VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

109 253 0
VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ  TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .30 2.1 Áp dụng pháp luật hình giải tranh chấp thương mại 30 2.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật .30 2.1.2 Áp dụng pháp. .. nhân việc áp dụng pháp luật hình để giải tranh chấp thương mại địa bàn thành phố Đà Nẵng để qua làm rõ hạn chế việc giải tranh chấp thương mại hậu tiêu cực - Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế việc áp. .. trạng việc áp dụng pháp luật hình giải tranh chấp thương mại địa bàn thành phố Đà Nẵng 42 2.2.1 Áp dụng pháp luật hình để giải việc vi phạm việc thực hợp đồng đặt cọc 42 2.2.2 Áp dụng

Ngày đăng: 08/04/2018, 18:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

  • VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm tranh chấp thương mại

      • 1.1.1. Hoạt động thương mại

      • 1.1.2. Tranh chấp thương mại

      • 1.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại

        • 1.2.1. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự

        • 1.2.2. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

        • 1.2.3. Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ

        • 1.2.4. Nguyên tắc hòa giải

        • 1.2.5. Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời

        • 1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

          • 1.3.1. Thương lượng giữa các bên

          • 1.3.2. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải

          • 1.3.3. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài

          • 1.3.4. Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án

          • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

            • 2.1. Áp dụng pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại

              • 2.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật

              • 2.1.2. Áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp thương mại

              • 2.1.3. Áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chấp thương mại

              • 2.1.4. Hậu quả tiêu cực của việc áp dụng pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại

              • Việc áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chấp trong thương mại về bản chất là sự sai lầm trong việc định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hậu quả này có nguyên nhân từ những người áp dụng pháp luật (các cơ quan tiến hành tố tụng) nhưng phần lớn là do quy phạm pháp luật quy định về cấu thành tội phạm chưa rõ ràng hay thiếu các hướng dẫn cần thiết. Sự thiếu rõ ràng này dẫn đến việc nhận thức không thống nhất dẫn đến áp dụng sai điều luật. Định tội là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong BLHS. Vì thế, khi nội dung của cấu thành tội phạm trong BLHS không rõ ràng thì không thể tránh khỏi sự nhận thức về nó khác nhau, dẫn đến việc định tội không chính xác. Điểm yếu này của BLHS có thể đưa đến việc làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chấp trong thương mại dẫn đến hậu quả trước tiên và dễ thấy nhất là xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân mà trực tiếp nhất là người thực hiện hành vi bị áp dụng. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết đều gắn liền với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự như : Bắt tạm giữ, tạm giam. Điều này không những ảnh hưởng đến quyền tự do của công dân được Hiếp pháp công nhận và bảo vệ, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức, cá nhân và gia đình người đó, ảnh hướng đến tâm lý của người bị trực tiếp áp dụng và gây phương hại đến lợi ích kinh tế của tổ chức, cá nhân. Xét ở góc độ kinh tế - xã hội, nó gây ra những hậu quả nặng nề không những cho những người có hành vi vi phạm bị áp dụng pháp luật hình sự mà còn để lại hậu quả tiêu cực mang tính dây chuyền bởi lẽ bản thân doanh nghiệp đó cũng bị ảnh hưởng và kéo theo là các đối tác của doanh nghiệp. Bởi vì, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có các mối quan hệ lợi ích với các doanh nghiệp khác, bạn hàng, người lao động…Một khi doanh nghiệp bị phá sản hoặc lâm vào tình trạng khó khăn do người đại diện hay người quản lý bị bắt giam hoặc điều tra sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền. Khi đó, doanh nghiệp sẽ bị các doanh nghiệp khác và bạn hàng từ chối quan hệ giao dịch, người lao động thì mất việc làm. Việc mất lòng tin vào pháp luật, vào một chế độ xã hội được kiểm soát bởi pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư. Nhà đầu tư sẽ có tâm lý ngại ngần khi đầu tư vốn lớn để kinh doanh lâu dài, nhất là các dự án lớn, dài hạn, rủi ro cao nhưng có tính chất quan trọng, quyết định đến sự phát triển của đất nước như trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán. Đối với các doanh nhân, doanh nghiệp đang hoạt động thì không dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để tìm tới những bước đột phá, tạo động lực cho nền kinh tế mà chỉ hoạt động cầm chừng, chấp nhận hiệu quả thấp nhưng an toàn hơn. Việc áp dụng không đúng pháp luật cũng đồng thời làm cho uy tín của công dân và doanh nghiệp bị giảm sút thậm chí bị mất hoàn toàn, và đây là những thiệt hại không thể xác định được bằng tiền. Hơn thế nữa trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, nếu xu hướng này không được khắc phục một cách triệt để thì hệ thống pháp luật của ta sẽ dễ bị đánh giá là thiếu an toàn trong kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nó cũng phản ánh sự yếu kém hoặc tồn tại tiêu cực trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng như trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự như tạm giữ, tạm giam, kê biên tài sản… của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đối với các tranh chấp thương mại. Tình trạng này khiến cho các cơ quan bảo vệ công lý, chỗ dựa của công dân, các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp thì nay lại trở thành người xâm hại đến lợi ích hợp pháp của họ. Điều này đã làm giảm sút rất nhiều niềm tin của nhân dân vào pháp luật, vào chính quyền.

                • 2.2. Thực trạng của việc áp dụng pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

                  • 2.2.1. Áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết việc vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng đặt cọc

                  • Nghiên cứu một số vụ án hoặc tin báo, tố giác về tội phạm do VKSND thành phố Đà Nẵng thụ lý, giải quyết thời gian qua cho thấy nhìn chung các vụ vi phạm hợp đồng đặt cọc bị quy kết là có dấu hiệu hình sự được điều tra truy tố là rất ít. Tuy nhiên, do quan điểm khác nhau trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến việc vi phạm hợp đồng đặt cọc đã dẫn đến oan sai mà sau đây là một ví dụ điển hình : Ngày 28.12.2007, Nguyễn Hoàng Hà đã ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng lô đất 4.106m2 cho Công ty cổ phần Thái Dương (do bà Nguyễn Thị Bích Trợ làm chủ tịch hội đồng quản trị) - với giá 10.500.000 đồng/m2, thành tiền 43.113.000.000 đồng, đặt cọc trước 20.000.000.000 đồng. Thời hạn đặt cọc kể từ ngày hai bên giao nhận xong tiền đặt cọc đến 12 giờ ngày 02.01.2008. Sau khi ký hợp đồng, bà Nguyễn Thị Bích Trợ giao cho Nguyễn Hoàng Hà tổng cộng 18.600.000.000 đồng tiền cọc, còn lại 1.400.000.000 đồng bà Trợ không chuyển cho hà nên bà Trợ vi phạm thời hạn đặt cọc. Ngày 04.01.2009, khi hết thời hạn đặt cọc, Hà có nhận tại bà Trợ 5.600.000.000 đồng, số tiền này bà Trợ cho rằng trong đó có 1.400.000.000 đồng là tiền đặt cọc, còn 4.200.000.000 đồng là tiền chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Hà cho tằng số tiền 5.600.000.000 đồng không liên quan đến hợp đồng đặt cọc ngày 28.12.2007 mà là tiền liên quan đến việc mua bán lô đất số 90 đường Quang Trung, thành phố Đà Nẵng giữa bà Trợ và ông Bùi Quang Phi (điều này ông Phi xác nhận là đúng). Do bà Trợ vi phạm hợp đồng đặt cọc nên ngày 18.01.2009, N guyễn Hoàng Hà có thông báo số 108 gởi bà Trợ: “Thông báo về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng đặt cọc kể từ 17 giờ ngày 18.01.2008, mọi tranh chấp được giải quyết trên cơ sở thương lượng, nếu không thương lượng thì một trong hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Toà án có thẩm quyền giải quyết, phán quyết của Toà án là cuối cùng bắt buộc hai bên phải thi hành”. Bà Trợ cho rằng Hà mới là người vi phạm hợp đồng đặt cọc ngày 28.12.2008 nên khởi kiện vụ “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” ra Toà án nhân dân quận T và được Toà án này thụ lý giải quyết vụ án dân sự vào ngày 30.01.2008 và tiến hành hoà giải nhưng không thành. Ngày 19.02.2008, bà Trợ làm đơn gởi Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố ĐN tố cáo Nguyễn Hoàng Hà có hành vi lừa đảo chiếm đoạt của Công ty cổ phần Thái Dương 24.200.000.000 đồng, gồm: 20.000.000.000 đồng tiền đặt cọc và 4.200.000.000 đồng tiền thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất). Đồng thời ngày 07.3.2008, bà Trợ làm đơn gởi Toà án quận T yêu cầu Toà án tạm đình chỉ giải quyết vụ kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Do thấy vụ việc đang được Cơ quan cảnh sát điều tra thụ lý nên Toà án quận T đã ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tại Cáo trạng số 09/2009/CT-VKS-P1 ngày 16.6.2009 của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng kết luận Nguyễn Hoàng Hà phạm tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự, với quy kết Nguyễn Hoàng Hà chiếm đoạt của Công ty cổ phần Thái Dương số tiền 24.200.000.000 đồng [35]. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 132/2010/HSPT ngày 19.01.2010 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng kết luận: “Hội đồng xét xử thấy không có căn cứ khẳng định Nguyễn Hoàng Hà đã đưa ra những thông tin giả để nhằm mục đích chiếm đoạt của Công ty cổ phần Thái Dương số tiền 24.200.000.000 đồng dùng đặt cọc để chuyển nhượng lô đất 4.106m2. Vì vậy, không có cơ sở để quy kết Nguyễn Hoàng Hà phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Qua đó, Toà án tuyên bố Nguyễn Hoàng Hà không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” [31].

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan