Thực trạng chất lượng cà phê xuất khẩu của CTCP Tập đoàn Thái Hòa
Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa đời sống của người dân ngày càng được nâng cao tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp. Không còn được sự bảo hộ của nhà nước như trước đây khiến cho các doanh nghiệp không chỉ đương đầu với sự cạnh tranh trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với thị trường quốc tế. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải giành thắng lợi trong cạnh tranh mà điều này chỉ có được khi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Chỉ có không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp mới tạo được uy tín và lòng tin trong lòng người tiêu dùng. Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê trên thế giới, tổng kim ngạch hàng năm đóng góp cho nền kinh tế quốc dân là đáng kể. Tuy nhiên trong vài năm gần đây vấn đề chất lượng cà phê Việt Nam đang trong tình trạng báo động. Tỷ lệ hàng kém chất lượng bị trả lại rất cao và chúng ta đang có nguy cơ đánh mất thị trường rất lớn. Trước tình hình này không còn cách nào khác là các doanh nghiệp phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong xuất khẩu cà phê của Viêt Nam, Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao trong nền kinh tế thị trương cạnh tranh gay gắt này. Để có thể tồn tại, đứng vững đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược lâu dài và đúng đắn tập trung cho chất lượng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất lượng trong xu thế cạnh tranh cũng như mong muốn được đóng góp những ý kiến để Công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau một thời gian thực tập tại CTCP tập đoàn Thái Hòa, em quyết định lựa chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao Đồng Thị Thanh Thuỷ Lớp: QTCL 47 Chuyên đề tốt nghiệp chất lượng cà phê xuất khẩu ở Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa" làm đề tại chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Với mục đích nghiên cứu giải pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao chất lượng cà phê từ đó đưa ra mặt được, chưa được và cuối cùng là đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Phạm vi nghiên cứu tại Tổng CTCP tập đoàn Thái Hòa trong vòng 4 năm đổ lại đây. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Tập đoàn Thái Hòa Chương II: Thực trạng chất lượng cà phê xuất khẩu của CTCP Tập đoàn Thái Hòa Chương III: Các giải pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của CTCP Tập đoàn Thái Hòa Trong điều kiện thời gian thực tập có hạn và những hạn chế về mặt kiến thức nên trong bài viết của e không khỏi có những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo và quý công ty để chuyên đề thực tập hoàn thiện hơn. Đồng Thị Thanh Thuỷ Lớp: QTCL 47 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI 1. Giới thiệu Công ty Thời điểm cách đây 13 năm, cà phê Việt Nam đang bị coi là “kẻ xa lạ”. Thậm chí cà phê Arabica còn bị “kì thị” đến mức nếu người mua phát hiện cà phê Robusta có trộn cà phê Arabica thì sẽ bị từ chối. Trong bối cảnh đó, với lòng tin vào sự thành công rằng Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, mọi điều kiện đất đai đều phù hợp để phát triển cà phê Arabica tháng 3/1996 ông Nguyễn Văn An đã quyết định thành lập công ty riêng để thực hiện mong muốn cháy bỏng: Tạo dựng thương hiệu cà phê Arabica của vùng đất Phủ Quỳ danh tiếng. Công ty TNHH Sản Xuất & TM Thái Hoà được thành lập theo giấy phép số 2335/GP – UB do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/03/1996 đăng ký kinh doanh số 048176 do sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 12/03/1996. - Tên giao dịch: Công ty SX & TM Thái Hoà - Tên tiếng anh: Thai Hoa production and Trading company Limited - Tên viết tắt: T.H Co., Ltd - Đơn vị quản lý: Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội - Giám đốc công ty: Nguyễn Văn An - Tổng số nhân viên khi mới hình thành là: 67 người. - Tổng số vốn là 55 tỷ đồng - Trụ sở: D21, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội - Tel: (84-4).5761332 - Fax: (84-4).8520507 - Email: thai-hoa@hn.vnn.vn - Website: http:// www.thaihoacoffee.com - Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và xuất khẩu cà phê. Đồng Thị Thanh Thuỷ Lớp: QTCL 47 Chuyên đề tốt nghiệp 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. .2.1. Giai đoạn 1996 – 2006 - Mở tương lai Arabica Việt Nam Trong 10 năm này, Thái Hoà đã cam kết với chính mình, với cộng đồng: Luôn phấn đấu cho nguyên tắc bền vững. Điều này được thể hiện trong mọi chiến lược, hoạt động của Thái Hoà, từ sản phẩm đến quan hệ đối tác, hoạt động xã hội. Trong giai đoạn này Thái Hoà đã mở rộng được nhiều nhà máy và chi nhánh cụ thể như: - Tháng 6/1997: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu đầu tiên tại Hà Nội - Tháng 12/1998: Nhà máy Nghệ An sử dụng công nghệ chế biến ướt đi vào hoạt động, nay là Công ty Thái Hoà Nghệ An - Tháng 10/1999: Xây dựng nhà máy chế biến ướt thứ 2 tại Lâm Đồng, nay là Công ty Thái Hoà Lâm Đồng - Tháng 9/2000: Xây dựng nhà máy chế biên cà phê Liên Ninh. Với sự kiện này, Thái Hoà trở thành nhà xuất khẩu số 1 Việt Nam về cà phê Arabica - Tháng 8/2001: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê ướt thứ 3 tại Khe Sanh (Quảng Trị) - Tháng 3/2002: Mở chi nhánh tại TP HCM - Tháng 2/2003: Nhận chứng chỉ ISO 9001-2000, mở chi nhánh tại Sơn La - Tháng 2/2004: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê Lao Bảo (Quảng Trị), nay là Công ty Thái Hòa Quảng Trị - Tháng 6/2005: Thành lập chi nhánh tại Điện Biên và xây dựng nhà máy chế biến cà phê tại Đồng Nai - Tháng 6/2006: Thành lập Công ty Thái Hoà Lào-Việt và Công ty Thái Hoà Thừa Thiên – Huế. Thái Hoà được đánh giá là có công lớn trong việc đưa cà phê Arabica trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao ra thị trường thế giới. Đồng Thị Thanh Thuỷ Lớp: QTCL 47 Chuyên đề tốt nghiệp Minh chứng là Thái Hoà đã chinh phục được khách hàng khó tính Nhật Bản và tiến hành xuất khẩu cà phê sang Mĩ, EU, Trung Đông. .2.2. Giai đoạn 2007 đến nay - Thái Hoà bước ngoặt vươn lên Năm 2007, khởi đầu cho giai đoạn phát triểnt thứ hai của Thái Hoà, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự chuyển biến mạnh mẽ của Thái Hoà trên mọi phương diện. Từ chỗ là một công ty có các thành viên theo tính chất hành chính, Thái Hoà đã chuyển đổi thành công ty mẹ - con theo quan hệ kinh tế. Mô hình mới đã tạo động lực mạnh mẽ cho Thái Hoà phát triển với tốc độ cao. Trong lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là đầu tư phát triển nông nghiệp, Thái Hoà triển khai những dự án lớn về trồng và chế biến cao su, cà phê ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra Thái Hoà còn mở hướng mạnh mẽ sang các lĩnh vực mới như khách sạn, du lịch, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, làm thủy điện,… Vào tháng 5/2007 Thái Hoà đã xây dựng thêm nhà máy cà phê Lâm Đồng. Tháng 1/2008 thành lập công ty cổ phần An Giang Cam kết: Luôn phấn đấu cho nguyên tắc bền vững, hiện nay Thái Hoà đã xây dựng thành công thương hiệu cà phê Arabica Việt Nam trên thị trường quốc tế. Những dự án lớn về phát triển cà phê trang trại, những nhà máy chế biến cà phê thành phẩm lớn với công nghệ hiện đại đã đưa công ty Thái Hoà vươn lên chiếm vị trí số 1 Việt Nam trong sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê Arabica. Một chuyển biến mang tính chất bước ngoặt nữa là: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà đã được đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103024767 ngày 19 tháng 05 năm 2008 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp. - Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà - Tên tiếng Anh: Thai Hoa Group Joint Stock Company - Tên viết tắt: Thaihoa Group.,Jsc Đồng Thị Thanh Thuỷ Lớp: QTCL 47 Chuyên đề tốt nghiệp - Vốn điều lệ tính tới thời điểm tháng 6/2008 là 350.000.000.000đ - Ngành nghề kinh doanh: + Trồng cây cà phê, trồng rừng, trồng cây lâu năm + Sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa + Chế biến nông sản + Mua bán hàng lương thực thực phẩm + Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất + Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình + Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng + Kinh doanh nhà ở +Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi + Vận tải hàng hóa + Đẩu tư, kinh doanh khu công nghiệp, trung tâm thương mại + Kinh doanh cho thê kho hàng, nhà xưởng sản xuất thiết bị văn phòng + Du lịch, kinh doanh khách sạn nhà nghỉ + Tư vấn đầu tư, đấu thầu. Hiện nay, hệ thống khách hàng của Thái Hoà bao gồm các nhà rang xay lớn và rộng khắp thế giới đã bảo đảm đầu ra ổn định với số lượng lớn. Khách hàng mục tiêu của Thái Hoà là chinh phục khách hàng khó tính Châu Âu. Một số khách hàng nước ngoài lớn có thể kể đến như: Nestle, tập đoàn cà phê Walter Matter, SunWah, Atlantic, Bero, Sucafina, Icona, Mercon, Intercon, Itochu, Volcafe, Sucre Export… 3. Cơ cấu tổ chức của công ty .3.1. Các Công ty con Thái Hoà là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, các công ty con như: Đồng Thị Thanh Thuỷ Lớp: QTCL 47 Chuyên đề tốt nghiệp - Công ty Thái Hoà - Nghệ An (Thai Hoa Nghe An Company Ltd) Tây Hiếu, Nghĩa Đàn, Nghệ An - Công ty Thái Hoà - Quảng Trị (Thai Hoa Quang Tri Company Ltd) Khu thương mại Lao Bảo, Quảng Trị, Lao Bảo Trade Zone, Quảng Trị - Công ty Thái Hoà – LâmĐồng (Thai Hoa Lam Dong Company Ltd) Lâm Hà, Lâm Đồng - Công ty xuất nhập khẩu cà phê An Giang(Thai Hoa Dong Nai company Ltd) KTC Tam Phước, Huyện Long Thành, Đồng Nai Công ty Thái Hoà - Thừa Thiên - Huế (Thai Hoa Thua Thien-Hue Company Ltd) A Lưới, Thừa Thiên Huế - Công ty Thái Hoà Lào - Việt (Thai Hoa Lao – Viet Company Ltd) Pakse, Champasak, Laos DPR -Công ty xây lắp Khe Sanh(Khe Sanh Construction Company Ltd) Khe Sanh, Quản Trị - Công ty Thái Hoà – Hoà Bình (Thai Hoa Hoa Binh Company Ltd) Lạc Sơn - Hoà Bình Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các công ty con Chức năng: Là một trong các tổ chức hoạt động kinh doanh Trực tiếp sản xuất và chế biến cà phê nhân xuất khẩu. Nhiệm vụ: - Cung cấp sản phẩm cho tổng công ty và kinh doanh các mặt hàng của công ty trên thị trường. - Chịu sự điều hành của Tổng Công ty đối với vấn đề liên quan đến lợi ích của Tổng Công ty thậm chí việc thuyên chuyển lãnh đạo nhân sự vẫn do Tổng công ty điều phối. - Ngoài ra còn phải thực hiện tốt chu trình chất lượng cà phê để cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo sản xuất ổn Đồng Thị Thanh Thuỷ Lớp: QTCL 47 Chuyên đề tốt nghiệp định về chất lượng và dần nâng cao số lượng qua kinh nghiệm tích luỹ, tạo điều kiện để đảm bảo sản xuất chế biến. - Không chỉ thế các công ty sản xuất và chế biến cà phê thành phẩm (đồ uống) còn có nhiệm vụ tìm kiếm bạn hàng để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới, khẳng định chất lượng hàng hoá để nâng cao thương hiệu cà phê đồ uống của cà phê Thái Hoà nhất là thị phần trong nước. Quyền hạn: - Có quyền đưa ra các khuyến nghị, đề suất để tham mưu cho công ty Tổng. - Có quyền hoạt động độc lập. Đề phòng trường hợp công ty Tổng gặp vấn đề về tài chính thì không bị ảnh hưởng. .3.2. Các chi nhánh Chi nhánh TP. HCM (Branch in Ho Chi Minh) 386 Cao Thắng, F.12, Q.10, TP. HCM. Chi nhánh Sơn La (Branch in Sơn La) 408 Trần Đăng Ninh, Thị xã Sơn La, Sơn La. Chi nhánh Điện Biên (Branch in Dien Bien) Xã Mường Ẳng, huyện Tuần Giáo, Điện Biên Chức năng. Trực tiếp sản xuất và chế biến cà phê nhân xuất khẩu đáp ứng đủ hàng theo yêu cầu của công ty. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Chức năng: Là nơi giao dịch của công ty con và Tổng công ty. Nhiệm vụ: - Kinh doanh các mặt hàng của công ty - Chịu sự quản lý của công ty . - Các chi nhánh giúp công ty hoạt động ở những vùng địa lý khác nhau Đồng Thị Thanh Thuỷ Lớp: QTCL 47 Chuyên đề tốt nghiệp Quyền hạn: - Sử dụng các nguồn lực cần thiết của công ty. - Giao dịch tự do trong một chừng mực nhất định .3.3. Bộ máy quản trị của Công ty Sơ đồ 1. Bộ máy quản trị của Công ty Nguồn: Phòng hành chính 3.3.1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám Đốc Chức năng Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành toàn bộ mọi hoạt động sản xuất, KD toàn Công ty. Nhiệm vụ: - Chỉ đạo toàn bộ Công tác tài chính, Ngân hàng, chỉ đạo trực tiếp - Xây dựng chính sách chất lượng và phổ biến cho toàn thể CBCNV của Công ty thông hiểu và thực hiện Đồng Thị Thanh Thuỷ Lớp: QTCL 47 Chuyên đề tốt nghiệp - Cung cấp đầy đủ các nguồn lực để thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến Hệ thống QLCL - Định kì tổ chức các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về tính hiệu lực của HTQLCL. Quyền hạn: - Chỉ định cho cán bộ dưới quyền thi hành các quyết định. - Đưa ra các quyết định khen thưởng ký luật,… 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phó TGĐ Chức năng: Kiểm soát mọi hoạt động tài chính, mọi hoạt động thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các loại tài sản vật tư, tiền vốn của Công ty. Nhiệm vụ: - Kí duyệt các chứng từ ban đầu và các báo cáo để gửi các cấp - Theo dõi tổng hợp các chỉ tiêu lớn: doanh thu, chi phí, giá thành, nộp ngân sách - Lập các dự án kinh tế, đầu tư - Cùng các phòng liên quan thương thảo các hợp đồng lớn, hợp đồng ngoại. Giám sát, ký duyệt các chứng từ thuộc lĩnh vực TCKT. Quyền hạn: - Sử dụng nguồn lực dưới quyền - Tham mưu cho tổng giám đốc và đôi khi còn đưa ra các quyết định quan trọng. 3.3.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chức năng +) Phòng Tổ chức hành chính Chức năng: Quản lý trực tiếp công tác tổ chức hành chính văn phòng trong toàn công ty. Nhiệm vụ: - Triển khai thực hiện các chế độ chính sách. Đồng Thị Thanh Thuỷ Lớp: QTCL 47