Tài liệu mang giá trị cao và đầy đủ cho mọi người làm lĩnh vực tư vấn xây dựng ... SKKN: Tài liệu cho anh em tham khảo định dạng bằng file word, cad,… đem lại cho anh em kỹ thuật 1 nguồn tài liệu bổ ích.
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG 2
CHƯƠNG II THUYẾT MINH SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG 8
CHƯƠNG III TỔ CHỨC THI CÔNG 30
CHƯƠNG IV TỔNG QUAN BIỆN PHÁP THI CÔNG 32
CHƯƠNG V BIỆN PHÁP THI CÔNG THÁO DỠ 37
CHƯƠNG VI BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN KẾT CẤU 41
CHƯƠNG VII BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN HOÀN THIỆN 57
CHƯƠNG VIII BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN CƠ ĐIỆN 69
CHƯƠNG IX BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, BIỆN PHÁP ATLĐ, BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.178 CHƯƠNG X KẾT LUẬN 209
Trang 2CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG
I CÁC CĂN CỨ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG.
- Hồ sơ mời thầu của CĐT
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội nước Cộng Hòa XãHội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc Hội nước Cộng Hòa XãHội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 1 tháng 07 năm 2015 của Chính Phủ về Quản lýchất lượng công trình xây dựng
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình
- Căn cứ vào năng lực của nhà thầu thi công
- Các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành Danh mục các tiêu chuẩn áp dụng:
Trang 4Ký hiệu tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn
TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu
TCVN 4447:2012 Công tác đất Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 9361:2012 Công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu
TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công
và nghiệm thu TCVN 1651-1:2008 Thép cốt bê tông Phần 1: Thép thanh tròn trơn
TCVN 1651-2:2008 Thép cốt bê tông Phần 2: Thép thanh vằn
TCVN 198:2008 Kim loại phương pháp thử uốn
TCVN 197:2008 Kim loại phương pháp thử kéo
TCVN 8828:2011 Bê tông nặng – Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên
TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 2682:1999 Xi măng pooc lăng – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 302:2004 Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 9340:2012
Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Các yêu cầu cơ bản đánhgiá chất lượng và nghiệm thu
TCVN 9341:2012 Bê tông khối lớn – Thi công và nghiệm thu
TCXD 5640:1991 Bàn giao công trình xây dựng – Nguyên tắc cơ bản.TCXDVN 296:2004 Dàn giáo các yêu cầu về an toàn
Tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng cho hệ thống điện và điện nhẹ
Quy phạm trang bị điện 2006QCVN QTĐ 05, 06,
07/2008
Quy chuẩn kỹ thuật điện quốc gia số 05, 06, 07 năm 2008
QCVN QTĐ 08/2010/BCT Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp
TCVN 7114: 2008 Chiếu sáng nơi làm việc
TCVN 7447: 2010 Hệ thống lắp đặt điện hạ áp
Trang 5Tiêu chuẩn thi công hệ thống cấp thoát nước
TCVN 4519:1988 Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình.
Quy phạm thi công và nghiệm thuTCVN 5576:1991 Hệ thống cấp thoát nước Quy phạm quản lý kỹ thuậtTCVN 6250:1997 Ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U) dùng để cấp nước
– Hướng dẫn thực hành lắp đặtTCVN 5502: 2003 Nước cấp sinh hoạt – Yêu cầu chất lượng
TCXDVN 33: 2006 Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình
Tiêu chuẩn thi công hệ thống PCCC
TCVN 7336: 2003 Hệ thống chữa cháy sprinkler tự động – Yêu cầu thiết
kế và lắp đặt
TCVN 3890: 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình – trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡngQCVN 06: 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà
và công trình
Tiêu chuẩn thi công hệ thống điều hòa thông gió
TCVN 5687: 2010 Thông gió, điều hòa không khí – tiêu chuẩn thiết kếTCVN 7831: 2007 Điều hòa không khí – phương pháp xác định hiệu suất
năng lượngTCVN 6577: 1999 Máy điều hòa không khí và bơm nhiệt gió – gió có ống
gió – thử và đánh giá tính năng
Tiêu chuẩn thi công hệ thống khí y tế
Hệ thống xử lý thải khí gây mê
Tiêu chuẩn thi công thang máy
TCVN 6395:2008 Thang máy điện – yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt TCVN 6396-3:2010 Quy định những tiêu chuẩn lắp đặt thang máy về Thang
máy chở hàng dẫn động điện và thủy lựcTCVN 6396-28:2013 Báo động từ xa trên thang máy chở người và thang máy
Trang 6chở người và hàngTCVN 9396-58:2010 Kiểm tra và thử tính chịu lửa của cửa tầng
TCVN 6396-70:2013 Khả năng tiếp cận thang máy của người kể cả người
khuyết tậtTCVN 6396-71:2013 Thang máy chống phá hoại khi sử dụng
TCVN 6396-72:2010 Thang máy chữa cháy
TCVN 6396-73:2010 Trạng thái của thang máy chở người và thang máy trong
trường hợp có cháy
Tiêu chuẩn thi công Trạm biến áp
Quy phạm trang bị điện
Phần I
Quy định chung
Quy phạm trang bị điện
Phần III
Trang bị phân phối và Trạm biến áp
Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về kỹ thuật điện
Tập 6: Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện
Trang 7II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM THI CÔNG.
- Nhà A1 thuộc một phần của Bệnh Viện Đa Khoa Xanh Pôn, nằm tại phía Bắc của khuđất – phố Trần Phú
- Địa điểm : 12 Chu Văn An, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội
- Diện tích cải tạo phần còn lại tầng 5: 700m2, sau khi cải tạo là: 770 m2
- Ranh giới công trình như sau:
- Phía Bắc: giáp phố Trần Phú
- Phía Nam: giáp khối nhà B1
- Phía Tây: giáp khối nhà A3
- Phía Đông: giáp khối nhà A2
III KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH THI CÔNG.
1 Khái quát chung
- Mục tiêu đầu tư cải tạo nhà A1: đáp ứng nhu cầu diện tích còn thiếu để nâng cao nănglực phục vụ của Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội- Bệnh viện đa khoa XanhPôn đã được đầu tư hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn Châu Âu
2 Đặc điểm hạng mục công trình
- Nhà A1 của bệnh viện Xanh Pôn là tòa nhà 05 tầng, một phần tầng 5 đã được nâng tầngthành khu điều trị nội trú phục vụ trung tâm kỹ thuật cao
- Diện tích cải tạo phần còn lại tầng 5: 700m2, sau khi cải tạo là: 770 m2
3 Thông tin hạng mục thi công
- Thi công các hạng mục của dự án Có các nội dung cơ bản sau:
+ Tháo dỡ hệ mái tôn hiện trạng;
+ Di dời hệ thống AHU trên mái, phá dỡ tường thu hồi;
+ Thi công phần kết cấu (nâng tầng) cho khu vực cải tạo;
+ Lắp đặt lại AHU ở trên sàn mới;
+ Thi công hệ vì kèo, mái tôn;
+ Thi công hoàn thiện tầng 6; cải tạo thang máy;
+ Lắp đặt hệ thống điện, nước, thiết bị theo hợp đồng;
+ Thi công cung cấp lắp đặt nội thất;
Trang 8+ Thi công bể tự hoại mới;
+ Thi công lắp đặt trạm biến áp
4 Tính chất công trình
- Công trình sau thi công sẽ được sử dụng làm khu nội trú của bệnh viện nên các yêu cầu
về kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật phải được bảo đảm tuyệt đối chặt chẽ
Trang 9CHƯƠNG II THUYẾT MINH SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG
Đơn vị thi công thành lập Ban chỉ huy công trường để trực tiếp chỉ đạo thi công (Sơ đồ tổ chức thi công được thể hiện rõ trong bản vẽ biện pháp thi công)
I MỐI QUAN HỆ GIỮA TRỤ SỞ CHÍNH VÀ VIỆC QUẢN LÝ NGOÀI HIỆN TRƯỜNG.
1 Tại trụ sở chính:
- Phó tổng Giám đốc Công ty phụ trách dự án trực tiếp điều hành các phòng ban chứcnăng, ban chỉ huy công trường hoàn thành nhiệm vụ
2 Ngoài hiện trường:
- Ban chỉ huy công trường trực tiếp điều hành các đội, tổ thi công Đồng thời cũng trựctiếp quan hệ với tư vấn giám sát của chủ đầu tư và đại diện thiết kế giám sát công việc thicông hàng ngày
- Ban chỉ huy công trình chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của P.giám đốc Công tytheo sự phân cấp, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và các cơ quan hữuquan về chất lượng và tiến độ thi công
II TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CÁC VỊ TRÍ TẠI CÔNG TRƯỜNG.
1 Chỉ huy trưởng.
1.1 Mục tiêu:
- Thiết lập “Bộ máy hoạt động” tại công trường
- Thiết lập “kế hoạch, hoàn chỉnh các biện pháp tổ chức thi công” đem lại hiệu quả kinh
tế cho dự án, đáp ứng yêu cầu và sự thỏa mãn cho khách hàng, tăng cường tiềm lực cho
a) Chuẩn bị cho hoạt động thi công:
- Xây dựng mục tiêu chất lượng và triển khai trong toàn công trình
Trang 10- Tiếp nhận dự án thông qua Quyết định bổ nhiệm Chỉ huy trưởng và hồ sơ công trìnhliên quan;
- Lập danh sách theo dõi nguồn nhân sự ngay từ khi tiếp nhận công trình;
- Khảo sát công trình;
- Lên kế hoạch làm việc với “Bên A, Nội bộ, Cơ quan hữu quan”;
- Tập hợp và bổ sung hồ sơ, thủ tục cần thiết cho công tác thi công;
- Chuẩn bị công việc cho lễ khởi công;
- Nghiên cứu tài liệu liên quan “Biện pháp tổ chức thi công”;
- Lên kế hoạch xây dựng “Kế hoạch Chất lượng công trình”;
- Lên kế hoạch chuẩn bị cơ sở hạ tầng, công trình tạm, phương tiện – trang thiết bị làmviệc cho công trường;
- Tổ chức các biện pháp kiểm soát an ninh – trật tự tại công trường
- Lên kế hoạch cho công tác tổ chức (như thời gian họp, xây dựng cơ cấu tổ chức côngtrường)
b) Quản lý nguồn nhân lực:
- Phối hợp với BCHCT khác, văn phòng để điều phối hoặc tuyển dụng nhân sự phù hợp;
- Phân công việc thông qua cơ bản và dần hoàn thiện Bảng mô tả công việc theo quy
mô, tính chất công trình, đảm bảo CB-CNV hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình;
- Đánh giá năng lực CB-CNV định kỳ hàng tháng (Căn cứ vào Phiếu ghi công việctrong tháng) và vào những đợt phát sinh tùy theo tính chất, quy mô của Công trình;
- Tổ chức bộ máy nhân sự tại công trường: điều động, phân công việc, đánh giá kết quả,điều chỉnh công việc cho phù hợp và tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực làmviệc;
- Giúp đỡ cho nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập môi trường làm việc và văn hóacủa Công ty
- Hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm để nhân viên hoàn thành nhiệm vụmột các hiệu quả nhất
- Xem xét khen thưởng khích lệ các nhân viên làm việc hiệu quả Đề xuất Ban GiámĐốc khen thưởng cho cá nhân – tập thể đạt thành tích cao
- Đề bạt phát triển các nhân viên có năng lực
c) Quản lý nguồn vật lực gồm vật tư, máy móc thiết bị:
Trang 11- Tổ chức lập kế hoạch cung ứng vật tư và theo dõi đảm bảo cung ứng kịp thời và đúngchất lượng theo mẫu trình duyệt;
- Tổ chức kiểm soát chi tiết đề xuất cung ứng máy móc – thiết bị, có nhân sự theo dõiđảm bảo cung ứng kịp thời, đảm bảo máy móc thiết bị luôn trong trạng thái sẵn sàng,được kiểm tra an toàn trước khi nhập vào công trường và sau khi hoàn trả về bộ phậnquản lý;
- Tổ chức công tác kiểm tra – giám sát việc sử dụng vật tư để tránh lãng phí
d) Quản lý nguồn tài lực:
- Lập bản dự trù chi phí và tổ chức kiểm soát trong quá trình thực hiện;
- Kiểm soát đơn giá, tổ chức kiểm soát khối lượng thi công của thầu phụ;
- Lập khối lượng hoàn thành và thanh quyết toán với Chủ đầu tư;
- Theo dõi quá trình thu, chi (công tác phí, yêu cầu vật tư, máy móc thiết bị, lương CN
cơ hữu, lương gián tiếp), tạm ứng và quyết toán thầu phụ, các chi phí khác và cân đối thuchi hợp lý;
- Theo dõi và xét duyệt khối lượng công việc của Thầu phụ, hỗ trợ công tác thanh toántheo quy định hiện hành của Công ty, đảm bảo kế hoạch thu tiền hợp lý và kịp thời;
- Áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng nhằm hạn chế các chi phí không phù hợp;
- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về hiệu quả của dự án được giao
e) Tổ chức, giám sát “tiến độ, khối lượng, chất lượng” hoạt động thi công tại công trường:
- Giám sát tiến độ chi tiết đã triển khai;
- Đảm bảo hoạt động cả công trường đạt được chỉ tiêu về thời gian, chất lượng, hiệuquả, mỹ quan và an toàn, tạo sự hài lòng cho khách hang, phối hợp tốt với nội bộ công ty;
- Tổ chức triển khai, đảm bảo thông tin thay đổi so với thiết kế được duyệt được cậpnhập kịp thời;
- Đảm bảo tài liệu, hồ sơ kỹ thuật, biên bản làm việc, nghiệm thu được cập nhập đầy đủ.Đảm bảo xử lý kịp thời các thông tin góp ý, các yêu cầu của bên A, Tư vấn giám sát, Tưvấn quản lý dự án;
- Theo dõi kế hoạch và giám sát công tác nghiệm thu, đảm bảo kế hoạch tiến độ thicông theo sát thực tế, có kế hoạch điều chỉnh kịp thời;
- Đề xuất và cải tiến các phương pháp, quy trình, hướng dẫn thi công để ngăn ngừa lỗisai;
Trang 12- Tổ chức thực hiện các hoạt động khắc phục – phòng ngừa – cải tiến khi cần.
- Tổ chức cập nhập và phổ biến các tiêu chuẩn, các văn bản pháp quy có liên quan đếnhoạt động thi công xây dựng
f) Cùng bộ phận an toàn Công ty, xây dựng “mạng lưới an toàn rộng khắp công trường”, đảm bảo không tai nạn cho đến khi kết thúc công trình:
- Phối hợp với bộ phận an toàn lập kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn laođộng trong suốt quá trình thi công;
- Bố trí CB-CNV vào “mạng lưới an toàn công trường”;
- Kiểm soát hoạt động đào tạo nội bộ về An toàn lao động cho toàn công trường;
- Cùng Đội an toàn công trường, phân khu vực tập kết và xử lý rác, phế liệu, lối thoáthiểm;
- Cùng Đội an toàn công trường lên kế hoạch trang bị bảo hộ lao động, dược phẩm cho
tủ thuốc công trường, trang bị PCCN
g) Cam kết thực hiện Chính sách chất lượng Công ty, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng:
- Có kế hoạch triển khai thực hiện Chính sách chất lượng Công ty theo từng thời điểmthích hợp thông qua việc đặt mục tiêu, phong trào thi đua (xây dựng mạng lưới an toàn,đạt tiến độ, ý kiến cải tiến hệ thống QLCL hiện hành…) Triển khai và bố trí nhân sựtham dự các lớp đào tạo nội bộ, nâng cao năng lực của CB-CNV, nắm bắt hoạt động củaCông ty;
- Thi công đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao tiết kiệm vật tư, tránh lãng phí cho mọicông việc, thực hiện tốt các cam kết với bên A;
- Nắm bắt sự thay đổi cũng như ý kiến của bên A, có kế hoạch và giải pháp làm việcđảm bảo đạt được sự thỏa mãn của khách hàng;
- Tổ chức theo dõi và đảm bảo công trình
2 Nhân viên kế toán công trường:
2.1 Mục tiêu:
- Đảm bảo kiểm soát chính xác nguồn tài chính công trường;
- Các chứng từ của công trường đảm bảo chính xác và đầy đủ tính pháp lý;
- Tập hợp, lưu trữ các chứng từ đầy đủ và an toàn
2.2 Trách nhiệm:
- Thực hiện nhiệm vụ thu – chi trên công trường dưới sự điều hành của Chỉ huy trưởng;
Trang 13- Tập hợp và kiểm tra chứng từ các loại;
- Lữu trữ hồ sơ, chứng từ liên quan Nộp chứng từ cho công ty theo kỳ hạn
a) Kiểm tra các hoạt động tài chính trên công trường:
- Thực hiện thu, chi theo các chứng từ được phê duyệt;
- Theo dõi công nợ của các Nhà cung cấp;
- Thực hiện việc tạm ứng, thanh toán cho công nhân và thầu phụ theo sự chỉ đạo củaChỉ huy trưởng;
- Kiểm soát các chứng từ xuất nhập hàng hóa;
- Theo dõi kinh phí sử dụng cho từng hạng mục đối chiếu với dự toán thi công;
- Hướng dẫn thủ kho cập nhập chứng từ xuất – nhập kho và phân loại chứng từ;
- Phối hợp với các đội thi công thực hiện công tác chấm công cho công nhân cơ hữu,thầu phụ;
- Tính lương và thanh toán lương cho công nhân;
- Hỗ trợ Chỉ huy trưởng công trường tổng hợp các chi phí thu – chi trên công trườngđồng thời lập kế hoạch dự trù kinh phí cho công trường hoạt động
b) Hỗ trợ theo dõi lượng vật tư, hàng hóa trên công trường:
- Đối chiếu số liệu nhập – xuất – tồn vật tư, hàng hóa với thủ kho;
- Hỗ trợ việc kiểm kê cho công trường Đề xuất thanh lý vật tư tồn đọng, kém phẩmchất, không sử dụng;
- Hỗ trợ lập các thủ tục luân chuyển vật tư hàng hóa trên công trường
c) Lưu trữ và báo cáo hồ sơ chứng từ liên quan:
- Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán côngtrường một cách khoa học;
- Các chứng từ thu – chi phải đảm bảo tính pháp lý và phải được lưu trữ đảm bảo antoàn;
- Báo cáo thường xuyên cho Chỉ huy trưởng tình hình tài chính của công trường;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thu, chi cho Chỉ huy trưởng công trường theo định kỳ hoặctheo yêu cầu;
- Tổng hợp, báo cáo công nợ của các nhà cung cấp cho Chỉ huy trưởng công trườngtheo định kỳ hoặc theo yêu cầu;
- Nộp các chứng từ liên quan cho công ty theo định kỳ
Trang 143 Bộ phận quản lý chất lượng:
3.1 Mục tiêu:
- Để công trình hoàn thành đúng tiến độ theo hợp đồng đã ký
- Công trình được triển khai thi công theo đúng bản vẽ thiết kế
- Công trình đạt được chất lượng cao về mặt kiến trúc, kỹ thuật và độ bền vững
a) Chuẩn bị cho việc thi công:
- Phối hợp tập hợp các hồ sơ liên quan đến công trình và báo cáo với các bên liên quan,yêu cầu bổ sung (nếu thiếu);
- Triển khai xây dựng các hạng mục phụ trợ;
- Kiểm tra, giám sát việc thi công các hạng mục phụ trợ;
- Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu thiết kế, lập bản vẽ biện pháp thi công cho từng côngtác Yêu cầu bổ sung hoạc chỉnh sửa (nếu thấy cần thiết);
- Lập và trình duyệt các quy trình thi công của từng công việc, quy trình lấy mẫu và bảodưỡng mẫu, quy trình bảo dưỡng các cấu kiện thi công;
- Tổng hợp các chủng loại vật tư chính để chuẩn bị mẫu;
- Trình mẫu cho Chủ đầu tư duyệt;
b) Quản lý chất lượng công trình:
- Theo dõi nhân sự của ban chỉ huy, tổ đội thi công (xem có đáp ứng được tiến độkhông);
- Kiểm tra chất lượng thi công các hạng mục của công trình
- Tính toán khối lượng thanh quyết toán với tư vấn giám sát và chủ đầu tư;
- Tham mưu cho Chỉ huy trưởng trong việc đánh giá lựa chọn thầu phụ
Trang 15c) Theo dõi – giám sát chất lượng và tiến độ thi công:
- Giám sát chất lượng và khối lượng vật tư, thiết bị vào công trường;
- Phối hợp với Chủ đầu tư lấy mẫu đem kiểm tra, thí nghiệm;
- Bảo quản và bảo dưỡng mẫu;
- Hướng dẫn trình tự thực hiện công việc cho các kỹ thuật, tổ trưởng, thầu phụ và côngnhân để đảm bảo cho công việc thực hiện đạt chất lượng cao;
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình thực hiện công việccủa ban chỉ huy, kỹ thuật, tổ thi công và khắc phục ngay khi thấy không đảm bảo kỹthuật hay mỹ thuật;
- Kiểm tra tiến độ thi công, nhắc nhở các kỹ thuật, tổ trưởng, thầu phụ khi tiến độ thicông không đạt theo tiến độ đề ra để khắc phục Nếu không thực hiện thì báo cáo cho Chỉhuy trưởng đưa ra biện pháp giải quyết;
- Ghi nhận và báo cáo các lỗi kỹ thuật trong hồ sơ do đơn vị thiết kế sơ xuất trong quátrình thiết kế, đóng góp ý kiến khắc phục sửa chữa;
- Đề xuất phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, tiến độ và chất lượngcông việc thi công
d) Phối hợp Chủ đầu tư và các bên liên quan tham gia nghiệm thu:
- Thực hiện nghiệm thụ nội bộ từng phần việc với kỹ thuật, đội thi công;
- Lập và thực hiện các thư mời các đơn vị liên quan nghiệm thu;
- Lập biên bản khi lấy mẫu thí nghiệm, khi nghiệm thu công việc, giai đoạn, hoàn thànhcông trình;
- Thực hiện nghiệm thu với các đơn vị liên quan
e) Phối hợp cán bộ an toàn lao động giám sát việc thực hiện công tác an toàn lao động trên công trường:
- Kiểm tra việc lắp đặt và cố định các thiết bị để vận chuyển vật tư lên cao;
- Giám sát việc thực hiện an toàn lao động của công nhân trong khi vào trong côngtrường và khi thực hiện công việc;
- Giám sát việc sử dụng, vận hành các loại dụng cụ thiết bị;
- Đề nghị xử phạt nếu vi phạm nhiều lần;
4 Kỹ thuật thi công công trường:
4.1 Mục tiêu:
Trang 16- Để công trình hoàn thành đúng thời gian theo hợp đồng đã ký.
- Công trình được triển khai thi công theo đúng thiết kế
- Công trình đạt được chất lượng cao về mặt mỹ thuật, kỹ thuật và độ bền vững
- Nhằm tránh tối đa những thiệt hại về nhân – vật – lực có thể xảy ra trong quá trình thicông
a) Chuẩn bị cho việc thi công:
- Phối hợp tập hợp các hồ sơ liên quan đến công trình và báo cáo với Chỉ huy trưởngyêu cầu bổ sung (nếu thiếu);
- Triển khai xây dựng các hạng mục phụ trợ;
- Kiểm tra, giám sát việc thi công các hạng mục phụ trợ;
- Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu thiết kế, lập bản vẽ biện pháp thi công cho từng côngtác Yêu cầu bổ sung hoạc chỉnh sửa (nếu thấy cần thiết);
- Lập và trình duyệt các quy trình thi công của từng công việc, quy trình lấy mẫu và bảodưỡng mẫu, quy trình bảo dưỡng các cấu kiện thi công;
- Tổng hợp các chủng loại vật tư chính để chuẩn bị mẫu;
- Trình mẫu cho Chủ đầu tư duyệt;
- Tính toán khối lượng công việc của các cấu kiện, lên kế hoạch thi công cho các tổtrưởng và thầu phụ
b) Quản lý chất lượng thầu phụ (nếu có):
- Theo dõi nhân sự của đội thi công;
- Kiểm tra chất lượng thi công của thầu phụ;
- Tính toán khối lượng thanh quyết toán cho thầu phụ;
- Tham mưu cho Chỉ huy trưởng trong việc đánh giá lựa chọn thầu phụ
Trang 17c) Theo dõi – giám sát chất lượng và tiến độ thi công:
- Cập nhập nhật ký công trường những công việc thực hiện trong ngày và những thayđổi so với hồ sơ thiết kế;
- Giám sát chất lượng và khối lượng vật tư, thiết bị vào công trường;
- Phối hợp với Chủ đầu tư lấy mẫu đem kiểm tra, thí nghiệm;
- Bảo quản và bảo dưỡng mẫu;
- Hướng dẫn trình tự thực hiện công việc cho các tổ trưởng, thầu phụ và công nhân đểđảm bảo cho công việc thực hiện đạt chất lượng cao;
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình thực hiện công việccủa các tổ thi công và khắc phục ngay khi thấy không đảm bảo kỹ thuật hay mỹ thuật;
- Kiểm tra tiến độ thi công, nhắc nhở các tổ trưởng, thầu phụ khi tiến độ thi công khôngđạt theo tiến độ đề ra để khắc phục Nếu không thực hiện thì báo cáo cho Chỉ huy trưởngđưa ra biện pháp giải quyết;
- Ghi nhận và báo cáo các lỗi kỹ thuật trong hồ sơ do đơn vị thiết kế sơ xuất trong quátrình thiết kế, đóng góp ý kiến khắc phục sửa chữa;
- Đề xuất phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, tiến độ và chất lượngcông việc thi công
d) Phối hợp với thủ kho công trường kiểm soát lượng vật tư, thiết bị trên công trường:
- Theo dõi khối lượng vật tư nhập và khối lượng xuất thi công để có kế hoạch dự trù vật
tư đảm bảo cho công việc trên công trường được liên tục;
- Việc vận chuyển và bảo quản vật tư phải đúng các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo vật tư đếnhiện trường xây lắp đảm bảo chất lượng;
- Kiểm tra việc yêu cầu vật tư, thiết bị thi công của các tổ trưởng hoặc nhà thầu phụ;
- Tính toán, điều chỉnh lượng vật tư xuất khi thi công cho phù hợp với công việc thựchiện;
- Nhắc nhở các tổ trưởng, thầu phụ phải xử lý các vật tư thừa khi kết thức một ngày thicông (sử dụng đến hết; mang trả lại vào kho hoặc để tại hiện trường nhưng phải che đậy
Trang 18- Giám sát việc sử dụng các dụng cụ và thiết bị thi công.
e) Phối hợp Chủ đầu tư và các bên liên quan tham gia nghiệm thu:
- Thực hiện nghiệm thụ nội bộ từng phần việc với đội thi công;
- Lập và thực hiện các thư mời các đơn vị liên quan nghiệm thu;
- Lập biên bản khi lấy mẫu thí nghiệm, khi nghiệm thu công việc, giai đoạn, hoàn thànhcông trình;
- Thực hiện nghiệm thu với các đơn vị liên quan
f) Phối hợp cán bộ an toàn lao động giám sát việc thực hiện công tác an toàn lao động trên công trường:
- Kiểm tra việc bao, che công trình khi lên cao;
- Kiểm tra việc lắp đặt và cố định các thiết bị để vận chuyển vật tư lên cao;
- Giám sát việc thực hiện an toàn lao động của công nhân trong khi vào trong côngtrường và khi thực hiện công việc;
- Giám sát việc sử dụng, vận hành các loại dụng cụ thiết bị;
- Thường xuyên nhắc nhở việc thực hiện an toàn lao động trên công trường;
- Đề nghị xử phạt nếu vi phạm nhiều lần;
- Kiểm tra việc vệ sinh các dụng cụ, thiết bị trước khi kết thúc làm việc
g) Báo cáo mỗi ngày cho Chỉ huy trưởng công trình:
- Tiến độ thực hiện công việc;
- Chất lượng công việc đã thực hiện;
- Tình hình sử dụng vật tư, thiết bị trên công trường;
- Sự tuân thủ của các tổ trưởng, thầu phụ và công nhân cơ hữu;
- Những nghi ngờ sai sót trong bản vẽ thiết kế (nếu có);
- Các trường hợp khác
h) Lập hồ sơ thanh quyết toán công trình:
- Vẽ hoàn công các công việc thực hiện;
- Phối hợp tập hợp các hồ sơ pháp lý và hồ sơ về chất lượng công trình;
- Cập nhập các phát sinh (nếu có) để tính khối lượng phát sinh;
- Tính toán khối lượng thực hiện cho mỗi đợt thanh toán và quyết toán công trình;
- Hỗ trợ công tác thanh – quyết toán hạng mục công trình;
Trang 19- Hỗ trợ các bộ phận liên quan lập hồ sơ hoàn công.
- Cập nhập hoàn chỉnh các chi tiết của bản vẽ chính xác theo thực tế thi công;
- Tập hợp đầy đủ các loại bản vẽ và lưu trữ đảm bảo an toàn Cung cấp kịp thời, chínhxác cho các bộ phận chức năng;
- Ghi nhận hồ sơ đầy đủ
a) Cập nhập và triển khai các chi tiết ra hiện trường:
- Nghiên cứu bản vẽ thiết kế tìm các biện pháp triển khai các chi tiết ra thực tế được rễràng và hiệu quả;
- Triển khai biện pháp thi công bằng bản vẽ các chi tiết công trình ra hiện trường theo
hồ sơ thiết kế được duyệt và đảm bảo kịp thời cho quá trình thi công;
- Phối hợp các bên liên quan để cập nhật kịp thời những bản vẽ thay đổi so với thiết kế,đảm bảo những thay đổi này có đầy đủ tính pháp lý;
- Triển khai biện pháp thi công những chi tiết thay đổi bằng bản vẽ, phải kịp thời đảmbảo công việc thi công không bị gián đoạn;
- Phối hợp với các bên để duyệt các biện pháp thi công đã lập;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác cho tất cả các bản vẽ chi tiết đã triển khai
Trang 20- Bản vẽ hoàn công phải đảm bảo tính chính xác và tính kịp thời cho quá trình nghiệmthu, thanh toán, quyết toán công trình.
c) Tập hợp và lưu trữ bản vẽ:
- Kiểm soát việc sử dụng bản vẽ trong quá trình thi công;
- Tập hợp và lưu trữ các bản vẽ biện pháp thi công triển khai các chi tiết ra hiện trườngđảm bảo đầy đủ, an toàn, chính xác và có trật tự để dễ tìm kiếm;
- Các bản vẽ thay đổi so với thiết kế phải tập hợp đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý và lưutrữ an toàn và thuận lợi cho việc tìm kiếm;
- Bản vẽ hoàn công công trình đảm bảo đầy đủ và có tính pháp lý trước khi bàn giaocông trình cho Chủ đầu tư và phải lưu trữ cẩn thận trước khi bàn giao cho công ty
6 Kỹ thuật trắc đạc công trường:
6.1 Mục tiêu
- Đảm bảo cho công trình thi công đúng vị trí trên mặt bằng theo thiết kế
- Đảm bảo các cấu kiện đúng vị trí, kích thước và cao độ theo thiết kế
6.2 Trách nhiệm:
- Đo đạc triển khai, kiểm tra các công tác thi công xây lắp trên mặt bằng xây dựng, đượcthực hiện theo một đề cương hoặc phương án kỹ thuật đã được phê duyệt và phù hợp vớitiến độ chung của các giai đoạn xây lắp nhằm đảm bảo công trình được thực hiện theođúng thiết kế;
- Đánh giá độ ổn định và bảo trì công trình
a) Lập lưới khống chế mặt bằng và cao độ phục vụ bố trí chi tiết các cấu kiện ra thực tế hiện trường:
- Nghiên cứu các hồ sơ liên quan về nhiệm vụ của công tác trắc đạc và yêu cầu chínhxác cần thiết đối với việc bố trí công trình;
- Nghiên cứu tổng mặt bằng công trình để chọn các vị trí các điểm khống chế sao chođược thuận lợi trong quá trình sử dụng và được ổn định trong suốt quá trình thi công xâylắp và sửa chữa sau này;
- Triển khai vị trí và cao độ các điểm mốc khống chế;
- Lập hồ sơ bố trí các mốc của lưới khống chế;
- Kiểm tra và lập biên bản xác nhận các cọc mốc khống chế
b) Bố trí công trình:
- Định vị công trình;
Trang 21- Lập lưới bố trí trục công trình;
- Chuyển trục công trình ra thực địa và giác móng công trình;
- Bố trí chi tiết các trục dọc và ngang của các hạng mục công trình;
- Bố trí các trục phụ công trình từ các trục chính;
- Chuyển trục và cao độ lên các tầng xây lắp;
- Bố trí các điểm chi tiết của công trình;
- Kiểm tra độ chính xác của các công tác bố trí công trình dựa vào các điểm mốc cơ sở
c) Kiểm tra các cấu kiện:
- Kiểm tra lại tim trục;
- Kiểm tra kích thước hình học;
- Kiểm tra cao độ;
- Kiểm tra độ thẳng đứng
d) Đo vẽ hoàn công:
- Kiểm tra vị trí của các hạng mục, các kết cấu riêng biệt và hệ thống kỹ thuật so với cáctham số trong hồ sơ thiết kế;
- Đo vẽ hoàn công hệ thống kỹ thuật ngầm (thực hiện trước khi lấp);
- Đo vẽ hoàn công vị trí mặt bằng, độ cao, kích thước hình học của các hạng mục, cáckết cấu sau khi đã hoàn thành giai đoạn lắp ráp
e) Các nhiệm vụ khác:
- Đo vết nứt công trình;
- Ghi chép và lưu trữ hồ sơ liên quan
7 Nhân viên phụ trách khối lượng:
7.1 Mục tiêu:
- Đảm bảo khối lượng đúng theo khối lượng thi công thực tế;
- Đáp ứng có khối lượng kịp thời cho các quá trình nghiệm thu, thanh toán, quyết toán;
- Đảm bảo chính xác cho việc thanh toán, quyết toán khối lượng với thầu phụ
7.2 Trách nhiệm:
- Kiểm soát, cập nhập toàn bộ các khối lượng thực hiện trong quá trình thi công;
- Phối hợp với bên A xác nhận các khối lượng thực hiện;
Trang 22- Phối hợp trong việc thanh quyết toán với bên A;
- Xác nhận khối lượng cho thầu phụ, hỗ trợ trong việc thanh quyết toán khối lượng vớithầu phụ
a) Cập nhập khối lượng thi công:
- Cập nhập khối lượng thi công hằng ngày;
- Cập nhập và theo dõi khối lượng phát sinh trong quá trình thi công;
- Cập nhập và theo dõi khối lượng thi công của thầu phụ;
- Cập nhập và theo dõi các khối lượng phát sinh của thầu phụ;
- Báo cáo khối lượng thi công cho Chỉ huy trưởng và công ty
b) Thực hiện thanh quyết toán khối lượng với bên A và thầu phụ:
- Lập hồ sơ khối lượng nghiệm thu, thanh toán, quyết toán với bên A;
- Phối hợp với các bên liên quan kiểm tra, xác nhận các khối lượng phát sinh với bên A;
- Phối hợp với các bên để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác thanhquyết toán khối lượng cho công trình;
- Theo dõi, phối hợp với Ban chỉ huy công trường xác nhận khối lượng thầu phụ;
- Kiểm tra, xác nhận khối lượng thanh quyết toán của thầu phụ
- Phối hợp với Ban chỉ huy công trường kiểm tra xác nhận các khối lượng phát sinh củathầu phụ
c) Lữu trữ hồ sơ:
- Các hồ sơ liên quan đến khối lượng phải thật chính xác và đầy đủ tính pháp lý;
- Lưu trữ cẩn thận, không được làm thất lạc hồ sơ;
- Bàn giao hồ sơ cho bộ phận lưu trữ của công ty ngay sau khi kết thúc quá trình quyếttoán công trình
Trang 23- Giữ cho công trường luôn được an toàn trong suốt quá trình thi công;
- Chịu trách nhiệm trước trưởng Ban an toàn lao động về tất cả tai nạn xảy ra trên côngtrường liên quan đến an toàn vệ sinh lao động;
- Phối hợp với các bên liên quan để giải quyết sự cố liên quan đến an toàn vệ sinh laođộng
a) Phối hợp với bộ phận an toàn công ty xây dựng hệ thống AT-VSLĐ:
- Phối hợp với bộ phận an toàn công ty xây dựng các nội quy, quy chế, các nguyên tắc
để quản lý an toàn vệ sinh lao động cho con người và máy móc, thiết bị, dụng cụ thi côngtheo các tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước;
- Phối hợp với bộ phận an toàn công ty xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và kế hoạchhuấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
- Phối hợp với bộ phận an toàn công ty xây dựng các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn vệsinh lao động cho công trường;
- Phối hợp với bộ phận an toàn công ty xây dựng các chính sách khen thưởng và kỷ luậtcho từng vị trí tham gia lao động, vệ sinh lao động;
- Phối hợp với bộ phận an toàn công ty biên soạn tài liệu hướng dẫn công tác an toàn vệsinh lao động;
- Cập nhập thường xuyên các văn bản pháp lý của Nhà nước để cải tiến chính sách antoàn vệ sinh lao động;
- Xây dựng các giải pháp kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động như: thông gió, hút bụi,chiếu sáng, chống ồn – rung, vì khí hậu nóng;
- Xây dựng các giải pháp thoát hiểm khi có sự cố
b) Triển khai các biện pháp an toàn vệ sinh lao động:
- Triển khai các biện pháp an toàn vệ sinh lao động cho con người, máy móc, thiết bị thicông trong suốt quá trình thi công;
Trang 24- Triển khai các biện pháp an toàn vệ sinh tại công trường trong suốt quá trình thi công;
- Triển khai các biện pháp xử lý khi gặp sự cố;
- Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động (khám sức khỏe địnhkỳ…);
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác antoàn khi thi công, phương tiện y tế thích hợp;
- Quản lý thiết bị phòng cháy, chữa cháy và tủ thuốc y tế tại công trường
c) Tổ chức huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động:
- Huấn luyện, đào tạo ý thức về công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp, phòng chốngcháy nổ đối với lao động mới tuyển dụng;
- Huấn luyện cách xử lý, khắc phục kịp thời các nguy cơ, sự cố về an toàn vệ sinh laođộng;
- Tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo về công tác an toàn vệ sinh lao động cho ngườitham gia lao động theo định kỳ;
- Tham gia các khóa huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động do Ban an toàn tổ chức;
- Theo dõi công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
- Hỗ trợ trưởng Ban trong việc sắp xếp lịch huấn luyện cho các đơn vị và các công tácchuẩn bị cho công việc huấn luyện
d) Kiểm tra việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động:
- Thường xuyên tổ chức các cuộc họp với các an toàn viên – vệ sinh viên để thảo luậncác chương trình an toàn vệ sinh lao động, rút kinh nghiệm giữa các công trình với nhau,
và cập nhập ý kiến để đóng góp cải tiến;
- Theo dõi việc thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh lao động tại các công trường;
- Theo dõi việc vận hành, lịch sửa chữa các loại máy móc, thiết bị;
- Đề xuất việc kiểm định các loại máy móc, thiết bị khi cần thiết;
- Đề xuất với trưởng ban về việc thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy móc,thiết bị, vật tư và các loại hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
- Giám sát việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của thầu phụ;
- Lập biên bản và tham gia xử lý tất cả các trường hợp vi phạm nội quy an toàn vệ sinhlao động;
- Đề xuất khen thưởng cá nhân, tập thể thực hiện tốt các quy định an toàn vệ sinh laođộng;
Trang 25- Đề xuất xử phạt cá nhân, tập thể vi phạp các quy định an toàn vệ sinh lao động;
- Báo cáo về tình hình tai nạn và ốm đau nhằm đưa ra những biện pháp ngăng ngừa;
- Tổng hợp những tình huống và nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bênh nghềnghiệp, để có những biện pháp cải tiến
d) Giải quyết sự cố:
- Khi có tai nạn xảy ra thì phải báo cáo ngay cho trưởng Ban an toàn vệ sinh lao động;
- Phụ trách công tác sơ cấp cứu các tai nạn lao động;
- Xử lý kịp thời các sự cố về an toàn lao động, cháy nổ;
- Phối hợp với các đơn vị chức năng làm rõ nguyên nhân của sự cố;
- Phối hợp với Ban an toàn lao động giải quyết hậu quả của sự cố
- Báo cáo định kỳ cho bộ phận an toàn công ty;
- Báo cáo thường xuyên tình trạng an toàn vệ sinh lao động trên công trường
- Hạn chế mức thiệt hại thấp nhất các vật tư, thiết bị trong quá trình lưu kho
- Chất lượng vật tư được đảm bảo trong quá trình lưu kho
Trang 26a) Công việc nhập kho:
- Chuẩn bị nơi chứa vật tư;
- Tiếp nhận vật tư cấp vào công trình (kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại vật tư
có phù hợp với chứng từ);
- Tập hợp các chứng từ của vật tư, thiết bị;
- Cập nhập các vật tư vào sổ sách liên quan;
- Tổ chức sắp xếp vật tư – hàng hóa gọn gàng, hợp lý;
- Tổng hợp báo cáo cho Chỉ huy trưởng, Phòng kế toán công ty
b) Công việc xuất kho:
- Xem xét yêu cầu của người đề nghị xuất vật tư;
- Cho xuất vật tư, phối hợp với giám sát kiểm tra việc xuất vật tư (số lượng, chấtlượng…);
- Cập nhập vào các sổ sách liên quan;
- Tổng hợp báo cáo ban chỉ huy công trường
c) Quản lý chứng từ xuất nhập kho:
- Chuẩn bị các sổ sách, biên nhận theo mẫu đã được lập;
- Tổng hợp sổ sách, chứng từ liên quan;
- Lưu trữ các chứng từ có liên quan;
- Trình chứng từ và các giấy tờ, sổ sách liên quan cho bộ phận kế toán
d) Quản lý hàng hóa lưu kho:
- Luôn tuân thủ các biện pháp an toàn vệ sinh lao động;
- Thường xuyên kiểm tra vật tư, hàng hóa lưu kho;
- Bảo vệ các hàng hóa khi nhập kho;
- Thường xuyên theo dõi tồn kho, bá cáo cho trưởng đơn vị và các bộ phận liên quan;
- Tham gia công tác kiểm kê vật tư hàng hóa theo định kỳ hoặc đột xuất;
- Báo cáo và đề xuất các biện pháp xử lý vật tư hàng hóa không sử dụng hoặc kém chấtlượng;
- Kiểm tra các thiết bị, dụng cụ thi công khi trả lại kho (kiểm tra vệ sinh các dụng cụ,thiết bị, số lượng, chất lượng…)
Trang 2710 An toàn viên – vệ sinh viên:
- Giữ cho công trường luôn được an toàn suốt quá trình thi công;
- Chịu trách nhiệm về các tai nạn xảy ra trên công trường liên quan đến an toàn vệ sinhlao động;
- Phối hợp xử lý các sự cố liên quan đến an toàn vệ sinh lao động
a) Triển khai các biện pháp an toàn vệ sinh lao động:
- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động cho con người, máy móc, thiết bị thi côngtrong suốt quá trình thi công;
- Thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh lao động tại công trường trong suốt quá trìnhthi công;
- Hỗ trợ công nhân, các đơn vị thi công trong quá trình thực hiện các biện pháp an toàn;
- Đề xuất với giám sát an toàn trang bị bảo vệ cá nhân, phương tiện thiết bị kỹ thuậtphục vụ cho công tác an toàn khi thi công, các phương tiện y tế thích hợp dự phòng;
- Thực hiện các biện pháp xử lý khi gặp sự cố;
- Quản lý thiết bị phòng cháy, chữa cháy và tủ thuốc y tế tại công trường
b) Giám sát thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công trường:
- Theo dõi việc thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh lao động cả các đội thi công tạicông trường;
- Đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện công tác an toàn của tất cả các đội thi công tại côngtrường;
- Lập biên bản các trường hợp vi phạm nội quy an toàn vệ sinh lao động và báo cáo chogiám sát an toàn xử lý;
- Theo dõi việc vận hành, lịch sửa chữa các loại máy móc, thiết bị;
- Đề xuất với giám sát an toàn việc thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy móc,thiết bị, vật tư và các hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
Trang 28- Đề xuất khen thưởng cá nhân, tập thể thực hiện tốt các quy định an toàn vệ sinh laođộng;
- Đề xuất xử phát cá nhân, tập thể vi phạm các quy định an toàn vệ sinh lao động;
- Báo cáo tình hình tai nạn ốm đau nhằm đưa ra những biện pháp ngăn ngừa;
- Đề xuất các hành động khắc phục, phòng ngừa cho công tác an toàn
c) Xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến an toàn vệ sinh lao động:
- Khi có tai nạn xảy ra thì phải báo cáo ngay cho giám sát an toàn;
- Tham gia xử lý các sự cố về an toàn lao động, cháy nổ;
- Phụ trách công tác sơ cấp cứu các tai nạn lao động;
- Phối hợp các đơn vị chức năng làm rõ nguyên nhân của sự cố;
- Phối hợp với Ban an toàn lao động giải quyết hậu quả sự cố;
d) Tham gia huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động:
- Tham gia các khóa huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ doBan an toàn tổ chức;
- Đề xuất với Ban an toàn huấn luyện các thành viên trên công trường về công tác vệsinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ
- Giữ vật tư, máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công trên công trường không bị tổn thất
- Đảm bảo việc giao thông ra vào công trường theo đúng nội quy và nguyên tắc côngtrường
Trang 29- Quản lý lưu thông ra vào công trường theo đúng nội quy và nguyên tắc công trường;
- Xử lý mọi hành động vi phạm nội quy, nguyên tắc của công trường trong quyền hànhcho phép Nếu vượt quá quyền hành thì báo cáo ngày cho Chỉ huy trưởng để phối hợp xửlý
a) Giữ gìn trật tự, an ninh trên công trường:
- Phối hợp kiểm tra theo dõi sự tuân thủ nội quy, nguyên tắc công trường của các thànhviên trên công trường trong thời gian làm việc và sau thời gian làm việc (những thànhviên ở lại công trường);
- Kiểm soát người, phương tiện giao thông lưu thông ra vào công trường, cập nhập hồ
sơ các phương tiện vận chuyển hàng hóa ra vào công trường;
- Hướng dẫn người, phương tiện ra vào cổng Hướng dẫn cho khách đến liên hệ côngviệc tại công trường;
- Phối hợp với cán bộ công trường theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ các biện pháp an toàn
vệ sinh lao động;
- Phối hợp với cán bộ công trường giữ cho công trường luôn đảm bảo trật tự, an ninhtrong quá trình thi công
b) Bảo vệ tài sản trên công trình trong suốt quá trình thi công:
- Kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển vật tư, thiết bị ra vào công trường;
- Giám sát mọi hoạt động của các thành viên trong công trường trong quá trình làmviệc;
- Phải theo dõi chặt chẽ các hoạt động của công nhân sau giờ làm việc, đặc biệt là vềđêm (các công nhân ở lại công trường);
- Phải thường xuyên tuần tra quanh công trường vào ban đêm;
- Thường xuyên kiểm tra tài sản, thiết bị PCCC trong công trường, phát hiện ra cáchành vi xâm phạm tài sản và nội qui của công trường, ngăn chặn ngay và lập biện bảncác hành vi vi phạm và báo cáo cấp thẩm quyền xem xét và xử lý
Trang 30c) Các nhiệm vụ khác:
- Vận hành thành thạo, thao tác nhanh, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra, biết bảodưỡng và sửa chữa hư hỏng thông thường của thiết bị PCCC;
- Phối hợp với Ban chỉ huy công trường giải quyết các sự cố xảy ra trên công trường;
- Duy trì an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, kỷ luật lao động trong công trường
Trang 31CHƯƠNG III TỔ CHỨC THI CÔNG
Trang 32I TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG.
(Xem thêm bản vẽ biện pháp thi công)
- Về mặt bằng hiện trạng:
+ Công trình có đặc điểm là công trình cải tạo nên phải bố trí mặt bằng thi công hợp
lý, làm ảnh hưởng ít nhất đến hiện trạng các khu vực xung quanh
+ Do mặt bằng bệnh viện chật hẹp, không có nhiều diện tích trống để làm kho bãitập kết vật tư thi công nên nhà thầu sử dụng phần diện tích ngoài nhà của nhà A1 (giápphía đường Trần Phú để làm mặt bằng bố trí vật tư (sau khi tháo dỡ hệ vì kèo mái tônhiện trạng) Ngoài ra, chúng tôi sẽ làm việc để thuê thêm phần vỉa hè của thành phố ngaygiáp vị trí trên để mở rộng bãi tập kết vật tư (chi tiết xem trong bản vẽ biện pháp thicông)
+ Điện thi công: Điện thi công và điện tiêu dùng trên công trường: Nhà thầu sẽ làmviệc với điện lực của khu vực để đấu nối và kéo điện từ trạm điện ở gần công trình (cách
~300m) về để đảm bảo công suất điện phục vụ thi công cho công trình
+ Nước thi công: nhà thầu sẽ làm việc với bệnh viện và đơn vị cấp nước để lắp đặtđường ống và đồng hồ để lấy nước sạch từ điểm đấu nối của bệnh viện về để phục vụ thicông công trình Nước sẽ được dự trữ vào các téc chứa nước bố trí tại tầng 1 và tầng thicông
+ Hệ thống thoát nước thi công: sau khi tháo mãi tôn đến đâu nhà thầu quét chốngthấm mái hiện trạng và láng vữa tạo dốc đến đó Nước thi công sẽ được đổ dồn về cácgóc và thoát qua hệ thống ống thoát nước mưa hiện trạng
- Phân đoạn thi công:
+ Với tính chất là công trình cải tạo nhưng vẫn cần đảm bảo cho các khu vực côngnăng khác hoạt động trong quá trình thi công nên phương án phá dỡ phải phối hợp chặtchẽ với phương án thi công để đưa ra kế hoạch phân đợt xây dựng phù hợp với kế hoạchvận hành của bệnh viện, đặc biệt là khối phòng mổ của khoa phẫu thuật gây mê hồi sức ởtầng 4
+ Cụ thể nhà thầu sẽ chia làm 03 phân đoạn thi công (chi tiết xem trong bản vẽ biệnpháp) và yêu cầu phải lắp lại hệ AHU đã tháo dỡ ở phân đoạn trước mới được tháo dỡAHU ở phân đoạn sau để đảm bảo cho khối phòng mổ vẫn hoạt động được
II BỐ TRÍ CÁC HẠNG MỤC PHỤC VỤ THI CÔNG.
(Xem bản vẽ biện pháp thi công - Bản vẽ mặt bằng bố trí kho bãi)
Trang 33- Văn phòng ban chỉ huy công trường: nhà thầu sẽ làm việc với bệnh viện để mượn hoặcthuê lại 01 phòng trống trong bệnh viện để làm phòng làm việc của BCH hoặc thuê nhà ởgần khu vực thi công để làm văn phòng BCH.
- Lán trại công nhân: nhà thầu sẽ thuê nhà ở gần khu vực của công trình để làm chỗ ởcho công nhân để đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại
- Kho bãi vật tư, lán gia công cốt thép: Được bố trí phù hợp với mặt bằng để cốt thép saukhi gia công có thể vận chuyển thuận tiện phục vụ công tác thi công
- Kho dụng cụ thi công, máy cầm tay, vật tư rời, vật tư đóng bao
- Kho giáo, cây chống, ván khuôn các loại
- Nhà bảo vệ
Trang 34CHƯƠNG IV TỔNG QUAN BIỆN PHÁP THI CÔNG
I TỔNG QUAN VỀ BIỆN PHÁP THI CÔNG.
- Để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình nhà thầu huy động thiết bị phục vụ thi côngnhư sau:
+ 01 xe bơm bê tông tự hành 50m3/h
+ 02 máy mài cầm tay
+ 02 máy khoan bê tông
- Ngoài ra tùy từng thời điểm thi công, đơn vị thi công sẽ bố trí thêm một số máy mócthiết bị khác để đảm bảo tiến độ thi công
- Phân khu thi công, trình tự thi công: xem phần bản vẽ
II NHÂN LỰC, TRANG THIẾT BỊ.
1 Nhân lực
- Tùy vào từng thời điểm thi công, nhà thầu bố trí bộ máy ban chỉ huy công trường và sốlượng công nhân thi công phù hợp với tiến độ và khối lượng công việc Những ngườitham gia thi công phải được khám sức khoẻ, đảm bảo đủ điều kiện để làm việc trên cao,trang bị đầy đủ thiết bị an toàn, được học về An toàn lao động
- Chi tiết về số lượng nhân lực thi công xem trong Sơ đồ bố trí nhân lực của bản vẽ biệnpháp thi công
2 Máy móc, trang thiết bị và dụng cụ.
Trang 35- Bảng thống kê máy móc trang thiết bị phục vụ thi công:
Trang 36CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP XUÂN MAI
1 Xe bơm bê tông tự hành
Thiết bị phục vụ thi công cơ điện
Máy khoan, đục cầm tay Chiếc 03
Máy cài đặt địa chỉ IP cho các
Đồng hồ đo điện trở tiếp địa Chiếc 01
Trang 37Thời gian huy động máy móc, thiết bị theo tiến độ thi công thực tế tại dự án.
Trang 38III BIỆN PHÁP THI CÔNG.
- Công trình thuộc dạng công trình cải tạo, nâng tầng nên cần đặc biệt chú ý đến các giảipháp thi công để không làm ảnh hưởng nhiều đến hiện trạng và ảnh hưởng đến các hoạtđộng bình thường của các khu vực chức năng xung quanh
- Công tác phá dỡ: phá dỡ tường thu hồi, seno, tháo dỡ mái tôn được thực hiện thủcông và vận chuyển xuống dưới bằng vận thăng hoặc kết hợp tời, cẩu
- Thi công kết cấu nâng tầng: thi công cột, dầm, sàn toàn khối
- Cốt thép được gia công tại bãi gia công tầng 1 và đánh dấu, bó theo ký hiệu của bộphận kết cấu, đưa vào dùng tời kéo lên vị trí thi công
- Bê tông phần kết cấu sử dụng bê tông thương phẩm, vận chuyển bê tông bằng ô tôchuyên dụng, chuyển vữa bê tông lên sàn thi công bằng vận thăng kết hợp với xe cải tiếnhoặc dùng bơm bê tông
- Cốp pha cột, dầm, sàn sử dụng cốp pha ván ép kết hợp khung xương thép hộp Cốp phacột, vách, tường tầng hầm sử dụng coppha ván tre ép phủ phim khung xương thép hộp.Chi tiết công tác thi công cốp pha xem thêm bản vẽ biện pháp thi công
Những công tác thi công chính:
+ Tháo dỡ hệ mái tôn hiện trạng;
+ Phá dỡ tường thu hồi, di dời hệ thống AHU trên mái;
+ Thi công phần kết cấu (nâng tầng) cho khu vực cải tạo;
+ Lắp đặt lại AHU ở trên sàn mới;
+ Thi công hệ vì kèo, mái tôn;
+ Cải tạo thang máy
+ Thi công hoàn thiện tầng 6;
+ Lắp đặt hệ thống điện, nước, thiết bị theo hợp đồng;
+ Thi công cung cấp lắp đặt nội thất;
+ Thi công bể tự hoại mới;
+ Thi công lắp đặt trạm biến áp
Trang 39CHƯƠNG V BIỆN PHÁP THI CÔNG THÁO DỠ.
Do công trình nằm trong khu vực trung tâm TP Hà Nội và đặc biệt là nằm sát với cáctòa nhác khác của bệnh viện đang hoạt động nên Biện pháp thi công phá dỡ được nhàthầu chúng tôi đặc biệt chú trọng Công tác phá dỡ phải thoã mãn các yêu cầu chủ yếusau:
- Có tính khả thi cao.
- Độ an toàn cao (an toàn cho người lao động thi công phá dỡ công trình, an toàn cho
người qua lại và làm việc khu vực xung quanh công trình và an toàn cả cho các công trình lân cận…).
- Hạn chế tối thiểu ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của các bác sỹ và
bệnh nhân tại các tầng dưới và các tòa nhà xung quanh, không để mất an toàn ,vệ sinh môi trường.
- Biện pháp phá dỡ thích hợp cho từng giai đoạn và cho từng bộ phận công trình có
tính chất, vị trí và kết cấu khác nhau.
- Thời gian thi công ngắn, đảm bảo tiến độ đề ra của chủ đầu tư và hiệu quả kinh tế
cao.
I CÔNG TÁC THÁO DỠ VÌ KÈO MÁI TÔN
CHƯƠNG VI Công tác chuẩn bị:
- Khảo sát mái tôn cần thay thế đánh giá điều kiện hiện hữu trước khi lập biện pháp thicông
- Đánh giá rủi ro khi tháo dỡ nhận diện mối nguy hiện hữu như: mái bị mục hư hỏngkhi đứng thao tác, trơn trượt do lâu ngày, hệ thống điện chạy ngang, điều kiện thời tiết…
- Dụng cụ phù hợp cho việc triển khai, việc phòng chống té ngã và vật rơi: Giàn giáo,thang, hệ thống dây cứu sinh tạm và dụng cụ lưu trữ vật tư khi thực hiện trên cao
- Trang thiết bị bảo hộ : dây đai an toàn, bao tay chống cắt
- Nhân lực thực hiện có đủ năng lực, được huấn luyện an toàn làm việc trên cao và sứckhỏe theo quy định pháp Luật cho làm việc trên cao
- Áp dụng đúng nguyên tắc tháo dỡ đi ngược lợp mái
- Lắp giàn giáo hoặc thang tạo lối lên
- Thiết lập hệ cứu sinh tạm hoặc tạo điểm móc an toàn cho công nhân thi công
Trang 40CHƯƠNG VII Trình tự thi công:
Bước 1: Tháo các tấm che khe nối
- Công nhân móc dây đai an toàn toàn thời gian vào hệ thống dây cứu sinh hoặc điểmmóc an toàn tạm cho việc thi công
- Cô lập khu vực thi công bằng dây cờ và biển cảnh báo xung quanh
- Việc lắp đặt các tấm che khe nối, tấm upc nóc là bước cuối cùng trong biện pháp thicông lợp mái an toàn, nên tháo dỡ các tấm che khe nối là bước đầu tiên trong thi côngtháo dỡ mái tôn an toàn
Bước 2: Tháo các viền bao xung quanh
- Sử dụng thiết bị điện an toàn đã được kiểm tra cho việc tháo
- Diềm mái và mái hắt là các dải kim loại được sử dụng để bao quanh toàn bộ chu vicủa mái nhà
- Sử dụng bao hoặc dụng cụ tương tự cho việc lưu trữ thiết bị khi tháo ra: đinh vít…Tuyệt đối cấm ném vật tư xuống đất Sử dụng dây cột phía trên từ từ di chuyển xuống
- Sử dụng giàn giáo hoặc thang an toàn tạo chỗ đứng khi công
- Trước khi tháo viền xung quanh cần chú ý đến hệ thống máng nước Trong điều kiệncần thiết sẽ tiến hành tháo máng nước rồi mới tháo dỡ các viền xung quanh
Bước 3: Tháo dỡ tấm tôn cũ
- Đây là bước quan trọng trong biện pháp thi công tháo dỡ mái tôn an toàn, thực hiệntheo nguyên tắc tháo từ trên xuống dưới
- Công nhân thao tác 100% móc dây an toàn khi thực hiện Nghiêm cấm việc tháo dây
an toàn khi thao tác
- Tiến hành tháo các đinh vít và những tấm tôn ở vị trí cao nhất, ngoài cùng nhất Thựchiện thứ tự các tấm tôn tiếp theo đến khi tháo toàn bộ các tấm tôn xuống một cách antoàn
- Khu vực mái đã tháo phải được gắn dây cờ phía trên cho việc cảnh báo
- Vật tư sau khi tháo được tập kết và hạ xuống bãi tập kết tầng 1 để lấy mặt bằng thicông phần kết cấu, không để bừa bãi cản trở lối đi và nguy cơ vấp té khi thi công
Bước 4: Tiến hành tháo hệ thống xà gồ mái nhà
- Sau khi tiến hành tháo dỡ mái tôn an toàn, sẽ tiến hành tháo dỡ hệ thống xà gồ, vìkèo mái nhà
- Công nhân thao tác yêu cầu đứng tại giàn giáo an toàn đã được lắp đặt cho việc tháokhung xà gồ Tuyệt đối cấm đứng thao tác trực tiếp trên khung kết cấu cho việc tháo
- Lần lượt tháo / cắt bỏ liên kết hạ hạ từng thanh xà gồ thép xuống sàn
- Sử dụng tời/ vận thăng chuyển những vật tư đã tháo dỡ xuống bãi tập kết
Bước 5: Dọn dẹp vệ sinh, bàn giao mặt bằng cho tổ thi công phá dỡ tường thu hồi, chuyển AHU.
3 Một số lưu ý