Đề tài : DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 ĐẠT HIỆU QUẢ THÔNG QUA MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÒ CHƠI. I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong dạy học người giáo viên phải biết kết hợp nhu cầu học tập với nhu cầu vui chơi thông qua hình thức " Học mà chơi- Chơi mà học " có thể mới tạo cho học sinh niềm vui được học hỏi , vui chơi thật hấp dẫn . Việc đưa trò chơi vào tiết dạy sẽ tạo nên bầu không khí vui vẻ ,thoả mái học sinh không thấy căng thẳng , nặng nề mà ham thích tham gia vào cuộc chơi được tìm tòi , phát hiện .Qua đó sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng hơn, hào hứng hơn . Đối với phân môn luyện từ và câu của lớp hai còn hết sức mới mẻ so với học sinh lớp một mới lên . Nếu không gây được hưng thú trong tiết dạy các em dễ mệt mỏi , tiếp thu chậm . Do vậy , tôi đã vận dụng một số hình thức trò chơi đan xen trong tiết học , tạo sức cuốn hút , giúp các em say mê học tập . Nhờ vậy chất lượng học tập của phân môn này được nâng lên rõ rệt .do vậy tôi chọn đề tài : Một số hình thức trò chơi nhằm dạy luyện từ và câu đạt hiệu quả . II. THỰC TRẠNG CỦA LỚP : Qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm, học sinh lớp tôi vốn từ rất nghèo nên việc vận dụng từ ngữ để nói câu trọn vẹn còn hạn chế. SS Giỏi Khá TBình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 23 3 13% 5 21,8% 8 34,8% 7 30,4% III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Để giúp cho các em có hứng thú học tập trong phân môn này. Tôi đã thường xuyên nghiên cứu sử dụng một số hình thức trò chơi đơn giản (không cần chuẩn bị công phu ) như sau : 1. Hình thức trò chơi một : Thi đua sắp từ theo nhóm - Học sinh nhận biết từ thông qua các từ ngữ cho sẵn tôi đã sử dụng hình thức trò chơi thi đua sắp từ theo nhóm được áp dụng trong các bài tập : BT 2 tuần 1 ; BT 3 tuần 3 ; BT 1 tuần 4 và BT 1 tuần 20 1.1. Hình thức hoạt động theo nhóm : Ví dụ : Bài tập 2 tuần 1 : Để học sinh phân biệt các từ chỉ đồ vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ tính nết học sinh. - Giáo viên chuẩn bị : 1 bộ thẻ từ pho tô làm 4 bộ, 4 tờ giấy lớn - Lớp được chia làm 4 nhóm (mỗi nhóm khoảng 5 - 6 học sinh) Giáo viên cho mỗi nhóm một bộ thẻ từ và 1 tờ giấy lớn. Yêu cầu các nhóm xếp các từ đó theo 3 nhóm mang nội dung : Nhóm 1 : từ chỉ đồ vật Nhóm 2 : từ chỉ hoạt đông Nhóm 3 : Từ chỉ tính nết học sinh * Bộ thẻ từ gồm : sách, đọc, chăm chỉ, khen lau bảng, lười biếng, siêng năng, ngoan ngoãn, đếm, thước kẻ, cặp, chơi, lễ phép, tẩy (gôm), nghe, nghịch ngợm. Sau 5 phút các nhóm dán giấy của mình lên bảng lớp. Nhóm nào xếp đúng và nhanh thì nhóm đó thắng cuộc. 1.2. Hình thức học theo lớp : Để học sinh khắc sâu kỹ năng nhận biết từ chỉ sự vật. Tôi đã tổ chức cho các em thi đua cá nhân. Ví dụ : Bài tập 1 tuần 4 : - Chuẩn bị giáo viên : 3 băng giấy ghi sẵn phiếu bài tập A. a. con cua b. đỏ chói c. em bé d. nhà nghỉ B. a. quả cam b. sóng biển c. đi bộ d. củ khoai - Giáo viên gắn 3 băng giấy. Yêu cầu 3 em xung phong lên thi , khoanh tròn chữ cái trước từ chỉ sự vật trong từng dòng. Trong thời gian 2 - 3 phút em nào làm đúng và nhanh sẽ được hoan nghênh. * Tác dụng của hai hoạt động này : Giúp học sinh tự suy nghĩ, nhận biết, phân biệt các loại từ theo nội dung. Đồng thời khắc sâu kỹ năng nhận biết từ để các em sử dụng từ trong việc viết câu văn đầy đủ, rõ ràng, rành mạch biết sử dụng nhiều từ ngữ trong khi giao tiếp. 2. Hình thức trò chơi hai : Thi tìm ô chữ Trong môn tiếng việt các em được học theo từng chủ đề Để củng cố lại kiến thức các em được học sau mỗi chủ đề. Tôi đã sử dụng hình thức trò chơi thi tìm ô chữ theo hàng ngang xoay quanh nội dung các em được học và một số nội dung các em được học ở các môn học khác như tự nhiên - xã hội. Sau đó củng cố lại nội dung chính của bài qua từ ở cột dọc có dấu (*). Hình thức trò chơi này tôi thường xuyên áp dụng khi củng cố bài ở các tiết cuối của từng chủ đề : * Chuẩn bị của giáo viên : - Bảng phụ kẻ sẵn khung hình - Bảng phụ ghi sẵn nội dung các câu 2.1. Hình thức thi đua cá nhân Ví dụ : Chủ đề về trường học - Giáo viên nêu nội dung từng câu, học sinh đoán từ. Từ đó có mấy tiếng và gồm mấy ô chữ. Vê duû : Bảng học sinh dùng trong giờ học để viết, vẽ bằng phấn lên trên. Từ 2 tiếng gồm 7 chữ cái + Học sinh trả lời : bảng đen, bảng con 2 + Giáo viên chấp nhận 2 từ đó đều đúng. Nhưng giáo viên cần rút ra từ mà ô chữ yêu cầu đó là bảng đen. Thì em nào trả lời đúng từ này được thưởng. 2.2 Hình thức thi đua theo nhóm : Cách chơi : Giáo viên giao các nội dung các câu về cho từng nhóm thảo luận trong 5 phút. Sau đó, giáo viên đọc nội dung từng câu các nhóm thi đua trả lời. Em nào trả lời đúng thì nhóm đó được cộng điểm. Sau khi kết thúc cuộc chơi, đội nào có số điểm nhiều nhất sẽ thắng. * Mục đích : Giúp các em biết suy nghĩ, động não, sáng kiến, say mê và hứng thú trong học tập sau những giờ học căng thẳng. 3. Hình thức trò chơi ba : Thi chọn từ chính xác - Hầu hết học sinh tiểu học vốn từ rất nghèo. Do đó, việc viết câu văn của các em chưa được trừu tượng. Nên khi viết văn miêu tả còn hạn chế Ví dụ : Học sinh chưa biết dùng các tính từ có sắc độ màu khác nhau (trắng phau, trắng bạc, trắng ngần, trắng đục, xanh biếc, xanh lè, xanh um .) vì thế người giáo viên phải giúp các em làm giàu vốn từ thông qua trò chơi chọn từ chính xác. Các em suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện. Từ đó các em biết sử dụng vốn từ của mình để viết văn miêu tả. Tôi đã áp dụng hình thức trò chơi này qua các bài tập của tuần : 10, 21, 23, 29. 3.1. Tổ chức thi cá nhân : Ví dụ : Bài tập 2 tuần 29 - Học sinh nhận biết các từ cho sẵn để tả về thân cây, cành cây - Chuẩn bị Giáo viên : 2 bảng phụ ghi sẵn bài tập Bài tập 1 : Nối từ thích hợp Bài tập 2 : Nối từ thích hợp chi chít xum xê cao, to tươi tốt bạc phếch um tùm xum xuê ngoằn ngoèo xù xì cong queo xanh thẫm trơ trụi um tùm thẳng tắp cong queo khẳng khiu nhẵn bóng quái dị chắc khô héo * Cách chơi : 2 em xung phong lên thi nối từ thích hợp trong 2 phút em nào nối đúng và nhanh nhất sẽ thắng .Lớp suy nghĩ nhận xét. 3.2. Tổ chức thi theo nhóm : Thi tiếp sức : Ví dụ : Bài 3 tuần 10 - Học sinh nhận biết từ chỉ người thuộc họ nội, họ ngoại trong gia đình - Giáo viên chia bảng lớp làm 2 phần : Họ nội Họ ngoại 3 - Cách chơi : Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 3 em tham gia chơi. Đội A ghi những từ chỉ người thuộc họ nội. Đội B ghi những từ chỉ người thuộc họ ngoại, học sinh nối tiếp nhau lên ghi. Sau thời gian quy định của giáo viên đội nào ghi đầy đủ nhất sẽ thắng cuộc. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua phân môn luyện từ và câu của chương trình mới tôi đã sử dụng một số trò chơi đơn giản (không cần chuẩn bị công phu) vào tiết học. Nhằm góp phần nâng cao tính tập thể và sự hỗ trợ lẫn nhau trong học tập giúp các em nắm vững được kiến thức cơ bản và làm cho tiết học nhẹ nhàng, học sinh ham thích hơn so với phân môn TN-NP của chương trinh cũ. Qua đợt kiểm tra giữa kỳ II, tôi thấy chất lượng của lớp tôi tăng lên rất nhiều. Các em biết cách dùng từ đặt câu biết nói câu trọn vẹn, biết trả lời câu hỏi trong khi giao tiếp. Nhờ vậy các em đã mạnh dạn cởi mở, tự tin khi đứng trước đám đông. kết quả thi giữa kỳ II như sau : SS Giỏi Khá TBình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 23 8 34,8% 12 52,2% 3 13% - - V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Qua nhiều năm nghiên cứu giảng dạy môn luyện từ và câu lớp 2 . Tôi nhận thấy để tiết học đạt kết quả tốt thì người giáo viên phải biết tạo tiết học sao cho nhẹ nhàng và hứng thú . Để đạt được điều đó tôi đã đưa một số trò chơi đan xen vào tiết học và thường xuyên thay đổi nhiều hình thức trò chơi để tạo sự hấp dẫn và giúp các em tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng hơn . Sau đây là một số hình thức trò chơi tiêu biểu mà tôi đã sử dụng đạt hiệu quả : -Thi đua sắp từ theo nhóm . -Thi tìm ô chữ. -Thi chọn từ chính xác . -Thi tiếp sức Người thực hiện Nguyễn Thị Thường Nhẫn 4 MỤC LỤC: I Đặt vấn đề II Thực trạng của lớp III Giải quyết vấn đề 1/ Hình thức trò chơi: Thi đua sắp từ theo nhóm 2/ Hình thức trò chơi: Thi tìm ô chữ 3/ Hình thức trò chơi: Thi chọn từ chính xác IV Kết quả đạt được V Bài học kinh nghiệm 5 . chữ. -Thi chọn từ chính xác . -Thi tiếp sức Người thực hiện Nguyễn Thị Thường Nhẫn 4 MỤC LỤC: I Đặt vấn đề II Thực trạng của lớp III Giải quyết vấn đề 1/