DAY THEM văn 8 (2020)

73 62 0
DAY THEM văn 8 (2020)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... dịch, quy nạp 28 Giáo án dạy thêm Ngữ văn Tiết 2, 3: II Bài tập: Bài 1: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Qua sáng tác đậm chất nhân văn nhà văn Ngun Hồng, khẳng định ơng nhà văn phụ nữ trẻ... cách trình bày nội dung đoạn văn từ đó viết được đoạn văn theo yêu cầu - Nhận diện được đoạn văn và kết cấu đoạn văn - Có kĩ xây dựng đoạn văn B Tiến trình ơn tập: Ởn định... bài văn tự sự - Thơng thường, các yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp, đan xen và hoà quyện tạo nên tính sinh động văn bản, đoạn văn tự sự Đoạn văn tự sự: - Trong đoạn văn

Ngày đăng: 22/07/2021, 18:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHUYÊN ĐỀ: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGHỆ THUẠT

    • I. Các biện pháp tu từ từ vựng

      • Bài tập

    • 2.  Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:

    •     a.                                        “Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    •                                          Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    •                                          Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    •                                          Của yến anh này đây khúc tình si;” 

    •                                                                        (Vội vàng – Xuân Diệu)

    • -> Trả lời: -  Biện pháp tu từ được sử dụng là phép trùng điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc): Của…này đây…/ Này đây… của … Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ là nhấn mạnh vẻ đẹp tươi non, phơi phới, rạo rực, tình tứ của mùa xuân qua tâm hồn khát sống, khát yêu, khát khao giao cảm mãnh liệt của nhân vật trữ tình).

    • b.“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” (Trích Vợ nhặt - Kim Lân)

    • Chỉ ra những thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

    • -> Trả lời: - Các thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, ăn nên làm nổi. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các thành ngữ: các thành ngữ dân gian quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân được sử dụng một cách sáng tạo, qua đó lời kể của người kể hòa vào với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ; suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trở nên thật gần gũi, được thể hiện rất tự nhiên; nỗi lòng, tâm trạng cùa người mẹ thương con thật được diễn tả thật chân thực).

    • BÀI 1: VĂN BẢN “TỨC NƯỚC VỠ BỜ”

    • Bài 1: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Qua những sáng tác đậm chất nhân văn của nhà văn Nguyên Hồng, có thể khẳng định ông là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

    • Qua những sáng tác đậm chất nhân văn của nhà văn Nguyên Hồng, có thể khẳng định ông là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Nguyên Hồng viết khá nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Những kiểu nhân vật này xuất hiện nhiều trong tác phẩm của ông. Có thể kể đến nhân vật Tám Bính trong "Bỉ vỏ", Huệ Chi trong "Cửa biển", bé Hồng trong "Những ngày thơ ấu",... Với những nhân vật ấy, nhà văn luôn dành cho họ những tình cảm chan chứa thương yêu và sự nâng niu trân trọng. Ông diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực, tủi nhục mà họ phải chịu đựng trong cuộc sống của mình. Tám Bính từ một cô gái quê chất phác, xinh đẹp vì bị lừa lọc nên trôi dạt đến chôn phố phường xô bồ, đầy cạm bẫy. Cuối cùng, cô sống vùi trong tội lỗi, chính tay góp phần giết chết đứa con thân yêu của mình. Hay nhân vật bé Hồng trong "Những ngày thơ ấu". Mẹ chú bị họ nội ghẻ lạnh, xa lánh mà phải tha phương cầu thực; chú sống thiếu tình thương của cha của mẹ. Chẳng những vậy còn thường xuyên bị nghe những lời dèm pha độc ác của họ hàng. Nhưng trên tất cả, Nguyên Hồng vẫn khám phá để ngợi ca và trân trọng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn các nhân vật yêu quý của mình. Từ trong thâm sâu tâm hồn, Tám Bính là người phụ nữ lương thiện, yêu thương con tha thiết. Huệ Chi là cô gái trong trắng, thánh thiện tôn thờ Chúa và yêu kính mẹ. Chú bé Hồng là cậu bé ngoan ngoãn, có lòng yêu mẹ cháy bỏng,... Chính bởi tấm lòng nhân ái dành cho những kiếp người khổ đau trong xã hội cũ mà những trang văn Nguyên Hồng sẽ còn sống trong lòng nhiều thế hệ độc giả yêu văn

    • Bài 2: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: "Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt.

    • "Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?

    • Bài 3: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Bé Hồng có một tình yêu thương mẹ rất sâu sắc.

    • Văn bản Trong lòng mẹ, tác giả khắc họa thành công nhân vật chú bé Hồng. Bé Hồng để lại cho bao người đọc niềm xót xa, thương cảm trước số phận tủi cực, tuổi thơ cay đắng, gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc bởi tình yêu thương vô bờ bến mà cậu bé dành cho mẹ. Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ: bố mất trong vòng nghiện ngập,mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Cậu phải ở với bà cô cay nghiệt, ghẻ lạnh. Bà ta luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu mình những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình. Trong cuộc nói chuyện với bà cô, nỗi đau đớn, tủi cực của bé Hồng không thể nào kể xiết. Lúc thì lòng "thắt lại", khóe mắt "cay cay", lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng" rớt xuống hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ". Những hình ảnh đó thể hiện sự đau đớn, tủi hận, xót xa, căm giận của em. Là một cậu bé thông minh, Hồng sớm nhận ra ý nghĩ cay độc, rắp tâm tanh bẩn của bà cô. Mặc dù rất nhớ mẹ, rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối. Hồng cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng. Cậu căm tức những thành kiến:"Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiền cho đến khi nào kì nát vụn mới thôi". Lời văn như sôi sục, tuôn trào, đặc tả tâm trạng phẫn uất, căm giận cao độ của cậu bé Hồng. Hình ảnh so sánh cảm giác bé Hồng nếu không được gặp mẹ giống như người bộ hành sắp gục ngã giữa sa mạc nhìn thấy dòng nước mát nhưng đó chỉ là ảo giác, nhấn mạnh cảm giác khi tuyệt vọng khi không được gặp mẹ, tình yêu mẹ cháy bỏng của chú bé Hồng. Gặp mẹ, cậu bé sung sướng đến tột cùng, dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phú trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.

    • Chị Dậu có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của ng phụ nữ Việt Nam: thương chồng thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Giống như nhiều phụ nữ trong văn chương truyền thống, chị Dậu vốn là 1 ng phụ nữ xinh đẹp nết na.Chị rất đảm đag và tháo vác. Dường như,căn nhà nhỏ bé của chị ko thể chống trọi lại vs phong ba bão táp của thời đại.Nhưng ko, trong ngôi nhà ấy, chị luôn là chiếc cột vững chắc cho ng chồng dựa dẫm , còn chị thì chống trọi,đấu tranh vs cái xã hội phong kiến thối nát và đầy dãy những bất công.Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình .Chị là ng phụ nữ có tinh thần vị tha, yêu chồng, thương con tha thiết. Trong khj anh Dậu đag bị trói, bị đánh đập tả tơi 1 cách ko thương tiếc thì chị Dậu 1 tay 3 con nhỏ chạy vạy từ khắp làng trên đến xóm dưới để cứu anh Dậu khỏi tay của bọn lí trưởng. Dường như những đường đi nước bước của anh Dậu luôn có ánh mắt của chị Dậu giõi theo. Khi đã cứu đc chồng về, chị ngày đêm tất bật bên chồng , lo cho chồng từng miếng ăn giấc ngủ.Chị cũng dag rất đói vì mấy ngày liền chưa có tí j vào bụng, nhưng đến khi cháo chín,chị ko thèm để ý đến cái bụng đag réo rắt từng cơn mà liền múc cháo vào bát rồi đem đến tận giường cho anh Dậu ăn. Chị nhịn ăn,nhịn mặc tất cả vì lo cho ng chồng ddau ốm triền miên và đàn con thơ dại. Chị là 1 tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo về lòng vị tha và đức hi sinh cao cả

    • Bài 9: Câu chủ đề: Chị Dậu đại diện cho người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

    • Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất. Có thể nói , Chị Dậu đại diện cho người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

  • Bài tập 4: Em được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lý trưởng, ghi lại câu chuyện.

    • Bài 5: Cho các đoạn văn sau :

      • Trả lời:- Các từ cùng trường nghĩa với từ đau đớn là: sợ hãi, thương, căm tức - trường tâm trạng, tình cảm của con người .

      • - Các từ cùng trường nghĩa cây cọ là: Chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, lán cọ

      • - Các từ thuộc trường nghĩa hoạt động của loài chim là: Bay, kêu, đậu, chen, vươn, rụt cổ, nhìn, đứng

      • 1. Trợ từ là gì?

      • 2. Thán từ là gì?

    • 3. Vai trò trong câu của thán từ, trợ từ

      • 4. Thế nào là tình thái từ?

      • 5. Sử dụng tình thái từ

    • Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

    • I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    • II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

    • III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan