1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hinh11

23 396 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 371,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG $1. PHÉP BIẾN HÌNH A. Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1. Về kiến thức: +) Nắm được định nghĩa phép biến hình, một số thuật ngữ và kí hiệu liên quan đến nó. 2. Về kỹ năng: +) Dựng ảnh của một điểm qua phép biến hình đã cho. +) Vận dụng giải bài tập. B. Kiến thức cơ bản: 1. Định nghĩa phép biến hình. 2. Thuật ngữ và ký hiệu liên quan. C. Câu hỏi học thuộc : Câu 1: Thế nào là phép biến hình? Câu 2: Thế nào là ảnh của một điểm? một hình qua một phép biến hình? D. Câu hỏi vận dụng : Câu 1: Nêu phương pháp chứng minh một quy tắc đặt tương ứng trong mặt phẳng là một phép biến hình? Câu 2: Để chứng minh hình H ’ là ảnh của hình H ta làm như thế nào? Câu 3: Nêu phương pháp chứng minh một quy tắc đặt tương ứng trong mặt phẳng không phải là một phép biến hình? E. Bài tập vận dụng : Dạng 1: Dựng ảnh của một điểm qua phép biến hình đã cho . Bài tập: Trong mặt phẳng, xét phép chiếu vuông góc lên đường thẳng d. Dựng ảnh của điểm M qua phép chiếu đó Dạng 2: Chứng minh một quy tắc đặt tương ứng trong mặt phẳng là một phép biến hình. Bài 1: Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau. Với mỗi điểm M, gọi M ’ là giao điểm của đường thẳng a với đường thẳng qua M và song song với b. Chứng minh rằng quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với điểm M ’ như trên là một phép biến hình(Phép biến hình này được gọi là phép chiếu song song theo phương b lên đường thẳng a) Bài 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, qui tắc đặt tương ứng mỗi điểm M(x; y) với điểm M ’ (2x; y + 3) có phải là một phép biến hình không? F. Bài tập nâng cao : Chứng minh một quy tắc đặt tương ứng trong mặt phẳng không phải là một phép biến hình. Bài 1: Cho điểm O. Với mỗi điểm M ta dựng điểm M ’ sao cho O M ’ = 2OM. Qui tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với điểm M ’ như trên có phải là một phép biến hình không? Bài 2: Cho điểm O và đường thẳng a không qua O. Với mỗi điểm M, ta gọi M ’ là giao của đường thẳng OM với a. Qui tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với điểm M ’ như trên có phải là một phép biến hình không? $2. PHÉP TỊNH TIẾN: A. Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1. Kiến thức: +) Nắm được định nghĩa phép tịnh tiến. +) Biết biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến. +) Hiểu được tính chất cơ bản của phép tịnh tiến. 2. Kỹ năng: +) Biết xác định tọa độ ảnh của một điểm, ảnh của một đường thẳng, một đường tròn qua phép tịnh tiến. +) Biết vẽ ảnh của một điểm, của một hình qua phép tịnh tiến. +) Biết vận dụng trong giải toán. B. Kiến thức cơ bản: 1. Định nghĩa và các ví dụ minh họa. 2. Tính chất. 3. Biểu thức tọa độ. C. Câu hỏi học thuộc: 1. Định nghĩa phép tịnh tiến? 2. Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến? 3. Tính chất cơ bản của phép tịnh tiến? C. Câu hỏi vận dụng: 1. Phép tịnh tiến được xác định khi nào? 2. Cách xác định ảnh của một hình qua phép tịnh tiến? 3. Cách xác định ảnh của một đường thẳng qua phép tịnh tiến? 4. Cách xác định ảnh của một đường tròn qua phép tịnh tiến? D. Bài tập vận dụng: Xác định ảnh của một hình qua phép tịnh tiến. Bài 1: Cho tam giác ABC có G là trọng tâm. a. Xác định ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến theo vectơ AG . b. Xác định điểm D sao cho phép tịnh tiến theo vectơ AG biến D thành A. Bài 2: Cho hình bình hành ABCD. Dựng ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến theo vectơ AD . Bài 3: Trong mặt phẳng Oxy cho vectơ v = (2; -1), điểm M = (3; 2). Tìm tọa độ của các điểm A sao cho: a. A = )(MT v ; b. M = )(AT v . Bài 4: Trong mặt phẳng Oxy cho vectơ v = (-1; 2), hai điểm A(3; 5), B(-1; 1), đường thẳng d có phương trình x – 2y + 3 = 0 và đường tròn (C) có phương trình: (x - 1) 2 + (y - 2) 2 = 9. a. Tìm tọa độ các điểm A ’ , B ’ theo thứ tự là ảnh của A, B qua phép tịnh tiến theo vectơ v . b. Tìm tọa độ của điểm C sao cho A là ảnh của C qua phép tịnh tiến theo vectơ v . c. Tìm phương trình của đường thẳng d ’ là ảnh của d qua phép tịnh tiến theo vectơ v . d. Tìm ảnh của (C) qua phép tịnh tiến theo vectơ v . E. Bài tập nâng cao: Dạng 1: Dùng phép tịnh tiến giải bài toán dựng hình: Bài tập: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho ba điểm A(-1; -1), B(3; 1), C(2; 3). Tìm tọa độ điểm D sao cho tứ giác ABCD là hình bình hành. Dạng 2: Dùng phép tịnh tiến giải bài toán quỹ tích( tìm tập hợp điểm) Bài 1: Cho hai điểm phân biệt B và C cố định trên đường tròn (O) tâm O, điểm A di động trên đường tròn (O). Chứng minh rằng khi A di động trên đường tròn (O) thì trực tâm của tam giác ABC di động trên một đường tròn. Bài 2: Cho đoạn thẳng AB và đường tròn (C) tâm O, bán kính r nằm về một phía của đường thẳng AB. Lấy điểm M di động trên (C), rồi dựng hình bình hành ABMM ’ . Tìm tập hợp điểm M ’ khi M di động trên (C). $3. PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC: A. Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1. Kiến thức: +) Nắm được định nghĩa phép đối xứng trục, trục đối xứng của một hình. +) Biết biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục . +) Hiểu được tính chất cơ bản của phép đối xứng trục. 2. Kỹ năng: +) Biết xác định tọa độ ảnh của một điểm, ảnh của một đường thẳng, một đường tròn qua phép đối xứng trục. +) Biết vẽ ảnh của một điểm, của một hình qua phép đối xứng trục. +) Biết tìm trục đx của một hình và nhận biết một hình có trục đx +) Biết vận dụng trong giải toán. B. Kiến thức cơ bản: 1. Tiếp cận định nghĩa phép đx trục, làm quen ví dụ. 2. Xây dựng biểu thức tọa độ của phép đx qua các trục tọa độ. 3. Tính chất của phép đx trục. 4. Trục đx của một hình C. Câu hỏi học thuộc: 1. Định nghĩa phép đối xứng trục? 2. Biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục Ox? Trục Oy? 3. Tính chất cơ bản của phép đối xứng trục? 4. Khái niệm trục đx của một hình? D. Câu hỏi vận dụng: 1. Phép đối xứng trục được xác định khi nào? 2. Cách xác định ảnh của một hình qua phép đối xứng trục? 3. Cách xác định ảnh của một đường thẳng qua phép đối xứng trục? 4. Cách xác định ảnh của một đường tròn qua phép đối xứng trục? 5. Cách tìm trục đx của một hình? E. Bài tập vận dụng: Dạng 1:Xác định ảnh của một hình qua phép đối xứng trục. Bài 1: Cho tứ giác ABCD. Hai đường thẳng AC và BD cắt nhau tại E. Xác định ảnh của tam giác ABC qua phép đx qua đường thẳng CD. Bài 2: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M( 1; -2), đường thẳng d có đường thẳng d có phương trình 3x – y + 2 = 0 và đường tròn (C) có phương trình: 0442 22 =−+−+ yxyx . a. Tìm ảnh của M, d, và (C) qua phép đx trục Ox. b. Tìm ảnh của M, d, và (C) qua phép đx trục Oy. Dạng 2: Tìm trục đx của một hình. Bài tập1: Tìm trục đx của một tam giác đều, của một hình chữ nhật, của một hình vuông, của một hình thoi, của một đường tròn. Bài 2: Trong các chữ cái dưới đây, chữ nào có trục đx? H A L O N G; W V I E T N A M O F. Bài tập nâng cao: Dạng 1: Dùng phép đx trục giải bài toán dựng hình: Bài tập: Cho hai đường tròn (C), (C ’ ) có bán kính khác nhau và đường thẳng d. Hãy dựng hình vuông ABCD có hai đỉnh A, C lần lượt nằm trên (C), (C ’ ) còn hai đỉnh kia nằm trên d. Dạng 2: Dùng phép đx trục giải bài toán quỹ tích( tìm tập hợp điểm) Bài tập: Cho hai điểm phân biệt B và C cố định trên đường tròn (O) tâm O, điểm A di động trên đường tròn (O). Chứng minh rằng khi A di động trên đường tròn (O) thì trực tâm của tam giác ABC di động trên một đường tròn. $4. PHÉP ĐỐI XỨNG TÂM A. Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1. Kiến thức: +) Nắm được định nghĩa phép đối xứng tâm, tâm đối xứng của một hình. +) Biết biểu thức tọa độ của phép đối xứng tâm . +) Hiểu được tính chất cơ bản của phép đối xứng tâm. 2. Kỹ năng: +) Biết xác định tọa độ ảnh của một điểm, ảnh của một đường thẳng, một đường tròn qua phép đối xứng tâm. +) Biết vẽ ảnh của một điểm, của một hình qua phép đối xứng tâm. +) Biết tìm tâm đx của một hình và nhận biết một hình có tâm đx +) Biết vận dụng trong giải toán. B. Kiến thức cơ bản: 1. Định nghĩa, ví dụ minh họa. 2. Biểu thức tọa độ của phép đx qua gốc tọa độ. 3. Tính chất, ví dụ minh họa. 4. Tâm đx của một hình. C. Câu hỏi học thuộc: 1. Định nghĩa phép đối xứng tâm? 2. Biểu thức tọa độ của phép đối xứng tâm O? 3. Tính chất cơ bản của phép đối xứng tâm? 4. Khái niệm tâm đx của một hình? D. Câu hỏi vận dụng: 1. Phép đối xứng tâm được xác định khi nào? 2. Cách xác định ảnh của một hình qua phép đối xứng tâm? 3. Cách xác định ảnh của một đường thẳng qua phép đối xứng tâm O? 4. Cách xác định ảnh của một đường tròn qua phép đối xứng tâm O? 5. Cách tìm trục đx của một hình? 6. Xây dựng biểu thức tọa độ của phép đx tâm I( 00 ; yx )? E. Bài tập vận dụng: Dạng 1:Xác định ảnh của một hình qua phép đối xứng tâm. Bài 1: Cho điểm O và ba điểm không thẳng hàng A, B, C. Hãy dựng ảnh của điểm A, đoạn thẳng AB, tam giác ABC qua phép đx tâm C. Bài 2: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M( -1; 3), đường thẳng d có đường thẳng d có phương trình x – 2y + 3 = 0 và đường tròn (C) có phương trình: 0442 22 =−+−+ yxyx . c. Tìm ảnh của M, d, và (C) qua phép đx tâm O. d. Tìm ảnh của M, d, và (C) qua phép đx tâm I(1; 2). Dạng 2: Tìm tâm đx của một hình. Bài tập1: Trong các hình tam giác đều, hình bình hành, ngũ giác đều, lục giác đều, hình nào có tâm đx? Bài 2: Tìm một hình có vô số tâm đx. F. Bài tập nâng cao:Dùng phép đx tâm giải một số bài toán hình học: Bài 1: Cho góc nhọn xOy và một điểm A thuộc miền trong của góc đó. Hãy tìm một đường thẳng đi qua A và cắt Ox, Oy theo thứ tự tại hai điểm M, N sao cho A là trung điểm của MN. Bài 2: Cho tam giác ABC. Gọi H là trực tâm tam giác, H ’ là điểm đx của H qua trung điểm của cạnh BC. Chứng minh rằng H thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác đã cho. $5. PHÉP QUAY A. Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1. Kiến thức: +) Biết được định nghĩa của phép quay. +) Nắm được các tính chất của phép quay. 2. Kỹ năng: +) Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép quay. B. Kiến thức cơ bản: 1. Tiếp cận định nghĩa phép quay, góc quay, ví dụ minh họa. 2. Tính chất. C. Câu hỏi học thuộc: 1. Định nghĩa phép quay tâm O góc quay α ? 2. Tính chất cơ bản của phép quay? D. Câu hỏi vận dụng: 1. Gọi M ’ là ảnh của M qua quay tâm O góc 90 0 , nhận xét gì về vectơ OM , ' OM ? 2. Xây dựng biểu thức tọa độ của phép quay tâm O góc 90 0 ? 3. Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M( x; y). Tìm tọa độ của điểm M ’ là ảnh của điểm M qua quay tâm O góc quay α ? E. Bài tập vận dụng: Xác định ảnh của một hình qua một phép quay Bài 1: Cho hình vuông ABCD tâm O. a. Tìm ảnh của điểm C qua phép quay tâm A góc 90 0 . b. Tìm ảnh của đường thẳng BC qua phép quay tâm O góc 90 0 . Bài 2: Cho điểm O và tam giác ABC. Dựng ảnh của điểm A, cạnh AB, tam giác ABC qua phép quay tâm O, góc quay 60 0 , ngược chiều kim đồng hồ. Bài 3: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M( 2; 0), đường thẳng d có đường thẳng d có phương trình x + y – 2 = 0 và đường tròn (C) có phương trình: 0442 22 =−+−+ yxyx .Tìm ảnh của M, d và (C) qua phép quay tâm O góc 90 0 F. Bài tập nâng cao: Dang 1: Dùng phép quay chứng minh bài toán hình học: Bài tập: Cho ba điểm thẳng hành A, B, C, điểm B nằm giữa A và C. Dựng về một phía của đường thẳng AC các tam giác đều ABE và BCF. a. Chứng minh rằng: AF = EC và góc giữa AF và EC bằng 60 0 . b. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AF và EC, chứng minh tam giác BMN đều. Dạng 2: Dùng phép đx trục giải bài toán dựng hình. Bài tập: Cho hai đường thẳng a, b và điểm C không nằm trên chúng. Hãy tìm trên a và b lần lượt hai điểm A và B sao cho tam giác ABC là tam giác đều. $ 6. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU A. Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1. Kiến thức: Biết được: +) Khái niệm về phép dời hình. +) Phép tịnh tiến, phép đx trục, đx tâm, phép quay là phép dời hình +) Nếu thực hiện liên tiếp hai phép dời hình là một phép dời hình. +) Tính chất của phép dời hình. +) Khái niệm hai hình bằng nhau. 2. Kỹ năng: +) Vận dụng phép dời hình giải bài tập. +) Chứng minh hai hình bằng nhau. B. Kiến thức cơ bản: 1. Định nghĩa, ví dụ. 2. Tính chất, chứng minh tính chất. 3. Thực hiện liên tiếp hai phép dời hình được một phép dời hình, ví dụ. 4. Hai hình bằng nhau C. Câu hỏi học thuộc: 1. Khái niệm phép dời hình? 2. Tính chất của phép dời hình? 3. Khái niệm hai hình bằng nhau? D. Câu hỏi vận dụng: 1. Cách tìm ảnh của một điểm, một hình qua phép dời hình? 2. Phương pháp cm hai hình bằng nhau? E. Bài tập vận dụng: Dạng 1: Xác định ảnh của một hình qua phép dời hình. Bài 1: Trong mặt phẳng Oxy cho các điểm A(-3; 2), B(-4; 5), C(-1; 3). a. Chứng minh rằng các điểm A ’ (2; 3), B ’ (5; 4), C ’ (3; 1) theo thứ tự là ảnh của A, B, C qua phép quay tâm O góc – 90 0 . b. Gọi tam giác 111 CBA là ảnh của tam giác ABC qua phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc – 90 0 và phép đx qua trục Ox. Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác 111 CBA . Bài 2: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 3x – y – 3 = 0 Viết phương trình đường thẳng d ’ là ảnh của đường thẳng d qua phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đx tâm I(1; 2) và phép tịnh tiến theo vectơ v = (-2; 1). Bài 3: : Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x – y = 0 Viết phương trình đường thẳng d ’ là ảnh của đường thẳng d qua phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm O góc 90 0 và và phép tịnh tiến theo vectơ v = (3; 1). Dạng 2: Chứng minh hai hình bằng nhau. Bài 1: Cho hình chữ nhật ABCD, Gọi E, F, H, K, O, I, J lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA, KF, HC, KO. Chứng minh rằng hai hình thang AEIK và FOIC bằng nhau. Bài 2: Cho hình vuông ABCD. Gọi I là tâm đx của nó, E, F, G, H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng hai hình thang AEID và FBEH bằng nhau. $ 7. PHÉP VỊ TỰ A. Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1. Kiến thức: Biết được: +) Định nghĩa của phép vị tự và tính chất. +) Ảnh của một đường tròn qua phép vị tự. 2. Kỹ năng: +) Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một đường tròn, …qua một phép vị tự. +) Xác định được tâm vị tự của hai đường tròn. +) bước đầu vận dụng được tính chất của phép vị tự để giải toán. B. Kiến thức cơ bản: 1. Định nghĩa phép vị tự: +) Định nghĩa +) Ví dụ minh họa. +) Nhận xét 2. Tính chất(Tự nghiên cứu). 3. Tâm vị tự của hai đường tròn: +) Định lý. +) Cách tìm tâm vị tự của hai đường tròn. C. Câu hỏi học thuộc: 1. Định nghĩa phép vị tự? 2. Nêu tính chất của phép vị tự? 3. Nêu cách tìm tâm vị tự của hai đường tròn bất kỳ? D. Câu hỏi vận dụng: 1. Phép vị tự xác định khi nào? 2. Cách xác định ảnh của một điểm, một đường thẳng, một đường tròn qua phép vị tự tâm O tỉ số k trong cả hai trường hợp k < 0, hoặc k > 0? E. Bài tập vận dụng: Dạng 1: Xác định ảnh của một hình qua phép vị tự. Bài 1: Cho điểm O và ba điểm không thẳng hàng A, B, C. Dựng ảnh của điểm A, đoạn thẳng AB, Tam giác ABC qua phép vị tự tâm O tỉ số 2. Bài 2: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn và H là trực tâm. Tìm ảnh của tam giác ABC qua phép vị tự tâm H tỉ số 2 1 . Bài 3: Dựng ảnh của đường tròn (I; 2) qua phép vị tự tâm O tỉ số 3. Bài 4: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 3x + 2y– 6= 0 Viết phương trình đường thẳng d ’ là ảnh của đường thẳng d qua phép vị tự tâm O tỉ số -2. Dạng 2: Tìm tâm vị tự của hai đường tròn. Bài 2 trang 29 – SGK. $8. PHÉP ĐỒNG DẠNG A. Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1. Kiến thức: Biết được: +) Khái niệm về phép đồng dạng; +) Tính chất của phép đồng dạng +) Khái niệm hai hình đồng dạng 2. Kĩ nămg: +) Vậng dụng giải toán. B. Kiến thức cơ bản: 1. Định nghĩa, nhận xét(Chú ý nhận xét 3), ví dụ minh họa 2. Tính chất, chú ý 3. Hình đồng dạng, ví dụ minh họa. C. Câu hỏi học thuộc: 1. Khái niệm phép đồng dạng? 2. Nêu tính chất của phép đồng dạng? 3. Khái niệm về hai hình đồng dạng? D. Câu hỏi vận dụng: 1. Lấy ví dụ thực tế minh họa phép đồng dạng? 2. Nêu cách xác định ảnh của một hình qua phép đồng dạng? 3. Phát biểu: “ Phép vị tự tỉ số k là phép đồng dạng tỉ số k ” đúng hay sai? Tại sao? 4. Khi cho phép đồng dạng tỉ số k, em có nhận xét gì về k? Hãy tính giá trị của k? 5. Khi cho hình H ’ là ảnh của hình H qua phép đồng dạng tỉ số k, em có kết luận gí về H và H ’ ? 6. Nêu cách chứng minh hai hình đồng dạng? E. Bài tập vận dụng: Dạng 1: Xác định ảnh của một hình qua phép đồng dạng Bài 1: Cho tam giác ABC. Xác định ảnh của nó qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm B tỉ số 2 1 và phép đx qua đường trung trực của BC. Bài 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d có phương trình: x + y – 2 = 0. Viết phương trình đường trẳng d ’ là ảnh của d qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số 2 1 và phép quay tâm O góc – 45 0 . Bài 3: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm I(1 ; 1) và đường tròn tâm I bán kính 2. Viết phương trình của đường tròn là ảnh của đường tròn trên qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O, tỉ số 2 và phép quay tâm O, góc 45 0 . Dạng 2: Chứng minh hai hình đồng dạng với nhau. Bài 1: Cho hình chữ nhật ABCD, AC và BD cắt nhau tại I. Gọi H, K, L và J lần lượt là trung điểm của AD, BC, KC và IC. Chứng minh hai hình thang JLKI và IHDC đồng dạng với nhau. Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, AH là đường cao kẻ từ A. Tìm một phép đồng dạng biến tam giác HBA thành tam giác ABC. F. Bài tập nâng cao: Dùng phép đồng dạng để giải toán. Bài 1: Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau và điểm C nằm giữa a và b. Tìm trên a và b các điểm A và B tương ứng sao cho tam giác ABC vuông cân ở A. Bài 2: Cho điểm A thuộc nửa đường tròn C đường kính BC. Dựng phía ngoài của tam giác ABC một tam giác ABD vuông cân ở D. Tìm tập hợp các điểm D khi A chạy trên nửa đường tròn C. CHƯƠNG II . ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG $1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG A. Chuẩn kiến thức kĩ năng: 1. Kiến thức: +) Nắm được quy tắc vẽ hình biểu diễn của một hình không gian. +) Nắm được các tính chất thừa nhận. +) Biết được cách xác định mặt phẳng. +) Biết được khái niệm hình chóp, hình tứ diện. 2. Kĩ năng: +) Vẽ được hình biểu diễn của một số hình không gian đơn giản. +) Xác định được giao điểm của hai đường thẳng, của đường thẳng và mặt phẳng; giao tuyến của hai mặt phẳng. +) Biết chứng minh ba điểm thẳng hàng. +) Xác định được đỉnh, cạnh bên, cạnh đáy, mặt bên, mặt đáy của một hình chóp. B. Kiến thức cơ bản: I. Khái niệm mở đầu: 1. Mặt phẳng. 2. Điểm thuộc mặt phẳng 3. Hình biểu diễn của một hình không gian: Quy tắc vẽ hình. II. Các tính chất thừa nhận. III.Cách xác định một mặt phẳng: 1. Các cách xác định một mặt phẳng 2. một số ví dụ IV. Hình chóp và hình tứ diện: 1. Hình chóp và các yếu tố của nó. 2. Hình tứ diện và các yếu tố của nó. 3. Ví dụ. C. Câu hỏi học thuộc: 1. Nêu quy tắc vẽ hình biếu diễn của một hình không gian? 2. Nêu các tính chất thừa nhận?

Ngày đăng: 17/09/2013, 08:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

6. Phép dòi hình; Phép đồng dạng 1 - hinh11
6. Phép dòi hình; Phép đồng dạng 1 (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w