1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương

150 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 10,57 MB

Nội dung

Trang 1

HÓOU VIÊM CHÍNH TRỊ QC GIÁ

HỖ CHÍ MINH

PHẦN VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÊN

Trang 2

số

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHAN VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TORS

LUON G THI THANH XUAN

—— CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ

TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(KHAO SAT KHU VUC 5 TINH DONG BẰNG SÔNG HỒNG TỪ 06/2003 - 06/2004)

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60 32 01

Luận văn Thạc sỹ Báo chí

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 3

MỞ ĐẦU HH 11111111111 tre 5

Chuong 1: QUA TRINH THANH LAP VA PHAT TRIEN CUA

5 ĐÀI ¬— 12

1.1 Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định co 12

1.2 Đài Phát thanh - Truyền bình Hà Nam : 15 1.3 Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình : 16

1.4 Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương 18

1.5 Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình - 2.s- 21

1.6 Công tác khảo sát tại địa phương c.c cà 2:

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH

THỜI SỰ TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG 29

2.1 Tiếp cận những khái niệm liên quan 29 2.2 Thực trạng chất lượng chương trình Thời sự trên sóng

truyền hình địa phương 22c vỐ, 32

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG

[RÌNH THỜI SỰ TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG 105

3.1 Nâng cao chất lượng chương trình Thời sự truyền hình

Trang 4

Bang 1 - Bang 2 - Bang 3 - Bang 4 - Bang 5 - Bang 6 - Bang 7 - Bang 8 - Bang 9 -

DANH MUC BANG BIEU

Một số tiêu chí khảo sát đối với đối tượng khán giả của chương trình Thời sự truyền hình địa phương tại 5 tỉnh 25 Tỷ lệ phóng viên đồng nghiệp tham gia trả lời phiếu hỏi 27 Một số tiêu chí khảo sát đối với phóng viên đồng nghiệp tại 5 Đài

địa phƯƠng « HH HH nh HH HH TH ng 27

Chế độ sản xuất và phát sóng chương trình Thời sự truyền hình của 5 Đài địa phương ch Hà HH HH Hàng ngư, 43 Ý kiến khán giả về số lượng và giờ phát sóng của chương trình Thời sự truyền hình địa phương tại 5 tỉnh . -cc << 44 Ý kiến cán bộ phóng viên về những khó khăn thường gặp trong khi làm Thời sự truyền hình địa phương - -c+c+ccscccxes 48 Tỷ lệ công chúng theo dõi chương trình Thời sự truyền hình địa phương tại 5 tỈnh - cá tk nàng Ho ràp 58 Lya chọn của công chúng địa phương đối với các chương trình

truyền hình ch HH TT Hy 59

Mức độ quan tâm của công chúng đối với các loại thông tin trong chương trình Thời sự truyền hình địa phương .-xc«o 66 10 Bảng 10 - Đánh giá của khán giả về những tồn tại trong nội dung thông tin

11

của chương trình Thời sự truyền hình địa phương 72 Bằng 11 - Ý kiến khán giả về người dẫn chương trình Thời sự truyền hình

địa phƯƠN .- Ăn HH HH HH nh net 96 12 Bảng 12 - Ý kiến khán giả về hình thức chương trình Thời sự truyền

13

14

hình địa phưƠng .- - - <3 HH ng th ng gu nườ 104

Bảng 13 - Ý kiến cán bộ phóng viên về những yếu tố quyết định chất lượng chương trình Thời sự truyền hình địa phương se 108 Bảng 14 - Ý kiến cán bộ phóng viên về tính tập thể trong phối hợp sản xuất

chương trình Thời sự truyền hình địa phương -.-.-.‹- 115

Trang 5

PT - TH VTV UBND HĐND : Phát thanh truyền hình : Truyền hình Việt Nam

: Uy ban nhân dân

: Hoi déng nhân dân

Trang 6

1 LY DO CHON DE TAI

Xã hội hiện đại luôn hướng tới một nền công nghiệp truyền hình nhiều

kênh, đa dạng hố đối tượng cơng chúng, đa dạng hoá thị hiếu tiếp nhận thông

tin Ở nước ta, thông tin thời sự truyền hình đã chiếm lĩnh một vị trí quan

trọng trong nhu cầu và thị hiếu của công chúng bên cạnh sự gia tăng đáng kể khối lượng thông tin giải trí trên phương tiện truyền hình trong nước những

năm gần đây Những điều kiện mới trong tiếp cận thông tin truyền hình đã

làm thay đổi cả điện mạo, cách thức cung cấp thông tín thời sự của nhà sản

xuất lẫn thói quen lựa chọn và sử dụng thông tin thời sự của công chúng

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, công chúng đặt ra những yêu câu rất cao đối với thông tin thời sự truyền hình: Đó là tính cập nhật, chuẩn xác, phong phú, sinh động, định hướng, dự báo, kèm theo sự bảo hành chính thống về xuất bản Đây được xem như một hệ thống tiêu chuẩn thước đo chất lượng sản phẩm thông tin thời sự và đánh giá năng lực đáp ứng nhu cầu công

chúng của các kênh thông tin thời sự truyền hình

Thông tin thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam hội tụ và tập hợp khá đây đủ những tiêu chí về chất lượng, đáp ứng được mong đợi của đông đảo

công chúng Tuy nhiên, Đài Truyền hình Việt Nam vẫn chưa thể mở rộng tầm với, thâu tóm đầy đủ, chỉ tiết và làm thoả mãn mọi nhu cầu về thông tin thời

sự của công chúng khắp cả nước Hệ thống các đài truyền hình địa phương vì

thế cân vào cuộc bằng những chương trình thời sự riêng của mình, trước hết nhằm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công chúng bản địa về

những sự kiện hoạt động mang ý nghĩa xã hội diễn ra trên địa bàn Qua đó, thực hiện mục tiêu tuyên truyền phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương theo định hướng chỉ đạo

Chương trình thời sự của truyền hình địa phương, mà ở đây chủ yếu để

cập tới chương trình của một số đài truyền hình tỉnh, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, có chung những nét tương đồng về địa lý, văn hoá, kinh tế, dân

Trang 7

phương cho phép tìm hiểu cụ thể về những nguyên nhân, những điểm hạn chế còn tồn tại làm ảnh hưởng tới chất lượng của chương trình thời sự truyền hình

địa phương, từ đó, tìm và đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế tền tại

nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình

Thông tin thời sự truyền hình địa phương luôn có một ý nghĩa và vai trò

to lớn đối với đời sống xã hội của cộng đồng cư dân một địa phương nhất

định, nó tạo ra ảnh hưởng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự nghiệp xây

đựng, phát triển địa phương Vì thế, hiệu quả của thông tin thời sự truyền hình

địa phương là mục tiêu mà mỗi đài địa phương luôn hướng tới Tìm cách cải

tiến nâng cao chất lượng chương trình thời sự truyền hình địa phương cả về

nội dung và hình thức thể hiện nhằm thu hút lượng lớn công chúng địa phương và các vùng phụ cận sẽ giúp cho uy tín, vị thế và sức mạnh thông tin của

phương tiện báo chí truyền hình địa phương có bước phát triển cao hơn Đây là lý do thiến tác giả luận văn quan tâm và quyết định chọn đề tài Chương trình

thời sự trên sóng truyền hình địa phương (khảo sát từ 06/2003 - 06/2004 tại % tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Thái Bình) để thực hiện nghiên cứu và bảo vệ tốt nghiệp học vị Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí, khoá học 2001 - 2004

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

So với các loại hình báo chí, truyền hình ở nước ta ra đời muộn Đối với

địa phương, truyền hình chỉ được tính từ những năm 1990 Các công tình nghiên cứu từ trước đến nay về lĩnh vực truyền hình trong nước nói chung không nhiều Hơn nữa lại ưu tiên tập trung vào hướng nghiên cứu khai thác kỹ

năng nghề nghiệp, nhằm thực hiện mục tiêu ứng dụng sản xuất và sáng tạo nội

dung các chương trình truyền hình Những công trình nghiên cứu riêng về chương trình thời sự truyền hình và đặc biệt là thời sự truyền hình địa phương

một cách hệ thống và chi tiết, chưa từng được tác giả nào thực hiện Các tài

Trang 8

luận nhỏ mang tính phát hiện, nêu vấn để, đưa ra ý kiến gợi mở để phát triển ý tưởng nghiên cứu sâu hơn

Để thực hiện dé tài của luận văn này, tác giả chủ yếu tham khảo những

tài liệu giáo trình truyền thống về bộ môn truyền hình sử dụng giảng đạy tại

khoa Báo chí của Phân viện Báo chí - Tuyên truyền và trường Đại học KHXH- NV Hà Nội, các tài liệu giáo trình nước ngoài địch sang tiếng Việt về lĩnh vực

truyền hình và những vấn để liên quan Bên cạnh đó, thu thập, tham khảo và

kế thừa có chọn lọc một số tài liệu nghiên cứu khoa học đã công bố có nội dung liên quan

Quá trình khảo sát thực tế tại các đài truyền hình địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hà Nam,

Ninh Bình, Hải Dương có thể xem là nguồn đữ liệu quan trọng và sinh động để thực hiện giải quyết ý tưởng đề tài và hình thành nội dung luận văn

Luận văn này, trên tính thần kế thừa thành tựu những nghiên cứu trước

đó, bên cạnh những phát hiện mới đóc rút từ hoạt động thực tiễn cơ sở về một

vấn để mang tính nghiên cứu chuyên sâu sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống

kiến thức khoa học cái nhìn mới, đa đạng đối với lĩnh vực phát triển rất rộng của loại hình báo chí truyền hình, đặc biệt là truyền hình hiện đại

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Mục đích nghiên cứu

Khi xác định được mối liên hệ chặt chế và tầm quan trọng của thông tin

thời sự trong kết cấu tổng thể mỗi chương trình truyền hình hoàn thiện phát

sóng hàng ngày của đài địa phương, luận văn này hướng tới mục đích nghiên

cứu điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế và mức

độ ảnh hưởng, tác động của những thông tin thời sự do đài truyền hình địa phương sản xuất nhằm thực hiện những chức năng báo chí đặt ra đối với một

tờ báo hình ở địa phương; đánh giá tính thiết thực của những thông tin thời sự

Trang 9

đang có cơ hội tiếp nhận và lựa chọn

Có một thực tế là hiện nay các chương trình truyền hình của địa phương

nói chung, thời sự nói riêng đều không đạt tới mức độ yêu cầu, đòi hỏi, nhằm thoả mãn nhu cầu công chúng Nhất là trong điều kiện truyền hình địa phương

phải cạnh tranh về tính hấp dẫn, thu hút công chúng với hàng loạt các loại

hình, phương tiện truyền thông đại chúng khác

Lam thế nào để truyền hình địa phương, đặc biệt là chương trình thời sự phát triển đạt hiệu quả thông tin tuyên truyền như mong muốn? Nghĩa là

khẳng định được tính ích lợi để giữ vững công chúng, lý tưởng hơn là để công

chúng tự nguyện lựa chọn thông tin thời sự địa phương vì tính hấp dẫn và vì sự

thiết yếu của nó mang lại Đây thực sự là vấn để đặt ra với không chỉ riêng 5

đài địa phương mà luận văn có địp lựa chọn tìm hiểu Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định đặc điểm lịch sử hình thành, phát triển của 5 đài địa phương

thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng và địa bàn cung cấp thông tin của

chương trình thời sự truyền hình các đài địa phương đó

- Đánh giá thực trạng quy trình sản xuất chương trình thời sự truyền hình của Š đài địa phương

- Đánh giá thực trạng chất lượng chương trình thời sự truyền hình của 5

đài địa phương

- Đề xuất các giải pháp áp dụng phù hợp với thực tế và điều kiện phát

triển của đài địa phương nhằm cải tiến nâng cao chất lượng chương trình thời sự truyền hình địa phương

- Hình thành, cung cấp hệ thống số liệu khảo sát những tiêu chí liên

quan tới chất lượng chương trình thời sự truyền hình địa phương

Trang 10

hiện là những chương trình thời sự truyền hình đã phát sóng thời gian từ tháng 06/2003 đến 06/2004 của 5 đài truyền hình địa phương: Hà Nam, Nam Định,

Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương

Sở đĩ đề tài lựa chọn phạm vi không gian nghiên cứu tại 5 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương là vì 5 tỉnh này có nhiều

điểm tương đồng về đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, điểu kiện kinh tế xã

hội và nết văn hoá vùng trong cùng hệ văn hoá - văn minh nông nghiệp lúa

nước truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp thu thập, nghiên cứu, kế thừa các tài liệu

Tác giả luận văn sưu tâm và tập hợp nguồn tài liệu đã công bố có nội

dung liên quan thông qua nhiều kênh cung cấp khác nhau như: thư viện, hiệu sách, giáo viên hướng dẫn, bạn bè đồng nghiệp

Với những tư liệu băng ghi hình chương trình và tài liệu có giá trị cung cấp thông tin, số liệu liên quan tới đặc điểm tình hình của đài địa phương, được sử dụng làm cứ liệu khoa học chính thức trong luận văn đều đo lãnh đạo

đủ thẩm quyển tại các cơ quan đài truyền hình địa phương đồng ý ký duyệt thông qua trước khi cung cấp và có trích dẫn nguồn chính xác, trung thực

5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát

- Đề tài luận văn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học lập bảng hỏi

đối với hai nhóm đối tượng khảo sát là: phóng viên đồng nghiệp tại các đài địa

phương và công chúng của chương trình thời sự truyền hình địa phương

Mẫu phiếu hỏi được lập riêng cho mỗi loại đối tượng với những thông

tin điều tra phục vụ cho việc làm sáng tô và giải quyết các luận điểm khoa học

Trang 11

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo các đài địa phương phục vụ cho nội dung chương 3 xây dựng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng chương trình thời sự truyền hình địa phương một cách sát với hoạt

động thực tiễn tại địa phương

- Tự bản thân xem và khảo sát các chương trình thời sự truyền hình của các đài địa phương

5.3 Các phương pháp khác

Taiận văn còn sử dụng kỹ năng của các phương pháp phân tích - tổng

hợp, so sánh, suy luận, điễn giải để tiến hành thực hiện mục tiêu nghiên cứu

của đề tài

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN

Xã hội càng hiện đại, càng không thể thiếu thông tin ở mọi lĩnh vực, không phân biệt nguồn cung cấp Thị hiếu tiếp nhận thông tin và lợi ích hưởng

thụ thong tin sẽ lựa chọn, quyết định sức mạnh phát triển của nguồn cung cấp thông tin Thời điểm này, nhiều đài truyền hình địa phương đã kịp thích nghi

với thời cuộc, với xu thế phát triển chưng của công nghệ truyền hình hiện đại, mạnh dạn bứt phá và đầu tư trong hướng đi mới Tuy nhiên, đó là số ít Thực

trạng chung, phần lớn các đài địa phương tồn tại và hoạt động trong vai trò là một phương tiện tuyên truyền nặng về thực biện các nhiệm vụ chính trị địa phương, mà kém năng động trong việc thay đổi, làm mới mẻ phong cách sản

xuất, cung cấp thông tin nhằm thích ứng với thế hệ công chúng đã có nhiều thay đổi về thói quen, nhu cầu tiếp nhận thông tin trong nhịp độ cuộc sống xã

hội hiện đại

Công việc nghiên cứu để tài luận văn, chỉ ra nguyên nhân và giải pháp

khắc phục thực trạng vừa nêu, sẽ là đóng góp nhỏ mang ý nghĩa trên cả hai

phương diện: lý luận khoa học và ứng dụng thực tiễn Hiệu quả thiết thực luận

văn mong muốn đạt được đó là ít nhiều nó tác động và làm thay đổi theo

hướng tích cực về ý thức nghề nghiệp của những người đang làm truyền hình

địa phương Thứ nữa, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo dành cho những

Trang 12

Những khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá từ luận văn này sẽ là những căn cứ rất khiêm tốn có thể giúp ích cho công tác định hướng quy

hoạch phát triển, hoặc cũng có thể là gợi ý cho những ý tưởng đổi mới, sáng tạo sản xuất các chương trình thời sự có chất lượng tốt hơn phát trên sóng truyền hình địa phương

7 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Luân văn gồm các phần:

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG:

Chương 1: Quá trình thành lập và phát triển của 5 đài

Chương 2: Thực trạng chất lượng chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương

Chương 3: Giải pháp nắng cao chất lượng và hiệu quả chương `

Trang 13

Chương Í

QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA 5 ĐÀI

1.1 ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH NAM ĐỊNH

1.1.1 Đặc điểm địa lý đân cư

Tỉnh Nam Định có diện tích 1.669 km2, dân số 1.900.000 người, mật

độ bình quân dân số 1.137 người/km?, trong đó số dân vùng nông thôn chiếm hơn 80%

- Đơn vị hành chính: 1 thành phố và 9 huyện Bao gồm:

+ Thành phố Nam Định

+ Các huyện: Mỹ Lộc, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Ý Yên,

Nam Trực, Trực Ninh, Giao Thuỷ, Vụ Bản

- Đường bộ từ Hà Nội đi: 90 km

1.1.2 Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định

Ra đời vào ngày 1/9/1956 với tên gọi Đài truyền thanh Nam Hà, nhiệm vụ của Đài lúc ấy là thực hiện mục tiêu tuyên truyền bằng hệ thống phát thanh

và truyền thanh cơ sở nhằm phục vụ sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc,

thống nhất đất nước Sở đĩ có tên Đài truyền thanh Nam Hà là bởi khi đó 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam vẫn hợp nhất, chưa chia tách như hiện nay

Năm 1974, thêm một lần thay đổi về địa giới hành chính, tỉnh Hà Nam Ninh ra đời trên cơ sở có sự sát nhập thêm tỉnh Ninh Bình.Tên gọi Đài Phát thanh Hà Nam Ninh vì thế cũng được đổi lại cho phù hợp

Trang 14

thanh - Truyền hình Hà Nam Ninh Tên gọi đó đánh đấu mốc khởi điểm sự phát triển công tác truyền hình nói riêng trên chặng đường đài của ngành phát thanh - truyền hình tỉnh Hà Nam Ninh Máy phát hình đầu tiên của Đài lúc

bấy giờ có công suất 10W, phát hệ đen trắng, phục vụ việc tiếp phát chương trình truyền hình trung ương, chưa có thiết bị để làm chương trình Tháng 6/1989, máy phát nâng công suất lên 1OOW đồng bộ và hồn chỉnh do Liên Xơ (cũ) chế tạo, phát hệ đen trắng Đi kèm máy phát 100W có thêm bộ thiết bị dựng

hình National và 2 camera F10 Như vậy, phải đến thời điểm này tên gợi là Đài

phát thanh - truyền hình mới thực sự mang ý nghĩa đúng của nó Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nam Ninh từ giữa năm 1989 đã có thể vừa làm nhiệm vụ tiếp phát chương trình của Đài Trung ương, vừa bước đầu tập dượt sản xuất những

chương trình truyền hình đầu tiên của mình: 2 chương trình thời sự / tuần, với

những tin tức còn ở dang thé so về hình ảnh, chỉ chú trọng lời bình, nhầm phản

ánh tình hình hoạt động chung mọi lĩnh vực trong địa bàn tỉnh

Năm 1991, tỉnh Ninh Bình lại tách ra thành 1 tỉnh độc lập, còn lại tỉnh

Hà Nam Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh cũ cũng phải chia tách theo, trở thành Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Hà Thời điểm này cũng là cơ hội để

Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Hà được trang bị nâng cấp về điều kiện,

thiết bị hoạt động Cùng năm này, Đài có thêm máy phát hình màu hệ PAL công suất 1000W, do hãng Thomson sản xuất Với máy phát hình này và các

thiết bị đầu tư bổ sung, phạm vi phủ sóng của Đài tăng lên đáng kể, sóng truyền

hình đã lan toả đến các huyện thay vì chỉ có một thành phố Nam Định như

trước có Thiết bị dựng hình, camera M3000, M9000, máy vi tính và nhiều thiết

bị phụ trợ cũng được trang bị thêm Từ đó đến năm 1996, Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Hà còn có thêm một máy phát hình màu khác công suất

5000W của hãng Harris sản xuất, phát trên băng tần UHP

Bên cạnh sự tăng trưởng về lực lượng kỹ thuật, đội ngũ phóng viên, biên

tập cũng không ngừng phát triển Từ chỗ ban đầu chỉ có 3 người làm việc

trong lĩnh vực truyền hình vào năm 1988, đến thời điểm năm 1996 đã hình

Trang 15

tham gia trực tiếp ở các khâu sản xuất tiền kỳ, hậu kỳ và truyền dẫn phát sóng, đảm bảo tiếp phát sóng các chương trình truyền hình trung ương hàng ngày và sản xuất 3 chương trình truyền hình địa phương một tuần, thời lượng mỗi

chương trình khoảng 15 phút

Năm 1997, lại thêm một lần tách tỉnh, lúc này Đài Phát thanh - Truyền

hình Nam Hà đổi thành Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định và tên gọi đó

tồn tại cho đến nay Sau tách tỉnh gần một năm, Đài Phát thanh -Ttruyền hình Nam Định đã tiến tới thực hiện sản xuất 7 chương trình truyền hình địa

phương / tuần, trong đó có 6 chương trình thời sự và chuyên đề, chuyên mục

Cơ chế sản xuất này vẫn được giữ nguyên cho đến nay chưa thay đổi

Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định hoạt động với mô hình không tách biệt trong khâu sản xuất tiền kỳ giữa hai loại hình báo chí phát thanh và truyền hình, nghĩa là lực lượng đội ngũ phóng viên viết vừa chịu trách nhiệm sản xuất chương trình truyền hình, đồng thời vừa sản xuất chương

trình phát thanh Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình hiện ở trình độ công nghệ không cao, thiếu đồng bộ, sử dụng băng ghi hình và phát hình tiêu chuẩn analog là chủ yếu, đo đó chất lượng bị suy giảm đáng kể Giống như nhiều đài địa phương cấp tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định đang

tiến tới chuẩn hoá thiết bị sản xuất theo cơng nghệ số hố

Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định với 2 máy phát hình, 3 trạm

phát lại có khả năng phủ sóng tới 100% địa bàn dân cư, kể cả vùng lõm, tuy nhiên chất lượng sóng chưa hoàn toàn đồng đều Lịch tiếp phát sóng trong ngày

các chương trình của truyền hình Việt Nam bố trí luân chuyển hợp lý giữa các

kênh VTV1, VTV2, VTV3 và chương trình địa phương, đảm bảo khai thác tối

đa công suất máy

Các thông tin cơ bản về Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định hiện nay: - Máy phat hinh : Thomson 1 KW, Harris 5 KW

Trang 16

- Số trạm phát lại: 3 trạm

~Tổng số nhân lực: 83 người (phát thanh và truyền hình)

1.2 ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HÀ NAM

1.2.1 Đặc điểm địa lý dân cư

Tỉnh Hà Nam có diện tích 838,9 km?, dân số 820.000 người, mật độ bình quân dân số 978 người / km?, dân số vùng nông thôn chiếm hơn 80%

- Đơn vị hành chính: 1 thị xã, 5 huyện Bao gồm :

+ Thị xã Phủ Lý

+ Huyện: Kim Bảng, Thanh Liêm, Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân

- Đường bộ đi từ Hà Nội: 59 km

1.2.2 Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nam

Thành lập ngày 01/ 01/ 1997, khi tỉnh Hà Nam tách ra từ tinh Nam HA

cũ Nhiệm vụ của Đài là thực hiện mục tiêu tuyên truyền bằng phương tiện phát thanh, truyền hình phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển địa phương khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới

Ngay từ khi thành lập, Đài được trang bị cơ bản về lực lượng nhân sự cũng như thiết bị kỹ thuật đảm bảo phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền tại địa phương Tuy nhiên, những năm mới thành lập, Đài Phát thanh - Truyền hình

Hà Nam chỉ có thể sản xuất được 3 chương trình truyền hình địa phương/tuần,

không có chương trình giải trí và không tiếp phát sóng chương trình truyền hình trưng ương Phải đến đầu năm 2004 này, do nhu cầu đổi mới cũng như sự

đòi hỏi của nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, Đài phát thanh-truyền hình Hà

Nam mới chính thức thực hiện việc sản xuất và phát sóng 6 chương trình

truyền hình địa phương/tuần, trong đó có 6 chương trình thời sự Đi liền theo đòi hỏi tăng thêm thời lượng chương trình sản xuất, như lời ông Trần Mạnh

Trang 17

_ thiết bị đựng hình công nghệ kỹ thuật số, với giá trị đầu tư khoảng 5 tỷ đồng VN, nâng số lượng bần dựng hình lên thành 3 bộ hoàn chỉnh Tuy nhiên, với thiết bị đựng hình kỹ thuật số, mới chỉ phục vụ cho khâu sản xuất hậu kỳ, trong khi thiết bị sản xuất tiền kỳ như camera, băng ghi hình vẫn chưa có điều kiện chuẩn hố theo cơng nghê kỹ thuật số thì hiệu quả khai thác công nghệ dựng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình địa phương nói chung của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nam phần nào đó bị giảm sút

Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nam cũng đang hoạt động trên mô hình không tách biệt độc lập hai bộ phận sản xuất tiền kỳ phát thanh

riêng, truyền hình riêng

Các thông tin cơ bản về Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nam hiện nay:

- Máy phát hinh: Toshiba 5KW, VTC 1 KW ~ D6 cao anten: 106 m, loại cột tự đứng - Số trạm phát lại: 01 trạm

- Tổng số nhân lực: 50 người (phát thanh và truyền hình) 1.3 ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỂN HÌNH NINH BÌNH

1.3.1 Đặc điểm địa lý dân cư

Tỉnh Ninh Bình có diện tích 1406 km2, đân số 928.550 người Mật độ bình quan đân số 661 người / km? Dân số vùng nông thôn chiếm 80%

- Đơn vị hành chính: 2 thị xã, 6 huyện Bao gồm : + Thị xã: Ninh Bình, Tam Điệp

+ Huyện: Yên Khánh, Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô, Kim Son, Hoa Lu

- Đường bộ đi từ Hà Nội: 93 km

1.3.2 Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình

Khi tỉnh Ninh Bình tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh cũ, ngày 20/4/1992, Đài

Trang 18

thuộc UBND tỉnh Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình có nhiệm vụ thực hiện tốt mục tiêu tuyên truyền cũng như có định hướng tuyên truyền đúng đắn, hiệu quả phục vụ sự nghiệp xây dựng phát triển địa phương thời kỳ đổi mới

Thời gian khi mới thành lập, Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình bên

cạnh nhiệm vụ tiếp phát sóng chương trình của hai đài quốc gia, thực hiện sản

xuất được 2 chương trình truyền hình địa phương/tuần Đến năm 1999 nâng lên 3 chương trình/tuần và từ năm 2003 đến nay tách kênh riêng phát sóng và sản

xuất 7 chương trình/tuần, trong đó có 5 chương trình thời sự, mỗi chương trình

thời sự có thời lượng từ 20 - 30 phút, chưa kể chuyên đề chuyên mục

Hiện nay Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình đang sử dụng 3 dây chuyển dựng dùng cho hệ băng S-VHS bán chuyên dụng (analog), camera vừa dùng băng S-VHS, vừa dùng băng BEBTACAM, chưa sử dụng công nghệ kỹ thuật số Cuối năm 2004 đự kiến thay thế toàn bộ hệ thống đây chuyển sản xuất chương trình hệ S-VHS bằng công nghệ số DV CAM mang tính chuyên

dụng cao hơn Ước tính giá trị đầu tư khoảng 3 tỷ đồng VN

Khác với nhiều đài địa phương khác, Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh

Bình thực hiện từ năm 1999 chức năng chun mơn hố cao: phát thanh và truyền hình là hai “tờ” báo riêng biệt với hai lực lượng tổ chức sản xuất riêng nhưng

chung bộ máy quản lý

Bắt đầu từ năm 2003, với 3 máy phát hình, 7 trạm phát lại truyền hình đạt tổng công suất phát 12,3 KW Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình đã

tiếp phát cả 3 kênh của truyền hình Việt Nam đạt 45 giờ / ngày: 100% chương trình VTVI, VTV3 và 60% chương trình VTV2 Diện tích phủ sóng truyền hình

đạt 85% địa bàn dân cư, trừ một số xã vùng núi chưa thể khắc phục Ninh Bình là tỉnh duy nhất trong 8 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng có 3 máy phát hình đang

hoạt động cùng lúc

Các thông tin cơ bản về Đài phát thanh-truyền hình Ninh Bình: - Máy phát hình: NEC 1KW, Toshiba 5KW, BIESA 5SKW

Trang 19

- $6 tram phat lai: 7 trạm (chương trình mục tiêu: 6 trạm)

-_ Tổng số nhân lực: 75 người (phát thanh và truyền hình)

1.4 DAI PHAT THANH-TRUYEN HINH HAI DUONG ' 1.4.1 Dac diém dia ly dan cu

Tinh Hải Dương có diện tích 1661 km?, dân số 1.700.000 người, mật độ bình quân dân số 1023,5 người / km?

- Đơn vị hành chính : I thành phố và 11 huyện, bao gồm:

+ Thành phố: Hải Dương

+ Huyện: Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Mién, Binh Giang

- Đường bộ đi từ Hà Nội: 56 km

1.4.2 Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương

Ngành Phát thanh - Truyền thanh - Truyền hình tỉnh Hải Dương năm

2002 vừa kỷ niệm tuổi 45 Nhìn lại chặng đường 45 năm, những người làm

công tác phát thanh - truyền thanh - truyền hình Hải Dương tất tự hào về những thành tích, những đóng góp của nhiều thế hệ đối với sự nghiệp cách

mạng chung Trong 45 năm đó, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương đã khơng ngừng lớn mạnh, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và nhân dân địa phương giao cho, đó là công tác thông tin, tuyên truyền bằng phương tiện phát thanh - truyền thanh - truyền hình Đài Phát thanh - Truyền hình tính trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một tên gọi phù hợp với

nhiệm vụ và quy mô của Đài trong thời kỳ đó

Thời kỳ Đài Truyền thanh thị xã Hải Dương (1957 - 1961)

Trang 20

chính thức được thành lập, trực thuộc UBND thị xã Hải Dương và là tiền thân

của Đài Truyền thanh tỉnh sau đó

Thời kỳ Đài Truyền thanh tỉnh Hải Dương (1961 - 1967)

Ngày 10/6/1961, Đài Truyền thanh thị xã Hải Dương có Quyết định

chuyển về Phòng thông tin tỉnh thuộc ỦB hành chính tỉnh quản lý Từ đây,

Đài có phạm vi hoạt động rộng hơn, không chỉ trong Thị xã Hải Dương mà vươn ra toàn tỉnh Đài có con dấu riêng và kinh phí hoạt động

Do nhu cầu thực tiễn, hệ thống truyền thanh lớn mạnh nhanh chóng, vai trò của truyền thanh ngày càng được nâng cao, năm 1964 Uỷ ban Hành chính

tỉnh ra Quyết định thành lập Đài Truyền thanh tỉnh Hải Dương, hoạt động dưới sự chỉ đạo của UB Hành chính và Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Kéo dài đến năm 1967, thời kỳ này Đài tập trung tuyên truyền, giáo dục phát huy truyền thống yêu nước, đẩy mạnh công cuộc cải tạo, xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước Nhờ phát triển rộng, hệ thống truyền thanh đã truyền đạt kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cổ vũ nhân

dân sản xuất, chiến đấu

Thời kỳ Đài Truyền thanh tỉnh Hải Hưng (1968 - 1977)

Năm 1968, Đài Truyền thanh tỉnh Hải Hưng được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai đài truyền thanh của tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên Năm

1976, các huyện hợp nhất, tỉnh có 12 huyện, thị xã tương ứng có 12 đài truyền

thanh huyện, thị Trong vài năm hoà bình, hệ thống truyền thanh 4 cấp của

tỉnh được hình thành và phát triển mạnh mẽ

Thời kỳ Đài Phái thanh tỉnh Hải Hưng (1977 - 1989)

Ngày 29/8/1977, Đài truyền thanh tỉnh được đổi tên thành Đài Phát

thanh Hải Hưng theo quyết định của UBND tỉnh Hải Hưng Thời kỳ này Đài tỉnh ngoài chức năng của tờ báo nói, còn thực hiện nhiệm vụ quản lý sự nghiệp phát thanh - truyền thanh trên địa bàn tỉnh Năm 1980, Đài tỉnh tiếp

nhận tổ quay phim nhựa từ Sở Văn hoá - thông tin, sau này được phát triển

thành phòng truyền hình

Trang 21

Thời kỳ Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Hung (1989 - 1997)

Ngày 1/11/1989, UBND tỉnh Hải Hưng ra Quyết định số 1106 - QĐ/UB

về việc đổi tên Đài Phát thanh Hải Hưng thành Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Hưng Đây là thời kỳ đầu của truyền hình, khi đó thiết bị còn rất ít ỏi, chắp vá Đài tiến hành thử nghiệm phát sóng truyền hình kênh 9 bằng các máy phát hình sản xuất trong nước, công suất vài chục oát, phạm vi phủ sóng hẹp và chất lượng kỹ thuật không đảm bảo

Từ sau năm 1992, Đài bắt đầu sản xuất chương trình truyền hình địa

phương Đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, phát thanh viên vốn chỉ quen làm phát thanh buộc phải tự học và thích nghỉ với làm truyền hình

Năm 1993, UBND tỉnh phê duyệt luận chứng kinh tế xây dựng truyền

hình tỉnh Đây là một bước phát triển lớn của Đài, lần đầu tiên, Đài có kênh

truyền hình do Bộ Văn hố-Thơng tin cho phép hoạt động chính thức với máy phát hình đen trắng công suất 1KW Cùng năm đó, Đài có một bàn dựng

chuyên dung S-VHS tuy chưa hoàn chỉnh nhưng bước đầu thay thế cho phương pháp dựng đơn giản trước đây Năm 1996, bên cạnh việc bổ sung

thêm số lượng máy ghi hình, nhiều thiết bị mới làm chương trình cũng được Đài đầu tư như bàn dựng Š-VHS thứ hai, thiết bị trộn âm thanh, trộn hình - kỹ

xảo, máy vi tính Trình độ của đội ngũ kỹ thuật trưởng thành nhanh chóng, đã nắm bắt và làm chủ các thiết bị mới Một số kỹ sư được bổ sung tăng cường vào đội ngũ những người làm truyền hình

Thời kỳ Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương (1997 đến nay) Ngày 1/1/1997, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương được tái lập

lại trên cở sở tình hình mới chia tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương

và Hưng Yên Khi đó 13 người chuyển sang Đài Phát thanh - Truyền hình

Hưng Yên, còn lại 59 người Mặc dù nhiều khó khăn về người và cơ sở vật

chất kỹ thuật, nhưng Đài đã có nhiều cố gắng giữ vững các chương trình và dần từng bước tăng cường số lượng, chất lượng chương trình Sau tái lập, Dai

Phát thanh - Truyền hình Hải Dương tuyển dụng thêm phóng viên, kỹ thuật viên có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành, nhằm từng bước đáp ứng

Trang 22

Trong công tác tuyên truyền, Đài chú ý tập trung phản ánh sự kiện quan

trọng của tỉnh, bám sát đường lối chủ trương chính sách của Đảng; phản ánh toàn điện các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội; phát hiện và nêu gương điển hình tiên

tiến, động viên cổ vũ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của nhân dân Đài là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền, giữ vai trò định hướng dư luận, đưa

thông tin về cơ sé va 1a dién dan tin cậy của nhân dân

Từ năm 1998 đến năm 2001, cùng với dự án Xây dựng Trung tâm Phát thanh - Truyền hình tỉnh do tỉnh Hải Dương đầu tư, Đài Phát thanh - Truyền - hình Hải Dương còn thực hiện thêm được hai dự án mua sắm trang thiết bị sản

xuất chương trình truyền hình, do đó đã nâng chất lượng kỹ thuật sản xuất chương trình từ cấp bán chuyên dụng lên chuyên dụng Tháng 3/1999, lần đầu tiên Đài sử

dụng đồng bộ thiết bị chuyên dụng hệ BETACAM SP để ghi hình, đựng hình và

phát sóng, đánh đấu bước phát triển vượt bậc về chất lượng chương trình truyền hình so nhiều Đài địa phương trong cùng khu vực đồng bằng sông Hồng

Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương sản xuất chương trình truyền hình địa phương theo chế độ hàng ngày, trong đó mỗi ngày đảm bảo có một chương trình thời sự, thời lượng từ 15 - 20 phút, sản xuất các

chuyên đề chuyên mục theo kế hoạch chương trình mỗi tháng Nguồn các

chương trình giải trí như ca nhạc, sân khấu, thể thao, phim truyện có thể đo

Đài tự sản xuất hoặc khai thác để phát sóng

Các thông tin cơ bản về Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương:

~ May phat hinh: NEC 2KW

- -Dé cao anten: 73 m, loai cét tu dting

- S6 tram phat lai: 3 tram (chuong trinh muc tiéu: 2 tram, địa phương: | tram) -_ Tổng số nhân lực: 71 người (phát thanh và truyền hình)

1.5 ĐÀI PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH THÁI BÌNH

1.5.1 Đặc điểm địa lý dân cư

Trang 23

- Đơn vị hành chính: I thành phố và 7 huyện, bao gồm:

+ Thành phố: Thái Bình

+ Huyện: Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Thái Thuy, Tiên Hải, Vũ Thư

- Đường bộ đi từ Hà Nội: 109 km

1.5.2 Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình

Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình thành lập ngày 5/ 9/1959

Giống như các đài phát thanh truyền hình địa phương, ban đầu Đài Thái Bình

cũng chỉ hoạt động với chức năng nhiệm vụ là một đài phát thanh - truyền thanh 3 cấp Tuy vậy, Thái Bình là tỉnh ít có biến động về phân chia địa giới hành chính qua các thời kỳ, điều đó tạo sự ổn định đối với hoạt động phát triển báo chí của ngành phát thanh truyền hình tại địa phương

Trong những năm đất nước còn chiến tranh, Đài Phát thanh Thái Bình bằng hệ thống phát thanh 3 cấp đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ, động viên nhân dân tích cực tham gia chiến đấu, lao động, học tập vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước

Bước sang thời kỳ đổi mới, công tác tuyên truyền của hệ thống báo chí cả nước hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, xã hội dan chủ, văn mỉnh Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình đi vào hoạt động

với đúng chức năng và tên gọi của nó từ năm 1994 khi sóng truyền hình chính

thức được đài địa phương phủ tới khu vực Thị xã Thái Bình, dù phạm vi phủ sóng chỉ trong một bán kính hẹp 3 năm sau đó, với một máy phát hình mầu công suất 20W, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình đã có thể tự sản xuất

và phát sóng 3 chương trình thời sự truyền hình mỗi tuần

Năm 1997 Đài được trang bị thêm một máy phát hình Thomson công

suat 1,2 KW Day là điều kiện tiền để thúc đẩy hoạt động sản xuất chương

trình truyền hình của Đài lên một bước mới Năm 1998 với dự án đầu tư từ ngân sách Trung ương khoảng 7 tỷ đồng, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình có điều kiện trở thành một trong những đài địa phương sớm nhất khu vực

Đồng bằng sông Hồng được tiếp cận với công nghệ truyền hình hiện đại kỹ

Trang 24

camera đến thiết bị dựng hình Đây cũng là thời điểm đánh đấu mốc sự kiện Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình thực hiện nhiệm vụ sản xuất và phát sóng hàng ngày chương trình truyền hình địa phương

Hiện nay Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình thực hiện sản xuất khai thác, trao đối các loại chương trình truyền hình đảm bảo đủ nguồn chương trình lên sóng khoảng 4 giờ mỗi ngày, trong đó có 6 chương trình thời

sự truyền hình mỗi tuần với thời lượng 30 - 45 phút / chương trình

Bộ máy tổ chức khối nội dung và kỹ thuật chịu trách nhiệm sản xuất song song cả hai tờ báo điện tử phát thanh và truyền hình So với 4 đài còn lại trong tổng số 5 đài địa phương mà đề tài luận văn lựa chọn khảo sát, chương

trình thời sự truyền hình của Đài Thái Bình có thể đánh giá là có nhiều điểm

trội hơn cả về chất lượng nội dung, hình thức thể hiện và kỹ năng sản xuất Vì thế, nhiệm vụ thông tin tuyên truyền và khả năng thu hút công chúng địa phương của thời sự truyền hình Thái Bình cũng đạt hiệu quả cao hơn

Các thông tín cơ bản về Đài phát thanh-truyền hình Thái Bình: - May phat hinh: THOMSON 1,2 KW

HARRIS 5 KW

~ 6 cao anten: 125 m, loại cột tự đứng

- Téng sé nhan luc: 90 người (phát thanh và truyền hình)

1 6 CÔNG TÁC KHẢO SÁT TẠI CÁC ĐÀI ĐỊA PHƯƠNG

Đi vào phân tích đánh giá thực trạng chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương là nội dung trọng tâm của đề tài luận văn khoa học này Tình hình thực tế của nhiệm vụ sản xuất chương trình thời sự truyền hình và nguồn tài liệu văn bản về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nhiệm vụ của các đài địa phương là những cơ sở dữ liệu quan trọng để hình thành nên các luận điểm, luận chứng của đề tài Song, nguồn đữ liệu đó chưa thể đây đủ và giúp cho đề tài đứng vững, đảm bảo được yếu tố khách quan cũng như tính thuyết phục khoa học Ý thức rõ được như vậy, đề tài đã tiến hành triển khai cùng lúc nhiều hoạt động khảo sát, thu thập thêm đữ liệu, thông

Trang 25

song Héng la: Nam Dinh, Ha Nam, Ninh Binh, Hai Duong, Thdi Bình đề tài tiến hành khảo sát, thu thập đữ liệu cần thiết qua ba kênh thông tin, bao gồm:

- Đối với lãnh đạo cơ quan đài địa phương đề tài sử dụng phương pháp

phông vấn sâu trực tiếp

- Đối với phóng viên đồng nghiệp kết hợp sử dụng hai phương pháp:

._ phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi,

- Đối với khán giả công chúng địa phương tiến hành phương pháp điểu tra xã hội học bằng bảng hỏi Căn cứ những yêu cầu cụ thể đề tài đặt ra, nhóm nghiên cứu đã xây dựng ý tưởng và hình thành mẫu câu hỏi áp dụng chung

trên địa bàn 5 tỉnh Nội dung thông tin cần khảo sát nêu trong bảng hỏi chủ

yếu thuộc hai đạng nghiên cứu đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng (xem mẫu phiếu hỏi ở phần phụ lục)

> Cách tính toán xử lý số liệu để có kết quả thể hiện trong các bảng số liệu sử dụng trong luận văn được thống nhất như sau:

Phiếu (có ý kiến) x 100

X=

tổng số phiếu thu về

1.6.1, Đối với lãnh đạo các đài địa phương

Luận văn đã thực hiện phỏng vấn sâu trực tiếp và ghi âm phần nội dùng trả lời của các vị lãnh đạo thuộc Ban Giám đốc, những người có thẩm quyền, chức năng phụ trách khối nội dung biên tập, phụ trách khối kỹ thuật của cả 5 đài địa phương Các phỏng vấn này được sử dụng làm nguồn tư liệu trích dẫn khi cần thiết, chủ yếu phục vụ giải quyết các vấn đề trong nội đụng Chương 3 của luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trừùnh thoi su truyén hình địa phương

1.6.2 Đối với công chúng truyền hình địa phương

Với đối tượng khán giả truyền hình địa phương, đề tài đùng phương

pháp điều tra bằng bảng hỏi Mỗi phiếu có 14 câu hỏi, mỗi câu hôi đề cập

một số thông tin cụ thể khác nhau liên quan tới chương trình thời sự truyền

Trang 26

hình địa phương Lượng phiếu thu về hợp lệ so với lượng phiếu phát ra là 690 /700 phiếu, đạt tỷ lệ 98,58% Điều này cho thấy đông đảo đối tượng khán giả truyền hình địa phương có ý thức cao trong việc cộng tác, giúp đỡ

nhóm nghiên cứu đề tài Tuy nhiên, trong số phiếu thu về có những phiếu trả

lời chưa thật đạt với yêu cầu Một số khán giả trả lời không đầy đủ thông tin trong mỗi câu hỏi hoặc bỏ trống không trả lời một số câu hỏi Dù vậy, với số

phiếu phát ra đạt tiêu chí ngẫu nhiên, thành phần được hỏi phong phú, phạm vi địa bàn hỏi rộng và đồng đều ở cả 5 tỉnh, để tài luận văn chủ quan tỉn

tưởng rằng đó là nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy của công chúng khi đánh giá về chương trình thời sự truyền hình địa phương

Bảng 1 - Một số tiêu chí đặc trưng về đối tượng khán giả của chương trình thời sự truyền hình địa phương tại các điểm khảo sát giai đoạn 06/2003 - 06/2004 Don vi tinh: %

Tiêu chí Nam Hà Tỉnh Ninh Thai Hai

Trang 27

1.6.3 Đối với phóng viên đông nghiệp truyền hình địa phương

Với các đồng nghiệp phóng viên đài địa phương, đề tài sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với số lượng 22 câu hỏi mỗi phiếu Trong vai trò

của người trực tiếp tham gia sáng tạo và sản xuất chương trình thời sự truyền hình phát sóng hàng ngày, ý kiến đánh giá của “người trong cuộc” trở thành

căn cứ xác thực giúp cho để tài luận văn có quan điểm nhìn nhận đúng đắn về

tình hình thực trạng và đưa ra giải pháp khả thị, phù hợp đối với việc nâng cao

chất lượng chương trình thời sự truyền hình địa phương Tại mỗi đài địa

phương đề tài chọn khảo sát 20 phiếu tập trung vào đối tượng là những người trực tiếp tham gia sáng tạo và sản xuất chương trình thời sự truyền hình, bao

gồm bộ phận biên tập, quay phim, kỹ thuật Sở đĩ chỉ khảo sát số lượng 20

phiếu mỗi đài bởi lẽ thực tế đội ngũ nhân lực phụ trách, tham gia sản xuất chương trình truyền hình của các đài địa phương rất mỏng Lực lượng này ở các đài chỉ chiếm 50 - 60% tổng nguồn nhân lực Trong 5 tỉnh khảo sát, đài có số nhân lực cao nhất là Đài Phát thanh-Truyền hình Thái Bình: 90 người, Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nam có nhân lực thấp nhất 50 người, Đài Phát thanh-Truyền hình Nam Định: 80 người, Đài Phát thanh-Truyền hình Ninh Bình: 75 người, Đài Phát thanh-Truyền hình Hải Dương: 71 người (Số liệu lấy từ nguồn 7?ích yếu Truyền hình Việt Nam - 2002)

Số phiếu phát ra tại các đài là như nhau và được chuyển tới đúng đối tượng cần khảo sát Sự chênh lệch ở tỷ lệ phiếu thu về giữa các đài là do nguyên nhân: tỉnh thần cộng tác giúp đỡ chưa nhiệt tình từ cán bộ phóng viên hai đài Hà Nam, Thái Bình (xem bảng 2) Nhiều người lấy lý do quá bận công việc nên từ chối trả lời phiếu hỏi, một số khác tuy có nhận phiếu hỏi nhưng lại không trả lời hoặc để thất lạc phiếu Mặc dù vậy, cơ cấu phiếu thu về vẫn đảm bảo quy định Với kết qủa thu được từ những phiếu trả lời hợp lệ, nhóm nghiên cứu nhận định rằng nguồn thông tin đủ độ tin cậy phục vụ công tác nghiên cứu, các số liệu được phân tích, xử lý căn cứ trên nguồn phiếu thu về vẫn có giá trị sử dụng và mang tính đại điện cao cho mỗi đài

Trang 28

Bảng 2 -Tỷ lệ phóng viên đồng nghiệp tham gia trả lời phiếu

hỏi tại các điểm khảo sát Tỉnh Số phiếu Số phiếu Tỷ lệ

phát ra (phiếu) | thu về (phiếu) (%)

Dai PT-TH Nam Dinh 20 18 90

Dai PT-TH Ha Nam 20 15 75

Dai PT-TH Ninh Binh 20 18 90

Dai PT-TH Hai Duong 20 : 18 90

Đài PT-TH Thái Bình 20 13 65

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Bảng 3 - Một số tiêu chí khảo sát đối với phóng viên đồng

nghiệp các đài địa phương Đơn vị tính: %

nea ons tác Đại học Đại Số nhiệm vụ

Đài Báo chí h 3| đảm trách (nhiệm vụ) oc PITH <5 5-10] 10-| 20 | Chính| Tại | khác | 1 2 131.4 20 quy | chức Nam Định | „0 | 333 | 278 | 169 | 333 | 111] 556 | 888! 06 | 0.6 {18 người) HaNam | 533 333/134) - | 267 | 20 | 533 l986] 07 l071 - (15 người) Ị Ninh Bình L2 222 l323[ - | 222 1/333) 445/100; - | - | - | (18 người)

Hai Duong | 5353) soo] 671) (18 người) - | 444/167! 389 | 611} 22.2106) 161 |

Thái Bình 7; asslags |153| 308 |538| 154 |769|231] - | - (13 người) |

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

1.6.4 Đốt với các chương trùnh thời sự truyền hình địa phương

Trang 29

các chương trình thời sự truyền hình hàng ngày do các đài địa phương phái sóng thời gian từ tháng 6/2003 đến tháng 6/2004 Con số cụ thể như sau:

- Xem và khảo sát 160 / tổng số 314 chương trình thời sự truyền hình

của Đài Nam Định; ghi hình băng tư liệu: 3 chương trình

- Xem và khảo sát 150 / tổng số 310 chương trình thời sự truyền hình của Đài Hà Nam; ghi hình băng tư liệu: 3 chương trình

- Xem và khảo sát 135 / tổng số 260 chương trình thời sự truyền hình của Đài Ninh Bình; ghi hình băng tư liệu: 3 chương trình

- Xem và khảo sát 170 / tổng số 350 chương trình thời sự truyền hình của Đài Hải Dương: ghi hình băng tư liệu: 3 chương trình

- Xem và khảo sát 160 / tổng số 310 chương trình thời sự truyền hình

của Đài Thái Bình; ghi hình băng tư liệu: 3 chương trình

Ở Chương 1 của luận văn, cần thiết giới thiệu những nết co ban va

tương đối khái quát về quá trình hình thành và phát triển của 5 đài địa phương,

bởi vì những biến động, đổi thay qua từng thời điểm lịch sử có ảnh hưởng và

chỉ phối mạnh mẽ tới tiến trình hoạt động, phát triển của các đài địa phương,

Trang 30

Chuong 2

THUC TRANG CHAT LUGNG CHUONG TRÌNH THỜI SỰ TREN SONG TRUYEN HINH DIA PHUONG

2.1 TIẾP CẬN NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

2.1.1 Chương trình truyền hình

Thuật ngữ chương trình tuyên hình được sử dụng trong hai trường hợp Thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chi toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngành truyền hình, trong tuần, hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hoặc của một đài truyền hình Thứ hai, chương trình truyền

hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số

thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thúc tương

đối nhất quán, thời lượng ổn định và phát đi định kỳ Có thể gọi tên kiểu

những chương trình như vậy, đó là chương trình thời sự, chương trình phim truyện, chương trình thể thao, chương trình văn nghệ

Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà

báo và cán bộ kỹ thuật, địch vụ; đồng thời đó cũng chính là quá trình giao tiếp

truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng

rãi Có thể nói, chương trình truyền hình là sự gặp nhau giữa nhu cầu, thị hiếu của công chúng với mục đích và ý tưởng sáng tạo của nhà truyền thông bằng phương tiện truyền hình Một chương trình truyền hình gọi là có chất lượng khi nó thu hút được sự quan tâm của người xem và thể hiện được mục đích của người sáng tạo Hơn nữa, bất cứ chương trình truyền hình nào cũng hàm chứa những giá trị tư tưởng, văn hoá đặc thù của đân tộc, quốc gia, giai cấp hay

tầng lớp xã hội cụ thể Những giá trị này không chỉ được chuyển tải qua nội đung mà còn biểu hiện cả trong phương pháp sáng tạo và hình thức thể hiện của mỗi tác phẩm, tài liệu cũng như cách tổ chức xây dựng chương trình

Trang 31

Các chương trình truyền hình trong ngày hay trong tuần được bố trí phối hợp với nhau phải vừa tránh nhàm chán, vừa tạo sự thu hút liên tục đối với công chúng, vừa phù hợp về thời gian, điều kiện theo dõi của người xem

Đối với kênh truyền hình tổng hợp, buổi tối các ngầy trong tuần được coi là “khung giờ vàng” vì đây là thời điểm có nhiều người xem truyền hình nhất

Bởi vậy, những chương trình quan trọng, mang ý nghĩa xã hội lớn thường được

sấp xếp bố trí vào khoảng thời gian này Những chương trình dành cho đối tượng chuyên biệt lại cân được bố trí ở những thời điểm thích hợp với thói quen và điều kiện tiếp nhận của đối tượng Bên cạnh đó, việc phát lại một

chương trình vào các thời điểm khác nhau trong ngày hay trong tuần, tuỳ theo định kỳ của chương trình là điều kiện giúp công chúng có thể lựa chọn thời

gian xem phù hợp với thời gian biểu làm việc và sinh hoạt

Chương trình truyền hình rất phong phú, đa dạng Người ta luôn tìm cách để sáng tạo ra nhiều chương trình truyền hình mới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khác nhau về thông tin của xã hội Xét về góc độ nội dung, có thể

chia chương trình truyền hình thành các nhóm: nhóm chương trình thời sự - tin

tức, nhóm chương trình giải trí, nhóm chương trình giáo dục và phổ biến kiến thức khoa học-kỹ thuật Còn nếu xét ở cách thức sản xuất thì chương trình truyền hình bao gồm : loại chương trình truyền hình trực tiếp, loại chương

trình sản xuất có hậu kỳ qua băng từ và loại chương trình phim truyện

Lịch phát sóng của mỗi đài truyền hình thường sử dụng thời lượng

chương trình rất lớn Thời điểm hiện nay, ở nhiều đài truyền hình hiện đại cũng khó có thể sản xuất đủ chương trình phục vụ cho việc phát sóng Hơn nữa, nếu có sản xuất đủ thì đó cũng là cách giải quyết không mang lại tính hiệu qủa cao vì rất tốn kém kinh phí lại thiếu phong phú và sinh động Xu hướng phát triển

cần thiết của truyền hình là thực hiện việc trao đổi chương trình truyền hình giữa các nguồn sản xuất và cưng cấp Mặc dù vậy, trao đổi chương trình truyền hình cũng dễ kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực về văn hoá, chính trị, xã hội Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đó, đòi hỏi năng lực cân nhắc, lựa chọn kỹ

lưỡng của người chịu trách nhiệm thực hiện công tác mua bán, trao đổi chương

Trang 32

2.1.2 Chương trình thời sự truyền hình

Chương trình thời sự truyền bình hiểu một cách đơn giản là một chương trình truyền hình gồm nhiều những tin tức ngắn, mà nội dung của nó

phan ánh sự việc ít nhiều quan trọng vừa mới xảy ra, được nhiều người quan tâm Phạm vi phản ánh không giới hạn, những diễn biến sự kiện có thể xảy ra trong nước, ở nước ngoài, thậm chí trên phạm vị toàn thế giới Tất nhiên một chương trình thời sự truyền hình bây giờ, bên cạnh thể loại tín, người ta còn sử dụng nhiều thể loại khác của báo chí đành cho truyền hình như: phóng sự ngắn, ghỉ nhanh, tường thuật trục tiếp, phỏng vấn, đối thoại trực tuyển, V.V Như vậy, chương trình thời sự truyền hình cũng mang đặc trưng chung của một chương trình truyền hình, nghĩa là bao gồm những tiêu chuẩn quy định về chủ đề, thời lượng, tính định kỳ và hình thức thể hiện thông tin đặc thù của loại hình truyền hình Hơn thế, những tiêu chuẩn đã quy định đối với chương trình thời sự truyền hình buộc phải được thực hiện rất khất khe đến mức trở

_ thành kỷ luật

2.1.3 Chương trình thời sự truyền hình địa phương

Về khái niệm, chương trình thời sự truyền hình địa phương cũng

giống như chương trình thời sự truyền hình ở các tiêu chí: có chủ đề về nội

dung phần ánh, hình thúc thể hiện dành cho phương tiện truyền hình, yêu câu về thời lượng và tính định kỳ Song, như tên gọi của nó, chương trình thời sự truyền hình địa phương là một chương trình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phục vụ cho mục tiêu chính trị - xã hội của một địa phương Tìn tức và những sự kiện được phản ánh tập trung ưu tiên cho những vấn đề hoặc các hoạt động mới diễn ra tại địa phương đó Như vậy, địa bàn phản ánh và tuyên truyền của chương trình thời sự truyền hình địa phương bị bó hẹp và chỉ giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính của một địa phương cụ thể Đây là đặc điểm quyết định và chi phối toàn bộ những yếu tố cấu tạo nên một chương trình thời sự truyền hình địa phương Tuỳ theo điều kiện và năng lực của mỗi Đài truyền hình địa phương, số lượng chương

Trang 33

thình thời sự truyền hình địa phương sản xuất mỗi ngày, thời lượng mỗi

chương trình, tính phong phú, đa dạng về nội dung, khả năng mở rộng địa bàn sự kiện phan ánh v.v sẽ được thiết kế, xây dựng khác nhau

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ

TRÊN SÓNG TRUYỂN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

2.2.1 Ưu điểm của chương trình thời sự truyền hình địa phương

2.2.1.1 Về nội dung chương trình

a Dap ứng yêu cầu mục tiêu nhiệm vụ chính trị của địa phương

Chương trình thời sự được xem là chương trình rất quan trọng của kênh thông tin địa phương truyền tải những thông tin về tình hình hoạt động trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội diễn ra tại địa phương đó Nếu coi chương trình truyền hình địa phương là một cơ thể hoàn chỉnh thì thời sự là

xương sống của cơ thể ấy

Đối với đài địa phương, ngay khi ra đời chức năng và nhiệm vụ của nó đã được xác định là cơ quan ngôn luận của cấp uỷ và chính quyền địa phương

là điễn đần của nhân dân Mỗi chương trình truyền hình nói chung, chương

trình thời sự nói riêng phải là nơi thực hiện có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của cấp nỷ và chính quyền địa phương

Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là sự khái quát rộng lớn đời sống chính trị của xã hội, là tập trung của mọi hoạt động và con người trong từng thời kỳ, từng giai đoạn nhất định Báo chí địa phương đã luôn bám sát nhận định này, trong đó chương trình thời sự truyền hình địa phương gần như trở thành kênh thông tin duy nhất mà công chúng địa phương có thể dễ dang tiếp cận, qua đó nắm bắt được tình hình mọi mặt của địa phương và các

đường lối, chủ trương, chính sách nói chung

Chương trình thời sự của truyền hình địa phương được mặc định bao

Trang 34

gồm tổng hợp những thông tin thời sự ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội của

chính địa phương đó Trong thời lượng từ 20 - 30 phút đang áp đụng phổ biến hiện nay, chương trình thời sự của truyền hình địa phương có nhiệm vụ thông

tin cập nhật và đẩy đủ mọi diễn biến các sự kiện xảy ra hàng ngày tại địa

phương Kết cấu nội dung một chương trình thời sự truyền hình địa phương thường phân chia và sắp xếp thông tin làm ba loại: thông tin chính trị-an ninh

quốc phòng, thông tin kinh tế và thơng tỉn văn hố - xã hội

Thông tin chính trị-an ninh quốc phòng thường phản ánh diễn biến hội

hop và hoạt động ngoại giao, công tác của lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, các

tổ chức xã hội, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và các lực lượng an ninh quốc phòng

trên địa bàn Gương mặt chính trị của mỗi địa phương thể hiện khá rõ trên bản tin thời sự hàng ngày của truyền hình địa phương Thông tin chính trị thường chiếm khoảng từ 30% - 45% thời lượng và nội dung mỗi chương trình thời sự

truyền hình Mặc đù, phần lớn mảng thông tin chính trị được phản ảnh trên truyền hình địa phương vẫn là những chùm tin hội nghị, chưa có nhiều hấp dẫn và cải tiến, song hàm lượng thông tin khá nhiều Mảng thông tin này

không chỉ phục vụ cho công tác định hướng, tổ chức, quản lý và điều hành của

tỉnh nói chung mà còn cung cấp đến công chúng cái nhìn tổng thể về tình hình

„phát triển và đời sống chính trị toàn tỉnh Số liệu điều tra tại 5 tỉnh cho thấy, đối tượng công chúng nói chung quan tâm tới thông tin chính trị khi xem

truyền hình địa phương chiếm tỷ lệ khá cao và đồng đều ở mọi thành phần

nghề nghiệp, lứa tuổi Tỉnh Thái Bình 80%, Hải Dương 76%, Nam Định

69,6%, Ninh Bình 70%, Hà Nam 67,6% Trong khi tỷ lệ này ở các lĩnh vực

thông tin khác như kinh tế, văn hoá, giáo dục lại thay đổi khác nhau tuỳ

thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng công chúng

Thông tin kinh tế, bên cạnh việc chú trọng tuyên truyền chủ trương, chính sách, phương pháp triển khai thực hiện những quyết sách của Đảng, Nhà

nước và địa phương, chương trình thời sự truyền hình địa phương đã bám sát

phản ánh các hoạt động sáng tạo và thành tựu kinh tế của nhân dân, hướng vào đối tượng công chúng rộng rãi để truyền đi thông tin về tình hình xây dựng

phát triển kinh tế của địa phương Phản ánh ý kiến và yêu cầu của nhân đân

Trang 35

trong hoạt động kinh tế, đồng thời phản ánh toàn điện bộ mặt kinh tế, các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng đến chính trị văn hoá giáo đục, khoa học kỹ thuật, đời sống xã hội địa phương Trong từng chương trình thời sự, tin kinh tế không

những phản ánh được về bản thân hoạt động kinh tế mà cồn có tác dụng chỉ

đạo hướng dẫn hoạt động kinh tế, đưa hoạt động kinh tế thâm nhập vào đời

sống xã hội

Phạm vi đề tài thông tin kinh tế gắn liền với đặc điểm và thế mạnh nền kinh tế của mỗi địa phương 5 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng mà đề tài lựa chọn khảo sát có nhiều điểm tương đồng về địa lý, dân cư, văn hoá, kinh tế, bởi vậy ở mảng thông tin kinh tế cũng có nét giống nhau trong quá trình phản ánh các sự kiện, hoạt động Đó thường là những để tài về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch - dịch vụ, tài chính v.v Riêng hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có thêm thế mạnh tiềm năng kinh tế biển Những năm

gần đây, kinh tế biển được xác định là mũi nhọn đột phá trong mục tiêu

chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng tỷ trọng và giá trị xuất khẩu kinh tế cả nước thông qua sản phẩm thuỷ hải sản và sản phẩm du lịch Thông tin về hoạt

động kinh tế của truyền hình địa phương hai tỉnh Nam Định, Thái Bình đã

không ngừng bám sát chủ trương chung này của Nhà nước, ưu tiên tăng

cường đi sâu vào lĩnh vực kinh tế biển, góp phần không nhỏ trong quá trình tạo dựng những kết quả phát triển mới từ kinh tế biển nói riêng, kinh

tế toàn tỉnh nói chung

Hoạt động kinh tế luôn được xác định là không tách rời khỏi sự chỉ đạo của phương châm chính sách Thông tin về kinh tế mang tính chính sách rất mạnh, có thể nói phương châm chính sách là linh hồn của kinh tế Đảng, Nhà

nước, cấp uỷ và chính quyền địa phương yêu cầu thông qua thông tin kinh tế, báo chí làm nhiệm vụ tuyên truyền phương châm chính sách có quan hệ đến

kinh tế Nhân dân cũng yêu cầu mọi phương châm chính sách cần phải được

tuyên truyền rộng rãi, công khai trên báo chí, trên truyền hình để cùng tìm

hiểu, cùng rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Những thông tin kinh tế của truyền hình địa phương kết hợp ở cả chương trình thời sự và chương trình chuyên để chuyên mục đã cung cấp cho công chúng cái nhìn khá

Trang 36

toàn điện về bức tranh kinh tế địa phương Hoạt động kinh tế từ cơ sở giúp các nhà lãnh đạo, quản lý của địa phương nhìn nhận đánh giá đúng tình hình thực

tế phát triển Từ đó có định hướng sắp xếp xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu vực kinh tế một cách cân đối, hợp lý đáp ứng yêu cầu các

chỉ tiêu về tỷ trọng cơ cấu, chất lượng phát triển và quan trọng là phù hợp với

khả năng, tiểm lực của địa phương Ngược lại, những hướng dẫn điều chỉnh kịp thời về chủ trương, chính sách trong công tác quản lý được cập nhật liên tục

thường xuyên trên phương tiện thông tin truyền hình địa phương cũng có ý nghĩa

hết sức quan trọng đối với mọi đối tượng thành phần kinh tế Không chỉ những chủ trương chính sách liên quan đến kinh tế mới được quan tâm, mà những tin tức, sự

kiện về kinh tế hay những mô hình kinh tế tiêu biểu điển hình đều có sức thu hút

riêng mạnh mẽ đối với công chúng Hơn thế, nguồn thông tin đó có thể tác động

trực tiếp tới mọi hoạt động của các doanh nghiệp kinh tế, các tổ chức cá nhân đang

tham gia sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế của địa phương

Thơng tin van hố xã hội, cũng giống như các hoạt động kinh tế, quan

điểm đường lối chỉ đạo, chủ trương chính sách, định hướng phát triển về văn hoá xã hội của địa phương ở từng thời điểm, từng giai đoạn luôn thể hiện rõ nét trong nhiệm vụ và kế hoạch tuyên truyền của đài truyền hình địa phương Hoạt động thông tin tuyên truyền chính là một phần của đời sống văn hoá xã

hội hiện đại Bản thân nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nên văn hoá xã hội Bằng việc thông tin toần diện và thường xuyên các mặt của đời sống văn hoá xã hội, truyền hình địa phương đã nâng cao trình độ hiểu biết chung của khán giả công chúng, khẳng định và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội

Bám sát định hướng phát triển các chỉ tiêu văn hoá xã hội, nội dung thời sự địa phương đặc biệt chú trọng và tập trung phản ánh những sự kiện tin tức văn hoá xã hội diễn ra ở cơ sở Nếu mơi trường văn hố xã hội là thước đo trình độ và năng

lực phát triển của mỗi địa phương thì điều này phải được kiểm nghiệm và đánh giá

bằng thực tiễn hoạt động cơ sở Hoạt động văn hoá xã hội ở mọi lĩnh vực từ y tế,

Trang 37

chúng Người đân vừa là đối tượng tác động, vừa là đối tượng hưởng thụ và vừa là đối tượng trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hoá xã hội Nhờ cầu nối truyền hình, mối quan hệ tác động qua lại của thông tin hai chiéu giữa nhà hoạch định chương trình hoạt động văn hoá xã hội với đối tượng hưởng thụ, tham gia sinh hoạt văn hoá xã hội tại địa phương được hình thành

Hiệu quả truyền thông do truyền hình địa phương mang lại đóng góp không nhỏ vào việc tạo ra những hiệu quả thực tế trong hoạt động đời sống văn hoá xã hội Những phong trào thi đua, những điển hình tiên tiến, những hành vi tiêu cực,

những tệ nạn xã hội và nhiều vấn để khác diễn ra trong đời sống văn hoá xã hội địa phương đưới góc độ nhìn nhận, phản ánh có mục đích của truyền hình địa

phương đã tạo nên những tác động cụ thể đối với hiệu ứng tâm lý xã hội địa

phương Dù không xuất hiện nhiều hiệu ứng tâm lý xã hội tức thời do tính đặc thù

và quy mô của thông tin sự kiện địa phương, song hiệu quả truyền thông chương

trình thời sự của truyền bình địa phương có tác dụng đáng kể trong mục đích làm biến đổi dần đần mang tính lâu đài đối với tiến trình vận động hay một lĩnh vực

nào đó trong đời sống văn hoá xã hội

b Thực hiện các chức năng báo chí

Đài phát thanh-truyền hình địa phương được xác định là công cụ của Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ phục vụ các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng, hoạt động theo Luật Báo chí Nội dung tuyên truyền phải đảm bảo đúng định hướng chính trị nhưng cũng rất cần sự hấp dẫn, đó là hai tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động và chất lượng chương trình phát thanh - truyền hình

Nằm trong hệ thống báo chí, truyền hình địa phương và thời sự truyền

Trang 38

đòi hỏi đài địa phương phải xác định được đối tượng của mình với những điểm

đặc trưng cơ bản về điều kiện cuộc sống, tâm lý, thói quen, thị hiếu và nhu cầu tiếp nhận thông tin để sản xuất những chương trình phù hợp Nội dung của mỗi chương trình và tác phẩm cụ thể đảm bảo thực hiện được các chức năng báo chí thông qua nhiều hình thức tuyên truyền thông tin, giáo dục, động viên, trao

đổi, đối thoại tích cực và nâng cao nhận thức, trình độ văn hoá cho cộng đồng

Chức năng tư tưởng và chức năng quản lý xã hội là những chức năng thể hiện mạnh nhất thông qua hiệu quả tuyên truyền mà hệ thống chương trình thời sự địa phương mong muốn đạt được

Ở 5 tỉnh mà để tài đã khảo sát, các chương trình thời sự truyền hình đều

nhằm tới mục đích tác động vào ý thức xã hội, hình thành hệ tư tưởng với những

định hướng nhất định Việc tác động vào thế giới tỉnh thần của con người, hình thành một hệ ý thức xã hội tiến bộ và khoa học không chỉ có ý nghĩa to lớn trong

lĩnh vực tỉnh thần của xã hội, mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để

phát huy quyền lực trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, tập hợp lực lượng quần

chúng, phát huy những tiểm lực của nhân dân nhằm xây dựng xã hội theo con đường đã định Bởi vậy, nhiệm vụ mà công tác tư tưởng trao cho sứ mệnh báo chí

nói chung được thực hiện bên bỉ, kiên trì qua thời gian bằng mỗi tác phẩm cụ thể

là liên kết những thành viên riêng rẽ của xã hội thành một khối thống nhất trên cơ sở một lập trường chính trị chung, thái độ trách nhiệm tích cực để xây dựng và cải tạo xã hội Khi nhận thức được tính ưu việt của chế độ xã hội, mục đích và kết

quả hành động phù hợp với lợi ích của mình mỗi công dân sẽ tự giác thực hiện

những nhiệm vụ ío lớn của xã hội bằng nỗ lực đóng góp từ những vị trí công tác

cụ thể và năng lực cụ thể của mình

Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng, đồng thời và mạnh mẽ vào xã hội, truyền hình có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao

tính tự giác của quần chúng Tính tự giác cao của con người chỉ có thể hình thành trên cơ sở nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc những quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, các quá trình và khuynh hướng vận động của đời sống xã hội và

lịch sử Tính tự giác thể hiện ở sự nhận thức vị trí của mỗi cá nhân trong các mối

Trang 39

quan hệ xã hội, sự nhận thức mục đích, ý nghĩa cuộc sống, những nhu cầu về lợi ích, con đường và biện pháp thực hiện như cầu đó Việc nâng cao trình độ và mở rộng nhận thức nhằm hình thành sự tự giác trong nhân dân lao động cần tới sự thông tin một cách đầy đủ, sinh động các sự kiện, hiện tượng hết sức phong phú

trong đời sống tự nhiên và xã hội của báo chí thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Thông tin mang đến cho công chúng bức tranh toàn cảnh về hiện thực

đời sống xã hội, qua đó giúp cho công chúng nhìn nhận, đánh giá bức tranh ấy, xác định tính chất hoạt động và định hướng các hành vi ý thức của mình Cơ sở khách quan của sự định hướng đối với xã hội chính là hiện thực cuộc sống Sự định hướng xã hội biểu hiện mức độ nào đó chiều hướng vận động của đời sống xã hội

và nó thay đổi cùng với sự thay đổi của hiện thực Trong khi bản thân hiện thực luôn vận động, phát triển vì thế nảy sinh sự cần thiết định hướng lại ý thức quần

chúng một cách phù hợp Sự hình thành một định hướng xã hộ mới tạo ra những

tiền dé quan trọng để có thể động viên kịp thời những năng lực sáng tạo to lớn của

nhân dân lao động vào việc giải quyết những nhiệm vụ cách mạng mới

Thời sự truyền hình địa phương hoàn toàn có khả năng phản ánh sự vận

động của đời sống hiện thực một cách sinh động, tác động vào đông đảo đối tượng công chúng truyền hình địa phương nhằm tạo nên định hướng xã hội tích cực Sức mạnh định hướng của thời sự truyền hình địa phương thể hiện ở khả năng trở thành diễn đàn rộng lớn cho toàn Đảng, toàn dân địa phương tham gia thảo luận và giải quyết những vấn đề quan trọng của địa phương, phê bình và đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực cắn trở sự phát triển xã hội Những

thông tin thời sự truyền hình địa phương thực sự tham gia tích cực vào quá

trình các hoạt động tuyên truyền, cổ động và tổ chức của báo chí Bằng sự nỗ lực cố gắng trong khả năng và điều kiện cho phép, chương trình thời sự của mỗi

địa phương hướng tới việc tuyên truyền mang đến cho công chúng những tri

thức sâu sắc, có tính bản chất nhằm tác động vào thế giới quan của con người, vào quá trình hình thnàh những quan niệm, niềm tin và lý trí của mỗi thành viên xã hội Định hướng dư luận xã hội bằng quan điểm đúng đắn về thái độ, tình cảm, cách ứng xử của xã hội đối với các sự kiện, quá trình điễn ra trong đời

Trang 40

chí nói chung luôn phấn đấu đạt tới là lấy hiệu quả tuyên truyền tác động vào các thành viên xã hội giúp họ xây dựng ý thức, trách nhiệm, mục đích, biện

pháp và động viên họ tham gia tích cực vào mọi tiến trình hoạt động chung của

xã hội, giải quyết các nhiệm vụ của địa phương cũng như của đất nước

Cùng với chức năng tư tưởng, thời sự truyền hình địa phương đồng thời

thực hiện chức năng quản lý xã hội Quản lý xã hội được hiểu là sự tác động

có định hướng của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý nhằm đảm bảo tính

hiệu quả hoạt động và đạt mục đích đề ra Đây là hoạt động có ý thức của con người trong hệ thống xã hội, trong đó con người là yếu tố quyết định

Về bản chất, quá trình quản lý là quá trình thông tin, bao gồm từ việc

khai thác, thu thập, đánh giá, lựa chọn, phân tích và xử lý các thông tin đến

việc đưa ra các quyết định và truyền đạt thông tin về quyết định đến khách thể quản lý Khách thể quản lý là các tổ chức, đơn vị kinh tế, các lĩnh vực của đời sống xã hội và cả xã hội nói chung Để đảm bảo cho hoạt động quản lý có hiệu quả cần phải có thông tin hai chiều Chiểu thuận từ chủ thể đến khách

thể, chuyển đi những quyết định quản lý và những thong tin cần thiết hướng

dẫn cách thức, phương pháp, điều kiện thực hiện Chiều thông tin này cần sự kịp thời, đầy đủ và chính xác Đây cũng là điều kiện cần thiết để tác động một cách có hiệu quả của chủ thể quản lý vào khách thể quản lý, làm cho khách thể

quản lý vận động và phát triển theo mục tiêu định hướng Thông tin ngược chiều là

kênh thông tin từ khách thể đến chủ thể quản lý Kênh thông tin này quan trọng vì nó là tiên đề để điều chỉnh quyết định quản lý mới đúng đắn và phù hợp Thời sự _ truyền hình địa phương đã lưu ý tới việc cung cấp thông tin theo cả hai chiều khi

thực hiện chức năng quản lý, tuy nhiên liều lượng và cường độ thông tin của hai

chiều không phải lúc nào cũng đạt mức độ cân đối lý tưởng

Thời sự truyền hình địa phương chú trọng việc đăng tải, đưa tin và phổ biến kịp thời các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước tới đông đảo rộng

rãi quần chúng nhân dan địa phương nhằm động viên và tổ chức nhân dan

cùng thực hiện đưa nội dung các chính sách đó vào thực tế cuộc sống.Thông

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w