1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ

16 118 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 248,09 KB

Nội dung

Xu thế phát triển nền kinh tế toàn cầu hóa đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt nền kinh tế của các nước đang phát triển. Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đây chính là bước ngoặt lớn đưa nước ta thật sự bước vào thời kỳ hội nhập cùng nền kinh tế thế giới đầy năng động. Xuất phát từ thực tế đó, nó đòi hỏi sự hình thành và phát triển của các công ty tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt là việc hình thành của các công ty cổ phần và vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là tất yếu đối với quá trình phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

KHOA LUẬT

-

TIỂU LUẬN MÔN

LUẬT KINH TẾ

Tên chủ đề: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC

HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN

Tên đề tài: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC

HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phương Thu

Ngày sinh: 14-10-2001

Mã sv: 1115050459

Lớp niên chế: D15QK07

Lớp tín chỉ: D15QK06

GV hướng dẫn: Khuất Thị Thu Hiền

HÀ NỘI, …8…/2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 3

1.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY CỔ PHẦN 3

1.1 Khái niệm công ty cổ phần 3

1.2 Đặc điểm công ty cổ phần 3

2.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 4

2.1 Đại hội đồng cổ đông công ty 4

2.2 Hội đồng quản trị công ty 5

2.3 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc 6

2.4 Ban kiểm soát 6

CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET 8

1 Đôi nét về Công ty cổ phần hàng không VietJet 8

2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần hàng không VietJet 8

2.1 Đại hội đồng cổ đông 8

2.2 Hội đồng quản trị 9

2.3 Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác 10

2.4 Ban kiểm soát 11

2.4.1 Quyền và nghĩa vụ của kiểm soát viên 11

2.4.2 Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát 12

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

Xu thế phát triển nền kinh tế toàn cầu hóa đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh

tế của các quốc gia, đặc biệt nền kinh tế của các nước đang phát triển Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam Đây chính là bước ngoặt lớn đưa nước ta thật

sự bước vào thời kỳ hội nhập cùng nền kinh tế thế giới đầy năng động Xuất phát từ thực

tế đó, nó đòi hỏi sự hình thành và phát triển của các công ty tư nhân và doanh nghiệp nhà nước Đặc biệt là việc hình thành của các công ty cổ phần và vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là tất yếu đối với quá trình phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh

tế thị trường

Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập và tiến lên nền kinh tế thị trường, với sự phát triển đó thì cần một hệ thống pháp luật đi kèm để quản lý đồng bộ sự phát triển nhằm đưa nền kinh tế nước ta phát triển một cách lành mạnh và bền vững Khi Luật doanh nghiệp

ra đời thì công ty cổ phần được xác định đầy đủ và rõ ràng hơn, là một trong 4 loại hình doanh nghiệp đươc quy định trong Luật doanh nghiệp Mặt khác với việc hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta thì công ty cổ phần là điều kiện quan trọng và tiên quyết cho sự hoạt động của thị trường này Từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và sâu rộng Với sự phát triển đó thì công ty cổ phần ngày càng có tầm quan trọng hơn trong nền kinh tế của nước ta cho nên việc trang bị kiến thức pháp luật là điều tất yếu cho nhà đầu tư cũng như người muốn thành lập công ty cổ phần

Là hãng hàng không dẫn đầu thị phần nội địa và phát triển mạnh mạng bay quốc tế, VietJet Air có ưu thế lớn về mạng đường bay rộng khắp, đa dạng, đội máy bay hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, tuổi bình quân đội bay của công ty là 3,03 năm, giá vé rẻ đáp ứng nhu cầu đi lại của đa số người dân và khách quốc tế thăm người thân, du lịch, học tập và giao thương Với thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần hàng không VietJet tốt của cả công ty thì tương lai công ty sẽ còn phát triển hơn nữa

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

1.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1 Khái niệm công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và

tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần Công ty được phát hành cổ phần huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế Các cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp cổ phần gọi là cổ đông Cổ đông được quyền tham gia quản

lý, kiểm soát, điều hành công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí quản lý trong công ty Ngoài ra, cổ đông còn được quyền hưởng các khoản lợi nhuận do công ty tạo ra cũng như chịu lỗ tương ứng với mức độ góp vốn

1.2 Đặc điểm công ty cổ phần

Công ty Cổ phần có những đặc điểm – đặc trưng pháp lý như sau :

– Phải có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và không hạn chế số lượng ( có thể là

cá nhân hoặc tổ chức là cổ đông)

– Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần.Mua cổ phần là hình thức chính để góp vốn vào công ty cổ phần – Cổ đông là người nắm giữ cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp

– Cổ đông có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cổ đông hoặc các nhân,

tổ chức khác một cách tự do

– Doanh nghiệp cổ phần có thể phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật

Trang 5

2.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

So với các loại hình công ty phổ biến hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, công ty cổ

phần luôn có số lượng thành viên rất đông Có công ty cổ phần có tới hàng vạn cổ đông ở hầu khắp các nước trên thế giới, vì vậy có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất trong công chúng để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau Chính vì thế, vấn đề tổ chức quản lý công ty luôn rất phức tạp Sự tham gia của các cơ quan này chủ yếu với mục đích quản lý điều hành, duy trì các hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần và mặt khác, còn để giám sát, kiểm tra lẫn nhau nhằm hạn chế việc lạm dụng quyền lực của từng cơ quan Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần có quyền lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức quản lý và hoạt động:

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán

do Hội đồng quản trị ban hành

2.1 Đại hội đồng cổ đông công ty

Đây là cơ quan quyết định, nắm quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết Có thể hiểu, các cổ đông ưu đãi khác không có quyền biểu quyết thì sẽ không thuộc Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông thường sẽ bao gồm các “nhà đầu tư tích cực” hay “nhà đầu tư chủ động”, nghĩa là những người mà cùng có sự đầu tư vốn cổ phần vào công ty muốn tham gia định đoạt số phận của công ty thông qua quyền biểu quyết của mình Đây chính

là cơ quan quyết định cao nhất của công ty

Trang 6

Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông được quy định cụ thể tại Điều 138 Luật doanh nghiệp 2020

2.2 Hội đồng quản trị công ty

Đây là cơ quan quản lý công ty Quy định về Hội đồng quản trị phải có vai trò lãnh

đạo chiến lược trong công ty và giám sát có hiệu quả đối với công tác quản lý công ty cũng như trách nhiệm của Hội đồng quản trị trước công ty và các cổ đông Theo thông lệ, Hội đồng quản trị có thẩm quyền quyết định tất cả những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và các thể chế khác trong công ty Hội đồng quản trị hoạt động theo chế độ tập thể, tức là từng thành viên Hội đồng quản trị không có thẩm quyền của Hội đồng quản trị Các thành viên Hội đồng quản trị cũng thực thi quyền của mình thông qua các cuộc họp, các quyết định thường ghi nhận trong các biên bản họp Hội đồng quản trị Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu bầu, không kể số cổ phần nắm giữ, không thể ủy quyền để bỏ phiếu như cổ đông Hội đồng quản trị phải có khả năng ra các phán quyết độc lập đối với các vấn đề của công ty Do vậy, thành phần của Hội đồng quản trị cần phải đảm bảo một số lượng thích hợp các thành viên độc lập, không kiêm nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị cần có khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược của công ty và xác định các ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như định hướng và kiểm soát công tác quản lý và đưa ra quyết định về những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị giám sát Tổng giám đốc trong việc thực thi nghiêm chỉnh các chính sách đã được Hội đồng quản trị ban hành Cũng thông qua giám sát, Hội đồng quản trị có thể hỗ trợ kịp thời Tổng giám đốc trong việc thực thi Việc hỗ trợ còn bao gồm việc Hội đồng quản trị kịp thời điều chỉnh các chính sách khi có những nhân tố tiêu cực mới đe dọa sự thành công của chính sách đó

Hội đồng quản trị sẽ là cơ quan nhân danh công ty trong các quan hệ đối nội, quyết định của Hội đồng quản trị cũng có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba trong giao dịch pháp luật Nếu công ty chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật mà điều lệ công ty không

có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật

Trang 7

Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị được quy định cụ thể tại điều khoản 2 Điều

153 Luật doanh nghiệp 2020

2.3 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Giám đốc và Tổng giám đốc của Công ty cổ phần là người điều hành công việc kinh

doanh hàng ngày của công ty Để thực hiện chức năng điều hành công việc kinh doanh của công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có một số thẩm quyền riêng biệt, có quyền quyết định các vấn đề trong phạm vi điều hành của minh Họ sẽ chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị

Đối với giám đốc, khi điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty phải theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty (nếu có) và quyết định của Hội đồng quản trị Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì giám đốc hoặc tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty

Quyền và nghĩa vụ cũng như việc bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều 162 Luật doanh nghiệp 2020

2.4 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là một bộ phận của cơ cấu tổ chức công ty trong trường hợp Công ty cổ phần lựa chọn mô hình đa hội đồng Đây là cơ quan có chức năng giám sát hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong việc quản lí và điều hành công ty Đây là cơ quan độc lập với các cơ quan khác trong cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần

Ban kiểm soát có quyền xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác của công

ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến

Trang 8

Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty

Ban kiểm soát chỉ có chức năng giám sát, không phải cơ quan quản lý của công ty, vì vậy, các kiểm soát viên cũng không phải người quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên, kiểm soát viên cũng phải chịu trách nhiệm tương tự như người quản lý doanh nghiệp khi có sai phạm

Trang 9

CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET

1 Đôi nét về Công ty cổ phần hàng không VietJet

VietJet tên đầy đủ là Công ty Cổ phần hàng không VietJet Trên thị trường hàng

không dân dụng Việt Nam, hàng không VietJet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên

có mặt trên thị trường Bên cạnh hoạt động vận chuyển hàng không, doanh nghiệp còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng, hàng hóa, dịch vụ thông qua các hệ thống công nghệ thương mại điện tử được phát triển dành riêng cho doanh nghiệp Hiện nay, VietJet Air là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế với Chứng nhận An toàn khai thác

Trong quá trình hình thành, hoạt động của bản thân trên thị trường Việt Nam, doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng tự hào như hãng hàng không giá rẻ tốt nhất 2018-2019, top 50 hãng hàng không toàn cầu về hoạt động và sức khỏe tài chính năm 2018,…Hiện tại, VietJet đang khai thác 80 tàu bay A320 và A321, vận chuyển hơn 65 triêu lượt khách Hãng hiện tại đang khai thác 120 đường bay nội địa và đường bay quốc

tế đến những thành phố thuộc các quốc gia khác như : Nhật Bản, Hong Kong, Hàn

Quốc,…Trong kế hoạch mở rộng đường bay vào tương lai, doanh nghiệp dự kiến sẽ vận hành thêm các đường bay khác nhau tới khắp các quốc gia trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần hàng không VietJet

Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát của Công ty Cổ phần Hàng Không VietJet bao

gồm : Đại hội đồng Cổ đông, Hội Đồng Quản Trị, Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác, Ban kiểm soát

2.1 Đại hội đồng cổ đông

Cổ đông có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của Pháp luật và điều lệ của Công

ty Đại hội đồng cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần đã được thanh toán đầy

đủ, đảm bảo đối xử công bằng giữa các chủ sở hữu, công khai thông tin và minh bạch hóa

cơ chế quản lí công ty,…

Trang 10

Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính của Công ty cổ phần hàng không VietJet Báo cáo tài chính hàng năm của công ty do Hội đồng quản trị lập và gửi Ban kiểm soát để thẩm định Ngoài ra cổ đông có quyền bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình Trong trường hợp quyết định của Đại hội đồng cổ đông, quyết định của hội đồng quản trị vi phạm Pháp luật hoặc vi phạm những quyền lợi cơ bản của cổ đông thì cổ đông có quyền đề nghị hủy quyết định

2.2 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị nhiệm kỳ (2017-2022) của VietJet Air hiện có 7 thành viên :

+, Bà Nguyễn Thanh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị

+, Bà Nguyễn Thị Phương Thảo- Phó chủ tịch của Công ty từ 2007 Bà Thảo hiện

đang là Tổng Giám đốc của Công ty

+, Ông Nguyễn Thanh Hùng- Phó chủ tịch hội đồng quản trị Vietjet từ 07/2007

+, Ông Đinh Việt Phương là Phó Tổng giám đốc thường trực, giám đốc điều hành

công ty

+, Ông Lưu Đức Khánh được bầu là thành viên Hội đồng quản trị từ năm 2011

+, Ông Chu Việt Cường được bầu là thành viên Hội đồng quản trị từ năm 2011

+, Ông Donal Boylan - Thành viên sáng lập của BCAP

Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, người quản lý các đơn vị trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty Người quản lý được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng quản trị.Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị đều phải chịu trách nhiệm khi không thực hiện việc triệu tập cuộc họp bất thường theo đúng quy định Mặc dù Luật chưa có quy định trong việc xác định mức độ trách nhiệm để bồi thường của các thành

Ngày đăng: 07/09/2021, 09:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w