Một trong những tác nhân tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường là chất thải từ hoạt động sản xuất Công nghiệp. Chất thải đó có thể là khí thải, nước thải, rác thải, chất thải độc hại, các sản phẩm bị lỗi, thất thoát trong quá trình sản xuất, sử dụng năng lượng và nước vượt định mức, sử dụng nguyên liệu thô không hiệu quả.
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào ngày 3/12/1907, trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống Roosevelt đã nhắn gởi một thông điệp đến các công dân Mỹ: “Lãng phí và phá hoại các nguồn tài nguyên của chúng ta thay vì tăng sự hữu ích của chúng sẽ phá hủy thịnh vượng mà chúng ta có trách nhiệm truyền đạt cho con cháu, mở rộng và phát triển…”. Có thể sẽ không ai nhớ đến thông điệp này và ý nghĩa của nó nếu như 77 năm sau, vào ngày 3/12/1984 xảy ra một sự cố môi trường nghiêm trọng: một đám mây khí methyl isocyanate chết người ròi rỉ từ nhà máy Bhopal (Ấn Độ) của Công ty Union Carbide (Mỹ) làm hơn 3.000 người chết và hơn 25.000 người bị thương. Hiện nay vấn đề Môi trường ngày càng trở nên bức thiết, là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền các quốc gia và các tổ chức quốc tế do những tác động xấu của nó làm suy giảm nặng nề đến chất lượng Môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống con người. Một trong những tác nhân tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường là chất thải từ hoạt động sản xuất Công nghiệp. Chất thải đó có thể là khí thải, nước thải, rác thải, chất thải độc hại, các sản phẩm bị lỗi, thất thoát trong quá trình sản xuất, sử dụng năng lượng và nước vượt định mức, sử dụng nguyên liệu thô không hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của Môi trường đối với môi trường sống, pháp luật đã buộc các Doanh nghiệp phải thực hiện phương pháp giảm thiểu mức độ tác động tới Môi trường. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp thực hiện các phương pháp xử lý cuối đường ống để giảm lượng chất thải thải bỏ ra ngoài Môi trường. Tuy nhiên, đây là phương pháp bị động và tốn nhiều chi phí mà không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Vì vậy phương pháp sản xuất sạch hơn ra đời đã giải quyết tốt vấn đề này. Nó được coi là một yếu tố chủ chốt, cốt lõi trong quá trình phát triển bền vững nhờ có tính chủ động phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn giúp tiết kiệm 1 năng lượng, tài nguyên, giảm chất thải ô nhiễm, thậm chí loại bỏ các dòng thải và nâng cao hiệu suất tiêu thụ nguyên liệu. Riêng đối với mặt hàng chai nhựa PET, ngoài công ty Cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long, hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty cũng sản xuất mặt hàng này. Vậy làm thế nào để nâng cao tính cạnh tranh của công ty? Bên cạnh các chiến lược quảng cáo, marketing cho sản phẩm thì vấn đề giá cả và hình ảnh thương hiệu của công ty cũng hết sức quan trọng trong việc nâng cao tính cạnh tranh trên thương trường. Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì những mặt hàng mang nhãn xanh, thương hiệu xanh cũng dần được ưa chuộng. Áp dụng các biện pháp SXSH trong sản xuất sẽ giúp cho công ty tiết kiệm chi phí do tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, tăng lợi nhuận, đồng thời cũng quảng bá cho hình ảnh của công ty thông qua việc thực hiện phương pháp sản xuất thân thiện với Môi trường Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài : “NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG SXSH Ở XƯỞNG SẢN XUẤT CHAI PET – CÔNG TY CP VPP CỬU LONG” với mong muốn phân tích được rõ lợi ích của việc SXSH trong doanh nghiệp, và doanh nghiệp muốn áp dụng các biện pháp SXSH thì gặp phải những thuận lợi và khó khăn như thế nào. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sản xuất chai PET, xem xét quy trình sản xuất và các vấn đề Môi trường liên quan. 3. Mục đích nghiên cứu Đánh giá các vấn đề Môi trường có liên quan đến SXSH, xác định những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các phương pháp SXSH và đưa ra một số giải pháp kiến nghị giúp cho việc áp dụng SXSH vào thực tiễn sản xuất của xưởng. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra khái niệm về SXSH, các khái niệm tương tự với SXSH để thấy được tính ưu việt của SXSH so với các phương pháp khác, đặc biệt là so với phương pháp xử lý cuối đường ống. - Tìm hiểu các công đoạn trong quy trình sản xuất chai PET, phát hiện các vấn đề về Môi trường và SXSH dọc theo quá trình sản xuất đó. - Xem xét các biện pháp quản lý môi trường đã thực hiện ở xưởng, ưu nhược điểm của các phương pháp đó - Đưa ra một số kiến nghị giải pháp về sản xuất sạch hơn có thể áp dụng đối với xưởng. 5. Phương pháp nghiên cứu: Một số phương pháp như thu thập và xử lý dữ liệu, xử lý thông tin, phân tích SWOT, phân tích chi phí lợi ích (CBA), tổng hợp số liệu … 6. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung : Sử dụng kiến thức về SWOT phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức khi áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn ở xưởng sản xuất chai PET. - Phạm vi không gian: Khu vực sản xuất – xưởng chai PET , công ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long - Phạm vi thời gian : Xét trong năm 2009 7. Bố cục khóa luận Khóa luận có … trang bao gồm cả danh mục bảng biểu tài liệu tham khảo và phụ lục, trong đó có …. Bảng, …. Sơ đồ, … hình ảnh. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, khóa luận được chia làm ba chương: Chương I : Những kiến thức tổng quan về Sản xuất sạch hơn Chương II: Tổng quan về công ty CP VPP Cửu Long và xưởng sản xuất chai PET 3 Chương III: Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng SXSH ở xưởng sản xuất chai PET và một số giải pháp kiến nghị. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế quản lý Tài nguyên môi trường và Đô thị và các phòng ban khác của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và rèn luyện suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Hà Thanh đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong thời gian vừa qua để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện quốc gia, ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên xưởng sản xuất chai PET công ty CP VPP Cửu Long đã cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này 4 CHƯƠNG I NHỮNG KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN I. Sản xuất sạch hơn và các giải pháp của sản xuất sạch hơn 1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn và các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn. 1.1 Khái niệm sản xuất sạch hơn Khái niệm về sản xuất sạch hơn lần đầu tiên được UNEP – Chương trình môi trường Liên hợp quốc – giới thiệu vào năm 1989 (Cleaner Product). Đây được coi như câu trả lời cho câu hỏi “ Làm thế nào để ngành Công nghiệp có thể hoạt động theo hướng Phát triển bền vững?”. UNEP đã định nghĩa :“ Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về Môi trường vào các quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và Môi trường”. - Đối với quy trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc bảo quản nguyên liệu, năng lượng, loại trừ và thay thế dần các nguyên liệu độc hại; giảm khối lượng và đặc tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn. - Đối với sản phẩm : Sản xuất sạch hơn chú trọng việc giảm bớt các tác động có hại trong suốt chu trình của sản phẩm ngay từ công đoạn khai thác nguyên liệu cho tới công đoạn giao nộp sản phẩm. - Đối với dịch vụ : Phương pháp phòng ngừa ô nhiễm Môi trường bao gồm từ khâu thiết kế, cải tiến việc quản lý nhà xưởng đến khâu lựa chọn các loại đầu vào ( dưới dạng sản phẩm). Từ khái niệm sản xuất sạch hơn của UNEP ta có thể rút ra những điểm chủ yếu của sản xuất sạch hơn như sau: 5 - Tính phòng ngừa : Khác với công nghệ cuối đường ống là xử lý ô nhiễm do chất thải sau khi nó phát sinh, chiến lược sản xuất sạch hơn luôn là phòng ngừa hoặc giảm thiểu tối đa chất thải hay khí thải sinh ran gay tại nguồn. - Tính tổng hợp: Sản xuất sạch hơn đòi hỏi phải tiếp cận theo hệ thống một cách bao quát toàn bộ quá trình sản xuất, thừa nhận mối quan hệ qua lại giữa sử dụng nguyên liệu, năng lượng với chất thải, khí thải và các ý nghĩa về mặt tài chính của mối quan hệ đó. - Hiệu quả tổng thể : Cốt lõi của các dự án sản xuất sạch hơn là quan điểm cho rằng : làm tăng hiệu suất các quá trình sẽ dẫn đến sự vận hành của cả hệ thống được cải thiện vả về mặt Kinh tế và Môi trường - Tính liên tục : Sản xuất sạch hơn là một quá trình diễn ra liên tục và luôn luôn tìm những cơ hội mới cho giảm thiểu chi phí sản xuất. - Làm giảm nguy cơ cho Con người và Môi trường : Cải thiện tình trạng Môi trường cũng đồng nghĩa với điều kiện làm việc của công nhân được cải thiện cũng như giảm tác động tiêu cực tới cộng đồng địa phương. 1.2 Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn. Trước đây chúng ta cũng đã biết đến một số khái niệm tương tự sản xuất sạch hơn như : Khái niệm giảm thiểu chất thải, khái niệm phòng ngừa ô nhiễm, khái niệm năng suất xanh. Về cơ bản, các khái niệm đó đều giống sản suất sạch hơn: Đều có chung ý tưởng giúp cho Doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả hơn và phát sinh ít ô nhiễm hơn. Chúng đều là những khái niệm mang tính phòng ngừa và giảm thiểu chất thải trước khi chất thải sinh ra. Tuy nhiên, chiến lược SXSH khác ở chỗ đây là một hệ thống các phương pháp, thủ tục đánh giá các nguyên nhân gây ra ô nhiễm, phát sinh chất thải và phát triển các phương án có thể được áp dụng trên thực tiễn. Hệ thống này được thiết kế một cách có bài bản, nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể. Hơn nữa, nội dung chiến lược SXSH còn bao gồm hệ thống 6 quản lý SXSH được xác định rõ ràng cho phép liên tục cải thiện tình hình kinh tế và môi trường của đơn vị. Không nên nhìn nhận SXSH với tư cách là chiến lược chỉ trong lĩnh vực môi trường, vì nó còn bao gồm trong đó cả những nội dung kinh tế quan trọng. Trong bối cảnh của chiến lược này, chất thải được coi là một loại "sản phẩm" có giá trị kinh tế âm. Mọi hoạt động làm giảm mức tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng, ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt việc phát sinh chất thải, đều có tác dụng nâng cao năng suất, đem lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp. Cách tiếp cận theo kiểu phòng ngừa còn có nghĩa rằng các vấn đề về môi trường phải được giải quyết trước khi chúng có thể phát sinh. Tức là ngay từ khâu lựa chọn việc thực hiện các quy trình, các loại nguyên vật liệu, mẫu thiết kế, phương tiện vận tải, dịch vụ, vv . Các tiếp cận này giúp giải quyết có hiệu quả vấn đề tiết kiệm tài nguyên vì rằng ô nhiễm không những chỉ làm xuống cấp môi trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy rõ tính kém hiệu quả của quy trình sản xuất hoặc quản lý. Trên thực tế SXSH có nghĩa là: - Tránh hoặc giảm bớt lượng chất thải được sản sinh ra; - Sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liêu; - Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường; - Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường, giảm chi phí và tăng lợi ích. 2. Các giải pháp về sản xuất sạch hơn Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ dơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay dổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể dược chia thành các nhóm sau: • Nhóm giảm chất thải tại nguồn; • Nhóm tuần hoàn; • Nhóm cải tiến sản phẩm 7 2.1 Giảm chất thải tại nguồn (waste reduction at source). Về cơ bản, giảm chất thải tại nguồn là nhóm các giải pháp tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm bằng cách giảm chất thải tại nguồn được thực hiện bởi các giải pháp sau : - Quản lý nội vi là giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn, nó không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Khác phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất … là một vài ví dụ của quản lý nội vi. - Kiểm soát quá trình tốt hơn : Phương pháp này đảm bảo tối ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu sản xuất và phát sinh chất thải . Cũng như quản lý nội vi, kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như đào tạo nhân viên vì ở phương pháp này, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH … cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. 8 Giảm chất thải tại nguồn Quản lý nội vi Kiểm soát quá trình tốt hơn Thay đổi nguyên liệu Cải tiến thiết bị Công nghệ sản xuất mới Tuần hoàn Tận thu, tái sử dụng tại chỗ Tạo ra sản phẩm phụ Cải tiến sản phẩm Thay đổi sản phẩm Thay đổi bao bì - Thay đổi nguyên liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với Môi trường hơn, hoặc là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. - Cải tiến thiết bị : Là việc thay đổi những thiết bị có tổn thất nguyên liệu nhiều hơn sang sử dụng những thiết bị có tổn thất nguyên liệu ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể chỉ là điều chỉnh đến tối ưu tốc độ máy, tối ưu kích thước kho chứa, là việc thiết kế cải tiến các bộ phận cần thiết trong thiết bị - Công nghệ sản xuất mới: Lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả hơn như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất khác nhưng tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn. 2.2 Giải pháp tuần hoàn. Một ví dụ của giải pháp này là có thể giữ lại nước làm mát của hệ thống này, để nguội rồi lại tuần hoàn dùng lại, hoặc là tận thu tạo ra các sản phẩm phụ các chất thải để làm ra một sản phẩm mới hoặc bán ra cho cơ sở sản xuất khác. Như lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm. 2.3 Thay đổi sản phẩm. Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một trong những ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn. Thay đổi sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hóa chất độc hại sử dụng. 9 II. Lợi ích và nguyên tắc của sản xuất sạch hơn 1. Lợi ích của sản xuất sạch hơn Sản xuất sạch hơn đã trở thành một trong 36 chương trình ưu tiên của chiến lược quốc gia về bảo vệ Môi trường của Việt nam. Vì sao mà sản xuất sạch hơn lại có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ Môi trường đến vậy? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng xem xét lợi ích của sản xuất sạch hơn là gì. 1.1 So sánh sản xuất sạch hơn và phương pháp cuối đường ống Để thấy được ưu điểm của sản xuất sạch hơn, ta hãy làm phép so sánh nhỏ giữa sản xuất sạch hơn và phương pháp cuối đường ống – phương pháp đang được sử dụng chủ yếu hiện nay ở Việt nam để giảm chất thải ra ngoài Môi trường. Thứ nhất, các công nghệ kiểm soát cuối đường ống bao gồm việc sử dụng hàng loạt các kỹ thuật và sản phẩm (các hóa chất) để xử lý chất thải, các nguồn phát thải khí và chất lỏng. Các công nghệ này nhìn chung không giảm lượng chất thải phát sinh. Chúng chỉ có thể giúp làm giảm độ độc hại và thực tế chỉ trung chuyển ô nhiễm từ một dạng này sang một dạng khác mà thôi ( Ví dụ: Chất ô nhiễm không khí được chuyển qua thành nước thải trong khi nước thải phát ra lại có thể chuyển ô nhiễm sang các chất thải rắn). Sự khác biệt chủ yếu giữa các biện pháp kiểm soát o nhiễm và sản xuất sạch hơn là ở việc xác định thời điểm tiến hành các biện pháp này. Phương pháp cuối đường ống được tiến hành sau khi các chất thải ô nhiễm đã được phát sinh, mang tính chất bị động, trong khi đó sản xuất sạch hơn là biện pháp chủ động, “ biết trước và phòng ngừa”. Thứ hai, các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô 10