Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu truyền thuyết cho học sinh lớp 6

205 250 0
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu truyền thuyết cho học sinh lớp 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian nổi bật và rất gần gũi với các thế hệ người Việt Nam. Trong chương trình Ngữ văn hiện hành (2006), từ bậc Tiểu học đến Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông, học sinh đều được đọc hiểu về thể loại truyền thuyết với các mức độ khác nhau [10]. Chương trình Ngữ văn mới 2018 [12] tiếp tục nêu yêu cầu đọc hiểu về truyện dân gian ở cả ba cấp. Với cấp THCS truyền thuyết được CT quy định học ở lớp 6, các lớp tiếp theo không quay lại truyền thuyết nữa. Như vậy CT cấp THCS mới đã kế thừa CT 2006, thể loại truyền thuyết cũng được học tập trung ở lớp 6. Từ đây, có thể thấy việc dạy đọc hiểu truyện truyền thuyết ở lớp 6 có vị trí và vai trò rất to lớn trong việc hình thành và phát triển cho HS những hiểu biết về truyền thuyết cả nội dung, nghệ thuật và đặc biệt trang bị cho HS cách đọc hiểu thể loại truyền thuyết; từ đọc có hướng dẫn của GV đến việc HS thực hành tự đọc để cuối cùng có năng lực đọc. 1.2. Cùng là thể loại truyện dân gian nhưng truyện truyền thuyết có những đặc điểm riêng khá rõ nét về cả nội dung và nghệ thuật. Trước hết là khả năng lưu giữ kí ức lịch sử, bởi truyền thuyết là thể loại tự sự dân gian có cảm hứng đặc biệt về các đề tài liên quan đến sự kiện và nhân vật lịch sử. Bên cạnh đó, truyền thuyết còn ghi lại niềm tin và cảm hứng tôn vinh của người dân về các nhân vật được kể, niềm tự hào của người dân về các sự kiện lịch sử. Và thêm nữa, truyền thuyết với tư cách một thể loại văn học dân gian đã lưu lại các truyện kể với những mô-típ nhân vật và sự việc giàu màu sắc huyền thoại, kì ảo được sử dụng để cấu tạo nên truyện, những biểu tượng hàm chứa nhiều tầng nghĩa văn hóa. Chính vì thế, truyền thuyết góp phần xây dựng mạch ngầm tự sự cho văn học viết; đồng thời, lưu giữ các mô-típ truyện, các biểu tượng làm cảm hứng cho sáng tác văn học. Có thể khái quát 3 đặc điểm nổi bật của truyền thuyết như sách Ngữ văn 6 [11, tr 7] đã lưu ý HS: - Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ; - Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể. Những đặc điểm trên đây của thể loại truyền thuyết đã chi phối đến việc dạy học đọc hiểu khám phá một truyện truyền thuyết. Giáo viên (GV) cần có phương pháp tiếp cận phù hợp trong quá trình hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản để vừa đảm bảo đặc trưng của thể loại, vừa đảm bảo được những giá trị cốt lõi, tinh hoa của văn học dân gian, vừa đáp ứng được các yêu cầu của dạy học đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực. 1.3. Như trên đã nêu, truyền thuyết dân gian có một vị trí rất quan trọng trong dạy học ở nhà trường phổ thông. Trong Chương trình Ngữ văn (2006) ở THCS, HS lớp 6 được học về truyền thuyết với yêu cầu: “ Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; Con Rồng cháu Tiên; Sự tích Hồ Gươm; Bánh chưng, bánh giầy) : phản ánh hiện thực đời sống, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục tự nhiên, cách sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo ” [10, tr 75] Việc dạy học đọc hiểu truyền thuyết đã được tổ chức theo hướng tiếp cận theo thi pháp thể loại, sử dụng tri thức văn hóa dân gian, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội của dân tộc để lí giải, cắt nghĩa các hình tượng nghệ thuật của truyền thuyết. Tuy nhiên trong thực tế, cũng như các giờ đọc hiểu khác, về cơ bản giờ dạy học truyền thuyết vẫn theo lối giảng văn. Tức là GV vẫn phân tích, giảng giải cho HS nghe các truyện truyền thuyết theo ý của thầy cô mà chưa phải tổ chức cho HS đọc hiểu, tự mình giải mã, khám phá văn bản. Có thể thấy bên cạnh những GV nỗ lực rất nhiều để tổ chức những giờ học thực sự thú vị, bổ ích với nguyên tắc giúp HS thích học, với mục đích giúp học sinh biết cách đọc truyền thuyết thì không ít GV Ngữ văn vẫn tổ chức dạy đọc hiểu truyện truyền thuyết không có gì khác với một văn bản truyện hiện đại; không chú ý đến đặc điểm thể loại truyền thuyết và sắc thái folklore vốn là vẻ đẹp độc đáo, ý vị của những văn bản truyện dân gian. Có GV lại dạy theo kiểu đơn giản hóa tác phẩm, chỉ diễn xuôi nhạt nhẽo, chia nhân vật thành các tuyến chính nghĩa, gian tà rồi bình luận một cách công thức, sơ lược mang tính xã hội học dung tục. Ở một thái cực khác, người dạy lại sính kiểu “tầm chương, trích cú” loay hoay với việc bình luận ngôn từ, hình ảnh, chi tiết khiến HS “thấy cây mà chẳng thấy rừng” hoặc luận bàn lan man ra ngoài tác phẩm, hưởng ứng thái quá cách dạy truyện “Cô bé lọ lem” 3 của Mĩ,… Những cách dạy học này đều chưa đáp ứng được yêu cầu dạy đọc hiểu văn bản theo thể loại và phát triển năng lực người học. 1.4. Bối cảnh mới đòi hỏi thay đổi cách dạy đọc hiểu trong nhà trường. Việc chuyển dạy học chạy theo nội dung sang dạy học phát triển năng lực đòi hỏi dạy học đọc hiểu văn bản nói chung, truyền thuyết nói riêng cần theo hướng hình thành và phát triển cho HS năng lực đọc, trong đó chú ý dạy cách đọc, phương pháp đọc. Dạy học đọc hiểu VB truyền thuyết cần thông qua các hoạt động học tập, GV chỉ là người hướng dẫn, giao nhiệm vụ và tổ chức cho HS tìm tòi, khám phá ra vẻ đẹp của văn bản. Và mục tiêu cuối cùng là giúp HS biết tự đọc hiểu được các VB truyền thuyết tương tự. Giờ dạy đọc hiểu VB truyền thuyết cần đáp ứng 2 yêu cầu: i) HS tự tìm ra vẻ đẹp nội dung và hình thức của truyền thuyết được học và ii) Biết cách đọc hiểu một truyền thuyết tương tự. Điều đó cũng có nghĩa là HS cần có kĩ năng đọc các VB truyền thuyết dựa trên cơ sở đặc điểm thể loại. Muốn HS có kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết các bài dạy của GV cần theo một quy trình thống nhất, vừa lặp lại, vừa nâng cao; trong đó đề cao yêu cầu HS vận dụng, thực hành đọc. Tóm lại dạy đọc hiểu VB truyền thuyết vừa phải đáp ứng yêu cầu đọc hiểu theo thể loại ( khoa học cơ bản), vừa đáp ứng yêu cầu của dạy học tích cực, dạy học phát triển năng lực, lấy người học làm trung tâm và hướng tới kết quả đầu ra ( khoa học giáo dục, phương pháp). Từ những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu truyền thuyết cho học sinh lớp 6” để nghiên cứu với mong muốn tìm ra cách thức dạy học đọc hiểu truyền thuyết đạt hiệu quả hơn.

... dạy học đọc hiểu văn 49 2.4.3 Yêu cầu hình thành rèn luyện kĩ đọc hiểu truyền thuyết 56 CƠ SỞ THỰC TIỄN 60 3.1 Chương trình SGK Ngữ văn với việc rèn luyện kĩ đọc 60 hiểu truyền thuyết cho học sinh. .. đề tài đề xuất nhằm rèn luyện kĩ đọc hiểu truyền thuyết cho học sinh lớp 7 CHƯƠNG CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRUYỀN THUYẾT CHO HỌC SINH LỚP Lịch sử vấn đề... dạy đọc hiểu rèn kĩ đọc hiểu truyền 65 thuyết 3.2.2 Các loại câu hỏi chất lượng câu hỏi rèn kĩ đọc hiểu sử dụng học 67 CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRUYỀN THUYẾT

Ngày đăng: 06/01/2021, 22:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan