MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa TM đã và đang trở thành vấn đề quan trọng, mang tính thiết yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đã nảy sinh mà không riêng một quốc gia nào có thể tự giải quyết được, đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia. Chính vì thế, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa TM đã diễn ra một cách mạnh mẽ, nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Rất nhiều nước đã đạt được không ít thành tựu to lớn thông qua quá trình hội nhập khu vực và quốc tế bằng cách tham gia khu vực TM tự do. Mặc dù cũng mang lại những thiệt hại cho nền kinh tế nhưng tự do hóa TM đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Các lý thuyết về TM tự do đã cho thấy những lợi ích mà tự do hóa TM đem lại, đó là: một là, sản phẩm tiêu thụ đa dạng hơn, phong phú hơn và rẻ hơn. Tự do hóa TM làm cho hàng hóa ở thị trường trong nước phong phú hơn, nhu cầu của người tiêu dùng có thể được thỏa mãn một cách tốt nhất và hợp lý nhất. Mở cửa thị trường để cạnh tranh cũng cho phép khách hàng được hưởng lợi từ giá thấp hơn và các dịch vụ mới thường hiệu quả hơn và thân thiện với người tiêu dùng hơn trước. Hai là, sản xuất và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, sự mở cửa có thể làm tăng phúc lợi trong dài hạn bằng cách cho phép một quốc gia cải thiện hiệu quả sản xuất theo ba cách: tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện tại; khuyến khích chuyên môn hóa và tái phân bổ nguồn lực sang các hoạt động kinh tế mà quốc gia đó có lợi thế so sánh; cho phép phát triển nền kinh tế quy mô thông qua việc xuất khẩu ra thị trường thế giới. Ba là, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, trong quá trình tự do hóa TM, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bị thu hút bởi những ngành mà quốc gia có lợi thế so sánh. Việc này sẽ tạo ra sự hình thành vốn vật chất trong nước và cho phép chi nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển. Nói cách khác, tự do hóa TM sẽ đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa trong nước. Bốn là, tự do hóa TM có thể giúp quốc gia đó được tiếp cận các công nghệ mới, từ đó có thể nâng cao năng lực công nghệ của một quốc gia và hỗ trợ cải thiện năng suất. Năm là, tạo việc làm và tăng thu nhập bình quân đầu người, tự do hóa TM thúc đẩy hoạt động XNK, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa trong nước. Điều này giúp tạo ra nhiều việc làm mới và số lượng việc làm tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người và mức tiêu dùng trung bình sẽ tăng lên, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo của một quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng đó, kể từ cuối thập niên 80, cải cách TM ở Việt Nam đã bước đầu phát triển, bao gồm việc tạo ra và chỉnh sửa một hệ thống thuế NK và XK, sự gỡ bỏ dần dần các rào cản phi thuế quan và sự bãi bỏ quy định các cơ chế TM. Hiện tại, tất cả các DN đều được phép XK hoặc NK tất cả các loại hàng hóa phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình theo đăng ký kinh doanh. Việc bãi bỏ các quy định về quyền buôn bán đã làm tăng tính cạnh tranh và hiệu quả của các hoạt động TM. Cùng với các biện pháp cải cách đơn phương, cải cách TM của Việt Nam bắt đầu phát triển đều đặn từ năm 1995 với việc tham gia vào các FTA tự do song phương và đa phương. Cho đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của tất cả các tổ chức quốc tế lớn; tiếp cận, ký kết hoặc tham gia đàm phán về 19 FTA . Bắt đầu bằng việc trở thành thành viên của ASEAN vào năm 1995, tham gia APEC vào năm 1998. Việt Nam cũng đã hoàn thành một FTA song phương với Hoa Kỳ vào năm 2000, là thành viên chính thức của WTO vào năm 2007 và đã tham gia vào các FTA tự do khu vực như: Trung Quốc-ASEAN, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Australia và New Zealand, ASEAN - Ấn độ. Việt Nam cũng đã tham gia hoặc đang đàm phán các FTA song phương như: Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Chilê, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – EU, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương...vv Trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu và tự do hóa TM đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài xem xét, đánh giá những tác động và ảnh hưởng của tự do hóa TM đến các hoạt động kinh tế ở cả cấp độ quốc gia và cấp độ ngành. Các nghiên cứu ở Việt Nam đều đã chỉ ra được những tác động tích cực và tiêu cực của tự do hóa TM đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng các mô hình mô phỏng như mô hình cân bằng tổng thể khả tính (CGE) và mô hình cân bằng riêng khả tính (PE). Ở khía cạnh toàn bộ nền kinh tế, thông qua cách tiếp cận mô hình mô phỏng với mô hình CGE, các nghiên cứu đánh giá tác động của tự do hóa TM đến toàn bộ nền kinh tế kinh tế của Việt Nam và ở cả góc độ ngành đã cho thấy phần nào bức tranh về những tác động của quá trình tự do hóa TM đến nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp cận theo mô hình CGE cũng còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế của mô hình CGE đó là mô hình này đòi hỏi số liệu đầu vào lớn. Bởi vậy, nếu chất lượng số liệu không tốt cũng sẽ làm cho kết quả đánh giá tác động của mô hình có sai số lớn. Đặc biệt, trong điều kiện số liệu ở Việt Nam vừa thiếu và yếu thì mô hình CGE có lẽ chỉ phù hợp sử dụng trong mô phỏng tác động của tự do hóa TM hơn là lượng hóa các tác động của nó đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các ngành. Ngoài ra, với mô hình CGE tĩnh lại không có thị trường tài chính trong mô hình, nó không thể giải quyết các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất và lạm phát cũng như những ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Như vậy, còn rất hiếm các nghiên cứu sử dụng phương pháp kinh tế lượng để xem xét tác động của cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM đến toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, ở khía cạnh ngành từ doanh nghiệp, hầu hết các nghiên cứu cũng đều sử dụng mô hình mô phỏng là mô hình cân bằng riêng khả tính (PE), chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và cộng sự (2004) sử dụng mô hình cân bằng riêng với cách tiếp cận kinh tế lượng để lượng hóa tác động của cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM ở Việt Nam nói chung đến phúc lợi của doanh nghiệp, người tiêu dùng, nguồn thu NS chính phủ và lợi ích ròng cho xã hội. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dự báo đến năm 2004, thời gian cũng đã khá lâu trong khi từ năm 2004 đến nay Việt Nam cũng đã tham gia nhiều FTA hơn, hội nhập kinh tế sâu rộng hơn và từ 2015 đến nay Việt Nam bước vào thời kỳ cắt giảm thuế quan sâu và đạt đến mức độ cam kết cuối cùng với việc xóa bỏ thuế quan. Từ năm 2004 đến nay còn rất hiếm các nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận kinh tế lượng với mô hình cân bằng riêng để dự báo tiếp tác động của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM đến phúc lợi của doanh nghiệp, người tiêu dùng, nguồn thu NS chính phủ và lợi ích ròng cho xã hội. Xuất phát từ tầm quan trọng của tự do hóa TM nói trên và yêu cầu của thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của luận án. Qua nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn sử dụng phương pháp kinh tế lượng để có thể dự báo được tác động của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM đến khía cạnh toàn bộ nền kinh tế và khía cạnh doanh nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm hướng tới các mục đích sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung nhất về tự do hóa TM và tác động của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM đến nền kinh tế nhằm làm rõ câu hỏi: TM tự do có tác động như thế nào đến nền kinh tế? Tác động theo những kênh nào? Việc giảm thuế quan khi tự do hóa TM có tác động như thế nào đến nền kinh tế? - Nghiên cứu cũng thực hiện tổng quan nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về tác động của tự do hóa TM đến kinh tế Việt Nam, để từ đó lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài. Qua đó trả lời câu hỏi nghiên cứu: Tác động của tự do hóa TM đến nền kinh tế đã được nghiên cứu thực nghiệm như thê nào trên thế giới và Việt Nam ? Khoảng trống nghiên cứu là gì ?. - Để có một cái nhìn tổng quan về tác động của tự do hóa TM đến kinh tế Việt Nam, nghiên cứu đã tiến hành phân tích thực trạng tự do hóa TM và tác động của tự do hóa TM đến kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2017. Từ đó đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu: Việt Nam đã tham gia bao nhiêu FTA trong quá trình tự do hóa TM ? Việt Nam đã thực hiện cam kết về cắt giảm thuế quan theo các FTA như thế nào? Tự do hóa thương mại đã tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2017? - Nghiên cứu tiến hành phân tích định lượng về tác động của tự do hóa TM, cụ thể là việc cắt giảm thuế quan. Một là, bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng vĩ mô để trả lời câu hỏi: Việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM có tác động đến các khía cạnh kinh tế vĩ mô như: XNK, GDP, giá cả, đầu tư, việc làm và nguồn thu NS của Việt Nam như thế nào?. Hai là, sử dụng mô hình cân bằng riêng với cách tiếp cận kinh tế lượng để trả lời câu hỏi: Việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM có tác động như thế nào đến lợi ích của các doanh nghiệp? Việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM có đem lại lợi ích ròng cho xã hội hay không? - Trên cơ sở các phân tích thực trạng và những kết quả định lượng, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị để có thể tận dụng lợi ích của tự do hóa TM đem lại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của tự do hóa TM ở khía cạnh cắt giảm thuế quan tới kinh tế Việt Nam. Sở dĩ đề tài tập trung vào khía cạnh cắt giảm thuế quan bởi vì: (i) khi tự do hóa TM, tham gia vào các FTA buộc các nước phải thực hiện cam kết của các FTA như: cắt giảm hàng rào thuế quan, phi thuế quan (hạn ngạch XNK, trợ cấp XK, các hàng rào kỹ thuật, phòng vệ TM...). Mà trong giai đoạn hiện nay, nhiều FTA đã vào giai đoạn cắt giảm sâu và đạt mức độ cam kết cuối cùng về 0%. Với việc cắt giảm thuế quan sâu như hiện nay sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam như thế nào?; (ii) thuế là công cụ của chính sách tự do hóa TM có thể định lượng được và lượng hóa một cách cụ thể hơn các công cụ khác; (iii) để có thể xem xét tác động của tự do hóa TM theo cấp độ ngành từ khía cạnh doanh nghiệp thì sử dụng thuế khá thuyết phục vì biểu thuế đến cấp ngành. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi nội dung nghiên cứu. - Về khía cạnh toàn bộ nền kinh tế: đề tài tập trung đánh giá cú sốc của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam như: XNK, GDP, đầu tư, giá cả, việc làm, nguồn thu ngân sách. - Về khía cạnh ngành: để xem xét tác động của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM đến doanh nghiệp, người tiêu dùng và lợi ích ròng cho xã hội đề tài xem xét từ khía cạnh các ngành, do đó đề tài tập trung vào lượng hóa ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan đến lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, lợi ích ròng cho xã hội của 6 ngành sau: 1.Ngành sản xuất giấy 2.Ngành sản xuất bông 3.Ngành sản xuất Cao su 4.Ngành Khí đốt hóa lỏng 5.Ngành sản xuất sắt thép 6.Ngành sản xuất sợi dệt b. Phạm vi thời gian nghiên cứu. - Khía cạnh toàn bộ nền kinh tế: đề tài dựa trên cơ sở số liệu vĩ mô thu thập được từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2016 để dự báo tác động của cú sốc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM đến các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ 2018 đến 2028. - Khía cạnh ngành: đề tài dựa trên cơ sở số liệu thu thập được của 6 ngành từ quý 1 năm 2004 đến quý 1 năm 2018 để ước lượng và dự báo, từ đó lượng hóa được ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan đến thặng dư của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, lợi ích ròng cho xã hội của các ngành năm 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và yêu cầu, nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Một là, phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích để tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm đã nghiên cứu về đề tài trên thới giới và Việt Nam, tiến hành phân tích và so sánh các nghiên cứu đã thực hiện. Qua đó xác định được “khoảng trống” nghiên cứu cần được làm rõ, và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài. Hai là, nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh đối chứng và mô hình hóa. Dựa trên các số liệu thu thập được nghiên cứu tiến hành so sánh các thời kỳ với nhau để thấy được sự biến động của các biến số kinh tế qua các thời kỳ. Và kết hợp với phương pháp mô hình hóa bằng các bảng biểu, hình vẽ để qua đó phân tích, đưa ra những đánh giá toàn diện thực trạng tự do hóa TM ở Việt Nam và làm rõ hơn những tác động về mặt đính tính của tự do hóa TM đến kinh tế Việt Nam. Ba là, với phương pháp phân tích kinh tế lượng, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian để đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa TM đến khía cạnh vĩ mô và các chỉ tiêu phúc lợi của các ngành. Cụ thể: (i) ở khía cạnh toàn bộ nền kinh tế, nghiên cứu sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để ước lượng các phương trình hành vi trong mô hình, và sử dụng phương pháp của Gauss-Seidel để dự báo được sự thay đổi trong tương lai; (ii) ở khía cạnh ngành, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng OLS để ước lượng các độ co giãn với các thủ tục kiểm định các khuyết tật của mô hình. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các phương pháp dự báo trong kinh tế lượng như Holt – winters, ARIMA kết hợp với hiệu chỉnh sai số trong dự báo. 5. Những đóng góp mới của đề tài Qua việc hệ thống hóa các lý thuyết về tác động của thương mại tự do đến nền kinh tế và các lý thuyết phân tích tác động của công cụ chính sách tự do hóa TM, luận án chỉ ra được nguyên nhân thương mại tự do diễn ra và tác động của TM tự do đến nền kinh tế, những lợi ích và bất lợi mà thương mại tự do đem lại cho nền kinh tế, kênh tác động và những tác động chủ yếu của công cụ thuế quan đến nền kinh tế và đến phúc lợi của các bên tham gia vào thị trường. Dựa trên tổng quan nghiên cứu thực nghiệm, luận án chỉ ra những hướng nghiên cứu và những vẫn đề còn tồn tại của các nghiên cứu thực nghiệm. Qua đó, luận án đã đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm phù hợp cho trường hợp của Việt Nam, đó là sử dụng phương pháp tiếp cận kinh tế lượng với mô hình kinh tế lượng vĩ mô và mô hình cân bằng riêng trên cách tiếp cận kinh tế lượng. Đây là sự khác biệt với các nghiên cứu trước khi chỉ sử dụng các mô hình mô phỏng như mô hình cân bằng tổng thể khả tính (CGE) và mô hình cân bằng riêng khả tính (CPE) cho trường hợp Việt Nam. Luận án đã dự báo được tác động của cú sốc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa thương mại đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2018-2028. Luận án khẳng định chính sách tự do hóa thương mại đem lại lợi ích nhưng cũng đem lại thiệt hại cho nền kinh tế. Những lợi ích trong giai đoạn 2018 – 2028, đó là: xuất- nhập khẩu, đầu tư, GDP, việc làm đều tăng, tuy nhiên những lợi ích này chưa được ổn định, lợi ích này tăng nhiều nhất từ 2018 đến 2023, từ 2024 -2028 thì những lợi ích thu được có xu hướng giảm hơn so với giai đoạn đầu, cho thấy về lâu dài Việt Nam đã không duy trì được lợi thế cạnh tranh. Luận án cũng chỉ ra được sự gia tăng của xuất khẩu chưa phải là yếu tố quyết định sự gia tăng của GDP trong giai đoạn 2018 – 2028, mà chính là sự gia tăng đáng kể từ cầu cuối cùng, cụ thể là sự gia tăng từ tiêu dùng và đầu tư là yếu tố quyết định sự gia tăng của GDP. Những thiệt hại mà chính sách tự do hóa thương mại đem đến cho nền kinh tế là nguồn thu ngân sách từ thuế giảm khá nhiều trong giai đoạn 2018 – 2028 do thuế quan được cắt giảm sâu. Từ khía cạnh ngành, luận án chỉ ra thiệt hại của các doanh nghiệp trong nước, lợi ích của người tiêu dùng năm 2018 khi thuế quan được cắt giảm theo các cam kết của hiệp định thương mại tự do. Cuối cùng, luận án khẳng định mặc dù có những thiệt hại nhưng tự do hóa thương mại vẫn đem đến lợi ích ròng cho xã hội. Luận án đưa ra một số khuyến nghị nhằm tận dụng được những lợi ích mà tự do hóa thương mại đem lại cho Việt Nam trong thời gian tới. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại và tổng quan nghiên cứu Chương 2. Thực trạng tự do hóa thương mại và tác động của tự do hóa thương mại đến kinh tế Việt Nam Chương 3. Tác động của tự do hóa thương mại đến nền kinh tế: tiếp cận mô hình kinh tế lượng vĩ mô. Chương 4. Tác động của tự do hóa thương mại đến một số ngành sản phẩm: tiếp cận mô hình cân bằng riêng. Chương 5. Kết luận và một số khuyến nghị
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LÊ THỊ KIM CHUNG TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC HÀ NỘI, 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LÊ THỊ KIM CHUNG TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VIỆT HÙNG HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Hà Nội, ngày Xác nhận người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Việt Hùng tháng Tác giả luận án Lê Thị Kim Chung năm 2019 MỤC LỤC 1.1 Một số vấn đề lý luận tác động tự hóa thương mại đến kinh tế xxviii 1.1.1 Tự hóa thương mại xxviii 1.1.2 Các lý thuyết tác động thương mại tự đến kinh tế xxix Cho đến chưa có lý thuyết tồn diện nghiên cứu tác động tự hóa thương mại đến kinh tế Mà tác động tự hóa thương mại đến kinh tế thường xem xét lý thuyết thương mại quốc tế Các lý thuyết giải thích nguồn gốc, cấu tác động thương mại tự xxix 1.1.2.1 Các lý thuyết cổ điển xxix 1.1.2.3 Các lý thuyết đại xxxiii Như vậy, qua việc tổng quan lý thuyết TM tự cho thấy TM tự có tác động lớn đến biến động kinh tế, lý thuyết TMQT cho thấy nguyên nhân tác động thương mại tự đem lại cho kinh tế, cụ thể thể hình 1.1 xxxvii xxxviii Hình 1.1 Nguồn gốc tác động thương mại tự đến kinh tế .xxxviii Nguồn: tác giả tổng hợp xxxviii Và qua việc tổng quan lý thuyết cho thấy lợi ích mà tự hóa TM đem lại cho kinh tế, là: xxxviii 1.1.3 Cơ sở lý thuyết thuế quan phân tích tác động thuế quan xxxix 1.1.3.1 Khái quát thuế quan xxxix 1.1.3.2 Cơ sở lý thuyết phân tích tác động cắt giảm thuế quan tự hóa thương mại xl Về mặt lý thuyết, để phân tích tác động sách TMQT cụ thể cơng cụ thuế quan tới kinh tế nhóm lại thành hai phương pháp phân tích bản, là: phân tích cân tổng thể phân tích cân riêng Những phân tích dựa lý thuyết đại thương mại, hữu ích cho việc phân tích rào cản thương mại định lượng .xl a Phân tích cân riêng xl Phân tích cân riêng biểu diễn mối quan hệ cung cầu phổ biến thị trường nghiên cứu Các mô hình cân riêng xem xét thị trường thời điểm, bỏ qua tương tác thị trường Phân tích cân riêng cho phép dự đoán thay đổi biến số kinh tế chủ yếu bao gồm giá cả, khối lượng thương mại, doanh thu đo lường hiệu kinh tế xl Một phân tích cân riêng ngành nước nhỏ thiết lập sau: xli xli Hình 1.2 Phân tích cân riêng ảnh hưởng cắt giảm thuế quan nước nhỏ xli Nguồn: Krugman cộng (2012) .xli Đo lường chi phí lợi ích thuế quan: xlii b Phân tích cân tổng thể .xliii Khác với phương pháp phân tích cân riêng, dừng lại thị trường hàng hóa cụ thể, khơng tập trung vào xảy thị trường mặt hàng khác Phương pháp cân tổng thể lý tưởng để phân tích tác động tự hóa thương mại đa phương hội nhập khu vực phạm vi rộng hơn, khu vực kinh tế Phân tích cân tổng thể cho phép nghiên cứu ảnh hưởng thuế quan đến sản xuất, tiêu dùng, thương mại phúc lợi xliii 1.1.4 Hiệp định thương mại tự .xlvii 1.2 Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm .xlviii 1.2.1 Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm giới .xlix 1.2.1.1 Các nghiên cứu tác động tự hóa TM đến kinh tế xlix a Tác động đến tăng trưởng kinh tế xlix b Tác động đến xuất nhập cán cân thương mại .li c Tác động đến đầu tư trực tiếp nước liii 1.2.1.2 Các nghiên cứu tác động tự hóa TM cấp độ ngành lvi a Ngành nông nghiệp lvi b Ngành công nghiệp .lvii 1.2.2 Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam lx 1.2.2.1 Các nghiên cứu tác động tự hóa TM tới tồn kinh tế lxi 1.2.2.2 Các nghiên cứu tác động tự hóa TM tiếp cận cấp ngành lxiii 1.2.3 Kết luận chung từ tổng quan nghiên cứu xác định “khoảng trống” nghiên cứu lxiv 2.1 Thực trạng tự hóa thương mại Việt Nam lxx 2.1.1 Tổng quan FTA Việt Nam .lxx Vào thập niên 90 kỷ trước, q trình hội nhập thực có bước thận trọng tương đối hiệu Sau 15 năm gián đoạn (1976 – 1992), Việt Nam thiết lập lại quan hệ với tổ chức quốc tế Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vào đầu năm 1990 Bên cạnh đó, Việt Nam đẩy mạnh tham gia vào việc hợp tác kinh tế quốc tế Liên Hợp Quốc, năm 1996 tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), năm 1998 tham gia vào APEC lxx 2.1.2 Các giai đoạn trình tự hóa thương mại Việt Nam lxxii 2.1.2.1 Giai đoạn từ 1995 đến 2000 .lxxii 2.1.2.2.Giai đoạn từ 2001 đến 2007 .lxxiii 2.1.2.3 Giai đoạn từ 2007 đến lxxiv 2.1.3 Đánh giá chung FTA Việt Nam .lxxv 2.1.4 Tình hình thực cam kết cắt giảm thuế quan FTA Việt Nam lxxvii 2.2 Phân tích tác động tự hóa thương mại đến kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 - 2017 lxxix 2.2.1 Tác động đến hoạt động thương mại Việt Nam lxxix 2.2.2 Tác động đến hoạt động đầu tư Việt Nam lxxxv 2.2.3 Tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam xci Việc ký kết tham gia FTA, cắt giảm thuế quan theo FTA đặt nhiều thách thức thu NS nhà nước xcv xcv Hình 2.13 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2000-2017 (%) xcv Nguồn: GSO xcv Giai đoạn đầu từ 1995 Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế, chưa tham gia nhiều FTA nên từ 1995 – 1999 việc cắt giảm thuế quan chưa thực hiện, thực bắt đầu thực từ năm 2000 Hình 3.14 cho thấy tổng thu NS nhà nước thu từ hoạt động XNK ngày có xu hướng giảm từ 20,46% bình quân hàng năm giai đoạn 2000-2010 xuống cịn 17,1% bình qn hàng năm giai đoạn từ 2011 đến nay, đặc biệt từ 2016 thuế quan cắt giảm sâu với nhiều dòng hàng hóa nên số thu XNK giảm xuống cịn chiếm 15% tổng thu NS nhà nước Ngoài việc thu NS từ hoạt động XNK giảm cắt giảm thuế quan theo cam kết FTA số thu NS bị giảm tác động chuyển hướng thương mại, để tận dụng ưu đãi thuế quan FTA nhà NK chuyển hướng NK từ nước FTA sang nước FTA xcv 2.2.6 Tác động đến ngành kinh tế xcv Việc hội nhập kinh tế quốc tế nói chung tự hóa thương mại nói riêng 23 năm qua tác động đáng kể tới cấu ngành kinh tế Việt Nam xcv Hình 2.14 Tỷ trọng ngành GDP, đóng góp ngành vào tăng trưởng GDP (%) xcvi 3.2 Mơ hình kinh tế lượng vĩ mơ cii Mơ hình kinh tế lượng vĩ mơ dựa lý thuyết chuẩn mơ hình kinh tế, lý thuyết tân cổ điển hành vi hộ gia đình doanh nghiệp lý thuyết đại thương mại tự với cạnh tranh khơng hồn hảo, kinh tế qui mơ, khác biệt hóa sản phẩm xem xét chi phí lợi ích tự hóa TM Mơ hình kinh tế lượng vĩ mơ phát triển Brillet (2016) cii 3.2.1 Cơ sở lý thuyết mơ hình cii 3.2.1.1 Quá trình sản xuất cii 3.2.1.2 Hệ thống giá civ 3.2.1.3 Hành vi DN cvi 3.2.1.4 Hành vi hộ gia đình cvii 3.2.1.5 Thương mại cix 3.2.1.6 Ngân sách cxi 3.2.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm .114 3.2.3 Nguồn số liệu quy trình thực ước lượng 116 3.2.3.1 Nguồn số liệu 116 3.2.3.2 Quy trình thực 117 Bước Ước lượng Phương trình hành vi 117 Có số liệu khơng thể tính tốn phương trình định nghĩa thơng thường, mà phải thơng qua phương trình hành vi Phương trình hành vi mối quan hệ xác định hàm hay phương trình mơ hình kinh tế Nó phản ánh phản ứng cá nhân hay tập hợp cá nhân kích thích kinh tế Việc ước lượng phương trình hành vi thu tham số hồi quy, sau có hệ số hồi quy tính số liệu Và dựa tham số ước lượng để dự báo tương lai 117 Để ước lượng phương trình hành vi, nghiên cứu sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số (ECM) Việc sử dụng mơ hình ECM đem lại lợi ích sau: 117 - Kiểm soát ổn định công thức Các giá trị hệ số cho biết phương trình có cung cấp giải pháp ổn định hay không 117 - Cải thiện ổn định thuộc tính số Đặc biệt, chế điều chỉnh động làm giảm thời gian tác động sai số ước tính giai đoạn trước yếu tố ngẫu nhiên 118 - Xác định công thức dài hạn Mơ hình dài hạn tạo trực tiếp cách trích xuất lỗi từ công thức đầy đủ 118 - Cho phép hiểu rõ hành vi Liên quan đến độ nhạy phương trình mơ hình đến giả định cú sốc, dễ dàng tách đóng góp thay đổi tĩnh mục tiêu thay đổi động 118 Một đặc điểm quan trọng là, để đưa phương trình hành vi ước lượng thích hợp tốt cịn cần phải kết hợp với tình hình kinh tế Việt Nam Do q trình thực hiện, phải dựa vào phương trình hành vi mặt lý thuyết kết hợp với tình hình kinh tế Việt Nam để điều chỉnh biến phương trình 118 Bước Giải kiểm tra mơ hình qua khứ 118 Khi mơ hình đầy đủ định nghĩa, tác giả tiến hành thử giải mơ hình 118 - Kiểm tra tập hợp phương trình, liệu, tham số cách áp dụng riêng công thức giai đoạn Nếu số dư ước lượng đưa vào dạng yếu tố bổ sung trình nên trả giá trị khứ trường hợp 118 - Mô mơ hình đầy đủ giai đoạn, tạm thời đặt phần dư phương trình ước lượng Đây kỹ thuật muốn phương trình sử dụng để ước lượng mô xác định lần Sử dụng phương trình với số dư giống khơng có số dư Bên cạnh đó, viết phương trình hai lần vừa cồng kềnh, rườm rà vừa nguy hiểm (vì tương tác giá trị khứ làm tăng sai số ước lượng nhiều hay nói cách khác có nhiều lỗi) 118 Bước Giải dự báo tương lai 118 Sau mơ hình kiểm tra khứ, việc kiểm tra tương lai tiến hành Nghiên cứu sử dụng phương pháp Guass-Seidel để dự báo cú sốc việc cắt giảm thuế quan tự hóa TM đến tổng thể kinh tế 118 Để dự báo tương lai việc đưa giả định tương lai cần thiết Nếu định nghĩa: lực lượng lao động tiềm phần tổng dân số, việc làm phủ phần lực lượng lao động tiềm năng, đầu tư chi tiêu phủ phần GDP Tức là, thay sử dụng lực lượng lao động chuyển thành tỷ lệ lực lượng lao động /dân số (tỷ lệ tham gia lực lượng lao động); thay việc sử dụng việc làm phủ tỷ lệ việc làm phủ/lực lượng lao động, hay thay việc sử dụng đầu tư phủ hay chi tiêu phủ việc sử dụng tỷ lệ đầu tư phủ/GDP tỷ lệ chi tiêu phủ/GDP Như vậy, thấy đại lượng tỷ lệ sử dụng thay đại lượng thứ nguyên .118 3.3 Định lượng tác động tự hóa TM đến kinh tế Việt Nam .120 3.3.1 Kết ước lượng phương trình hành vi 120 Sau chuẩn bị xong liệu nghiên cứu, tác giả tiến hành ước lượng phương trình hành vi để lấy hệ số hồi quy cho việc tính tốn số liệu tương lai Dực vào phương trình hành vi mặt lý thuyết trình bày phần 3.2.2 có điều chỉnh phương trình cho phù hợp với trường hợp Việt Nam Kết ước lượng phương trình hành vi sau: .120 a Khối sản xuất 120 Kết ước lượng phương trình hành vi khối sản xuất (Bảng 3.2) cho thấy nhìn chung kết quán thống kê kinh tế học Cụ thể: (i) kết ước lượng đầu tư cho thấy hệ số ước lượng có ý nghĩa mặt thống kê với mức ý nghĩa 1%, 5% 10% cho dấu lý thuyết kinh tế mong đợi, tỷ lệ sử dụng tỷ lệ lợi nhuận cho giá trị thấp; (ii) để ước lượng việc làm, tác giả có đưa thêm biến đại diện cho xu hướng thời gian dừng cuối giai đoạn mẫu Kết ước lượng việc làm cho thấy hệ số có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% cho kết lý thuyết mong đợi, đồng thời hệ số biến xu hướng thời gian dương cho thấy xu hướng tăng tương lai; (iii) kết ước lượng thay đổi hàng tồn kho cho thấy hệ số có ý nghĩa thống kê mức 1% cho dấu lý thuyết mong đợi Theo kết ước lượng độ nhạy cảm hàng tồn kho với tăng lên giá trị gia tăng 0,15x0,45=0,07 ngắn hạn 0,15 dài hạn; (iv) Kết ước lượng thất nghiệp cho thấy hầu hết hệ số có ý nghĩa thống kê giá trị cao, đặc biệt độ nhạy cảm với việc làm dài hạn, hệ số C_POPAC(4) C_POPAC(5) lớn cho thấy dài hạn việc tạo việc làm chưa thực làm giảm thất nghiệp đáng kể 120 Bảng 3.2 Kết ước lượng phương trình hành vi khối sản xuất 121 Hệ số 121 Sai số tiêu chuẩn .121 Giá trị thống kê t 121 P-value 121 Ước lượng đầu tư: theo phương trình hành vi 3.1 121 IP/K(-1)=C_K(1)*IP(-1)/K(-2)+C_K(2)*@PCH(Q)+C_K(3)*LOG(UR) +C_K(4)*RPROF+C_K(5)+K_EC .121 Nguồn: Ước lượng tác giả .121 b Khối giá 121 Bảng 3.3 Kết ước lượng phương trình hành vi khối giá 121 Hệ số 121 Sai số tiêu chuẩn .121 Giá trị thống kê t 121 P-value 121 Ước lượng giảm phát GDP: theo phương trình hành vi 3.6 121 DLOG(PQ)=C_PQ(1)*DLOG(COST)+C_PQ(2)*DLOG(UR) +C_PQ(3)*LOG(PQ(-1)/COST(-1))-C_PQ(2)*C_PQ(3)*LOG(UR(-1))+C_PQ(5) +PQ_EC 121 Sau ước lượng phương trình hành vi để lấy hệ số cho việc tính tốn tương lai dựa vào giả định mơ hình trình bày Bảng 3.1, tác giả tiến hành dự báo cú sốc cắt giảm điểm phần trăm thuế NK tự hóa thương mại năm 2018 Kết dự báo sau .124 3.3.2 Tác động đến giá 125 3.3.3 Tác động đến đầu tư .126 3.3.4 Tác động đến hoạt động thương mại 128 3.3.5 Tác động tới GDP 130 3.3.6 Tác động tới việc làm 132 3.3.7 Tác động tới NS phủ 133 CHƯƠNG 136 TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN MỘT SỐ NGÀNH SẢN PHẨM: TIẾP CẬN MƠ HÌNH CÂN BẰNG RIÊNG 136 4.1 Khái qt mơ hình nghiên cứu 136 Qua phần tổng quan lý thuyết tổng quan nghiên cứu thực nghiệm chương cho thấy để đánh giá tác động sách giảm thuế quan tự hóa TM hầu hết nghiên cứu sử dụng mơ hình cân riêng khả tính PE 136 4.2 Mơ hình cân riêng 137 4.2.1 Cơ sở lý thuyết mơ hình 137 4.2.2 Mơ hình ước lượng thực nghiệm 141 4.2.3 Nguồn số liệu quy trình thực ước lượng 145 4.2.3.1 Nguồn số liệu .145 4.2.3.2 Quy trình thực ước lượng 145 4.3 Định lượng tác động tự hóa TM đến số ngành sản phẩm 147 4.3.1 Tổng quan tình hình hoạt động ngành sản phẩm 147 4.3.2 Dự báo lượng NK số mặt hàng NK Việt Nam năm 2018 .154 0.2 0.0 -0.2 -0.4 -0.6 03 -0.8 02 -1.0 01 00 -.01 -.02 -.03 00 01 02 03 04 05 06 Residual 07 08 09 10 Actual 11 12 13 14 Fitted Giảm phát NK Dependent Variable: LOG(PM) Method: Least Squares Date: 06/26/18 Time: 08:49 Sample (adjusted): 2000Q2 2015Q4 Included observations: 63 after adjustments Convergence achieved after iterations LOG(PM)=C_PM(1)*LOG(PP)+(1-C_PM(1))*LOG(PPX*ER)+C_PM(2) +C_PM(3)*(T-2017)*(T