1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bằng

5 149 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 58,5 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP- TỰ DO - HẠNH PHÚC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN VÀ MÔN TIN - Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thủy - Tổ : Toán - Lí - Đơn vị : Trường THCS Gio Sơn - Nhiệm vụ giảng dạy: Môn Toán 7D, Môn Tin khối 6 và 7 I - CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH: - Căn cứ nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Sở GD&ĐT Quảng Trị, Phòng GD&ĐT Gio Linh - Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ của trường THCS Gio Sơn năm học 2010 - 2011. - Căn cứ vào đặc điểm, nội dung, yêu cầu của môn học. - Cơ sở vật chất, điều kiện thực tế của giáo viên và học sinh, chất lượng bộ môn năm học 2009 - 2010 . II – NỘI DUNG KẾ HOẠCH: A- Nhận định tình hình chung: 1.Thuận lợi: *) Điều kiện của nhà trường: - SGK,Sgiáo viên, STK hướng dẫn phục vụ cho giảng dạy tương đối đủ. - Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ môn học tương đối đủ. (phòng máy phục vụ cho các em thực hành môn Tin 2 em/máy) - Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát sao và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. *) Về giáo viên giáo viên trong tổ đạt chuẩn 100%, đa số giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy, đoàn kết và nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp. Bản thân luôn cố gắng tự trau dồi nâng cao trình độ nghiệp vụ, tích cực học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham gia đầy đủ và có hiệu quả các lớp tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên do ngành tổ chức để củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. *) Về học sinh: Nhìn chung các em ngoan, đã có ý thức học tập, các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm đến việc học tập của con em mình nên việc chuẩn bị đồ dùng học tập và SGK, phương tiện phục vụ cho học tập cho các em tương đối đủ ngay từ đầu năm học. 2. Khó khăn: Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu, học sinh phải học 2 ca nên việc bồi dưỡng cho học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém còn gặp nhiều khó khăn. Phương tiện dạy học chưa đáp ứng được việc giảng dạy theo yêu cầu của phương pháp mới. Trường nằm trên địa bàn nông nghiệp, hầu hết các em ở nông thôn, gia đình làm ruộng và công nhân cao su, thời gian đầu tư cho việc học tập còn ít.Trình độ học vấn của đa số phụ huynh còn hạn chế, phụ huynh còn chưa đầu tư thời gian và công sức cho con em nên việc tự học của các em ở nhà còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng thấp không đáp ứng được yêu cầu học tập theo phương pháp mới là học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức và tự học để củng cố khắc sâu kiến thức. Mặt khác phần lớn học sinh chưa xác định rõ động cơ học tập nên các em còn lười học, chưa có ý thức ôn luyện dẫn đến kiến thức bị hổng nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp thu bài mới và kết quả học tập. B - Nội dung cụ thể: 1 - Đổi mới phương pháp soạn, giảng: Trong hoạt động dạy học với PPDH tích cực, giáo viên không còn đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh để học sinh chiếm lĩnh các kiến thức mới, hình thành kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Như vậy, khi soạn giáo án, giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian thì mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, hướng dẫn, tư vấn cho học sinh trong các hoạt động tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Khi thiết kế bài giảng, theo tôi, giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau: + Xác định mục tiêu. • Mục tiêu bài giảng phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của học sinh • Mục tiêu đặt ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện. Chính học sinh thông qua các hoạt động học tập tích cực phải đạt được các mục tiêu ấy. Như vậy, khi soạn giáo án, giáo viên phải hình dung được là học xong một bài (một cụm bài, một chương .) học sinh của mình phải nắm được những kiến thức, kỹ năng gì, hình thành những thái độ gì ở mức độ như thế nào. + Quan tâm mối quan hệ giữa dạy kiến thức và dạy phương pháp. Trong đổi mới PPDH, giáo viên cần quan tâm đến mối quan hệ giữa dạy kiến thức và dạy phương pháp. Đó là dạy học sinh suy nghĩ, dạy học sinh các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, tương tự . trong đó phân tích, tổng hợp là nền tảng. + Tổ chức các hoạt động. Khi soạn giáo án, giáo viên phải dự kiến các hoạt động tổ chức học tập cho học sinh. Tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, tổ chức cho học sinh hoạt động theo các hình thức khác nhau: Học tập cá nhân và học tập theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh (Vẽ hình, đo đạc, dự đoán, giải bài tập . ), trên cơ sở đó, giáo viên hình dung ra việc tổ chức các hoạt động cho học sinh như thế nào, dự kiến những khả năng diễn biến các hoạt động của học sinh , chuẩn bị các giải pháp điều chỉnh để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra cho tiết học. + Sử dụng “phiếu học tập” Phiếu học tập là một công cụ cho phép cá thể hoá các hoạt động của học sinh, tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động học tập, đồng thời là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lí thông tin ngược. Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kỹ năng . + Soạn hệ thống câu hỏi. Khi soạn giáo án, giáo viên cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi. Cần dự kiến hệ thống câu hỏi theo các mức độ khác nhau phù hợp với các loại đối tượng học sinh. Các dạng câu hỏi trên lớp nhằm những mục đích khác nhau: gây hứng thú, thu hút chú ý, kích thích tìm tòi, gợi ý cách suy nghĩ, kiểm tra đánh giá . Tóm lại, trong việc soạn giáo án theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học môn toán, cần có những chú ý quan trọng sau: - Xác định mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ học sinh phải đạt được sau bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ để làm căn cứ đánh giá kết quả bài học, mục tiêu bài học phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, chú ý mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là tự học. - Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường các hoạt động độc lập hoặc làm việc theo nhóm nhỏ. - Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong giáo án, giảm các câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng số câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực, độc lập sáng tạo. Chú trọng việc nhận xét, sửa chữa các câu trả lời của học sinh. Hệ thống câu hỏi phải được chọn lọc phục vụ cho việc đổi mới PPDH. 2 - Đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động dạy - học: +/ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. Theo tinh thần đổi mới PPDH, trong tiết lên lớp giáo viên là người tổ chức chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập: Củng cố kiến thức cũ, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, luyện tập, vận dụng kiến thức vào bài tập ., giáo viên không áp đặt những kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh thông qua các hoạt động để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học vào học tập và thực tiễn cuộc sống. +/ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Trong hoạt động dạy học theo PP đổi mới, giáo viên rèn cho học sinh chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động. Muốn vậy, giáo viên cần rèn cho học sinh các tri thức PP để học sinh biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. học sinh cần được rèn luyện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự . tạo điều kiện cho học sinh tự học, nắm vững và hiểu sâu các kiến thức cơ bản đồng thời phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân. +/ Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. PPDH đổi mới yêu cầu học sinh “phải nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Do đó học sinh phải có sự nỗ lực , phát huy trí tuệ trong quá trình tự lực tiếp cận kiến thức mới, phải thực sự tích cực suy nghĩ và làm việc độc lập đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường tìm tòi, phát hiện kến thức mới. Do đó cần phát huy mối giao tiếp thầy - trò, trò - trò trong lớp học bằng các hoạt động hợp tác , tạo điều kiện cho mỗi học sinh phát huy và nâng cao trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết của từng cá nhân và của tập thể. 3. Thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh - Đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của mình; - Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tuân thủ các qui trình biên soạn đề kiểm tra đã được giới thiệu trong các lớp tập huấn chương trình và sách giáo khoa mới. - Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ. - Khâu coi thi phải đảm bảo nghiêm túc, đúng qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Khâu chấm, trả bài kiểm tra phải đúng thời gian, tránh tình trạng giữ bài làm của học sinh quá lâu. Khi chấm bài cần chú ý nêu rõ ưu, khuyết điểm của học sinh khi làm bài. - Nếu kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp dạy là quá thấp (có trên 50% học sinh đạt điểm dưới trung bình), giáo viên phải có trách nhiệm ôn tập và cho lớp kiểm tra lại. 4. Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học - Việc sử dụng đồ dùng dạy học minh hoạ trong danh mục các thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định cần phải được thực hiện nghiêm túc. Tích cực tự làm, sưu tầm, tích lũy đồ dùng dạy học. - Đảm bảo thực hành toán mọi phép toán có trong chương trình giáo dục phổ thông bằng các loại máy tính cầm tay. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập môn Toán. Các tiết thao giảng( 4tiết /năm) sử dụng CNTT trong giảng dạy ngoài ra khuyến khích tự tìm tòi học hỏi các đồng nghiệp để tăng cường thêm các tiết dạy có sử dụng CNTT 5. Tham gia sinh hoạt chuyên môn: Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, các buổi hội thảo đổi mới phương pháp dạy học do nhà trường tổ chức. Tham gia đầy đủ, có hiệu quả các lớp tập huấn chuyên môn do ngành tổ chức 6/ Thời gian cụ thể: Tháng 9: Xây dụng kế hoạch. Tháng 10: Thực hiện theo nội dung kế hoạch. Dự giờ, thao giảng, góp ý rút kinh nghiệm. Tháng 11: Thao giảng theo kế hoạch và tiếp tục dự giờ, rút kinh nghiệm. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh. Có biện pháp điều chỉnh thích hợp nếu cần thiết. Tiến hành dạy củng cố kiến thức theo kế hoạch của nhà trường phân công. Tháng 12: Tổ chức ôn tập, kiểm tra HKI, Tháng 01: Kết thúc HKI, bắt đầu HKII đúng lịch năm học. Tổ chức đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện đổi mới PPDH. Điều chỉnh nội dung, biện pháp thực hiện cho phù hợp và đạt hiệu quả. Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu Tháng 02: Dự giờ, rút kinh nghiệm. Tháng 3: Tiếp tục dự giờ, dự giờ Thao giảng và trao đổi góp ý . Tháng 4: Tổ chức ôn tập, kiểm tra HKII, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, rút ra bài học kinh nghiệm. Trên đây là nội dung kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn toán và các biện pháp thực hiện trong năm học 2011 -2012. Gio Sơn, ngày 15 tháng 10 năm 2010 GV: Nguyễn Thị Thanh Thủy . thức mới. Do đó cần phát huy mối giao tiếp thầy - trò, trò - trò trong lớp học bằng các hoạt động hợp tác , tạo điều kiện cho mỗi học sinh phát huy và nâng. Đảm bảo thực hành toán mọi phép toán có trong chương trình giáo dục phổ thông bằng các loại máy tính cầm tay. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong

Ngày đăng: 09/11/2013, 11:11

Xem thêm

w