Đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu bao cấp (1975 – 1985) và bài học cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nayNăm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc. Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từ năm 1960 miền Bắc bắt đầu áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ngày 3041975 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Định hướng của Đảng và Nhà nước xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung.
Trang 1+
ĐỀ 4: Đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu bao cấp (1975 – 1985) và bài học cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Bài làm:
PHẦN MỞ ĐẦU
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam- Bắc Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từ năm 1960 miền Bắc bắt đầu áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung Ngày 30/4/1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn thống nhất Cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội Định hướng của Đảng và Nhà nước xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung
Cơ chế này có những ưu điểm thích hợp cho hoàn cảnh hiện tại của đất nước lúc
đó, nhưng cũng có nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước sau này Vì vậy em xin làm rõ về đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu bao cấp (1975 – 1985) và bài học cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Trang 2PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KÌ TRƯỚC ĐỔI MỚI
1 Toàn cảnh việt nam thời kì bao cấp
Trước đổi mới, tức là trước đại hội VI < năm 1986> trở về trước hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được nhà nước bao cấp, diễn ra dưới nên kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa Theo đó nền kinh tế tư nhân dần được xóa bỏ, nhưỡng chỗ cho khối kinh tế tập thể và kinh tế do nhà nước chỉ huy Mặc dù kinh tế chỉ huy đã tồn tại ở miền bắc việt nam thời kì vndcch từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dungf để sinh hoạt kinh tế cả nước vn ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên toàn quốc
Trong nền kinh tế kế hoạch, phần lớn thương nghiệp tư nhân bị loại bỏ, hàng hóa được phân phối theo tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, hạn chế việc người dân tự mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác Nhà nước độc quyền phân phối hầu hết các loại hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời
kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng mà một gia đình được phép mua
2 Bối cảnh lịch sử
Những năm 1980, đông nam á thuộc khu vực kém phát triển nhất thế giới, việt nam xếp cuối bảng của khu vực này Sau khi thông nhất vào năm 1975, tình cảnh thiếu đói, lạc hậu vẫn đeo bám viết nam suốt muồi mấy năm Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc việt nam vẫn bị kéo vào cuộc xung đột đẫm máu với khmer đỏ ( đồng minh của TQ) ở phía nam và với trung quốc ở phía bắc cùng với đó là các thất sách sai lầm, sự bao vây cấm vận của Mỹ khiến đất nước ngày càng kiệt quệ
Từ sau năm 75 viện trợ của nước ngoài cho việt nam bắt đầu sụt giảm Mỹ không viện trợ hàng hóa khiến máy móc nông nghiệp, phương tiện vận tải không có phụ tùng thay thế và không đủ xăng dầu để vận hành không những thế VN còn bị HK cẫm vận và buộc phải trả khoản nợ mà VNCH vay của mỹ trước đó Trước đây TQ thường viện trợ cho VN từ 300-400 triệu usd, từ sau ngày giải phóng do diễn biến quan hệ phức tạp nên nguồn viện trợ này giảm mạnh và đến năm 1977 thì nguồn này chấm dứt hoàn toàn Nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa khác bằng tiền thì có tăng nhưng do giá cả tăng cao nên số lượng hàng hóa chỉ còn một nửa so với trước Thiếu thốn hàng hóa ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất công nghiệp và
Trang 3nông nghiệp cũng như mọi mặt đời sống nhân dân tuy nhiên nguyên nhân trực tiếp khiến thời bao cấp thiếu đói hơn cả thời chiến chính là do áp dụng nền kinh tế kế hoạch hóa Theo đó, nhà nước quyết định loại và số lượng hàng hóa nào sẽ được sản xuất Tất cả các xí nghiệp đều chạy theo chỉ tiêu được ấn định từ nhà nước bất chấp quy luật thị trường sau đó sẽ thu mua sản phẩm với giá ngang bằng hoặc thấp hơn CPSX Điều này làm cho nền kinh tế mất hết động lực để phát triển, còn người dân thì không được thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng Ở nông thôn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp đã đẩy người dân vào các hợp tác xã- nơi mà họ phải đống góp tất
cả các tư liệu sản xuất mà mình có từ ruộng đất, trâu bò đến cái cày cái cuốc HTX
đã tồn tại ở miền bắc trước những năm 75, hơn 96% tài sản của nông dân đã thuộc
về tập thể Mọi thứ của cải do nhân dân làm ra sẽ được nhà nước thu gom rồi phân phát lại theo tiêu chuẩn Tại miền nam việc hợp tác hóa được tiến hành khẩn
trương từ năm 77-80 tuy nhiên mô hình kế hoạch hóa không thích hợp tại đây Đến năm cuối năm 79 gần 1300 HTX ở miền nam bị tan rã và chúng chỉ còn tồn tại trên giaasys tờ Hậu quả là sản xuất nông nghiệp bị khựng lại trong khi dân số ngày càng tăng Lượng lúa mì giảm từ 11,8 triệu tấn( năm 1976) xuống còn 11,6 triệu tấn( năm 1980) dù diện tích canh tác tăng hơn 300.000 hecta Trong khi đó hai cuowcj chiến tranh ở phía tây nam và biên giới phía bắc khiến miền nam phải gồng mình duy trì quân số bằng nguồn thực phẩm ít ỏi, cùng thời gian này những trận lũ lớn ở đồng bằng nam bộ làm cho lượng lúa càng thiếu hụt trầm trọng SG- đô thị lớn nhất miền nam từ thừa lúa gạo nay phải ăn độn khoai lang, bo bo Tình cảnh thiếu đói xảy ra trên toàn quốc khiến chính phủ phải tìm đủ mọi cách tìm nguồn xin viện trợ và mua nợ lương thực Đất nước đã thực sự lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội Vấn đề cấp bách đặt ra cho Đảng cộng sản và Nhà nước VN lúc này là tìm kiếm cách thức phát triển mới có khả năng đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó quan trọng nhất là phải tháo gỡ các ràng buộc về cơ chế và thể chế để giải phóng các nguồn lực phát triển của đất nước Cần phải nói rằng ngay khi đất nước mới lâm vào khủng hoảng, trong nền kinh tế VN, dưới sự áp lực của thực tiễn, đã diễn ra hai cuộc thử nghiệm quan trọng :
a, áp dụng chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình nông dân trong hợp tác xã nông nghiệp
b, triển khai chế độ “ kế hoạch 3 phần” ở các xí nghiệp công nghiệp quốc
doanh Về nguyên tắc, cả hai cuộc thử nghiệm này đều diễn ra theo một xu hướng chung: nới lỏng các ràng buộc của cơ chế kế hoạch hóa tập chung, mở rộng hơn phạm vi hoạt động của các quan hệ thị trường, trao quyền chủ động kinh doanh hơn cho các chủ thể kinh tế và người lao động 5 cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở
Trang 4tầm vĩ mô Vì vậy, những cuộc thử nghiệm này tuy đưa đến những thành tựu nổi bật trong nông nghiệp nhưng vẫn không ngăn cản được cuộc khủng hoảng ngày càng trở lên trầm trọng tình hình đó đã khiến cho đổi mới trở thành một nhu cầu hết sức bức bách, là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống
CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ VN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1, KHÁI NIỆM CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ
Bộ máy quản lí nhà nước về kinh tế là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều cơ quan, nhiều bộ phận có những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lí có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế, các hoạt động kinh tế trong xã hội
Cơ chế quản lý kinh tế là các quy tắc điều chỉnh các hành vi, hoạt động kinh tế của các cá nhân và tổ chức kinh tế, là hệ thống các biện pháp, hình thức, cách thức
tổ chức, điều khiển nhằm duy trì các mối quan hệ kinh tế phát triển phù hợp với những quy luật kinh tế khách quan theo mục tiêu đã xác định trong những điều kiện kinh tế xã hội của từng giai đoạn phát triển cơ chế quản lý kinh tế tác động sâu sắc đến hiệu quả phát triển của nền kinh tế quốc dân, do vậy, hiệu quả kinh tế
xã hội là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá tính đúng đắn của cơ chế quản lý kinh tế các cơ chế kinh tế gồm cơ chế kinh tế thị trường, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế kinh tế hỗn hợp cơ chế quản lý kinh tế có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau: trong hệ thống kinh tế vĩ mô tồn tại khái niệm
cơ chế thị trường và cơ chế kế hoạch tập trung, cơ chế điều tiết vĩ mô, tầm vi mô tồn tại cơ chế tự điều tiết
2 CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG QUAN LIÊU, BAO CẤP
2.1 khái niệm và đặc điểm của cơ chế:
Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung: do nhà nước quyết định toàn bộ đối với mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế vận động phát triển tuân theo những quy định bắt buộc của Nhà nước chứ không tuân theo quy luật cung cầu của thị trường Trước thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế kế hoạch hóa với những đặc điểm:
Thứ nhất: nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là nền kinh tế chỉ có hai thành phần sở hữu về tư liệu sản xuất là: sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể, được thể hiện dưới dạng Quốc doanh và Hợp tác xã Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định cuả nhà nước Tất cả
Trang 5phương hướng sản xuất, vật tư, vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương, … đều do nhà nước quyết định Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp lại sản phẩm cho nhà nước Lỗ thì nhà nước chịu lãi thì nhà nước thu
Thứ hai: nền kinh tế hai thành phần chịu sự quản lý tập trung của Nhà nước thông qua kế hoạch hóa là khâu trung tâm Các cơ quan can thiệp sâu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì
về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình Những thiệt hại vật chất do các quyết định sai lầm gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu các doanh nghiệp không được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng không
bị ràng buộc trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh
Thứ ba: động lực cơ bản của vận động kinh tế là sự giác ngộ cách mạng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức và kỷ luật hành chính, được tạo bởi công tác chính trị, tư tưởng công tác động viên tinh thần trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan hệ hiện vật là chủ yếu còn quan hệ hàng hóa- tiền tệ không được coi trọng mà chỉ là hình thức nhà nước quản ký kinh tế thông qua chế độ “ cấp phát- giao nộp” vì vậy, sức lao động hay các văn bằng phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý
thứ tư: bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, kém năng động gây ra tình trạng hách dịch nhưng lại được hưởng chế độ, quyền lợi cao hơn người lao động thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, thống nhất cao độ
từ trung ương đến địa phương đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế mang nặng tính chất hiện vật, quan hệ hàng hóa- tiền tệ chỉ được thừa nhận về mặt hình thức, còn trên thực tế là thực hiện chế độ cấp phát, giao nộp, phân phối theo
kế hoạch đến tận tay người tiêu dùng, các đơn vị kinh tế không có quyền tự chủ trong sản xuất- kinh doanh, trong kinh tế đối ngoại, chủ yếu trao đổi ngoại thương với các nước XHCN dưới hình thức các nghị định, hợp tác kinh tế mà thực chất là đổi trực tiếp hàng lấy hàng; thực hiện nhà nước độc quyền ngoại thương, trên thục
tế đó là một nền kinh tế khép kín
2.2 các hình thức của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan lieu, bao cấp
Để quản lí được một nền kinh tế cho phù hợp với từng ngành từng khu vực cụ thể thì nhà nước đã đưa ra các hình thức bao cấp sau:
bao cấp về giá : Nhà nước quyết định tài sản, vật tư, thiết bị hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của chúng nhiều lần so với giá cả thị trường do đó, hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức
Trang 6Bao cấp qua chế độ tem phiếu: nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động theo định mức qua hình thức tem phiếu với mức giá khác xa so với giá cả thị trường đã biến chế độ tiền lương thành hiện vật do đó, đã không kích thích được người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động
Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn: bằng ngân sách nhà nước, nhưng lại không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn điều này
đã làm tăng gánh nặng đối với ngân sách và làm cho đồng vốn được sử dụng kém hiệu quả dẫn đến nảy sinh cơ chế “xin-cho”
2.3 ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
a ưu điểm
trong thời kì kinh tế còn tăng trưởng chậm chủ yếu theo chiều rộng ( đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước lâm vào thời kì chiến tranh gay gắt) thì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung cũng có những ưu điểm nhất định:
- nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, nhất là trong quá trình nước ta từng bước
đi theo hướng công nghiệp hóa, đặc biệt ưu tiên ngành công nghiệp nặng
- Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đáp ứng được những yêu cầu thời chiến, bởi vì khi đất nước bị các nước đế quốc, thực dân xâm lược thì mục tiêu hàng đầu của cả nước chính là giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc bởi vậy việc thưc hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân vào việc xây dựng và phát triển kinh tế để được thực hiện mục tiêu đó, đây là nhiệm vụ chung của tất
cả mọi người chứ không chỉ của riêng ai
- Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp cho người chiến sĩ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ khong phải lo nghĩ đến chuyện gia đình, vợ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước bao cấp
b, nhược điểm
Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung còn mang nhiều hạn chế ngay cả trong thời chiến ở nước ta nhưng nó chưa bộc lộ một cách gay gắt cơ chế này chỉ thực
sự bộc lộ những khuyết điểm của nó sau năm 1975 khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng và phát triển kinh tế một số nhược điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung
+ thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật
+ triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh
Trang 7+làm cho đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước trở nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch
+ khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên
cơ sở ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung càng bộc lộ những khuyết điểm của nó, làm cho nền kinh tế xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây lâm vào tình trạng khủng hoảng
ở nước ta Đảng và nhà nước ta thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung từ năm 1954 đến năm 1986, trong giai đoạn đầu, đất nước có chiến tranh
cơ chế này đã thể hiện sự phù hợp và đúng đắn, đáp ứng được những yêu cầu của thời chiến, chính vì vậy nó đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của nhân dân ta hoàn toàn thống nhất, thì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã không còn phù hợp nữa chính vì do duy trì quá lâu nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung từ 1954-1986 đã làm cho đất nước lâm vào tình trạng trì trệ, hủng hoảng nghiêm trọng nhất là trong thập niên 80 của thế kỉ XX và đến năm 1986 Đảng và nhà nước
ta đã phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế- xã hội
CHƯƠNG 3 bài học cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
1 Thành tựu kinh tế nổi bật sau 35 năm đổi mới
Trong suốt quá trình chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể
Cụ thể: Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% Giai đoạn
1996-2000, tốc độ tăng GDP đạt 7% Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, với sự điều hành quyết liệt và quyết tâm cao của Chính phủ, Việt Nam đã từng bước đổi mới
mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, biểu hiện ở việc tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% đến 7% của kế hoạch 5 năm 2016-2020 Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%,
Trang 8là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới Quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể, GDP đạt khoảng 262 tỷ USD vào năm 2019, tăng 18 lần so với năm đầu đổi mới, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.800 USD/người và thuộc các nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới Chất lượng tăng trưởng được nâng cao, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên 5,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30 đến 35%)
Kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, các thị trường vận hành thông suốt tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp (DN) tập trung sản xuất, kinh doanh Tỷ
lệ lạm phát dần được kiểm soát từ mức ba chữ số những năm đầu của thời kỳ đổi mới xuống mức mục tiêu 4% trong suốt giai đoạn 2016 - 2020 Các thị trường vốn
và tiền tệ có bước phát triển mạnh mẽ, hoạt động thông suốt và dần ổn định hơn Tín dụng tăng trưởng tốt, là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh Thị trường ngoại tệ được quản lý linh hoạt, tình trạng đô-la hóa giảm dần qua các năm, quỹ dự trữ ngoại hối tăng cao, niềm tin của người dân vào đồng nội tệ được củng cố vững chắc
Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp hơn với mô hình tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, trở thành động lực tăng trưởng chính, trong khi
tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống Không chỉ cơ cấu kinh tế thay đổi mà cơ cấu nội ngành cũng dịch chuyển phù hợp trình độ phát triển của nền kinh tế
Nhiều động lực tăng trưởng mới được xây dựng bên cạnh khu vực DN nhà nước
và khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, số DN thành lập mới tăng nhanh cả về số lượng và vốn đăng ký, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo lan tỏa rộng với nhiều mô hình kinh doanh độc đáo, có hiệu quả Nguồn nhân lực có kỹ năng, được đào tạo bài bản, có khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh được chú trọng phát triển, tạo tiềm lực phát triển kinh tế hiện đại trên nền tảng khoa học - công nghệ Hệ thống hạ tầng quốc gia được tập trung nguồn lực xây dựng một cách đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông
và hạ tầng đô thị lớn Bộ máy Chính phủ thực hiện tốt vai trò Chính phủ kiến tạo,
nỗ lực xóa bỏ nhiều thủ tục hành chính rườm rà, tạo ra môi trường kinh doanh, đầu
tư thuận lợi để tập trung, chuyển hóa nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế vào phát triển kinh tế - xã hội
Tiêu dùng nội địa và đầu tư tiếp tục trở thành hai trụ cột quan trọng của nền kinh
tế Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng liên tục, riêng giai đoạn
2011 - 2019 tăng trung bình khoảng 12,8% Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, thị trường bán lẻ thay đổi dần từ kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại, các DN linh hoạt thích ứng sự thay đổi về hành vi mua sắm và thị hiếu của người tiêu dùng, trong đó hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng được
Trang 9ưa chuộng Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả được cải thiện Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2020 đạt gần 15 triệu tỷ đồng, tăng bình quân 10,6%/năm Vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đạt 20,8% tổng đầu
tư xã hội, tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh từ 36% năm 2010 lên 46% năm 2020 Nhiều tập đoàn, DN tư nhân đã tham gia đầu tư, hoàn thành nhiều công trình có ý nghĩa to lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh với nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, đem lại nhiều cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh và chuyển giao công nghệ cho khu vực kinh tế trong nước
Môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng cao Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh, tiếp cận cơ hội kinh doanh được cải thiện Chính phủ tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh và danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện Vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của Việt Nam tăng từ hạng 88 năm 2010 lên hạng 70 năm 2019 Môi trường cạnh tranh trong nước từng bước được cải thiện, pháp luật về tố tụng cạnh tranh cũng có những bước tiến, tạo tiền đề giải quyết cho nhiều vụ việc Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 (The Global Competitiveness Report 2019), thì năm 2019, Việt Nam đứng vị trí thứ 67 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tăng 10 bậc so với năm trước, ở vị trí 77 trong số
135 với hầu hết các chỉ số được cải thiện
2 bài học cho phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
35 năm đổi mới (1986 - 2021) là giai đoạn quan trọng của sự nghiệp phát triển đất nước, đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của Ðảng, Nhà nước và nhân dân, là sáng tạo có tính tất yếu, toàn diện để gạt bỏ, tháo gỡ những vướng mắc, giải phóng năng lực sản xuất, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước Bởi đổi mới là công cuộc có tính tổng thể, được chuẩn bị bài bản, theo cách thức, với từng đường đi nước bước cụ thể, được cân nhắc chắc chắn, triển khai một cách sâu rộng
và đồng bộ, cho nên 35 năm qua, công cuộc đổi mới đã thật sự gắn bó với vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước, gắn bó với mỗi người Việt Nam, và được bạn bè quốc tế hết sức quan tâm Từ những thành tựu, ưu điểm, nhược điểm trên ta có thể rút ra những bài học sau
1 Quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
Trang 10hành động của Ðảng, là cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định, hoàn thiện đường lối; đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam Xây dựng đất nước theo con đường XHCN là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy luật để có một nước Việt Nam phát triển bền vững
2 Ðổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc Xa rời, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đổi mới sẽ thất bại Những ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là yếu tố quan trọng góp phần hình thành đường lối đổi mới của Ðảng Nhân dân làm nên các thành tựu của đổi mới, đổi mới phải dựa vào nhân dân Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ, vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước Do đó, xây dựng, phát huy dân chủ XHCN phải bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân để nhân dân thật
sự là chủ thể tiến hành đổi mới và thụ hưởng thành quả của đổi mới
3 Ðổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra Thực tế cho thấy, phải đổi mới toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực đời sống, từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn, từ hoạt động lãnh đạo của Ðảng và quản lý của Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị, từ hoạt động ở trung ương đến hoạt động của địa phương, cơ sở Trong quá trình đổi mới, phải tổ chức thực hiện quyết liệt với các bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng nóng vội, chủ quan, hấp tấp, vì
sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá Ðồng thời phải chủ động, năng động, không ngừng sáng tạo, khắc phục tình trạng bảo thủ, trì trệ, bỏ lỡ cơ hội phát triển Phải tôn trọng quy luật khách quan, coi sự phát triển của thực tiễn là yêu cầu, là cơ sở để đổi mới tư duy lý luận, đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách
4 Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc; kiên định độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi Phải luôn coi lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định độc lập, tự chủ, và đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh, bền vững Trong đó, phát huy sức mạnh toàn dân tộc là cơ sở kết hợp sức mạnh thời