Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
- -
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. VŨ TUẤN ANH
Thái Nguyên, năm 2007
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
- -
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thái Nguyên, năm 2007
Trang 3MỤC LỤC
Trang Phần mở đầu
Nội dung
1.1 Một cõi riêng trong văn chương Nguyễn Tuân và văn chương đương thời
5
2.2 Thế giới nhân vật với số phận dị biệt và tính cách phi thường 37
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
I MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1 Nguyễn Tuân là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại.Sự nghiệp sáng tác của ông trải ra trên hai chặng đường: Trước năm 1945 ông là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu và sau năm 1945 ông đứng trong đội ngũ những nhà văn gắn bó với sự nghiệp cách mạng Sáng tác của Nguyễn Tuân thuộc nhiểu thể loại: tùy bút, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, phóng sự,
tự truyện, bút kí phê bình… Về truyện ngắn ông là cây bút xuất sắc Vang
bóng một thời của ông được đánh giá như một tác phẩm “gần đạt đến độ
toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan) Trong truyện ngắn Nguyễn Tuân tồn
tại một thể tài – thể tài yêu ngôn như cách ông đã từng định danh cho nó
Đây là một thể tài đặc biệt, in đậm dấu vết sáng tạo của Nguyễn Tuân Sau một thời gian dài, những truyện này ít được nhắc tới và từ những năm chín mươi thế kỉ XX mới được tập hợp đầy đủ, được nhìn nhận như một mảng tác phẩm có những nét riêng độc đáo trong toàn bộ sáng tác của ông
2 Yếu tố kì ảo, chất huyền kì đang là một hướng đi, một hướng tìm tòi tạo nên những đột phá quan trọng của nghệ thuật tự sự đương đại Chất kì ảo quái dị từng làm nên một dòng truyện đặc sắc nửa đầu thế kỉ XX trong đó có
Yêu ngôn của Nguyễn Tuân đang được tiếp tục dòng chảy của nó vào văn
học đương đại, tạo nên sự khởi sắc của văn xuôi hôm nay
3 Chọn đề tài “ Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn
Tuân” luận văn mong muốn làm rõ một thế giới nghệ thuật độc đáo trong
văn Nguyễn Tuân, đồng thời góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, vốn được nhìn nhận chủ yếu ở thể tùy
bút cùng với thành tựu đỉnh cao của tập truyện ngắn Vang bóng một thời Đồng thời nghiên cứu Yêu ngôn cũng là để làm rõ những giá trị, những kinh
Trang 5nghiệm và truyền thống của loại “truyện kỳ ảo” mà cây bút bậc thầy Nguyễn
Tuân đã từng khai phá và sáng tạo đang tiếp tục được vận dụng trong văn học đương đại, và cũng qua đó hiểu thêm và đánh giá đúng hướng đi này của văn học đương đại
4 Đã có nhiều công trình, luận án, luận văn quan tâm đánh giá, nghiên cứu toàn diện hoặc nhiều khía cảnh nội dung, nghệ thuật tác phẩm Nguyễn Tuân: quan điểm nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu,
đặc trưng kí, tùy bút Tuy vậy, mảng truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân cho
đến nay chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ như một chỉnh thể, một thể tài riêng với các khía cạnh nội dung và nghệ thuật có tính đặc thù Do vậy, đề tài mà luận văn lựa chọn sẽ cố gắng tập trung vào hướng khảo sát còn mới mẻ này
Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã có các bài phê bình tác giả, tác
phẩm Lan Khai , Tchya , Nguyễn Tuân…
Trong khoảng mười năm trở lại đây, song song với sự phát triển chất kì ảo, truyền kỳ trong văn học đương đại cùng với việc in lại các truyện
truyền kì, ma quái (Đêm bướm ma, Chuyến xe ma quái, Hồn hoa trở lại,
Truyện không nên đọc vào lúc giao thừa…) đã có các bài giới thiệu, phê
bình loại truyện này
Song song với sự phát triển chất kì ảo, truyền kì trong văn học đương đại, đã có nhiều bài phê bình, luận án đề cập đến vấn đề này Có thể
kể các bài viết chuyên sâu, các luận án đề cập đến vấn đề này: Truyện kì ảo
Trang 6hiện đại – dư ba của truyện truyền kì truyền thống (Bùi Thị Thiên Thai), Nghiên cứu văn bản và đánh giá tác phẩm truyền kì Việt Nam (Phạm Văn
Thắm), Huyền thoại , một điều thú vị (Trần Duy Châu) , Phương thức huyền
thoại trong văn học Việt Nam từ sau 1975 (Lê Thị Hường), Truyện thần linh ma quái và vấn đề giáo dục con người (Vũ Ngọc Khánh), Ma và vô thức – bức tranh sáng tối của hương hồn (Trần Thanh Ngoạn)
Từ trước 1945, Nguyễn Tuân đã dự định in Yêu ngôn, một tuyển tập
những đoản thiên có tính huyền bí nhưng chưa kịp làm Nhiều năm sau khi
Nguyễn Tuân qua đời, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm, giới thiệu và cho in Yêu ngôn (Nhà xuất bản Hội nhà văn – 1998)
Sau khi Yêu ngôn được xuất bản, đã có một vài bài của các nhà nghiên
cứu, phê bình đề cập đến tác phẩm: Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Như Mai, Vương Trí Nhàn, Thụy Khuê, Trương Chính ở những bài viết này thường tập trung nói về những nét độc đáo của một số truyện mà chưa có sự đánh
giá khái quát về toàn bộ những sáng tác có tính chất yêu ngôn của Nguyễn Tuân Lời giới thiệu Yêu ngôn của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng chỉ dừng lại ở chỗ phác họa diện mạo cơ bản của yêu ngôn Một số bài viết
của các nhà nghiên cứu người Việt ở nước ngoài cũng chú ý tới một số vấn
đề trong Yêu ngôn Nhìn chung mỗi người mỗi thế mạnh riêng, góp phần dẫn dắt người đọc đi sâu vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân, nhưng
chưa hoàn toàn tập trung vào việc xem Yêu ngôn như một thế giới nghệ thuật đặc thù trong văn chương Nguyễn Tuân
- Tập Yêu ngôn do Nguyễn Đăng Mạnh sưu tầm tuyển chọn-nhà xuất
bản Hội nhà văn, 1998, gồm tám truyện: Khoa thi cuối cùng, Trên đỉnh non Tản, Đới roi, Xác ngọc lam, Rượu bệnh, Lửa nến trong
tranh, Loạn âm, Tâm sự của nước độc (tức Chùa Đàn)
Trang 7- Một số truyện ngắn khác của Nguyễn Tuân gần gũi với Yêu ngôn (Tóc
chị Hoài, Bữa rượu máu, Vườn xuân lan tạ chủ…)
- Một số truyện của các tác giả khác thuộc thể loại này: Thần Hổ, Ai
hát giữa rừng khuya (Tchya), Suối đàn (Lan Khai)…
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Thi pháp học thể loại:
Vận dụng thi pháp thể loại (các yếu tố không gian- thời gian nghệ thuật,
nhân vật, nghệ thuật và hình thức tự sự), để làm sáng tỏ thể tài Yêu ngôn
2 Phương pháp phân tích tác phẩm:
Nhằm làm rõ nội dung và nghệ thuật trong các truyện Yêu ngôn
3 Phương pháp hệ thống:
Xem xét thể tài yêu ngôn như một hệ thống hoàn chỉnh với những đặc
điểm riêng như một thế giới nghệ thuật đặc thù trong văn Nguyễn Tuân
4 Phương pháp so sánh đối chiếu:
Các truyện Yêu ngôn sẽ được nhìn nhận và đánh giá trong sự so sánh đối chiếu với nhau và với các loại truyện kỳ ảo đương thời của các tác giả đương thời để làm rõ những đặc sắc riêng trong tương quan chung
V ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của loại truyện yêu ngôn
trong sáng tác của Nguyễn Tuân, xác định những giá trị của nó trong sự
phát triển loại truyện truyền kì hiện đại
- Từ việc khẳng định những đặc sắc của thể tài yêu ngôn trong sáng tác
của Nguyễn Tuân, thấy được những kinh nghiệm nghệ thuật của nhà văn như một truyền thống hòa nhập vào văn xuôi đương đại
VI CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được viết theo 3 chương sau:
Chương 1: Yêu ngôn – Một thế giới nghệ thuật huyền kỳ Chương 2: Đặc trưng thi pháp yêu ngôn
Chương 3: Sự thăng hoa của cái đẹp và những giá trị nhân bản
Trang 8Trong văn học hiện đại, kì ảo được hiểu như một phạm trù tư duy nghệ thuật, một phương tiện hữu hiệu để nhận thức và phản ánh cuộc sống nhằm mang lại cho tác phẩm những giá trị thẩm mĩ nhất định
Thế giới nghệ thuật là “sản phẩm sáng tạo mang tính cảm tính, có thể cảm thấy được của người nghệ sĩ, một kiểu tồn tại đặc thù, vừa trong chất liệu, vừa trong cảm nhận của người thưởng thức, là sự thống nhất của mọi yếu tố đang dạng trong tác phẩm” [53, tr28] Với tư cách là thủ pháp nghệ thuật chủ đạo, yếu tố huyền kì, kì ảo đã tác động đến mọi phương diện của truyện, mang lại cho nó những đặc trưng riêng tạo nên một thế giới nghệ
riêng, làm nên sự phong phú, đa dạng của đời sống văn học Yêu ngôn của
Nguyễn Tuân cũng không nằm ngoài những đặc điểm ấy
1.1 Một cõi riêng trong văn chương Nguyễn Tuân và văn chương đương thời
1.1.1 Tính riêng biệt độc đáo của Yêu ngôn trong loại truyện
truyền kì, ma quái đương thời
Yếu tố kì ảo không hề xa lạ với văn học Việt Nam từ xa xưa của lịch sử cho tới bây giờ Ngay từ lúc mới hiện diện, văn học Việt Nam đã gắn liền với kì ảo: “Kì ảo là một trong những đặc trưng của truyện dân gian, không có kì ảo thì không thể có truyện dân gian vậy” [50, tr55] Khả năng tiềm tàng của thần thoại, cổ tích là dưỡng chất nuôi dưỡng nền văn hóa hiện
Trang 9đại Với tư cách là “văn hóa gốc”, nguồn mạch dân gian bất tận suốt bao đời vẫn không ngừng nghỉ bồi đắp cho dòng chảy của văn học, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc tạo nên tâm thức cộng đồng dân tộc: gần gũi và có xu hướng thiên về những cái kì lạ, khác thường, biểu hiện thế giới quan thần linh, tư duy huyền thoại trong quan điểm của người sáng tác văn học mọi thời đại Bên cạnh đó, đặc điểm của một xã hội nông nghiệp phương Đông là nơi “tràn đầy những màu sắc lãng mạn thần kì”, cũng là môi trường thuận lợi để yếu tố kì ảo này sinh, trường tồn Những truyện kì lạ, hoang tưởng còn được nâng cánh bởi cái nhìn thế giới với một niềm tin hồn nhiên là có sự tương thông, tương giao giữa người sống và người chết, giữa thế giới thực tồn và thế giới siêu nhiên Người ta xem những chuyện quái dị, hoang đường là có thật Niềm tin mang tính chât tâm linh vào những lực lượng thần bí, siêu nhiên này đã góp phần tạo thành dòng tín ngưỡng ghi dấu ấn sâu đậm vào mọi hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động sáng tạo nghệ thuật Nghĩa là trong mỗi con người Việt Nam hiện đại vẫn tiềm ẩn một tâm hồn phương Đông cổ xưa, đây chính là cơ sở tạo ra “tầm đón đợi” thuận lợi đối với bộ phận văn học tiếp cận cuộc sống bằng những yếu tố kì lạ, siêu nhiên nói trên
Thời kì văn học 1930 – 1945 vẫn tiếp tục dòng chảy kì ảo của văn học truyền thống, với xu hướng thiên về những cái kì lạ, khác thường, với những câu chuyện li kì, ma quái Trong văn chương hiện đại đã hình thành một kiểu tư duy nghệ thuật về cuộc sống không phải bằng chất liệu hiện thực quen thuộc mà bằng cái kì ảo, hư ảo Mỗi nhà văn mỗi vẻ, bằng tài năng và sự sáng tạo của mình đã làm nên sự phong phú, đa dạng ở thể tài
này Có thể kể tên những tác phẩm nổi bật: “Ba hồi kinh dị”; “Trại Bồ tùng
linh” của Thế Lữ , “Ai hát giữa rừng khuya” của Tchya , “Tiền kiếp” của
Trang 10Đỗ Huy Nhiệm, “Kim Ba chí dị” của Kim Ba, “Suối Đàn” và “Truyện
đường rừng” của Lan Khai…
Truyện của Lan Khai chủ yếu hấp dẫn người đọc bằng màu sắc xứ
lạ phương xa, tạo cảm giác ghê rợn đối với người miền xuôi bằng một không gian miền núi là rừng rú, là chốn sơn cùng thủy tận Trong “Nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Mặc dầu Lan Khai viết nhiều loại, từ trước đến nay, ông chỉ đáng được nổi tiếng về tiểu thuyết đường rừng hơn cả” [47, tr298] Những truyện của ông đều là những truyện khác thường,
nếu không phải là hoang đường thì cũng là những việc, những người không phải hàng ngày trông thấy Chủ ý của nhà văn là “kích thích sự tò mò, trí
tưởng tượng của người đọc”, “khiến người ta ghê sợ về những cái bí hiểm
của rừng núi”
Đi vào chốn non cao rừng thẳm của Lan Khai, ta gặp một thế giới
hoang sơ kì thú của Suối Đàn – một dòng suối thơ mộng như mối tình của
chàng trai thành phố với cô sơn nữ Mối tình đẹp nhưng dang dở , người con gái chết âm thầm như bông hoa héo rũ, trong cái vắng lặng của núi rừng, để từ đó trong nỗi niềm thương nhớ não nùng, chàng trai luôn nghe thấy trong âm thanh của suối, của rừng có khúc đàn ai oán, phảng phất nỗi niềm oan ức của người trinh nữ rừng xanh…
Nếu Suối Đàn khiến người đọc tràn đầy cảm xúc về tâm hồn ngây thơ chất phác của người sơn nữ bao nhiêu, thì trong Truyện đường rừng Lan Khai lại làm cho người ta ghê sợ về những cái bí hiểm của rừng núi bấy
nhiêu Đó là chốn ma thiêng nước độc, người mandi còn ở lẫn với thú dữ và
với… ma: nào là “Ma thuồng luồng”, nào là “Người hóa hổ”, nào là “Gò thần”,…, chỉ những cái tên đọc lên đã gợi sự rùng rợn, kì quái
Nếu Lan Khai “đưa người ta vào tận rừng thẳm, dắt người ta một cách thân mật vào các gia đình Thổ Mán, và cho người ta được thấy những
Trang 11tâm tính kì dị” [47, tr 298] thì truyện của Tchya Đái Đức Tuấn lại hấp dẫn
bằng sự kì quái, ghê rợn với cốt truyện thần bí, phi thường: “Cái lối truyền
kì của ông là một lối thần quái, một lối quái đản như những truyện trong
“Liêu trai” trong “Truyền kì mạn lục” Cái xã hội ma và xã hội người trong
tiểu thuyết của ông chỉ là một …”[47, 319]
Thần Hổ và Ai hát giữa rừng khuya của Tchya chính là những tập “Liêu trai Việt Nam”, những tập viết riêng về vài loài yêu quái ở đường rừng đất Việt chứ không phải về tất cả các loài yêu ma như của Bồ Tùng
Linh Cái giống ma ở hai cuốn truyện thần quái của Tchya là ma trành và cái loại thần trong đó là thần Hổ , những con hổ đã ăn thịt hàng trăm người, trong tai nổi lên hàng trăm tia máu đỏ, nghe được ngàn dặm Vị thần Hổ đây là con hổ xám, hổ vàng, khi họp hội đồng cơ mật dưới gốc cây đại thụ, vị thần Hổ thường trút bỏ bộ lông, biến thành một ông già đầu râu tóc bạc đường bệ Bị hổ vồ là có số, những kẻ bị giống mãnh thú ấy ăn thịt là đã có tên trong quyển sổ do thần Hổ giữ - định mệnh ấy không sao trốn thoát
được Cái họ Đèo trong Thần Hổ mà tất cả con cháu phải làm mồi cho hổ
chỉ vì ông tổ của họ đã dám phạm đến một con hổ già, làm nó chột một mắt và tuyệt đường duy trì nòi giống Sự báo thù thật là ghê gớm, tất cả con cháu họ Đèo khi đã sa vào nanh vuốt hổ, người nào cũng bị móc mất một mắt và cắn xé mất hạ bộ Thần Hổ ra oai và gieo vạ cho cả dòng giống những người đã dám phạm đến thần
Bọn ma trành phải hầu hạ thần Hổ rất khổ sở “Ma trành là những thứ ma bất đắc kì tử, hoặc bị hổ ăn, hoặc bị dìm đuối hoặc vì thắt cổ, hoặc vì bị chẹt xe… Chết như thế thì linh hồn vất vưởng bị đầy đọa không đi đầu thai được mà không được tự do Nếu muốn thoát khỏi vòng kìm hãm, cũng phải tìm kẻ thế cho mình Nếu không thì mãi mãi, mình sẽ phải làm ma trành, đói khát khổ sở” Muốn có kẻ thế chân mình, họ phải run rủi những kẻ
Trang 12có số bị hổ vồ vào nanh vuốt thần Hổ để họ được sống cái đời ma độc lập, gần gụi với gia đình, với họ mạc
Cả truyện Thần Hổ và Ai hát giữa rừng khuya đều thuộc loại
truyện ma quái, truyền kì được xây dựng và hư cấu trên những mẩu chuyện truyền kì ở miền núi “Những tình tiết li kì trần tục xen lẫn sắc thái hoang đường thần thoại, tao nên một câu chuyện kích thích mạnh trí tưởng tượng và giác quan người đọc Đằng sau câu chuyện li kì, bí hiểm và ghê rợn về mối quan hệ người – mãnh thú, người – ma là dấu vết của một thế giới quan thơ mộng và mông muội còn lưu giữ lại” Tất cả đã tạo nên sự hấp dẫn riêng
trong những truyện đường rừng của Tchya
Khác với truyện của Lan Khai, của Tchya hấp dẫn người đọc bằng
lối truyện đường rừng hoang sơ kì thú và bí hiểm, truyện của Nguyễn Tuân
lại cuốn hút độc giả bằng những nét lãng mạn riêng, giàu chất thẩm mĩ, chất văn hóa, nhân bản: “Ông là một nhà văn đứng hẳn ra một phái riêng,
cả về lối văn lẫn về tư tưởng” [47, tr 415] Yêu ngôn là tác phẩm như thế
1.1.2 Một thể tài độc đáo trong toàn bộ sáng tác Nguyễn Tuân
Vang bóng một thời là tác phẩm đầu tay của Nguyễn Tuân được Vũ
Ngọc Phan đánh giá là “một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” [47, tr
415].Vang bóng một thời khơi lại đống tro tàn của một quá khứ chưa xa, tác
phẩm thể hiện sự nuối tiếc cái đẹp với những con người, lối sống, thú chơi của một thời Đó là các cụ nghè, cụ cử, cụ tú, lớp nho sĩ cuối mùa với những sinh hoạt cầu kì, những thú chơi tiêu dao, nhàn tản và qua đó tái hiện nhiều nét văn hóa của người Việt Ở tập truyện ngắn này, người ta đã thấy rõ tài
năng và phong cách của Nguyễn Tuân: phóng túng-tài hoa-uyên bác
Đọc Yêu ngôn, có thể nhận thấy những nét quen thuộc, gần gũi trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân mà ta đã gặp trong Vang bóng
một thời và những tác phẩm về sau này Vẫn là một Nguyễn Tuân nhạy cảm
Trang 13với cái đẹp và nhìn sự vật nghiêng về góc độ thẩm mĩ, vẫn là những con
người tài hoa nghệ sĩ như thuở một thời vang bóng: những người thợ mộc
Chàng Thôn với đôi tay tài nghệ được chúa Ngàn Thiêng vời lên sửa đền ở
chốn non cao thần tiên ( Trên đỉnh non Tản ); một Bá Nhỡ - kẻ dám đi đến
tận cùng của nghệ thuật, dùng mạng mình để đổi lấy tiếng đàn đạt tới tuyệt
đỉnh nghệ thuật (Tâm sự của nước độc – Chùa Đàn ); một Bố Ô – vua lưu linh sống trong rượu và chết cũng trong rượu ( Rượu bệnh – Bố Ô )… Nếu trong Vang bóng một thời, ta gặp những nếp sinh hoạt và thú chơi cầu kì mà
thanh đạm, tao nhã: uống trà, uống rượu Thạch Lan Hương, đánh thơ, thả
thơ, chơi chữ… thì trong Yêu ngôn, vẫn là những lối sống, những thú chơi cầu kì tao nhã ấy: một người chủ đồn điền nhưng lại có cái “cốt tài tử” say
mê những bức cổ họa, sẵn sàng bỏ ra rất nhiểu tiền để có được bức họa vẽ tướng Hàn Kỳ ngồi đọc binh thư bên ngọn bạch lạp; anh em ông Đầu xứ Anh, Đầu xứ Em nổi danh về tài học vẫn mải miết với nghiệp đèn sách thi
cử dẫu biết rằng có thể bị hồn ma báo oán giữa trường thi (Khoa thi cuối
cùng )…
Đọc Yêu ngôn, vẫn gặp những cảnh sắc, những đồ vật quen thuộc
của một thời: vùng Sơn Nam hạ mùa thi cử hoa hòe nở vàng ( Khoa thi cuối cùng ), những cửa ô thân thuộc của chốn kinh kì ( Rượu bệnh ), những roi
chầu, đàn đáy, tiếng tơ tiếng trúc (Chùa Đàn)… có nghĩa là vẫn là văn Nguyễn Tuân, kiến thức Nguyễn Tuân, mảnh hồn Nguyễn Tuân in hằn một
dấu triện riêng không thể lẫn
Là con người luôn thèm khát những cảm giác mới lạ và mãnh liệt “Tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say của rượu tối tân hôn”, những cảm giác ấy “Nguyễn Tuân không thể tìm được trong cái môi trường vẫn vây bọc lấy ông trong cuộc sống hàng ngày, phải đi tìm một thế giới khác để được sống mãnh liệt, nồng nàn, cuồng nhiệt, phát huy
Trang 14tận độ cá tính của mình” [63, tr 9] Nhà văn tìm cách vượt, phóng thoát hoàn toàn khỏi hiện thực bằng sự đẩy xa đến cùng sức tưởng tượng và cảm hứng lãng mạn Ông tìm đến một thế giới khác, một hiện thực khác để sống mãnh
liệt hơn, thế giới của cõi âm, cõi ma, thế giới của Yêu ngôn
Không phải đến Yêu ngôn mà ngay trong một số truyện khác của Nguyễn Tuân đã mang màu sắc huyền kì Trong tập Vang bóng một thời, các truyện
Trên đỉnh non Tản và Khoa thi cuối cùng ( Báo oán ) được tuyển chọn vào Yêu ngôn bởi “có màu sắc huyền kì, ma quái” [3 ,tr 917] Bên cạnh đó, các truyện Tóc chị Hoài, Chém treo ngành, Vườn xuân lan tạ chủ đã có một chút màu sắc
kì ảo phi thường Tóc chị Hoài (1942) “đứng riêng như một thử nghiệm tiểu
thuyết mới của Nguyễn Tuân những năm 1940” [54, tr7] Chị Hoài là “một nhân vật hư cấu hư không, chị có mà không, chị không mà có” Như tất cả những nhân vật tiểu thuyết thông thường, “chị Hoài là một người chị tôi mượn của cuộc đời bừa bộn những oan trái”, chị Hoài cộng hưởng những ảo ảnh đớn đau của người nghệ sĩ “Chị Hoài, ảo ảnh vô hình, chị không có thật nhưng hồn chị, tóc chị là thật Chỉ có tôi đang nói chuyện với một mớ tóc mây Chỉ có hai ngón tay chị Hoài đang nói chuyện với những sợi chỉ tơ thâm một mớ tóc xõa Gian nhà có hai người, lặng mà không vắng Thế rồi trong cái hiu quạnh tay đôi ấy, khe khẽ nổi lên giọng kể chuyện Nhị Độ Mai, khẽ một cách rất mơ hồ thủ thỉ Lòng tôi vụt trở nên thương nhớ thăm thẳm gấp mấy giọng hát u hoài… Trong giây phút, đặt sách vào lòng, tôi thấy nhộn nhạo trong lồng ngực và ước muốn được làm ngay cái anh chàng Mai Sinh kia” [56, tr 657] “Chất huyền ảo của Nguyễn Tuân bắt đầu từ đây, từ mái tóc lãng mạn của chị Hoài, trước khi rẽ sang ngả kinh dị của yêu ngôn” [14, tr 8]
Ở Bữa rượu máu, tác giả đã vẽ một cảnh rùng rợn của pháp trường
Bát Lê, tay đao phủ có tài chém người rất ngọt đang luyện lại đường đao
Trang 15“chém treo ngành” trong vườn chuối với những lời hát vừa dữ dội, vừa ai oán:
“Trời nổi cơn lốc Cảnh càng u sầu …
Sống không thù nhau Chết không oán nhau …
Hãy ngồi cho vững Cho ngọt nhát đao Hỡi hồn!
Hỡi quỷ không đầu!
Bài hát phù thủy, chiêu hồn, giã oán, phân trần với chính mình, với oan hồn, với trời đất
Rồi cảnh pháp trường, Bát Lê mặc áo trắng, thắt khăn điều, khai đao hành quyết như một nghệ nhân múa một vũ khúc thảm khốc Trảm xong mười hai người, áo không vấy máu “Một tiếng loa Một tiếng trống Ba tiếng chiêng Dứt mỗi hồi chiêng mớm thì một tấm linh hồn lại lìa khỏi một thể xác Tùng! Bili! Bili!” Cảnh hành hình dữ dội đã diễn ra, nhà văn đã kết thúc bằng một bầu không khí ma quái u hiển bao trùm cả pháp trường, khí lạnh như thấm vào hơi văn: “Lúc quan công sứ ra về, khi lướt qua mười hai cái đầu lâu còn dính vào da cổ người chết quỳ, sân pháp trường sắp giải tán bỗng nổi lên một trận gió lốc xoáy rất mạnh Trận gió xoắn, giật, hút cát bụi lên xoay vòng quanh đám tử thi và đuổi theo các quan đang ra về Cái mũ trắng ở trên đầu quan công sứ bị cơn lốc dữ dội lật rơi xuống bãi cỏ lăn lộn mấy vòng Mọi người liếc trộm hai quan thủ hiến và thì thào… Bấy giờ vào khoảng giữa giờ thân …” Với lối viết “lạnh” Nguyễn Tuân sử dụng hình
Trang 16tượng cơn gió lốc kết thúc tác phẩm như một lời cảnh báo, dự báo về một sự báo oán: những kẻ đang gieo gió kia hãy coi chừng cái thủ cấp của chúng Tính ám dụ của hình tượng như ký thác kín đáo thái độ căm phẫn của nhà văn đối với bọn thực dân thống trị
Trong Vườn xuân lan tạ chủ [55, tr135] có một quan án Trần phong
lưu, chủ nhân Túy lan trang Ông có một niềm vui thích đặc biệt, thường sai
cô con gái yêu – cô chiêu Tần – đi mua thứ “rượu khê” ở làng Vĩnh Trị, vùng cất rượu ngon có tiếng, về “bón hoa” Vị hưu quan già đã không quan tâm đến vóc xương khô, mà chỉ lo cho hoa trong thời loạn khi mà “một mai lũ người ô hợp tràn đến” Bên cạnh quan án là cậu ấm Hai giữa buổi loạn li mà chỉ biết có ngón đàn, hiểu có hồn hoa, “tâm người tài tử, chọn lầm thế kỉ, buồn, tủi, cực đến dường nào” Cảnh cô chiêu Tần mỗi sớm chèo thuyền đi lấy rượu trên sông Mã, đẹp như một bức tranh thủy mặc Cả ba tạo nên một
đời sống thanh khiết thoát tục Nhưng rồi kinh hoàng xảy đến: Túy lan trang
bị đốt cháy, cô chiêu Tần bị thuyền cướp mang đi, quan án Trần phẫn uất mà chết, và “giống cỏ quý kia cũng quyết tạ theo tri kỉ, thề không ở lại với thế gian” Giai nhân khuất bóng, thuật cất “rượu khê” bên Vĩnh Trị cũng thất truyền và “làng men” mất đi một phong vị Lan đã biết tạ chủ, các loài
cây cỏ khác ở Túy lan trang cũng “đều ủ rũ để tang người thiên cổ” Vườn
xuân lan tạ chủ với không khí thần kì, thoát tục vài năm sau sẽ có dịp biểu
lộ rõ hơn trong Yêu ngôn
Như vậy không phải đến Yêu ngôn, yếu tồ kì ảo mới xuất hiện
trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân Trên cái đà có sẵn ấy, trí tưởng
tượng của ông đã đẩy xa hơn thành hẳn một thể tài – thể tài Yêu ngôn Ông
đã đắm mình trong thế giới nghệ thuật mà mình sáng tạo nên và tạo được những cảnh tượng kì thú, mê hoặc mà người đọc khó phân biệt được là âm
Trang 17hay dương, là ma hay người… và đây chính là điều mới mẻ của Yêu ngôn so
với các tác phẩm khác của chính ông
1.2 Một thế giới nghệ thuật đặc thù:
Sự pha trộn, hòa lẫn thực và ảo, âm và dương… là những yếu tố cấu
thành phương thức tư duy nghệ thuật của Yêu ngôn
1.2.1 Phản ánh hiện thực không phải là sao chép hiện thực mà là sự sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm tạo ra hiện thực
Hiện thực ở đây được hiểu không đồng nghĩa với tính có thậ, giống như thật Điều này là một chân lý quen thuộc trong sáng tạo nghệ thuật
Nhưng với cái nhìn huyền ảo, huyền hoặc thì khái niệm hiện thực ở đây cũng trở nên vô bờ bến Hiện thực, đặc biệt là trong cách tư duy huyền thoại
được tạo nên bởi cái phóng túng của tưởng tượng Ở đây cái huyễn hoặc, hư ảo không còn là yếu tố gây hoang mang cho người tiếp nhận mà trái lại càng kích thích trí tưởng tượng bay bổng của người đọc, tạo ra sự đa dạng, mới
mẻ cho tác phẩm văn học Nó cho phép con người vi phạm các quy tắc của
lý trí, nhân danh một thứ ánh sáng siêu việt không chỉ thuộc về tri thức mà còn thuộc về số mệnh [67,755] Việc xuất hiện cái ảo trên nền cái thực này
cũng là nỗ lực khai thác tầng sâu của hiện thực, là một hình thức để người đọc nhận thấy các chiều khác nhau của hiện thực Nói cách khác, đây chính là cách để nhà văn mở rộng biên độ phản ánh, chuyển tải một phạm vi đời sống khác lạ vào tác phẩm, đồng thời thể hiện một phía nào đó của niềm tin, của tâm hồn phía sau những gì đã nghe và thấy Bằng trí tưởng tượng, Nguyễn Tuân đã tạo nên một thế giới siêu thực với những con người, những cảnh tượng khơi gợi những cảm giác mới lạ nơi người đọc Đây là cái cảnh
chánh chủ khảo tế thi hương trong Khoa thi cuối cùng ( Báo oán ) mà các
oan hồn được mời vào trường thi để trả ân, báo oán trước thí sinh:
Trang 18“Mặt đất sáng hơn nền trời Cuộc tế trường như đang lắng chờ một sự biến gì Gió cũng không muốn thổi Mấy ngọn sáp không lung lay, vệt khói xám nơi bình hương bốc lên thẳng thắn trên bàn tam sinh Nền trời phương Đông đáng lẽ đã phải hửng lên rồi Thế mà ở đây chỉ rặt một thứ mây đục đùn lên những hình quỷ Đông Phía Tây, một cái cầu vồng cụt một chân, tô lên tạo vật những màu xanh đỏ dại dại và nghịch mắt Trong cảnh âm dương không chia biệt rõ, quan chánh chủ khảo trường Hà Nam hợp thi khoa Mậu Ngọ đang tế cáo giời, đất, vua, thần và thánh, xuýt xoa khai xong tên, tuổi, quê, quán, ngài khấn to: “… Báo oán giả, tiên nhập ; báo ân giả, thứ nhập…” “Một thứ gió u hiển thổi thốc vào bãi trường, nghe lào xào như có tiếng các hồn oan hồn lành chen chúc và ùa vào choán chỗ Những cây nến cháy vạt ngọn bỗng tắt phụt hết” Với những cành huống ngược đời: mặt đất sáng hơn nền trời ( lẽ ra mặt đất tối hơn ), gió không muốn thổi ( lẽ ra là gió thổi ), sáp không lung lay ( lẽ ra là ngọn sáp lung lay ), khói bốc
thẳng ( lẽ ra là khói ngoằn ngoèo )… tác giả đã thể hiện một trạng thái bất
bình thường làm toát lên không khí dị thường, lạnh gáy với đám sĩ tử, với cả
người đọc bởi không biết đó là cõi dương gian hay nơi âm thế? Không khí ấy thật thích hợp để cho những hồn ma hiện về, rũ tóc mà báo oán những oan khiên tiền kiếp
Trong Chùa Đàn nhân vật Mợ Lãnh không xuất hiện trực tiếp nhưng
là đầu mối dẫn dắt cốt truyện Mợ Lãnh là người vợ chết yểu của Lãnh Út – chủ trại Lãnh Út, kẻ tài tử chỉ đam mê người vợ yêu, và khi nàng hóa người
thiên cổ bởi một tai nạn hoả xa - một công cụ của văn minh cơ khí, Lãnh Út
không còn lẽ sống trở nên cuồng dại trong niềm thương nhớ và trở thành kẻ thù của cơ khí văn minh Hình ảnh còn lại của Mợ Lãnh chỉ là một bức tranh đẹp và buồn “một người đàn bà áo trắng đang ngồi chép sách trên một cái đôn màu cốm, bên một khung cửa sổ có mấy tàu lá chuối già lọt vào Màu
Trang 19xanh tái của tranh gia thêm xa lạnh vào khí buồng rộng quạnh và đổ thêm buồn lên vẻ nhớ vợ của người ngắm tranh”
Mợ Lãnh là người hay ma? Khó có thể gọi tên cho chính xác Nàng không tên, chỉ để lại tập thơ di cảo và bóng hình kiều mĩ trên bức họa tuyệt vời Phải chăng nàng là thơ, là hoa đang sống trong vườn địa đàng thuở hồng hoang mê thảo?
Sự đan xen mộng – thực, mộng – tưởng tượng, mộng – ma trong
Yêu ngôn đã tạo thành một vũ trụ âm dương không ngăn cách, ma chính là
người, ma ăn ở với người…Tất cả những yếu tố này là điều mới mẻ của Yêu
ngôn tạo nên sức hấp dẫn biến ảo dị kì
1.2.2 Hiện thực còn đƣợc tạo nên thông qua lăng kính của huyền kì:
Truyền kỳ, kỳ ảo là những điều lạ lùng, huyền bí mà đặc trưng của nó là sự tưởng tượng, hư cấu có sức lay động hứng thú thẩm mĩ của người đọc Vấn đề này đã hiện diện trong văn học nhân loại tự cổ sơ và “không hề chết đi khi bước sang thế kỉ XX”
Trong văn học hiện đại, kì ảo được hiểu như là một phạm trù tư duy nghệ thuật, một phương tiện hữu hiệu để nhận thức và phản ánh cuộc sống nhằm mang lại cho tác phẩm những giá trị thẩm mĩ nhất định Cội nguồn của sự tưởng tượng li kì vẫn là những điều hiện thực của thế giới này Nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo để “lạ hóa” trạng thái hiện thực, đôi khi xáo trộn hiện thực để kích thích, mở rộng trí tưởng tượng của người đọc Nhờ những đặc điểm trên đây, mỗi tác phẩm kì ảo xuất hiện ở từng giai đoạn khác nhau của lịch sử đều có được khuôn mặt riêng dù có những điểm tương đồng nhất định xuất phát từ đặc trưng thể loại Cũng chính những đặc trưng này đã tạo ra sự gần gũi nhất định giữa các nền văn học kì ảo trên thế giới dù mảnh đất sinh thành và phát triển của chúng không hoàn toàn đồng nhất Văn học huyền kì, kì ảo là bông hoa lạ mọc lên trong tất cả các dòng, các
Trang 20giai đoạn văn học Đó là cố gắng không mệt mỏi để nhận thức thế giới của con người
Mạch truyện Yêu ngôn đã hình thành trong văn Nguyễn Tuân từ khá sớm: “vào khoảng năm 1943 , người ta thấy xuất hiện trên tờ Thanh Nghị và
Trung Bắc chủ nhật một số đoản thiên của Nguyễn Tuân viết theo lối Liêu Trai của Bồ Tùng Linh Toàn là những truyện ma quỷ hết sức kì quái hoang
đường Cùng một lúc, cũng trên những tờ báo ấy, người ta thấy quảng cáo
một đầu sách của Nguyễn Tuân có tên là Yêu ngôn” [63, tr6] Có thể nói
đây là một thể tài đặc biệt, và lối định danh cho thể tài này cũng in dấu “bản quyền” riêng của nhà văn Từ trước 1945, Nguyễn Tuân đã dự định in
những đoản thiên huyền bí, kỳ ảo và ma quái ấy nhưng chưa kịp làm và sau một thời gian dài, những truyện này ít được nhắc tới Nhiều năm sau khi
Nguyễn Tuân qua đời, Yêu ngôn mới có dịp xuất hiện như một tác phẩm
trọn vẹn, một chân dung thể tài hoàn chỉnh với công phu sưu tầm, biên soạn,
giới thiệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, nhà xuất bản Hội nhà văn, 1998
Như vậy, hiện thực trong Yêu ngôn là một hiện thực khác, một thế
giới khác – một thế giới vừa thực vừa ảo, cõi âm hòa vào cõi dương Ở thế
giới ấy toàn là những chuyện kì quái, rùng rợn Một kẻ nghiện rượu đến nỗi cả thân xác biến thành một khối men bốc lửa: “Ngọn lửa xanh lè vờn lấy mình ông già đang say mềm Xác Bố Ô nứt đến đâu là mùi thịt thui ấy thơm lừng như mùi cá mực nướng bằng rượu không có chút gì là hôi khét cả Và lúc mà lửa đã hoại xong cái xác kia thì cỗ xương ấy bệch ra như thạch cao ải vụn trông trắng nhỏ không khác gì thứ bột để luyện những hòn men Ngửi
cái vụn xương vô tư ấy, lại thấy thơm và ngây ngất nữa” (Rượu bệnh )
Đó là một cái chết khác thường, chết rượu, chết cháy, xác cháy trong hơi rượu, cũng thơm, cũng ngông ngạo như người
Trang 21Cảnh đánh cây gạo cổ thụ ở Suối Vầu (Chùa Đàn ) cũng chẳng khác gì một cảnh trảm tấu khiến người ta rợn tóc gáy “Cây gạo xiêu dần
xuống rồi vật mạnh xuống như một kẻ chiến tranh bị trúng độc kế ở mặt trận, làm tung bắn lên những thân hình người đang oằn oại trên những đoạn luồng già dùng làm bẫy cắm chèn vào kẽ gốc Suối Vầu tung nước Rừng Vầu vang lên một tiếng quật gốc già Đầu rễ cái gốc gạo nhựa rỉ tuôn tợ máu phun”
Đọc Yêu ngôn người đọc như bị mê hoặc, bị cuốn hút vào những
cảnh, những người kì ảo Một cây dó cổ thụ thành tinh, có người con gái áo
chàm từ gốc cây đi ra dạo chơi thơ thẩn trong rừng và cất tiếng hát “u hiển”, giọng hát khi thì “bi tráng khê nồng của người khách hiệp gặp đường cùng”, khi thì “trong trẻo như pha lê và vui như tiếng thông reo giữa rừng nổi gió”, lúc lại “rờn rợn như lối ma Hời đưa võng ru con” Cô Dó ấy – vị Thần Dó – quê ở thượng ngàn, trót yêu người họ Chu làm giấy, nàng theo chồng xuống trung châu, ngày ẩn hồn trong phiến đá đêm trở lại làm người, giúp chồng nàng thổi cho giấy dó một linh hồn…
Một người thiếp tài hoa bị phụ bạc mà hiện hồn báo oán giữa
trường thi (Khoa thi cuối cùng ), một hồn ma nghệ sĩ còn nặng lòng trần luôn tìm cơ hội bằng mọi giá để được tái sinh ( Chùa Đàn )… Tất cả những
không gian, những cảnh vật, con người ấy đều huyễn hoặc phi thực Nguyễn Tuân có ý thức gia công nhiều vào cái phía thần kì, quái đản của nhân vật, cảnh vật, tình tiết, chi tiết, tạo nên không khí ma quái của truyện Để viết được những trang như thế, Nguyễn Tuân phải thực sự sống với thế giới nghệ thuật mà mình tạo nên, sống thật sự với những hồn ma kia, những cảnh vật
huyền hồ kia để quan sát, cảm xúc và ngẫm nghĩ Nhờ thế ông đã có thể tạo
ra được những cảnh tượng mà người đọc khó phân biệt được là âm hay dương, là người sống hay người chết, là thế giới ông tưởng tượng ra hay
Trang 22những điều ông tin như thế thật và nhìn thấy như thế thật Dưới góc độ ấy mọi vật cho ta cái nhìn khác, là một thứ “lửa nến trong tranh” lung linh, kì ảo hơn- một thế giới huyền kì
Chương 2
ĐẶC TRƢNG THI PHÁP YÊU NGÔN 2.1 Không gian – thời gian nghệ thuật của Yêu ngôn
2.1.1 Không gian nghệ thuật
Trong sáng tác văn học, không gian nghệ thuật như là “một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ ” (Trần Đình Sử) Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện con người và thể hiện một quan niêm nhất định về cuộc sống
Nguyễn Tuân là nhà văn của những không gian phong phú: “Văn xuôi nghệ thuật của Nguyễn Tuân thường chứa đựng những hình tượng không gian nghệ thuật đa dạng, những mô hình không gian đặc sắc mang mĩ
quan độc đáo của nhà văn” [11, tr 129] Trong Yêu ngôn, yếu tố kì ảo đã chi
phối trực tiếp việc xây dựng không gian nghệ thuật, đã khắc họa nổi bật những hình tượng không gian sau đây
2.1.1.1 Không gian quá vãng
Cũng như trong Vang bóng một thời, không gian quá khứ, không
gian của một thời vang bóng là loại không gian có tính chất bao trùm
trong Yêu ngôn “Đây là loại không gian mang bóng hình quá khứ được
Trang 23dựng lên bởi hoài niệm, kí ức, hồi tưởng và cả tưởng tượng nữa” [11, tr
129]
Tất cả cảnh tượng, cảnh quan đều nằm trong vùng không gian rộng lớn khái quát mang những nét đặc trưng lịch sử một đi không trở lại xét đến
cùng không gian nghệ thuật trong Yêu ngôn vẫn là cuộc sống con người, và
dù sẽ được nhuốm màu sắc ma quái, huyền kỳ, trước hết vẫn là cuộc sống trần thế gần gũi Bằng một vốn từ cổ phong phú có chọn lựa, Nguyễn Tuân đã khéo dựng cảnh, dựng việc, tạo không khí, đưa người đọc vào cái không
gian cổ kính ấy “Những cái đó quý giá như một tập tranh cổ” [11, tr 130] Bởi thế, phảng phất ở những trong viết của Yêu ngôn là linh hồn
ngàn xưa đất nước qua những cảnh núi non sông nước, cảnh phố phường
chợ búa, kẻ chợ kinh kì, cảnh những làng nghề thủ công… Đó là những
khung cảnh quen thuộc, thân thương, gần gũi với mỗi tâm hồn Việt, qua ngòi bút của Nguyễn Tuân đã hiện lên với tất cả những gì gọi là đặc trưng, tiêu biểu nhất
Ở trên đã nói, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất nào! Trong tác phẩm ta thường bắt gặp sự miêu tả con đường, dòng sông, căn nhà… nhưng bản thân các sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật Chúng chỉ được xem là không gian nghệ thuật trong chừng mực chúng biểu hiện mô hình thế giới của tác giả Chẳng hạn dòng sông, nhà ga, bến tàu… là không gian địa lí Nhưng đi vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân, nó lại ứng với những chuyến đi, gắn
với lòng đam mê tìm kiếm những chân trời – đã được mệnh danh là chủ
nghĩa xê dịch Nó cũng là không gian của thú ngao du giang hồ lãng tử Ở Yêu ngôn ta có thể thấy rõ điều này để càng thấy rõ nét riêng biệt và hiệu
Trang 24quả nghệ thuật của thế giới Yêu ngôn Từ những cảnh vật quen thuộc của
quê hương đất nước, vào trang viết của Nguyễn Tuân, qua bút pháp huyền kì, tất cả bỗng trở nên lung linh hơn, đậm hồn dân tộc hơn Đây là cảnh xứ đồng chiêm Sơn Nam hạ vào mùa mưa nước ngập mênh mang “làng mạc vùng quê Nam Định nhoi lên khỏi làn nước trắng lạnh như những quần đảo xanh một màu hoang vu”, người ta đi về bằng những con đò đồng li ti nhiều
như tre rụng lá mùa thu (Khoa thi cuối cùng) Phải am hiểu và gắn bó lắm,
Nguyễn Tuân mới miêu tả có hồn như thế về một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ Sự quan sát tinh tường khiến tác giả còn nắm bắt và thu vào tầm mắt của mình một thoáng chuyển động của “Con đò đầy cựa quậy, bốc nhẹ, rồi trườn mình ra xa Trời bắt đầu nổi gió rét Mưa thu lộp độp gõ xuống áo tơi
nón lá của một chuyến đò đầy” (Khoa thi cuối cùng) Từ cái không gian rất
gợi không khí ấy, sẽ là cái nền để xuất hiện cảnh sĩ tử lều chõng đi thi và
cuộc “báo oán” ghê rợn giữa chốn thi trường hoang lạnh Trong Khoa thi
cuối cùng hình ảnh “hoa hòe nở vàng” đất Sơn Nam hạ “hòe hoa hoàng, cử
tử mang”là một chi tiết thực mà giàu chất thơ Thấy “dặm hòe ngả màu vàng, lòng những người có chữ bắt đầu bận bịu” bởi màu vàng của hoa khiến lòng người mơ tưởng đến sự hiển đạt công danh Nếu không xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, không am hiểu sâu sắc truyền thống hiếu học của cha ông, chắc Nguyễn Tuân khó viết được những “trang hoa” như thế Và còn đây nữa là những cảnh buôn bán đi về tấp nập từ bến Bồ Đề qua Ô Quan Chưởng vào kẻ chợ, đất kinh kì, những cô bán hàng ở làng cất rượu ngon nổi tiếng vùng tả ngạn sông Nhĩ Hà, với gánh rượu trên vai, mỗi sáng lại kĩu kịt gánh vào các cửa ô của đất kinh kì qua, những phố phường: “Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy, ÔYên Phụ, Ô Quan Chưởng, Ô Đống
Mác, Ô Cầu Rền…” (Rượu bệnh), những cái tên chỉ đọc lên thôi đã đủ gợi
Trang 25xao xuyến, rung động trong lòng người – nhất là những ai từng gắn bó với đất Thăng Long
Viết về những làng nghề thủ công, có lẽ khó ai am hiểu sâu hơn
Nguyễn Tuân Ở Xác ngọc lam là làng Hồ Khẩu bên Tây Hồ chuyên nghề
làm giấy, có “nhà họ Chu làm giấy nổi tiếng đến mấy mươi đời liền” Họ không làm giấy moi bao giờ, “chỉ làm toàn giấy lụa và giấy lệnh hội để viết bằng, viết sắc”, và tới lúc có khoa thi “thì nhà ấy mới làm thứ giấy để học trò đóng quyển” Giấy nhà họ Chu, người sành sỏi dẫu nhắm mắt lại, chỉ cần lấy tay sờ cũng nhận diện được bởi “nó nhẵn mặt mà không cứng mình, mà chất lại dai và lắm tờ khổ rộng mình dầy thế mà bắc đồng cân lên thì nặng chỉ đến như cái lông ngỗng… Vuốt vào mặt giấy, người ta có cảm tưởng được sống là một điều dễ chịu ; mùa nực, rờ vào giấy thấy mát cả lòng tay và về tiết đông ấp tay vào giấy nhà Chu, thấy nó âm ấm như có sinh khí Đưa lên mũi tờ giấy đượm hơi thơm của một thức mùi thảo mộc còn tươi sống, thật là một vật quý trên thế gian” Tờ giấy quen thuộc giản dị ấy là tinh hoa, tinh tuý của của Rừng Dó, của bàn tay con người
Trên đỉnh non Tản có thể được coi là một truyện nối dài cổ tích – lại
đưa người đọc về với làng Chàng Thôn tỉnh Đoài chuyên nghề thợ mộc “Cái tràng cái đục của dân Chàng Thôn không những được người trần biết đến mà thỉnh thoảng cứ dăm bảy năm, lại có người tiên trên núi hạ sơn cầu đến” Đôi tay tài hoa của họ khiến những thớ gỗ trở nên có hồn “những đầu kèo vai và câu đầu, đều chạm tứ quý tứ linh Bức trần gỗ thì cham bát bửu cổ đồ Nét chạm tỉ mỉ công phu gấp mấy lần công thợ điêu khắc ở các đền đài khác ở khơi dưới núi…”
Có thể thấy tình cảm sâu đậm với quê hương đất nước thấm đượm qua mỗi trang viết của Nguyễn Tuân Con người say mê cái đẹp ấy chính lại rất nặng lòng với quê hương đất nước, với những giá trị thẩm mĩ, giá trị văn
Trang 26hóa tinh thần dân tộc Đó là diện mạo, là hồn thiêng sông núi được chiếu sáng, được tôn vinh qua bút pháp huyền diệu của Nguyễn Tuân
2.1.1.2 Không gian huyền kì: Sự pha trộn thực - ảo, âm - dương, không gian mộ địa
Đây là không gian không tồn tại trong thực tế Đó là một thế giới mà bản nguyên của chúng chỉ có trong thần thoại, cổ tích… nghĩa là ở những thể loại sáng tác dân gian xuất hiện từ giai đoạn thô sơ nhất của tư duy con người, trong đó đặc trưng nổi bật là yếu tố tưởng tượng thần kì Chính vì thế, không gian nghệ thuật trong thần thoại, cổ tích thường có tính chất linh thiêng Những đặc trưng này cùng xuất hiện trong văn xuôi kì ảo
hiện đại nói chung, trong Yêu ngôn của Nguyễn Tuân nói riêng
Là thế giới chỉ có trong trí tưởng tượng, nên không gian huyền kì
của Yêu ngôn mang tính nguyên sơ, hoang dã: một không gian cõi tiên, một không gian cõi âm, một không gian trong tranh… Cách viết Trên đỉnh non
Tản hướng nhiều về những chất liệu dân gian với một không gian thoát tục
nhằm tạo ra không khí huyền thoại, huyền bí, linh thiêng Xứ Ngàn Thiêng
ấy là mảng sáng đẹp nhất trong Yêu ngôn được tạo ra bởi một trí tưởng
tượng phong phú của nhà văn Đúng như nhận xét của Thạch Lam “ớ nơi ấy tác giả cho ta thấy cái sức hút thấm thía vào linh hồn của những vật vô tình cỏ cây và đá núi , tác giả như đem vào một cuộc sống riêng” [27, tr230]
Đỉnh non Tản là một thế giới bí mật, huyền ảo Sau mỗi trận dâng nước của Thủy thần, Đền Thượng lại bị hư hỏng và đám thợ mộc Chàng Thôn lại được Sơn thần gọi lên chữa đền Khung cảnh núi Tản trong cái nhìn của kíp thợ mộc vừa huyền ảo, vừa kì thú, vừa thần tiên vừa quái dị Ở chốn non tiên ấy toàn những cái êm, dịu, trong sáng, thơm, lành, đó là nơi “ngày tháng thì dài… hoa quả lành và thơm như hết thảy những cái gì không phải là trần hủ sống gửi ở mặt đất cõi trần” Hình tượng một cõi Thiên Thai,
Trang 27một chốn Bồng Lai trong cổ tích và trong văn chương Việt có dịp sống lại đầy thơ mộng trong văn Nguyễn Tuân Cảnh vật cỏ cây trên này thật đẹp và lạ Núi non thì có hình thù núi đội mũ với những “vách đá cao, trên mỗi chỏm nhọn màu xanh cánh chả lại có mây trắng mây vàng đánh đai lấy” Dòng suối Tịch Mịch – cái tên chỉ nghe đã có cảm giác thoát tục – là một dòng suối mơ “Tiếng nước róc rách chân đèo nghe gần mãi lại Lúc đến bờ suối có lều cỏ bồng dựng sẵn thì dòng nước suối Tịch Mịch nín bặt Nó lửng lơ trôi ốm yếu và lững lờ Nó trong như pha lê gọt Nó hiền lành” Thức ăn bốn mùa trên sơn thượng mới thật lạ lùng, thú vị Đoạn văn miêu tả cõi tiên đầy những chi tiết kỳ thú, chỉ có trong những giấc mơ Loài cây ăn quả, nhiều nhất hai bên suối tiên là giống hồ đào, giống đào rợ Hồ màu vàng nhạt và xanh hay chín, trái nào cũng có má hồng, nhân hột có dáng cái thai đứa trẻ gục đầu ngủ quên Rớt xuống thảm cỏ, hột hồ đào hóa thành luống cúc tần có bảy lá mốc” Ở nơi đây, người ta không phải nhọc nhằn lo sự mưu sinh, bởi cơm gạo chốn này thì nhiều vô kể “Cứ những hòn cuội kia đập vỡ ra là lúa gạo Cuội xanh là lúa tẻ, cuội vàng là lúa nếp” Điều lạ lùng là không cần phải nấu nướng gì, những thứ nhân đá xanh vàng kia, cứ đập rời ra, bốc bỏ mồm là đủ hương vị: một hạt cơm, một hạt xôi Cõi ấy dùng tên vàng để bắn chim, dùng tên bạc mà bắt cá, chim, cá xiên vào mũi tên tự biến thành xiên chả, thơm phưng phức Muốn uống rượu “thì đập vỡ cuội trắng ra, lấy nhân đá trắng hòa vào với nước suối mà uống… thấy ngà ngà mà say, lâng lâng và khuây vợi lòng tha hương”… Thật là những cảnh những vật êm dịu và thần tiên, vậy mà từ vốn tri thức uyên bác, phong phú, nhà văn đã dùng trí tưởng tượng vẽ nên được một thế giới mà mỗi chi tiết đều kỳ lạ và kỳ thú như chỉ có trong giấc mơ Ở đây, lại một lần nữa thấy nền tảng văn hoá truyền thống dân tộc luôn có sức nâng đỡ cho những sáng tạo của
Nguyễn Tuân: ngoài chất cổ tích đậm đà “truyện Trên đỉnh non Tản của
Trang 28Nguyễn bàng bạc phong vị và hình ảnh của Từ Thức tiên hôn lục và Tản
viên từ phán sự lục” Không chỉ có vậy, người ta có thể nhận thấy ở đây cả
“sự hồi đáp tư tưởng và nghệ thuật đối với những áng văn quá khứ” [30, tr
117] Khi cầm bút viết Trên đỉnh non Tản, “Nguyễn Tuân chưa hề tới Tản
viên Ba Vì !” [27, tr 572]
Khác với không gian thần tiên thoát tục ở Trên đỉnh non Tản, Loạn
âm là cuộc hội ngộ hàn huyên giữa hai người bạn cũ, một ông quan Kinh
dịch trên trần và một ông quan Ôn dưới âm được Diêm Vương cử về trần mộ phu xuống âm phủ Quan ôn Lương – vốn là anh khóa Lương – “tư chất thông minh, lại thêm có sĩ hạnh”, do thác oan mà được Diêm Vương cho làm quan “giữ về việc kiều lương đạo lộ” Quan Ôn Lương giữa đêm đến thăm thế huynh họ Trịnh, tiết lộ danh sách nạn nhân sẽ bị bắt làm phu đinh ở cõi âm Lương muốn trả cái ơn xưa với thầy học, mật hỏi Kinh Trịnh xem có muốn cứu vớt thân thích nào trong số những người đã bị liệt kê trong danh sách nọ Kinh Trịnh ngay thẳng đã khước từ bởi không muốn gây lụy cho quan Ôn Cuối cùng nể tấm lòng thịnh tình của quan Ôn, Kinh Trịnh đã
xin tha cho tên tiểu bộc hầu hạ mình Người đọc Loạn âm dễ dàng nhận ra
những thủ pháp nghệ thuật nhằm khơi gợi tưởng tượng của các giác quan, tạo ra không gian thâm u, quái đản, chuẩn bị cho sự xuất hiện của quan Ôn Lương: Đó là một đêm hè vắng vẻ, tiếng chó sủa vang khắp các lối xóm “tiếng gió lùa qua lỗ tre là một thứ thanh âm đủ những cung bực quái đản của một thứ nhạc huyền bí tấu từ một thế giới u linh nào lạc về Thêm vào ngón sáo ma quái ấy, ngoài hiên, đợt gió lả lay mỗi lúc đổi chiều lại ru cái ống bơ sắt văng vào thành cong nước đầy Cái ống bơ nổi lềnh bềnh trên mặt nước lại bị gió xô quanh thành ang có những tiếng rụt rè lén lút Đêm quạnh hiu lẻ bóng, nghe mà thêm rợn Nghe nó cứ như ma múc nước trộm và nghịch cái gáo ấy” Đúng lúc Kinh Trịnh mệt quá thiếp đi thì bóng ma
Trang 29quan ôn Lương xuất hiện, cuộc gặp gỡ diễn ra vừa trang nghiêm vừa rờn rợn, để sau đó là cảnh tang tóc thê lương của ngôi làng sau cơn lốc tàn hại, nghiệt ngã của đội quân ôn: “màu khăn tang trắng xóa cả chợ làng Chợ làng vắng hẳn đi… Nhưng buồn và lạnh ghê lắm vì trong số người gồng gánh có mặt ở đấy thì đến quá nửa là chít khăn trắng Có người, trên đầu đeo ba bốn cái tang dồn trong một lúc Ở chỗ đám đông, số khăn trắng tăng mãi Trông xa cứ như là cò đậu Người sống họp chợ thì cứ vợi dần mà ma mới thì cứ thêm mãi Chết nhiều quá! Sau cùng đến cả những người đội khăn trắng cũng chết” Ghê rợn hơn, đến một lúc thì “chợ làng đến ba phần tư là ma họp”, bởi “từ ngày có việc loạn âm, ma quỷ được dịp nhiễu nhương dương gian cả giữa ban ngày” Những người bán hàng liền sinh ra cái tục thử tiền của người mua vào chậu nước, đồng nào chìm thì mới đếm, còn những đồng nổi thì là tiền ma Có người “chết ngất” đi vì suốt buổi họp chợ chỉ nhận được những đồng tiền nổi thôi Chốn dương gian đã hoàn toàn biến thành nơi âm thế, đến lúc chợ làng không còn ai họp nữa, đường đi lối lại không có bóng người, chỉ có lũ chó đói khát “cụp đuôi lưỡi lè” vẩn vơ đi tìm bóng chủ cũ Không gian quạnh quẽ và thê thảm vô cùng, đâu đó “Chốc lại vang về ít tiếng vọng âm u những hơi thở của vong hồn oan khổ”…
Loạn âm kết thúc với việc giữa đêm hè oi ả, quan Ôn Lương trở lại,
cùng với áo mão Diêm Vương phong tặng cho Kinh Trịnh làm Chánh Tuyển Quan Kinh Trịnh được tại thế mà đương nhiệm điểm phu và soát sổ bộ chứ không phải đi nhận chức ở âm cung Quan Ôn Lương thoắt đến thoắt đi, để Kinh Trịnh ngẩn ngơ trước áo bào, mũ đuôi cá, đôi hia và ngọn đèn thổ hà đã lụi một con bấc Ngọn đèn hao ấy cuối cùng cũng tắt ngấm vì “một con thiêu thân bay ập xuống”, dập nốt chút ánh tàn còn lại Cái lễ “tấn phong” thầm lặng nọ diễn ra sau khi Kinh Trịnh đã trải nghiệm sự tàn khốc của thảm sát ôn dịch vô tình, lạnh lùng gieo màu tang trắng khắp thôn làng, gợi
Trang 30cho người đọc nhiều suy nghĩ Loạn âm chính là sự phản chiếu của “loạn
dương”, nói cách khác, kiếp sống con người quả là mong manh, và cái ranh
giới giữa cõi dương và cõi âm là hết sức mong manh, mơ hồ Đọc Loạn âm
của Nguyễn Tuân “hẳn cũng nên được đọc với lời căn dặn từ “Truyền kì mạn lục”: không nên lấy cớ huyễn thuật mà cho là chuyện nhảm, bảo rằng dị đoan mà dìm mất cái hay” [30, tr 119] Có khi trí tưởng tượng của Nguyễn Tuân không dừng ở đấy, mà được đẩy đi xa hơn nữa, tạo nên một không
gian đặc biệt mơ hồ: Không gian trong lòng đá Ở Xác ngọc Lam, có một nữ
thần Dó, ngày dấu mình ẩn thân trong đá, đêm hiện ra là người con gái đẹp, giúp chồng và gia đình nhà chồng làm ăn thịnh vượng Câu chuyện có dáng
dấp gần gũi với một truyện dân gian nổi tiếng của Hà Nội: Bích Câu kì ngộ Truyện này gắn với Bích Câu đạo quán hiện còn phế tích ở phố Cát Linh Đầu thế kỉ XVIII, Đoàn Thị Điểm trong sách Truyền kì tân phả bằng chữ
Hán đã viết truyện về cuộc kì ngộ ở Bích Câu Đến thế kỉ XIX, Vũ Quốc Trân – người ở phường Đại Lợi – đã diễn ca thành truyện thơ cùng tên Câu chuyện kể về thư sinh tên Tú Uyên, ngụ ở phường Bích Câu, một hôm đi chợ Cầu Đông mua được một bức tranh Tố Nữ, đem về treo ở nhà và dần dần sinh lòng yêu người đẹp trong tranh vốn là tiên nữ Hàng ngày chờ lúc chàng đi vắng, người thiếu nữ trong tranh mới bước ra dọn dẹp, làm mọi việc trong nhà Tú Uyên lấy làm lạ vì nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, cơm canh ngon ngọt được chuẩn bị sẵn sàng Một hôm chàng giả vờ đi vắng, nấp ở chỗ kín đáo và nhìn thấy người đẹp bước ra từ trong tranh Tú Uyên biết đó là tiên nữ Hai người lấy nhau, sinh được một con trai Rồi Tú Uyên sinh ra đam mê rượu chè, nàng tiên bỏ đi mất, Tú Uyên đau khổ hối hận Nàng tiên quay về, rồi cả hai vợ chồng cùng đứa con bay lên cõi tiên Tuy cùng mô típ có dáng dấp kì ảo giống nhau: đó là những mỹ nhân không hoàn toàn là con người của cuộc đời trần thế, vì tình yêu, họ sẵn sàng từ bỏ thế giới
Trang 31thần tiên, sống cuộc đời trần tục bên người họ yêu Nhưng mỗi chuyện lại
vẫn mang dáng vẻ riêng Nếu người tố nữ trong Bích câu kỳ ngộ có thể từ
trong tranh bước ra ngoài đời thực, trở thành người thiếu nữ đẹp của cuộc đời, đem lại hạnh phúc thần tiên cho chàng Tú Uyên si tình, thì nàng Dó
trong Xác ngọc Lam lai có một kết cục thật bi thương: chồng chết, nàng sa
vào tay kẻ phàm tục rồi chết và biến thành một khối ngọc toàn bích Chính điều đó làm cho không gian của câu chuyện vừa xa xôi lại vừa gần gũi, sự vật tưởng như có thể với tay là chạm tới được, vậy mà hết sức biến ảo, khó nắm bắt, tạo cho người đọc cảm giác bất ngờ nhưng cũng đầy thú vị bởi liên tưởng được mở rộng đến vô cùng
Như vậy không gian ảo với tính không cản trở đã tạo ra cho thế
giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng nên có khả năng biểu đạt đến vô cùng, lấp lánh nhiều tầng ý nghĩa và mở rộng cõi nhìn ra ngoài dương thế
Đối với con người hiện đại, không gian vừa như một thực thể hữu hình, vừa tồn tại như một thực tại tinh thần trong tâm tưởng Con người cùng một lúc có thể sống với hai chiều không gian thực – ảo, âm – dương mà ranh giới của nó nhiều lúc bị “mờ hóa” đi Kiểu không gian này xuất hiện khá nhiều, nhất là với truyện truyền kì Tuy nhiên trong văn học hiện đại, cái ảo thường đưa con người vào một thế giới phi thực, để từ đó nhận thức về cái thực ở nhiều chiều, sinh động hơn
Những đặc trưng thường thấy của kiểu không gian nghệ thuật này là tính chất nhạt nhòa, gây ấn tượng và cảm xúc mạnh, tính đa nghĩa và khái quát cao, góp phần chuyển tải một cách thú vị, hấp dẫn mà không kém phần sâu sắc nội dung hiện thực của truyện Đó là một thế giới nơi cái thực được hư hóa, cái hư được thực hóa Với không gian này, nhân vật trong truyện cứ mặc sức đi về giữa hai thế giới âm – dương, trời – đất Yếu tố ảo, yếu tố kì lạ là thế giới lí tưởng mà trong cuộc đời thực nhân vật khó hoặc không bao
Trang 32giờ đạt đến, nhưng không làm cho không gian trở thành cõi vô thực, hoang đường mà chỉ là chất kết dính hai không gian này, tạo nên màu sắc hư ảo, hấp dẫn cho truyện
Bằng hư cấu, tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Tuân đã dựng nên
trong Yêu ngôn một không gian kinh dị, hoang đường, ma quái tạo nên
những ấn tượng, những cảm giác khi thì thích thú, lúc lại rờn rợn, sợ hãi bởi những ám ảnh ma mị
Chùa Đàn thực sự quái dị Không khí ma quái bao trùm tất cả Từ
cái ấp Mê Thảo đến cái mả rượu “tửu phần”, rồi cây đàn quái đản nơn hồn ma Chánh thú đã nhập vào… Mê Thảo xuất hiện như một cái ấp ma ở vùng rừng thiêng nước độc mà người trại chủ Lãnh Út hóa dại, đã đoạn tuyệt với đời sống “văn minh”, cơ khí, chỉ còn là một xác chết vật vờ sống, sau khi người vợ yêu quý tử nạn trong một tai nạn hỏa xa Ấp Mê Thảo còn còn tên tục là ấp Thảo “Thảo trong “Mê Thảo” chính là cách đọc chệch của “Tháo” – tháo bỏ mê lầm mông muội” [30, tr 126], tháo bỏ “một cảnh địa ngục mà
lính canh là rượu, là hát, là kỉ niệm, là sự nhớ tiếc người vợ chết” (Chùa
Đàn) Ấp Mê Thảo có một cái gò chôn rượu mang tên là huyệt rượu, mả
rượu, tửu phần Nơi ấy Bá Nhỡ - người quản gia – ghi ngày tháng từng lứa rượu và “đặt tên cho từng mẻ rượu”, những cái tên chỉ nghe thôi đã thấy não nùng: “Vô cố nhân”, “Mê Thảo Hầu”, “Thuần Hoành Quận Chúa”, “Ức Sấu Viên” … Đến cái tên sau cùng này chính là tâm sự trong lòng chủ ấp “chữ Sấu Viên là tên hiệu riêng của mợ Lãnh lúc làm thơ” Mợ qua đời rồi, thấy cậu Lãnh nhớ vợ quá, Bá Nhỡ bèn đặt vào một cái tên rượu “Đêm đêm nhớ vợ, chủ ấp lại uống hàng chục chén và có khi hàng vò “Nhớ con vượn gầy” – người mợ Lãnh vốn gầy và hai tay rất dài Gợi cảm thay! Và cũng tốn nước mắt thay khi uống đến thứ nước say ấy Chính cậu Lãnh đã ốm nhiều
Trang 33trận vì những đêm suông bên cạnh vò sành “Ức Sấu Viên”, tiếng khóc vượt qua mấy lần nương dâu trĩu sương cành”
Ở một trong những truyện ngắn sớm nhất viết theo mạch yêu ngôn:
Vườn xuân lan tạ chủ, Nguyễn Tuân cũng đã làm say lòng người đọc trước
vẻ diễm ảo của một “Túy lan trang” Vườn lan có tên ấy vì lẽ giống lan quý gốc tích tận Yên Tử Sơn, đòi hỏi kì công chăm bón: “Mỗi bận xuân về, sớm sớm, chủ nhân lại phải cho cả vườn “Túy lan trang” say với hương rượu thời cái vương giả hương ấy mới còn ở với người thế gian Ngày xuân phải bón
lan bằng hương rượu” [55, tr 138] Rượu trong Vườn xuân lan tạ chủ được thi vị hóa, trở thành nguồn sống cho túy lan, đến Chùa Đàn, rượu – thứ
nước thứ nước trong suốt vô tri mà ướp men nồng ấy – trở thành thứ “nước thần tiên” làm tươi tốt, hồi sinh cả cây cỏ
Cũng vẫn cái không khí ma quái toát lên trong Chùa Đàn mà ở đó
không còn ranh giới giữa âm và dương, Nguyễn Tuân đã miêu tả cây đàn quái đản thành đàn nhễ nhại đổ mồ hôi và thùng đàn phát ra những tiếng thở dài quái gở, có lúc lại vẳng ngân một tiếng cuồng loạn, cây đàn giết người ấy ai sờ vào là mất mạng; những sợi dây đàn đứt phựt rỏ máu đọng thành giọt lóe tia xanh lạnh… Trong cuộc đàn, hồn Chánh Thú – một tay đàn cự phách xứng với tiếng hát tuyệt vời của cô Tơ và dù chết vẫn ghen với những người dám bén mảng đến gần vợ - hiện ra cười sặc sụa từ buồng thờ, rồi Bá Nhỡ gục xuống sau khi chỉ còn là một cái bóng trên vũng máu tươi, cây đàn trên tay tự tan vụn ra từng mảnh Tiếp theo là cuộc mai táng Bá Nhỡ - người tự nguyện đổi mạng sống để lấy phút sống thăng hoa của tiếng đàn, câu hát, biến thành con ma tài hoa muôn thuở Cùng lúc là sự phát hỏa của gò rượu từ cái lênh láng trên miệng huyệt rượu như sự giải thoát của những ma men “Tạo ra một không gian đặc hiệu như vậy có thể so sánh với sự sáng tạo một
khách thể lạ trong Điêu tàn của Chế Lan Viên Đó là thế giới ma quái chứa
Trang 34đầy huyệt mộ và bóng ma, thế giới của tủy xương và máu Mỗi người đều chất chứa qua đó ngụ ý khác nhau Cái nhìn của Chế Lan Viên siêu hình, cái nhìn của Nguyễn Tuân là sự pha trộn các yếu tố hiện thực và hoang đường… là phong cách mang nét tài hoa, uyên bác và độc đáo Nguyễn Tuân” [11, tr130]
Gắn liền với thế giới kì ảo là không gian đêm – bóng tối Bóng đêm như là cái nền hữu hiệu để triển khai truyện, vừa như là màn hình huyền thoại để thế giới bí ẩn hiện lên sống động hơn Mọi thứ như khuất xa như ảo ảnh, bám riết, mê hoặc người đọc Bên trong bóng tối huyền ảo là cái lõi hiện thực với biết bao điều khiến người đọc phải day dứt, trăn trở Không
gian bóng đêm đã nhiều lần xuất hiện trong Chùa Đàn, trong Trên đỉnh non
Tản, trong Loạn âm và trong Xác Ngọc lam
Xác Ngọc lam có nhân vật cô Dó – vị thần Dó – quê ở thượng ngàn
Trót yêu người họ Chu làm giấy, nàng theo chồng xuống Trung Châu, ngày thì ẩn thân trong phiến đá, đêm lại hiện hình giúp chồng nàng thổi cho giấy dó một linh hồn Không gian thơ mộng của vợ chồng nàng bấy giờ là “lấy đêm làm ngày”, bởi nàng “thuộc chất âm” ít chịu được ánh sáng của mặt trời, hơn thế nữa, bóng đêm sẽ giúp nàng “mai danh ẩn tích” tránh để lộ tấm hình hài cho người ngoài thấy Và từ khi nàng Dó xuất hiện ở quê chồng, “ở ven Hồ Tây, giờ cảnh đêm đông không còn lặng lạnh như mọi khi nữa Trong sương, đùng đục những dịp tiếng chày nhà cậu Năm giã dó và lắm buổi lại còn lẫn một thứ tiếng hát, âm thanh lơ lớ và nhịp lúc thưa, lúc mau như khổ dựng giọng nhà tơ và lúc thưa thì giống hệt lối ngâm thơ Thiên Thai rồi ngân dần dần lên và lại dần dần ngân và xuống đúng như hơi hát cung bắc lúc đổ con kiến Đêm đêm, cậu Năm làm giấy và cô Dó cũng lách mình ra khỏi đá, nghè giúp chồng” Bóng đêm làm cho mối tình của người sơn nữ thần và cậu Năm thêm thơ mộng, huyền ảo Bóng đêm cũng khiến cô
Trang 35Dó khôn nguôi nhớ rừng cũ và tiếng hát của cô càng khắc khoải, huyền diệu hơn Rồi khi cậu Năm “trăm tuổi đi rồi”, đêm đêm cô Dó ra ngồi ở ven Hồ Tây, ven sông Tô, nhớ thương gửi vào những khúc hát buồn Chồng chết, nàng Dó giúp con cháu nhà chồng được năm đời rồi bị lưu lạc vào tay phàm tục Thần Dó chết, di hài nàng đã biến thành ngọc – Xác Ngọc Lam, để từ đó người đời mãi lưu truyền câu chuyện về một mối tình đẹp, một số phận huyền bí của vị nữ chúa rừng xanh – linh hồn của nghệ thuật làm giấy
Trong Yêu ngôn, việc pha trộn những yếu tố không gian này chính
là sự tìm kiếm những thực đơn mới cho cảm giác ở một không gian lạ, ngoài thế giới thực tại, nhưng quan trọng hơn “đó là sự kiếm tìm của con mắt nhìn
mang tính chất mĩ học” [11, tr 129] Ta biết Nguyễn Tuân là người mê Liêu
trai chí dị Đắm mình vào dòng văn học cổ điển phương Đông và văn học
dân tộc, Nguyễn Tuân có thể còn tìm cảm hứng từ những truyện lạ đầy yếu
tố hoang đường của Nguyễn Dữ qua Truyền kì mạn lục Nghĩa là loại truyện
Yêu ngôn của Nguyễn Tuân ắt hẳn chịu ảnh hưởng của những truyện truyền
kì, chí quái rất phát triển thời trung đại Tuy nhiên, người xưa viết truyện
thần tiên ma quỷ thì cũng là để tải đạo, để răn đời Nguyễn Tuân viết Yêu
ngôn chắc không ngoài mục đích ấy: trong Yêu ngôn hiện lên nội dung đạo
lí, luân lí khá rõ Nhưng Yêu ngôn trước hết phải là yêu ngôn – phải tạo
dựng được cái không khí ma quái, khiến người đọc sống trong những cảm giác – ít thì rờn rợn, nhiều hơn là sợ hãi và thích thú, mê say trước một “hiện thực khác” của trí tưởng tượng Sự pha trộn các yếu tố không gian hiện thực
và hoang đường của Yêu ngôn vẫn hoàn toàn mang nét phong cách Nguyễn Tuân: tài hoa – uyên bác - độc đáo
Có thể nói không gian trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Tuân
nói chung, trong Yêu ngôn nói riêng là một không gian nghệ thuật đẹp,
Trang 36nhiều hình nhiều vẻ với những sắc màu riêng biệt, tạo nên những âm vang huyền bí trong lòng người đọc
2.1.2 Thời gian nghệ thuật: Thời gian quá vãng và thời gian vĩnh hằng
Không một vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, cũng có thời gian riêng “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai (Trần Đình Sử)
Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học, bởi văn học là nghệ thuật thời gian Đó là hình thức cảm nhận thế giới của con người với một quan niệm nhất định về thế giới Cũng giống như không gian nghệ thuật, sự hiện diện và chi phối của yếu tố huyền kì đã đem đến cho thời gian
nghệ thuật của Yêu ngôn những đặc trưng riêng góp phần tạo ra thế giới hình
tượng lạ lẫm, đầy mê hoặc
2.1.2.1 Thời gian huyền kì và thủ pháp hư hóa thời gian thực
Khác với thời gian khách quan, ở đó các mốc thời gian được xác định rõ ràng, thời gian nghệ thuật là sản phẩm của sự sáng tạo Trong thời gian huyền ảo quá khứ, hiện tại và cả tương lai hoàn toàn trộn lẫn – đó là thời gian thực được mơ hồ hóa, tạo nên tính chất hư ảo, vô thủy vô chung Nó có thể lùi sâu về quá khứ rồi đột ngột hướng vào hiện tại hoặc nhìn về tương lai Những đơn vị thời gian cụ thể (nếu có) cũng bị “hư hóa” tạo thành thế giới mờ ảo, lung linh
Việc hư hóa thời gian thực tế để tạo ra thời gian huyền kì thường được thực hiện qua những cách thức: hoặc là tạo ra những trạng thái thời
Trang 37gian thiêng, mà rõ nhất là khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm khi cõi âm và cõi dương còn đang nhòa lẫn, hoặc là do sự mơ hồ không chính xác trong các đơn vị chỉ báo thời gian đã tạo được thời gian huyền kì Đó là khoảnh khắc có thể nắm bắt được cái đẹp mong manh như sương khói của con người hoặc nhận thức được trọn vẹn thế giới linh thiêng của sự vật
Trong Chùa Đàn, thời gian này xuất hiện với tần số cao: đó là trong kì giỗ
hết mợ Lãnh, cậu Lãnh bắt dân ấp Thảo đánh chuyển cây gạo từ suối Vầu về trồng trước nhà, vào lúc “quá đêm” chỉ vì một lí do duy nhất “vào giờ này, chuyến hỏa xa ấy lật úp xuống vực gần hầm Sen” – nơi mợ Lãnh xấu số đã bỏ mạng Rồi tiếng khóc não nùng của cậu Lãnh cất lên khiến loài chim ăn sương – chim cú vùng Mê Thảo cũng tắt tiếng cầm canh Một không khí tang thương thảm rợn khắp vùng Mê Thảo Rồi cảnh vào cái đêm đào những hũ rượu chôn dưới tửu phần trở nên quái đản “khách qua đường đêm vắng, tưởng đấy là một vụ chôn của hoặc là đào mả trộm”, bởi không khí ở “tửu phần” chẳng khác gì mơi mộ địa lạnh lẽo thê lương Cái đêm “gần về sáng” khi cô Tơ “nửa thức nửa ngủ chờn chợn nghe thấy tiếng người rón rén đi từ buồng thờ ra… ông Chánh Thú đứng sững đấy” khiến cô khiếp đảm trước “cái hồn mặc đồ vải trắng bệch ấy”, để rồi lời nguyền của Chánh Thú đã ứng vào Bá Nhỡ, tạo nên một kết cục vừa bi thương, vừa tuyệt đẹp – sự thăng hoa của tâm hồn người nghệ sĩ dám sống hết mình cho nghệ thuật
2.1.2.2 Thời gian tâm trạng và thủ pháp thực hóa thời gian ảo
Đây là dòng thời gian gắn với từng khoảnh khắc đổi thay trong tâm lí nhân vật mà đặc trưng thường thấy là nhu cầu đối tượng tự nhận thức, sám hối Ở đó thời gian chủ yếu được cấu thành dòng tâm trạng phức tạp của nhân vật Việc đưa trực tiếp người kể vào hoạt động và dòng tâm trạng của nhân vật khiến khoảng cách thời gian và không gian giữa người kể và thế giới chuyện kể hòa nhập làm một, góp phần tạo nên tính chất hiện tại của
Trang 38câu chuyện, làm cho khoảng cách giữa người đọc và nhân vật bị xóa nhòa, nhân vật như vừa bước ra từ cuộc sống, cất lên tiếng nói của cuộc sống
Nhân vật Bá Nhỡ trong Chùa Đàn là tiêu biểu cho sự khắc hoạ sâu sắc tâm
trạng nhân vật Bá Nhỡ vốn là con người tài hoa nhưng “trăm sự lỡ làng, lạc phách” Vì can dự vào một vụ giết người ở Trung Châu, Bá Nhỡ bị kết án tử hình Nhờ có chút quan hệ họ hàng với Mợ Lãnh, Bá Nhỡ được vợ chồng Lãnh Út lập cho một lý lịch giả và đào thoát lên ấp Thảo Nặng ơn cứu tử, Bá Nhớ dốc lòng thành, tận tâm tận lực làm quản ấp giúp Lãnh Út Cảm động trước tấm lòng chung tình tới mức mê lầm của Cậu Lãnh với người vợ quá cố, Bá Nhỡ tâm niệm: “Ta muốn trở nên một chút ánh sáng, ta muốn trở nên một cái đốm lửa để làm bừng dậy lòng con người tê dại này” Và Bá Nhỡ đã không hề từ nan bất cứ điều gì Chỉ vì một mong muốn Lãnh Út tình cờ bày tỏ trong cơn say, Bá Nhỡ lặn lội đi tìm cô Tơ, người ca nương tài sắc mà Lãnh Út thèm nghe tiếng hát Bá Nhỡ luyện lại ngón đàn, sẵn sàng ôm cây đàn định mệnh vào cuộc chơi tuyệt mệnh với sự thôi thúc của tâm nguyện “Ta học nghề đàn, ta phải đánh lên thành tiếng, dẫu rằng đời chơi đàn của ta chỉ vẳng được lên có một lần, trong một trường hợp đặc biệt… Cầm cái đàn ma quái ấy mà gảy để cô Tơ hát , để cậu Lãnh đánh trống ! Ý nghĩ của Bá Nhỡ lúc này cũng là một ý nghĩ trả nợ đời và đời y lúc này chỉ là một sự rút ruột con tằm Có còn vương được tơ nữa về sau hay không thì chưa biết, nhưng rồi đây cầm đến cây đàn Chánh Thú ấy mà đánh lên thì cái thác của đời tằm nào mà chẳng là say sưa Nhả cái tơ lòng ấy ra, đánh lên cái tơ ấy cho dội vang lên một giây phút của thời gian rồi mà hết luôn với cả chung quanh! Bá Nhỡ muốn cười to một tiếng” Để trả ơn, con người ấy đã hi sinh cả mạng sống của mình Không còn gì là ma quái rùng rợn chỉ còn thấy ngôn từ và lòng người rung lên những nốt nhạc tha thiết cuối cùng của cái đẹp và sự hy sinh
Trang 39Trong Chùa Đàn, Lãnh Út là người chủ ấp trẻ tuổi – luôn mê đắm
với những gì đã mất Lãnh Út triền miên trong những cơn say, “uống để kéo dài đời mình ra bằng sự nhớ thương một cái bóng trăng trắng” Nguyễn Tuân đã dùng nhiều hình tượng khác nhau để miêu tả những diễn biến nội tâm phức tạp của Lãnh Út sau cái chết của người vợ trẻ Xót thương người bạn lòng, Lãnh Út uống rượu, nghe đàn hát, khóc…, lại có lúc ngừng tất cả các trò ấy, ngày đến ngồi sững trước bức họa người vợ bạc mệnh, “dáng điệu như nhà sư nhập định, mắt không nhắm, miệng không mở lấy một tiếng” với cõi lòng trì trệ, u ám Có lúc cái tâm u uất của Lãnh Út trở nên khốc liệt, biến thành hành động dữ dội, mê muội Bá Nhỡ chính là người đã lay tỉnh, cứu rỗi Lãnh Út Khi điệu Hòa mã hát chưa hết một phần ba thì Bá Nhỡ gục chết khô kiệt, cung đàn tắt bặt Cái im lặng đột ngột ấy đã đánh thức Lãnh Út; Cô Tơ òa khóc ôm xác Bá Nhỡ, cây đàn rơi xuống vỡ tan trên lớp máu khô Trước cảnh tượng kinh hoàng ấy, nước mắt Lãnh Út “vận chuyển hết vào nội tâm thành một niềm tư tưởng im vắng ghê lạnh” và rồi Lãnh Út “ngây sững như tượng đất nung, ngủ ngồi ngay giữa chân xác chết mắt một nửa phần đêm và lan sang nửa ngày sau, mắt mở to, mi không chớp lấy một lần” Lãnh Út ngủ ngồi để rồi thức giấc – hay là hồi sinh – thu nhặt hài cốt Bá Nhỡ về chôn cất nơi ấp Thảo Cũng trong đêm ấy Lãnh Út hỏa thiêu “tửu phần”, lắp bắp nói giữa một giấc chiêm bao không ngày tháng: “Sau một cái tử biệt, giờ ta phải tính đến một nỗi sinh ly khác Đối với đàn, hát từ bây giờ ta nguyện làm một người điếc, một người cô đơn, một người phản bội, và trước vong linh Bá Nhỡ, ta thề độc là không bao giờ cầm đến một cái chén nào của cuộc đời này” Lời khấn hứa thề đoạn tuyệt với đàn,
hát và rượu, tức là đoạn tuyệt với quá khứ Mồ rượu bị đốt cháy – hủy diệt – để có một Lãnh Út hoàn toàn khác trước – tái sinh
Trang 40Như vậy, nếu việc ảo hóa thời gian để tao ra tính huyền kì, đưa người đọc vào một thế giới mơ hồ, xa xăm, thì việc thực hóa thời gian ảo,
đặt nhân vật vào thời gian tâm trạng đồng nghĩa với đặt người đọc vào tình
thế đồng thời với hiện tượng, với dòng chảy suy nghĩ đang diễn ra tự nhiên
giống như thật để sống hết mình với những gì đang vận động trong thế giới nghệ thuật của nhà văn
Sự kết hợp, lồng ghép, hòa phối cả không gian và thời gian nghệ
thuật huyền kì trong Yêu ngôn đã khiến cái huyền ảo và cái đời thường thẩm thấu lẫn nhau, cái kì ảo nhoè lẫn vào thế giới thực, từ đó tạo ra sự ám ảnh, mê hoặc cho bức tranh cuộc đời mà nhà văn đã dày công tái tạo Đó là những đặc trưng nổi bật góp phần tạo ra thế giới hình tượng lạ kỳ, mê hoặc của Yêu ngôn
2.2 Thế giới nhân vật với số phận dị biệt và tính cách phi thường
Nguyễn Tuân bước vào nghề văn dường như là để minh họa cho hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ:
“Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi”
Hồi ấy – những năm trước cách mạng – Nguyễn Tuân coi cuộc sống chỉ là một cuộc rong chơi, có điều thú chơi của ông là chơi tài, chơi nghệ thuật Đọc Nguyễn Tuân, thấy người xưa nói đúng: Văn chương quả là có cái ma lực của nó Có những sự vật, những hiện tượng, dường như nhỏ nhặt tầm thường, đối với cây bút khác, có lẽ chẳng có gì đáng nói, đáng viết, nhất là từ đấy mà lại tạo nên được “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” Vậy mà Nguyễn Tuân đã khai thác được chúng như những thể tài mới lạ, phong phú, tạo nên những trang văn rất đỗi tài hoa, đầy sức hấp dẫn Có lần, khi bàn về thơ – theo cái nghĩa rộng là văn chương – Nguyễn Tuân đã khẳng định “Thơ là mở ra được cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó,