1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

cauhoithaoluantailop-NgonNguDoiChieu

1 495 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

CÂU HỎI THẢO LUẬN TẠI LỚP 1. Định nghĩa khái niệm đối chiếu. Đối chiếu trong ngôn ngữ học hiện đại được hiểu như thế nào? 2. Định nghĩa khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu. 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ngôn ngữ học so sánh lịch sử và ngôn ngữ học so sánh loại hình. 4. Nêu rõ sự giống nhau và khác nhau giữa ngôn ngữ học đối chiếu với những phân ngành ngôn ngữ học kể trên. 6. Trên quan điểm của J. Fisiak 1983, hãy tóm tắt ba hướng phát triển chính của ngành ngôn ngữ học đối chiếu trong thế kỷ XX. 7. Anh/ chị hiểu như thế nào là tình trạng dĩ Âu vi trung trong sự phát triển của ngành ngôn ngữ học đại cương ở Việt Nam. Nêu ví dụ chứng minh vai trò của NNHĐC trong việc khắc phục tình trạng đó. 8. Bùi Mạnh Hùng 2008, p. 33, có đề cập các khái niệm loại hình ngôn ngữ khuất chiết và đơn lập. Anh/ chị hãy giải thích các thuật ngữ trên và cho biết những ngôn ngữ tiêu biểu thuộc các loại hình trên. 9. BMH 2008, p.37, cho rằng “nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ giúp phát hiện được những ô trống của ngôn ngữ này so với ngôn ngữ kia”. Anh/ chị hiểu ô trống ở đây là gì? Cho ví dụ minh hoạ. 10. Bàn về ảnh hưởng của NNHĐC đối với lĩnh vực dạy học ngoại ngữ, BMH 2008 p. 42 có đề cập đến khái niệm chuyển di ngôn ngữ. Anh/chị hiểu như thế nào về khái niệm trên. Cho ví dụ về 02 loại chuyển di ngôn ngữ. 11. Bàn về thao tác so sánh, BMH 2008 p. 96 đề cập đến việc Saussure 2005 so sánh cơ chế ngôn ngữ với một ván cờ. Anh chị hiểu như thế nào về so sánh trên? 12. Anh/ chị hiểu như thế nào là Tertium Comparationis (TC)? Cho ví dụ minh hoạ 13. Nêu tóm tắt 02 cách tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ: đối chiếu một chiều và đối chiếu hai (hay nhiều) chiều. 14. Hãy mô tả sự khác nhau của các phụ âm theo phương thức phát âm, vị trí phát âm và vị trí phân bố trong âm tiết. 15. Hãy mô tả sự khác nhau của các nguyên âm tiếng Anh và tiếng Việt trên biểu đồ hệ thống nguyên âm chuẩn của Daniel Jones (tham khảo Peter Roach, Lê Quang Thiêm) 16. Anh/ chị hiểu như thế nào về quan hệ ngữ nghĩa? Hãy giải thích các mối quan hệ ngữ nghĩa sau: Đồng nghĩa, Trái nghĩa, Bao hàm nghĩa, Đa nghĩa, Đồng âm/ đồng tự, Ẩn dụ, Hoán dụ, Ngoa dụ 17. Nhiều người cho rằng từ được cấu tạo bởi các hình vị. Hãy cho ví dụ bằng tiếng Anh và phân tích các loại hình vị được sử dụng. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt có khác của từ trong tiếng Anh không? Nếu có thì khác biệt như thế nào? Cho ví dụ

Ngày đăng: 13/10/2013, 21:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w