc cho

học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (chương trình chuẩn) ” của Đậu Thị Hải Vân, Trường Đại học Giáo dục Luận

văn này nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến chủ quyền biến, đảo Tô quốc; thực trạng việc giáo dục ý thức về chủ quyền biến, đảo cho học sinh trung học

phố thông trong day học lịch sử Việt Nam

Luận văn “Vấn đề chủ quyên biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2013 Luận văn phan ánh hoạt động truyền thông đổi ngoại bằng

tiếng Anh của báo chí về chủ quyền biển, những ưu điểm và hạn chế, một số

Trang 11

năm 2014 Luận văn khái quát về tranh chấp chủ quyền biển Đông hiện nay

dưới góc nhìn tác động của các chủ thể trong và ngoài khu vực đến địa chính trị trên biển Đông đồng thời với chính sách can dự của các nước vào tranh

chấp này, đề xuất Việt Nam cần có những bước đi thiết thực mang tính chất

ràng buộc pháp lý để giải quyết tranh chấp này

Luận văn “Những định hướng pháp lý và chính trị nhằm xây dựng một mạng lưới khu vực các khu bảo tôn trên biển Đông ” của tiễn sĩ Vũ Hải

Đăng, chuyên viên Vụ Biển, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Đại học

Dalhousie, Canada năm 2014 Luận văn này đề ra một hướng đi mới trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông Đó là thông qua bảo vệ tài nguyên — môi trường bién dé thúc đây hợp tác, giúp bảo vệ được quyền, lợi ích trên biển của Việt Nam và giữ gìn hòa bình, ôn định, thúc đây hợp tác

cùng phát triển trong khu vực

Luận văn của Văn Nghiệp Chúc (2012) “So sánh phương thức tuyên

truyền về biển Đông giữa báo chỉ Việt Nam và báo chí Trung Quốc” cô

nghiên cứu đến van đề biển, đảo nhưng trên báo chí nói chung, không nghiên cứu riêng trên báo chí đối ngoại

Qua khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể thấy, van

đề báo chí đối ngoại và vấn đẻ biển, đảo là những đề tài được nhiều người quan tâm, nghiên cứu Tuy vậy, sự nghiên cứu thường tách biệt hai đề tài này

Rất ít sách, công trình nghiên cứu đề cập, phân tích mối quan hệ giữa báo chí

đối ngoại với việc thông tin bảo vệ chủ quyển biển, đảo Việt Nam Luận văn

Trang 12

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn dé co bản về cơ sở lý luận và thực

tiễn của vai trò báo chí đối ngoại với việc thông tin bảo vệ chủ quyển biển, đảo Việt Nam hiện nay cũng như đánh giá những thành công và hạn chế của

nó, đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của báo chí đối ngoại nhằm góp

phan dc lực vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước ta 3.2 Nhiệm vụ

- Làm rõ yêu cầu đối với việc tăng cường vai trò của báo chí đối ngoại,

đặc biệt trong việc thông tin về chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay

- Nêu lên những kết quả cũng như đánh giá vai trò của báo chí đối ngoại trong thông tin về chủ quyền biển, đảo thời gian vừa qua

- Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường vai

trò của báo chí đối ngoại đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước ta 4 Đối trợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Vai trò của báo chí đối ngoại trong việc thông tin về chủ quyền biển,

đảo Việt Nam, cũng như những biểu hiện của nó thể hiện trên các sản phẩm

báo chí bằng tiếng Anh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Hệ thông các cơ quan có sản phẩm báo chí đối

ngoại Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, luận văn tập trung

khảo sát phiên bản tiếng Anh của báo Vietnamnet và VietnamPlus Đây đều là những cơ quan báo chí giành được sự tín nhiệm cao của độc giả

Việt Nam nhờ những tác phẩm với tính chính xác, tính thời sự và tính

ak A

Trang 13

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

$.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, những

chính sách của Nhà nước điều chỉnh hoạt động báo chí đối ngoại thông qua

các chỉ thị, nghị quyết

5.2 Phuong pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng

kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm tìm hiểu tình hình biển, đảo

Việt Nam từ góc độ lịch sử

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được thực hiện trong việc khảo sát các công trình nghiên cứu, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết có liên quan đến đề tài Phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu lý luận báo chí cũng như hệ thông hóa những vấn đề này, tạo cơ sở cho đề tài nghiên cứu

Phương pháp thống kê, so sánh giữa các vai trò của báo chí đối ngoại

trong việc thông tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong một phạm vi nghiên

cứu nhằm rút ra những ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao vai trò của báo chí đối ngoại

Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với khoảng 5 — 7 đổi tượng là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động báo chí đổi ngoại trong

thông tin về chủ quyền biển, đảo, lãnh đạo bộ Thông tin truyền thông, lãnh

đạo Quân chủng Hải quân

Trang 14

Tat ca cdc phuong pháp trên đều có tác động tích cực vào kết quả luận văn

6 Đóng góp mới của đề tài

- Luận văn góp phần hệ thống hóa và phát triển những khái niệm xoay

quanh báo chí đối ngoại thông tin bảo vệ chủ quyền biên, đảo

- Phân tích điểm mạnh, yếu của các sản phẩm báo chí đối ngoại khi thể

hiện vai trò của nó trong thông tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo từ nhiều khía cạnh:

hình thức, nội dung, số lượng , từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp cả ở

tầm vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao vai trò của báo chí đối ngoại khi thực hiện nhiệm vụ này

7 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vai trò của báo

chí đối ngoại trong việc thông tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Luận văn cũng chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của báo chỉ đối ngoại trong việc thông tin

bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

72 Ý nghĩa thực tiễn

Trước hết, luận văn có ý nghĩa thực tiễn với chính những phóng viên,

nhà báo cũng như những cán bộ quản lý báo chí trong việc định hướng, chỉ

đạo báo chí đối ngoại trong việc thông tin bảo vệ chủ quyền biển, đảo Từ đó, họ có thể tham khảo và rút ra những thay đổi cho phủ hợp với tình hình mới

Bên cạnh đỏ, luận văn cũng chỉ ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới trong bối

cảnh biển, đảo hiện nay đối với hệ thông cơ quan báo chí đối ngoại Việt Nam

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì luận

văn gồm 3 chương, 7 tiết

Chương 1: Một số vấn để lý luận về vai trò báo chí đổi ngoại với việc

Trang 15

Chương 2: Thực trạng việc thực hiện vai trò của báo chí đối ngoại với

việc thông tin bảo vệ chủ quyền biên, đảo Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao vai trò của báo chí đối ngoại

Trang 16

Chuong 1

MOT SO VAN DE LY LUAN VE VAI TRO BAO CHI DOI NGOAI

VOI NHIEM VU THONG TIN VE CHU QUYEN BIEN, DAO

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm “vai trò”

- Theo Từ điển tiếng Việt: Vai trò là một danh từ, có nghĩa là “tác

dụng, chức năng trong sự hoạt động, phát triển của cái gì đó” [45, trl 82]

- Theo ngữ nghĩa: Vai trò - tiếng La tỉnh là Role được hiểu là chức

năng, vị trí của người hay sự vật, hiện tượng nào đó thực hiện hoặc được kì vọng phải thực hiện trong một tổ chức, một xã hội hay trong một mối quan

hệ Mỗi một đối tượng tồn tại và vận động, mỗi loại hình hoạt động đều nhằm

thực hiện những vai trò nhất định nào đó Vai trò quy định cả hình thức của hoạt động, cả chất lượng của hoạt động, cả đặc điểm của hoạt động Muốn

hiểu và đánh giá đúng được kết quả hoạt động phải đặt nó trong mỗi tương

quan với nhiệm vụ - như là biểu hiện cụ thể của vai trò Hiểu được vai trò thì

mới hiểu được bản chất của đối tượng nghiên cứu, mới xác định được phương hướng và phương pháp hoạt động, và do đó mới có thể hoạt động một cách phù hợp và có hiệu quả Hay nói cách khác — vai trò là nhiệm vụ mang tính

bản chất, nhiệm vụ khách quan

Như vậy, vai trò không phải là sự áp đặt một cách chủ quan, mà nó ton tại một cách khách quan trên cơ sở của những quy luật nội tại của sự vật, hiện tượng

Ví dụ, từ thuật ngữ “vai trò báo chí đối ngoại” (đồng nghĩa với các

thuật ngữ sứ mệnh; bổn phận vốn có của báo chí đối ngoại, cái báo chí đối

ngoại sinh ra để làm), ta hiểu được vị trí, chức năng và tác dụng của báo chí

trong đời sông xã hội

Sự ra đời và tôn tại của báo chỉ đối ngoại đã khang định một cách

Trang 17

Téng hợp vị trí, chức năng của báo chí cũng chính là vai trò của báo chí

đối ngoại

Toàn bộ hoạt động của con người (hoạt động có ý thức), trong đó có hoạt động báo chí đối ngoại luôn mang đặc điểm mục tiêu Con người chỉ bắt tay vào hoạt động khi đã xác định được mục tiêu, dự định đạt được kết quả

mong muốn Đối với nhà báo - xác định mục tiêu hoạt động phải phù hợp với

những vai trò của báo chí Thiếu hiểu biết đầy đủ về vai trò báo chí, hoạt động

của nhà báo có thể sẽ mâu thuẫn với những vai trò vốn có của báo chí

Vai trò của báo chí được hình thành không phải là do sự áp đặt một

cách chủ quan từ đâu đó hay từ ai đó, mà tồn tại một cách khách quan trên cơ sở những quy luật nội tại của báo chi

1.L2 Báo chỉ đối ngoại * Về khái niệm “báo chí”

Trong những khảo cứu ban đầu về lịch sử báo chí, có ý kiến cho rằng:

Ở Trung Quốc, ngay từ thời nhà Hán, cách đây vài nghìn năm đã tồn tại một loại ấn phẩm chữ khắc có tên là Han triéu dé bdo, mỗi năm ra vài kỳ, chủ yếu

thông báo những sự kiện chính trị quan trọng như tình hình đất nước cho quan

chức triều đình các cấp Nhưng người ta thường nói đến những tờ báo vào loại đầu tiên với đặc điểm là một ấn phẩm báo chí được hình thành ở châu Âu, trong số đó có tờ Vonido (Ý) vào thế ki XVI Tờ này chủ yếu thông tin về những hoạt động thương mại, lúc đầu phát không, sau đó giá bán một đồng (tiền của Vơnido) gọi là gazeta Sự khảo cứu chưa đi đến kết luận cuối cùng về tuôi ra đời

chính xác và những hoạt động ban đầu của báo chí nhưng rõ ràng, báo chí được

hình thành bởi nhu cầu thông tin Từ thế kỷ XVI, báo chí bắt đầu phát triển

rằm rộ do ngành công nghiệp in ra đời, sau đó là công nghệ viễn thông, báo chí

không chỉ là báo viết, mà còn báo nói, báo hình, báo mạng điện tử

Ở nước ta, khi nhắc đến tờ báo tiếng Việt đầu tiên, chúng ta thường

Trang 18

mắt ngày 1/4/1865 Tờ báo này chủ yếu thông báo những công việc của nhà cầm quyền thực dan, phong kiến nhưng dù sao đó cũng là tờ báo tiếng Việt dau tiên ở nước ta Như vậy, báo chí nước ta có chậm hơn so với báo chí thé

giới, nhưng đù sinh sau đẻ muộn, chúng ta cũng có báo chí 150 năm nay với

nhiều dòng khác nhau

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam là một nhà văn hóa kiệt xuất, một nhà báo vĩ đại luôn cho rằng, báo chí là một

bộ phận khăng khít trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân, của dân tộc và

của Đảng Báo chí và các phương tiện thông tin — tuyên truyền đại chúng là

một bộ phận hữu cơ, một mặt trận, là vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh

giảnh chính quyền và xây dựng đất nước Coi báo chí là một bộ phận hữu cơ

của sự nghiệp cách mạng nên khi cả dân tộc Việt Nam lao vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong lớp học viết báo đầu tiên của nước Việt

Nam Dân chủ cộng hòa (lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng) Người đã

khẳng định “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cỗ động, huấn luyện, giáo

dục và tô chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung” [29, tr.99]

Chính vì thể, đối tượng tác động của báo chi va các phương tiện

truyền thông đại chúng là đại đa số nhân dân, tức là công chúng xã hội đông đảo Đây cũng là một tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh, có ý nghĩa lý luận

sâu sắc và ý nghĩa thực tiễn sống động Người khăng định: “Đối tượng của tờ

báo là đại đa số dân chúng” [29, tr.99] Hiểu được đối tượng tác động của báo

chí không hề đơn giản Bởi vì, thỏi quen áp đặt trong thời vận hành theo cơ

chế quan liêu, bao cấp đã ăn sâu vào suy nghĩ của chúng ta; mặt khác, muốn hiểu được công chúng hay đổi tượng tác động của báo chí thì phải cầu thị và khoa học, nghiên cứu bài bản, công phu Đó là một trong những tiêu chỉ quan trọng nhất thể hiện tính chuyên nghiệp của báo chí

PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Báo chí truyền thông hiện đại”

Trang 19

Một là, tính thời sự của thông tin báo chí, tức là báo chí chủ yếu thông

tin những sự kiện và vấn đề thời sự đã và đang diễn ra

Hai là, tính công khai của báo chí Báo chí tác động đến quảng đại nhân dân, tác động vào số đông Công khai trên báo chí tức là báo chí thông tin sự kiện, xã hội hóa sự kiện, vấn đề và làm cho nó trở thành sự kiện và vấn đề xã

hội, thậm chí toàn cầu, được mọi người quan tâm

Ba là, tính mục đích của thông tin báo chí Những thông tin giao tiếp trên báo chí không chỉ nhằm thỏa mãn mục đích giao tiếp cá nhân và nhóm nhỏ, mả quan trọng hơn và chủ yếu là nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi ích công chúng, cộng đồng và xã hội Xét cho cùng, mục đích của hoạt động báo chí là mục đích chính trị và nhân văn

Bến là, tính định kì, đều đặn của thông tin báo chí Về thực chất, tính

định kì của báo chí chính là sự giao ước, là hợp đồng trách nhiệm xã hội của

cơ quan báo chí với công chúng trong việc cung cắp và tiếp nhận thông tin Năm là, tính phong phú, đa dạng của thông tin báo chí Theo đó, thông tin báo chí thể hiện nhiều cấp độ, nhiều chiều, nhiều lĩnh vực, nhiều phương

tiện và dạng thức biểu hiện

Sáu là, tính dễ hiểu, đã nhớ và dễ làm theo

Bảy là, tính tương tác, có nghĩa là sự tác động, giao tiếp giữa hai chiều

giữa chủ thê với khách thể truyền thông, giữa nhà truyền thông và công chúng

trong những điều kiện nào đó Tám là, tính đa phương tiện

* Vê khái niệm “báo chí đối ngoại ”

Trên thể giới:

“Báo chỉ đối ngoại” là một khái niệm được dùng thường xuyên, tuy

nhiên, hầu như chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra khái niệm chính thức về

Trang 20

(mass communication) hay phương tiện truyền théng dai ching (mass media)

và truyền thông đối ngoại (external communication), truyén thông quốc tế là

những thuật ngữ rất phổ biến trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

ngày càng sâu rộng hiện nay Với sự phát triển bùng nỗ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông, vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng hơn bởi trong một xã hội mở, sự hội nhập, tương tác, liên thông giữa các lĩnh vực, các ngành, các mặt trong đời sống diễn ra rất đa dạng, phức tạp và chặt chẽ Tuy nhiên, việc phân biệt rõ ràng hoặc tách biệt

khái niệm đâu là báo chí, đâu là truyền thông đại chúng hoặc mass media trong bối cảnh ngày nay nhiều khi lại không thật sự cần thiết bởi giữa chúng luôn có mối tương tác chặt chẽ, với các chức năng, đặc điểm không dễ phân

biệt theo kiểu “3 trong 1” hay nhiều hơn thé

Nếu coi truyền thông như một vòng tròn lớn, thì trong vòng tròn lớn ay sẽ có các vòng tròn nhỏ hơn đan xen và kết nói lẫn nhau Đó là các vòng tròn truyền thông đại chúng, truyền thông đối ngoại, truyền thông quốc tẾ với

các phương tiện đa dạng như báo in, báo nói, báo hình, báo mạng, phim ảnh và các phương thức hoạt động như thông tin đối ngoại, thông tin đối nội,

truyền thông quản lý xã hội, truyền thông dân số, truyền thông môi trường,

truyền thông du lịch

Truyền thông đại chúng có đối tượng khá đa dạng Do tính chất và đặc

điểm của truyền thông đại chủng ngày nay mà phạm vỉ ảnh hưởng, đôi tượng của nó đã rộng hơn trước rất nhiều Ở bất kỳ quốc gia nảo, truyền thông đại

chúng cũng đều có hai mảng đối tượng hoặc hai không gian để triển khai, đó

Trang 21

truyền thống, văn hóa và cả tư duy, nếp nghĩ là không nhiều Ngược lại, đối

với nhóm đối tượng của truyền thông đối ngoại, điểm tương đồng giữa những

người làm tuyên truyền và người cần tuyên truyền có khoảng cách tương đối

xa, thậm chí đối lập về chí hướng, về phong tục tập quán, về truyền thống, văn hóa và cả tư duy, nếp nghĩ

Ở Việt Nam:

Cụm từ “báo chí đối ngoại” được bắt gặp trong Danh mục các nhóm

nhiệm vụ và đỀ án thông tin đối ngoại (Ban hành kèm theo Quyết định số

368/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương

trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 — 2020)

Cụ thể, danh mục này nêu ra nhiệm vụ “Xây dựng kênh phát thanh, truyền

hình đổi ngoại” [3, tr.219] và “Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại [3,

tr.220], trong đó xây dựng báo đối ngoại quốc gia” sẽ được thực hiện trong

năm 2015 Tuy không định nghĩa cụ thể “báo chí đối ngoại” là gì, nhưng từ

việc xây dựng các kênh báo chí, hệ thông báo chí đối ngoại được coi là nhiệm

vụ thuộc công tác thông tin đối ngoại, ta có thể hiểu báo chí đối ngoại là một

công cụ nhằm thực hiện công tác thông tin đối ngoại

Thông tin đối ngoại có vị trí cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội Đối với mỗi quốc gia, thông tin được xác định ở hai hướng chính: thông tin

đối nội và thông tin đối ngoại Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận

trong chiến lược thông tin để phục vụ lợi ích quốc gia Ngày nay, trong quan hệ quốc tế hiện đại, khái niệm “quyền lực mềm” và “ngoại giao công

chúng” ngày cảng trở nên phổ biến Theo đó, thông tin đối ngoại và văn

hóa đối ngoại được coi là công cụ quan trọng mà các quốc gia đều ra sức

triển khai nhằm ảnh hưởng tới dư luận quốc tế phục vụ cho những mục tiêu

Trang 22

sức mạnh quân sự và kinh tế Hiện nay, chúng ta thường xuyên bắt gặp các

thuật ngữ: thông tin đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại, người làm công

tác thông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Trong chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường quân lý và đây

mạnh công tác thông tin đối ngoại”, số 10/2000/CT-TTg ngày 26/4/2000 có

đưa quan niệm về thông tin đối ngoại dựa trên chính những nhiệm vụ của thông tin đối ngoại “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của

công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt

Nam), người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài hiểu vẻ đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thé giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc” [3, tr.69] Tuy nhiên, đây chưa hẳn là định nghĩa,

mà mới chỉ là liệt kê các nhiệm vụ chính của thông tin đối ngoại

Nhắn mạnh vào ý nghĩa thực tiễn của thông tin đối ngoại, website wikipedia phiên bản tiếng Việt đã định nghĩa hoạt động này một cách khá đầy đủ: Thông tin đối ngoại là những hoạt động cung cấp thông tin có định hướng để giới thiệu, phố biến, quảng bá về một đối tượng cụ thể (một đất nước,

một tổ chức, nhóm người, hoặc một cá nhân ) nhằm mục đích gây thiện

cảm, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhân tố bên ngoài hoặc đề đối phó,

phản bác đối với những thông tin sai lệch, gây bất lợi Hoặc theo một cách

hiểu khác, thông tin đối ngoại là những tin tức, sự kiện được cung cấp một cách ngoại giao và ứng đối với bên ngoài

Dù khác nhau về từ ngữ nhưng ta có thể nhận thấy những đặc điểm

Trang 23

sức mạnh quân sự và kinh tế Hiện nay, chúng ta thường xuyên bắt gặp các thuật ngữ: thông tin đối ngoại, công tác thông tin déi ngoại, người làm công tác thông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng

Trong chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường quản lý và đây

mạnh công tác thông tin đối ngoại”, số 10/2000/CT-TTg ngày 26/4/2000 có

đưa quan niệm về thông tin đối ngoại dựa trên chính những nhiệm vụ của

thông tín đối ngoại “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của

công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người

nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt

Nam), người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài hiểu về đất

nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự

đóng góp của cộng dồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc” [3, tr.69] Tuy nhiên, đây chưa hẳn là định nghĩa,

mà mới chỉ là Hệt kê các nhiệm vụ chỉnh của thông tin đối ngoại

Nhắn mạnh vào ý nghĩa thực tiễn của thông tin đối ngoại, website

wikipedia phiên bản tiếng Việt đã định nghĩa hoạt động này một cách khá đầy đủ: Thông tin đối ngoại là những hoạt động cung cấp thông tin có định hướng

để giới thiệu, phổ biến, quảng bá về một đối tượng cụ thể (một đất nước,

một tổ chức, nhóm người, hoặc một cá nhân ) nhằm mục đích gây thiện

cảm, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhân tố bên ngoài hoặc để đối phó,

phản bác đối với những thông tin sai lệch, gây bất lợi Hoặc theo một cách

hiểu khác, thông tin đối ngoại là những tin tức, sự kiện được cung cấp một

cách ngoại giao và ứng đối với bên ngoài

Dù khác nhau về từ ngữ nhưng ta có thể nhận thấy những đặc điểm

chung của khái niệm thông tin đối ngoại Đó là việc đưa thông tin có chủ đích

Trang 24

Vé mat khdi niém, thong tin đối ngoại nằm trong khái niệm thông tin Tuy nhiên, đưới góc độ tiếp cận khác nhau thì lại có những khái niệm thông tin tương ứng

Thứ nhất, thông tin đối ngoại là hoạt động thông tin nhằm vào nhiều

đối tượng, chủ yếu là ở bên ngoài, nhằm tạo sự hiểu biết về Việt Nam, xây

dựng hình ảnh Việt Nam trong con mắt người nước ngoài theo cách chúng ta

mong muốn Hoạt động này bao trùm nhiều lĩnh vực, do nhiều chủ thể thực

hiện với nhiều hình thức đa dạng Trong từng thời điểm cụ thể, bên cạnh

những mục tiêu chung và lâu dài, thông tin đối ngoại có những ưu điểm riêng

và tập trung nguồn lực để đạt được mục đích ưu tiên đó

Thứ hai, thông tin đối ngoại định hướng vào đối tượng nước ngoài (bao

gồm cả người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài); trong thời đại bùng nỗ thông tỉn như hiện nay, khó phân định rõ ràng giữa

thông tín đối nội và thông tin đối ngoại; thông tin đối ngoại không chỉ đơn

thuần dựa trên tiêu chí hình thức phát tin hoặc đối tượng độc giả; thông tin đối ngoại được coi là đúng và trúng nếu nó chuyên đi được thông điệp mà Đảng và Nhà nước Việt Nam mong nuốn theo đúng cách thức điễn đạt của người nước ngoài và người Việt Nam sống lâu năm ở nước ngoài

Thứ ba, công tác thông tin đối ngoại là việc đưa thông tin trung thực về

Việt Nam ra thế giới (người nước ngoài và Việt Kiều) một cách có chủ ý, đáp ứng yêu cầu thông tin của đối tượng đồng thời xây dựng hình ảnh đất nước,

tạo dư luận tích cực, hướng tới tạo ra nguồn lực vật chất và tỉnh thần đóng

góp vào sức mạnh tổng hợp của dân tộc

Thứ tư, thông tin đối ngoại là tổng thể những phương thức, hình thức,

Trang 25

ban cụ thể) nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng thế giới đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tế quốc

Thứ năm, thông tin đối ngoại ngày nay là tong thé các hoạt động nhằm

quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đồng thời định hướng cho

các tầng lớp nhân dân trong nước hiểu đúng những diễn biến trên thế giới

Tóm lại:

Qua tìm hiểu, nghiên cứu các khái niệm liên quan, người viết đưa ra

quan niệm của mình về “báo chí đối ngoại”, đó là: Báo chí đối ngoại là một

bộ phận của nền báo chí, thực hiện nhiệm vụ là làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài hiểu

về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và

thành tựu đỗi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân

thé giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quắc

* Vẻ mỗi quan hệ giữa báo chí đối nội và báo chí đối ngoại

Do sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, ranh giới giữa báo chí đối nội và báo chí đối ngoại rất khó được phân định

Tõ ràng Đối với mỗi quốc gia, báo chí đối ngoại là đưa thông tin, quảng bá

hình ảnh của một quốc gia ra bên ngoài, qua đó làm cho bạn bè quốc tế hiểu

rõ hơn về trong nước nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ từ bên ngoài, góp

phan thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước Do đó, thông tin trên báo chí đối ngoại là những thông

tin khách quan, trung thực, có chọn lọc, phủ hợp với từng đổi tượng để giúp

bạn bè quốc tế hiểu đúng, đầy đủ vẻ tình hình đất nước, những hướng ưu tiên,

những vẫn để cần quan tâm để tránh bị xuyên tạc, lợi dụng Thông tin trên

Trang 26

nước, đó là bức tranh toàn cảnh về mọi mặt đời sống xã hội hàng ngày, hang

giờ đang diễn ra Ở nước ta, báo chí đối ngoại và báo chí đối nội là hai bộ phận thống nhất của hệ thống báo chí Báo chí đối nội và báo chí đối ngoại cần phải kết hợp chặt chẽ Làm tốt công tác báo chí đối nội sẽ hỗ trợ cho công

tác báo chí đối ngoại và ngược lại

Báo chí đối nội và báo chí đối ngoại có đối tượng, mục tiêu và phương,

thức tiến hành cơ bản khác nhau Đối tượng chính của báo chí đối nội là quần chúng nhân dân trong nước, trong khi đối tượng của báo chí đối ngoại đa dang và phức tạp hơn Bởi thế, trước hết cần xác định rõ và phân biệt các loại đối tượng của báo chí trong không gian đối ngoại Nếu không nói đến nhân

dân trong nước — đối tượng của báo chí đối nội - thì có thể tạm phân ra hai loại đối tượng của báo chí đối ngoại: đối tượng bên ngoài là các cá nhân, chủ thể ở nước ngoài và các cá nhân, chủ thẻ, tổ chức nước ngoài nhưng sinh

sống và làm việc ở Việt Nam Về đối tượng bên ngoài, báo chí đổi ngoại

thường tập trung vào nhóm đối tượng chính là: bộ máy nhà nước của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tô chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng,

các tập đoàn kinh tế, các tầng lớp nhân dân, các nhà hoạt động xã hội và cộng

đồng người Việt Nam tại nước ngoài Đối tượng có yêu tƠ nước ngồi nhưng

có mặt ở trong nước bao gồm: các đoàn ngoại giao, đại diện các tô chức phi

chính phủ, giới đầu tư kinh doanh, chuyên gia của các lĩnh vực, phóng viên

thường trú và các đoàn khách thăm viếng, khách du lich

Nhóm đối tượng bên ngoài là nhân dân, chính phủ các nước, trước hết

là các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội lớn, các tổ chức phi chính phủ và các tập đoàn kinh tế Họ chính là những chiếc cầu nỗi giữa quốc gia của họ với quốc gia họ dang sinh sống hoặc đang có mặt Nhóm đôi tượng là người nước ngoài

Trang 27

trong các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ,

giới đầu tư kinh doanh, các chuyên gia trong các lĩnh vực, phóng viên lưu trú, lưu học sinh và khách du lịch Mặc dù thành phần nay rất phong phú với

nhiều mục đích khác nhau nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là họ

muốn thu thập được nhiều thông tin, kiến thức về nước họ đang sinh sống và

đang có mặt và đều muốn có thời gian bổ ích, đáng nhớ ở quốc gia đó với nhiều ấn tượng tốt đẹp

Đối tượng nước ngoài cần chú ý nhất là chính giới, nhất là nghị sĩ, quan chức chính quyền các cấp vốn có vai trò quan trọng trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối nội và đối ngoại, giới kinh doanh, giới học giả, giảng viên các trường đại học Ngoài ra, còn cần chú ý đến cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài

Chính vì sự khác nhau đó, nên không thể xóa nhòa ranh giới giữa báo

chí trong nước và báo chí ra nước ngoài Điều này được thể hiện rõ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới Ví dụ: CNN có phiên bản

CNN Europe, CNN Asia, CNN USA dành cho các đối tượng khác nhau Dai Tiếng nói Hoa Kỳ VOA là đài đối ngoại của Chính phủ Mỹ chỉ dùng để phát

ra các nước trên thế giới, không phát sóng trong nội địa Mỹ Trung Quốc có kênh CCTV9 là kênh dảnh riêng cho đối ngoại

Bên cạnh đó, báo chí đối nội và báo chí đối ngoại cũng có những đặc

điểm chung Trước hết, cả hai có mục tiêu chung là triển khai tuyên truyền,

thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo dựng và duy trì môi trường quốc tế hòa bình, ồn định, tạo điều kiện thuận

lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và kỹ thuật truyền thông, nhất là mạng internet, ranh giới giữa báo chí đối nội và báo chí đối ngoại rất khó được

Trang 28

đều tham gia vào công tác thông tin đối ngoại Ngay cả những thông tin

trên báo in giờ đây cũng khó có thể phân định rõ ràng là tin đối nội hay tin

đối ngoại, còn thông tin trên internet đã thực sự trở thành không biên giới

Thực tế này đang đặt ra vấn để lớn trong việc xử lý thông tin, đòi hỏi cân

nhắc kỹ tác dụng đối nội và đối ngoại của mỗi thông tỉn trước khi đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng

Hiện nay, tại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả, đang tồn tại song hành hai loại báo chí đối ngoại

Thứ nhất, đó là các cơ quan báo chí, ấn phẩm báo chí được Đảng và

Nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ đối ngoại Có thể kể đến các tờ báo thuộc

loại này lả: kênh truyền hình Đối ngoại (VTV4) thuộc Đài Truyền hình Việt

Nam, kênh truyền hình NetViet (VTC10), kênh phát thanh VOV5 thuộc Đài

Tiếng nói Việt Nam, và một số ấn phẩm khác của Thông tân xã Việt Nam

Thứ hai, đó là các cơ quan, ấn phẩm báo chí tuy không được chính thức

giao nhiệm vụ đối ngoại, nhưng tự ý thức được yêu cầu, đòi hỏi cần phải thực

hiện đối ngoại bằng báo chí Những cơ quan báo chí đi đầu trong nhóm này có thể kể đến như Vietnamnet

1.13 Khái niệm “thông tin”

Theo Philippe Breton và Serge Proulx trong cuốn sách Bừng nổ

truyền thông, khái niệm thông tin có hai hướng nghĩa: Thứ nhất, nói về

một hành động cụ thể để tạo ra một hình thái (frome); Thir hai, nói về sự

truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng Hai hướng nghĩa

này cùng tồn tại, một nhằm vao sy tao lap cy thé, một nhằm vào sự tạo lập

kiến thức và truyền đạt Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức

Theo quan điểm của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có của vat chat, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất Nội dung của thông

Trang 29

hiện tượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sự vật khác Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh Những dấu ấn để lại chính là những thông tin của hệ thống vật chất này đối với hệ

thống vật chất khác Phản ánh của vật chất là phản ánh thông tin, không có

thông tin chung chung mà thông tin là thông tin về sự vật này đổi với sự

vật khác

Theo Từ điển Tiếng Việt thì thông tin với nghĩa là động từ là “truyền

tin, báo tin cho người khác biết”; và với nghĩa là danh từ là “điều hoặc tin

được truyền đi cho biết; sự truyền đạt, phản ánh trị thức dưới các hình thức

khác nhau, cho biết về thé giới xung quanh và những điều xây ra trong nó” (45, tr 180]

Như vậy, đánh giá một cách tông quát, thông tin được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhật chính là nội dung thông tin; thứ hai là hành động thông tin, báo tin

1.1.4 Vấn đề “chủ quyền biên, dao” của Việt Nam

* Quan diém của Đảng và Nhà nước Việt Nam về biển, đảo

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã

thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt

Nam đến năm 2020”, trong đó nhắn mạnh "Thế kỷ XXI được thể giới xem là thế kỷ của đại dương” Nghị quyết đã xác định các quan điểm chỉ đạo về định

hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020:

Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành,

nghề biển với cơ cầu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền

vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm

quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, kết hợp giữa

Trang 30

Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ

môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và

có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững

chắc độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thơ của đất nước

* Vé van dé “chủ quyền”

Chủ quyển là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh

thổ của mình Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó

Theo quan điểm của Việt Nam và căn cứ vào nguyên tắc của luật pháp

và thực tiễn quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ, Việt Nam có chủ

quyên đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Căn cứ vào Công ước Liên

Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và thềm lục địa được xác lập phù hợp với Công ước này

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số nước đã nhảy

vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam đối với quản đảo Hoàng Sa

và Trường Sa, và do việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp quốc về

Luật Biển năm 1982 của các nước ven biển nằm bên bờ Biển Đông khác

nhau, nên đã hình thành các khu vực biển và thềm lục địa chẳng lấn cần được

tiến hành phân định giữa các bên liên quan

Từ thực tế đó, hiện tại Biển Đông đang tổn tại hai loại tranh chấp

chủ yếu:

- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

- Tranh chấp trong việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục

Trang 31

Lập trường của Việt Nam đối với giải quyết tranh chấp chủ quyên trên Biển Đông

Giải quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo là một quá trình

lâu dài, khó khăn, phức tạp vì liên quan đến nhiều nước, nhiều bên Giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và duy trì hòa bình, ôn định ở Biển Đông là

những vấn để mang tính toàn cục Giải quyết tranh chấp và xử lý các vấn đề

nảy sinh ở Biển Đông cần được đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước, trong chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ,

đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của ta với các nước

Chủ trương của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông

thông qua biện pháp hòa bình trên tỉnh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm

1982 Đối với các vấn đề liên quan đến hai nước Việt Nam ~ Trung Quốc (cửa

Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa) thì giải quyết song phương, van dé nao liên quan đến các bên khác (Trường Sa), liên quan đến tự do hàng hải thì cần có sự bàn bạc của

các bên liên quan Nếu các bên không giải quyết được bằng cơ chế đàm phán thì

cần giải quyết bằng các phương thức khác như trung gian, hòa giải hoặc bằng

các cơ chế tài phán quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật

Biển và các tòa trọng tài Trong khi chờ một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn dé Biển Đông, các bên liên quan cần nghiêm chỉnh thực hiện DỌC, nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ vững nguyên trạng, không làm phức tạp hóa tình

hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực

Việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là mỗi quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực, Việt Nam

Trang 32

dung nham bao vé an ninh, an toan hang hai và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông, phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, ủng hộ việc các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển với

vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với luật pháp quốc tế, triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quá DOC va khuyến khích các bên xây dimg COC

Việt Nam không chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc là đường yêu sách để tạo thành vùng chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam Do vậy, không thể cùng phát triển

trong khu vực được tạo bởi “đường lưỡi bò” lân sâu vào vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa của Việt Nam

1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của báo chí đối ngoại

Trong hệ thống đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hầu như

không để cập riêng đến “báo chí đối ngoại” mà chỉ đề cập đến vai trò của báo

chí trong công tác thông tin đối ngoại

Tại Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 13/6/1992 của Ban Bí thư về đỗi mới và

tăng cường công tác thông tin đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại bị đánh giá là “vẫn ở tình trạng yếu kèm kéo dài” [3, tr.58], và một trong những, khuyết

điểm chính được chỉ ra chính là “Sách báo, thông tin của ta ra nước ngồi q Ít,

chất lượng thap” (3, tr.58] Vì vậy, Đăng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới

và tăng cường lực lượng và phương thức thông tin đối ngoại, trong đó, báo chí

truyền thông đóng vai trò quan trọng Cụ thẻ, trong chỉ thị có nêu:

Trang 33

ngoài của Đài và chương trình phát thanh bằng tiếng Việt cho người Việt

Nam ở nước ngoài

2-Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình của Đài Truyền hình

Việt Nam, mở rộng việc trao đổi chương trình và hợp tác với đài truyén hình

Các nước

3-Thông tấn xã Việt Nam nâng cao chất lượng báo ảnh Việt Nam và các bản tín đối ngoại hiện có; tranh thủ mọi khả năng hợp tác và tài trợ nước

ngoài bằng nhiều hình thức nhự cùng viết, trao đôi xuất bản phẩm hoặc in và

phát hành bản tin ở một số nước

4-Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao [ ] tập trung cắn bộ và phương

tiện làm cho tờ báo đối ngoại “Tin Việt Nam” (Viemam Courier) thành tờ

báo có tính chất quốc gia, có chất lượng cao về nội dung và hình thức

L.]

7-Cung cấp thông tin kịp thời cho các đại sứ, tùy viên văn hóa, báo chỉ các nước tại Việt Nam và các đoàn nước ngoài vào Việt Nam

Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam có

chương trình phát thanh và truyền hình hàng ngày bằng tiếng Anh dành cho người nước ngoài đang ở Việt Nam {3, tr.61-63]

Có thê thấy, báo chí đối ngoại có mặt trong 7/9 lực lượng và phương thức tham gia vào công cuộc đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại nêu

trong Chỉ thị 11/CT-TW ngay 13/6/1992 của Ban Bí thư Điều đó có nghĩa,

Đảng và Nhà nước ta sớm nhận ra được tầm quan trọng, vai trò của báo chí đối

với hoạt động đối ngoại Đối ngoại yếu kém có nhược điểm chính từ báo chí, và

để cải thiện tình trạng đó, chúng ta cũng phải bắt tay đổi mới từ báo chí

Trong Thông báo số 188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thường vụ Bộ Chính trị về công tác thông tin đổi ngoại trong tình hình

Trang 34

dé cập đến việc “Tiếp tục đầu tu và nâng cao chất lượng hệ thống thông tấn

báo chí, xuất bản quốc gia như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt

Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, một số báo va nha xuất bản lớn dé làm nòng

cốt cho công tác thông tin đối ngoại Từng bước tô chức chặt chẽ việc đưa các

bộ phận chính của hệ thống này chuyển ngữ lên mạng internet, nhằm cập nhật tin tức về Việt Nam trên thế giới” [3, tr.66]

Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính

trị về công tác đỗi với người Việt Nam ở nước ngoài nêu ra 9 nhiệm vụ

chủ yếu, trong đó, nhiệm vụ thứ 6 là “Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, truyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu

đúng tình hình đất nước và chính sách của Đảng và Nhà nước Đầu tư cho các chương trình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài của đài phát

thanh, truyền hình và Internet, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức và kỹ thuật của các chương trình này Hỗ trợ việc ra báo viết, mở đài phát thanh,

truyền hình ở ngoài nước Xây dựng thư viện trên mạng internet để phục vụ cho người Việt Nam sống xa Tổ quốc Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và đơn giản hóa thủ tục đối với việc gửi sách báo, văn hóa phẩm ra ngoài phục vụ

cộng đồng” (3, tr.89]

Chỉ thị số 26/CT-TW ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư về

tiếp tục đỗi mới và tăng cường công tác thông tin đỗi ngoại trong tình hình mới tiếp tục khẳng định lại sự tham gia của báo chí trong hoạt động thông tin

đối ngoại “Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng kế hoạch mở rộng phạm vi phủ sóng, nâng cao thời lượng, chất lượng phát sóng, cải tiến mạnh mẽ nội dung các chuyên mục và cách thức thê hiện phù hợp với các đối tượng, địa bàn nước ngồi Thơng tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân,

Bảo Quân đội nhân dân, các đài, báo ở Trung ương và địa phương tăng

Trang 35

Trong Danh mục các nhóm nhiệm vụ và đề án thông tin đối ngoại

(Ban hành kèm theo Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về

thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 — 2020), nhiệm vụ “Xây dựng kênh

phát thanh, truyền hình đối ngoại” và “Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại, trong đó xây dựng báo đối ngoại quốc gia” [3, tr.214] sẽ được thực hiện trong năm 2015

Đối với vấn để chủ quyền (trong đó bao gồm chủ quyền biển, đảo) của đất nước, Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phú về tăng cường quản lý và đây mạnh công tác thông tin

đối ngoại nêu rõ, “đường lối và chính sách đối ngoại, bao gồm [ ] yêu cầu và tiềm năng củaViệt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước trên nguyên

tắc cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của nhau”

[3, tr.74] là một trong những nội dung chủ yếu của thông tin đối ngoại

Cũng trong Đanh mục các nhóm nhiệm vụ và đề án thong tin doi ngoại (Ban hành kèm theo Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 — 2020) có nêu rõ “Đẩy mạnh tuyên truyền

bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam” {3, tr.216] là một nhiệm vụ thuộc Đề

án II —- Hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam, với cơ quan phối hợp là các cơ quan báo chí và thời gian thực hiện là hàng năm

1.3 Những yêu cầu đối với báo chí đối ngoại trong thông tin về chủ

quyền biển, đảo

1.3.1 Bảo chí đối ngoại phải đáp ứng được những yêu cầu chung

của công tác tuyên truyền biến, đão

Trang 36

Sa Hàng năm, Ban Tuyên giáo Trung ương đều ban hành văn bản Hướng dẫn

công tác tuyên truyền biển, đảo nêu rõ mục đích, yêu cầu cũng như những nội dụng cần tập trung chính và cách thức tổ chức thực hiện Nhìn chung, công

tác tuyên truyền trong vấn đề này phải tạo ra được hiệu ứng xã hội, phải đưa

ra những thông tin rõ ràng, minh bạch giúp người dân không chỉ thay đổi

nhận thức mà còn nâng cao kiến thức, cô vũ, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực tự cường, góp phần thực

hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biễn, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Công tác tuyên truyền phải tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với các chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo; giúp người dân nhận thức sâu sắc mục tiêu: Kiên quyết bảo vệ

vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển, thềm lục địa và vùng đặc

quyền kinh tế 2000 hải lý của Việt Nam, đồng thời giữ gìn môi trường hòa bình, ôn định để phát triển đất nước và hội nhập quốc tế

Công tác tuyên truyền biển, đảo cần đảm bảo tính chủ động, nhạy bén,

chính xác trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính thống, có hiệu quả trong các lực lượng tuyên truyền đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và

các tình huỗng đột xuất Tuyên truyền bằng mọi hình thức, đặc biệt cần sử dụng và khai thác có hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại (cả bằng

tiếng nước ngoài) đề chuyén tai kip thoi quan điểm, lập trường của Việt Nam trong van dé Biển Đông tới cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi

Cơng tác tun truyền phải sâu rộng và có hệ thống, thể hiện được các

quan điểm, mục tiêu, các định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn

với các vùng, biển, đảo trong cả nước Quá trình tuyên truyền cần tập trung

Trang 37

chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong mọi tình huống, giữ

vững môi trường hòa bình trên biển, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa các nước, tránh bị lôi kéo kích động, lợi dụng chia rẽ Nâng cao tỉnh thần

cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đối phó với các tỉnh huống xảy ra và định

hướng nhận thức tư tưởng kịp thời cho nhân dân Đặc biệt, đối với các lực

lượng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần quán triệt và nắm

chắc quan điểm đối ngoại quân sự của Đảng trong tình hình mới theo tỉnh thần

chỉ đạo “8k” (Kiên quyết, kiên trì, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, kiềm chế, khơng để nước ngồi lấn chiếm và không để xảy ra xung đột, đụng độ), “4 tránh 3 không” (tránh xung đột về quân sự, tránh bị cô

lập về kinh tế, tránh bị cô lập về ngoại giao, tránh bị lệ thuộc về chính trị,

không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào, không cho nước ngoài đặt căn cứ

quân sự tại Việt Nam, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dung vũ lực)

Tuyên truyền về biển, đảo đồi hỏi tính chính xác cao, đồng thời thông

tin đưa ra phải phù hợp với từng tình huống cụ thể Do vậy, các cấp, các ngành, cơ quan thông tấn báo chí cần hết sức lưu ý tránh những van dé khong

có lợi cho quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thêm lục dia của Tổ quốc Cần có những bài viết tuyên truyền chính thống có chất lượng, có tính thuyết phục cao đấu tranh với các luận điệu xuyên tac, chéng phá của các

thể lực thù địch nhằm âm mưu chia rẽ mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam

và các nước xung quanh Biên Đông

Văn bản Hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2015 chỉ rõ 3

yêu cầu:

- Tạo sự thống nhất, tin tưởng, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước về biển, đảo, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện

Trang 38

- Bao dam sy chi dao, điều hành thông nhất từ Trung ương đến cơ sở;

tăng cường tính chủ động, chính xác, kịp thời trong việc cung cấp, xử lý thông tin, phối hợp giữa các lực lượng tuyên truyền và của cả hệ thống chính trị, nhất là trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, các tình huống đột xuất

- Sử dụng các biện pháp tuyên truyền đa dạng, phù hợp với các tang

lớp nhân dân ở trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và

quốc tế Chú trọng sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại kết hợp

với các hình thức tuyên truyền truyền thống, chú trọng nâng cao hiệu quả

công tác tuyên truyền

1.3.2 Những yêu cầu cụ thể

- Thông tin kịp thời, chính xác, sâu sắc, sinh động về chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quan điểm, lập

trường của Việt Nam đối với chủ quyền trên Biển Đông, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi

cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

- Có tác dụng tích cực trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước,

con người Việt Nam, xây dựng hình ảnh một nước Việt Nam yêu chuộng hòa

bình, luôn đứng về chính nghĩa

- Góp phần đấu tranh, phản bác kịp thời những thông tin bịa đặt, xuyên tạc về Việt Nam, về hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, đặc

biệt là đối với các sự kiện quan trọng, nhạy cảm, mới nảy sinh, được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm, qua đó góp phần kịp thời định hướng dư luận, hạn chế tác động tiêu cực của những thông tin sai sự thật, luận điệu sai trái của các thé lực xấu

- Giúp cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài

hiểu sâu sắc về tình hình đất nước, huy động sự ủng hộ của cộng đồng người

Trang 39

hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước góp phan tăng cường sức mạnh, vị thế của đất nước

- Có tính thuyết phục cao, có sức lan tỏa trong nước và quốc tế, đóng

góp hiệu quả vào công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại của Việt Nam

Tiểu kết chương 1

Trong chương I — Một số vân đề lý luận về vai trò báo chí đối ngoại với nhiệm vụ thông tin về chủ quyền biển, đảo, tác giả đã thực hiện nghiên

cứu, làm rõ một số khái niệm xuất hiện và có liên quan đến nội dung đề tài,

đó là “báo chí đối ngoại”, “thông tin” và “chủ quyền biển, đảo” Những cụm

từ này đều có tần suất xuất hiện dày đặc, trong nhiều tài liệu nghiên cứu và trên các phương tiện thông tin dai chúng Đối với cụm từ “báo chí đối ngoại”,

việc định nghĩa gặp khó khăn hơn bởi đù xuất hiện nhiều, đặc biệt là trong các

văn bản của Đảng và Chính phủ ban hành, nhưng chưa một văn bản, tài liệu

nào đưa ra định nghĩa chính thức về nó Dựa trên mục đích nghiên cứu ban

đầu, tác giả lý giải khái niệm “báo chí đối ngoại” bằng cách chiết tự, dựa vào

sự hiểu biết đối với “báo chí” và “đối ngoại” để đưa ra khái niệm “báo chí đối

ngoại” của riêng mình Ngoài ra, tác giả còn làm rõ một số cụm từ quan trọng xuất hiện trong tên đề tài như “thông tin” và “chủ quyền biển, đảo”

Tiếp đó, tác giả nêu ra và phân tích khái quát quan điểm, chủ trương

của Đảng và Nhà nước về báo chí đối ngoại Cụ thể, trong hệ thống đường lỗi, chính sách của Đảng và Nhà nước hầu như không đề cập riêng đến “báo chí

Trang 40

36/NQ-TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Danh mục các nhóm nhiệm vụ và đề án thông tin đối ngoại (Ban hành kèm theo Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 — 2020), Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg ngày

26 tháng 4 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ Những văn bản này luôn khẳng định báo chí là một công cụ, phương tiện hữu hiệu nhất, là mỗi nhọn đi đầu trong công tác thông tin đối ngoại Cụm từ “báo chí đối ngoại” hay báo

in, kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại xuất hiện liên tục trong các văn bản đó Điều đó chứng tỏ, sự lý giải của tác giả ở phần trước là đúng hướng, báo

chí đối ngoại chính là báo chí gắn với nhiệm vụ thông tin đối ngoại, phục vụ

cho công tác thông tin đối ngoại

Ở mục cuối chương 1, tác giả chỉ ra những yêu cầu đối với báo chí đối

ngoại trong thông tin về chủ quyền biển, đảo, đi từ những yêu cầu chung đến

yêu cầu cụ thể Trước hết, báo chí đối ngoại khi thông tin về chủ quyền biển,

Ngày đăng: 12/11/2021, 23:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w