1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KT 1 tiết THCS LƯƠNG TẤN THỊNH

8 216 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 82 KB

Nội dung

KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Sử 6 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) I. Hãy khoanh tròn vào câu đúng nhất. (2 điểm) Câu 1. Lịch sử là gì? A. Những gì xảy ra trong quá khứ. B. Sự hiểu biết của con người về quá khứ. C. Sự ghi lại các sự kiện diễn ra xung quanh con người. D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ. Câu 2. Người tối cổ sống thành: A. Từng gia đình trong hang động, mái đá hoặc ngoài trời. B. Nhiều nhóm gia đình, có người đứng đầu. C. Từng bầy, gồm vài chục người, trong hang động mái đá. Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm: A. Trung Quốc, Hy lạp, Ai Cập, Lưỡng Hà. B. Lưỡng Hà, Roma, Ấn Độ, Trung Quốc. C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Câu 4. Xã hội cổ đại phương Tây gồm hai giai cấp chính là: A. Chủ nô, nô lệ B. Chủ xưởng, nô lệ C. Chủ xưởng, chủ thuyền II. Hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các câu sau đây. (1 điểm)  1. Người tinh khôn có hình dáng đi thẳng đứng, người tối cổ đi lao về phía trước.  2. Người tối cổ có hình dáng giống người hiện đại hơn người người tinh khôn.  3. Thể tích hộp sọ của người tinh khôn lớn hơn người tối cổ.  4. Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 4 vạn năm. III. Nối tên các nhà khoa học và lĩnh vực nghiên cứu của họ cho phù hợp. (1 điểm) A B Nối A – B Lĩnh vực nghiên cứu Tên các nhà khoa học 1. Toán học a. Acsimét 2. Sử học b. Stơrabôn 3. Địa lý c. Hê-rô-đôt. Tuxiđit 4. Vật lý học d. Platôn, Arixtốt 5. Triết học e. Talét, Pitago, Ơclit B. PHẦN TỰ LUẬN. (6 Điểm) 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở đâu? Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm? (3 điểm) 2. Trình bày những điểm mới trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy ? (3 điểm) ĐÁP ÁN Môn : Sử 6 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (4 điểm) I. 1A 2. C 3.C 4. A (2 điểm) II. 1. Đ 2. S 3. Đ d. S (1diểm) III. 1e 2c, 3. b 4. a 5. d (1diểm) B. PHẦN TỰ LUẬN. (6 Điểm) 1. – Từ cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN, các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở lưu vực các con sông lớn: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. - Vì đất đai màu mỡ dễ trồng trọt. 2.- Đời sống vật chất: người nguyên thủy không ngừng cải tiến công cụ sản xuất và làm đồ gốm. Họ biết trồng trọt và chăn nuôi, cải thiện đời sống. - Đời sống tinh thần: người nguyên thủy không chỉ biết lao động mà còn làm và sử dụng đồ trang sức. Con người đã có ý thức về tôn giáo, đời sống tinh thần rất phong phú. KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Sử 7 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) I. Hãy điền từ thích hợp và chỗ chấm . (1 điểm) 1. Năm 1009 Lê Long Đỉnh chết, triều thần tôn ……….… lên làm vua, lập ra nhà …………… 2. Năm 1010 ………… …đặt niên hiệu là Thuận Thiện và quyết định dời đô về …………… II. Hãy nối ý ở cột A và B cho đúng. (1điểm) 1. A- Nhân vật lịch sử B- Triều đại thành lập Nối A với B 1- Hốt Tất Liệt 2- Triệu Khuôn Dẫn 3- Chu Nguyên Chương 4- Bộ tộc Mãn Thanh a- Triều Thanh b- Triều Nguyên c- Triều Tống d- Triều Minh 2. A- Triều đại B- Nơi đóng đô Nối A với B 1- Hốt Tất Liệt 2- Triệu Khuôn Dẫn 3- Chu Nguyên Chương 4- Bộ tộc Mãn Thanh a- Triều Thanh b- Triều Nguyên c- Triều Tống d- Triều Minh III. Hãy chọn câu trả lời đúng. (3 điểm) Câu 1. Các giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến phương Đông là: (0,5 điểm) A. Lãnh chúa, nông dân lĩnh canh C. Địa chủ, nông nô B. Địa chủ, nông dân lĩnh canh D. Lãnh chúa, nông nô Câu 2. Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa ở châu Âu hình thành dựa vào yếu tố nào? (0,5 điểm) A. Nguồn nhân công dồi dào từ nông nô, nô lệ. B. Có nguồn vốn khổng lồ từ buôn bán, cướp bóc. C. Lập xưởng sản xuất quy mô lớn, công ty thương mại, đồn điền. D. Cả A, B, C đúng. Câu 3. Nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê phát triển như thế nào? (0,5 điểm) A. Phát triển thịnh vượng C. Kém phát triển B. Ổn định và bước đầu phát triển D. Cả A, B, C đúng. Câu 4. Để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc nhà Lý làm gì? (0,5 điểm) A. Gả công chúa, ban chức tước cho các tù trưởng. B. Đem quân tấn công xâm lược nhà Tống, Cham Pa. C. Quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. D. Cả A, B, C đúng. Câu 5. Ai là người có công dẹp “loạn 12 sứ quân” thống nhất đất nước? (0,5 điểm) A. Lê Hoàn B. Đinh Bộ Lĩnh C. Lý Thường Kiệt D. Ngô Quyền Câu 6. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn thắng lợi là do: (0,5 điểm) A. Lê Hoàn tài giỏi được nhân dân ủng hộ B. Quân Tống chưa đủ mạnh C. Lê Hoàn không có tài chỉ huy quân sự D. Cả A, B, C đúng. B. PHẦN TỰ LUẬN. (5 điểm) 1- Chép lại bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” cho biết ý nghĩa tác dụng của bài thơ (2 điểm) 2- Tường thuật cuộc chiếu đấu giữa quân ta và quân Tống tại phòng tuyến Như Nguyệt? Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? (3 điểm) ĐÁP ÁN Môn : Sử 7 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) I. Điền từ: 1. (1) Lý Công Uẩn (2) Nhà Lý 2. (1) Lý Công Uẩn (2) Đại La II. Nối: 1. 1-b 2-c 3-d 4-a 2. 1-b 2-c 3-a III. Chọn câu trả lời đúng: Câu 1. B Câu 2. D Câu 3. B Câu 4. A Câu 5. B Câu 6. A B. PHẦN TỰ LUẬN. (5 điểm) 1. - Học sinh chép được bài thơ. (1 điểm) - Nêu được ý nghĩa, tác dụng của bài thơ. (1 điểm) Ý nghĩa: Khẳng định nền độc lập tự chủ, nó như một bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của dân tộc ta. Tác dụng: + Khích lệ tinh tầhn chiến đấu của quân sĩ ta. + Làm cho quân địch chán nản, mệt mỏi, sợ hãi. 2. - Tường thuật trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyện như vở ghi. (1 điểm) - Nêu được những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thương Kiệt (1,5 điểm) + Ra chủ trương tiến công trước để tự vệ. + Dùng thơ đánh giặc. + Đánh giặc bằng chiến tranh du kích. + Chủ động kết thúc chiến tranh bằng chủ trương mềm dẻo, giảng hòa. KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Sử 8 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) 1. Điền từ thích hợp và chỗ trống: a. ……………………. là đế quốc quân phiệt hiếu chiến. b. Chủ nghĩa đế Quốc Pháp là …………………………. c. ………………………. là đế quốc thực dân. 2. Xếp vào bảng sau: * Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình hình kinh tế của Anh, Pháp, Đức, Mĩ: a. Công nghiệp phát triển sớm g. Đầu tư vào thuộc địa b. Đất nước thống nhất h. Tài nguyên phong phú c. Thị trường mở rộng i. Hòa bình lâu dài d. Hậu quả của chiến tranh k. Ứng dụng thành tựu e. máy móc lạc hậu khoa học kĩ thuật Nước Nguyên nhân Anh Pháp Đức Mĩ 3. Nước nào mà được gọi là đế quốc mà “mặt trời không bao giờ lặn”: a. Pháp b. Anh c. Mĩ d. Nga 4. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện, gắn liền với tên tuổi: a. Xmít và Ri các-đô b. Phoi-ơ-bách và Hêghen c. Puốc-kin-giơ d. Xanh-xi-mông và Ô-oen B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) 1. Hoàn cảnh ra đời của công xã? Diễn biến cuộc khởi nghĩa 18/3/1871? Ý nghĩa của công xã Pari? (4 điểm) 2. Từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX trong các nước đế quốc có những chuyển biến quan trọng nào? (2 điểm) ĐÁP ÁN Môn : Sử 8 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) 1. (1 điểm) a. Chủ nghĩa đế quốc Đức b. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi c. Chủ nghĩa đế quốc Anh 2. (2 điểm) Anh : a, e, g Pháp : a, d Đức : b, k Mĩ : i, h, k, c 3. (0,5 điểm) b 4. (0,5 điểm) b B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 Điểm) 1. * Hoàn cảnh: Mâu thuẫn trong nước cao, Đức trong quá trình thống nhất, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ diễn ra, Pháp thất bại. Nhân dân Pari khởi nghĩa, chính phủ lâm thời được thành lập. (1 điểm) * Diễn biến: - Ngày 18/3/1871: Chi-e, cho quân đánh úp đồi Mông-mác nhưng bị sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân, quân Chi-e bị vậy chặt, binh lính ngã về nhân dân. - Quân chính phủ chạy về Véc-xai, ủy ban Trung ương Quốc dân đảm nhiệm vai trò chính phủ lâm thời. (2 điểm) * Ý nghĩa: - Xây dựng hình ảnh của một chế độ mới. - Cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới. - Để lại nhiều bài học quý báu. (1 điểm) 2. Những chuyển biến quan trọng: - Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, tập trung sản xuất và tư bản, các công ty độc quyền lớn hình thành, chi phối đời sống xã hội. (1 điểm) - Giữa thế kỷ XIX, các nước phương Tây tăng cường xâm lược thuộc địa. - Đầu thế kỷ XX, “Thế giới đã bị phân chia xong”. (1 điểm) KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Sử 9 A. PHẦN TỰ LUẬN: (6 Điểm) Câu 1. (2 điểm) Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX? Câu 2. (2 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN? Câu 3. (2 điểm) Trình bày nguyên nhân, diễn biến chính của cách mạng Cu Ba (1959) B. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn ý đúng nhất của các câu sau: Câu 1. (0,5 điểm) Chủ nghĩa xã hội hình thành hệ thống thế giới vào năm: A. 1945 B. 1946 C. 1949 D. 1950 Câu 2. (0,5 điểm) Bốn quốc gia nào ở châu Á được gọi là “Bốn con rồng nhỏ ở châu Á”: A. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan. B. Thái Lan, Xingapo, Đài Loan, Việt Nam. C. Ấn Độ, Brunây, Thái Lan, Malaixia. D. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Xingapo. Câu 3. (0,5 điểm) Năm 1960 được gọi là “năm châu Phi” vì năm này: A. Nổ ra phong trào giải phóng dân tộc. B. Có 17 quốc gia giành được độc lập. C. Năm sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. D. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai. Câu 4. (2,5 điểm) Hãy kết nối một ô ở cột bên trái với một ô ở cột phải sao cho đúng nội dung lịch sử: a. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) là tổ chức của …… 1. Liên bang Xô Viết b. Khối quân sự SEATO ở …… 2. Trung Quốc c. Đường lối “3 ngọn cờ hồng” được thực hiện ở …… 3. Tổ chức AFTA d. Chiến thắng Hirôn (4/1961) ở …… 4. Đông Nam Á e. Các nước SNG trong …… 5. Các nước XHCN f. Khu vực mậu dịch tự do chỉ …… 6. Cu Ba ĐÁP ÁN Môn : Sử 9 A. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. (2 điểm) Gồm 2 ý (mỗi ý đúng được 1 điểm). - Về kinh tế: tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất công nghiệp tăng 9,6%, sản lượng công nghiệp chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ. (1 điểm) - Về Khoa học – Kỹ thuật: + Năm 1957: Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ. (0,5 điểm) + Nă 1961: Phóng tàu “Phương Đông” bay vòng quanh trái đất. (0,5 điểm) Câu 2. (2 điểm) Gồm 2 ý (mỗi ý đúng được 1 điểm). - Hoàn cảnh ra đời: sau khi giành được độc lập, một số quốc gia Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực. (0,5 điểm) Vào 8/8/1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) (0,5 điểm) - Mục tiêu hoạt động: là phát triển kinh tế, văn hóa trên tinh thần hợp tác, duy trì hòa bình và ổ định khu vực. (1 điểm) Câu 3. (2 điểm) Gồm 2 ý (mỗi ý đúng được 1 điểm). - Nguyên nhân: Do chế độ đô tài quân sự Batixta cai trị độc đoán và tàn bạo đối với nhân dân Cu Ba (1 điểm) - Diễn biến cách mạng Cu Ba: Vào ngày 26/7/1953: 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của Phiđen Caxtơrô mở cuộc tấn công vào pháo đài Môncađa, cuộc tấn công không giành được thắng lợi. Đến năm 1955 Phiđen Caxtơrô sang Mêhicô tiếp tục cuộc đấu tranh, đến 11/1956 Phiđen cùng 81 chiến sĩ trở về nước nhưng bị chặn đánh phần lớn hi sinh chỉ còn lại 12 người. Được sự giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh và lan rộng cả nước. Từ cuối năm 1958 các binh đoàn mở nhiều cuộc tấn công, vào 1/1/1959 chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cách mạng Cu Ba thắng lợi.(1 điểm) B. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. C (0,5 điểm) Câu 2. D (0,5 điểm) Câu 3. B (0,5 điểm) Câu 4. a-5, b-4, c-2, d-6, e-1, f-3 (2,5 điểm) . Điền từ: 1. (1) Lý Công Uẩn (2) Nhà Lý 2. (1) Lý Công Uẩn (2) Đại La II. Nối: 1. 1- b 2-c 3-d 4-a 2. 1- b 2-c 3-a III. Chọn câu trả lời đúng: Câu 1. B Câu. NGHIỆM. (4 điểm) I. 1A 2. C 3.C 4. A (2 điểm) II. 1. Đ 2. S 3. Đ d. S (1diểm) III. 1e 2c, 3. b 4. a 5. d (1diểm) B. PHẦN TỰ LUẬN. (6 Điểm) 1. – Từ cuối thiên

Ngày đăng: 07/08/2013, 01:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 1. Người tinh khôn có hình dáng đi thẳng đứng, người tối cổ đi lao về phía trước.  2 - KT 1 tiết THCS LƯƠNG TẤN THỊNH
1. Người tinh khôn có hình dáng đi thẳng đứng, người tối cổ đi lao về phía trước.  2 (Trang 1)
Câu 2. Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa ở châu Âu hình thành dựa vào yếu tố nào? (0,5 điểm) A - KT 1 tiết THCS LƯƠNG TẤN THỊNH
u 2. Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa ở châu Âu hình thành dựa vào yếu tố nào? (0,5 điểm) A (Trang 3)
2. Xếp vào bảng sau: - KT 1 tiết THCS LƯƠNG TẤN THỊNH
2. Xếp vào bảng sau: (Trang 5)
Câu 1. (0,5 điểm) Chủ nghĩa xã hội hình thành hệ thống thế giới vào năm: - KT 1 tiết THCS LƯƠNG TẤN THỊNH
u 1. (0,5 điểm) Chủ nghĩa xã hội hình thành hệ thống thế giới vào năm: (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w