Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (LA tiến sĩ)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Mai Trọng Thông
2 PGS.TS Đào Khang
Hà Nội – 2017
Trang 2i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án nghiên cứu này là của riêng tôi, được thực hiện tại Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Những kết luận và điểm mới của luận án là trung thực và không sao chép của ai
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Nghiên cứu sinh
Phạm Vũ Chung
Trang 3ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án tại cơ sở đào tạo Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nghiên cứu sinh (NCS) xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới hai thầy hướng dẫn, PGS.TS Mai Trọng Thông và PGS.TS Đào Khang đã tận tình chỉ bảo và giúp NCS có được những kết quả nghiên cứu để hoàn thành luận án
NCS xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo cơ sở đào tạo là Viện Địa lý, Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
đã quan tâm, tạo điều kiện để NCS hoàn tất các chương trình học tập cũng như các thủ tục trong quá trình thực hiện luận án NCS xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến Trường Đại học Vinh, Khoa Địa lý-Quản lý Tài nguyên đã tạo thuận lợi cho NCS trong suốt thời gian làm luận án
NCS cũng xin gửi lời cám ơn đến Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh; UBND và phòng Nông nghiệp tại các huyện đã cung cấp cho NCS các số liệu và thông tin phục vụ luận án
Trong quá trình thực hiện luận án, NCS xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho luận án Đặc biệt, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân suốt thời gian qua đã luôn quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để NCS có nhiều thời gian tập trung hoàn thành luận án
Nghiên cứu sinh
Phạm Vũ Chung
Trang 4iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Luận điểm nghiên cứu 3
6 Những điểm mới của luận án 3
7 Nguồn tài liệu 3
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
9 Cấu trúc của luận án 4
Chương 1 5
CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về biến động sử dụng đất 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất 5
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất 9
1.1.2 Tại Việt Nam 13
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất 13
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất 18
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về tỉnh Hà Tĩnh 23
1.2 Cơ sở lý luận đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu 25
1.2.1 Một số khái niệm 25
1.2.1.1 Đất, sử dụng đất và biến động sử dụng đất 25
1.2.1.2 Một số khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu 30
1.2.2 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất 32
1.2.2.1 Tác động của khí hậu đến đặc tính của đất 32
1.2.2.2 Tác động qua lại giữa biển đổi khí hậu và sử dụng đất 34
1.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 36
1.3.1 Phương pháp luận nghiên cứu 36
1.3.1.1 Quan điểm nhiên cứu 36
Trang 5iv
1.3.1.2 Cách tiếp cận 37
1.3.1.3 Phương pháp nghiên cứu 38
1.4 Quy trình các bước nghiên cứu 42
Chương 2 45
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HÀ TĨNH 45
2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Tĩnh 45
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 45
2.1.1.1 Vị trí địa lý 45
2.1.1.2 Đặc điểm địa chất 45
2.1.1.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo 48
2.1.1.4 Đặc điểm khí hậu 49
2.1.1.5 Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước 51
2.1.1.6 Đặc điểm địa chất thuỷ văn 54
2.1.1.7 Đặc điểm thổ nhưỡng 54
2.1.1.8 Đặc điểm sinh vật 57
2.1.1.9 Hiện trạng tai biến môi trường 58
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 60
2.1.2.1 Dân số và lao động 60
2.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 60
2.1.2.3 Thực trạng điều chỉnh các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2005-2015 tại Hà Tĩnh 65
2.1.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp 70
2.1.3.1 Những lợi thế chủ yếu 70
2.1.3.2 Hạn chế, thách thức 71
2.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 73
2.2.1 Đất nông nghiệp 74
2.2.2 Đất phi nông nghiệp 76
2.2.3 Đất chưa sử dụng 77
2.3 Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2015 78
2.3.1 Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp 82
2.3.1.1 Biến động đất trồng lúa 82
2.3.1.2 Biến động đất trồng cây hàng năm khác 84
2.3.1.3 Biến động đất trồng cây lâu năm 85
Trang 6v
2.3.2 Biến động đất lâm nghiệp 87
2.3.2.1 Biến động diện tích đất rừng sản xuất 87
2.3.2.2 Biến động đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng 89
2.3.3 Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản 90
2.3.4 Biến động đất làm muối 92
2.3.5 Biến động diện tích đất nông nghiệp khác 92
Chương 3 94
BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH HÀ TĨNH 94
3.1 Biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh 94
3.1.1 Biến đổi khí hậu giai đoạn 1980-2015 94
3.1.1.1 Nguồn số liệu 94
3.1.1.2 Biến đổi của các đặc trưng khí hậu tại Hà Tĩnh giai đoạn 1980-2015 94
3.1.2 Khái quát về kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Hà Tĩnh 111 3.1.2.1 Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Hà Tĩnh 111
3.1.2.2 Tính toán diện tích ngập lụt tại tỉnh Hà Tĩnh theo kịch bản nước biển dâng 111
3.2 Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015 trong bối cảnh biến đổi khí hậu 113
3.2.1 Thực trạng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai đến biến động sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh 113
3.2.1.1 Ảnh hưởng của lũ lụt, bão 114
3.2.1.2 Ảnh hưởng của nắng nóng và hạn hán 119
3.2.1.4 Ảnh hưởng của xâm nhập mặn 123
3.2.1.5 Ảnh hưởng của rét đậm rét hại 124
3.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố khí hậu và biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 tại tỉnh Hà Tĩnh bằng phương pháp phân tích hồi quy logistic 127
3.2.2.1 Thiết lập cơ sở dữ liệu đầu vào 127
3.2.2.2 Kết quả tính toán theo mô hình hồi quy logistic 133
3.2.2.3 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và thiên tai đến biến động sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015 135
3.3 Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh 139
3.3.1 Những căn cứ để đề xuất các giải pháp 139
Trang 7vi
3.3.2 Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu 1403.3.2.1 Một số giải pháp chung 1403.3.2.2 Một số giải pháp cụ thể góp phần sử dụng đất nông nghiệp hợp lý
thích ứng với biến đổi khí hậu 142KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ ITÀI LIỆU THAM KHẢO IIPHỤ LỤC PL-1
Trang 8vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mô tả các tuyến điểm thực địa 40
Bảng 1.2 Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic đa biến 42
Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm 50
Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình tháng và năm 51
Bảng 2.3 Đặc điểm mạng lưới sông suối trong tỉnh Hà Tĩnh 52
Bảng 2.4 Cơ cấu các nhóm đất (Soil group) tỉnh Hà Tĩnh 55
Bảng 2.5 Thống kê diện tích các nhóm đất theo huyện 55
Bảng 2.6 Quy hoạch các nhóm đất nông nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2020 67
Bảng 2.7 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh 74
Bảng 2.8 Đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh 76
Bảng 2.9 Đất phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015 77
Bảng 2.10 Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 80
Bảng 2.11 Bảng chu chuyển các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2015 81
Bảng 3.1 Vị trí các trạm tại tỉnh Hà Tĩnh 94
Bảng 3.2 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm 95
Bảng 3.3 Biến thiên của nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7 trong các giai đoạn 96
Bảng 3.4 Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm 97
Bảng 3.5 Biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong các giai đoạn 98
Bảng 3.6 Tần suất bắt đầu mùa mưa 99
Bảng 3.7 Tần suất cao điểm của mùa mưa 100
Bảng 3.8 Tần suất kết thúc mùa mưa 100
Bảng 3.9 Độ lệch chuẩn của số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm 101
Bảng 3.10 Sự biến đổi của số ngày nắng nóng qua các giai đoạn 102
Bảng 3.11 Độ lệch chuẩn của số ngày mưa lớn trung bình tháng và năm 103
Bảng 3.12 Sự biến đổi của số ngày mưa lớn qua các giai đoạn 104
Bảng 3.13 Đặc trưng mực nước lũ ở một số vị trí trên sông La 106
Bảng 3.14 Diện tích ngập lụt các huyện tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 107
Bảng 3.15 Tần số bão trung bình tháng và năm ảnh hưởng trực tiếp đến các đoạn bờ biển Bắc Trung bộ giai đoạn 1960-2015 108
Bảng 3.16 Số các cơn bão hoạt động trong năm vùng ven biển Bắc Trung Bộ giai đoạn 1960-2015 109
Trang 9viii
Bảng 3.17 Số lượng bão trong các thập niên 109
Bảng 3.18 Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng ở Hà Tĩnh theo kịch bản phát thải trung bình (B2) so với thời kỳ 1980 - 1999 111
Bảng 3.19 Diện tích ngập do nước biển dâng vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh 112
Bảng 3.20 Mức độ ngập lụt đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 116
Bảng 3.21 Tổng hợp các lưu vực sông có khả năng xảy ra lũ quét tại Hà Tĩnh 118
Bảng 3.22 Mức độ khô hạn đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh 120
Bảng 3.23 Mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh 122
Bảng 3.24 Tóm tắt các tác động chính của BĐKH và nước biển dâng đến một số huyện của tỉnh Hà Tĩnh 125
Bảng 3.25 Phân cấp và mã hóa các biến độc lập được lựa chọn
trong mô hình hồi quy 132
Bảng 3.26 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 134
Bảng 3.27 Giá trị các thông số của các biến 134
Bảng 3.28 Biến động sử dụng đất theo sự thay đổi của các biến độc lập 136
Trang 10ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ các tuyến, điểm khảo sát thực địa……… 40
Hình 1.2 Sơ đồ nội dung và quy trình các bước thực 43
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu diện tích đất năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh 73
Hình 2.2 Biểu đồ biến động tăng, giảm các loại hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2015 82
Hình 3.1 Biến trình nhiều năm của nhiệt độ không khí trung bình tháng 1 tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015) 95
Hình 3.3 Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày nắng nóng trung bình năm tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015) 102
Hình 3.4 Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày mưa lớn trung bình năm tại Hà Tĩnh (giai đoạn 1980-2015) 104
Hình 3.5 Biểu đồ mức độ ngập lụt đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 116
Hình 3.6 Biểu đồ mức độ khô hạn các loại đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh 120
Hình 3.7 Biểu đồ mức độ thoái hóa đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh 122
Hình 3.8 Sơ đồ chọn điểm mẫu cho mô hình hồi quy logistic 132
Trang 12FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc) IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change
(Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu)
LUT Loại hình sử dụng đất
NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
QHTTPTKTXH Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
TN&MT Tài nguyên & Môi trường
UNEP United Nations Environment Programme (Chương trình
Môi trường Liên hiệp quốc) UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc)
UNDP United Nations Development Programme (Chương trình
phát triển Liên hiệp quốc) Viện
KHKTTV&BĐKH
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Biến đổi khí hậu
WMO World Meteorological Organization (Tổ chức Khí tượng
Thế giới)
Trang 131
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là thành phần quan trọng của thể tổng hợp địa lý tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đối với ngành nông nghiệp Tuy nhiên, trong bối cảnh dân số nước ta tăng nhanh, nền kinh tế đang vận động theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước đã làm gia tăng nhu cầu đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp… Đặc biệt, trong những năm gần đây những biến đổi theo hướng tiêu cực của khí hậu đang ngày càng tác động xấu đến tài nguyên đất Việt Nam, khiến cho đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp
Năm 2013, cả nước có trên 50% diện tích đất tự nhiên (trong đó có 3,2 triệu ha đất đồng bằng, 13 triệu ha đất đồi núi) bị thoái hóa Đặc biệt có 0,82 triệu ha đất phèn nông, 0,54 triệu ha đất cát, 2,06 triệu ha đất xám bạc màu thoái hóa, 0,5 triệu ha đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, 0,24 triệu ha đất mặn sú vẹt đước và mặn nhiều, 0,47 triệu ha đất lầy úng, 8 triệu ha đất tầng mỏng và vùng đồi núi [5]
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 596.694,85 ha, địa hình tương đối đa dạng, phức tạp Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu của Hà Tĩnh còn mang tính chất chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam Mùa mưa kéo dài thường gây ra nhiều bão lụt, mùa khô cũng là mùa nắng gắt,
có gió tây khô, nóng, lượng bốc hơi lớn, gây hạn hán nghiêm trọng Hà Tĩnh có nền kinh tế đặc thù là nông nghiệp, với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa dạng, song cũng gặp nhiều khó khăn như: địa hình nhỏ hẹp và chia cắt vụn, đất đai cằn cỗi, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai (nắng nóng, bão, lũ lụt, hạn hán…) thường xuyên xảy ra Thời gian gần đây, các huyện ven biển Hà Tĩnh
đã có hiện tượng nước biển dâng gây nhiễm mặn sâu vào nội đồng, hạn hán, lũ lụt gia tăng gây thoái hóa đất Biến đổi khí hậu làm gia tăng hoạt động hủy hoại đất đai như xói mòn, rửa trôi, khô hạn, mặn hóa, ngập úng, lũ quét, sạt lở, đất bị ô nhiễm càng làm cho tình hình sử dụng đất biến đổi khó kiểm soát
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh đang là vấn đề được chính quyền, các nhà khoa học và nhân dân quan tâm lo lắng
Trang 142
Xuất phát từ sự cần thiết phải đánh giá được biến động sử dụng đất của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua cũng như dự báo cho tương lai do những tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động kinh tế - xã hội, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh
Hà Tĩnh” làm luận án tiến sỹ Địa lý, chuyên ngành Địa lý Tài nguyên và Môi trường
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2015, bao gồm: đất trồng lúa; đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu
Lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh phần đất liền theo đơn vị hành chính, không tính các đảo
- Về nội dung và thời gian nghiên cứu
+ Nghiên cứu, phân tích chuỗi số liệu các yếu tố khí tượng, thủy văn giai đoạn 1980 -
2015
+ Nghiên cứu, phân tích số liệu sử dụng đất và biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2015
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá được thực trạng, nguyên nhân gây biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 tại tỉnh Hà Tĩnh
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Hà Tĩnh
Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2005 2015; xác định các nguyên nhân gây biến động trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Phân tích, đánh giá xu thế biến đổi khí hậu giai đoạn 1980 2015 tại tỉnh Hà Tĩnh
- Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho mục đích nông nghiệp tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã được xác định
Trang 153
5 Luận điểm nghiên cứu
Luận điểm 1: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai
đoạn 2005-2015 đã có biến động rõ rệt do những thay đổi về chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và do ảnh hưởng của biến đổi về điều kiện tự nhiên
Luận điểm 2: Sự biến đổi của các yếu tố khí hậu và các hiện tượng thiên tai
trong thời gian gần đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh
6 Những điểm mới của luận án
- Đã làm rõ xu thế và các biểu hiện của BĐKH tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 1980-2015
- Bằng mô hình hồi quy logistic đã đánh giá định lượng mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất nông nghiệp với các yếu tố khí hậu và thiên tai trong giai đoạn 2005-2015
- Đã thành lập hệ thống bản đồ Biến động các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/100.000 bằng công nghệ GIS, từ đó xác định được thực trạng biến động diện tích của từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2015
7 Nguồn tài liệu
- Số liệu khí tượng thủy văn tại các trạm ở tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ 1980-2015
do Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ và Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp
- Số liệu liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 được NCS thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh;
- Các tài liệu liên quan đến quy hoạch ngành nông nghiệp, quy hoạch ngành trồng trọt, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Hà Tĩnh do Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cung cấp;
- NCS đã khai thác thông tin tư liệu, số liệu từ các đề tài, dự án khác như: + Báo cáo đề tài: Đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống kinh tế - xã hội do tác động của Biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ (thí điểm cho tỉnh Hà Tĩnh), mã số: BĐKH-24 thuộc Chương trình KHCN-BĐKH 11/15 do Viện Địa lý thực hiện (2013-2015)
Trang 164
+ Báo cáo đề tài: Điều tra đánh giá hiện trạng nguyên nhân suy thoái tài nguyên môi trường đất-nước vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh và đề xuất giải pháp khai thác quản lý tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững do Viện Địa lý thực hiện năm 2010-2012
+ Báo cáo đề tài: Nghiên cứu địa lý phát sinh và thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh phục
vụ sử dụng tài nguyên đất bền vững do Viện Địa lý thực hiện năm 2010 - 2012
- Ngoài ra, NCS còn sử dụng kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài do các nhà khoa học, các cơ quan khác nhau thực hiện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những tác động dẫn đến biến động sử dụng đất nông nghiệp tại Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2015, đặc biệt sự biến động sử dụng đất có tính đến biến đổi khí hậu Luận án góp phần bổ sung phương pháp luận
và phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực có sự đan xen giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội
8.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho địa phương về các biểu hiện của biến động sử dụng đất do tác động của biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu, phục vụ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, bố trí sản xuất, cảnh báo thiên tai
9 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bản đồ, phụ lục, luận án được cấu trúc thành
3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng
đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Chương 2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
tại tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3 Biến động sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại
tỉnh Hà Tĩnh
Trang 171.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất
Những nghiên cứu về biến động sử dụng đất (BĐSDĐ) ban đầu chỉ đơn giản là phát hiện những thay đổi sử dụng đất ở những khu vực cụ thể bằng kỹ thuật viễn thám và GIS Cùng với việc xác định được BĐSDĐ, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, BĐSDĐ và lớp phủ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi môi trường Vì vậy, những nghiên cứu về BĐSDĐ về sau được chú ý phân tích những nguyên nhân, động lực thúc đẩy và ảnh hưởng đến BĐSDĐ và môi trường sinh thái
Dự án quốc tế về nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất (land cover change) được thực hiện và điều hành bởi nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu như Đại học Clark, Mỹ (1994-1996), Viện Cartografic de Catalunya, Tây Ban Nha (1997-1999) và Trường Đại học Công giáo Leuven, Bỉ (2000 - 2005) Mục tiêu của dự án là tăng cường sự hiểu biết về những tác động của con người và động thái của biến động đất đai đến những thay đổi về độ che phủ đất Dự án cũng nghiên cứu phát triển các
mô hình toàn cầu để cải thiện năng lực dự đoán BĐSDĐ và lớp phủ ở những khu vực nhạy cảm (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hiền, nghiên cứu về tỉnh Quảng Ninh [17])
Tại Trung Quốc, Yu et al., 2011 đã sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat xác định được BĐSDĐ tại thành phố Daqing tỉnh Heilongjiang, từ năm 1997 đến 2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất xây dựng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng tăng lên gấp đôi trong khi các vùng đất ngập nước giảm đi 60% Nguyên nhân dẫn đến thay đổi sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu là quản lý đất đai, dân số và các chính sách kinh tế xã hội [88]
Đáng chú ý là công trình Phân tích sự thay đổi sử dụng đất trong đồng bằng
Delta của Trung Quốc bằng ảnh vệ tinh viễn thám, GIS và mô hình Markov của
Qihao Weng [78] Kết quả nghiên cứu cho thấy, kể từ năm 1978, khi Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế và chính sách mở cửa đã dẫn đến việc thay đổi sử dụng đất nhanh
Trang 186
chóng diễn ra ở nhiều khu vực ven biển của Trung Quốc như đồng bằng delta qua hai thập kỷ do công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh Các kết quả chỉ ra rằng đã có một sự phát triển đô thị quá nhanh, không có quy hoạch dẫn đến một sự mất mát to lớn đối với đất trồng trọt giữa năm 1989 và năm 1997, quá trình thay đổi sử dụng đất đã cho thấy không có dấu hiệu của sự phát triển bền vững Qua nghiên cứu cho thấy sự tích hợp của ảnh vệ tinh viễn thám và GIS là một phương pháp hiệu quả để phân tích hướng, tốc độ, và mô hình không gian của sự thay đổi sử dụng đất Việc hội nhập sâu hơn của hai công nghệ này với mô hình Markov là có lợi trong việc mô tả và phân tích các quá trình thay đổi sử dụng đất
Tại Ấn Độ, có thể kể đến công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và BĐSDĐ của Mohanty [68] Từ số liệu thống kê, tư liệu bản đồ và viễn thám tác giả xác định được trong vòng 50 năm, từ 1950 đến 2000, mặc dù mức độ tăng dân số đã chậm lại nhưng những tác động tiêu cực của nó đến sử dụng đất vẫn gia tăng Đất phi nông nghiệp tăng quá nhanh, các vùng hoang hóa bị mở rộng
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Suzanchi and Kaur tại khu vực thủ
đô của Ấn Độ [80], bằng tư liệu viễn thám và phân tích không gian trong GIS, đã xác định, đất sản xuất nông nghiệp tăng 67,4% từ năm 1989 đến năm 1998 nhưng từ năm
1998 đến 2006 chỉ tăng 5,7% Đất xây dựng tăng chủ yếu là do gia tăng dân số đô thị Các tác giả cho rằng BĐSDĐ chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội và những thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào chi phí lợi ích trong sản xuất nông nghiệp
Công trình “Đánh giá và dự báo biến động sử dụng đất đối với khu vực đô thị bằng hình ảnh vệ tinh đa thời gian và GIS: Nghiên cứu điển hình tại Zanjan, Iran” [69]
đã có kết quả phân loại độ che phủ đất cho 3 thời điểm khác nhau và dự báo tác động của con người về biến đổi sử dụng đất đến năm 2020 tại khu vực Zanjan Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: khoảng 44% tổng diện tích sử dụng đất bị thay đổi (đất nông nghiệp, đất vườn cây ăn quả và đất trống) để định cư, xây dựng công nghiệp khu vực
và đường cao tốc Mô hình cây trồng cũng thay đổi, chẳng hạn như đất vườn chuyển sang đất nông nghiệp và ngược lại Những thay đổi được đề cập đã xảy ra trong vòng
27 năm qua tại thành phố Zanjan và khu vực xung quanh
Các tác giả B.McCusker và E.R.Carr [73] đã tổng kết 4 xu hướng nghiên cứu
Trang 19iiii) Các tài liệu có xu hướng hướng tới nghiên cứu các hộ gia đình (sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống – gợi nhắc phương pháp tiếp cận văn hóa sinh thái tới tương tác con người - môi trường) và kết quả mô hình hóa
Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy:
+ Xu hướng trong lý thuyết BĐSDĐ chỉ dừng lại ở xác định động lực và mô hình hóa kết quả dựa trên những gì tìm được, mà ít đi sâu vào nguyên nhân tại sao những động lực này làm BĐSDĐ
+ Tuy lý thuyết BĐSDĐ theo hướng kết quả mô hình hóa phần nào đáp ứng nhu cầu thực tế cho việc ra chính sách với các kịch bản biến đổi nhưng vẫn có sự hạn chế bởi các mô hình này không thể nắm bắt được sự phức tạp của các động lực dẫn đến những thay đổi về đối tượng quan sát
Để giải thích được nguyên nhân cũng như đánh giá được ảnh hưởng của BĐSDĐ nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình hóa Tuy nhiên, nhiều phân tích không gian và mô hình thay đổi sử dụng đất không đồng nhất tồn tại trong nghiên cứu vì vậy đã thúc đẩy nhiều các nghiên cứu về vấn đề này (White and Engelen, 2000 [86]; Wu and Webster, 1998 [87]; Verburg and Veldkamp, 2001) [83], Irwin and Geoghegan [64]; Mertens and Lambin (1997) [67]
Các nhà khoa học tự nhiên và địa lý đã dẫn đầu trong việc phát triển các mô hình không gian tường minh (spatially explicit models) để nghiên cứu BĐSDĐ
Mô hình không gian thay đổi sử dụng đất được chia làm 3 nhóm: Mô phỏng, ước tính và tiếp cận hỗn hợp Các mô hình mô phỏng được xây dựng dựa trên tiếp cận của phương pháp tế bào tự động (Cellular Automata) Tế bào tự động là một mô hình
Trang 208
toán học, trong đó hành vi của một hệ thống được tạo ra bởi một tập hợp các quy tắc xác định hoặc xác suất để xác định trạng thái rời rạc của một tế bào dựa trên trạng thái của các tế bào lân cận [64] Một vài nghiên cứu ứng dụng mô hình này để phân
tích quá trình đô thị hóa như Wu and Webster [87]; Clarke et al [59] Tuy nhiên, mô
hình được giả định trên cảnh quan đơn giản với tương tác của các yếu tố không đồng nhất khác như quy hoạch, trung tâm việc làm, các yếu tố môi trường Mô hình chưa phân tích được phản ứng của người sử dụng đất với những thay đổi trong chế độ chính sách
Các công trình nghiên cứu khác sử dụng mô hình thực nghiệm để đánh giá BĐSDĐ bằng tư liệu viễn thám (Mertens and Lambin [67]; Andersen [58]; LaGro and DeGloria [66]) Dữ liệu của mô hình là hình ảnh trên tư liệu viễn thám hoặc đo được bằng GIS như khoảng cách hoặc dữ liệu đất, độ dốc, độ cao hoặc yếu tố kinh tế
xã hội như dân số, tổng sản phẩm quốc nội Trong nhiều trường hợp mô hình ứng dụng để xác định không gian thay đổi sử dụng đất khá tốt Tuy vậy, mô hình này cũng không thành công trong việc giải thích hành vi của con người dẫn đến BĐSDĐ
Các biến của mô hình gồm dữ liệu thống kê (dân số, tăng trưởng kinh tế ), bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất, lớp phủ và các dữ liệu thu thập từ điều tra phỏng vấn
hộ gia đình hay các nhà quản lý Dữ liệu được đưa vào mô hình bằng kỹ thuật GIS và các kỹ thuật máy tính khác
Mô hình không gian sẽ xác định được quá trình BĐSDĐ, lớp phủ và tác động của chúng có thể được sử dụng để thiết lập mối quan hệ nhân quả của BĐSDĐ trong quá khứ Vì vậy, mô hình là công cụ hữu ích cho người quản lý đất đai và hoạch định chính sách, cung cấp dự báo những thay đổi sử dụng đất trong tương lai Mô hình BĐSDĐ và lớp phủ phụ thuộc vào chính trị, kinh tế, môi trường
Sau đó, những thay đổi trong sử dụng đất được dùng để khám phá tác động của chính sách và các yếu tố khác Việc sử dụng công cụ phân tích kịch bản mô hình sẽ đưa ra những hướng dẫn trong hoạch định chính sách và quản lý đất đai đối với các quyết định của nhà quản lý Phương pháp phân tích thống kê không gian cho phép xác định mối tương quan giữa BĐSDĐ với các yếu tố địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội Tùy thuộc vào đối tượng địa lý và cơ sở dữ liệu mà ta có thể sử dụng các thuật toán và phương pháp thống kê không gian khác nhau: định lượng (xác định tuyệt đối
Trang 21Qua các công trình phân tích cho thấy, BĐSDĐ trong những thập kỷ gần đây
do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi rõ vai trò tác động của BĐKH và thiên tai
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất
Theo các chuyên gia của FAO-UNESCO, tài nguyên đất trên toàn thế giới hàng năm có khoảng từ 5 đến 7 triệu ha bị mất khả năng sản xuất do bị thoái hóa Với tốc độ thoái hóa trên, sau những năm 2000 đã có xấp xỉ 1/3 diện tích đất canh tác trên thế giới bị thoái hóa Vùng nhiệt đới ẩm là vùng có nguy cơ BĐSDĐ mạnh nhất dưới tác động của tự nhiên trong điều kiện mưa lớn theo mùa, cường độ phong hóa hóa học cao và do canh tác thiếu khoa học (FAO- 1975) Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng là nguyên nhân chính gây BĐSDĐ [63]
Năm 1977 Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị quốc tế đầu tiên về hoang mạc hoá - sa mạc hoá (UNCOD) Hội nghị đã thông qua kế hoạch hành động chống sa mạc hoá (PACD) Năm 1982 tổ chức FAO-UNEP của Liên Hợp Quốc đã xây dựng
dự án thành lập bản đồ hoang mạc thế giới tỷ lệ 1/25 triệu để làm sáng tỏ hiện trạng
sa mạc - hoang mạc hoá toàn cầu Dự án đã thông qua phương pháp tạm thời đánh giá
và xây dựng bản đồ hoang mạc hoá thế giới nhằm thúc đẩy các biện pháp ngăn ngừa
và tăng cường về nhận thức nguy cơ này [62] Năm 1991 theo đánh giá của UNEP việc chống sa mạc hoá trên toàn thế giới vẫn đang báo động Vì vậy, Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển (UNCED), được tổ chức tại Riode Janeiro (Braxin) năm 1992 đã đề ra một phương pháp tiếp cận mới mang tính
Trang 2210
tổng hợp đối với vấn đề này: đó là khuyến khích phát triển bền vững tại cộng đồng Trước đòi hỏi cấp bách đó, tháng 6 năm 1994 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thành lập Uỷ ban đàm phán liên Chính phủ để soạn thảo Công ước chống sa mạc hoá Công ước được thông qua tại Paris vào ngày 17/6/1994, được ký ngày 14-15/10/1994 và có hiệu lực từ ngày 26/12/1996 Mục tiêu của Công ước nhằm giảm thiểu những tác động của sa mạc hoá thông qua hành động có hiệu quả ở các cấp, được hỗ trợ bởi Hợp tác Quốc tế và các quan hệ đối tác, trong khuôn khổ tiếp cận tổng hợp, nhất quán với Chương trình nghị sự 21, phát triển bền vững ở những vùng chịu tác động hoang mạc hóa
Năm 2005, một hội nghị lớn về đánh giá thoái hoá đất được tổ chức tại Rome
do FAO, UNEP, UNESCO, WMO và ISSS tổ chức [62] Tại hội nghị, các chuyên gia đưa ra phương pháp đánh giá đất dựa trên việc thu thập các dữ liệu đã có, các đặc trưng của yếu tố môi trường tác động đến quá trình thoái hoá như: khí hậu, thảm thực vật, đặc trưng đất đai, điều kiện hình thành, loại hình sử dụng, công tác quản lý đất Trong 4 năm tiếp theo FAO, UNESCO và UNEP đã xây dựng được các bản đồ thoái hoá đất tiềm năng ở tỉ lệ 1: 1.000.000 cho khu vực Bắc Phi, Trung Cận Đông Trên các bản đồ thể hiện nguy cơ thoái hoá đất do xói mòn, nhiễm mặn, nhiễm phèn
Năm 1982, Hội khoa học đất thế giới đã tổ chức hội nghị về chất lượng môi trường và bảo vệ tài nguyên đất ở New Dehli (Ấn Độ) Tại đây cũng đã đề cập nhiều đến việc đánh giá thực trạng thoái hoá đất và những tác hại, rủi ro do thoái hoá đất ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp
Từ năm 1991 đến năm 1994 dưới sự chủ trì của P.Brabant, Viện ORSTOM cùng phối hợp với Viện quốc gia Pháp thực hiện chương trình đánh giá đất ở Togo Sản phẩm của chương trình là một bản đồ thoái hoá đất nhân tác ở tỉ lệ 1:500.000 kèm theo bản thuyết minh chú giải [76]
Năm 1996, Cục Điều tra và quy hoạch sử dụng đất Ấn Độ tiến hành thành lập bản đồ thoái hoá đất tỉ lệ 1: 440.000 Các nghiên cứu cho thấy, ở Ấn Độ có khoảng 50% diện tích (187 triệu ha) đất bị ảnh hưởng của quá trình thoái hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau [79]
Vào cuối năm 2000 Hội nghị Liên Hợp Quốc về hoang mạc hoá tại Bon (Đức)
đã nhấn mạnh việc thoả thuận của cộng đồng quốc tế về cam kết tài chính thực hiện
Trang 2311
Công ước chống sa mạc hoá thông qua Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) hay Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã lấy năm 2006
là năm Quốc tế về sa mạc và hoang mạc hoá Hiện đã có 172 nước là các bên tham
gia ký “Công ước chống sa mạc hoá” trong đó có Việt Nam Bản Công ước chống sa
mạc hoá đã thực sự trở thành một chiến lược toàn cầu nhằm kiểm soát quản lý, ngăn ngừa hoang mạc hoá, phục hồi cải tạo sa mạc
Các công trình nghiên cứu hoang mạc hoá thế giới đã có một định hướng chung là xây dựng bản đồ kiểm kê hiện trạng, xác định nguyên nhân và đặc điểm, đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng phát triển bền vững Quan niệm tiêu chí đánh giá hoang mạc, sa mạc đã có những thay đổi đáng kể đi từ định tính đến định lượng, từ nguyên nhân giải pháp đơn tính đến giải pháp tổng hợp địa kinh tế sinh thái
Nghiên cứu về những tác động của nước biển dâng cũng có nhiều công trình tiêu biểu, nổi bật trong số đó là các công trình:
- Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH - IPCC (2007) qua phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dâng (NBD) đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ là vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập) Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc – UNDP (2007) đánh giá: “Khi nước biển tăng lên 1 mét, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội)” [65]
- Dasgupta và các cộng sự đã công bố một nghiên cứu chính sách do Ngân hàng Thế giới xuất bản) chia 84 nước đang phát triển ở ven biển thành 5 nhóm theo 5 văn phòng khu vực của WB gồm: Mỹ Latin và Caribê (25 nước); Trung Đông và Bắc Phi (13 nước); Châu Phi cận Xahara (29 nước); Đông Á (13 nước); và Nam Á (4 nước) Với mỗi nước và khu vực, các nhà khoa học đánh giá tác động của mực NBD cao theo 6 chỉ thị: đất đai, dân số, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), diện tích đô thị và đất ngập nước Cuối cùng, các tác động này được tính toán theo các kịch bản về mực NBD cao từ 1-5m Các nhà khoa học đã sử dụng các phần mềm GIS để chồng ghép 6 yếu tố quan trọng bị tác động của các vùng có nguy cơ nhấn chìm theo 5 kịch bản NBD từ 1-5m [60]
- Theo các nghiên cứu của Titus [81], mực NBD bao gồm: dâng do thủy triều,
Trang 24- Theo Titus và cộng sự, một trong những nguyên nhân làm gia tăng mức độ ngập lụt vùng ven biển là các hoạt động nhân sinh, cụ thể như sau [82]:
+ Vùng đồng bằng châu thổ sông: Hầu hết những tác động mô tả ở trên sẽ hiện diện trong vùng châu thổ sông Bởi vì vùng đất ngập nước châu thổ và vùng đất thấp được hình thành bởi sự lắng đọng phù sa sông, những vùng đất này thường có cao độ vài mét so với mực nước biển và do đó dễ bị tổn thương do ngập lụt Tuy nhiên, trong điều kiện tự nhiên hoạt động bồi đắp của dòng sông vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ có thể bắt kịp với tốc độ dâng cao của mực nước biển
+ Các hoạt động của con người đã vô hiệu hóa khả năng bồi đắp phù sa tự nhiên của dòng sông Trong vài ngàn năm qua, Trung Quốc, Hà Lan, Miền Bắc Việt Nam đã dựng đê biển và đê sông để ngăn lũ Kết quả là, các cơn lũ hàng năm không thể tràn bờ sông Do không có phù sa bồi đắp hàng năm, dưới tác động của NBD nhiều vùng đất thấp giáp biển không có đê bảo vệ đã bị ngập lụt
+ Trong thế kỷ qua, để ngăn ngừa bồi đắp tuyến đường hàng hải, Mỹ đã đóng một số chi lưu sông Mississippi, nắn dòng chảy thông qua một vài kênh chính Gần đây một số đoạn đê sông cũng đã được xây dựng Không giống như các vùng đồng bằng châu thổ Trung Quốc và Hà Lan, Miền Bắc Việt Nam, đồng bằng sông Mississippi không được bao quanh bởi những con đê Dưới tác động của NBD và sự lắng đọng trầm tích, Bang Louisiana đang mất 100 dặm vuông đất mỗi năm Tại Ai Cập, đập Aswan ngăn nước sông Nile tràn bờ, hệ quả là vùng đồng bằng đang bắt đầu
bị xói mòn Tương tự, một con đập lớn trên sông Niger đang làm cho vùng bờ biển của Nigeria bị xói mòn 10-40 mét mỗi năm
+ Khoảng 20% dân số Bangladesh sinh sống ở vùng đồng bằng sông Hằng và sông Brahmaputra có độ cao <1m trên mực nước biển, bên cạnh đó, gần 1/3 đất nước thường xuyên bị lũ lụt hàng năm Người dân ở khu vực nông thôn đã quen với lũ lụt
Trang 2513
và coi đó là nguồn cung cấp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp Tuy nhiên, lũ lụt đã
và đang đe dọa các vùng đô thị, chính vì lẽ đó, chính phủ đang xem xét xây dựng đê
để ngăn chặn lũ lụt
BĐKH là một trong các nguyên nhân căn bản dẫn đến thoái hóa, hoang mạc hóa đất, tác động trực tiếp đến BĐSDĐ
1.1.2 Tại Việt Nam
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất
Ở Việt Nam, việc lập Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lí Nhà nước về đất đai nói chung và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp nói riêng Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu mang tính lý luận về BĐSDĐ dưới tác động của tự nhiên cũng như hoạt động kinh tế xã hội,
từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp để nâng cao hiệu quả việc khai thác sử dụng đất
Thứ hai, hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa BĐSDĐ, lớp phủ với các yếu tố
tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính sách
a) Đối với hướng thứ nhất, các nghiên cứu thường sử dụng kỹ thuật và dữ liệu
bản đồ, trong rất nhiều trường hợp dữ liệu ảnh vệ tinh là nguồn thông tin chủ yếu Đây là lĩnh vực mà các tác giả trong nước có nhiều nghiên cứu hơn cả, như các công trình ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS để xác định BĐSDĐ hoặc biến động lớp phủ do phát triển kinh tế-xã hội, quá trình đô thị hóa, phá rừng để mở rộng sản xuất nông nghiệp
Có thể kể đến công trình “Nghiên cứu sự thay đổi lớp phủ mặt đất trên phạm vi toàn quốc từ năm 2001 - 2003 bằng tư liệu ảnh MODIS” của Nguyễn Đình Dương [74].Trong bài báo này, tác giả trình bày kết quả về lập bản đồ lớp phủ của Việt Nam dựa trên phức hợp toàn cầu của Modis 500m 32 ngày do Đại học Maryland hỗ trợ Việc phân loại đất đai được tác giả thực hiện bằng thuật toán GASC để phân tích số
Trang 2614
liệu viễn thám đa cực Đề án phân loại được giữ theo tiêu chuẩn IGBP Trên cơ sở đó, tác giả đã thành lập bản đồ lớp phủ cho Việt Nam các năm 2001, 2002 và 2003 Kết quả phân loại đã được xác nhận bằng cơ sở dữ liệu ảnh mặt đất GPS Báo cáo đã chỉ
ra tính hữu ích của việc sử dụng các dữ liệu viễn thám độ phân giải không gian và thời gian cao để kiểm kê tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường ở phạm vi toàn quốc, khu vực và toàn cầu Mặc dù dữ liệu thời gian tương đối ngắn, nhưng bài báo đã đề cập được một số xu hướng thay đổi độ che phủ đất phản ánh cả tác động tích cực và tiêu cực của sự phát triển đến môi trường
Vũ Anh Tuân [33] đã kết hợp phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý để nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc Kết quả nghiên cứu đã xác định được biến động hiện trạng lớp phủ lưu vực sông Trà Khúc từ năm 1989 đến 2001, từ đó mô hình hóa xói mòn bằng GIS và đề xuất sử dụng đất giảm thiểu xói mòn (Vũ Anh Tuân, 2004)
Viện Công nghệ Vũ trụ (2014) với công trình nghiên cứu “Sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian SPOT5 đánh giá biến động sử dụng đất khu vực dự án hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh”, Gland, Thụy Sĩ: IUCN Nghiên cứu này được tài trợ bởi chương trình Rừng ngập mặn cho Tương lai (MFF Mangroves For the Future) với mục đích tăng cường khả năng phục hồi của rừng ngập mặn tại năm huyện ven biển của Bến Tre và Trà Vinh Đề tài đi sâu vào phân tích, đánh giá biến động lớp phủ rừng khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long sử dụng ảnh vệ tinh SPOT5 đa thời gian từ
2005, 2009 đến 2012 tại Bến Tre, Trà Vinh, và đến năm 2013 ở tỉnh Cà Mau Phương pháp phân loại bán tự động ISODATA được áp dụng để phân loại toàn bộ ảnh vệ tinh mỗi năm ở khu vực nghiên cứu thành 80 đến 100 lớp Sau đó, những lớp này được đánh giá trực quan và gộp nhóm lại thành các loại hình lớp phủ chính như đã xây dựng Phương pháp lọc ma trận cũng được sử dụng để làm mượt kết quả phân loại, hạn chế hiện tượng răng cưa của dạng dữ liệu raster
Sau khi phân loại, công tác đánh giá độ chính xác được thực hiện để đánh giá chất lượng kết quả bằng cách đối sánh kết quả phân loại với thông tin điều tra thực địa Dữ liệu sử dụng để đánh giá là các điểm tham chiếu đã được điều tra, xây dựng thông qua đợt khảo sát thực địa ở địa phương Trong phạm vi của đề tài, việc đánh giá
độ chính xác tập trung vào các loại đất phổ biến cần quan tâm như đất nuôi trồng thủy
Trang 2715
sản, rừng ngập mặn, rừng thưa và đất trồng cây hàng năm Kết quả phân loại của năm
2005 cũng được kiểm chứng bằng các thông tin thực địa Một vài loại lớp phủ chưa rõ ràng đã được cập nhật, phân loại lại để tương thích và đối chiếu với kết quả phân loại thực trạng lớp phủ năm 2012
Nguyễn Hải Hòa và nnk (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam) với nghiên cứu “Ứng dụng GIS và ảnh LandSat đa thời gian xây dựng bản đồ biến động diện tích đất rừng tại xã vùng đệm Xuân Đài và Kim Thượng, vườn Quốc gia Xuân Sơn” [18] Nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu về diện tích đất lâm nghiệp và bản đồ hiện trạng rừng các năm 2001, 2008 và 2015; bản đồ biến động tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn từ năm 2001 - 2008 và 2008 - 2015 tại hai xã vùng đệm Xuân Đài và Kim Thượng thuộc VQG Xuân Sơn qua việc sử dụng ảnh vệ tinh Landsat đa thời gian Kết quả nghiên cứu cho thấy phân loại ảnh bằng chỉ số thực vật NDVI kết hợp với phương pháp phân loại không kiểm định và điều tra thực địa cho độ tin cậy khá cao, có thể sử dụng tổ hợp phương pháp này để xây dựng bản đồ đất lâm nghiệp trong điều kiện thiếu dữ liệu kiểm chứng các năm ảnh quá khứ Kết quả nghiên cứu biến động cho thấy diện tích đất lâm nghiệp có rừng tăng mạnh sau khi VQG Xuân Sơn thành lập, tăng 6801,5 ha trong giai đoạn 2001 - 2015, diện tích đất lâm nghiệp chưa
có rừng giảm mạnh 3067,6 ha, diện tích đất bởi các đối tượng khác cũng giảm 3733,9ha Điều này cho thấy hoạt động quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm có hiệu quả Nguyên nhân gia tăng diện tích đất lâm nghiệp có rừng trong giai đoạn 2001 -
2015 là do việc áp dụng hiệu quả chính sách lâm nghiệp và công tác quản lý và bảo
vệ rừng vùng đệm VQG Xuân Sơn
Đề tài “Nghiên cứu biến động một số loại hình sử dụng đất vùng ven đô huyện
Từ Liêm thành phố Hà Nội trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng đã giải quyết những vấn đề như chiết xuất các thông tin
về biến động sử dụng đất từ dữ liệu viễn thám đa phổ và đa thời gian thông qua một
số phương pháp phân tích và xử lý ảnh số, tích hợp các kết quả phân tích dữ liệu viễn thám với các dữ liệu khác để đánh giá mối tương quan giữa biến động sử dụng đất và các hiện tượng kinh tế xã hội
Nhóm tác giả Nhữ Thị Xuân, Đinh Thị Bảo Hoa, Nguyễn Thị Thuý Hằng với bài báo “Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai
Trang 2816
đoạn 1994 - 2003 trên cơ sở phương pháp viễn thám kết hợp GIS” đã phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất khu vực Thanh Trì Đây cũng là một trong những khu vực
có sự ảnh hưởng lớn do quá trình đô thị hóa [57]
Ngoài việc sử dụng các tư liệu viễn thám trong nghiên cứu biến động, Hoàng Thị Thanh Hương trong đề tài “Nghiên cứu biến động sử dụng đất quận Long Biên, thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hoá” đã kết hợp tư liệu viễn thám với khả năng phân tích không gian của hệ thông tin địa lý Đề tài thử nghiệm phương pháp phân loại mới là phân loại theo đối tượng, phương pháp thực hiện trên tư liệu viễn thám có độ phân giải cao (VHR) Đồng thời sử dụng phân tích không gian trong GIS
để đối sánh các kết quả phân loại với các dữ liệu kinh tế xã hội được mối tác động qua lại giữa chúng Kết quả cho thấy rằng, ảnh viễn thám với độ phân giải không gian cao có thể đáp ứng được yêu cầu độ chính xác của các vùng đô thị có tính chất manh mún như ở Việt Nam
Năm 2011, Ngô Thế Ân đã nghiên cứu ứng dụng mô hình tác tố (Agent-based) nhằm mô phỏng tác động của chính sách đến BĐSDĐ tại bản Bình Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An [1] Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mô hình tác tố phù hợp cho việc mô phỏng tác động của chính sách đến BĐSDĐ Các thuật toán về sự phản hồi chính sách của người dân trong mô hình dựa vào lợi ích mong đợi, trách nhiệm chấp hành và mức độ ảnh hưởng của cơ quan triển khai chính sách Mô hình
có độ tin cậy cao và có khả năng dùng để dự báo BĐSDĐ
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu dự báo
sử dụng mô hình hồi quy logistic Các nghiên cứu này thường được áp dụng trong các lĩnh vực: 1 Trong kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP, Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập của người dân bị thu hồi đất ở các khu công nghiệp; 2 Trong Y học: những nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe, đến bệnh tật; 3 Trong giáo dục: Những hướng nghiên cứu có thể sử dụng phân tích hồi quy bao gồm: 1/ Công tác dự báo trong giáo dục – đào tạo, nhân lực; 2/ Những nghiên cứu tác động của các nhân tố trong các hiện tượng giáo dục; 3/ Kiểm định những giả thuyết về các hiện tượng giáo dục
Lựa chọn dạng hàm trong phân tích hồi quy là một vấn đề đến nay vẫn chưa có một cơ sở lý thuyết hoàn toàn tin cậy Trong thực tế, có thể ta không bao giờ biết mô
Trang 29xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” đã sử
dụng dữ liệu viễn thám và công nghệ GIS để thành lập bản đồ biến độ sử dụng đất huyện Tiên Yên Qua đó, sử dụng mô hình hồi quy logistic đa biến để phân tích mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố địa hình, độ dốc, khoảng cách, dân tộc đối với BĐSDĐ huyện Tiên Yên [17]; Nguyễn Thị Thúy Hạnh “Nghiên cứu biến động lớp phủ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và GIS” bằng công nghệ viễn thám, GIS và sử dụng mô hình Hồi quy logistic bội, đã phát hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội với biến động lớp phủ rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1994-2013
b) Đối với hướng nghiên cứu thứ hai: Từ năm 1998 đến năm 2002 trong nghiên
cứu chuyên đề của chương trình nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp miền núi (SAM), Castella và Đặng Đình Quang [8] cho rằng: Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở bất kỳ thời điểm nào cũng không ổn định đó là hậu quả của những BĐSDĐ trước đó và các phương thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Những biến động trong sử dụng đất
và phương thức quản lý tài nguyên chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước Cảnh quan sử dụng đất và nguồn tài nguyên chịu ảnh hưởng của phương thức sử dụng đất và ngược lại Còn quyết định của người dân bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ, tình trạng môi trường và điều kiện kinh tế xã hội Dựa trên kết quả điều tra khảo sát ở mức độ thôn bản, các tác giả phân tích tác động của nhân tố bên trong và bên ngoài thôn bản tới BĐSDĐ, mối quan hệ thống kê giữa các biến số kinh tế xã hội và địa lý được giải thích bằng phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis - PCA) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố chính dẫn đến thay đổi
sử dụng đất là chính sách, khả năng tiếp cận, tăng dân số Các nhân tố bên trong như sức ép dân số, các chiến lược sản xuất, các quy định về quản lý tài nguyên chắc chắn sẽ quyết định các động thái sử dụng đất trong tương lai
Năm 2003, Muller thuộc chương trình Hỗ trợ Sinh thái Nhiệt đới của Tổ chức Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức đã nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các
Trang 3018
yếu tố địa vật lý, sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội đến BĐSDĐ từ năm 1975 đến năm 2000 tại hai huyện của tỉnh Đắc Lắk [70] Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân biến động đất đai ở khu vực Tây Nguyên giai đoạn đầu từ 1975 đến
1992 được đặc trưng bởi sự mở rộng đất nông nghiệp và chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp Trong giai đoạn thứ hai, từ 1992 đến 2000, sự đầu tư vào nguồn lao động và vốn, cải thiện về công nghệ, giao thông nông thôn, thị trường và hệ thống thủy lợi đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp Độ che phủ rừng trong giai đoạn thứ hai tăng mà chủ yếu là do sự tái sinh của các khu vực canh tác nương rẫy trước đây
Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội đến BĐSDĐ lưu vực Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Vũ Kim Chi [9] đã sử dụng dữ liệu ảnh máy bay kết hợp với phân tích thống kê Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại lưu vực Suối Muội yếu tố ảnh hưởng đến BĐSDĐ là độ cao, đá gốc, khoảng cách đến quốc lộ 6, khoảng cách đến khu dân cư và dân tộc
Công trình “Quản lý bền vững đất nông nghiệp hạn chế thoái hóa và phòng chống sa mạc hóa” của Hội Khoa học Đất Việt Nam, đây là công trình được tích hợp
từ các bài viết về suy thoái đất, hoang mạc hóa và vấn đề sử dụng đất bền vững ở nước ta [20]; Công trình “Quản lý sử dụng tài nguyên đất đai ứng phó với BĐKH” của Nguyễn Đình Bồng [5] đã đề cập đến nguy cơ thoái hóa đất do BĐKH ở Việt Nam và chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, một số giải pháp sử dụng đất bền vững ứng phó với BĐKH
Đề tài “Đánh giá sự thay đổi đặc tính đất và sử dụng đất của 03 huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng” của các Lê Quang Trí và nnk (2008) [35] đã phân vùng sinh thái làm
cơ sở đánh giá tình hình sử dụng đất và đánh giá hiệu quả của các mô hình canh tác của 3 huyện Long Phú, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Đề tài đã phân tích được cơ cấu sử dụng đất của địa phương thời gian qua có sự chuyển biến mạnh mẽ, diện tích đất lúa giảm mạnh mà thay vào đó là mô hình nuôi tôm Những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi kiểu sử dụng đất: (i) Phù hợp với điều kiện tự nhiên (đất, nước) (ii) Phù hợp với quy hoạch; (iii) Làm theo người khác; và (iv) Tận dụng nguồn tài nguyên đất
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất
Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu biến đổi toàn cầu (ICARGC) đã thực hiện
Trang 3119
chương trình nghiên cứu về BĐSDĐ dưới tác động của hoạt động kinh tế - xã hội và BĐKH toàn cầu tại điểm nghiên cứu là đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc Việt Nam Kết quả của đề tài xác định được biến động đất lúa và lượng phát thải khí
mê tan từ canh tác lúa khu vực đồng bằng sông Hồng Ở khu vực Tây Bắc, chương trình thực hiện nghiên cứu điểm ở Sa Pa đã xác định được BĐSDĐ giai đoạn 1993 -
2009 và mối quan hệ giữa BĐSDĐ với du lịch và các tai biến thiên nhiên ở Sa Pa [21]
Phạm Gia Tùng và nnk (2011) Trường Đại học Nông lâm Huế, với nghiên cứu
“Ứng dụng GIS và Viễn thám xây dựng bản đồ biến động quỹ đất lúa do tác động của BĐKH giai đoạn 2000 – 2010: trường hợp nghiên cứu tại 3 xã thuộc huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa thiên Huế” [34] Nghiên cứu này được tiến hành tại các xã Phú An,
Phú Mỹ và thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra rằng: BĐKH đang diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế gây ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống của con người Đối với một nền kinh tế nông nghiệp thì lúa gạo có vai trò quan trọng, tác động của BĐKH đã ảnh hưởng rất lớn không chỉ về năng suất, giống cây trồng mà còn làm đất nông nghiệp bị mất ưu thế Bên cạnh đó, việc sử dụng ảnh vệ tinh Landsat và công nghệ GIS để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và BĐSDĐ đã cho một kết quả tương đối khách quan, có thể
sử dụng như một công cụ để kiểm tra độ trung thực của các bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo nghiên cứu từ năm 2000 đến 2010 trong vòng ba xã có 57,6 ha lúa do bị ảnh hưởng bởi BĐKH cần được chuyển sang nuôi trồng thủy sản Đến năm 2050 và
2100, khi mực nước biển dâng kịch bản trung bình là 30 cm và 75 cm ở ba xã sẽ bị mất lần lượt là 161,51 ha và 527,51 ha đất trồng lúa
Cũng trong khuôn khổ Dự án P1-08-VIE có chuyên đề: “Nghiên cứu tác động của BĐKH đến sinh thái nông nghiệp ở những vùng cảnh quan khác nhau tại khu vực Trung Trung Bộ” [7], các tác giả thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Quảng Nam tỉ lệ 1/100.000, là cơ sở khoa học để thành lập bản đồ các cảnh quan sinh thái nông nghiệp vùng ven biển và xác định đặc điểm, tính chất tác động của BĐKH và NBD đến các cảnh quan này Đồng thời đã đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam: Các giải pháp về cơ cấu lịch mùa vụ, gieo trồng các giống lúa chịu hạn, chịu mặn Đề xuất các giải pháp phòng chống, giảm thiểu xâm nhập mặn do BĐKH và NBD ở các vùng duyên hải
Trang 3220
Các tác giả thuộc Trung tâm kỹ thuật môi trường – CEE [36] thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH và NBD tới các vùng đất thấp và đất ngập nước Kết quả nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp ứng phó như: Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước liên quan; Hoàn thiện hệ thống thủy lợi; Cải thiện giống cây trồng vật nuôi; Quy hoạch dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống; Vệ sinh môi trường sống; Nâng cao nhận thức cộng đồng
Các tác giả thuộc Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học - Đại học Huế [6] đã xây dựng mô hình DEM, các bản đồ ngập lụt và tính toán, dự báo diện tích đất trồng lúa ở dải ven biển có nguy cơ bị ngập bởi mực NBD ứng với kịch bản phát thải trung bình ở các mốc thời gian khác nhau Những kết quả của nghiên cứu này có thể được sử dụng để hỗ trợ cho công tác quy hoạch SDĐ trồng lúa một cách hợp lý hơn, đồng thời là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH
Mai Thanh Sơn “Biến đổi khí hậu: tác động, khả năng ứng phó và một số vấn
đề chính sách (Nghiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc)[23], nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh phân tích tác động của BĐKH đến vấn đề sử dụng đất của đồng bào miền núi các tỉnh phía Bắc, chỉ ra được những bất cập của chính sách hỗ trợ người dân trong việc thích ứng
và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu,
Lê Văn Thăng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hoá và
BĐKH đến đất trồng lúa ở một số tỉnh miền Trung” [28] Đề tài đã sử dụng các
phương pháp truyền thống như kế thừa, phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu, phương pháp thực địa, tham vấn chuyên gia Kết quả nghiên cứu đã cho thấy BĐKH
đã và đang tác động lớn đến lĩnh vực nông nghiệp ở một số tỉnh miền Trung và thu hẹp dần diện tích đất trồng lúa ở đây Từ kết quả của quá trình nghiên cứu xây dựng các bản đồ bị ngập cho ba tỉnh: Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương ứng với các mức nước biển dâng cụ thể theo kịch bản phát thải trung bình (B2) đã dự báo, diện tích đất trồng lúa ở địa bàn nghiên cứu có nguy cơ bị giảm đi Cụ thể là: i) khi nước biển dâng 8cm, 18cm và 24cm vào các năm 2020, 2030, 2050, thì diện tích đất trồng lúa của Nghệ An bị ngập lần lượt là 693,6ha; 882,4ha và 936,8ha; ii) khi nước biển dâng 9 cm, 19 cm và 26 cm vào năm 2020, 2030 và 2050 thì diện tích đất trồng lúa
Trang 3321
của tỉnh Quảng Nam bị ngập lần lượt là 59,2ha; 112,7ha và 282,6ha; iii) khi NBD 9
cm, 13 cm và 26 cm vào năm 2020, 2030 và 2050 thì diện tích đất trồng lúa của tỉnh Phú Yên sẽ bị ngập ngập lần lượt là 181,91ha; 224,16ha và 333,91ha
Phạm Thị Minh Thư trong bài viết “Vấn đề quy hoạch sử dụng đất lồng ghép”[30] đề cập vai trò của quy hoạch sử dụng đất cần phải được mở rộng hơn, bao trùm cả các yếu tố môi trường, BĐKH, xã hội và kinh tế cũng như tạo điều kiện để các bên chịu ảnh hưởng từ các thay đổi trong sử dụng đất có thể tham gia vào quá trình quy hoạch Mối quan hệ giữa BĐKH và quy hoạch sử dụng đất là không thể tách rời và có thể được thông qua hai vấn đề: 1 BĐKH sẽ ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất thông qua những hệ quả của nó, ví dụ như mực NBD, sa mạc hóa, thiếu nguồn nước, lụt lội, bão, xâm nhập mặn,… vì vậy việc lồng ghép các yếu tố BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất nhằm thích ứng với các hoạt động của là cần thiết; 2 Quy hoạch sử dụng đất có khả năng làm giảm nhẹ hậu quả của BĐKH bằng cách đưa ra biện pháp để giảm hiệu ứng khí nhà kính, ví dụ hạn chế tối đa diện tích rừng bị mất, trồng và khoanh nuôi rừng, khuyến khích sản xuất sạch,… Những tác động chung của BĐKH đã được chấp nhận là có thể xảy ra và những vấn đề này nên được đưa ra trong bản phân tích xu hướng trong tương lai khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Tại Hội thảo quốc tế của Viện nghiên cứu BĐKH trường đại học Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), trong tham luận “Giải pháp ứng phó BĐKH từ bờ sông đến vùng ven biển trong sử dụng đất và nước ở đồng bằng sông Cửu Long” (ngày 29-3) các nhà nghiên cứu đã nêu lên những mối lo ngại trong qúa trình nghiên cứu môi trường nước, thời tiết, môi sinh, kiểm soát lũ, thoát nước, thủy lợi, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và những tác động đến sản xuất, sức khỏe và nguồn nước sinh hoạt Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng cũng đã làm thay đổi
độ che phủ mặt đất, góp phần không nhỏ vào BĐKH Các đại biểu kiến nghị nhiều giải pháp và sáng kiến giúp ĐBSCL đối phó với các tác động xấu do BĐKH như: dự đoán
lũ (sông) trong tương lai để phát triển chiến lược đối phó thích hợp với các kịch bản BĐKH, quan trắc sụt lún đất để làm rõ ảnh hưởng của NBD; nghiên cứu thích nghi về mặn cho thủy sản; xây dựng giải pháp xử lý nước thải tích hợp cho các khu công nghiệp; thiết lập hệ thống thâm canh lúa
Ngọc Lý trong công trình “Sử dụng đất bền vững để ứng phó với BĐKH” đã
Trang 3422
nhận định: sử dụng đất bền vững trước những tác động của BĐKH đang trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu Với bất kỳ quốc gia nào đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, là cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân Những biến đổi theo hướng tiêu cực của khí hậu đang ngày càng tác động xấu đến tài nguyên đất ở Việt Nam Tác giả dẫn chứng: Những kết quả nghiên cứu thu thập được của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ TN&MT - cho thấy: BĐKH sẽ khiến 45% diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp; 27% diện tích đất rừng ngập mặn và 20% diện tích rừng đầm lầy bị ngập hoàn toàn; đất ở của 7,3% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng; 4,3% diện tích đất giao thông hiện có bị ngập vĩnh viễn; ĐBSCL có 19 khu công nghiệp bị ngập; vùng Đông Nam Bộ có 55 khu công nghiệp bị ngập hoặc có nguy cơ ngập cao Con người tác động vào đất đai qua các hình thức sử dụng khác nhau đã trực tiếp phát thải khí nhà kính vào môi trường Những tính toán sơ bộ cho thấy, suy thoái rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp đã làm phát thải vào môi trường 19,38 triệu tấn CO2/năm; chuyển đổi mục đích sử dụng đất phát thải 58 triệu tấn Cacbon/năm; chăn nuôi và trồng lúa 3 triệu tấn/năm
Đoàn Tuân, Phạm Nguyễn Kim Tuyến, Khoa Khoa học-Môi trường, Trường
Đại học Sài Gòn trong công trình “ Tác động của quá trình BĐKH đến các tỉnh ven
biển vùng đồng bằng sông Cửu Long” nhấn mạnh vấn đề BĐKH xảy ra do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài hoặc do tác động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất Đối với Vùng đồng bằng sông Cửu Long, BĐKH sẽ làm tăng mức độ thiệt hại do tai biến thiên nhiên và nước biển dâng xâm chiếm các vùng ven biển
Trịnh Hoàn Bửu Quốc (Sở Tài nguyên- Môi trường An Giang) trong bài viết
“Tài nguyên đất và BĐKH” đã bàn về BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, gây nhiễm mặn đất, nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sự phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai Vấn đề BĐKH và NBD là một thực tế đã, đang và sẽ xảy ra theo chiều hướng bất lợi, ảnh hưởng rất lớn đến ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng Thực tế cho thấy, tỉnh An Giang đang đối mặt với các vấn đề như: Thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn; lũ lớn, ngập úng trong mùa mưa; bồi lắng, xói lở bờ sông; chất lượng đất, nước và môi trường sinh thái
Trang 3523
bị suy giảm gây ra tác động đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Trần Thị Giang Hương trong luận án tiến sỹ “Thực trạng quản lý sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện BĐKH”[21] đã xác định được một số ảnh hưởng chính do BĐKH đến sử dụng đất tỉnh Nam Định, đó là yếu tố ngập và nhiễm mặn cần thiết phải tính toán trong định hướng sử dụng đất Qua đó đánh giá và lựa chọn được các mô hình sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo mức độ sử dụng đất thích ứng với BĐKH Xây dựng được cơ sở dữ liệu về khu vực đất có nguy cơ ngập và mặn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất sử dụng đất có tính đến tác động của BĐKH
Về cơ bản, các công trình nói trên đã phân tích, xem xét mối quan hệ giữa BĐKH, nước biển dâng với suy thoái tài nguyên nói chung trong đó có việc suy thoái tài nguyên đất
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về tỉnh Hà Tĩnh
Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất còn rất hạn chế Có thể kể đến các Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiến hành 5 năm một lần theo kỳ kế hoạch sử dụng đất của UBND tỉnh Một số nghiên cứu về vùng Bắc Trung Bộ ít nhiều có liên quan như: Nguyễn Đình Kỳ
(2012), Điều tra đánh giá hiện trạng, nguyên nhân suy thoái tài nguyên môi trường
đất-nước vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh và đề xuất giải pháp khai thác quản lý tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững[22] Nội dung đề tài có đề cập đến vấn đề
suy thoái tài nguên đất tại tỉnh Hà Tĩnh;
Hoàng Lưu Thu Thủy và nnk (2015), Đánh giá mức độ tổn thương của hệ
thống kinh tế xã hội do tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Bộ (thí điểm cho tỉnh Hà Tĩnh)[29], thuộc Chương trình KH&CN phục vụ chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Mã số: KHCN-BĐKH/11-15, 2015) Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương của một số lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có ngành nông nghiệp do tác động của BĐKH tại tỉnh Hà Tĩnh
Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Mạnh Hà (2010), Nghiên cứu
địa lý phát sinh và thoái hóa đất tỉnh Hà Tĩnh phục vụ sử dụng tài nguyên đất bền vững[14] Đề tài đã sử dụng phương pháp bản đồ và GIS để xây dựng được bản đồ
hiện trạng thoái hóa đất cho tỉnh Hà Tĩnh năm 2010;
Trang 3624
Những nghiên cứu khoa học có tính định lượng về BĐSDĐ, đặc biệt là BĐSDĐ nông nghiệp liên quan đến biến đổi khí hậu và thiên tai, đặc biệt phân tích được nguyên nhân gây BĐSDĐ có tính đến BĐKH tại tỉnh Hà Tĩnh là chưa thấy
Từ việc phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề BĐSDĐ của các nhà khoa học trên thế giới và tại Việt Nam, NCS đã rút ra một số nhận xét sau:
1) Các yếu tố tự nhiên và KT-XH đã có tác động đến BĐSDĐ Tuy nhiên, ở những khu vực khác nhau thì nguyên nhân và mức độ tác động đến BĐSDĐ của các yếu tố
tự nhiên và KT-XH có thể khác nhau
2) BĐSDĐ và BĐKH có mối quan hệ hai chiều BĐKH là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm BĐSDĐ Ngược lại, BĐSDĐ làm thay đổi lớp phủ và bề mặt cảnh quan có thể làm gia tăng mức độ BĐKH
3) Ở Việt Nam, những nghiên cứu về BĐSDĐ trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS để xác định BĐSDĐ theo thời gian và không gian Một số công trình nghiên cứu khi phân tích về BĐSDĐ tại một số địa phương đã xác định các nguyên nhân gây BĐSDĐ tại các địa phương đó, như: BĐSDĐ do thay đổi mục tiêu phát triển KT-XH, do thay đổi chính sách, do gia tăng dân số Các nghiên cứu về BĐSDĐ, BĐSDĐ nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH chưa có nhiều, phần lớn tập trung vào phân tích, đánh giá ảnh hưởng của NBD, xâm nhập mặn, thoái hóa và hoang mạc hóa đất đến biến động sử dụng đất
4) Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: phương pháp xử lý tài liệu, số liệu; phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp; phương pháp điều tra khảo sát kết hợp tham vấn chuyên gia; phương pháp thực địa Một số nghiên cứu đã có sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại như phương pháp Viễn thám và GIS, phương pháp mô hình toán kinh tế
Từ những nhận xét nêu trên sau khi thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu, NCS đã xác định hướng nghiên cứu của đề tài Luận án như sau: Trên cơ sở đánh giá thực trạng BĐSDĐ nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2015 tại tỉnh Hà Tĩnh, đề tài sẽ thực hiện việc xác định, phân tích nguyên nhân gây BĐSDĐ nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH Kết quả đánh giá sẽ là căn cứ để đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững trong bối cảnh BĐKH Luận án sẽ kế thừa các phương pháp đã được sử
Trang 37V.R.Viliam (1863-1939) Viện sĩ thổ nhưỡng nông hóa Liên Xô (cũ) cho rằng: đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ra những sản
phẩm của cây trồng (dẫn theo Hội Khoa học đất Việt Nam 2000, Đất Việt Nam [19])
Theo quan điểm kinh tế học, đối tượng nghiên cứu là đất đai (land) Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (Quốc hội, 2014)
Theo FAO: “Đất đai (land) là một vùng đất xác định về mặt địa lý, là một thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vùng đất đó của con người hiện tại và trong tương lai”
Đất đai không chỉ giới hạn là bề mặt trái đất, mà còn được hiểu như là khái niệm pháp lý về bất động sản Tài sản hợp pháp được định nghĩa là không gian bên trên, dưới hoặc trên mặt đất và bao gồm một số công trình xây dựng về mặt vật chất hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ một tòa nhà Khái niệm đất đai cũng bao gồm các khu vực có nước bao phủ (Tommy, 2011)[10]
Đất đai có vị trí cố định, tính chất hữu hạn về diện tích, tính năng bền lâu, chất lượng khác nhau (Viện Nghiên cứu phổ biến trí thức Bách Khoa, 1998)
Trang 38Đất đai với nghĩa tổng quát là lớp phủ bề mặt của vỏ trái đất mà đặc tính của
nó được xem như bao gồm những đặc tính tự nhiên quyết định khả năng khai thác được hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó Đất đai là một thực thể sống hình thành trong thời gian dài, là một trong thành phần quan trọng làm nhiệm vụ nuôi sống tất cả các sinh vật trên trái đất (Tôn Thất Chiểu và cs., 1992)
Đất là một vật thể sống, một vật mang của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất
“mang” trên mình nó (Lê Văn Khoa, 1993; Đoàn Công Quỳ và cs., 2006)
Trong nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất [26]
Nói cách khác, đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ thể và các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, động vật, thực vật và hoạt động sản xuất của con người
Nông nghiệp sản xuất chủ yếu dựa trên đất đai và hầu hết sản phẩm nông nghiệp đều hình thành từ đất đai nên đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp
b) Sử dụng đất
- Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa
con người với đất đai trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất được thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử
Trang 39Con người sử dụng đất nghĩa là tạo thêm tính năng cho đất đồng thời cũng thay đổi chức năng của đất và môi trường Vì vậy việc sử dụng đất phải được dựa trên những cơ sở khoa học và cân nhắc tới sự bền vững
- Sử dụng đất nông nghiệp: Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm cả 3 lĩnh vực:
nông, lâm, ngư nghiệp Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn, để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tuỳ vào mức độ phát triển kinh
tế, xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái (Vương Quang Viễn, 1971)
- Loại hình sử dụng đất
Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sử dụng đất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dung các bước đánh giá đất và coi
loại hình sử dụng đất là một đối tượng của quá trình đánh giá đất
Loại hình sử dụng đất (land use type – LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định [4]
Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để bảo
vệ mỗi LUT phát triển bền vững
Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến hiện nay, như:
+ Đất trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động, trồng 1
Trang 4028
vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm;
+ Đất trồng cây hàng năm: thường được áp dụng cho những vùng đất cao thiếu nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ;
+ Đất trồng cây lâu năm: thường phân bố ở những vùng đất gò đồi, núi thấp có địa hình trung du, bán sơn địa chủ yếu là đất feralit đồi núi
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất nuôi trồng thủy sản;
+- Đất ở;
+ Đất chuyên dùng phi nông nghiệp;
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
c) Biến động sử dụng đất
Theo Từ điển Khoa học trái đất: "Biến động sử dụng đất được biết như biến
động đất đai, đây là một thuật ngữ chung chỉ những thay đổi bề mặt lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con người” [61] Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế, chính sách Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của đất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu [71]
Muller [70] chia biến động sử dụng đất thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất là sự thay đổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại hình sử dụng đất khác Nhóm thứ hai là
sự thay đổi về cường độ sử dụng đất trong cùng một loại hình sử dụng đất
Nghiên cứu biến động sử dụng đất là nghiên cứu, đánh giá được sự thay đổi về loại hình sử dụng đất qua các thời điểm dưới sự tác động từ các yếu tố tự nhiên, kinh
tế - xã hội, sự khai thác, sử dụng của con người Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh sử dụng đất đai có tác động xấu đến môi trường sinh thái Như vậy, nghiên cứu biến động tình hình sử dụng đất là việc theo dõi, giám sát và quản lý quá trình thay đổi của diện tích đất thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để từ đó thấy được sự thay đổi về đặc điểm, tính chất của