Theo nghĩa rộng nói chung, đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở thời điểm hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu lại cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Các kết quả ở đây có thể lượng hoá được mà cũng có thể không lượng hoá được
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá vì vậy nhu cầu về nguồn vốn là hết sức quan trọng. Nhất là nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng là lĩnh vực có vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm. Các ngân hàng thương mại và ngoài nước khó chấp nhận đầu tư, nếu có thì chỉ tham gia với một tỉ lệ thấp. Đảng và nhà nước trong thời gian qua cũng đã ý thức được vai trò quan trọng của vốn thông qua đầu tư đến phát triển kinh tế. Ngân hàng phát triển Việt Nam ra đời ngày 19/5/2006 được giao thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua hoạt động huy động vốn và tài trợ dưới hình thức cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án đầu tư phát triển thuộc danh mục được Chính phủ quy định (mà chủ yếu là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp không thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách nhà nước). Trong điều kiện hiện tại của nền kinh tế, hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại NHPT Việt Nam là một kênh cung ứng vốn đầu tư phát triển rất lớn cho nền kinh tế quốc dân và là công cụ quan trọng để hỗ trợ thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước; do đó việc đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua NHPT Việt Nam đang được đặt ra như là một phần quan trọng của quá trình cải cách tài chính công nhằm nâng cao hiệu quả chính sách về tài chính vĩ mô của Nhà nước và phù hợp với các cam kết của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian thực tập tại NHPT, ngoài việc tìm hiểu về hoạt động, quy mô của Ngân hàng, tôi đã được tiếp cận tìm hiểu về công tác thẩm định tại đây. Cũng như một số những thực trạng khó khăn trong quá trình thẩm định dự án về cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, về sự phức tạp trong qui trình thẩm định tại ngân hàng. Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nguyễn Mai Lan Lớp: Kinh tế phát triển 47B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam” với mục đích nghiên cứu sâu hơn cả về lí luận và thực tiễn công tác thẩm định trong qui trình đầu tư, đồng thời vận dụng được những kiến thức đã tiếp thu ở trường vào thực tế, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định tại NHPT. Trên cơ sở phát huy được thể mạnh của đội ngũ cán bộ hiện có;phân định rõ trách nhiệm của NHPT và cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan tư vấn thẩm định khác, hợp với yêu cầu,xu thế hội nhập và các thông lệ quốc tế; giảm bớt thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí thẩm định hồ sơ vay vốn, tạo điều kiện cho các dự án tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nội dung của chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương 1: Lí luận chung về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. Chương 2: Công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hang phát triển Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, tôi rất mong nhận được ý kiến đánh giá, góp ý của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ hướng dẫn để chuyên đề được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Thạc sĩ Vũ Cương, cùng sự giúp đỡ của các anh, chị cán bộ tại Ngân hàng phát triển Hội Sở chính, đặc biệt là cán bộ tại các Ban Kế hoạch - tổng hợp, Ban Thẩm định đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. Ngày 23/4/2009 Sinh viên: Nguyễn Mai Lan Nguyễn Mai Lan Lớp: Kinh tế phát triển 47B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC 1.1.Lí luận chung về dự án đầu tư 1.1.1 Đầu tư 1.1.1.1 Khái niệm Đã có khá nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư khi nhìn nhận trên từng phương diện khác nhau. Theo nghĩa rộng nói chung, đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở thời điểm hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu lại cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Các kết quả ở đây có thể lượng hoá được mà cũng có thể không lượng hoá được. Đối với các doanh nghiệp hiểu đơn giản đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh để mong thu được lợi nhuận trong tương lai. Trên quan điểm xã hội, đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển từ đó thu được các hiệu quả kinh tế xã hội vì mục tiêu phát triển quốc gia. Tuy nhiên dù là đứng trên phương diện nào đầu tư có thể hiểu đơn giản là đem một khoản tiền của đã tích luỹ được, sử dụng vào việc nhất định để sau đó thu lại một khoản tiền của có giá trị hơn. Vốn đầu tư bao gồm các dạng sau: - Tiền tệ các loại - Hiện vật hữu hình: Tư liệu sản xuất, tài nguyên… - Hàng hoá vô hình: Sức lao động, công nghệ, thông tin… - Các phương tiện đặc biệt khác: cổ phiếu, hối phiếu… Nguyễn Mai Lan Lớp: Kinh tế phát triển 47B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hoạt động đầu tư có hai đặc trưng cơ bản là: tính sinh lời và thời gian kéo dài. Trong đó tính sinh lời là đặc trưng hàng đầu của đầu tư. Việc sử dụng tiền vốn không gì khác là nhằm mục đích thu lại một khoản lợi ích có giá trị lớn hơn. Đặc trưng thứ hai của đầu tư là tính kéo dài về thời gian, thường là từ 2 năm đến 70 năm hoặc cũng có thể là lâu hơn. Đặc điểm này cho phép phân biệt hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh. Trong khi đầu tư và kinh doanh thống nhất với nhau ở tính sinh lời thì lại khác nhau ở thời gian thực hiện. 1.1.1.2. Phân loại đầu tư Đầu tư ở đây có thể được phân theo nhiều loại tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung nghiên cứu. Theo tiêu thức mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đội tượng bỏ vốn, đầu tư chia thành 3 loại: - Đầu tư gián tiếp: Là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một. Với phương thức này, người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý kinh doanh. - Cho vay ( tín dụng): Đây là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay kiếm lời qua lãi suất cho vay. - Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư mà trong đó người bỏ vốn và người sử dụng là một chủ thể. Đầu tư trực tiếp lại có thể được chia thành đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. Đầu tư dịch chuyển là hình thức đầu tư mà trong đó người bỏ vốn mua lại một số cổ phần đủ lớn để nắm được quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Trong hình thức này, chỉ có sự thay đổi về quyền sở hữu tài sản dịch chuyển từ tay người này sang tay người khác, không có sự gia tăng tài sản doanh nghiệp. Nguyễn Mai Lan Lớp: Kinh tế phát triển 47B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trong đó tạo dựng những năng lực mới ( về lượng hay chất ) cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ để làm phương tiện sinh lời. Đầu tư phát triển có vị trị đặc biệt quan trọng, nó là biểu hiện cụ thể của tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao động, là tiền để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư dịch chuyển. Đầu tư phát triển cũng có nhiều hình thức như thiết lập cơ sở mới, mở rộng cơ sở sẵn có, đổi mới công nghệ… Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên để này thuật ngữ đầu tư được hiểu là đầu tư phát triển 1.1.2. Dự án đầu tư 1.1.2.1. Khái niệm Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định ( Quy chế đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 152/1999/NĐ-CP của Chính phủ) Ngân hàng thế giới lại đưa ra định nghĩa “ Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và các chi phí liên quan được hoạch định một cách có bài bản nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, trong một thời hạn xác định”. Trong chuyên đề này, về mặt nôi dung có thể hiểu dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.Như vậy một dự án đầu tư sẽ bao gồm những yếu tố cơ bản sau: Nguyễn Mai Lan Lớp: Kinh tế phát triển 47B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Các mục tiêu của dự án: Là những kết quả và lợi ích mà dự án đem lại cho nhà đầu tư và xã hội. - Các hoạt động (các giải pháp về tổ chức kinh tế, kỹ thuật) để thực hiện được những mục tiêu của dự án. - Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án và chi phí về các nguồn lực đó. - Thời gian và địa điểm cần thực hiện các hoạt động của dự án. - Các nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án. - Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án. Từ các định nghĩa khái quát về dự án như trên, đến nay dự án đã được dung rất rộng rãi và phổ biến cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với mỗi một lĩnh vực, dự án sẽ được cụ thể hoá một cách chi tiết hơn cho phù hợp với đặc điểm riêng có của lĩnh vực đó. Tuy nhiên, tính chất chung vốn có của dự án thì vẫn tồn tại và được thể hiện rõ nét ở tất cả các lĩnh vực. 1.1.2.2. Đặc điểm của dự án đầu tư Dự án có những đặc điểm cơ bản sau -Dự án có tính thống nhất: Dự án là một thực thể độc lập trong một môi trường xác định với các giới hạn nhất định về quyền hạn và trách nhiệm. - Dự án phải có tính xác định: Dự án được xác định rõ rang về mục tiêu đạt được, thời hạn bắt đầu và thời hạn kết thúc cũng như nguồn lực cần có với một số lượng, cơ cấu, chất lượng và thời điểm giao nhận. - Dự án có tính logic: Tính logic của dự án được thể hiện ở mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận cấu thành dự án. Một dự án thường có 4 bộ phận sau: Nguyễn Mai Lan Lớp: Kinh tế phát triển 47B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Mục tiêu của dự án. Một dự án thường có 2 cấp mục tiêu: mục tiêu phát triển và mục tiêu trực tiếp. + Kết quả của dự án là những đầu ra cụ thể của dự án được tạo ra từ các hoạt động của dự án. Kết quả là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu trực tiếp của dự án. + Các hoạt động của dự án là những công việc do dự án tiến hành nhằm chuyển hoá các nguồn lực thành các kết quả của dự án. Mỗi hoạt động đều đem lai kết quả tương ứng. + Nguồn lực cho dự án là các đầu vào về vật chất, tài chính, sức lao động cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Nguồn lực là tiền đề tạo nên các hoạt động của dự án. Bốn bộ phận trên của dự án có quan hệ chặt chẽ với nhau: Nguồn lực của dự án được sử dụng tạo nên các hoạt động của dự án. Các hoạt động tạo nên các kết quả (đầu ra ). Các kết quả là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu trực tiếp của dự án. Đạt được mục tiêu trực tiếp là tiền đề góp phần đạt được mục tiêu phát triển. 1.1.2.3. Phân loại dư án đầu tư Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà người ta có thể phân loại dự án theo các tiêu thức khác nhau. Theo tính chất của dự án, người ta chia thành các loại: dự án sản xuất kinh doanh, dự án phát triển kinh tế xã hội, dự án chuyển giao công nghệ, dự án nhân đạo. Phân loại theo nguồn vốn đầu tư có: dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn ODA, vốn đầu tư của Chính phủ, vốn của khu vực tư nhân, vốn liên doanh, cổ phần . Nguyễn Mai Lan Lớp: Kinh tế phát triển 47B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nếu phân loại theo ngành lĩnh vực đầu tư, có dự án thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng, dịch vụ.v.v… Trong chuyên đề này, việc phân loại dự án đầu tư sẽ dựa trên phân cấp quản lý của Nhà nước, đã được quy định trong Nghị định số 112/2006/ NĐ- CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ đã phân dự án thành 3 nhóm. - Dự án nhóm A: + các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới (không phụ thuộc quy mô vốn đầu tư). + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp (không phụ thuộc vào quy mô đầu tư). + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông ( trên 1.000 tỷ đồng). + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản (trên 700 tỷ đồng) + Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho Nguyễn Mai Lan Lớp: Kinh tế phát triển 47B 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác (trên 500 tỷ đồng). - Dự án nhóm B: + Từ 75 tỉ đồng đến 1.500 tỉ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ngành: Công nghiệp điện, dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở + Từ 50 tỉ đồng đến 1.000 tỉ đồng đối với dự án thuộc các ngành: Thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng, kĩ thuật điện, điện tử, tin học, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu bưu chính viễn thông. + Từ 40 tỷ đồng đến dưới 700 tỷ đồng đối với các dự án: BOT trong nước, dự án hạ tầng, khu đô thị mới trong nước, dự án thuộc các ngành: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, hoá dược, thuốc chữa bệnh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông lâm sản. + Từ 15 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng với các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thuỷ lợi, y tế, văn hoá giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. - Dự án nhóm C + Dưới 75 tỷ đồng đối với dự án thuộc các ngành: Công nghiệp điện, dầu khí hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyên kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu cảng biển, sân bay, đường sắt, đường Nguyễn Mai Lan Lớp: Kinh tế phát triển 47B 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quốc lộ). Các trường phổ thông không nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở. + Dưới 50 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. + Dưới 40 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản. + Dưới 15 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. 1.1.3. Đặc điểm của các dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước Dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có kết cấu về hình thức và nội dung giống như một dự án đầu tư. Tuy nhiên dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc danh mục các dự án, chương trình do Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ. Vì vậy, dự án vay vốn tín dụng đầu tư cũng có những đặc điểm riêng biệt so với một dự án đầu tư thông thường. Đó là các đặc điểm sau: - Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn của Nhà nước. Có thể đó là nguồn vốn cấp phát của từ Ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp hoặc nguồn vốn tín dụng ưu đãi qua hệ thông ngân hàng đầu tư phát triển, theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp. Nguyễn Mai Lan Lớp: Kinh tế phát triển 47B 10