Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
298 KB
Nội dung
BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM II I- Tóm lược về bản thân: - Họ và tên sinh viên: VŨ THỊ XUÂN - MSSV: 0814010035 - Ngày sinh: 27/08/1990 Nơi sinh: Đăk Lăk - Ngành: Sư phạm Lớp: Toán – Lý Khóa: 34 - Thực tập tại trường: THCS ĐÀO DUY TỪ - Thực tập tại lớp: 8A - Hiệu trưởng trường thực tập: Phan Thị Thanh Huyền - Thời gian thực tập: 01/03/2010 đến 20/03/2010 - Số buổi vắng: không vắng. II - Hoạt động đã thực hiện và kết quả ( tự đánh giá): 1. Thâm nhập thực tế và tìm hiểu trường lớp trung học cơ sở: a. Biện pháp tìm hiểu: nghe báo cáo, tự tìm hiểu và lắng nghe Gíao Viên tâm sự. - Ngay từ những buổi đầu đặt chân vào trường Đào Duy Từ, để giúp chúng em làm quen với môi trường mới, cô Hiệu Trưởng và các thầy cô khác đã nhiệt tình tổ chức những buổi sinh hoạt làm quen với Gíao Viên Chủ Nhiệm và Giáo Viên Hướng Dẫn (vào chiều 01/03/2010), tìm hiểu vài nét về tình hình địa phương, về trường Đào Duy Từ và công tác Đoàn - Đội của trường. Trong quá trình lắng nghe em đã ghi chép cẩn thận một số ý chính. - Trong quá trình thực tập, em có cơ hội tham dự các tiết dự giờ, học hỏi phương pháp giảng dạy thực tế từ các Giáo Viên Bộ Môn là cô Nguyễn Thị Diệu Lý (hướng dẫn môn Toán) và thầy Nguyễn Quang Ánh (hướng dẫn môn Lý). Đồng thời, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Giáo Viên Chủ Nhiệm là cô Tạ Thị Phượng, em được dự giờ sinh hoạt, được lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm tác phong một Giáo Viên Chủ Nhiệm, cách quản lý lớp tốt. Song song đó, việc quan sát, lắng nghe các em học sinh,cũng cho em một số hiểu biết về tâm lý học sinh THCS, về sự khác biệt giữa những em học tốt và những em học chưa tốt, những em có đạo đức tốt và những em cá biệt. - Cuối cùng là lắng nghe tâm sự trao đổi ý kiến giữa cô và trò ở lớp, ở phòng giáo viên… Cách tìm hiểu này giúp em thắt chặt thêm tình cô trò giữa sinh viên thực tập và Giáo Viên Chủ Nhiệm. Đồng thời , cho em cơ hội hiểu biết thêm về lớp, về từng em học sinh, về nỗi lòng của những người “vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. b. Nội dung tìm hiểu: - Cơ cấu tổ chức, nội dung công tác và tình hình thực tế Nhà trường có: + 1 Chi bộ: 16 Đảng viên, 5 đối tượng Đảng. + 1 Tổ chức công Đoàn gồm 48 công Đoàn viên: + Bí thư chi bộ: Nguyễn Tiến Trường ( Phó hiệu trưởng ) + Chủ tịch công Đoàn: Đặng Thị Kiều Nga ( GV ngoại ngữ ) + Bí thư chi đoàn: Lê Thị Hồng ( GV sinh thể ) + Phó bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách Đội: Đặng Ngọc Sơn + Phó bí thư chi bộ: Phan Thị Thanh Huyền ( Hiệu Trưởng) +Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 48 gồm: + Nữ: 36 + Dân tộc thiếu số: 4 + Ban giám hiệu: 2. • 1 Hiệu trưởng • 1 Hiệu phó + Giáo viên: 42 + Nhân viên phục vụ: 4 - Chuyên môn: 4 tổ: + Tổ toán-lý: Thầy Phan Kỳ Hợp ( Tổ trưởng ) + Sinh-hóa-thể dục-KTCN: Cô Nguyễn Thị Xuyền ( Tổ trưởng ) + Sữ-địa-ngoại ngữ-nhạc: Cô Lê Thị Huê ( Tổ trưởng ) + Văn-mĩ thuật: thầy Đỗ Chính Lỗ ( Tổ trưởng ) - Tổng số học sinh toàn trường: 812 em (60 học sinh dân tộc thiểu số) Chia thành 20 lớp. trong đó: + Khối lớp 9: 5 lớp + Khối lớp 8: 6 lớp + Khối lớp 7: 5 lớp + Khối lớp 6: 4 lớp Buổi sáng: 2 lớp khối 7 và khối 9 Buổi chiều: 2 lớp khối 6 và khối 8 - Kết quả năm học 2008 – 2009: + Chi bộ đạt chi bộ vững mạnh xuất sắc tiêu biểu, được Đảng bộ Phường tặng giấy khen. + Nhà trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc, được UBND Tỉnh tặng bằng khen. + Một trong 8 liên đội xuất sắc cấp tỉnh được Hội Đồng Đội Tỉnh tặng giấy khen + Công Đoàn:được công nhận Đoàn vững mạnh xuất sắc, chi Đoàn vững mạnh xuất sắc. - Kết quả năm học 2009 – 2010 + Cuộc thi: • Học sinh giỏi cấp tỉnh: 8 em được công nhận ( 1 giải nhất môn giải toán trên máy tính cầm tay, 4 huy chương bạc-thể dục, 3 huy chương vàng- thể dục, đặc biệt có một em môn toán dự thi học sinh giỏi quốc gia ngày 19/03/2010 tại Đà Lạt) • Học sinh giỏi thành phố: 28 em được công nhận (vượt 1 so với năm ngoái: 13 học sinh giỏi văn hóa, 15 học sinh giỏi văn nghệ và thể dục) trong số này có 4 học sinh chuẩn bị dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn vào 23/03/2010 • Đạt giải khuyến khích tập thể, giáo viên nữ trong hội diễn văn nghệ trong ngày lễ nhà giáo Việt Nam và có một giỏi cá nhân. • Đạt giải 3 môn cờ tướng giáo viên. • Khuyến khích cuộc thi truyền thống quê hương em. - Một số tổ chức ngoài giờ lên lớp, các trò chơi dân gian: + Thi vẽ mặt ông Địa và làm bánh dẻo (qui mô toàn trường). + Thi văn nghệ để biểu diễn ngày 20/11. + Tổ chức thi rung chuông vàng, đố vui học tập. + Tổ chức chơi các trò chơi dân gian ( kéo co, nhảy bao bó). + Tham gia thi tìm hiểu an toàn giao thông, phòng chống ma túy (làm bài viết). + Tham gia thi tìm hiểu 75 năm đảng bộ đăklăk, 35 năm giải phóng buôn ma thuột. + Tham gia thi học sinh giỏi các môn ở các cấp. + Tổ chức thao giảng đợt 1 (từ 15/10 đến 25/11): chào mừng lá thư cuối cùng Bác viết cho ngành Giáo dục và 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam ( giáo viên dùng máy chiếu). + Dự thi giáo án điện tử cấp Tỉnh. - Chất lượng đội ngũ giáo viên. + Có một đồng chí chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh. + Có 4 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh ( 1 toán, 1 anh, 2 thể dục ). + Có 1 tổng phụ trách Đội giỏi cấp Tỉnh ( thầy Sơn). + Có 1 thư viện giỏi cấp Tỉnh (cô Thích). + Có 1 nữ cán bộ nữ công giỏi cấp Thành Phố. + Giáo viên giỏi cấp Thành Phố (9 đồng chí). + Giáo viên trình độ Đại học 21 người và đang học đại học là 3. - Đồ dùng dạy học: Có 1 thư viện, tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện có và làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy. - Chỉ tiêu về hiệu quả đào tạo: +Nâng cao chất lượng học tập: • phụ đạo học sinh yếu kém khối 6,7,8, ôn luyện học sinh khối 9 • đưa công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy - Hưởng ứng cuộc vận động “ba không” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”: 100% Giáo Viên thực hiện tốt các cuộc vận động, nâng cao việc rèn luyện đạo đức tác phong của người Giáo Viên thông qua tăng cường trách nhiệm của Giáo Viên đối với học sinh. - Chỉ tiêu về xếp loại công đoàn: + Tập thể Giáo Viên có tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, tận tụy với nghề nghiệp hết lòng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. + 100% Giáo Viên thực hiện tốt chủ trương, chính sách nhà nước, qui định của ngành. +100% Giáo Viên trong diện thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, và tập thể nhà trường không vi phạm về tài chính, pháp luật nhà nước. - Năm 2008-2009 các đoàn thể trong trường đều đạt danh hiệu: + Chi bộ đạt Chi bộ vững mạnh xuất sắc tiêu biểu, được Đảng bộ Phường tặng giấy khen. + Nhà trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc, được UBND Tỉnh tặng bằng khen. + Một trong 8 liên đội xuất sắc cấp tỉnh được Hội Đồng Đội Tỉnh tặng giấy khen + Công Đoàn:được công nhận Đoàn vững mạnh xuất sắc, chi Đoàn vững mạnh xuất sắc. - Danh hiệu học sinh giỏi trong các cuộc thi: + Học sinh giỏi cấp tỉnh: 8 em được công nhận ( 1 giải nhất môn giải toán trên máy tính cầm tay, 4 huy chương bạc-thể dục, 3 huy chương vàng- thể dục, đặc biệt có một em môn toán dự thi học sinh giỏi quốc gia ngày 19/03/2010 tại Đà Lạt) + Học sinh giỏi thành phố: 28 em được công nhận (vượt 1 so với năm ngoái: 13 học sinh giỏi văn hóa, 15 học sinh giỏi văn nghệ và thể dục) trong số này có 4 học sinh chuẩn bị dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn vào 23/03/2010 + Đạt giải khuyến khích tập thể, giáo viên nữ trong hội diễn văn nghệ trong ngày lễ nhà giáo Việt Nam và có một giỏi cá nhân. + Đạt giải 3 môn cờ tướng giáo viên. + Khuyến khích cuộc thi truyền thống quê hương em. - một vài hoạt động: + Hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém khối 6, 7, 8 cũng được chú ý thường xuyên (Toán, Văn, Anh), ôn luyện học sinh lớp 9 ( Toán, Văn, Anh). +Thực hiện tố kế hoạch phát triển giáo dục, gắn hoạt động của nhà trường với thực tiễn địa phương. Thực hiện tố công tác xã hội hóa giáo dục • Tận dụng khả năng đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh • Tăng cường chống lưu ban bỏ học bằng cách duy trì khá tốt sỉ số học sinh hằng ngày, phối hợp chặt chẽ với Phụ huynh học sinh, địa phương trong việc giáo dục học sinh • Duy trì sỉ số: có nhiều nỗ lực trong việc duy trì sỉ số, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. • Thực hiện tốt phong trào giáo dục. - Xã hội hóa: + Vận động quĩ phụ huynh học sinh để phát thưởng cho học sinh, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị. + Vận động công an phường giữ trật tự cổng trường, công an tỉnh, y tế phường hỗ trợ trong công tác tuyên truyền - Hoạt động của đoàn TNTP HCM, đội TNTP: +Chủ đề hoạt động năm học : “Làm theo lời bác dạy Tiếp hào khí Thăng Long Thi đua nghìn việc tốt Vững bước vào tương lai.” +Chủ đề cụ thể trong từng tháng học: Chủ đề tháng 9: • Hoạt động trung thu (trưng bày mâm ngũ quả, vẽ mặt ông Địa, thi làm bánh dẻo…) Chủ đề tháng 10: • Làm theo thư Bác: chúng em chăm học, Giáo dục tuyên truyền các em giúp các em hiểu được lời Bác dạy. • Đăng kí tháng, tuần học tốt. Chủ đề tháng 11: • Tôn sư trọng đạo. • Bông hoa điểm 10 dâng lên thầy cô. • Hoạt động văn nghệ chào mừng, đăng kí tuần học tốt tháng học tốt. • Tham gia em yêu truyền thống, em yêu Buôn Ma Thuột. Chủ đề tháng 12: • Uống nước nhớ nguồn: hội thi rung chuông vàng, trò chơi dân gian. Chủ đề tháng 1: • Mừng Đảng, mừng Xuân. Chủ đề tháng 2: • Em yêu mầm non của Đảng (hái hoa dân chủ) Chủ đề tháng 3: • Chào đón 8/3, 10/3, 26/3 • Hoạt động: em yêu làn điệu dân ca. Chủ đề tháng 4: • Hòa bình hữu nghị. • Trang phục hóa trang các nước. Chủ đề tháng 5: • Mừng ngày sinh nhật Bác và sinh nhật Đội. • Tổ chức đại hội cháu ngoan bác Hồ. • Tổng kết năm học. c. Lợi ích của hoạt động: -Giúp sinh viên thực tập sư phạm có được nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học và có thêm kinh nghiệm cho việc giảng dạy - Sinh Viên có nhiều cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với môi trường giáo dục phù hợp với trình độ và khả năng của mình - Sinh Viên có điều kiện hình thành và hoàn thiện những phẩm chất, kĩ năng và tác phong của một nhà giáo - Gíup Sinh Viên củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học và áp dụng nó vào thời gian đi thực tập - Nắm được thực tế giảng dạy của một số giáo viên. Thông qua đó Sinh Viên sẽ nhìn thấy được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế để có kinh nghiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - Có thêm kiến thức và kinh nghiệm để bước vào đợt thực tập sắp tới cũng như việc giảng dạy thực tế sau này. d. Những nhận xét ban đầu của bản thân về trường lớp: Ở trường THCS Đào Duy Từ, em chỉ là 1 cô sinh viên thực tập còn lạ lẫm ,bỡ ngỡ trước môi trường mới. Nhưng dưới sự hướng dẫn, sinh hoạt ban đầu rất nhiệt tình của cô Hiệu Trưởng Phan Thị Thanh Huyền, thầy Tổng Phụ Trách đội Đặng Ngọc Sơn, cô Chủ Nhiệm Tạ Thị Phượng và các Giáo Viên Hướng Dẫn ( Cô Nguyễn Thị Diệu Lý, Thầy Nguyễn Quang Ánh)em dần dần quen hơn, cảm thấy gần gũi hơn với trường lớp và thầy cô. chỉ 3 tuần ngắn ngủi nhưng em đã học được rất nhiều bài học hay. Các em học sinh ở đây, mỗi em một cá tính, lực học khác nhau nhưng lại có chung một điểm là đa số các em: rất hồn nhiên, vô tư, rất vâng lời và lễ phép với thầy cô. Chính nét hồn nhiên đó, chính những nụ cười vô tư đó của các em đã thôi thúc em thêm yêu ngành sư phạm, quyết tâm tiếp tục học tập và phấn đấu vì thế hệ trẻ thân yêu. Đồng thời, thầy cô luôn tạo điều kiện cho em thoải mái tự nhiên, không gây áp lực, cho em nhiều cơ hội học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Tất cả những điều đó giúp cho em thấy quyết định chọn ngành sư phạm của mình là đúng. 2. Thực tập giảng dạy: a. Nhận thức của bản thân về công việc này: - Đó là hoạt động tổng hợp giữa thầy và trò: giáo viên điều khiển, chỉ đạo; Học sinh năng động, tư duy, sáng tạo tích cực trong mọi tình huống để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học. - Người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục nhân cách, đạo đức cho cả một thế hệ trẻ. Vì vậy, người dạy trước tiên phải là người mẫu mực, có uy tín, có đạo đức, có học lực bền vững và tác phong sư phạm tốt để cho các em nhỏ tin yêu, nể phục và vâng lời làm theo lời dạy của mình - Việc dạy học phải có phương pháp phù hợp với từng đối tượng HS, tùy độ tuổi, tùy đặc điểm của từng lớp mà người dạy có những giáo án, những phương pháp giảng dạy khác nhau. - Số tiết dự giờ và giảng dạy: + Dự giờ: 8tiết (4 tiết toán - cô Lý, 2 tiết lý- thầy Ánh, 2 tiết toán – nhóm sp toán) + Giảng dạy: 3 tiết(2 tiết tập giảng, 1 tiết dạy chấm điểm) Tuần Thứ Ngày Môn Tiết Lớp Tên bài dạy GVHD chuyên môn 1 3 02/03/2010 Vật lý 2 6D Sự nở vì nhiệt của chất khí - Thầy: Nguyễn Quang Ánh 4 03/03/2010 Toán 4 8E Khái niệm hai tam giác đồng dạng - Cô: Nguyễn Thị Diệu Lý 2 3 3 09/03/2010 09/03/2010 Toán Toán 3 4 8D 8D Ôn tập chương III Ôn tập chương III(tiếp) - Cô: Nguyễn Thị Diệu Lý 5 11/03/2010 Toán 4 7E Đơn thức đồng dạng - Giáo sinh: Dương Thị Thủy 7 13/03/2010 Toán 2 8D Trường hợp đồng dạng thứ nhất - Cô: Nguyễn Thị Diệu Lý 3 2 2 15/03/2010 15/03/2010 Toán Toán 1 2 8C 8C Ôn tập chương III Ôn tập chương III(tiếp) - Giáo sinh: Vũ Thị Xuân (Tập giảng) 4 4 5 17/03/2010 17/03/2010 18/03/2010 Vật lý Toán Toán 1 4 3 8A 8E 8B Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên Trường hợp đồng dạng thứ nhất Tính chất cơ bản của phép cộng đại số - Thầy: Nguyễn Quang Ánh - giáo sinh: Vũ Thị Xuân (dạy chấm điểm) - Giáo sinh: Trần Thị Phương b. Kết quả thu hoạch được: - Phải sử dụng từ vựng đơn giản, dễ hiểu để các em dễ hiểu bài - Tạo không khí lớp sinh động bằng những trò chơi như: trò chơi phản xạ, vừa học vừa chơi,…giúp các em hăng hái xây dựng bài tốt hơn - Sử dụng có hiệu quả dụng cụ trực quan như tranh ảnh màu, sắm vai trong một tình huống, … và phải liên hệ trực tiếp với bài học, giúp các em dễ nhớ bài và thuộc bài lâu hơn, nhanh hơn. - Biết cách giới thiệu bài mới bằng nhiều tình huống khác nhau mà không được tách rời nội dung bài học - Có thêm kinh nghiêm hiểu biết để soạn giáo án phù hợp với năng lực và khả năng hiểu biết của học sinh. - Khi giảng bài người giảng cần nói to, rõ và nghiêm chỉnh để học sinh tập trung vào bài và trật tự nghe giảng. - Trong quá trình dạy biết được ý nghĩa việc tạo niềm tin và uy tín đối với học sinh, lắng nghe, tôn trọng tâm tư nguyện vọng của các em, kể cả những điều em không muốn nói với ai, chia sẻ, thông cảm ,yêu thương và đối xử công bằng giữa các em với nhau. - Khen thưởng các em khi em có kết quả học tập tốt hoặc có ý thức học tập cao để khuyến khích các em học tốt hơn - Nghiêm khắc phê bình bằng tình yêu thương của một nhà giáo khi các em vi phạm, khoan dung với lỗi lầm của các em, kiên trì uốn nắn các em. 2. Kiến tập Chủ Nhiệm ( công tác Chủ Nhiệm): a. Nhận thức của bản thân về công tác Chủ Nhiệm: *Tình hình của lớp 8A: - Gíao Viên Chủ Nhiệm: cô Tạ Thị Phượng - Tổng số học sinh: 37 - Lớp trưởng: Nguyễn Quốc Lâm - Lớp phó học tập: Phạm Thị Thu Thủy - Lớp phó lao động: Vũ Mạnh Hoàng - Lớp phó văn nghệ: Phạm Thị Mỹ Lan - Tổ trưởng tổ 1: Lê Thị Hồng Thúy - Tổ trưởng tổ 2: Hoàng Thị Thanh Tâm - Tổ trưởng tổ 3: Nguyễn Thị Thu Tra - Tổ trưởng tổ 4: Vũ Mạnh Hoàng - Học sinh cá biệt: + Nguyễn Tuấn Anh ( thường xuyên cúp tiết, nghỉ học, không học bài,…) + Nguyễn Xuân Văn ( thường xuyên không học bài,cúp tiết,…) + Trần Trọng Tuyên ( thường xuyên cúp tiết, xếp hàng không ngay ngắn, không viết bài, nói leo…) + Phan Hoàn Hảo ( thường xuyên mất trật tự, không làm bài,cúp tiết,…) + Nguyễn Hải Hàn ( thường xuyên mất trật tự, cúp tiết,…) + Mai Chu Phong ( thường xuyên mất trật tự, không làm bài,…) - Một số nét chủ yếu của lớp: + Thuận lợi: • Được ban giám hiệu và tập thể giáo viên quan tâm, giúp đỡ • Được các giáo viên có trách nhiệm và tận tình giảng dạy • Được sự quan tâm, nhắc nhở, theo dõi sâu sát của giáo viên chu nhiệm đến lớp, đến từng em, đặc biệt là những em cá biệt, những em vượt khó học tốt. • Đội ngũ ban cán sự lớp hoạt động tích cực ( mặc dù còn có những sai sót nhỏ và không đáng kể) • + Khó khăn: • Các em còn nhỏ chưa xây dựng được tính tự quản • Còn 1 bộ phận học sinh chưa có ý thức học tập - Để vượt qua tình hình khó khăn, cần phải thực hiện một số chỉ tiêu: + Số học sinh duy trì: 37 + Số học sinh đạt danh hiệu: Giỏi: 2, Khá: 5, TB: 23, yếu: 5. + Hạnh kiểm: Tốt: 80%, Khá: 20% Bằng các biện pháp phù hợp: giáo dục tư tưởng đạo đức, học tập, giáo dục lao động hướng nghiệp, giáo dục văn thể mỹ, kết hợp với công tác của các lực lượng gíao dục ( trường, hội, cha mẹ học sinh, đội, địa phương) - Một số học sinh hộ nghèo: + Nguyễn Thị Thảo Ly + Phạm Hoàng Hảo + Nguyễn Trần Hưng + Nguyễn Quang Cảnh - Khó khăn: + nhà thuộc diện sổ hộ nghèo + đi học xa - Biểu hiện tác phong, học tập: đa số đồng phục gọn gàng, đầy đủ, học bài làm bài, chịu khó học tốt. - Biểu hiện tác phong, học tập: đồng phục gọn gàng, đầy đủ, học bài làm bài đầy đủ, chịu khó học tốt và còn là 1 ban cán sự lớp. b. Nhận thức của bản thân: Qua quá trình học tập cách làm một chủ nhiệm em thấy đây là một công việc có ý nghĩa, cho em nhiều cơ hội để gần gũi, hiểu và có tình cảm với học sinh nhiều hơn. Dù chỉ là thực tập chủ nhiệm trong ba tuần nhưng em đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về cách quản lý lớp, cách đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm. Thực tập chủ nhiệm đã cho em biết và thông cảm hoàn cảnh của gia đình từng học sinh để có thể quan tâm, giúp đỡ các em học tập tốt hơn, đồng thời tạo mối quan hệ thân thiết với các em. Đây là một công việc quan trọng đối với một Giáo Viên Chủ Nhiệm. c. Nhận thức của bản thân về công tác Đoàn – Đội: - Biết phối hợp chặt chẽ với các cấp lãnh đạo ở địa phương để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao - Luôn có sự đổi mới phù hợp với nhà trường - Luôn đạt chất lượng cao. - Thực hiện đúng các mục tiêu chương trình đề ra và 5 điều Bác Hồ dạy. d. Công việc đã làm: - Dự giờ 2 buổi sinh hoạt chủ nhiệm - Ổn định lớp 15 phút đầu giờ: 16 buổi(mùng 3/8 và 10/8 nghỉ lễ) - Kiểm tra sỉ số, trật tự lớp, vệ sinh, xếp hàng đầu giờ ra vào lớp - Sinh hoạt giao lưu: 2 buổi(tiết sinh hoạt ngoài giờ thứ 7) - Tham gia lao động: 1 lần - Dự giờ các tiết thuộc chuyên môn: 8 tiết - tập giảng: 2 tiết - Dạy chấm điểm: 1 tiết e. Nhận xét rút ra từ công việc đã làm: - Làm tốt công tác chủ nhiệm và các công tác khác cũng là góp phần hoàn thiện nề nếp, chất lượng của nhà trường ngày càng cao. 3. Về nghiên cứu khoa học: a. Tên bài tập nghiên cứu khoa học: “ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 8A” b. Lý do chọn đề tài: Đảng và Nhà Nước luôn quan tâm, chăm sóc cho thế hệ trẻ, những người chủ tương lai sẽ xây dựng đất nước. muốn đất nước phát triển thì không chỉ đòi hỏi một thế hệ trẻ có kiến thức, sự hiểu biết mà còn có ý thức, phẩm chất. nhưng trước tiên muốn xây dựng đất nước thì phải là người có tri thức, muốn có tri thức thì việc đầu tiên là phải học để chiếm lĩnh tri thức, muốn học tốt, học hiểu quả thì việc xác định động cơ học tập là hết sức quan trọng. đòi hỏi người nhà giáo phải không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức, tác phong nhà giáo để truyền đạt những hiểu biết của mình cho thế hệ trẻ. Đa số những em ham chơi, hay cúp tiết, hay vi phạm đều là những em có học lực yếu, nguyên nhân là do đâu? Qua điều tra cho thấy những em này đa số có động cơ học tập sai lệch, dẫn đến cách học chưa đúng nên không đạt kết quả tốt trong học tập. Động cơ học tập giúp các em xác định “học để làm gì, học như thế nào, cách học ra làm sao?”. Lứa tuổi THCS là lứa tuổi khủng hoảng, tuổi khó bảo, thường ham chơi,… nên việc học đối với các em chỉ là do cha mẹ thúc ép đi học, vì vậy, cần giúp các em xác định động cơ học tập đúng đắn, chiếm lĩnh tri thức một cách khoa học và đạt hiệu quả cao. Ở lứa tuổi này các em chưa hẳn là người lớn cũng chưa hẳn là trẻ con nên trong tâm lý của các em thường nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Các em rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh những em có động cơ học tập tích cực thì vẫn còn nhiều em chưa xác định rõ học để làm gì? và có những em có động cơ học tập sai lệch. Cần giúp các em hiểu học để chiếm lĩnh tri thức cho bản thân, để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng cho đất nước. Là một Giáo Viên tương lai, đặc biệt là 1 Giáo Viên Chủ Nhiệm, em phải có trách nhiệm đối với từng em học sinh của mình. Qua đợt thực tập, em chọn đề tài này để tìm hiểu động cơ học của các em và tìm ra một số biện pháp phù hợp giúp các em có hướng học tập tích cực hơn, tốt đẹp hơn. c. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện: - Thuận lợi: được sự quan tâm ,giúp đỡ của Giáo Viên Chủ Nhiệm, Giáo Viên Bộ Môn và học sinh của trường - Khó khăn: chưa có kinh nghiệm, còn nhiều thiếu sót vì đây là lần đầu làm bài nghiên cứu khoa học d. Các biện pháp đã sử dụng đề thực hiện nghiên cứu: - Trò chuyện với học sinh - Lắng nghe Giáo Viên Chủ Nhiệm để nắm bắt thông tin - Đọc thêm sách vở, tài liệu khác - Tiếp xúc, quan sát học sinh e. Những thu hoạch được từ đề tài này: - Hệ thống và củng cố thêm kiến thức để chuẩn bị tốt hơn cho việc thực tập sắp tới tốt hơn - Những bài học kinh nghiệm hôm nay là hành trang vững chắc cho em bước vào đời, vào môi trường giảng dạy thực tế sau này, khi trở thành một Giáo viên thật sự - Hệ thống được rất nhiều việc để giáo dục và giúp đỡ học sinh không còn là học sinh cá biệt của lớp. III - Tự đánh giá, đề nghị: 1. Ưu điểm: - Siêng năng, ham học hỏi, có chí cầu tiến, năng động tích cực trong công tác chuyên môn cũng như công tác chủ nhiệm - Luôn hoàn thành tốt các hồ sơ, giáo án (chuyên môn và chủ nhiệm) - Luôn quan tâm, lắng nghe và giúp đỡ học sinh, biết khuyến khích các em học tốt, chia sẻ các em chuyện học tập cũng như chuyện riêng tư. - Luôn biết kìm chế nóng nảy, kiên trì, nhẫn nại với các em học sinh cá biệt 2. Khuyết điểm: - Trong quá trinh thực tập em còn nhiều sai sót, do chưa có kinh nghiệm thực tế về biện pháp giải quyết các vấn đề của các em. 3. Hướng phấn đấu trong đợt thực tập năm sau: - Cố gắng học tập kinh nghiệm và hoàn thành tốt các công việc được giao - Học hỏi các giáo viên về kinh nghiệm quản lý, tổ chức lớp và xử lý tình huống tốt hơn. 4. Đề nghị: - Đề nghị trường CĐSP ĐĂKLĂK về công tác đào tạo,mong chúng em sẽ được bồi dưỡng nhiều hơn về nghiệp vụ sư phạm đi sâu vào thực tế, đặc biệt là công tác đứng lớp, phong cách giảng dạy. - Đề nghị với trường THCS ĐÀO DUY TỪ và Đoàn thực tập tiếp tục phát huy công tác tổ chức , chỉ đạo, hướng dẫn thực tập sư phạm trong những năm về sau. Buôn Ma Thuột,………./03/2010 Sinh Viên Thực Tập Vũ Thị Xuân IV - Nhận xét, đánh giá của Giáo Viên Hướng Dẫn Chủ Nhiệm lớp thực tập: . . . . Điểm: . Xếp loại: . Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm lớp