Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở Việt Nam

9 800 0
Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp tập trung khu chế xuất Việt Nam. Khu công nghiệp tập trung khu chế xuất là mô hình kinh tế đã được áp dụmg phổ biến trên thế giới. Các nước phát triển Châu Âu Bắc Mỹ đã có một thời kỳ đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp khu chế xuất rất chú trọng vai trò của nó trong phát triển kinh tế . Kinh nghiệm triền khai mô hình khu công nghiệp khu chế xuất các nứơc này cho thấy, phát triển các khu công nghiệp khu chế xuất là một giải pháp tối ưu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đảy sự phát triển công nghiệp quốc gia. Có thể nói, thành công của các khu công nghiệp , khu chế xuất đã góp phần không nhỏ để các nước này trở thành các nứơc có nền kinh tế phát triển như hiện nay. Các nước công nghiệp mói(NICS) như Trung Quốc Hàn Quốc, cũng như các nước đang phát triển Đông Nam Á hiện nay cũng đang triển khai việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất đều gặt hái được những thành công đáng kể. Mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại giữ vai trò quan trọng đối với các nứơc đang phát triển nói chung Việt Nam nói riêng. Hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các nguồn lực cần thiét cho đầu tư phát triển là rất hạn chế. Chính vì vậy mở rộng hợp tác vơi nước ngoài tạo cơ hội cho chúng ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với các nhà đầu tư nước ngoài là cần có môi trường đẩu tư hấp dẫn để tạo động lực thu hút các nhà đầu tư. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn thì chúng ta không thể cùng một lúc tạo ra môi trường thuận lợi trên toàn quốc, nên việc tạo ra các khu vực có diện tích nhỏ(KCN, KCX) để có điều kiện tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, tạo khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó việc hình thành các KCN, KCX cũng là cơ hội dể phát huy cao nhất sức mạnh nội lực của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực tế tronh những năm gần qua cho chúng ta thấy vai trò quan trọng trong vịêc phát huy nội lực tận dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế. Vì vậy, sự ra đời của các khu công nghiệp khu chế xuất là một bước đi đúng đắn của chúng ta trên con đường xây dựng phát triển kinh tế của đất nước. III. Nguyên tắc phân bổ khu công nghiệp khu chế xuất tại Việt Nam. 1. Có khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng, thuận lợi về giao thông vận tải, cung cấp điện, cung cấp nước thải nước. Xử lý môi trường đảm bảo có hiệu quả phát triển bền vững lâu dài, có đủ dư địa để mở rộng phù hợp với những tiến bộ khoa học công nghệ của nền văn minh công nghiệp hậu công nghiệp thế giới. 2. Có khả năng cung cấp nguyên liệu tương đối thuận tiện, hoặc tốt hơn là trực tiếp với nguồn nguyên liệu. Đôi khi do cự ly vận tải yêu cầu bảo quản nguyên liệu, quy mô xí nghiệp công nghiệp phải thích hợp để đảm bảo hiệu quả. 3. Có nguồn lao động cả về số lượng chất lượng đáp ứng được yêu cầu sản xuất với chi phí tiền lương thích hợp. 4. Có khả năng giải quyết thị trường tiêu thụ cả về nội tiêu ngoại tiêu. 5. Tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp đặc bịêt là trồng trọt trong việc sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp. 6. Chú ý kết hợp với yêu cầu bảo vệ an ninh quốc phòng trong những điều kiện cụ thể từng khu vực từng giai đoạn. Theo các chuyên gia Nhật, chìa khóa cho sự thành công của các khu công nghiệp khu chế xuất là vị trí, dịch vụ hạ tầng năng lực quản lý. Chương II: Thực trạng của việc đầu tư vào KCN, KCX của Việt Nam. I. Tình hình hoạt động của KCN, KCX trong 15 năm qua. Tân Thuận( Thành Phố Hồ Chí Minh) là khu chế xuất ra đời đầu tiên nước ta vào ngày 24/9/1991. Đây là khu chế xuất do Đài Loan Việt Nam đầu tư liên doanh xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau đó khoảng 1 năm (1992) khu chế xuất thứ 2 ra đời đó là khu chế xuất Linh Trungcũng Thành phố Hồ Chí Minh do Việt Nam Trung Quốc liên doanh xây dựng kết cấu hạ tầng.Đến nay sau 15 năm phát triển, tính đến cuối năm 2005 cả nước đã có 131 KCN, KCX được thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập phân bổ khắp 47 tỉnh thành với tổng diện tích đất tự nhiên gần 27.000 ha trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 18.000 ha. Tất cả các vùng kinh tế nước ta đều có khu công nghiệp.Điều đó được thể hiện bảng sau: Bảng phân bố các khu công nghiệp tại các vùng trong cả nước tính đến cuối năm 2005 Vùng Số khu công nghiệp Diện tích Đông Bắc Bắc Bộ 6 867 Đồng bằng sông Hồng 26 4.515 Duyên hải Nam Trung Bộ 12 2.596 Tây Nguyên 4 463 Đông Nam Bộ 58 14.694 Đồng bằng sông Cửu Long 17 3.060 Bắc Trung Bộ 8 791 Cả nước 131 26.986 Nguồn (Vụ Quản lý KCN, KCX - Bộ kế hoạch Đầu tư ) Ngoài ra chúng ta còn có cả các khu kinh tế mở, khu công nghệ cao, khu kinh tế chuyên ngành. Bảng phân bố các dự án đầu có vốn đầu tư nước ngoài từ 1991đến 2005 Giai đoạn Dự án Tổng vốn(đơn vị triệu USD) 1991-1995 1 55 1.55 1996-2000 5 88 7.213 2001-2005 1 377 8.08 Nguồn Báo cáo Bộ kế hoạch đầu tư tháng 7/2006 Trong kế hoạch 5 năm 1991-1995 cả nước chỉ có giấy phép xây dựng KCN, KCX trong đó có một khu công nghiệp đến nay vẫn đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản đó là khu công nghiệp Đài Tư Hà Nội do phía Đài Loan làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong kế hoạch 5 năm tiếp theo (1996-2000) tốc độ cấp giấy phép KCN, KCX tăng lên đột biến đạt 53 giấy phép, trong đó hiện vẫn còn 7 KCN, KCX đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Trong kế hoạch 5 năm vừa qua (2001-2005) số lượng các giấy phép có tăng nhưng không nhiều chỉ đạt 57 giấy phép trong đócó 45 KCN, KCX đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Nhìn vào số lượng các KCN, KCX đã được cấp giấy phép cho thấy các giấy phép chủ yếu tăng lên vào giữa kế hoạch 5 năm, nhất là 5 năm thứ 2 thứ 3 của kế hoạch 5 năm giảm đi đáng kể trong 2-3 năm cuối kỳ kế hoạch. Đáng chú ý là trong số các KCN, KCX đã đi vào hoạt động thì có 10 KCN, KCX xin cấp giấy phép lần 2 lần 3 để phát triển, mở rộng bổ sung thêm vốn đầu tư theo từng giai đoạn I II của quy hoạch. Điều đó cho thấy số KCN, KCX này có chiều hướng phát triển khá về mặt thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản suất kinh doanh. Chỉ có 1 khu công nghiệp Đinh Trám Bắc Giang là đang trong quá trình xây dựng cơ bản đã tiếp tục xin cấp giấy phép mở rộng giai đoạn II chỉ trong vòng 2 năm(2003-2005). Cùng với sự tăng lên nhanh chóng về mặt số lượng thì quy mô vốn đầu tư vào các KCN, KCX đang có chiều hướng giảm dần. Điều đó được thể hiện bảng sau: Bảng thể hiện quy mô vốn đầu tư của 1dự án đầu tư qua các năm Năm Quy mô vốn đầu tư trung bình của 1 dự án(triệu USD) 1997 23 1998 21 1999 3.8 2000 3 2001 4.3 2002 3.9 2003 3.4 2004 4 Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư (http://www.mpi.gov.vn) Tính đến cuối năm 2005 các KCN, KCX đã thu hút được 2120 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký 16.843 tỷ USD 2367 dự án trong nước còn hiệu lực tổng vốn đầu tư hơn 113 nghìn tỷ đồng, đã có 79 KCN, KCX hoàn thành xây dựng cơ bản với tổng vốn hơn 760 triệu USD 20.000 tỷ đồng Việt Nam, vốn thực hiện hơn 500 triệu USD 8000 tỷ đồng. Có thể nói phát triển các KCN, KCX đã có sự tập trung chỉ đạo đặc biệt của chính phủ nhờ đó mà các KCN, KCX đã có sự phát triển tương đối rõ nét.Điều này được thể hiện bảng sau: Bảng: Tình hình các khu công nghiệp khu chế xuất Việt Nam tính đến tháng 5 năm 2005 Khu công nghiệp khu chế xuất đã thành lập hoạt động Khu công nghiệp khu chế xuất đã thành lập đang xây dựng cơ bản Tính chung Số lượng khu công nghiệp khu chế xuất 79 52 131 Tổng diện tích tự nhiên(ha) 15183 9767 24950 Diện tích đã được cho thuê 10351 6312 16663 Tỷ lệ diện tích đã cho thuê(%) 6364 1069 7433 Vốn đầu tư nước ngoài -Số dự án -Vốn, triệu USD 21648 1418 90 486 1738 14668 Vốn đầu tư trong nước - Số dự án - Vốn (tỷ VND) Lao động Việt Nam (người) 1603 79479 628858 214 9520 44486 1817 88999 673344 Tình hình xây dựng phát triển các khu công nghiệp 8 tháng năm 2006 Trong 8 tháng đầu năm 2006, các khu công nghiệp đã thu hút được 197 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 1.395 triệu USD, chiếm xấp xỉ 40% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước gấp 2 lấn số với cùng kỳ năm ngoái. Trong 8 tháng đầu năm thủ tướng chính phủ đã cho phép thành lập mới 5 khu công nghiệp, đó là khu công nghiệp Yên Phong tỉnh Bắc Ninh(340,7ha); khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang(426ha); khu công nghiệp sông Hậu tỉnh Hậu Giang(126ha); khu công nghiệp Nhơn Trạch II-Lộc Khang, tỉnh Đồng Nai (70ha) khu công nghiệp Phước Nam, tỉnh Ninh Thuận(369,92ha), đồng thời cho phép mở rộng525,8hA tại 3 khu công nghiệp: khu công nghiệp SaĐéc Đồng Tháp mở rộng 62 ha, khu công nghiệp Đồng Văn Hà Nam mở rộng 263,82 ha khu công nghiệp Mỹ Xuân B1mở rộng 200 ha. Tổng diện tích các khu công nghiệp thành lập mở rộng 8 tháng đầu năm đạt 1.858 ha, trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 1.234 ha. Trong 8 tháng đầu năm 2006 các khu công nghiệp đã thu hút được 197 dự án có tổng vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 1.395 triệu USD, chiếm xấp xỉ 40% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đắng ký của cả nước gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng Nai vẫn tiếp tục là tỉnh thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước với hơn 400 triệu USD trong 8 tháng, kế đó là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương Hà Nội. Cả 4 địa phương này trong 8 tháng đầu năm đã thu hút được 146 dự án với tổng vốn thu hút mới là1.071 triệu USD, chiếm hơn 74% số dự án gần 77% số vốn đầu tư thu hút mới các khu công nghiệp trong cả nước. Về tình hình tăng vốn trong 8 tháng đầu năm 2006, có 120 lượt dự án đầu tư nước ngoài tăng vốn với tổng số vốn đầu tư đăng ký thêm 707 triệu USD, chiếm hơn 70% số tăng thêm của cả nước.Một số dự có số vốn tăng thêm cao điển hình như dự án công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp Gốm Bạch Mã (Bình Dương) tăng 150 triệu USD, công ty Giầy Ching Luh(Long An) tăng 98 triệu USD, nhà máy sản xuất máy in Canon khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh tăng 70 triệu USD, công ty Formosa khu công nghiệp Nhơn Trạch III, Đồng Nai tăng 66,4 triệu USD. Đồng Nai, Bình Dương, Long An là những tỉnh dẫn đầu cả nước về số vốn đầu tư tăng thêm, trong 8 tháng, 3 tỉnh này đã có 69 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 485 triệuUSD, chiếm 68,6% tổng vốn đầu tư tăng thêm trong các khu công nghiệp của cả nước. Trong 8 tháng vừa qua, tổng vốn đầu tư thu hút mới vượt khá lớn so với tổng vốn đầu tư tăng thêm do điều chỉnh giấy phép đầu tư do một số dự án cấp mới có tổng vốn đầu tư tương đối lớn: Công ty Panasonic với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 76 triệu USD, Công ty trách nhiệm hữu hạn Brother Industrier sản xuất máy in, máy fax, thiết bị điện tử với tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD, đầu tư vào khu công nghiệp Phúc Điền. Như vậy, tính chung cả vốn đầu tư nước ngoài cấp mới tăng thêm vào các KCN, KCX trong 8 tháng đạt 2.104 triệu USD, chiếm khoảng gần 40% vốn đầu tư cấp mới tăng thêm của cả nước tăng hơn 56% so với 8 tháng đầu năm ngoái. Tính đến cuối tháng 8, các khu công nghiệp đã thu hút được khoảng 4.781 dự án( gồm 2260 dự án đầu tư nước ngoài 2.521 dự án đầu tư trong nước) (chưa kể gần 900 triệu USD 36 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp ),trong đó hơn 3000 dự án đã đi vào sản suất kinh doanh gần 800 dự án đang triển khai xây dựng nhà xưởng. Tỷ lệ lấp diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các khu công nghiệp trên cả nước đạt 51,4% , riêng các khu công nghiệp đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy71,6%. Trong 8 tháng vừa qua chỉ tiêu hiệu quả sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tăng trưởng khá so với năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp khu công nghiệp 8 tháng đầu năm đạt 9 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp đạt gần 4 tỷ USD , tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, nộp ngân sách hơn 400 triệu USD. . Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở Việt Nam. Khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất là mô hình. các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam tính đến tháng 5 năm 2005 Khu công nghiệp và khu chế xuất đã thành lập và hoạt động Khu công nghiệp và khu

Ngày đăng: 23/10/2013, 14:20

Hình ảnh liên quan

Bảng phân bố các khu công nghiệp tại các vùng trong cả nước tính đến cuối năm 2005 - Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở Việt Nam

Bảng ph.

ân bố các khu công nghiệp tại các vùng trong cả nước tính đến cuối năm 2005 Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng thể hiện quy mô vốn đầu tư của 1dự án đầu tư qua các năm - Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở Việt Nam

Bảng th.

ể hiện quy mô vốn đầu tư của 1dự án đầu tư qua các năm Xem tại trang 4 của tài liệu.
Tình hình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp 8 tháng năm 2006 - Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở Việt Nam

nh.

hình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp 8 tháng năm 2006 Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan