HO CHI MINH HOC VIEN BÁO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN ĐỖ THỊ NGỌC HÀ
TO CHUC CHIEN DICH THONG TIN TREN BAO TUOI TRE
Chuyén nganh : Bao chi hoc
Mã số : 60 32 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYÈN THONG DAI CHUNG
Trang 3MUC LUC Trang 952 11 ) ÔÔ 1 CHUONG 1: BAO TUOI TRE VA TO CHUC CHIEN DICH THONG TIN TREN BAO CH ) ,.,ÔỎ 6 IINe ái can ố.ố an 6 1.2 Dac diém cơ bản của chiến dịch thông tin seusecececasusessensnnctemunsedosnsenissessessees 16 1.3 Vai trò của tổ chức chiến dịch thông tin trên báo chí .-. -¿ 22
1.4 Tổ chức chiến dịch thong tin ở báo Tuổi Trể ccccssrrrirrrrrrrrie 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÔ CHỨC CHIẾN DỊCH THÔNG TIN TRÊN BAO TUỔI TRẺ (Khảo sát từ tháng 6-2006 đến tháng 6- 2008) 34
_2.1 Nội dung tổ chức các chiến dịch thơng ẨÍH à SSĂ.ceeeriee The 34 | 2.2 Hinh thức tổ chức các chiến dịch thông tin - ¿5+5 +cseserrsrerrrerre 61 2.3 Đánh giá hoạt động tổ chức các chiến dịch thông tin -++ 75
CHUONG 3:GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA TO CHỨC CHIẾN DỊCH THONG TIN TREN BAO TUOI TRE 84 3.1 Hoàn thiện quy trình tổ chức chiến dich thong tin 00 steerer 84 3.2 Thống nhất quy trình tổ chức một chiến dịch thông tin . -‹ 89
3.3 Đổi mới hình thức và nội dung tổ chức chiến dich thông tin - - 96
800/00 — 105
TAI LIEU THAM KHẢO ¬ 108
Trang 5MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Trong nền kinh tế thị trường và giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay của nước ta, các mặt của đời sống xã hội diễn ra hết sức sôi động, nhiều hình, nhiều vẻ dẫn đến tình trạng khá phổ biến là nhiều tờ báo, nhiều nhà báo chỉ đua nhau chạy theo thông tin hàng ngày Hệ quả là thông tin báo chí nhiều khi dàn trải, không có: chiều sâu, không có độ đừng để khai thác, mé xé đến tận cùng vấn dé
Trong mặt bằng chung như vậy, Tuổi Trẻ đã ghi đấu ấn đậm nét trong công chúng bởi những bài điều tra, phân tích, những loạt bài mang sức nặng truyền thông mạnh mẽ, thể hiện khả năng đeo bám đến cùng các vẫn đề thời sự nóng bỏng, đem đến những thông tin có chiều sâu, có trách nhiệm Đường hướng tô chức các sự kiện, vấn đề thông tin theo hình thức “chiến dịch” đã đem lại hiệu ứng công chúng và hiệu quả xã hội rõ nét Bằng tư duy tổ chức thông tin bài bản đó, Tuổi Trẻ đã thể hiện được đẳng cấp riêng của một tờ báo ngày có lượng phát hành cao nhất nước - hiện nay, với trên 450.000 bản/ ngày Tại sao một tờ báo làm được như vậy? Đó là câu hỏi đặt ra để những người tham gia công tác nghiên cứu báo chí cần thiết phải tìm hiểu mô hình tổ chức thông tin này, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu- kế cả những va vấp có thực mà tờ báo đã gặp phải trong quá trình thông tin dé tong kết thực tiễn, đưa ra những gợi ý, tư vấn thiết thực cho quá trình tác nghiệp của nhà báo, các toà soạn báo
_ “Đích” của báo chí là hiệu ứng xã hội, là phản ứng của dư luận xã hội Tuổi Trẻ đã bước đầu thành công với những CDTT (CDTT) hiệu quả Tuy nhiên, những
Trang 6thức tổ chức thông tin theo mô hình “chiến dịch”, dài hơi, dày dặn, nhiều tầng via trên Tuổi Trẻ cũng sẽ giúp cho cả người làm báo và người làm công tác lí luận báo chí có cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn về mô hình tổ chức nội dung hiện đại, đang được nhiều cơ quan truyền thông có “thương hiệu” áp dụng để khẳng định hơn nữa gid tri của sức mạnh thông tin
Điểm đặc biệt là thời gian khảo sát của đề tài kéo dài từ tháng 6-2006 đến tháng 6-2008 sẽ giúp tác giả luận văn có điều kiện so sánh những thay đổi trong tô chức CDTT của Tuổi Trẻ trước và sau thời điểm Tuổi Trẻ trở thành tờ báo ngày khi
xuất bản thêm số chủ nhật (tháng 4-2006) và thời điểm Tuổi Trẻ tăng từ 16 trang
lên 20 trang mỗi ngày (từ 10-9-2007) Theo đó, luận văn sẽ có điều kiện đi sâu hơn vào việc phân tích sức ép thông tin cho tờ báo hàng ngày được tăng trang, tăng kì có ảnh hướng thế nào đối với việc tổ chức CDTT (về tầm vóc của thông tin được “thiết kế? thành CDTT, về ý tưởng và nguồn lực phục vụ cho các CDTT trên Tuổi Trẻ )
2, Tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là một vẫn đề mới, chưa được nghiên cứu sâu Hiện chỉ có một số khoá luận cử nhân báo chí đề cập đến những tuyến tin bài cụ thể được tổ chức thông tin
sâu và về cách thức quan hệ công chúng trên báo Tuổi Trẻ Đó là các đề tài:
Trang 7- "Hiệu ứng thông tin và liên kết thông tin trong chiến dịch "Mãi mãi tuổi 20 cua ching ta" cha Phan Van Kiền (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2006): Đề cập tới việc tổ chức, thực hiện CDTT tuyên truyền, vận động "Mãi mãi tuổi 20 của chúng ta" thông qua việc tập trung tìm hiểu cách liên kết thông tin giữa các PV, BTV va các tuyến bài trong chiến dịch
- “Tổ chức và thực hiện chiến dịch truyền thông về Nhật kí Đặng Thu) Trâm và Mỗi mỗi tuổi 20 trên báo Tuổi Trẻ” của Vũ Lan Hương (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2006): Đi vào tìm hiểu quá trình hình thành và đánh giá đơn nhất về một tuyến thông tin sâu, quanh một chủ đề duy nhất- tuyên truyền về cuốn nhật kí của Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc
Như vậy, có thê thấy rằng, các đề tài này mới chỉ đừng lại ở việc tìm hiểu một CDTT cụ thê (và đều nghiên cứu về chiến dịch tuyên truyền “Mãi mãi tuổi 20” và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” được Tuổi Trẻ thực hiện năm 2005) Mọi đánh giá ở các khóa luận này cũng mới chỉ hướng vào tính đơn nhất, cá biệt của một CDTT, chứ chưa mang tính hệ thống hóa các đặc trưng nổi bật của CDTT và việc tổ chức thực hiện các CDTT riêng có trên Báo Tuổi Trẻ
Với đề tài Quan hệ công chúng của bảo Tì uoi Trẻ, tác giả Phạm Thị Thu Hạnh cũng chỉ nói đến phương thức quan hệ công chúng của báo Tuôi Trẻ mà trong đề tài luận văn của mình, chúng tôi xem đó chỉ là một trong những hoạt động bổ trợ cho hiệu ứng của chiến dịch
Trang 8tỏ về mặt lí luận mô thức cụ thê của CDTT, rút ra những bài học nghiệp vụ trong việc tổ chức CDTT trên báo Tuổi Trẻ nói riêng và trên báo chí nói chung
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu được đặt ra như trên đối với luận văn, tác giả xác định những nhiệm vụ cụ thể mà luận văn sẽ phải hướng tới như sau:
- Khảo sát, phân tích các CDTT trên báo Tuổi Trẻ từ tháng 6-2006 đến tháng 6-2008, bao gồm cả việc lập kế hoạch xây dựng CDTT, tổ chức đội ngũ thực hiện, hình thành tuyến tin bai, xử lí các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức
- Đánh giá hiệu quả, mức độ ảnh hưởng của một số CDTT tiêu biểu của báo Tuổi Trẻ đối với đời sống xã hội
- Tìm ra mô thức xây dựng CDT'T mang dấu ấn đặc trưng của Tuổi Trẻ trong thế so sánh với dạng thông tin chiều sâu, dài hơi ở một số tờ báo khác 3.3 Phạm vi nghiên cứu Các CDTT được Báo Tuổi Trẻ tổ chức thực hiện từ tháng 6-2006 đến tháng 6-2008 4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lí luận
_ Dựa trên lí luận báo chí vô sản và sử dụng các phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát và phân tích các sản phẩm báo chí, các CDTT trên báo Tuổi Trẻ
Trang 9- So sánh hình thức tổ chức thông tin chiến dịch trên báo Tuổi Trẻ với một số hình thức tô chức thông tin sâu trên các tờ báo khác;
- Phỏng vấn sâu các PV, BTV trực tiếp tham gia các CDTT trên báo Tuổi Trẻ
5 Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Trong khi các giáo trình báo chí, các sách lí luận chuyên ngành báo chí tại Việt Nam chưa từng đề cập đến khái niệm CDTT thì đề tài sẽ tiếp cận các khái niệm tương tự của lí luận báo chí thế giới để tìm ra những thông số đặc trưng của phương thức tổ chức thông tin hiện đại này Từ đó, đề tài sẽ có những so sánh và áp
dụng lý thuyết mới vừa thu nhận được vào việc nghiên cứu thực tế một mô hình tô
chức CDTT cụ thể tại một cơ quan báo chí trong nước 6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài đi vào nghiên cứu dé tìm ra một mô hình tô chức thông tin của báo chí hiện đại đang được áp dụng có hiệu quả tại báo Tuổi Trẻ, đồng thời lí giải nguyên nhân cho những thành công và hạn chế trong tổ chức CDTT của tờ báo Từ đó đề ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả của hình thức tổ chức CDTT
—T.Kết cấu của luận văn
Trang 10VA TO CHUC CHIEN DICH THONG TIN TREN BAO CHI 1.1 Các khái niệm
1.1.1 Thông tin
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Viet” xuất bản năm 2001, GS Bùi Quang
Tịnh đưa ra định nghĩa: “thông tin là truyền tin” [80] Các Từ điển Tiếng Việt của các tác giả khác cũng cho đáp án tương tự khi thông tin được khẳng định ngắn gọn là “truyền tin”
Trên thực tế, con người có nhiều cách để thông tin (truyền tin) cho nhau với những nội dung được thông tin hết sức đa dạng Tuy nhiên, thông tin (truyền tin) sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng có những đặc thù riêng biỆt
Trang 11trong nhận thức, hành động của công chúng sau khi tiếp cận với sản phẩm báo chi [64, tr 24]
Deborah Potter, Giám đốc điều hành Trung tâm Dữ liệu trực tuyến dành cho cdc nha bdo tai Washington DC- Hoa Ky (Newslab), đồng thời là giảng viên báo chí trường ĐH Hoa Kỳ cho rằng, thông tin báo chí thường được định nghĩa một cách ngắn gọn là “những cái mới, cái gì đang xảy ra”, nhưng thực tế thì hầu hết các sự việc trên thế giới xảy ra mỗi ngày đều không tìm được chỗ đứng trên mặt báo Giới hạn trang báo, cuỗi cùng chỉ cho phép những thông tin xuất hiện trên tờ báo ra mỗi ngày là những tin tức được nhiều người trong số độc giả của tờ báo quan tâm Theo đó, Deborah Potter khẳng định, thông tin trên báo chí khác thông tin của “quan niệm từ điển” với những đặc trưng cá biệt riêng có, bao gồm: “tính kịp thời”, “tính thời sự”, “tính bất thường hoặc liên quan đến người (sự vật) nỗi tiếng”, “gần gũi với độc giả, có liên quan, ảnh hưởng it nhiều đến ban than ho” [56, tr 11]
Như vậy, rõ ràng, trong hoạt động truyền thông đại chúng nói chung, hoạt động báo chí nói riêng, thông tin luôn được xem xét ở nhiều khía cạnh, chứ không dừng lại ở ý nghĩa đơn thuần của việc đáp ứng nhu cầu về cái mới, nóng, cái vừa xảy ra, cái công chúng quan tâm mà thực sự mỗi thông tin đều mang theo nó giá trị lợi ích với những nhóm công chúng xác định được hướng tới hoặc cả cộng đồng nói chung
1.1.2 Chiến dịch thông tin
Từ điển tiếng Việt của GS Bùi Quang Tịnh định nghĩa: “chiến dịch là trận đánh nhất thời để bình định một khu vực”, hay là “cuộc diệt trừ một tai họa gì như chiến dịch diệt giặc đói, giặc dét” [80]
Trang 12nhằm thực hiện một chủ trương lớn có lợi cho xã hội” [40]
Đưa ra tương quan này dé thay rang, “chiến dịch” theo cách định nghĩa của Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam là định nghĩa mở, có thê áp dụng vào cách hiểu cho chiến dịch thông tin mà luận văn hướng tới Như vậy, chiến dịch chính là sự huy động, tập trung nguồn lực chung tay thực hiện một công việc, phục vụ cho một mục tiêu xã hội xác định trong khoảng thời gian đã được định vị một cách rõ ràng
Rõ ràng, định nghĩa “chiến dịch” trong “Từ điển Tiếng Việt” của nhiều tác giả khác nhau đều có xu hướng đưa ra khái niệm giống với cuốn “Từ điển
Tiếng Việt? của GS Bùi Quang Tịnh Nghĩa là “chiến dịch” theo nghĩa gốc,
cũng là nghĩa phổ biến, thông dụng nhất chính là “Toạt trận đánh nhất thời dé
bình định một khu vực”, hay là “cuộc diệt trừ một tai họa gì như chiến dịch diệt
giặc đói, giặc dốt” Bởi vậy, “chiến dịch” thường được “áp” vào cách hiểu liên
quan đến việc diệt trừ một tai họa hoặc địch họa Do đó, cũng có phần dễ hiểu khi trong quá trình khảo sát tất cả các cuốn Từ điển Tiếng Việt do NXB Văn hóa Thông tin phát hành, tác giả hồn tồn khơng tìm được một bất cứ một ân phẩm nào đề cập đến định nghĩa của một khái niệm mang tính liên kết: “chiên dịch thông tin”
Trang 13Song, một định nghĩa chuyên ngành không han chi là sự cộng gộp đơn thuần mang tính số học của những định nghĩa đơn lẻ từng đơn vị từ CĐ TT trong khoa học báo chí là một thuật ngữ xuất hiện đầu tiên ở những nước phát triển đồng thời cũng là những quốc gia có nền báo chí phát triển mạnh Vượt qua một hình thức thể loại xác định, CDTT là một hình thức tổ chức thông tin đặc biệt của báo chí Nó thể hiện sự tập trung cao độ về nguồn nhân lực, nguồn thông tin phục vụ cho cùng một chủ đề trong một khoảng thời gian trên cùng một tờ bảo hoặc nhiều tờ báo
Hình thức CDTT đánh dấu bước phát triển của truyền thông hiện đại Thuật ngữ này xuất hiện nhiều ở các cuốn giáo trình, các sách lí luận báo chí thé giới hiện đại, với các từ khóa phé bién “media campaign’, “public information campaign” hoae “public communication campaign” CDTT trong truyén thong các nước phát triển được nhắc đến nhiều nhất cùng với các kế hoạch tuyên truyền sức khỏe cộng đồng và các cuộc vận động tranh cử, bầu cử các cấp Thậm chí, CDTT được vận dụng trong đời sống chính trị nhiều quốc gia nhu mot cong cụ phục vụ cho mục tiêu khuếch trương uy tín, sức mạnh, đường hướng của một cá nhân, một tổ chức Đảng Các cuộc bầu cử Tổng thong cua Hoa Ky, Anh, Pháp, Đức có vai trò đặc biệt của CDT theo những đặc thù, tính chất, hình thức riêng có của từng ứng viên, từng tổ chức
Trang 14nhân Rõ ràng, sức mạnh vượt trội về kinh tế, tiềm lực quân sự, được sự trợ lực của một nền truyền thông bùng nổ, dựa trên nền tảng công nghệ cao đã góp phần củng cố uy thế nước Mỹ, đưa Hoa Kỳ trở thành một tâm điểm của chính trị toàn cầu Chân dung một nên chính trị: từ thể chế, con người đến những xung đột lợi ích cũng được thê hiện rõ rệt qua các CDTT dày dặn liên tục được thực hiện bằng nhiều phương thức, nhiều kênh truyền tải
Với ý nghĩa không gì thay thế được của CDTT trong việc tạo ra sức mạnh thông tin tổng hợp, hiệu quả xã hội tổng lực, thì cường quốc Hoa Kỳ còn sử dụng các CDTT như một phương tiện “lót đường” không thể thiếu để tiến hành các cuộc chiến tranh ngồi lãnh thơ một cách “có lí do” Như cuộc chiến tranh
Iraq năm 2003, Hoa Kỳ đã tổ chức hắn một CDTT rộng khắp chỉ với thông điệp chủ yếu “Baghdad lừa gạt thế giới” nhằm “tiết lộ” những “bí mật Iraq về khả
năng sản xuất vũ khí giết người hàng loạt, đe dọa hòa bình thê giới” Thông điệp này xuất hiện liên tục trong vụ khủng hoảng vùng Vịnh “tập hai”, từ Thông điệp Liên bang (28-1-2003) của Tổng thống George W Bush đến các thông cáo báo chí hàng ngày Ngày 31-1-2007, các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ cũng đồng loạt công bố về tập tải liệu có tên "Lộ trình CDTT" được lấy từ Kho lưu trữ an ninh quốc gia ở trường DH George Washington Theo do, Lầu Năm Góc đã tiết lộ kế hoạch Chiến tranh “có sự hợp lực của CDTT” Mà “cuộc chiến tranh tại Iraq năm 2003 đã cho thấy lộ trình cho một cuộc chiến trên mạng thông tin”, “yếu tổ quan trọng với thành công quân sự” Văn bản trên ghi rõ, thông tin góp phần vô cùng quan trọng cho những thành công về mặt quân sự Máy tính và mạng lưới truyền thông là những phần có ý nghĩa sống còn của chiến dịch
Chiến dịch được mô tả trong tài liệu mới giải mật gồm một loạt các hoạt động
Trang 15-11-
phương Nhưng điểm gây sửng sốt nhất trong bản “lộ trình” chính là việc đưa thông tin tới máy tính và màn hình ti vi cua mỗi người dân Mỹ được Bộ Quốc phòng nước này coi như một phần của chiến địch tâm lý chiến
Tuy nhiên, trong CDTTT của các tô chức chính trị phương Tây, báo chí chỉ được sử dụng như một trong những công cụ hiệu quả, một loại phương tiện truyền thông đắc lực tham góp phục vụ cho chiến dịch Đề tài luận văn này đi sâu vào khía cạnh khác, đặc thù hơn ở báo chí VN, đó là chính cơ quan báo chí tự đứng ra tô chức các CDTT theo những mục tiêu của riêng mình, trên nền tang vững chắc những định hướng tư tưởng của Đảng và Nhà nước
Denis Mc Quail, giang vién DH Amsterdam, đồng thời là tác giả cuén sách đưa ra chỉ tiết những mô hình truyền thông cơ bản của Lasswell, mô hình Shannon và Weaver, mô hình Gerbner vào những năm đầu 1980 đã từng nhấn mạnh dự báo về một xu thế phát triển “không cưỡng lại được” của các CDTT (communicaton campaign) trong thế giới truyền thông hiện đại Trong cuốn Học thuyết Truyền thông đại chúng, Denis McQuail đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của CDTT cũng như đưa ra các gợi ý vận dụng học thuyết báo chí của mình vào VIỆC tổ chức CDTT (bên cạnh việc áp dụng vào việc phát hành tin tức đơn lẻ, quảng cáo và quan hệ công chúng) Theo quan điểm của Denis MecQuail,
CDTT, theo, có mục tiêu rất đặc thù là nhằm “định hướng, tăng cường và kích hoạt các khuynh hướng hiện tại về phía các mục đích được xã hội thừa nhận” [88, tr 268] Nghĩa là, các CDTT luôn mang theo nó mục tiêu xã hội, hàm nghĩa
khuyến khích, khơi dậy một phong trào, một ý nghĩa tinh thần nào đó vốn đã có giá trị trong xã hội đối với công chúng
Trang 16
Tập hợp | Các thông | Các kênh | Các điều kiện Sự thay đổi (Cac dang thức
nguồn |diép (many truyền tải | “sàng lọc” | nhận thức của | hiệu quả
(Collective| messages)| (several (filter công chúng thông tin
source) channels) | conditions) (Variable public) (Effects) reach) - Sự chú ý - Về mặt nhận (Attention) thức - Sự nhận (Cognitive) thức - Cảm xúc (Perception) (Affective) - VỊ Trí nhóm - Thái độ, (Group hành vi, cách situation) cu xu - Động cơ, (Behavioural) động lực (Motivation) [88, tr 268]
Học thuyết cua Denis McQuail nhân mạnh đến đặc tính số nhiều của tất cả các yếu tố then chốt làm nên CDTT: cộng gộp từ nhiều nguồn tin, truyền tải qua nhiều kênh kết hợp với nhiều dạng thông điệp, chịu ảnh hưởng của nhiêu yếu tố “sàng lọc” và đem lại hiệu quả ở nhiêu mặt đời sông của công chúng Tính “tích hợp” của CDTT ở đây đã cho thấy đặc trưng cơ bản nhất của một loại
hình tổ chức thông tin đặc biệt: đó là lối thông tin dài hơi, lớp lang, vấn đề được xới xáo dày đặn ở nhiều góc độ, nhiều cấp độ Denis McQuail đã tóm gọn thông
Trang 17-13-
Lý giải một cách cụ thê mô hình CDTT của Denis MeQuail, chúng ta thấy rằng, người khởi xướng chiến dịch hau hét là một tập thé thay vì một cá nhân, t6 chức một CDTT thường bat dau tir quyết định của tòa soạn nhiễu hơn là chủ ý của từng PV Denis McQuall cũng khẳng định, vị trí được biết đến trong xã hội của một tổ chức (mà ở đây là cơ quan báo chí) sẽ tác động mạnh đến cơ hội thành công của chiến dịch Một chiến dịch thường gồm nhiều thông điệp, cơ hội chúng đến được đối tượng và tác động của chúng sẽ thay đổi tùy theo tính phô biến của kênh truyền thông và nội dung của thơng điệp Ngồi ra, có một tập hợp các “điều kiện sàng lọc” (fñiter conditons) hay là những rào cản tiềm tàng mà chúng hoặc sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở dòng chảy của thơng điệp tới tồn bộ hay một nhóm quân chúng đã chọn Điều kiện sảng lọc trung gian được nhắc đến ở đây nhẫn mạnh vào “sự chú ý” (attention) và “sự nhận thức” (perception), “vị trí nhóm” (Group situation), “động cơ, động lực” (Motivation)
trong quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng Hiệu quả từ chiến dịch chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ “sự chú ý”- được đánh giá bởi mức độ quan tâm của công chúng và được xem xét trên mối liên hệ ràng buộc về chủ đề được nói tới có nằm trong phạm vi nhu cầu thông tin của số đông công chúng hay không “Sự nhận thức” (perception) được nêu ra, vì các thông điệp có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau và thành công của chiến dịch ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào việc thông điệp được hiểu đúng ý nghĩa dự định của nó
Như vậy, Denis MeQuall với tầm nhìn của một nhà nghiên cứu có hàng chục đầu sách về truyền thông đại chúng (từ năm 1968 đến nay) đã có những dự
báo hiện thực về hướng phát triển của hình thức thông tỉn theo kiểu chiến dịch
Trang 18động của nó đến công chúng mà chưa xây dựng được mô hình cụ thể cho các yếu tố hợp thành một CDTT
“Bước dừng” trong nghiên cứu về CDTT của tài liệu học thuật Denis McQuail mang han chế lịch sử vì cuốn sách xuất bản cách nay 20 năm- cho dù nó có những bước tiệm cận thuận lợi của nền báo chí phát triển phương Tây Hạn chế này cũng được các nhà nghiên cứu thừa nhận như một tiên đề điều kiện tất yếu- trong thời đại thông tin bùng nỗ quá mạnh mẽ, vượt xa những lí luận, đánh giá mang tính học thuật
Trong công trình của tổ chức Harvard Family (Hoa Kỳ) năm 2002, Julia Coffman - co vấn cấp cao của Dự án nghiên cứu Havard Fami]- cũng phải khẳng định rằng, các chiến dịch truyền thông đang phái triển ngày càng phúc tạp và hệ thống mà việc đánh giá- ở mọi góc độ- đều không thể theo kịp những tiễn triển hằng ngày của chúng Tulia Coffman đã tập hợp những đữ liệu mới nhất về hàng loạt CDTT hiện đại đang được các cơ quan truyền thông vận dụng và tận dụng hằng ngày để đưa ra định nghĩa về một loại hình thông tin kiểu mới:
Theo đó, CDTT được hiểu là việc sử đụng phương tiện truyền thông, truyền tin va mot loạt các hoạt động truyền thông có tô chúc để tạo ra các hệ quả tác động đến một số lượng lớn cá nhân và trong một khoảng thời gian xác định Chúng là nỗ lực đề hình thành hành vi về một số hệ quả xã hội mong muốn Để tăng khả năng thành công, các chiến dịch thường kết hợp các phương tiện truyền thông với các kênh thông tin giữa cá nhân với nhau và các kênh truyền thông dựa trên cộng đồng [89, tr.2]
Trong công trình này, Julia Coffman đã có sự phân loại cụ thê về các hình thức phô biến của các chiến dịch truyền thông hiện đại Theo đó, Julia Coffman
Trang 19-15-
của quá trình thông tin nói chung và CDTT nói riêng bao giờ cũng là công chúng Phạm vi chịu ảnh hưởng, quy mô tiếp nhận tác động của công chúng sẽ quyết định cách thức tô chức thông điệp của người đưa tin
Tóm lại, có thể hiểu CĐT7 là một hình thúc thông tin đặc biệt, sử dụng phương tiện truyén thong, truyén tin (có thể kèm theo các hoạt động truyén thông có tổ chúc) để xây dựng một dòng thông tin liên tục, một khối lượng thông tin dày dặn, dài hơi, tập trung vào cùng một vấn đề có ý nghĩa xã hội, nhằm tạo ra các hệ quả tác động đến một số lượng lớn cá nhân trong một khoảng thời gian xác định
1.1.3 Tổ chức CDTT 1.1.3.1 Tổ chức
Xuất phát từ nghĩa gốc: “tô là “sợi tơ”, “chức” là “dệt” (“tổ chức là dệt bằng sợi tơ”), GS Nguyễn Lân đưa ra định nghĩa về “tổ chức” với ba phương diện ngữ nghĩa như sau:
- “Sắp đặt và đưa vào nền nếp;
- Sap xếp để một số đông tập hợp nhằm thực hiện một mục đích;
- Đoàn thê do nhiều bộ phận hợp thành với mục đích, tôn chỉ, cương lĩnh hoạt động cụ thé” [40]
Với việc kết hợp nghĩa với việc thực hiện một phương thức thông tin cụ thể trên báo chí, chúng ta có thể hiểu rằng, “tô chức” trong nghĩa ghép với “CDTT” gần nhất với phương diện ngữ nghĩa thứ hai mà GS Nguyễn Lân đã đề
cập: “Sắp xếp để một số đông tập hợp nhằm thực hiện một mục đích” Theo đó,
tổ chức CDTT được hiểu là một hoạt động đặc thù của cơ quan báo chí trong việc bồ trí nhân lực, sắp xếp các nội dung thông tin thu nhận được lên trang báo để đạt mục tiêu thông điệp của mình Thực hiện tổ chức tin, bài trong hoạt động
Trang 20đúng thời hạn, bản thảo đài quá mức, viết theo một khuôn mẫu nhất định hoặc chậm chạp, không đạt hiệu quả” Do đó, “công tác tô chức phải là trung tâm của guy trinh thong tin” [2T]
1.1.3.2 Tổ chức chiến dịch thông tin
Các khái niệm về CDTT- theo cách này hay cách khác- cũng đều thừa nhận tính kế hoạch của CDTT như một đặc trưng tiêu biểu Không có kế hoạch
thông tin, không thể có CDTT Việc thiết lập kế hoạch thông tin và triển khai kế hoạch ấy chính là quy trình tổ chức một chiến dịch
Có rất nhiều mô hình tổ chức CDTT được thiết lap dé thực hiện các mục
tiêu thông tin khác nhau Hệ thống cấp vốn đầu tư y tế lớn nhất của Vương Quốc Anh (Bao gồm cả Anh Quốc, Scotland, xứ Wales, Bắc Ailen)- National Health Service (NHS) xây dựng một tài liệu chuẩn hướng dẫn tổ chức CDTT đã chỉ
đích xác năm bước để thực hiện chiến dich Theo đó, năm bước tuần tự được
thiết kế để tổ chức chiến dịch bao gồm:
- Bước 1: Người tổ chức cân quyết định mình muốn nói gì, chọn lựa thông điệp chính cho chiến dịch;
- Bước 2: Xác định nhóm đối tượng đích Việc phân loại đối fượng sẽ quyết định đến hiệu quả đạt được sau cùng của chiến dịch;
- Bước 3: Xác định rõ môi trưởng truyền thông cụ thé, bao gm:
* Xác định cach thức hướng đến đối tượng đích bằng kênh truyện thông nào, đâu là kênh chính, đâu là kênh phụ;
*- Xác định xem mức độ quan trong, suc hut cua chiến địch có cân thiết phải liên mình, liên kết với tô chức, với cơ quan truyền thông nào khác hay
không,
Trang 21-17- - Xác định thời gian thục hiện và các phương tiện chuẩn bị cho chiến dịch; - Chuẩn bị cho sự cô vũ chuyên nghiệp, thúc đấy hiệu ứng chiến dịch [90, tr 8]
Trong kế hoạch tổ chức thông tin được /VHS xây dựng, cả năm bước tổ chức vừa được thực hiện tuần tự, vừa được triển khai đồng bộ vì nó đã được
phân định nhiệm vụ đến từng bộ phận, từng cá nhân
Trong khi đó, Denis McQuail khang dinh, diéu quan trong nhất là CDTT phải được thiết kế với mục tiêu hướng đến nhu cầu của người nhận (công chúng) hơn là của người gửi (ý đồ của PV, BTV) Nhu cầu và lợi ích công chúng cần được đưa vào trung tâm kế hoạch xây dựng thông điệp Để thực hiện được ý tưởng thiết kế nội dung này, Denis McQuail cho rằng, người tổ chức chiến dịch phải xác định rõ được các nhóm mục tiêu hướng tới ngay từ đầu Theo phân loại của tác giả, thông thường, các CDTT nói chung sẽ có những nhóm mục tiêu xác định như sau:
- Thông tin có ÿ nghĩa đổi với tắt cả (phổ thông, dành cho mọi công đân) - Thông tin tập trung vào những nhóm đặc biệt chính: như nhóm lứa tuổi, nhóm nghề nghiệp
- Thông tin thiết kế dành riêng cho nhóm thiểu số, là những nhóm người rất khó định vị vì khả năng hòa lần trong cộng dong rat cao (cheng han chién dich truyền thông cho nhóm thanh niên nghiện rượu, nhóm bà mẹ trẻ bảo đảm cho con bú sữa mẹ hoàn toàn rong sảu tháng đâu ) [88, tr 294-295]
Từ sự phân loại trên, có thê thấy rằng, với đặc trưng là phương tiện truyền thông đại chúng, lại là tờ báo thông tin tổng hợp chính trị xã hội, Báo Tuổi Trẻ
Trang 22Rõ ràng, dù truyền thông được thiết lập cụ thê đến từng bước như Tổ chức NHS đã làm thì nếu không chủ tâm xác định đối tượng công chúng của mình là ai thì CDTT cũng không thể thành céng Nhu Denis McQuail da nhấn mạnh trong Học thuyết của mình, trung tâm của CDTTT là người nhận chứ không phải người gửi Công chúng cần được cơ quan truyền thông quan tâm đến nhu cầu thông tin của họ không chỉ vì họ bỏ tiền ra ch trả, mua các sản phẩm báo chí mà
chính vì sứ mệnh của báo chí là phục vụ công chúng, thúc đây tiến bộ xã hội Sau khi chọn lựa đối tượng đích, thông điệp được chọn lựa cả về hình thức và nội dung sẽ hướng đến công chúng cụ thể, hiệu quả hơn Theo đó, quy trình truyền bá thông tin bốn giai doan ma Denis McQuail nhắc tới sẽ được thực hiện đầy đủ, trọn vẹn hơn, đó là các giai đoạn: thông tin; thuyết phục; quyết định hoặc làm theo; khẳng định Dãy hoạt động này giống với các giai đoạn thuyết phục thường được đề cập trong các tài liệu xã hội học về truyền thông đại chúng Tuy nhiên, phải nhận biết rõ ràng rằng, vai trò của phương tiện truyền thông tập trung ở giai đoạn đầu (thông tin và nhận thức), sau đó các liên lạc cá nhân, lời khuyên và chuyên môn có tổ chức, và kinh nghiệm thực tế sẽ tiếp tục trong quá trình tiếp theo
1.2 Đặc điểm cơ bản của CDTT
1.2.1 Là một tập hợp nhiều túc phẩm báo chí ấn định về chủ đê
Như đã phân tích ở trên, CDTT luôn mang theo nó đặc trưng về một hình thức thông tin biểu thị “số nhiều”, từ lượng nguồn tin, số người thực biện đến
các thông điệp, các hiệu ứng Xét một cách đơn giản, một sự tông hợp số học bình thường cũng dễ dàng nhận ra rằng, một CDTT sẽ đem lại những hiệu ứng thông tin về cảm xúc, về nhận thức, về dư luận xã hội mạnh mẽ, sâu rộng và ghi dấu lâu dài hơn hắn những hình thức thông tin tin- bai đơn lẻ
Trang 23-19-
Nhiều tin, bài cùng hướng đến một chủ đề, cùng xoay quanh một thông điệp hạt nhân sẽ tạo nên một CIDTT hoàn chỉnh
Đặc trưng này đã được Denis McQuail chỉ ra trong Học thuyết Truyền thông đại chúng của ông từ năm 1987 Mô hình thiết lập nên chiến dịch của
Denis MeQuail khẳng định đặc tính “số nhiều” là đặc trưng bất biên của CDTT
Nhiều tác phẩm báo chí với những thể loại, dung lượng, đường hướng tiếp cận khác nhau mới có thể tạo nên lượng thông tin đủ lớn dé lam nên một CDTT có sức mạnh, có chiều sâu
Thông thường, một thông tin bất kì khi được chọn lựa dé dang tai déu mang theo nó độ “co giãn” nhất định để người làm báo có thê khai thác thêm ở những số báo tiếp sau Nhưng nếu không có kế hoạch thông tin, chắc chắn những tin bài đơn thuần có bổ sung sự kiện theo cách đó cũng không thé kéo dài đời sống của chủ đề hướng tới vì nguồn khai thác, vấn đề khai thác chỉ có lượng thông tin hạn định CDTTT được tạo lập sẽ làm cho những thông tin bố sung được nối tiếp nhau một cách có hệ thông, không trùng lặp, không nhàm chán
1.2.2 Chiếm vị trí nhất định trên sản phẩm báo chí
Như một dấu hiệu nhận biết dễ thấy nhất, các tin, bài trong cùng một CDTT thường được sắp xếp ở những vị trí của trang báo và vị trị trang của số báo nhất định Thông tin theo đó được hệ thông hóa nhanh chóng trong tư duy tiếp nhận của công chúng, thuận tiện theo dõi, phản hồi và quan sát hiệu ứng
Trang 24nhất định của tờ báo sẽ giúp bạn đọc theo dõi được chiến dịch một cách có hệ thống, đồng thời dễ dàng nắm bắt được chủ đích thông tin của toà soạn
Sự xuất hiện của chiến dịch theo cách này có phần nào đó giống với sự bố trí một chuyên mục ổn định trên tờ báo Điểm khác biệt là đời sống của chuyên mục thường vững bền, lâu dài hơn (đặc điểm này sẽ được tác giả phân tích kĩ hơn cho đặc trưng tính lịch sử cha CDTT 6 phần sau), còn hệ thống các tin, bai trong chiến dịch có thể được sắp xếp thành chuyên trang, tiêu mục, nhưng chỉ ton tai trong thời gian diễn ra chiến dịch
Việc bố trí các tin bài của cùng một chiến dịch ở vị trí nhất định trên sản phâm báo chí sẽ giúp tạo ra tính liền mạch trong tiếp nhận thông tin chiến dịch cho công chúng Theo đó, thói quen đón nhận những thông tin của cùng một chủ đề ấy tại vị trí trang báo ây cũng dần được thiết lập
1.2.3 Có sự tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các PV
Chưa kể đến chất lượng, độ sâu của thông tin và mức độ đeo bám van dé,
chỉ riêng dung lượng, quy mô của một CDTT đã cho thấy mỗi chiến dịch đều là sản phẩm tổng hợp của một đội ngũ những người làm nghề trong cùng một tòa soạn, chứ không thể là sản phẩm riêng có của bất kì một PV, BTV nào Thông tin đài hơi trong chiến dịch không phải bao giờ cũng “khuôn” lại trong một mảng lĩnh vực xác định, nó có thể tràn sang các mảng ý nghĩa xã hội của các
nhóm lĩnh vực khác, nên một cá nhân không thê thâu tóm, năm bất, giải quyết
vấn đề triệt để và hiệu quả toàn diện Chiến lược hợp sức tổng lực của các PV cùng tác nghiệp cho một chủ đề là phương thức để dòng tin được cập nhật đầy
đặn, tiếp cận được ở nhiều góc độ, nhiều nguồn tin, bảo đảm thông tin được tiếp
nối liên tục, đáp ứng thỏa đáng nhu cầu của công chúng
Việc tập hợp đội ngũ đề thực hiện CDTT cũng rất khác so với thực hiện
một tuyến tin, bài nhỏ hơn chiến dịch Đội ngũ PV được huy động đôi khi chỉ
Trang 25-2]-
khác nhau, kết hợp cùng nhau với mục tiêu tận dụng tối đa những lợi thế của cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể, tạo nên hiệu quả cao nhất của CDTT Khi vẫn đề được chọn lựa “đóng gói” trong phạm vi lĩnh vực xác định mà mot PV, một nhóm PV chuyên trách đã được giao nhiệm vụ theo dõi trước đó (như mảng thông tin giáo dục, thông tin y tế, văn hóa- xã hội ) thì sự phân công có điểm thuận lợi của những PV đã từng hợp tác trước đó Trường hợp vân đề được chọn “vượt biên” khỏi những giới hạn phân công thông thường, liên quan đến nhiều lĩnh vực cùng lúc thì cần huy động đối tượng PV đa dạng hơn, sự kết hợp tác nghiệp càng cần thiết hơn
Trong quá trình tổ chức CDTT, tờ báo sẽ huy động được nguồn lực tổng hop ma it bi chi phéi bởi vai trò toả sáng mang ý nghĩ quyết định của cá nhân Một bài báo hay cần đến tư duy nổi trội của cá nhân nhà báo xuất sắc Nhưng một CDTT tring đích có thê không bị phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố nỗi trội đó, mà nó chính là sức mạnh kết hợp của nhiều tư duy tác nghiệp Điều này giúp cho cơ quan báo chí tập hợp được tri thức từ PV chuyên biệt các mảng lĩnh vực khác nhau, cùng dồn tâm, dốc sức giúp cho thông tin được chuyên đến bạn đọc được đầy đặn hơn Giá trị tập thể trong cơ quan báo chí được đề cao Nhưng giá trị tập thể ấy hồn tồn khơng làm lu mờ giá trị, bản sắc cá nhân Từ tình thần lao động tập thể, từ công lao chiến dịch tập thể, nhiều cá nhân có cơ hội được phát huy năng lực tối đa và toả sáng Cơ hội “toả sáng” ây được mở ra rất lớn, vì thực tế, tất cả CDTT đều được toà soạn đầu tư kĩ lưỡng, tạo điều kiện về phương tiện tác nghiệp, cơ sở tác nghiệp hết sức thuận lợi cho những người tham gia chiến dịch Với tờ báo có thương hiệu mạnh, có lượng độc giả lớn, “sống được bằng sự chỉ trả của bạn đọc”, trở thành cơ quan có tiềm lực tài chính “đáng ne” như Tuổi Trẻ thì những đầu tư có địa chi ây luôn là những đầu tư không “tiếc tay” cho một định hướng phát triển lâu dài của tờ báo
Trang 26Như đã đề cập ở trên, việc bố trí tin, bài trong chiến dịch luôn đòi hỏi tính thống nhất tương đối, thông tin luôn xuất hiện trên những vị trí nhất định để
công chúng tiện theo dõi Nếu việc bồ trí này ổn định, thường xuyên, liên tục thì CDTT phải trở thành một chuyên mục thường kỳ Tuy nhiên, điểm khác biệt, cũng là đặc trưng của CDLT là ở chỗ, mỗi chiến dịch đều có tính lịch sử của nó, đều tổn tại trong một khoảng thời gian hạn định, chứ không kéo dài, cô định vị trí tuyệt đối như một chuyên mục bat ki
Chon lua diém dimg để kết thúc một chiến dịch thực chất là cả một nghệ thuật Không khó đề nhận ra rằng, việc kết thúc sớm hay muộn một CDTT cũng
sẽ thể hiện được “sức nóng” thực sự của chiến dịch ấy Chính sức hấp dẫn từ thông số này dễ dẫn đến ngộ nhận ở nhiều toà soạn báo là bằng mọi cách phải kéo dài CDTT, “tăng thêm được sự chú ý của độc giả chút nào hay chút Ấy” Hậu quả là khong it chiến dịch bị suy giảm hắn hiệu ứng thông tin, sự hấp đẫn đối với công chúng khi thông tin cố kéo dài, dàn trải, thiếu chiều sâu, không có độ lắng đọng cần thiết Nghĩa là, nếu CDTT kéo dài dựa trên chủ quan cảm nhận về nhu cầu thông tin tăng cao trong độc giả, mà không suy xét đến cùng tầm vóc, quy mô thật sự của vẫn đề theo lăng kính nhận định tích luỹ từ quá trình tác nghiệp riêng có của PV, BTV, Ban thư kí thì rất dễ dẫn đến tình trạng “quá đà”, thông tin dàn trải, kém trọng lượng
Thực tế đã cho thấy, khi không có sợi dây “thử tai” thông tin, thong tin trong chiến dịch có thể bị điều chuyển đến mức không thê kiểm soát Nghĩa là, xuất phát từ chiến lược thông tin vì độc giả cô thê dẫn đến những hậu quả thông tin do độc giả
1.2.5 Thiết lập cơ chế “mời gọi” sự nhập cuộc của công chúng
Trang 27-23-
nhập cuộc, đóng góp ý kiến, thể hiện được những trăn trở, gửi gam của độc giả- không gì khác, chính là một chiến dịch thành công
Trong hồ sơ chuẩn về việc hướng dẫn thiết kế CDTT của “Hệ thông cấp vốn đầu tư y tế” lớn nhất của Vương Quốc Anh NHS đề cập phía trên, bước thứ năm trong một kế hoạch thực hiện chiến dịch được đề cập chính là “Chuẩn bị cho sự cổ vũ chuyên nghiệp, thúc đây hiệu ứng chiến dịch” [90, tr 8] Nghĩa là, truyền thông các nước phát triển chấp nhận chi trả chi phí cho việc tạo dựng nên sự cô vũ từ đội ngũ công- chúng- sắp- đặt, làm nên sự “cộng hưởng mẫu” để từ đó công chúng thật sự, công- chúng- không- sắp- đặt cũng sẽ nhập cuộc cỗ vũ theo, đánh dấu hiệu quả chiến dịch
Truyền thông hiện đại có quá nhiều kinh nghiệm để nhận ra rằng, vai trò của chính đối tượng được tác động trong một chiến dịch có ý nghĩa thế nào đối
với hiệu quả của chiến địch đó Thực hiện CDTT, nhiều nước phương Tây đề ra bản để cương chuẩn bị cho “sự cổ vũ chuyên nghiệp” như một lực đây để nâng tầm chiến dịch Sự quan tâm của người này dễ kéo theo sự quan tâm của người khác như một loại phản ứng dây chuyền Dù vậy, báo chí phục vụ nhu cầu bạn đọc, có lẽ không cần đến “sự chuyên nghiệp trong cổ vũ” như một kiểu “làm hàng”, “đánh bóng” độ quan tâm, sức hấp dẫn của chiến dịch Sự tham gia tự nhiên, tổ chức bạn đọc tham góp vào chiến dịch một cách tự nguyện mới thực sự làm nên hiệu ứng bền vững của thông điệp truyền thông
Trang 28ké hoach “mdi goi” céng chting nhap cudc voi CDTT cua minh Tham chi, trong nhiều trường hợp, cơ chế mời gọi công chúng đã tạo ra tiền lệ đặc biệt: chính công chúng là người “gợi ý” để một thông tin, một sự kiện, một vấn đề được chọn lựa thành một chiến dịch có tổ chức CDTT về hiện tượng “cơm tù” trên Quốc lộ 1A năm 2002 của Tuổi Trẻ bắt nguồn từ cú điện thoại của vị bác sĩ trực đêm, chứng kiến cái chết thương tâm của ông Nguyễn Văn Hương- một hành khách bị bọn “xe cướp” đả thương CDTT về nạn nhân chất độc da cam của năm 2004 xuất phát từ lá thư điện tử của bạn đọc Nguyễn Hoàng với câu hỏi day dứt “Ching ta có vô cảm hay không” khỉ nhìn thấy trên trang web http://petitiononline.com chi cd 26.000 chữ ký vì nạn nhân chất độc da cam VN
Những CDTT, những tuyến tin bài lớn về tốc độ Quốc lộ 1A, bán lúa non hay vụ chìm đò ở bến Cà Tang và cuộc vận động bạn đọc đóng góp xây cầu ở Nông Sơn trên Tuổi Trẻ cũng đều có khởi nguồn từ những phát hiện, những sáng
kiến của độc giả
Thành quả thông tin ấy, theo nhà báo Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, chính là bản sắc, là nét riêng có của “mội tờ báo biết bảo vệ trên thực tế quyên được biết và bày tỏ chính kiến của người đọc” [10]
1.2.6 Có thể kết hợp với các hoạt động bên ngoài trang báo
Sự kết hợp các hoạt động bên ngoài trang báo mang theo ý nghĩa đồng
thời của một hình thức khuếch tán hiệu ứng thông tin với một dạng thuyết minh
Trang 2925 -
Nhiéu co quan báo chí đã tạo ra những dẫu ấn đậm nét về “nhãn hiệu” tờ báo của mình gắn liền với những sự kiện được tơ chức bên ngồi trang báo, như Báo Thanh Niên với chương trình Duyên dáng VN, Báo Tiền Phong với việc khởi xướng giải Hoa hậu Tiền Phong (nay đã trở thành cuộc thi Hoa hậu toàn quốc) Những sự kiện được tô chức bài bản này thậm chí đã mang những hiệu ứng đòn bẩy mạnh mẽ hơn cả thông tin trên mặt báo của to bao ay
Ở đây, chúng tôi sé đề cập đến tiêu chí sự kiện “trang hoàng” cho chiến dịch nhiều hơn vì tính chất báo chí, tính chất thông tin được đặt lên bàng đầu
trong luận văn này Theo đó, đặc điểm này được xét như một công cụ hỗ trợ cho CDTT trên mặt báo Rõ ràng, phải thừa nhận rằng, các sự kiện tơ chức bên ngồải trang báo dù mang tính chất phụ trợ nhưng lại là điểm nhân đặc biệt, giúp cho thông tin chiến dịch không chỉ ghi dấu đậm, sâu hơn, mà còn mở rộng phạm vi công chúng tiếp cận với chiến dịch Những chương trình Ngày hội Tuyển sinh (chọn ngành, chọn nghề), các hoạt động cứu trợ, Đêm hội trao học bồng “Tiếp sức đến trường” của Tuổi Trẻ đã minh chứng cụ thê cho luận điểm này Sẽ còn ghi nhớ mãi sự kiện “Đêm trắng” gắn liền với CDTT về nạn nhân chất độc da cam, chương trình “Mãi mãi tuổi 20” gắn liền với CDTT “Mãi mãi tuổi 20” và Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Tuổi Trẻ đã tổ chức phát sóng trực tiếp trên VTV, làm cho sức mạnh thông tin của các chiến dịch này được lan tỏa, nhân rộng lên rất nhiều lần Rồi những đoàn xe Carnavan đi từ TP HCM sang đất nước Thái Lan làm cuộc vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành DI sản thiên nhiên thế giới mới trở nên hoàng tráng hơn, có “tiếng vang” ngoài biên giới
hơn và tranh thủ được nhiều sự ủng hộ của bạn bè láng giéng hon
1.3 Vai trò của hoạt động tô chức CDTT trên báo chí
Xét đến cùng, tổ chức một CDTT là phương thức thông tin sâu, rộng, nhiều sắc diện về một vấn để, đem đến lượng tri thức tổng hợp xung quanh vẫn
Trang 30nhận thông tin ở tư thế trọn vẹn, đầy đặn nhất có thê trên phương tiện thông tin đại chúng, tạo thành dấu ấn về sự kiện dồn dập, mạnh mẽ, khó quên Cách thông tin theo hình thức chiến dịch buộc những độc giả đã quan tâm theo dõi nó sẽ có hành trình đồng thuận với sự kiện, với van đề được thông tin
Lịch sử báo chí VN da ghi nhận những tuyến tin bài lớn về ủng hộ khốn
trong nơng nghiệp trên báo Nhân dân, loạt bài phê bình chống tiêu cực trên Tiền Phong, Đại Đoàn Kết Còn nhớ, tuyên truyền về “Khoán 100” tới “nhóm và
người lao động” trên báo Nhân dân những năm 80 của thế ký trước là loạt bài tạo được dấu ấn khai thác vào vấn đề gây “đảo lộn” đời sống xã hội ở khu vực nông thông bấy giờ Lúc đó, dù Trung ương đã có chủ trương, song còn rất nhiều ý kiến phản đối, không đồng tình vì cho rằng “phá chủ nghĩa xã hội” Chính những dẫn chứng sinh động từ thực tiễn cuộc sống do các PV Ban Nông nghiệp, báo Nhân dân thực hiện đã góp phần thống nhất nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên, tạo cơ sở thuận lợi để đưa chủ trương lớn của Đảng vào thực tiễn có hiệu quả
Một điều dễ nhận thấy là tổ chức CDTT thành công sẽ thể hiện được đẳng
cấp tờ báo, biểu thị nguồn lực chuyên môn cao, tác chiến tốt, đặc biệt là “bộ chỉ huy” Ban biên tập của báo thực sự có nghề, biết đích xác đường hướng đi vào lòng bạn đọc và biết chọn đó là một cách dé nang cao vi thé, uy tín của tờ báo
Trang 31-27-
Ấy là khi chiến dịch không thành công, dấu ấn về sự thất bại của chiến dịch ấy
cũng sẽ đậm nét, tạo nên dư chấn, dẫu ấn rât khó quên trong độc giả
Cần xác định một đặc trưng cơ bản của CDTTT là hiệu quả thông tin, xét đến cùng, không thê chỉ nguyên thông tin trên tờ báo ấy đảm trách được, cho dù PV, tòa soạn đặc mục tiêu đeo bám vấn đề mạnh mẽ thế nào đi chăng nữa Điều
này dễ nhận thấy ở những CDTT thay đổi hành vi Sự hợp sức, góp sức, nối đài hiệu quả thông tin được khơi nguồn từ tờ báo cần sự hỗ trợ từ các kênh truyền
thông khác “Ước mơ của Thúy” của Tuôi trẻ có thể xem là một chiến dịch hậu sinh bài bản và có những kinh nghiệm thực tế quý báu cho hình thức thay đối
hành vi cộng đồng sau chiến dịch Sức ảnh hưởng của thông tin “tràn” ra ngoài phạm vi trang báo, trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội giúp đỡ bệnh nhân ung thư và trở thành một “Dự án xã hội” đặc biệt, độc lập của Tuổi Trẻ
Trong mô hình “hiệu quả” CDTT, Denis McQuail từng nhắc nhở chúng ta về sự đa dạng rộng lớn của các hiệu ứng có thể, một số trong chúng là được nhắm tới, số còn lại là không, một số là ngắn hạn và một số là dài hạn Một lần nữa, một chiến dịch thành công hay “hiệu quả” phụ thuộc vào sự phù hợp giữa các kết quả định trước và kết quả thực sự đạt được Tiêu chuẩn về sự hiệu quả do đó phải do người gửi đặt ra, nhưng đánh giá cũng phải tính đến các hiệu ứng phụ và phải được đánh giá trong cân bằng tổng thê
1.4 Tổ chức CDTT ở báo Tuôi Trẻ 1.4.1 Vài nét về báo Tuổi Trẻ
Bắt đầu ra mắt bạn đọc ngày 2- 9- 1975, đến nay, Tuôi Trẻ đã đi qua hành trình hơn 30 năm liên tục đối mới để trụ vững và phát triển thành một “thương hiệu” báo chí mạnh “Đứng chân” ngay giữa thành phố Hồ Chí Minh (TP
Trang 32dang ngay cang phat triển, vượt ra khỏi cả địa bàn trung tâm của báo chí ây để trở thành tờ báo thân thiết của bạn đọc toàn quốc
Tháng 9-1975, Tuổi Trẻ ra đời ở TP.HCM thì Sài Gòn Giải Phóng đã phát hành đến số thứ 120, với 90.000 bản mỗi ngày Công Nhân Giải Phóng 25.000
bản, Phụ Nữ TP.HCM 25.000 bản Phát hành gần năm năm Tuôi Trẻ cũng mới là một nội san được cấp phat 1,5 tan giấy một tháng
Từ những bước khởi đầu không ít gian nan, Tuổi Trẻ đã bứt phá, tìm lấy lối ra cho chính mình bằng thông điệp đổi mới không ngừng, trên nền tảng bền vững của phương thức thông tin vì bạn đọc Đến nay, con số phát hành của Tï Udi Trẻ đã đạt trên 450.000 ban/ ngay va tre thanh to nhat bao cé luong phat hanh lớn nhất nước, mỗi ngày sử dụng đến hơn 20 tắn giáy in
Tuổi Trẻ đã “vượt trước” và tạo ra “tài sản” lớn: ngoài sự tin cậy của hàng triệu người đọc (trung bình 450.000 bản in và hơn 4 triệu lượt truy cập trên báo điện tử mỗi ngày), Tuổi Trẻ là một tòa soạn mở với một đội hình các nhà báo đã và đang được đảo tạo theo những chuẩn mực chuyên nghiệp, mạng lưới cộng tác viên là chuyên gia đầu ngành, trí thức đầu đàn, chính khách, doanh nhân, những người hoạt động sáng tạo có đủ tư cách phát ngôn về tất cả các lĩnh vực mà người đọc quan tâm
Ngoài lợi thế từ nguồn tin chính trị từ “đầu nguồn” Hà Nội, Tuổi Trẻ từng bước tạo được lợi thế từ nguồn tin riêng từ nước ngoài, tin từ những thị trường quan trọng mà VN đang hướng đến, từ những trung tâm kinh tế- chính trị lớn có ảnh hưởng đến VN, từ những nước có nhiều người Việt sinh sống cho đến những nơi bùng nỗ những xung đột mà cả thế giới quan tâm như lraq, Afghanistan
Trang 33- 29 -
nguyên luôn được lầm giàu từng phú, một nhân tô quan trọng đảm bảo cho đẳng cấp và khả năng vượi trước của Tỉ uối Trẻ 20 trang hiện nay
1.4.2 Đặc điểm CDTT trên báo Tuổi Trẻ
Trong quá trình khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy rằng, ngoài sáu nhóm đặc điểm của một CDTT nói chung đã được đề cập phía trên, tổ chức CDTT trên báo Tuổi Trẻ còn có những đặc điểm riêng, mang dấu ấn tác nghiệp đặc biệt của tờ báo
Julia Coflmnan- trong công trình nghiên cứu của Dự án Havard (Hoa Ky) đã dựa trên định nghĩa của Rogers và Storey (1987) để đưa ra khái niệm về một CDTT điển hình: “CĐTT chính là kết quả của việc sử dụng phương tiện truyền thông, truyền tin và một tập các hoạt động có tô chức để tạo ra những hệ quả trong một số lượng lớn cá nhân và trong một khoảng thời gian xác định ” |89, tr 2] Dựa trên định nghĩa này kết hợp với việc khảo sát thực tế tô chức các loại
CDTT trên nhiều đối tượng, ở nhiều nội dung, Julia Coffinan đã chỉ ra hai loại CDTT chủ yếu đang được thực hiện tại các nước phát triển là chiến dịch làm thay đổi hành vi cá nhân (individual behavior change campaign) va chién dich thay đôi ¥ chi céng ching (public will campaigns) Hai loai chién dich nay duoc tach bach tuong đối độc lập với động cơ thực hiện, quy trình, và thang số đo hiệu
quả tương đối độc lập
Trong khi đó, khảo sát các CDTT đã thực hiện trên báo Tudi Trẻ lại cho
kết quả của những thông số nhiều khác biệt CDTT áo các cơ quan báo chí nước ta thực hiện phân lớn không có sự phân lập rõ ràng hai loại chiến dịch như Julia Coffman đã xác lập từ thực té truyền thông các nước phát triển, mà lại động thời ghi dấu hai loại chiến dịch ấy trở thành hai bước hiệu quả noi tiếp nhau trong cùng một CDTT thành công Nghĩa là, một CDTT thường bắt đầu bằng việc thay
đổi hành vi cá nhân từng độc giả và kết thúc bằng sự thay đổi lớn lao hơn, thuyết
Trang 34Kết cấu tư duy và lộ trình thực hiện chiến dịch này rất phù hợp với đặc điểm tâm lí khá đặc thù của người Việt Thói quen tiếp nhận sản phâm truyền thông của công chúng VN là tiếp nhận cá nhân mang dấu ấn sâu sắc của cộng đồng Trong khi CDTT các nước phương Tây phải phân định rõ loại tác động đến hành vi cá nhân đơn lẻ khác hắn loại tác động ý chí công chúng- cộng đồng vì sự tiếp nhận, xử lí và “đóng dấu” cảm xúc thông tin của công chúng phương Tây khá độc lập, phù hợp với đặc trưng tâm lí và lối sống dân tộc; thì CDTT ở nước ta thường tạo ra hiệu ứng xã hội từ phản ứng dây chuyền, hiệu quả thông tin bắt nguồn từ việc thay đổi hành vi cá nhân và chắc chắn sẽ dẫn đến sự thay đổi ý chí công chúng ở giai đoạn kế tiếp Sự tiếp nhận thông tin của một công chúng đơn lẻ không bao giờ dừng ở nhận thức và sự thay đôi nhận thức của riêng đối tượng công chúng ấy Lỗi sống liên kết cộng đồng của người Việt tạo ra thói quen chia sẻ cảm xúc, tư duy, chia sẻ thông tin một cách phố biến Ân phẩm báo chí truyền tay nhau và thông tin từ báo chí lại có thể tiếp tục đời sống của mình, lan truyền, phát triển ở thế giới bên ngoài tờ báo trong những câu chuyện, những trao đôi đan xem giữa nhịp sông thường ngày Hai bước trong CD TT ở Tuôi Trẻ (thay vì từng loại chiến dịch riêng biệt ở báo chí phương Tây) cũng phần nào cho thấy được quy trình lan tỏa thông tin của một chiến dịch Hiệu quả thông tin, những tác động do thông tỉn mang lại, do đó, sẽ được nhân lên rất nhiều lần từ đặc trưng riêng có này
Nhà báo Hà Thạch Hãn, phó Tổng Thư ký Tòa soạn khẳng định, cội nguồn cho sức mạnh thông tin, dấu ấn và hiệu quả của nhiều loạt tin- bài, nhiều CDTT mà tờ báo đã thực hiện chính là do Tuổi Trẻ không những “đón người đọc”, “đoc người đọc” mà còn “cảm” được người đọc mong muốn gì, chờ đợi gì mỗi ngày trên trang báo Tuổi Trẻ Một CDTT được thực hiện trên tờ báo có dau ân đậm nét của bản sắc tờ báo, với tất cả những nỗ lực, tận tâm của một tập thể
Trang 353] -
báo Ha Thach Han- can phải đạt được cả hiệu quả về mặt công chúng cá nhân đơn lẻ và hiệu ứng xã hội
1.4.3 Các CDTT nổi bật
Nhiễu CDTT được tô chúc bài bản của Tuổi Trẻ đã tạo nên hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, trở thành dấu án đặc biệt của tờ báo Ba lần Tuổi Trẻ được vinh danh với giải A giải Báo chí toàn quốc trong ba năm liên tiếp, từ 2003 đến 2005 đều gắn với những CDTT tiêu biểu của báo trong những năm đó Năm 2003 là Cơm tù, xe cướp trên tuyến quốc lộ 1A với sự nhập cuộc hết mình của các PV, cộng tác viên Tuổi Trẻ lần lượt ngồi vào ghế hành khách, ngược xuôi từ Đồng Nai, Bình Thuận cho đến Hà Tĩnh, Nghệ An, tạo nên dòng thông tin xúc động lòng người Năm 2004 là Ký tên vì công lý-góp tay xoa dịu nỗi đau da cam như một lời hiệu triệu đến từng công dân nước Việt chung tay xoa dịu nỗi đau da cam- hậu quả đau đớn còn sót lại từ cuộc chiến tranh hơn 30 năm trước Năm
2005, CDTT về Mãi mãi tuổi bai mươi va Nhật ký Đặng Thuy Tram — hai cuon
nhật kí được viết bằng chính sinh mệnh của những người trẻ một thời đã lại tạo nên sự cộng hưởng nối tiếp mạnh mẽ từ những người trẻ hôm nay, làm nên một dấu ấn đặc sắc của thương hiệu Tuổi Trẻ tại thời điểm đó
Ở đây, tác giả luận văn xin được nhẫn mạnh một số những chiến dịch đã “đóng dấu” tên tuổi cùng với thương hiệu của tờ báo ở giai đoạn trước thời gian khảo sát, tức là trước tháng 6-2006
- CDTT “Mãi mãi tuổi 20 và Nhật ký Đặng Thùy Trâm”: Đây là cột mốc đáng nhớ với những người làm báo Tuổi Trẻ ở năm thứ 30+1 Chính CDTT này
Trang 3615 năm qua- trong khi đây là loại “sách truyền thông” thường rất khó ra thị trường! Giải A giải Báo chí Toàn quốc năm 2005 là một minh chứng sông động cho sự ghi nhận hiệu quả xã hội và thành công về mặt nghề nghiệp, tổ chức của chiến dịch
Một băng chứng cho thấy sức mạnh của việc tổ chức CDTT là tuyến “Mãi mãi tuổi 20” và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” hồn tồn khơng phải là những tin, bài đầu tiên Tuổi Trẻ hướng đến tôn vinh những người anh hùng, những chiến sĩ một thời lửa đạn Nhưng chưa bao giờ những tin, bài trước đó về dòng thông tin này tạo được hiệu ứng rộng rãi và mạnh mế đến thế Thực tế, Tuổi Trẻ đã từng có chuyên mục “Hỗ sơ một thế hệ” viết về những người anh hùng, những chiến
sĩ, những biệt động thành với nhiều bài báo hay, từng gây sự chú ý nhất định
đối với độc giá Nhưng tất cả mới dừng lại ở “đấu ấn” đơn lẻ cho từng bài viết Phải chờ đến khi hai cuốn nhật kí được trích đăng cùng dòng thông tin “khát vọng tuổi 20” được đây lên thì những người làm nghề mới được chứng kiến bước chuyển kì diệu: loạt bài về hai cuốn nhật ký- từ một hoại động nghé
nghiệp- một sự kiện báo chí đã trở thành một hiện tượng xã hội
- CDTT “Điện kế điện tử: Tin cậy không?” (năm 2006, nhóm tác giả Võ Hương, Võ Hồng Quỳnh, Phúc Huy, Như Hằng, Lê Anh Đủ, Minh Luận, Đặng Đại, Trần Nguyên, Thu An, Thanh Tuyền) đã khẳng định mạnh mẽ vai trò của báo chí nói chung, báo Tuổi Trẻ nói riêng như một lực lượng đi đầu trong cuộc
chiến chống tham nhũng và tiêu cực Tuổi Trẻ đã phát hiện vụ việc, chứng minh hàng trăm nghìn điện kế điện tử được ngành Điện lực TP HCM mua từ Công ty Linkton Singapore là những điện kế “dỏm”, chạy “phi mã”, tính tiền “khống” cho người tiêu dùng Tuổi Trẻ đã làm cuộc đột phá trong hoạt động tổ chức CDTT của mình băng hình thức cử cả PV ra nước ngoài, sang Singapore tìm đến
tận công ty đã cung cấp điện kế điện tử cho ngành điện lực thành phố đề tìm đến
Trang 37-33-
lãnh đạo ngành điện TP HCM bị xử lí hình sự, ông giảm đốc Công ty Điện lực
TP HCM- đại biểu Quốc hội bị miễn nhiệm, mà sức ép công luận từ chiến dịch
đã mang lại ảnh hưởng quốc tế khi Văn phòng Interpol chính thức phát lệnh truy nã quốc tế đối với Wong Justin Kaleung - nguyên chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Linkton Vina và là giám đốc Linkton Singapore về tội sản xuất và bn bán hàng giả Ngồi ra, sau chiến dịch, đã có 32.097 khách hàng được trả tiền theo phương án tính bình quân và khoảng 251.000 khách hàng được trả tiền theo phương án đối chứng
Như vậy, có thể thấy tổ chức CDTT trên báo chí là một phương thức to chức thông tin đặc biệt, hướng đến việc cung cấp cùng lúc khối lượng thông tin nhiễu nhất về cùng một chủ đề với mục tiêu tạo ra ấn tượng thông ti
mạnh nhất đến công chúng Theo đánh giá của Denis MeQuail thì đây là đại diện cho xu thế truyền thông mới vì mỗi CDTT đều quy tụ cùng lúc được nhiều ưu thể của truyền thông hiện đại: tập hợp hoạt động của nhiều PV, su hỗ trợ, đầu tư kinh phí, phương tiện mạnh mẽ của tòa soạn Và Sự “tiếp sức”, ủng hộ của bạn đọc
Các cơ quan truyền thông tận dụng được lợi thế của hình thức tổ chức thông tin sâu, rộng, chất lượng, nhanh chóng, tổng luc cua CDTT sé c6 diéu kién nhiều hơn để khẳng định giá trị thương hiệu của mình trong nền kinh tế thị
Trang 38CHUONG 2
THUC TRANG TO CHUC CHIEN DICH THONG TIN
TREN BAO TUOI TRE
(Khảo sát từ tháng 6- 2006 đến tháng 6- 2008) 2.1 Nội dung tổ chức các chiến dịch thông tin
2.1.1 Biểu dương các cá nhân tiêu biểu, khơi dậy một phong trào, một
hoạt động xã hội thiết thực 2.1.1.1 Phạm vi thông tin
Từ trước đến nay, việc phản ánh những tắm gương, khắc họa những chân dung tiêu biểu luôn chiếm dung lượng ưu tiên và hứa hẹn sự ủng hộ nhiệt thành từ bạn đọc Tuổi Trẻ Điểu này “ăn khóp” với quan niệm nguyên thủy về CDTT cua Denis McQuail: CDTT để thành công ở những “nhóm nội dung hướng đến phúc lợi xã hội và nằm ngoài những đòi hỏi vé chi phi” [88, tr 295] Khi cong chúng thấy tờ báo thông tin về nội dung mà bản thân tờ báo không được hưởng lợi, cũng không để phục vụ cho lợi ích của riêng ai thì họ rất dễ tin tưởng, đồng thuận và trân trọng dòng tin ay Dé là lí do để những CD lớn của Tuổi Trẻ, mang dấu ấn thương hiệu của tờ báo trước thời gian khảo sát- như luận văn đề cập ở chương I- cũng chính là những chiến dịch hướng đến cộng đồng, tạo lập các phong trào xã hội điển hình “Mãi mãi tuổi 20”, “Xoa dịu nỗi đau da cam” đem đến sức mạnh thông tin từ chính cái gốc “vì cộng đồng” như vậy
2.1.1.2 Mục tiêu thông tin
VI Lênin đã chỉ ra rằng : “7 báo không những chỉ là người tuyên truyền tập thể và cố động tập thể mà còn là người tổ chức tập thé” [41] Bao chi, theo quan niệm của V.I.Lênin, không đơn thuần chỉ là phương tiện đưa tin, mà còn là môi trường thông tin thuận lợi nhất để tạo ra sức mạnh cộng đồng, sự đồng thuận
Trang 39_35-
mục tiêu chung của xã hội Báo chí không chỉ thông tin những gì người dân đã làm được, khuyến khích những gì họ đã gây dựng được, mà bản thân báo chí phải trở thành trung tâm tô chức những phong trào xã hội tích cực để người dân cùng hưởng ứng tham gia Việc tốt nhân lên từ những tắm gương cụ thể sẽ vừa mang dau ấn riêng của cá nhân, vừa thể hiện được mẫu số chung của nét đẹp đời thường, để mỗi người tự soi vào bản thân, ý thức hơn về trách nhiệm của mình,
củng cố thêm niềm tin vào xã hội, vào cuộc sông
Vai trò “tổ chức tập thể” như V.I.Lênin nói- không gì khác- là vai trò kêu gọi, tạo dựng và khuếch tán phong trảo, đem đến cho báo chí sức mạnh liên kết cộng đồng, củng có những nhận thức xã hội có thể đem lại lợi ích cho cộng đồng Vai trò ây, xét đên cùng, cũng chính là mục tiêu hướng tới của các CDTT - khơi dậy phong trào xã hội, biểu dương những tấm gương điển hình mà Tuổi Trẻ đã thực hiện trong nhiều năm qua
2.1.1.3 Các chiến dịch cụ thể
- Tao dựng phong trào xã hội từ những tâm gương cá nhân giàu sức sông:
Nhờ Báo Tuôi Trẻ, nhiều phong trào xã hội được “nhen lửa” từ các tâm gương “có địa chỉ”, chứ không phải bằng sự hô hào hay lí luận chung chung Chân dung chị Trâm, anh Thạc của “Mãi mãi tuổi 20” sẽ còn theo mãi bước chân lớp lớp thanh niên VN trong hành trình lập thân, lập nghiệp, sống bằng lí tưởng dân tộc, bằng niềm tin và sức công hiến vô bờ Sức sống của chiến dịch đã được khơi nguồn từ những chân dung sống động, những con người viết nên lịch Sử bằng tâm hồn, trái tim, lòng nhiệt thành tuổi trẻ của một thời máu lửa
Trang 40cả vật chất và tỉnh thần của bạn đọc đối với phong trào hay với chính nhân vật
cần được hỗ trợ Chương trình “Vì ngày mai phát triển” với những CDTT, chương trình hành động xã hội lớn như Học bồng dành cho đối tượng học sinh người dân tộc bốn tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kontum; Học bổng và phần thưởng thủ khoa” dành cho học sinh đỗ đầu vào các trường ĐH; Trợ vốn làm kinh tế gia đình và trao giải cho giáo viên vùng sâu đã trở thành “người bạn của nhà nghèo” Hai mươi năm bền bỉ thực hiện xấp xỉ 200 chiến dịch mục tiêu cho chương trình, “Vì ngày mai phát triển của báo” đã huy đồng được số tiền tương đương hơn 5.000 lượng vàng hỗ trợ cho hàng chục ngàn sinh viên, cải thiện đời sống cho khoảng 3.000 giáo viên ở các vùng ven, ngoại thành TP HCMEvà các vùng khó khăn lân cận CDTT “Tiếp sức đến trường” được tổ chức vào mỗi đầu năm học đã và đang trở thành một chương trình hành động xã hội rộng khắp Từ trang viết, hiện lên rất cụ thể những tắm gương vượt khó điển hình, kêu gọi được sự ủng hộ kịp thời của bạn đọc đối với những học sinh giỏi, trúng tuyển vào ĐH, nhưng hoàn cảnh quá khó khăn không có khả năng theo học Sức lan tỏa của chiến dịch không dừng lại ở ý nghĩa cộng đồng do bản thân Tuổi Trẻ tạo ra, mà là sự nhập cuộc của nhiều tờ báo khác,
cùng chung hướng đích thông tin Bat đầu từ ngày 6/8/2008, Báo Tiền phong
thực hiện chương trình “Gập ghénh đường đến giảng đường” với mục tiêu, đối tượng hỗ trợ hoàn toàn giống với CDTT “Tiếp sức đến trường” mà Tuôi Trẻ đã thực hiện từ năm 2003 đến nay Nhận xét về những CDTT đi vào lòng người của Tuổi Trẻ, kêu gọi được sự chia sẻ tổng lực của xã hội đối với những mảnh đời khó nhọc, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có những dòng tâm tư đầy xúc động:
Nói đến n phong: trào cứu trợ động bào, tự nhiên tôi đâm r ra ai di ngại