Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ - Hiểu đươc ý nghĩa của bài: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây đa và quê hương mình
Trang 1KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Tiếng Việt 2
Phân môn: Tập đọc
Bài: Cây đa quê hương
SV thực hiện: Nguyễn Thị Thuận
I Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ
- Hiểu đươc ý nghĩa của bài: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây đa và quê hương mình
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, Đất nước
II Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Hình ảnh trực quan
III Các hoạt động dạy học
I Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS:
+HS1: Nhắc lại tên bài đã học và trả lời câu hỏi:
Người ông dành những quả đào cho ai ?
+HS2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả
đào ?
- GV nhận xét và ghi điểm
II Dạy bài mới
1 giới thiệu bài
- GV viết đề bài lên bảng, yêu cầu một số học sinh
nhắc lại
2 Dạy bài mới
a) Luyên đọc
+ Bài cũ: Những quả đào Người ông đã dành những quả đào cho người vợ và các cháu
+ Xuân: đem hạt trồng vào một cái vò Vân : ăn xong vứt hạt đi
Việt : mang đào cho Sơn đang bị ốm
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài, viết đề bài vào vở
Trang 2- GV đọc mẫu sau đó gọi một học sinh giỏi đọc lại
toàn bài
- GV chia bài tập đọc thành 2 đoạn:
+ Đoạn 1: "Cây đa nghìn năm đang cười, đang
nói"
+ Đoạn 2: Còn lại.
- GV lưu ý học sinh giọng đọc toàn bài: Khi đọc
bài này đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm Nhấn
giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm để thể hiện được
tình cảm của tác giả đối với quê hương và vẻ đẹp
của cây đa.
- gọi 2 HS đọc nối tiếp hai đoạn của bài
- GV sửa sai và rút từ khó ghi bảng qua phần đọc
của học sinh(không ấn định từ trước), rồi cho HS
luyện đọc
- Gọi 2 học sinh đọc nối tiếp lần hai sau khi đã
luyện đọc từ khó
- giải nghĩa một số từ khó trong bài:
+ Thời thơ ấu: lúc còn là trẻ con
+ Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.
+ Chót vót: (cao) vượt lên hẳn những vật xung
quanh ( kết hợp cho HS quan sát hình ảnh )
+ Li kì: lạ và hấp dẫn.
+ Tưởng chừng: nghĩ như là, ngỡ là.
+ Lững thững: (đi) chậm, từng bước một.
- GV hướng dẫn HS đọc một số câu dài, chú ý cách
ngắt nhịp phù hợp:
+ Trong vòm lá / gió chiều gẩy lên những điệu
nhạc li kì / tưởng chừng như ai đang cười / đang
nói.
- Yêu cầu học sinh lyện đọc bài theo nhóm đôi
- Thi đọc nhóm: đại diện 1 số nhóm đọc, bình chọn
nhóm đọc hay, tuyên dương
- Giáo viên nhận xét
- GV đọc lại toàn bài, thể hiện được giọng đọc
đúng của bài
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1: Những từ ngữ, câu văn nào cho biết
cây đa đã sống rất lâu ?
+ GV đưa hình ảnh cây đa cho học sinh quan sát.
Câu hỏi 2: Các bộ phận của cây đa ( thân, cành,
ngọn, rễ ) được tả bằng những hình ảnh nào ?
Câu hỏi 3: Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của
- HS lắng nghe, một HS đọc lại, cả lớp chú ý theo dõi SGK
- 2 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi
- HS luyện đọc từ khó
- 2 học sinh đọc nối tiếp lần hai
- HS luyện câu khó
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
- HS đọc, lớp theo dõi và nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây
- Các bộ phận của cây đa được miêu tả:
+ Thân cây: Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể
+ Cành cây: lớn hơn cột đình
+ Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh
+ Rễ cây: nỗi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ
- Đặc điểm mỗi bộ phận:
+ Cành cây rất lớn/
+ Ngọn cây rất cao/
+ Rễ cây ngoằn ngoèo/
- Ngồi dưới gốc đa tác giả thấy lúa vàng gợn sóng
Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng
Trang 3cây đa bàng một từ.
M : Thân cây rất to.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy
những cảnh đẹp nào của quê hương ?
- GV yêu cầu HS rút ra nội dung chính của bài học
- Yêu cầu 2 HS nhắc lại nội dung bài học
c) Luyện đọc lại
- 3 HS thi đọc lại bài GV nhắc các em đọc đúng
toàn bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm, nhấn giọng
và ngắt nghỉ giọng phù hợp
- GV đánh giá, nhận xét
III Củng cố, dặn dò
- GV hỏi học sinh:
+ Hôm nay chúng ta đã học bài tập đọc gì ?
+ Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả với
quê hương như thế nào?
- Qua bài học hôm nay, các em
- GDHS yêu quê hương đất nước
- Về đọc lại bài và trả lời câu hỏi chuẩn
bị bài sau
- Gv nhận xét tiết học
- Bài học nói lên vẻ đẹp cây đa quê hương và tình cảm của tác giả với quê hương mình.
- 2 HS nhắc lại
- 3 HS lần lượt đọc toàn bài
- HS lắng nghe
- HS: Cây đa quê hương
- Tác giả yêu cây đa, yêu quê hương, luôn nhớ những kỷ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa và quê hương