Cùng với việc đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, Nhà nước chủ trương trao quyền tự chủ ngày càng nhiều, nhà nước cũng đòi hỏi cơ sở giáo dục phải tăng cường hoạt độn
Trang 1MỤC LỤC
4 Đề xuất các giải pháp giải quyết tình huống 4
5 Tổ chức thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu đề ra 5
6 Phân tích nguyên nhân và hậu quả của việc giáo viên dạy thêm
không đúng quy định
8
Phần I: Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Thực hiện tinh thần Nghị quyết 29, Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương Đảng khóa XII về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là
Trang 2quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình,
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” Thể hiện tinh thần nhất quán của Đảng ta là xác định GD&ĐT không chỉ là quốc sách hàng đầu, mà còn là một trong những
kế sách được ưu tiên đi trước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển
Cùng với việc đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, Nhà nước chủ trương trao quyền tự chủ ngày càng nhiều, nhà nước cũng đòi hỏi
cơ sở giáo dục phải tăng cường hoạt động tự kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục để đảm bảo quyền tự chủ được thực hiện đúng quy định Trong việc thực hiện công tác giảng dạy thì ngoài học chính khoá ở nhà trường việc học thêm còn là một nhu cầu của một bộ phận học sinh và gia đình nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, chúng ta phải thừa nhận mặt tích cực của việc dạy thêm, học thêm trong quá trình nâng cao chất lượng học tập, đặc biệt là đối với học sinh
Tuy nhiên, cũng còn những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong việc dạy thêm ở một số giáo viên ở các trường gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của nhà giáo, gây nhiều bất bình trong xã hội Việc dạy thêm, học thêm xét về một khía cạnh nào đó là nhu cầu của người học Nhưng vẫn còn ở đâu đó đã bị biến tướng dưới nhiều hình thức, mà mục đích chủ yếu của người dạy là vì kinh tế Một số ít thầy cô giáo đã gây khó khăn cho những học sinh không học thêm bằng nhiều cách, gây thiệt thòi cho những cháu không đi học thêm, như cho học sinh học thêm biết trước chương trình kiểm tra, dạy sơ sài ở lớp khiến học sinh không đi học thêm không hiểu bài
Nhằm chấn chỉnh và quản lý tốt việc dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GD&ĐT; Quyết định 61/2012/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Trang 3Để thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua, qua kiểm tra việc dạy thêm, học thêm ở các trong toàn tỉnh, nhìn chung có các hình thức học thêm như sau :
- Hình thức thứ nhất: Học thêm trong trường do nhà trường tổ chức quản
lý có 2 dạng: các lớp học thêm do học sinh đăng ký, nhà trường xếp thời khoá biểu ngoài giờ học chính khoá
- Hình thức thứ hai: Giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường
Do đó, yêu cầu ngành giáo dục phải có những biện pháp tích cực để kịp thời ngăn chặn những hiện tượng dạy thêm, học thêm không đúng quy định và cần tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm như thế nào cho có hiệu quả?
Đó là lý do tôi chọn đề tài này
2 Giới hạn của đề tài
Bản thân là cộng tác viên thanh tra của Sở giáo dục, là phó hiệu trưởng của trường THPT Tôi xin được trình bày một trong những tình huống có liên quan đến việc dạy thêm, học thêm ở trường THPT có thể xảy ra ở trường mà mình phải giải quyết
Cụ thể phải việc giải quyết đơn phản ánh của một công dân về việc dạy thêm, học thêm
Bài viết này là mang tính chất minh họa, với khuôn khổ bài viết về tình huống, cho phép tôi được sử dụng nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu Những kiến nghị giải quyết còn mang tính chủ quan của cá nhân, mặt khác do khả năng nhận thức vấn đề còn hạn chế cho nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong được sự thông cảm, giúp đỡ, đóng góp của quý lãnh đạo, thầy cô và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu đạt được hiệu quả cao hơn
Trang 4PHẦN II: NỘI DUNG
1 Mô tả tình huống
Trường THPT A nhận được phản ánh của công dân về việc bà X(là giáo viên của trường) tổ chức dạy thêm trái phép ngoài trường và có biểu hiện trù dập cháu nào không tham gia lớp học thêm do bà tổ chức bằng cách chấm cho điểm thấp hơn so với kết quả các cháu làm được Anh(chị) hãy nghiên cứu, đề xuất hướng sử lý phản ánh nêu trên?
2 Mục tiêu xử lí tình huống
Qua phân tích đơn phản ánh của công dân, có 2 nội dung lớn cần phải kiểm tra, xác minh để làm rõ:
a) Cô giáo X dạy thêm tại ngoài trường có đúng không? có hợp pháp không?
b) Việc chấm bài kiểm tra của học sinh có chính xác, công bằng không?
có thiên vị không? có đảm bảo theo quy chế chuyên môn không?
3 Phân tích tình huống
Đây là tình huống tố cáo của công dân về việc vi phạm của giáo viên
4 Đề xuất các giải pháp giải quyết tình huống
- Hiệu trưởng tiếp nhận đơn của công dân(yêu cầu cung cấp thông tin nói
rõ dạy ở đâu, thời gian nào?)
- Mời giáo viên X đến văn phòng nhà trường làm việc, yêu cầu giáo viên giải trình và làm báo cáo sự việc nêu trong đơn của công dân để xác minh và đối chiếu các nội dung có liên quan Đồng thời tổ chức kiểm tra hồ sơ, bài kiểm tra của học sinh
Như vậy sẽ xảy ra 2 phương án
Trang 5- Phương án 1: Nếu giáo viên X thừa nhận đúng sự việc mà công dân phản ánh (có nghĩa là phản ánh của công dân là đúng) thì Hiệu trưởng có biện pháp xử lý theo Luật định
- Phương án 2: Nếu giáo viên X không thừa nhận sự việc mà công dân
phản ánh thì Hiệu trưởng tổ chức cử Thanh tra viên đi xác minh nơi dạy thêm của giáo viên X và tổ chức thanh tra công tác chấm chữa bài cho học sinh Có thể xảy ra 2 trường hợp
+ Trường hợp 1: Phản ánh của công dân là không đúng thì mời người
phản ánh đến và giải thích việc phản ánh đó là không đúng Yêu cầu người phản ánh chấm dứt
Nếu người phản ánh cố tình gửi lên cấp trên thì người phản ánh thuộc cố tình phản ánh, tố cáo sai sự thật thì xử lý theo luật Tố cáo tội vu khống người khác
+ Trường hợp 2: Phản ánh của công dân là đúng sự thật thì hiệu trưởng
yêu cầu giáo viên phải chấm dứt ngay với lý do vì có hành vi ép học sinh phải học thêm để thu tiền chứ không phải là thỏa thuận với học sinh và giải quyết theo luật định
5 Tổ chức thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu đề ra
- Căn cứ Luật tiếp công dân 2013;
- Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân;
- Căn cứ vào Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 03/10/2012 và Nghị định
76/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
- Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên X đến văn phòng nhà trường để giải trình và yêu cầu làm bản tường trình các nội dung có liên quan đến đơn phản ánh của công dân
Trang 6- Hiệu trưởng yêu cầu tổ chuyên môn cung cấp bài kiểm tra và sổ điểm do giáo viên X giảng dạy
- Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên X cung cấp danh sách học sinh đi học thêm tại nhà riêng
- Sau đó yêu cầu thanh tra viên tiến hành chấm lại bài kiểm tra của học sinh, đồng thời kiểm tra đối chiếu điểm bài kiểm tra với sổ ghi điểm của lớp, đối với những học sinh đi học thêm và học sinh không đi học thêm để so sánh, đối chiếu
Nhằm giải quyết đúng , chính xác những nội dung trên, cần phải xác định những vấn đề cơ bản sau:
1 Việc bà X mở lớp dạy thêm tại nhà riêng có đăng ký đúng với qui định theo quyết định số 61/2012/QĐ –UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Là Cai không? có hợp pháp không?
2 Về việc ghi điểm, chấm bài kiểm tra cho học sinh của bà X có đúng qui định không?
3 Bà X chấm điểm học sinh có công bằng không ? có nâng điểm cho học sinh đi học thêm không?
4 Nếu bà X sai phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính Phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm bồi thường hoàn trả của viên chức và Nghị định 138/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
-Một số nội dung làm căn cứ xử lý nếu vi phạm:
* Căn cứ vào Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định: “ Nhà giáo và người học không được có hành vi gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh, giảng dạy
và học tập” Do đó, đây là việc điển hình trong việc vi phạm qui chế chuyên môn, quy định về dạy thêm, học thêm ;
Trang 7* Căn cứ Nghị định 138/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục Hiệu trưởng lập Tờ trình về việc đề xuất xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giáo dục gửi sở Giáo dục và Đào tạo đôí với bà X đã
vi phạm những khoản như sau:
1 Vi phạm điểm d khoản 1 điều 7 mục 1 (chương 2) Nghị định 138/2013/ NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ “ tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép”, mức phạt từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
2 Vi phạm điểm a khoản 1 điều 14 mục 4 (chương 2) Nghị định 138/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học không đúng quy chế
3 Hình thức xử phạt bổ sung:
Tại điểm b khoản 2 điều 7 mục 1 ( chương 2) Nghị định 138/2013/NĐ-CP
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định đình chỉ hoạt động dạy thêm từ 12 tháng đến 24 tháng;
Tại điểm b khoản 3 (chương 2) quy định buộc trả lại tiền cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại
Tại khoản 2 điều 14 mục 4 ( chương 2) quy định biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả người học
Như vậy, trước tình hình thực tế xã hội ngày nay, nền kinh tế thị trường tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn nhiều hạn chế cần có nhiều biện pháp để khắc phục, đời sống của giáo viên tuy có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, để đối phó với thực tế ấy một số giáo viên phải xoay sở bằng nhiều cách
vì thế không tránh khỏi những sai phạm hoặc tiêu cực, trường hợp giáo viên X cũng nằm trong thực tế đó
Trang 8Tuy nhiên cũng phải nghiêm túc phê bình những trường hợp vi phạm và có hình thức xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm để kịp thời ngăn chặn việc dạy thêm, học thêm “tràn lan”, gây mất niềm tin đối với xã hội và phụ huynh học sinh
6 Phân tích nguyên nhân và hậu quả của việc giáo viên dạy thêm không đúng quy định
6.1 Phân tích nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy thêm, học thêm có triển khai nhưng chưa sâu rộng đến toàn xã hội, chưa cụ thể hoá nên tác dụng chưa cao
- Việc nhận thức pháp luật về dạy thêm học thêm của một vài giáo viên chưa cao
- Một phần do đời sống kinh tế gia đình của một số giáo viên còn nhiều khó khăn nhất định, không có thu nhập nào khác ngoài lương chính nên việc dạy thêm để cải thiện đời sống hàng ngày là điều tất yếu
b) Nguyên nhân chủ quan
- Giáo viên X chưa hiểu rõ về quy định dạy thêm, học thêm, cố tình dạy thêm tại nhà để tăng thêm thu nhập cho gia đình, không đăng ký, xin phép với nhà trường, sở GD&ĐT
- Việc thiếu kiểm tra, quản lý của Hiệu trưởng nhà trường về dạy thêm, học thêm, không nắm rõ giáo viên X có dạy thêm ở nhà hay không
6.2 Phân tích hậu quả của việc dạy thêm, học thêm
- Việc quản lý dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường còn đang gặp nhiều bất cập Do địa bàn khá rộng, tính chất của các lớp học rất đa dạng Một số thầy
cô giáo đã dạy trước bài cho học sinh để đối phó bài kiểm tra định kỳ
- Một số giáo viên dùng áp lực điểm số để thu hút học sinh học thêm, hoặc chấm điểm không công bằng đối với học sinh, nhất là những trường hợp
Trang 9học sinh không đi học thêm, hiện tượng này không nhiều nhưng nó là nguyên nhân tạo ra sự bất bình của xã hội, làm ảnh hưởng không ít đến uy tín của thầy
cô giáo
- Việc dạy thêm, học thêm không phép nếu không kip thời ngăn chặn, chấn chỉnh sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn, làm mất niềm tin đối với xã hội và Phụ huynh học sinh
Nhằm hạn chế việc dạy thêm, học thêm không phép dẫn đến việc vi phạm hành chính như trên cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
a) Tạo điều kiện để thu hút tối đa học sinh vào các lớp học tăng tiết, lớp
2 buổi, lớp bán trú tại trường để có thêm thời gian củng cố kiến thức cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.Việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiêm của giáo viên bộ môn Nhưng nhà trường phải theo dõi, khảo sát chất lượng học sinh, từ đó có biện pháp kịp thời uốn nắn giúp đỡ giáo viên và học sinh
b) Đối với các lớp dạy thêm ở nhà, giáo viên chỉ được phép hoạt động sau khi đã được cấp phép của cấp có thẩm quyền Đồng thời giáo viên phải làm cam kết với nhà trường là chỉ dạy thêm học sinh khi có yêu cầu của Phụ huynh học sinh nhằm mục đích củng cố kiến thức cho các em, hướng dẫn học sinh làm thành thạo các bài tập, không được phép dạy trước chương trình, không được đe doạ, trù dập học sinh hoặc dùng điểm số để làm áp lực với các em Nói chung là phải đảm bảo thực hiện tốt các hướng dẫn, chỉ đạo về dạy thêm, học thêm của Lãnh đạo các cấp
Nếu giáo viên cố tình vi phạm những quy định trên thì phải bị xử lý kỷ luật
theo quy định của Ngành và Pháp luật
c) Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học, giúp học sinh nắm chắc bài, xây dựng, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu là một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế việc dạy thêm,
học thêm không phép
Trang 10PHẦN III: KẾT LUẬN
1 Đánh giá chung:
Dạy thêm, học thêm thực chất là việc giáo viên bổ trợ kiến thức cho học sinh, giúp các em học khá hơn, bởi thế bản chất của dạy thêm, học thêm không phải là xấu Tuy nhiên, ở đâu đó, những biểu hiện không lành mạnh của dạy thêm, học thêm đã làm bức xúc cho học sinh và phụ huynh học sinh, thậm chí có cái nhìn không mấy thiện cảm với thầy, cô giáo Qua quá trình thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng những văn bản hướng dẫn cụ thể của địa phương, việc triển khai dạy thêm, học thêm ở Vĩnh Phúc được đánh giá là cơ bản đi vào nền nếp Sự xuất hiện ngày càng nhiều những nhóm, lớp phụ đạo học sinh yếu kém đã giúp cho mặt bằng chất lượng học tập ở các lớp đồng đều và tiến bộ hơn Những bài giảng ngoài giờ, thậm chí
ở ngay tại nhà học sinh khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt của các thầy, cô giáo đã giúp cho không ít học sinh bớt đi nguy cơ phải nghỉ học vì không theo kịp bạn
bè, thêm phần vững tâm khi tới lớp Đặc biệt kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh đã tăng cả về số lượng và chất lượng
Mặt khác, phải thừa nhận rằng, những biểu hiện tiêu cực của dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại, dù không phổ biến, song lại gây nhiều bức xúc Việc chấm dứt dạy thêm, học thêm không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà cần phải có sự hợp tác từ phía phụ huynh và sự quản lý của các cấp Tuy nhiên trên thực tế do nhu cầu của HS và PHHS mục đích học thêm chủ yếu là để thi và
đỗ vào các trường theo nguyện vọng Vì vậy đương nhiên phải đi học thêm mới
có đủ kiến thức phù hợp thi đầu vào các bậc học
Để quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm hiện nay thì vấn đề cốt lõi
là phải tạo ra sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người Với thực tế học tập như hiện nay, học sinh buộc phải học thêm ngoài giờ rất nhiều (kể cả làm bài tập
ở nhà và học thêm có trả học phí), như vậy thì con em các gia đình nghèo làm sao có được cơ hội học tập bình đẳng với con em các gia đình khá giả Với quan