tăng trưởng xanh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÀI TẬP LỚN: TÌM HIỂU VÀ TRÌNH BÀY VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM
Đỗ Đức HiếuTrương Minh HảiNguyễn Thị Thu TrangNguyễn Thị Ngọc MaiLớp
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
Trang 3MỞ ĐẦU
Thế giới hiện nay bên cạnh việc phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh
tế còn phải đối mặt với những thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề biến đổkhí hậu ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp Dân số thế giới tăng nhanh đã khiếncho nhu cầu về đất, nước, nơi cư trú, năng lượng tăng kèm theo khí thải, rác thảicũng tăng nhanh làm tăng áp lực lên môi trường sinh thái Tìm kiếm hướng pháttriển mới, thay thế mô hình tăng trưởng truyền thống nhằm giải quyết những tháchthức mà thế giới đang phải đối mặt là yêu cầu cơ bản đối với sự sống còn của cácquốc gia Đứng trước nhu cầu bức thiết đó, sáng kiến tăng trưởng xanh được đưa rachính là một biện pháp hữu hiệu vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa duy trì bảo
vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu Tăngtrưởng xanh không chỉ là động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế toàn cầu mà còn là
mô hình và công cụ để thực hiện phát triển bền vững
Hiện nay, tăng trưởng xanh được xác định là trọng tâm trong chính sách pháttriển quốc gia của nhiều nước trên thế giới Nhiều quốc gia, nhất là tại khu vực Tây
Âu và Ðông Á đã và đang đầu tư mạnh vào chiến lược tăng trưởng xanh Điển hình
là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều ưu tiên cao cho tăng trưởng xanh TạiViệt Nam, trong thời gian qua, sự tăng trưởng kinh tế còn dựa chủ yếu vào khaithác, xuất khẩu tài nguyên thô Môi trường tiếp tục bị xuống cấp trong khi các thảmhọa do thiên tai và những diễn biến về thay đổi khí hậu đang tăng nhanh, gây nhiềuthiệt hại về người và của và đang gây những áp lực cho phát triển bền vững đấtnước Rừng bị tàn phá, đa dạng sinh học suy giảm Tài nguyên thiên nhiên ngàycàng cạn kiệt Nguy cơ không bảo đảm về an ninh năng lượng và nguy cơ thiếu hụtnăng lượng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước đang hiện hữu Nhằmtái cấu trúc và từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiềusâu theo hướng xanh hoá, Việt Nam đã xác định lựa chọn theo đuổi tăng trưởngxanh là con đường không thể bỏ qua trong tái cơ cấu nền kinh tế, hướng tới phát
Trang 4triển bền vững Năm 2012, chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về Tăngtrưởng xanh và chương trình hành động với 66 hành động để thực hiện Chiến lượctrong giai đoạn 2015 – 2025.
Đà Nẵng là thành phố cảng và là trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung, đóngvai trò chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và toàn quốc.Theo như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng trong tương lai là xâydựng và phát triển Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, làtrung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, cảngbiển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hóa trongnước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; mộttrong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học côngnghệ cao của miền Trung Vì vậy, Đà Nẵng sẽ tập trung đầu tư khai thác lợi thế về
vị trí địa lý và tiếp tục phát triển với vai trò là động lực cho phát triển kinh tế khuvực miền Trung
Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở ĐàNẵng thì tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt do khai thác và chuyển đổi
sử dụng đất đai không hợp lý trong khi thành phố vẫn nỗ lực phát triển kinh tế – xãhội để bắt kịp các thành phố khác Bên cạnh đó, sự tăng trưởng quá nhanh về dân
số và công nghiệp mà không tính tới yếu tố môi trường, giới hạn của tự nhiên và sựphản ứng chậm trễ của con người trước các biến cố về môi trường, để đạt đượcmục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ, thành phố phải cảithiện các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đang giá trị gia tăng thấp để tạo rađộng lực phát trển mới cho thành phố
Để Đà Nẵng có thể phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng xanh cầnphải có những nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, lợi thế, thực trạng tăng trưởng xanhcủa thành phố, từ đó đề xuất các biên pháp đẩy mạnh tăng trưởng xanh của thànhphố
Trang 51 Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hảiNam Trung Bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung -Tây Nguyên
Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâmchính trị - kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch,dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ,khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước;trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế Thành phố Đà Nẵng đóngvai trò hạt nhân, quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thờicũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, đô thị loại I,trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ
Bãi biển Mỹ Khê, được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là "một trong sáu bãibiển quyến rũ nhất hành tinh"
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế
- xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cảnước; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt,đường biển và đường hàng không Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cựcđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội vàđược coi là "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam" Năm 2018, Đà Nẵng được chọnđại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt nhất để Sống ở Nước ngoài doTạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055’ – 16014’ vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020'kinh Đông, có diện tích tự nhiên: 1.283,42 km2 (trong đó, các quận nội thànhchiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2);
Trang 6phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phíaĐông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố
Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam và cách thành phố Huế 108km về phía Tây Bắc
Đà Nẵng có 6 quận nội thành, 2 huyện và 56 phường, xã Các quận: Cẩm Lệ, HảiChâu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê và 2 huyện: huyện HòaVang và huyện đảo Hoàng Sa
Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong nhữngcửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, TháiLan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế ĐôngTây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa Nằm ngay trên một trong những tuyếnđường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lýđặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững
Trang 7Thành phố có vai trò là “trung tâm chính trị – hành chính – kinh tế – văn hóa
và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của miền Trung”, đồng thời có sânbay quốc tế, cảng sông (trong đó có cảng cá), nằm sát cảng biển và nhà ga đườngsắt… Đà Nẵng nằm ở trung lộ của Việt Nam, có vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi đồngthời là thành phố đang phát triển được xem là thành phố đáng sống nhất ở ViệtNam
1.1.2 Tài nguyên
Trên địa bàn thành phố có các di tích từ thời mới hình thành đất Quảng, các
di tích lịch sử chống thực dân xâm lược, Bảo tàng điêu khắc Chăm, Bảo tàng Quânkhu V, Bảo tàng thành phố… Cách ba di sản văn hoá thế giới (Thánh địa Mỹ Sơn,
Đô thị cổ Hội An, Cố đô Huế) với bán kính dưới 100 km Thành phố Đà Nẵng cónhiều danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch: bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân,Ngũ Hành Sơn, vùng núi Bà Nà – Núi Chúa; nhiều bãi tắm đẹp, nhiều di tích lịch
sử dân tộc Việt và Chăm Pa Đà Nẵng nằm trong vùng ảnh hưởng của 3 di sản vănhoá thế giới (Huế – Hội An – Mỹ Sơn), đặc biệt tiềm năng phát triển du lịch biển làmột ưu thế mới và quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Đà Nẵng
Bên cạnh đó, vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, cócác động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tếcao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển) với tổng trữlượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và đượcphân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50 – 200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%) Hàng năm có khảnăng khai thác trên 150.000 – 200.000 tấn hải sản các loại
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, MỹKhê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanhbán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loạihình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển
Trang 8Việc phát triển du lịch tại Đà Nẵng là vấn đề quan trọng thúc đẩy việc pháttriển các khu phố chuyên doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là điểm đến dulịch cần phải có các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, đồng thời phải có các khumua sắm và các khu chuyên doanh phục vụ giải trí phù hợp với “tính cách” củađiểm đến Là một điểm đến phát triển trở thành thành phố biển hiện đại, do vậy cáchoạt động vui chơi giải trí ở Đà Nẵng cần được phát triển để xứng với vai trò làmột trung tâm du lịch của miền Trung.
1.1.3 Dân số
Đến năm 2015, dân số toàn thành phố Đà Nẵng là 1.028.838 người Mật độdân số khoảng 801 người/ km2, quy mô dân số thành phố có sự mở rộng trong giaiđoạn 2010 – 2015 với tốc độ tăng bình quân 2,13%/ năm Dân số phân bố khôngđều, tập trung ở các quận trung tâm thành phố
Hình 1.2: Quy mô dân số và tốc độ tăng dân số trong năm 2010 – 2015
(Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê Đà Nẵng)
Hiện nay, dân số của thành phố Đà Nẵng có 788,250 người trong độ tuổi laođộng và có khoảng 523.280 người có việc làm tập trung nhiều nhất vào ngành
Trang 9thương mại – dịch vụ (64,17%), sau đó là ngành công nghiệp – xây dựng (28,32%)
và cuối cùng là ngành nông nghiệp – thuỷ sản (7,51%)
1.2 Đặc điểm kinh tế và xã hội
1.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Qua hơn 16 năm thành lập và phát triển, Đà Nẵng đã đạt được nhiều thànhtựu đáng kể trong tăng trưởng kinh tế Tình hình kinh tế trên địa bàn thành phố đãphát triển nhanh theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các lĩnh vực văn hóa –
xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng; quốc phòng – an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội được giữ vững Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo đúng địnhhướng đã được xác định là "Dịch vụ – Công nghiệp – Thuỷ sản, nông nghiệp" vàtổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn thành phố tăng trưởng ổn định vớitốc độ tăng trưởng khá cao
Đến năm 2015 GDP theo giá hiện hành đạt 63.328 tỷ đồng tăng hơn gấp 2lần so với năm 2010, GDP theo giá so sánh năm 2010 đạt 49.429 tỷ đồng tăng gầngấp gần 2 lần so với năm 2010 Điều này cho thấy tổng sản phẩm kinh tế GDP đãtăng lên cả về giá và lượng
1.2.2 Văn hóa xã hội
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cổ động chào mừng các ngày lễ, cácnhiệm vụ chính trị và sự kiện lớn của thành phố với nhiều hình thức phong phú Đadạng hóa các hoạt động văn hóa, các chương trình nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụchính trị và nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân, du khách Công tác bảotồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm
Các chương trình “thành phố 5 không”, “thành phố 3 có” tiếp tục được duytrì Thành phố đã tổ chức 04 đợt cao điểm ra quân xử lý tình trạng lang thang xin ănbiến tướng Đà Nẵng đã xác định việc thực hiện chương trình “5 không” là mộttrong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hộicủa thành phố nên đã tập trung sức lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan đơn vị địa
Trang 10phương và nhân dân trong thành phố nỗ lực phấn đấu thực hiện chương trình và đãđạt được kết quả đáng phấn khởi.
1.2.3 Y tế
Thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khuvực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước Hệ thống y tế của thành phố ngày cànghiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến thành phố đến quận, huyện và xã,phường, uy tín một số bệnh viện ngày càng được nâng cao, được các bệnh nhân cáctỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên tin tưởng Theo con số của Tổng cục Thống
kê (Việt Nam) thì vào năm 2018, thành phố Đà Nẵng có 73 cơ sở khám chữa bệnhtrực thuộc Sở Y tế và Bộ Y tế, trong đó có 26 bệnh viện, 1 Bệnh viện Điều dưỡng, 1Bệnh viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng và 56 trạm y tế Tính đến đầu năm
2018, Đà Nẵng có tỷ lệ 17,49 bác sĩ/10.000 dân, 79,03 giường/10.000 dân, sốgiường bệnh trực thuộc Sở Y tế là 5.920 giường, thuộc các bệnh viện của Bộ ngànhTrung ương là 1.510 giường và các Trung tâm Y tế quận/huyện là 1.410 giường,các cơ sở Y tế tư nhân là 943 giường Cũng theo thống kê năm 2011, Đà Nẵng có
746 bác sĩ, 342 y sĩ, 756 y tá và 275 nữ hộ sinh Theo số liệu thống kê thuộc Sở Y
tế thành phố Đà Nẵng, năm 2017, toàn ngành Y tế thành phố Đà Nẵng đã thực hiệnkhám bệnh cho 3.739.982 lượt, điều trị nội trú cho 416.254 lượt bệnh nhân thuộccác tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Trị,
Đến cuối năm 2012, Đà Nẵng đã hoàn thành mục tiêu Bảo hiểm y tế toàndân, với 91,6% dân số tham gia Bảo hiểm y tế, đi trước 2 năm so với cả nước(2014) Trong tương lai, với sự hình thành của trường Đại học Y Dược Đà Nẵng,thành phố Đà Nẵng tiếp tục xây dựng, phát triển thêm các bệnh viện như: Bệnhviện Đà Nẵng cơ sở 2, bệnh viện quốc tế, Bệnh viện Phụ sản - Nhi giai đoạn 2,Bệnh viện Nhi Trung ương, trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng đang hướng đếnmục tiêu trở thành một trung tâm y tế lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và
cả nước
Trang 112 Giới thiệu về việc thực hiện tăng trưởng xanh của Đà Nẵng.
Tăng trưởng xanh (TTX) là chương trình toàn diện, tạo ra hướng tiếp cậnmới trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên,nuôi dưỡng cuộc sống của con người và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang tiếp cận xu hướng tiến bộ này Thànhphố Đà Nẵng nhiều năm gần đây đã trở thành điểm đến của rất nhiều sự kiện quantrọng về chính trị, văn hóa, kinh tế của quốc gia và quốc tế, đặc biệt thành công củaAPEC 2017 đã đưa Đà Nẵng thành một trong những thành phố mến khách, thânthiện và có không gian cảnh quan tuyệt vời ở Việt Nam và cả trên thế giới ĐàNẵng trở thành đô thị loại I cấp quốc gia đến nay đã được 15 năm (Quyết định số145/QĐ-TTg ngày 15/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ), trong thời gian đó thànhphố đã phát triển vượt bậc để trở thành một đô thị lớn văn minh và tương đối hiệnđại Để Đà Nẵng thực sự trở thành thành phố đặc biệt, trung tâm cấp quốc giahướng tới đô thị quốc tế, thành phố môi trường, phát triển bền vững, theo xu hướnghiện đại và có bản sắc riêng thì việc phấn đấu để phát triển theo hướng tăng trưởngxanh – phát triển bền vững, có nghĩa là hài hòa giữa xã hội với phát triển kinh tế,đảm bảo môi trường bền vững, cần có các giải pháp khoa học, hiệu quả và gắn liềnvới thực tiễn phát triển của đô thị Đà Nẵng
Để phát triển đô thị tăng trưởng xanh, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăngtrưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu: Tăngtrưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xuhướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả nănghấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triểnkinh tế – xã hội
Trang 122.1 Mục đích
Kế hoạch hành động này nhằm quán triệt và triển khai, cụ thể hoá những nộidung của Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/05/2014 và Quyết định số1528/QĐ-TTg ngày 03/09/2015 của Thủ tướng chính phủ làm cơ sở để các sở,ngành, địa phương triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanhtheo chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng và phát triển thành phố
Đà Nẵng, với vai trò là “Xây dựng Đà Nẵng thành đô thị tăng trưởng xanh – pháttriển bền vững”
2.2 Mục tiêu
Mục tiêu chung: Hướng đến mục tiêu của thành phố Đà Nẵng đó là môi trường
bền vững, cạnh tranh kinh tế lành mạnh, các điều kiện xã hội hợp lý và bình đẳng.Mục tiêu hướng tới một thành phố Đà Nẵng tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững,thành phố môi trường, thành phố đáng sống vào năm 2025
Mục tiêu cụ thể:
− Đối với giao thông xanh, tăng lượng phương tiện công cộng với lượng phát thảithấp, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân Đến nay chỉ mới có 337,9km đườngcho 11 tuyến gồm 160 xe chỉ đạt 40% Theo Bộ chỉ số xanh thì phải đạt 497kmđường cho 20 tuyến gồm 404 xe đạt 60% dân số sử dụng phương tiện công cộng
Tỷ lệ dân số sống hay làm việc trong phạm vi 500m có thể tiếp cận được trạm giaothông công cộng
− Tỷ lệ đất sử dụng cho giao thông đạt từ 20 - 30% Dân thành thị sử dụng nước uốngsạch đạt 100%, dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt 95% Hướng đến mục tiêucấp nước của thành phố đạt 330.000m3/ngày/đêm Sử dụng đất xanh với diện tíchkhông gian xanh đô thị bình quân hiện nay là 6,1m2/người, hướng đến theo Bộ chỉ
số là 15m2/người Đảm bảo môi trường sống tốt cho cộng đồng, chống ồn, chốngbụi, khuyến khích phát triển công trình xanh, đô thị xanh
Trang 13− Năng lượng tái tạo và khí CO2 hiện nay ở chỉ số nền là 54%, hướng đến chỉ sốxanh năm 2025 là trên 80% Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phát triển côngnghệ khai thác năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
2.3 Những định hướng tăng trưởng xanh Thành phố Đà Nẵng
Trong khuôn Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hànhngày 25 tháng 9 năm 2012 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”,ngày 10/9/2013, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵngphối hợp với Tổ chức Định cư con người Liên Hợp QUốc (UN – Habitat) và ViệnTăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) tổ chức Hội thảo “Chiến lược phát triển thànhphố Đà Nẵng hướng tới tăng trưởng xanh”các đại biểu đã tập trung thảo luận vềnhững vấn đề: chính sách về phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường ở ĐàNẵng, những khó khăn và thuận lợi về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh ở ĐàNẵng, những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh bềnvững
a) Về kinh tế: Tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững Đổi mới chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, xem xét lại và hoàn thiện chỉ tiêu GDPxanh
b) Về các vấn đề xã hội: Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân thành phố thông qua
tạo thêm việc làm, tăng trình độ lực lượng lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp
c) Về tài nguyên môi trường: Nghiêm cấm, xử lý nghiêm khắc các hoạt động sản
xuất kinh tế tác động đến tài nguyên thiên nhiên gây kiệt quệ tài nguyên Bảo tồn
và duy trì sự đa dạng sinh học, tái tạo tài nguyên thiên nhiên
d) Về vấn đề sử dụng năng lượng: Triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng
quốc gia trong kinh tế Phát triển năng lượng sạch trong đời sống Tích cực hợp tácquốc tế trong tạo năng lượng tái tạo ít gây ô nhiễm ở Đà Nẵng, huy động các nguồnlực hỗ trợ của quốc tế
e) Về ý thức trong sản xuất: Xây dựng nếp sống mới theo tiêu chuẩn thân thiện với
môi trường của cộng đồng sản xuất Vận động phát huy ý thức tự giác, tự túc
f) Về khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
Trang 14Tăng cường tiếp thu, học hỏi và ứng dụng các công nghệ mới từ các quốc gia
đi đầu trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế xanh Xây dựng hệ thống giao thông vớitiêu chí đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu Đầu tư cho phát triển khoa học côngnghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực ngành nghề trong nội hàmcủa “nền kinh tế xanh” như sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiếtkiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng; định hướng lại đầu tư, hướng tới mức đầu
tư khoảng 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho khôi phục hệ sinh thái và bảo vệmôi trường…
2.4 Các chiến lược tăng trưởng xanh
Xây dựng và thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ để cung cấp thực phẩm sạch cho thành phố
Ngành nông nghiệp của thành phố nên có chính sách khuyến khích, chươngtrình hướng dẫn giúp nông dân thử nghiệm và triển khai các mô hình sản xuất nôngnghiệp khép kín – hữu cơ Một trong những mô hình tiềm năng đó là mô hình trồngtrọt, chăn nuôi sử dụng giun quế, trong đó phân lợn-bò-gà được sử dụng để nuôigiun, giun trưởng thành được thu hoạch để làm thức ăn cho gà, bò, lợn, và phângiun để bón cho cây trồng Mô hình sản xuất này vừa cho ra sản phẩm sạch vừagiảm đồng thời 3 yếu tố đó là giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí mua thức ănchăn nuôi công nghiệp và giảm chi phí mua phân bón hóa học
Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp sạch
Mở rộng các chuỗi giá trị nông nghiệp và sản phẩm chất lượng sẽ đảm bảo sựphát triển nông nghiệp xanh có giá trị gia tăng cao Hệ thống phân phối hiện tạicho các sản phẩm thực phẩm, rau và hoa quả trong thành phố khá phát triển với 5siêu thị (như Big C, Intimex, Coop Mart, Metro, Lotte Mart) Tuy nhiên sản phẩm
từ sản xuất của địa phương vẫn chưa được đưa vào kênh phân phối này vì nông dânđịa phương không sản xuất được sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá cả,
số lượng và độ tin cậy cần thiết
Trang 15 Chuyển đổi các khu công nghiệp hiện có thành các khu công nghiệp sinh thái (KCNST)
Để nhanh chóng chuyển đổi sang KCNST thì trước hết phải tập trung vào việcxây dựng và chuyển đổi nhận thức của chính doanh nghiệp trong KCN về bảo vệmôi trường Theo đó, các doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng TCVN ISO 14000
về bảo vệ môi trường, tạo ra ý thức cho mọi người Đối với lãnh đạo phải có tráchnhiệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo vệ sinh môi trường xanh, sạch Đốivới người lao động có trách nhiệm chăm lo thực hiện đúng quy trình quản lý vềchất lượng… Còn đối với các địa phương khi thành lập các khu, cụm công nghiệpmới cần phải đặt yếu tố môi trường lên hàng đầu, đảm bảo các tiêu chí của mộtKCNST
Phát triển dịch vụ du lịch sinh thái
Để làm phong phú các sản phẩm du lịch cho Đà Nẵng, việc xây dựng và pháttriển các tour du lịch sinh thái là một trong những lựa chọn đúng đắn, phù hợp vớithị hiếu của khách du lịch khi mà nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu ngàycàng cao khiến họ không lựa chọn các tour du lịch không thân thiện với môitrường
Ở đây, việc phối kết hợp giữa các sở ban ngành của thành phố là rất quantrọng và phải có tầm nhìn, dự báo nhu cầu của khách trong tương lai đối với cácdịch vụ du lịch Hiện nay, Đà Nẵng đã có dịch vụ du lịch trực thăng, du lịch khinhkhí cầu và dù lượn Các dịch vụ này giúp khách du lịch có thể chiêm ngưỡng thànhphố từ trên cao Sẽ hấp dẫn hơn nếu họ nhìn thấy những hình bắt mắt từ nghệ thuậttạo hình thông qua việc phối kết hợp hình dáng hoặc màu sắc giữa các mảng bêtông thô cứng hoặc giữa các mảng công viên xanh
Dự án phát triển giao thông công cộng
Trang 16Hiện nay Đà Nẵng đã có 6 tuyến xe buýt thường nối tới Quảng Nam và đangchú trọng tới việc phát triển dịch vụ xe buýt nhanh trong thành phố Để xe buýt trởthành phương tiện giao thông chiếm thị phần lớn, thành phố nên có chính sáchkhuyến khích cho người đi xe buýt, hiện đại hóa và xanh hóa các bến xe buýt, tức
là có thể trang trí bến xe buýt bằng hoa hoặc cây leo và trang bị các thiết bị điện tửcung cấp các thông tin liên quan tới xe buýt và tình trạng giao thông ở các tuyếnđường trong thành phố tới khách đi xe buýt
Phân loại, thu gom và xử lý rác thải
Trong thời gian tới, thành phố cần tiếp tục triển khai triệt để việc phân loại rácthải tại nguồn đối với mọi nguồn thải Bên cạnh đó, thành phố nên thực hiện cơ chếthu phí rác thải theo khối lượng Hiện nay phí rác thải ở khu dân cư được thu trên
cơ sở bình quân đầu người Người dân sẽ trả phí rác thải thông qua việc mua túi nilông chuyên dụng Khi đó người dân sẽ phân loại rác tại nhà và đựng vào các bao
ni lông chuyên dụng, góp phần làm tăng tỷ lệ tái chế Giá bán ni lông chuyên dụngcũng phải đủ lớn để khuyến khích người dân tiết kiệm tiền mua túi
Dự án sản xuất phân hữu cơ từ nước thải - chất thải
Gần đây khoảng 90 tấn chất thải loại này được thải ra mỗi ngày từ khu dân
cư, văn phòng, tòa nhà công cộng Việc không thu gom kịp thời đã gây ra mùi hôikhó chịu Mặt khác, nông dân thường phải chi từ 10-20% thu nhập từ trồng trọt đểmua phân hóa học Dự án tách hệ thống nước mưa và nước thải ở Đà Nẵng đã được
đề xuất trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên nên tham luận này chỉ đề cậptới chất thải bùn Như vậy sẽ rất hữu ích nếu nông dân giảm được chi phí này vàchất thải thải nêu trên được xử lý triệt để
Cải tạo các tòa nhà cũ và xây dựng các tòa nhà mới thành các tòa nhà xanh
Để tiết kiệm năng lượng thì mỗi gia đình, mỗi chung cư cần có các giải phápgiảm nhiệt, tận dụng năng lượng mặt trời và mỗi người cần có ý thức và hành động