1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ÔN THI SINH 12NC

42 225 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 532 KB

Nội dung

PHẦN I. DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I. CƠ CHẾ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ BÀI 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ SỰ NHÂN ĐÔI ADN .I Gen − Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm xác định (một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN). − Cấu trúc chung của gen cấu trúc có 3 vùng trình tự nuclêôtit theo thứ tự sau: ∗ Vùng điều hòa (vùng khởi đầu): nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. ∗ Vùng mã hóa: nằm ở giữa gen mang thông tin mã hóa axit amin. ∗ Vùng kết thúc: nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã. − Có 2 loại gen thường được đề cập là: ∗ Gen cấu trúc: mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng tế bào. ∗ Gen điều hòa là gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của gen khác. − Sự phân loại gen nêu trên dựa vào chức năng sản phẩm của gen. .II Mã di truyền Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin. .1 Mã di truyền là mã bộ ba vì: − Nếu mỗi nuclêôtit mã hóa 1 axit amin thì 4 loại nuclêôtit chỉ mã hóa được 4 loại axit amin. − Nếu cứ 2 nuclêôtit cùng loại hay khác loại mã hóa cho 1 axit amin thì 4 loại nuclêôtit sẽ mã hóa được 4 2 = 16 loại axit amin. − Còn 3 nuclêôtit mã hóa cho 1 axit amin thì số tổ hợp sẽ là 4 3 = 64 bộ ba thỏa mãn cho sự mã hóa 20 loại axit amin, .2 Các đặc điểm của mã di truyền là: − Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định liên tục theo từng cụm 3 nuclêôtit (không gối lên nhau) − Mã di truyền mang tính phổ biến. Tất cả sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ vài ngoại lệ). − Mã di truyền có tính đặc hiệu, nghĩa là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin. − Mã di truyền mang tính thoái hóa, nghĩa là một loại axit amin được mã hóa bởi 2 hay nhiều bộ ba khác nhau trừ 2 ngoại lệ: AUG mã hóa cho mêtionin ở sinh vật nhân thực và forminmêtionin ở sinh vật nhân sơ; UGG chỉ mã hóa 1 loại axit amin là triptôphan. − Mã di truyền có 1 bộ ba khởi đầu (AUG) và 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA). .III Cơ chế nhân đôi của ADN .1 Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ: − ADN tháo xoắn và tách 2 mạch đơn nhờ các enzim tháo xoắn và tách mạch. − Các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’  3’ nhờ sự tham gia của enzim ARN-pôlimeraza và ADN pôlimeraza. − Các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào kết hợp với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X). − ADN pôlimeraza chỉ bổ sung nuclêôtit vào nhóm 3’-OH, do vậy khi nhân đôi, một mạch được tổng hợp liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN, mạch còn lại được tổng hợp từng đoạn ngược chiều tháo xoắn của ADN gọi là đoạn Ôkazaki, sau đó các đoạn này được nối với nhau nhờ enzim nối ligaza tạo thành mạch mới bổ sung hoàn chỉnh. − Khi sự nhân đôi kết thúc, 2 phân tử ADN con được tạo ra giống hệt ADN mẹ. Mỗi phân tử ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường (nguyên tắc bán bảo toàn). − Các nguyên tắc thể hiện trong cơ chế nhân đôi của ADN là: bổ sung, bán bảo toàn,khuôn mẫu và ngược chiều. .2 Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực: − Về cơ bản nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực giống với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ. − Tuy nhiên, có một số điểm khác với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là: − ADN ở sinh vật nhân thực kích thước lớn nên sự nhân đôi xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản) và do nhiều loại enzim tham gia. − Mỗi đơn vị nhân đôi gồm 2 chạc chữ Y, mỗi chạc có 2 mạch, phát sinh từ một điểm khởi đầu và được nhân đôi đồng thời. − Xảy ra ở pha S của kỳ trung gian. − Do ADN có kích thước lớn và có nhiều phân tử ADN nên thời gian nhân đôi kéo dài hơn nhiều lần so với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ. BÀI 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ .I Cơ chế phiên mã. Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn. Đây là quá trình tổng hợp ARN. Phiên mã diến ra ở kỳ trung gian, lúc nhiễm sắc thể ở dạng dãn xoắn. .1 Cơ chế phiên mã ở sinh vật nhân sơ: Quá trình phiên mã được phân thành 3 Giai đoạn: khởi động, kéo dài và kết thúc. − Giai đoạn khởi động: Dưới tác động của enzim ARN-pôlimeraza một đoạn của phân tử ADN (gen) được tháo xoắn và tách 2 mạch đơn ra, trong đó một mạch đơn được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN. − Giai đoạn kéo dài: ∗ Khi enzim ARN-pôlimeraza di động trên mạch khuôn, mỗi nuclêôtit trên mạch khuôn kết hợp với 1 ribonuclêotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-U, T-A, G-X, X-G) ∗ Enzim di động theo chiều 3’  5’ và sợi ARN được tổng hợp theo chiều 5’  3’. − Giai đoạn kết thúc: ∗ Khi enzim ARN-pôlimeraza dịch chuyển gặp dấu hiệu kết thúc thì ngừng lại và nhã mạch khuôn ra, đồng thời mạch ARN được tổng hợp xong và tách khỏi enzim và mạch khuôn. Hai mạch ADN liên kết lại với nhau. ∗ Quá trình tổng hợp ARN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu, do đó trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn ADN qui định trình tự các ribonucleotit trên mạch mARN. ∗ Cơ chế tổng hợp tARN và rARN cũng tương tự như ở mARN. Tuy nhiên, sợi pôliribonucleotit của tARN và rARN sau khi được tổng hợp xong sẽ hình thành cấu trúc bậc cao hơn để tạo thành phân tử ARN hoàn chỉnh. .2 Phiên mã ở sinh vật nhân thực. − Phiên mã ở sinh vật nhân thực về cơ bản giống với phiên mã ở sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên nó cũng có những khác biệt cơ bản: − Mỗi quá trình tạo ra mARN, tARN và rARN đều có enzim ARN-pôlimeraza riêng xúc tác. − Phiên mã ở sinh vật nhân thực tạo ra mARN sơ khai gồm các êxon (mang thông tin mã hóa axit amin) và intron (không mang thông tin mã hóa axit amin).Các intron được loại bỏ để tạo ra mARN trưởng thành chỉ gồm các êxon tham gia quá trình dịch mã. .II Cơ chế dịch mã Dịch mã (tổng hợp prôtêin) là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit của prôtêin. Quá trình dịch mã là giai đoạn kế tiếp sau phiên mã gồm 3 giai đoạn: − Giai đoạn khởi đầu: ∗ Hoạt hóa axit amin nhờ enzim và năng lượng từ ATP. Axit amin hoạt hóa liên kết với tARN tạo thành phức hợp aa-tARN. ∗ Tiểu phần nhỏ của ribôxôm liên kết với mARN tại vị trí codon mở đầu (AUG). ∗ tARN mang axit amin mở đầu (ở sinh vật nhân sơ là formin metionin, còn ở sinh vật nhân thực là metionin) tiến vào vị trí codon mở đầu, anticodon tương ứng trên tARN khớp theo nguyên tắc bổ sung với codon mở đầu trên mARN. Sự dịch mã bắt đầu. − Giai đoạn kéo dài: ∗ Sau khi metionin được đặt vào vị trí, phức hợp aa1-tARN sẽ đến xếp đúng vào vị trí cạnh met-tARN đầu tiên trên ribôxôm khớp anticodon của nó với codon trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. Giữa 2 axit amin hình thành liên kết peptit nhờ tác động của enzim. ∗ Sau đó, ribôxôm dịch chuyển một nấc 3 nuclêôtit theo chiều 5’  3’ trên mARN, tARN mang axit amin mở đầu rời khỏi ribôxôm. Phức hợp aa2-tARN tiến vào ribôxôm, anticodon của nó khớp với codon của axit amin thứ 2 trên mARN theo nguyên tắc bổ sung, liên kết giữa axit amin thứ nhất và axit amin thứ hai được hình thành. Sự dịch chuyển của ribôxôm lại tiếp tục và quá trình trên được lặp lại cho đến khi gặp codon kết thúc trên mARN 2 − Giai đoạn kết thúc: Khi dấu hiệu kết thúc được nhận biết bởi một nhân tố kết thúc, thì quá trình dịch mã dừng lại, ribôxôm tách khỏi mARN, chuỗi pôlipeptit được giải phóng, đồng thời axit amin mở đầu tách ra khỏi chuỗi pôlipeptit. Chuỗi pôlipeptit sau đó hình thành phân tử prôtêin hoàn chỉnh. Trên mỗi phân tử mARN thường có 1 số ribôxôm cùng hoạt động được gọi là pôliribôxôm. Nhờ đó 1 phân tử mARN có thể tổng hợp từ hàng chục đến hàng trăm chuỗi pôlipeptit cùng loại. các ribôxôm được sử dụng qua vài thế hệ tế bào và tổng hợp bất cứ loại prôtêin nào. .III Mối liên hệ giữa ADN- mARN – prôtêin – tính trạng − thông tin di truyền trong ADN được truyền đạt qua các thế hệ tế bào thông qua cơ chế tự nhân đôi. − Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua các cơ chế phiên mã và dịch mã. − Cơ chế hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử theo sơ đồ sau: BÀI 3. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN .I Khái niệm operon: − Trên ADN, các gen có liên quan về chức năng thường được phân bố thành một cụm có chung một cơ chế điều hòa được gọi là operon. − Cấu tạo của operon Lac (theo Jacop và Mono) Operon Lac gồm các thành phần: ∗ Nhóm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng nằm kế nhau. ∗ Vùng vận hành (O): nằm trước các gen cấu trúc, là vị trí tương tác với prôtêin ức chế. ∗ Vùng khởi động (P): nằm trước vùng vận hành, đó là vị trí tương tác của ARN-polimeraza để khởi đầu phiên mã. .II Cơ chế điều hòa hoạt động của gen .1 Cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ Cơ chế hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli diễn ra như sau: − Sự hoạt động của operon chịu sự điều khiển của một gen điều hòa (R) nằm trước operon. − Bình thường khi không có lactôzơ gen R tổng hợp một loại prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành, do đó gen cấu trúc ở trạng thái bị ức chế không hoạt động được. − Khi có mặt của chất cảm ứng (ví dụ lactôzơ) thì chất này bám vào prôtêin ức chế làm cho nó không đính vào vùng vận hành, nhờ đó ARN-polimeraza tiến hành phiên mã ở nhóm gen cấu trúc và các mARN được dịch mã tạo ra các chuỗi pôlipeptit để hình thành prôtêin hoàn chỉnh. .2 Cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực Cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn vì: − Do cấu trúc phức tạp và khối lượng lớn của ADN trong nhiễm sắc thể. Chỉ có một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động. − Tế bào tổng hợp prôtêin nhiều hay ít là do nhu cầu trong từng giai đoạn phát triển của tế bào. − Sự điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân thực qua nhiều mức điều hòa, qua nhiều giai đoạn như: nhiễm sắc thể tháo xoắn, phiên mã, biến đổi sau phiên mã, dịch mã và biến đổi sau dịch mã. − Bên cạnh vùng khởi động và kết thúc phiên mã còn có các gen tăng cường tác động lên gen điều hòa làm tăng sự phiên mã và các gen bất hoạt làm ngừng phiên mã. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN 3 Sao chép ADN Phiên mã m ARN Dịch mã Prôtêin Tính trạng .I Khái niệm và các dạng đột biến gen − Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen. những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nuclêôtit (được gọi là đột biến điểm) hoặc 1 số cặp nuclêôtit. − Đột biến điểm thường có các dạng: mất, thêm và thay thế cặp nuclêôtit. − Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện kiểu hình. .II Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen .1 Nguyên nhân: − Các bazơ nitơ dạng hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp bổ sung không đúng khi nhân đôi. − Tác động của các tác nhân vật lý, hóa học hoặc rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào. .2 Cơ chế phát sinh đột biến gen − Bắt cặp đôi không theo nguyên tắc bổ sung dẫn đến thay thế một cặp nuclêôtit. − Tác nhân đột biến xen vào mạch khuôn sẽ tạo ra đột biến thêm một cặp nuclêôtit, còn xen vào mạch đang được tổng hợp sẽ tạo ra đột biến mất một cặp nuclêôtit. − Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ, liều lượng của tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. .III Sự biểu hiện của đột biến gen − Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền cho thế hệ sau. − Đột biến gen phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử (đột biến giao tử) thì khi qua quá trình thụ tinh sẽ đi vào hợp tử: ∗ Nếu là đột biến trội sẽ biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến. ∗ Nếu là đột biến gen lặn sẽ đi vào hợp tử ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện kiểu hình. Đột biến tiếp tục phát tán trong quần thể qua quá trình giao phối. Khi gen lặn đột biến ở trạng thái đồng hợp thì tính trạng đột biến mới biểu hiện thành kiểu hình. − Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên (giai đoạn từ 2-8 tế bào) của hợp tử (đột biến tiền phôi) thì có khả năng tiềm ẩn trong cơ thể và truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. − Đột biến xảy ra trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng (đột biến xôma) sẽ được nhân lên ở một mô. Nếu là đột biến trội sẽ biểu hiện kiểu hình thành thể khảm. Loại đột biến này nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng nhưng không di truyền qua sinh sản hữu tính. .IV Hậu quả và vai trò của đột biến gen .1 Hậu quả: Đột biến gen làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen sẽ dẫn đến thay đổi trình tự chuỗi ribonuclêôtit của mARN, qua đó làm thay đổi trình tự axit amin của prôtêin tương ứng. Do đó phần lớn đột biến gen là có hại. Tuy nhiên một số đột biến gen là có lợi và một số là trung tính. .2 Vai trò: − Làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú − Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. BÀI 5. NHIỄM SẮC THỂ .I Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể − Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc, chứa phân tử ADN mạch kép, có chiều ngang 2 nm. Phân tử ADN quấn quanh khối prôtêin histon tạo nên các nuclêôxôm. − Mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 4 3 1 vòng. Giữa hai nuclêôxôm kế tiếp nhau là một đoạn ADN và 1 phân tử histon. − Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có chiều ngang 11 nm. − Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 tạo thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang khoảng 30 nm. − Sợi nhiễm sắc lại xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi có chiều ngang khoảng 300 nm. − Sợi có chiều ngang 300 nm xoắn tiếp thành cromatit có chiều ngang khoảng 700 nm. − Nhiễm sắc thể tại kỳ giữa ở trạng thái kép có 2 cromatit nên chiều ngang có thể đạt tới 1400nm. 4 − Với cấu trúc cuộn xoắn như vậy, chiều dài của nhiễm sắc thể có thể thu ngắn từ 15000 – 20000 lần. Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, đảm bào sự duy trì ổn định cấu trúc nhiễm sắc thể qua các thế hệ tế bào và cơ thể. .II Sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể qua các kỳ phân bào − Kỳ trung gian: ở pha G 1 , nhiễm sắc thể ở trạng thái đơn, dạng sợi mảnh, ở pha S mỗi nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động và nhiễm sắc thể vẫn có dạng sợi mảnh. − Kỳ đầu: các nhiễm sắc thể kép bắt đầu xoắn lại − Kỳ giữa: nhiễm sắc thể xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng, chúng tập trung vào giữa mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào − Kỳ sau: 2 cromatit của mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động trở thành 2 nhiễm sắc thể đơn, mỗi nhiễm sắc thể tiến về một cực tế bào. − Kỳ cuối: nhiễm sắc thể tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh. .III Chức năng của nhiễm sắc thể − Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền − Điều hòa hoạt động của các gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể − Bảo đảm phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong phân bào. − BÀI 6. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ .I Khái niệm Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể. Thực chất các dạng đột biến này là sự sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc nhiễm sắc thể. .II Nguyên nhân chung: Do các tác nhân vật lý, hóa học hoặc sự biến đổi sinh lý nội bào. .III Hậu quả chung: Làm rối loạn sự liên kết của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân, làm thay đổi tổ hợp gen trong giao tử, dẫn đến biến đổi kiểu gen và kiểu hình. Phần lớn có hại cho cơ thể. .IV Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Dạng Đặc điểm Hậu quả Ví dụ Vai trò Mất đoạn Nhiễm sắc thể bị mất một đoạn, đoạn bị mất có thể ở đầu mút hoặc giữa đầu mút và tâm động. Làm giảm số lượng gen Gây chết, giảm sức sống Ở người mất đoạn ở nhiễm sắc thể 21 gây ung thư máu. Loại các gen có hại ra khỏi kiểu gen. Lặp đoạn Một đoạn nhiễm sắc thể lặp lại một hay nhiều lần. làm tăng số lượng gen Tăng cường hoặc giảm bớt độ biểu hiện tính trạng Ở ruồi giấm, lặp đoạn Barr làm mắt lồi thành dẹt. Có ý nghĩa đối với tiến hóa của hệ gen vì tạo ra đoạn vật chất di truyền bổ sung và chức năng của chúng có thể thay đổi. Đảo đoạn Một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt ra rồi đảo ngược 180 0 và gắn lại vị trí cũ. Đoạn bị đảo có thể chứa tâm động hoặc không. Không làm thay đổi số gen. Ít ảnh hưởng tới sức sống, có thể sinh giao tử không bình thường ảnh hưởng đến sức sống hợp tử Gây ra sự sắp xếp lại gen, góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, nòi trong cùng một loài. Chuyển đoạn Sự trao đổi đoạn trong một nhiễm sắc thể (chuyển đoạn trong 1 nhiễm sắc thể) hoặc giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng (chuyển đoạn tương hổ, chuyển đoạn không tương hổ). Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống và có thể có lợi cho sinh vật. Chuyển đoạn nhỏ ở lúa, chuối đậu. Ứng dụng trong tạo giống mới. 5 .V Mối liên quan giữa các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể với số lượng và vị trí của gen − Dạng đột biến làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể: mất đoạn, chuyển đoạn không tương hổ. − Dạng đột biến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể: lặp đoạn, chuyển đoạn không tương hổ. − Dạng đột biến làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể: đảo đoạn, chuyển đoạn. − Dạng đột biến không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể: đảo đoạn và chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. BÀI 7. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ .I Đột biến lệch bội .1 Khái niệm Là những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Thể lệch bội có nhiều dạng khác nhau: thể một (2n-1), thể ba (2n+1), thể không (2n-2), thể bốn (2n+2)… .2 Nguyên nhân và cơ chế phát sinh − Nguyên nhân: Do các tác nhân gây đột biến như các tác nhân vật lý, hóa học, rối loạn môi trường nội bào − Cơ chế phát sinh: Các tác nhân gây đột biến gây cản trở sự phân ly của 1 hoặc một số cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân nên đã hình thành các loại giao tử đột biến thừa hoặc thiếu một hoặc vài nhiễm sắc thể (n+1, n-1 ), sau đó các giao tử này thụ tinh với nhau hoặc với giao tử bình thường tạo ra các thể lệch bội. đột biến lệch bội có thể xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng tạo thành thể khảm. .3 Hậu quả và vai trò − Làm mất cân bằng hệ gen nên có thể gây chết, giảm sức sống, mất khả năng sinh sản. − Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, sử dụng đột biến lệch bội để đưa nhiễm sắc thể vào cơ thể khác, xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể. .4 Một số thể lệch bội ở người ∗ Hội chứng Đao: có 3 nhiễm sắc thể 21 ∗ Hội chứng Tơcnơ: XO ∗ Hội chứng Claphentơ: XXY ∗ Hội chứng siêu nữ (3X) : XXX .II Đa bội .1 Khái niệm Là một dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể, trong đó, tế bào đột biến chứa nhiều hơn 2 lần số đơn bội nhiễm sắc thể. .2 Phân loại đa bội .a Tự đa bội ( đa bội cùng nguồn) Là sự tăng một số nguyên lần số nhiễm sắc thể đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. có các dạng đa bội chẵn và đa bội lẻ. ∗ Nguyên nhân Do các tác nhân gây đột biến như các tác nhân vật lý, hóa học, rối loạn môi trường nội bào ∗ Cơ chế phát sinh − Các tác nhân gây đột biến gây cản trở sự phân ly của tất cả cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân nên đã hình thành các giao tử không giảm nhiễm (2n). Sự kết hợp các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội (4n), hay kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ tạo thành thể tam bội (3n). − Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia nhiễm sắc thể thì cũng hình thành thể tứ bội. .b Dị đa bội (đa bội khác nguồn) 6 − Là hiện tượng khi cả 2 bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào. − Dị đa bội được hình thành do lai xa và đa bội hóa. .3 Hậu quả và vai trò − Thể đa bội thường gặp ở thực vật. Cây đa bội có tế bào kích thước lớn hơn bình thường, phát triển khỏe, chống chịu tốt. Thể đa bội lẻ thường không có hạt. − Ở động vật ít gặp thể đa bội. − Các thể đa bội chẵn và dị đa bội có thể tạo thành giống cây mới (loài mới) có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống. CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN BÀI 1. QUY LUẬT PHÂN LI .I Menđen giải thích kết quả thí nghiệm − Trong thí nghiệm lai thuận và lai nghịch hai giống đậu thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau đều được cây F 1 toàn hoa đỏ. Các cây F 1 tự thụ phấn cho cây F 2 có sự phân li với tỉ lệ xấp xỉ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. − Kết quả các thí nghiệm của Menđen cho thấy: khi lai bố, mẹ thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản thì ở thế hệ thứ hai có tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn. − Khi giải thích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng mỗi tính trạng ở cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định mà sau này gọi là gen. Sự phân li của các nhân tố di truyền đã chi phối sự di truyền và biểu hiện của cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ. .II Nội dung quy luật phân li Từ thực nghiệm, Menđen đã phát hiện ra quy luật phân li được hiểu theo thuật ngữ hiện đại là: “Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen. Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp”. .III Cơ sở tế bào học của quy luật phân li − Trong tế bào lưỡng bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng trên đó chứa cặp gen (alen) tương ứng. − Sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen alen. .IV Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li − Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác. − Sự phân li nhiễm sắc thể như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khi thụ tinh. − Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện của tính trạng phải hoàn toàn. BÀI 2. QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP .I Menđen giải thích kết quả thí nghiệm − Trong thí nghiệm lai thuận và lai nghịch về hai cặp tính trạng trên đậu Hà lan – Lai đậu Hà lan hạt vàng-trơn thuần chủng với đậu hạt xanh-nhăn thuần chủng – Menđen đều thu được kết quả như sau: − F 1 100% hạt vàng-trơn − F 2 9/16 vàng-trơn : 3/16 vàng-nhăn : 3/16 xanh-trơn : 1/16 xanh-nhăn − Kết quả thực nghiệm của Menđen cho thấy khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản di truyền độc lập thì xác suất mỗi kiểu hình ở F 2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. − Khi giải thích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định. Cặp nhân tố này đã phân li độc lập và tổ hợp tự do trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh đã chi phối sự di truyền và biểu hiện của các cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ. .II Nội dung quy luật phân li độc lập − Từ những phân tích và giải thích kết quả thí nghiệm, Menđen đã đưa ra quy luật phân li độc lập với nội dung: “Các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử”. − Công thức tổ hợp ∗ Số lượng các loại giao tử là 2 n ∗ Số lượng các loại kiểu hình là 2 n 7 ∗ Tỉ lệ phân li kiểu gen là (1 + 2 + 1) n ∗ Tỉ lệ phân li kiểu hình là (3 + 1) n .III Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập − Mỗi cặp alen qui định cặp tính trạng tương phản nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. − Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong phát sinh giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen, .IV Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập − Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác − Sự phân li nhiễm sắc thể như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khi thụ tinh. − Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện của tính trạng phải hoàn toàn. − Mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. BÀI 3. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỀU GEN VÀ TÍNH ĐA HIỆU CỦA GEN Mối quan hệ giữa gen và tính trạng hay giữa kiểu gen và kiểu hình khá phức tạp: một gen qui định một tính trạng, tác động của nhiều gen lên một tính trạng và tác động của một gen chi phối nhiều tính trạng. .I Tác động của nhiều gen lên một tính trạng .1 Tương tác bổ sung giữa các gen không alen − Khi lai hai thứ đậu thơm (Lathyrus odoratus) thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau thu được ở F 1 toàn hoa đỏ thẫm và cho F 1 tự thụ phấn thì thu được F 2 có tỉ lệ 9/16 đỏ thẫm và 7/16 trắng. − Kết quả phân tích cho thấy màu hoa do 2 gen không alen xác định. Nếu trong kiểu gen: ∗ Có mặt 2 loại gen trội A và B cho màu đỏ thẫm ∗ Có mặt một loại gen trội A hoặc B hay không có gen trội nào (toàn gen lặn) cho màu trắng. − Hai cặp alen Aa và Bb phân li độc lập với nhau nhưng không tác động riêng rẽ mà có sự tác động qua lại để xác định màu hoa. − Nếu xét 2 cặp gen mà mỗi cặp gồm 2 alen khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do thì tùy theo sự tương tác giữa các gen không alen theo kiểu bổ trợ hay át chế mà cho ra tỉ lệ kiểu hình là những biến dạng khác nhau của tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 và ở thế hệ lai có thể xuất hiện những kiểu hình khác P. − Tác động bổ trợ thường là trường hợp khi trong kiểu gen có các loại gen trội đã tác động bổ sung với nhau cho ra kiểu hình riêng biệt. − Ví dụ: tác động bổ trợ (A+B) cho tỉ lệ kiểu hình ở F 2 là 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 7 − Tác động át chế là trường hợp một gen át chế sự biểu hiện hay tác động của các gen không alen. Thường có 2 loại át chế: ∗ Tác động át chế của gen lặn với các gen không alen (aa > B, b hoặc bb > A, a) thường cho tỉ lệ kiểu hình ở F 2 là 9: 3 : 4 ∗ Tác động át chế của gen trội với các gen không alen (A> B,b hoặc B>A,a) thường cho tỉ lệ kiểu hình ở F 2 là 12 : 3 : 1 hoặc 13 : 3 .2 Tác động cộng gộp − Phép lai giữa hai thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ đậm với hạt trắng thu được kết quả : ∗ F 1 100% đỏ hồng ∗ F 2 15 đỏ : 1 trắng ∗ Màu đỏ ở F 2 đậm, nhạt khác nhau tùy thuộc vào số lượng gen trội trong kiểu gen, khi số lượng gen trội trong kiểu gen càng nhiều thì màu đỏ càng đậm. − Hiện tượng này được gọi là tác động cộng gộp của các gen không alen hay tác động đa gen, nghĩa là một tính trạng bị chi phối bởi 2 hay nhiều cặp gen, trong đó mỗi một gen cùng loại (trội hoặc lặn) có vai trò như nhau trong sự hình thành tính trạng. − Một số tính trạng có liên quan tới năng suất của nhiều vật nuôi, cây trồng thường bị chi phối bởi sự tác động cộng gộp của nhiều gen không alen. 8 .3 Tác động của một gen lên nhiều tính trạng − Trường hợp 1 gen chi phối nhiều tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu. − Gen đa hiệu là một cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan. Khi một gen đa hiệu bị đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó chi phối. BÀI 4. DI TRUYỀN LIÊN KẾT .I Di truyền liên kết hoàn toàn ∗ Thí nghiệm của Moocgan P (thuần chủng) Ruồi giấm thân xám, cánh dài X ruồi giấm thân đen, cánh cụt F 1 100% thân xám, cánh dài Pa ♂ thân xám, cánh dài (F 1 ) X ♀ thân đen, cánh cụt Fa 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt − Kết quả phép lai cho thấy các gen chi phối màu sắc thân và hình dạng cánh liên kết với nhau, nghĩa là cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. − Các gen nằm trên một nhiễm sắc thể cùng phân li và tổ hợp với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh đưa đến sự di truyền đồng thời của nhóm tính trạng do chúng quy định. − Các gen nằm trên một nhiễm sắc thể tạo thành một nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số nhiễm sắc thể đơn bội (n) của loài đó. Số nhóm tính trạng tương ứng với số nhóm gen liên kết. .II Di truyền liên kết không hoàn toàn ∗ Thí nghiệm của Moocgan P (thuần chủng) Ruồi giấm thân xám, cánh dài X ruồi giấm thân đen, cánh cụt F 1 100% thân xám, cánh dài Pa ♀ thân xám, cánh dài (F 1 ) X ♂ thân đen, cánh cụt Fa 0,415 thân xám, cánh dài : 0,415 thân đen, cánh cụt 0,085 thân xám, cánh cụt : 0,815 thân đen, cánh dài − Kết quả phép lai cho thấy các gen chi phối màu sắc thân và hình dạng cánh diễn ra sự hoán vị của các gen alen, do đó đã đưa đến sự tái tổ hợp của các gen không alen. − Sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, đã tổ hợp lại các gen không alen trên nhiễm sắc thể, do đó làm xuất hiện các loại giao tử mang gen hoán vị và qua thụ tinh làm xuất hiện biến dị tổ hợp. − Tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị phản ánh tần số hoán vị gen. Tần số hoán vị gen được tính bằng tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị.Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên nhiễm sắc thể. Dựa vào đó người ta lập bản đồ di truyền. .III Bản đồ di truyền − Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên nhiễm sắc thể của một loài. − Khi lập bản đồ di truyền cần phải xác định số nhóm gen liên kết cùng với việc xác định trình tự và khoảng cách phân bố của các gen trong nhóm liên kết trên nhiễm sắc thể. .IV Ý nghĩa của di truyền liên kết .1 Di truyền liên kết hoàn toàn − Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp − Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. .2 Di truyền liên kết không hoàn toàn − Làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp − Nhờ hoán vị gen mà các gen quý trên các nhiễm sắc thể tương đồng có dịp tổ hợp lại với nhau làm thành nhóm gen liên kết mới. − Là cơ sở để lập bản đồ di truyền qua đó rút ngắn được thời gian tạo giống. BÀI 5. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định các tính trạng thuộc về giới tính còn có các gen qui định các tính trạng thường. Sự di truyền các tính trạng này được gọi là sự di truyền liên kết với giới tính. Cặp nhiễm sắc thể XY phân hóa thành đoạn tương đồng và đoạn không tương đồng, do đó ở đoạn không tương đồng, gen trên nhiễm sắc thể này không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể kia. 9 .I Gen nằm trên nhiễm sắc thể X ♣ Thí nghiệm của Moocgan ∗ Phép lai thuận P. Ruồi giấm ♀ mắt đỏ X Ruồi giấm ♂ mắt trắng F 1 100% mắt đỏ F 2 ½ ♀ mắt đỏ : ¼ ♂ mắt đỏ : ¼ ♂ mắt trắng ∗ Phép lai nghịch ♀ P. Ruồi giấm ♂ mắt đỏ X Ruồi giấm ♀ mắt trắng F 1 ½ ♀ mắt đỏ : ½ ♂ mắt trắng F 2 ¼ ♀ mắt đỏ : ¼ ♀ mắt trắng : ¼ ♂ mắt đỏ : ¼ ♂ mắt trắng − Kết quả thí nghiệm được Moocgan giải thích là màu mắt do gen trên nhiễm sắc thể X qui định, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Như vậy, cơ sở tế bào học của phép lai chính là sự phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đã đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen qui định màu mắt. − Trong phép lai nghịch, tính trạng của ruồi mẹ truyền cho con ♂, tính trạng của ruồi bố truyền cho con ♀. Như vậy màu mắt được di truyền chéo. − Phép lai thuận và nghịch nêu trên cho kết quả khác nhau, không giống như lai thuận và nghịch về một cặp tính trạng quy định bởi một cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể thường đều cho kết quả giống nhau ở cả 2 giới. .II Gen nằm trên nhiễm sắc thể Y − Thường nhiễm sắc thể Y ở các loài chứa ít gen. Gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y chỉ truyền trực tiếp cho giới dị giao tử (XY), cho nên tính trạng do gen đó quy định được truyền cho 100% số cá thể dị giao tử : di truyền thẳng .III Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính − Người ta dựa vào những tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất. BÀI 6. DI TRUYỀN NGOÀI NHIỄM SẮC THỂ .I Di truyền theo dòng mẹ − Ở các loài lưỡng bội, giao tử đực và giao tử cái đều mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) trong nhân, nhưng khối tế bào chất ở giao tử cái lớn gấp nhiều lần khối tế bào chất ở giao tử đực. Sự khác biệt này có ảnh hưởng nhất định tới sự di truyền của một số tính trạng. − Ví dụ: ∗ Lai thuận: P. ♀ xanh lục x ♂ lục nhạt  F 1 : 100% xanh lục ∗ Lai nghịch: P. ♀ lục nhạt x ♂ xanh lục  F 1 : 100% lục nhạt − Kết quả hai phép lai thuận và nghịch cho thấy con lai mang tính trạng của mẹ, hiện tượng di truyền này chỉ giải thích được bằng sự di truyền tế bào chất (hay di truyền ngoài nhân hoặc ngoài nhiễm sắc thể). Do con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. − Cơ sở tế bào học của di truyền tế bào chất là: ∗ Tính trạng do gen nằm ở tế bào chất qui định ∗ Tế bào chất của hợp tử chủ yếu là tế bào chất của giao tử cái do đó con lai nhận được gen từ mẹ và biểu hiện tính trạng của mẹ. − Ở thực vật, hiện tượng bất thụ đực được di truyền theo dòng mẹ. Người ta sử dụng bất thụ đực trong chọn giống cây trồng để tạo hạt lai mà khỏi tốn công hủy bỏ phấn hoa cây mẹ. .II Sự di truyền của các gen trong ti thể và lục lạp − Gen tế bào chất tập trung chủ yếu ở ADN của ti thể (mtADN) và ADN của lục lạp (cpADN). Các ADN này có dạng xoắn kép, trần, mạch vòng, mã hóa cho hệ thống sinh tổng hợp prôtêin và các thành phần của ti thể và lạp thể cũng như một số prôtêin tham gia trong các chuỗi truyền electron trong hô hấp và quang hợp. − mtADN và cpADN cũng có khả năng đột biến. Sự di truyền của ti thể và lục lạp chủ yếu thuộc dạng di truyền theo dòng mẹ. .III Đặc điểm di truyền ngoài nhiễm sắc thể − Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ. Trong di truyền tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ. 10 [...]... hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thi n BÀI 5 LOÀI SINH HỌC VÀ CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI I Loài sinh học 1 Khái niệm loài sinh học − Loài là đơn vị tổ chức cơ bản của sinh giới Loài sinh học là một đơn vị sinh sản, là một đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể thống nhất về sinh thái và di truyền Giữa hai loài có sự cách li về sinh. .. phối đến đời sống sinh vật thì được gọi là những nhân tố sinh thái − Các nhân tố sinh thái cũng được chia thành các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh .III Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái .1 Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái − Trong thi n nhiên, các nhân tố sinh thái luôn tác động và chi phối lẫn nhau, tác động cùng một lúc lên sinh vật Do đó,... kỉ lạnh Băng hà Khí hậu lạnh, khô Sinh vật điển hình Hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất Động vật không xương sống thấp ở biển Tảo Hóa thạch động vật cổ nhất Hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất Phát sinh các ngành động vật Phân hóa tảo Phát sinh thực vật Tảo biển ngự trị Tuyệt diệt nhiều sinh vật Cây có mạch và động vật lên cạn Phân hóa cá xương Phát sinh lưỡng cư, côn trùng Dương xỉ phát triển mạnh... PHẦN III SINH THÁI HỌC CHƯƠNG I CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG BÀI 1 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I Khái niệm − Môi trường sống là phần không gian bao quanh sinh vật, mà tại đó các yếu tố tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sinh trưởng và phát triển của sinh vật − Môi trường bao gồm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật .II Các nhân tố sinh thái... ∗ Tiến bộ sinh học là hướng quan trọng hơn cả ∗ Các nhóm sinh vật tiến hóa với nhịp độ khác nhau Trong lịch sử, các nhóm sinh vật tiến hóa với những tốc độ không đều nhau 27 CHƯƠNG III SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT BÀI 1 SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT Quá trình phát sinh sự sống trên trái đất trải qua 3 giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học I... thì chúng có vùng phân bố hẹp .IV Nơi ở và ổ sinh thái − Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài − Ổ sinh thái chỉ ra một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài BÀI 2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT .I Ảnh hưởng của ánh sáng .1 Sự thích... loài chứa bộ NST của hai loài bố mẹ Do hai bộ NST này không tương đồng nên trong kì đầu của lần phân bào I của giảm phân không xảy ra sự tiếp hợp, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử Vì vậy cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính được Tuy nhiên, trong tự nhiên vẫn có các cơ thể lai xa được hình thành và có khả năng sinh sản hữu tính nhờ sự đa bội hóa − Lai xa và đa bội... − Sinh vật thường xuyên phát sinh biến dị theo nhiều hướng khác nhau, mặt khác sinh vật phải phụ thuộc vào điều kiện sống, do đó diễn ra chọn lọc tự nhiên: vừa đào thải các biến dị có hại vừa bảo tồn tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật, có tác dụng phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể − Động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn của sinh vật vì sinh. .. đó đã quyết định đến mọi quá trình sinh lí- sinh thái diễn ra ngay trong cơ thể của mỗi loài, tạo cho sinh vật hoạt động theo những nhịp điệu chuẩn xác, được gọi là những chiếc đồng hồ sinh học .II Ảnh hưởng của nhiệt độ − Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, đến tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật − Với thân nhiệt, sinh vật được chia thành 2 nhóm: nhóm... thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp Ông buộc phải giả thi t rằng: sinh vật vốn có một khuynh hướng không ngừng vươn lên sự hoàn thi n .II Học thuyết của Đacuyn 1 Biến dị và di truyền − Theo Đacuyn có hai loại biến dị: ∗ Biến dị cá thể (gọi tắt là biến dị) để chỉ sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản, là nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống . bảo toàn,khuôn mẫu và ngược chiều. .2 Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực: − Về cơ bản nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực giống với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân. xúc tác. − Phiên mã ở sinh vật nhân thực tạo ra mARN sơ khai gồm các êxon (mang thông tin mã hóa axit amin) và intron (không mang thông tin mã hóa axit amin).Các

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

.II Sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể qua các kỳ phân bào - ÔN THI SINH 12NC
bi ến đổi hình thái nhiễm sắc thể qua các kỳ phân bào (Trang 5)
− Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu, vào các hóa thạch điển hình, người ta chia lịch sử Trái đất kèm theo sự sống thành 5 đại: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh - ÔN THI SINH 12NC
n cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu, vào các hóa thạch điển hình, người ta chia lịch sử Trái đất kèm theo sự sống thành 5 đại: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh (Trang 29)
− Vượn người có kích thước và hình dạng gần với người, không có đuôi, có thể đứng bằng hai chân - ÔN THI SINH 12NC
n người có kích thước và hình dạng gần với người, không có đuôi, có thể đứng bằng hai chân (Trang 30)
− Ở động vật, mật độ đông tạo ra những thay đổi đáng kể về các đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính sinh thái - ÔN THI SINH 12NC
ng vật, mật độ đông tạo ra những thay đổi đáng kể về các đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính sinh thái (Trang 36)
− Tất cả các nhóm sinh vật hoạt động theo chức năng của mình, tương tác với nhau và với môi trường để hình thành một đơn vị thống nhất có cấu trúc chặt chẽ, ở đó các loài có cơ hội để phân hóa và tiến hóa. - ÔN THI SINH 12NC
t cả các nhóm sinh vật hoạt động theo chức năng của mình, tương tác với nhau và với môi trường để hình thành một đơn vị thống nhất có cấu trúc chặt chẽ, ở đó các loài có cơ hội để phân hóa và tiến hóa (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w