TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOATRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hộiSố tín chỉ: 02
Trang 2I TÊN ĐỀ ÁN: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Thủy
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
II NỘI DUNG
MỞ ĐẦU1 Sự cần thiết của việc lập đề án Quy hoạch
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Thủy đến năm 2020, tấm nhìn đến năm 2030 nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển của huyện với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh và quy hoạch vùng lãnh thổ; khai thác phát huy tối đa tiềm năng lợi thế cạnh tranh của huyện.
- Quy hoạch không chỉ để gắn kết việc phát triển trong tương lai của huyện với các mục tiêu chung của cả nước và vùng lãnh thổ, mà còn để áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất trong xây dựng quy hoạch phát triển bền vững giúp huyện tăng trưởng với tốc độ nhanh Quy hoạch sẽ đưa ra định hướng nhằm khai tác các tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp; thúc đẩy sự hội nhập của huyện với các vùng trong tỉnh và cả nước
2 Những căn cứ pháp lý để xây dựng đề án Quy hoạch
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07-9-2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội- Căn cứ Quyết định số 60/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình
Duyệt đề cương quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện YênThuỷ giai đoạn 2011 đến 2020;
- Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 10-8-2010 của Đại hội Đại biểuĐảng bộ huyện Yên Thủy lần thứ XIX (Nhiệm kỳ 2010-2015);
Trang 3- Sau khi xem xét Tờ trình số 165/TTr-UBND ngày 09-12-2010 của Ủy bannhân dân huyện về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyệnYên Thuỷ giai đoạn 2011- 2020; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế-Xã hộiHội đồng nhân dân huyện; Ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồngnhân dân huyện,
PHẦN I: PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUÁTRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN YÊN THỦY
1 Vị trí địa lý kinh tế của tỉnh trong vùng và cả nước.
- Huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình ở vùng Trung du phía Bắc Việt Nam, ở cực Đông nam của tỉnh Hoà Bình, cách thành phố Hoà Bình khoảng 85 km, thành phố Ninh Bình đường quốc lộ 1A khoảng 50km, cách thủ đô Hà Nội, sân bay quốc tế nội bài khoảng 100 km, cách thành phố Sơn la tỉnh Sơn La khoảng 250 km…phía Đông giáp huyện Lạc Thuỷ (Hoà Bình) phía tây giáp huyện Lạc Sơn (Hoà Bình), phía Nam giáp huyện Nho Quan (Ninh Bình), huyện Thạch Thành (Thanh Hoá), phía Bắc giáp huyện Kim Bôi (Hoà Bình).
- Yên Thuỷ có sông Lạng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu, Hữu Lợi chảy về sông NhoQuan, có đường quốc lộ chạy cắt giữa huyện hướng tâm tại thị trấn huyện ly tạo thành hai trục giao thông liên kết giữa huyện với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn Huyện Yên thuỷ nằm ở vị trí cửa ngõ huyết mạch với quốc lộ 12B đi quađịa bàn huyện dài 22,0km dọc 5 xã, thị trấn (Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương, thị trấn Hàng Trạm) nối vùng Tây bắc với quốc lộ 1A là nơi tiếp giáp với 2 vùng kinh tế lớn, và đường Hồ Chí Minh con đường chiến lược Bắc - Nam đi qua 4 xã, thị trấn dài 22,5 km bao gồm (Lạc Thịnh, Yên Lạc, Bảo Hiệu, Lạc Hưng, Thị trấn Hàng Trạm) đã nâng vị trí của Yên Thuỷ lên tầm chiến lược quan trọng về kinh tế cũng như quốc phòng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và vận chuyển hàng hoá.
2.Tiềm năng tự nhiên của huyện Yên Thủy 2.1.Đất đai:
Yên Thuỷ có tổng diện tích tự nhiên của huyện là 28.861.42 ha chiến 7.2% diện tích của tỉnh
Trang 43 Tài nguyên thiên nhiên và khả năng khai thác để phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Yên Thủy đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Tài nguyên đất: Yên Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa
rõ rệt nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp như: Đậu tương, mía, cam, chanh, lạc và các loại cây ăn quả, cây công gnhiệp khác nhau, cáckhu vực núi cao khí hậu mát mẻ vào mùa hè đều có khả năng thành lập khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái Tuy nhiên những lợi thế này còn nằm ở dạng tiềm năng Với diện tích đất nông nghiệp 7.294.79ha, đất lâm nghiệp có rừng là
14.079.46ha Yên Thuỷ là một trong hai huyện duy nhất của tỉnh Hoà Bình có diện tích rừngnằm trong vườn quốc gia Cúc Phương, rừng có ý nghĩa kinh tế lại có ý nghĩa bảo vệ rừng, văn hoá, du lịch Việc bảo vệ vườn Quốc gia Cúc phương và vùng đệm trên diện tích của huyện rất quan trọng, có thể dựa vào lợi thế này để lậpdự án đầu tư, phát triển kinh tế, du lịch.
Tài nguyên khoáng sản: Huyện có một số tài nguyên khoáng sản như:
Than đá chất lượng cao ở các xã (Lạc Sỹ, Lạc Lương, Bảo Hiệu, Đoàn Kết, Ngọc Lương, Hữu Lợi) và dạng sa khoáng, mỏ đất sét ở vùng 2, các mỏ đá vôi dùng trong sản xuất xi măng, đá xây dựng, nước khoáng Ngọc Lương…nhưng chưa được khai thác đầu tư nhiều so với tiềm năng sẵn có.
Tài nguyên du lịch: Yên Thuỷ nằm trong vùng ranh giới tiếp giáp giữa
vùng Tây Bắc, đồng bằng Sông Hồng, Bắc trung bộ nên ảnh hưởng sự giao thoa của nhiều nền văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, nhiều phong tục tập quán, truyền thống lễ hội của các dân tộc của các vùng lãnh thổ khác, có nhiều cảnh quanthiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, hấp dẫn Dãy trường sơn hùng vĩ với những núi đá xen kẽ tạo ra nhiều thung lũng hang động kỳ thú như: núi thờ, núi cấp (Yên Lạc) với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích, hang động được xếp hạng: Chùa Hang (Yên Trị), động thiên tôn gồm 2 hang: Hang cạn, hang nước (Ngọc Lương), hình thành làng du dịch sinh thái dân tộc Mường (Xóm Thấu - Lạc Sỹ), chùa Tác Đức (Lạc Thịnh), động thiên long (Lạc Lương)
4.Đặc điểm về dân số, dân cư, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
- Dân số toàn huyện là 65.372 người, chủ yếu là dân tộc mường số dân làm nông
nghiệp chiếm hơn 80% Năm 2011, tỷ suất sinh thô của huyện là 17,3%o, giảm so với năm 2010 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức 1,2%.
Trang 5Toàn huyện đã có 75% đối tượng là người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, 95% cán bộ, công chức, viên chức, 100% cán bộ, chiến sỹ trong lực lượngvũ trang, 90% đối tượng là thanh niên, học sinh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Tỷ lệ người lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn huyện được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt khoảng 50%.
PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HUYỆN YÊNTHỦY GIAI ĐOẠN 20010-2015
1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng Cụ thể, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng của huyện ước đạt 16,5%/năm (tỷ trọng chiếm 36%, tăng 1,24%so với năm 2010); ngành thương mại - dịch vụ tăng trưởng 13,8%/năm (tỷ trọng chiếm 26,25%); đặc biệt là loại hình dịch vụ ngoài quốc doanh với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 15%2.
2 Tình hình phát triển các ngành sản xuất kinh doanh và sản phẩm chủ lực.
2.1 Nông, lâm nghiệp và sản phẩm chủ lực: sản xuất nông, lâm nghiệp- thủy sản
tương đối ổn định, bền vững;
2.2 Công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực: công nghiệp- xây dựng từng bước phát triển góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn; các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, nhiều loại hình, nhất là trong lĩnh vực du lịch.
3 Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội: Lĩnh vực văn hóa- xã hội có bước
phát triển mới; chất lượng dạy và học được nâng lên Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được quan tâm đổi mới.
4 Hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện: Trong 5 năm qua, huyện Yên thủy đã
dồn lực tập trung đầu tư cải thiện hệ thống giao thông với khoảng 150 tỷ đồng Bê tông hoá được 20 km đường, duy tu sửa chữa các tuyến đường trục chính, liên xã được khoảng 26 km Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường liên xã trọng yếu như: tuyến đường Lạc Thịnh - Đa Phúc - Lạc Lương; đường Đoàn Kết - Yên Trị - Ngọc Lương; đường Bảo Hiệu - Hữu Lợi; đường liên xã thị trấn Hàng Trạm - xóm Dom,xã Yên Lạc - Hữu Lợi… Tính đến nay đã có 316km đường được cứng hóa đạt 46,6% tổng số km đường.
5 Thu chi ngân sách và đầu tư phát triển.
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện là 16.100 triệu đồng, tổng chi ngân sách là 272.646 triệu đồng
Trang 6PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆNYÊN THỦY ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
A QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:1 Các quan điểm phát triển.
- Phát triển nhanh và toàn diện
- Phát triển kinh tế trên cơ sở hình thành vùng động lực và các ngành mang tính đặc trưng.
- Nền nông nghiệp được tổ chức theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn- Phát triển đột phá các ngành dựa trên tiềm năng và lợi thế về nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên.
- Phát triển kinh tế dựa trên các lợi thế về địa lý giao thông kết nối
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi là khâu then chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội
2 Các mục tiêu phát triển.
- Mục tiêu tổng quát
Xây dựng huyện Yên Thuỷ trở thành cầu nối trong phát triển kinh tế xã hội, giao lưu hàng hoá giữa tỉnh Hoà Bình với vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Hà Nội và toàn vùng Đồng bằng sông Hồng
Kinh tế đi lên từ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mang tính hàng hoá cao (cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp, chăn nuôi); công nghiệp nông sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; thương mại dịch vụ tổng hợp, nhất là các dịch vụ du lịch, vận tải.
Đời sống nhân dân đạt mức khá trong tiểu vùng Đông và Nam của tỉnh, và bằng mức trung bình của tỉnh Hoà Bình vào năm 2020
- Mục tiêu cụ thể
Trang 71 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 đạt17,9% Trong đó:
Nông, lâm, thủy sản: 5% Công nghiệp - xây dựng: 20% Dịch vụ: 22%
2 Cơ cấu ngành kinh tế đến năm 2020: Nông, lâm, thủy sản: 17,1%; Công nghiệp xây dựng: 50,7%; Dịch vụ: 32,2%
-3 Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đến năm 2020: 68,4 triệu đồng (2815 USD)
4 Sản lượng lương thực có hạt: 2,6 vạn tấn.
5 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm tăng 10% trở lên.6 Tỷ lệ hộ nghèo: bình quân mỗi năm giảm 3%
7 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: ổn định ở mức 1%.
8 Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%, 9 bác sỹ/vạn dân
9 Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa đến năm 2020 là 90%, tỷlệ xóm, khu dân cư đạt danh hiệu Làng văn hóa là 80%, tỷ lệ các cơ quan, trường học đạt cơ quan văn hóa là 95%, 100% số xã có nhà văn hóa, 100% khu dân cư có nhà văn hóa.
10 Duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức 50%.
11 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh: 98%.
3 Lựa chọn các lĩnh vực đầu tư trọng điểm để tạo bứt phá.
- Hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi; - Phát triển các khu, cụm công nghiệp, du nhập nghề mới Thu hút các dự án
công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sử dụng nhiều lao động vàvật liệu xây dựng
- Hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp có quy mô lớn Mở rộng sảnxuất hàng hóa, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chú trọng pháttriển cây công nghiệp ngắn ngày Liên kết nông nghiệp với công nghiệpchế biến và thương mại bán buôn.
- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, bao gồm du lịch sinh thái - nghỉdưỡng.
- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng ngành điện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất vàsinh hoạt của nhân dân.
Trang 8B PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC.
1 Nông lâm ngư nghiệp:
a) Quan điểm phát triển: Phát triển nông nghiệp mang tính hàng hoá cao, dựa trên
những đặc điểm riêng về tự nhiên và đất đai
- Tập trung chuyên môn hoá theo vùng, tiểu vùng
- Tập trung vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao mà huyện có khả năng phát triển
- Phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá: cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho các vùng khác và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp
b) Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp đến năm 2020:
- Giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi- Mở rộng diện tích trồng rừng sản xuất
- Giảm diện tích trồng cây lương thực, tăng diện tích trồng cây mầu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Tăng tỷ trọng chăn nuôi đại gia súc có giá trị cao
- Tăng tỷ trọng ngành nuôi trông thuỷ sản, hướng đến các loại sản phẩm có giá trị cao.
* Cơ cấu ngành trồng trọt:
- Lương thực: Lúa (giảm diện tích, chọn loại lúa chất lượng cao, bảo đảm an
ninh lương thực).
- Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây mầu phù hợp với đất đai
của huyện như sắn, lạc, đậu tương.
- Cây ăn quả: khuyến khích hình thành các vườn cây ăn quả tập trung kết hợp phát triển du lịch sinh thái Các cây ăn quả chủ yếu là: Dưa hấu (600 ha) và các loại cây khác như: bưởi, cam, chanh…
* Cơ cấu ngành chăn nuôi: Tăng cường chăn nuôi đại gia súc (trâu,bò lấy
thịt sữa); lợn; gia cầm
* Thuỷ sản: Khuyến khích người dân nuôi cá trên các hồ chứa nước, kết hợp
với thủy lợi để phát triển; Tận dụng các hồ, đập, ao thả cá của các hộ gia đình Chuyển mạnh việc nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi thả các giống cao sản thaycác giống cá truyền thống hiệu quả thấp
Trang 9* Lâm nghiệp: Phát triển rừng sản xuất, quy hoạch kết hợp trồng cây
nguyên liệu giấy và trồng cây bản địa (lim, lát )
c) Phân vùng sản xuất nông nghiệp: * Trồng trọt
- Cây lương thực
+ Lúa: các xã phía Nam huyện (vùng 1):
+ Mầu, cây công nghiệp ngắn ngày: các xã trung tâm và phía Bắc huyện - Cây ăn quả: chủ yếu các xã phía Nam và trung tâm
* Chăn nuôi:
- Đại gia súc: các xã phía Bắc
- Lợn, gia cầm: Các xã phía Nam, trung tâm
* Thuỷ sản
- Cá hồ: các xã phía Tây, phía Nam- Cá vườn: vùng Nam và vùng trung tâm
* Lâm nghiệp: vùng Bắc huyện,
d) Giải pháp và các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp
- Phát triển mô hình trang trại quy mô lớn đối với: trồng cây nguyên liệu
giấy, chăn nuôi đại gia súc, cây ăn quả
- Phát triển mô hình doanh nghiệp nông nghiệp, mô hình kết hợp nông công nghiệp.
- Phát triển mô hình kết hợp: trồng trọt - chăn nuôi, thuỷ sản- lúa, nhà vườn (trồng cây, nuôi gia cầm và thả cá, du lịch)
2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
a) Quan điểm và mục tiêu:
Phát triển công nghiệp dựa trên: yếu tố tài nguyên khoáng sản, sản phẩm nông- lâm nghiệp của huyện và nhu cầu sử dụng lao động dư thừa trên địa bàn huyện.
Phát triển công nghiệp gắn với nông nghiệp và du lịch
Kết hợp mô hình tập trung (các khu, cụm công nghiệp) và phân tán (qua hình thành làng nghề)
b) Lựa chọn các ngành sản phẩm công nghiệp chủ lực:
Trang 10Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng bao gồm: vật liệu xây dựng (khai thác đá vôi, cát, sỏi; sản xuất vật liệu xây dựng từ nguyên liệu địa phương là xi măng, gạch các loại).
Ngành chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, bao gồm: trồng trọt (chế biến lúa gạo và cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chế biến hoa quả, chế biến nguyên liệu giấy); chăn nuôi (chế biến thịt, sữa), chế biến gỗ.
Phát triển sản phẩm truyền thống địa phương: mây tre, thêu ren
Du nhập phát triển sản phẩm công nghiệp mới dưới dạng sử dụng nhiều lao động như: dệt, may mặc, giầy dép, đồ giả da, túi sách v.v
c) Phân bố sản xuất công nghiệp:
- Công nghiệp chế biến nông lâm sản: các xã trung tâm và phía Nam- Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: các xã phía Bắc
- Công nghiệp truyền thống và các sản phẩm công nghiệp mới sử dụng nhiềulao động: các xã phía Nam và trung tâm.
d) Các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp.
Phát triển khu công nghiệp Lạc Thịnh trở thành khu công nghiệp đa nghềPhát triển 2 cụm công nghiệp (Yên Lạc, Ngọc Lương): Chế biến nông sản, khai thác và chế biến khoáng sản, đa nghề.
Hình thành cụm công nghiệp tại xã Bảo Hiệu để khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản.
Tiếp tục phát triển cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại thị trấn Hàng Trạm.Tổ chức theo mô hình phân tán: làng nghề, phố nghề: chế biến nông sản, sảnphẩm thủ công truyền thống, các sản phẩm mới du nhập tận dụng lao động nhàn rỗi của các xã vùng sâu và vùng thấp.
Mô hình trang trại, doanh nghiệp, tổ hợp: kết hợp công nghiệp - nông nghiệp, kết hợp doanh nghiệp công nghiệp với du lịch.
3 Dịch vụ:
a) Quan điểm và mục tiêu phát triển.
Coi thương mại - dịch vụ là ngành phát triển mang tính đột phá, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế huyện vào cuối giai đoạn quy hoạch.
Phát triển thương mại trên cơ sở lấy thị trường nông thôn làm nòng cốt và tăng cường tính tập trung, mở rộng quy mô mạng lưới thương mại hiện đại