1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen

21 2,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Người giáo viên tiểu học còn có nhiệm vụxây dựng tập thể trẻ em, tổ chức các hoạt động khác của học sinh để mở rộng trithức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầ

Trang 1

I TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP CHỦ NHIỆM THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN

II ĐẶT VẤN ĐỀ:

1 Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:

- Giáo viên tiểu học là người hướng dẫn, người đưa các em vào thế giới trithức, khoa học, văn hoá, nghệ thuật Người giáo viên tiểu học còn có nhiệm vụxây dựng tập thể trẻ em, tổ chức các hoạt động khác của học sinh để mở rộng trithức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứngthú, phát triển năng lực của học sinh Học sinh tiểu học còn chưa biết hành độngđộc lập, giáo viên phải là người tổ chức hoạt động, làm sao cho từng học sinh

có được công việc thích hợp và bộc lộ khả năng của mình Giáo viên tiểu học làmột trong những “thần tượng” của học sinh, là tấm gương của các em

- Trong những giờ tới trường, giáo viên tiểu học hầu như lúc nào cũng ởcạnh các em nhỏ, rất sát học sinh, kiểm tra theo dõi được từng hành vi của các

em Bằng tấm gương của mình kết hợp với việc truyền thụ những giá trị chuẩnmực thể hiện trong nội dung các môn học, giáo viên tiểu học còn góp phần tolớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các em qua công tác xâydựng nề nếp lớp

- Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp, là người tổ chức, cổ vũ tưtưởng cho học sinh, là người cùng với phụ huynh học sinh tiến hành giáo dụccác em

2 Những thực trạng liên quan đến vấn đề:

Hiện nay trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình đã thực hiện thử nghiệmnăm thứ 3 về dự án mô hình trường học mới Vnen Trong bước đầu thực hiện córất nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng gặp một số khó khăn và bỡ ngỡ trong quátrình thực hiện Việc xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm đòi hỏi các em phải có ýthức tự giác, tự rèn, có ý thức học tập và kỹ luật cao Việc thực hiện nề nếp lớpchủ nhiệm không như trước đây nửa mà đòi hỏi người giáo viên cần phải xâydựng được Hội đồng tự quản do các em tự bầu ra và làm thế nào để có đượchiệu quả, thực tế, phù hợp với điều kiện học tập và giáo dục lối sống đạo đứccho các em Đó là điều mà bản thân tôi băn khoăn và nghiên cứu để thực hiện

3 Lý do chọn đề tài

- Qua thực trạng trên tôi nhận thấy rằng để thực hiện tốt nề nếp lớp chủnhiệm không phải là công việc đơn giản Nó luôn là vấn đề trăn trở đối với hầuhết các giáo viên tiểu học

- Vậy làm thế nào để xây dựng nề nếp phù hợp với trình độ lứa tuổi họcsinh

- Giáo dục học sinh cá biệt vẫn là vấn đề nan giải

Trang 2

- Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển bằng những conđường nào?

- Làm thế nào để nâng cao chất lượng đạo đức của học sinh?

* Từ những vấn đề trăn trở nêu trên tôi đã suy nghĩ tìm tòi, học hỏinhững đồng nghiệp có uy tín, có năng lực và tìm ra “ Một số biện pháp xâydựng nề nếp lớp chủ nhiệm theo mô hình trường học mới Vnen ” của mìnhđược tổ, nhà trường ủng hộ và đã áp dụng trong năm học 2014-2015 đã đem lạihiệu quả rất cao

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

a Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh lớp 4,5 của trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình

b Phạm vi nghiên cứu:

Thực hiện trong phạm vi lớp 5A trường TH Nguyễn Ngọc Bình

Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã được Phòng GD huyện Đại Lộc côngnhận và đạt loại C cấp huyện năm học 2014-2015 Năm 2015- 2016 tôi tiếp tục

áp dụng và thực hiện cho lớp 5A tôi đang chủ nhiệm Tôi xin bổ sung thêm một

số giải pháp để Sáng kiến kinh nghiệm này đạt hiệu quả cao và áp dụng rộng rãitrong trường TH mà tôi đang công tác

III CƠ SỞ LÍ LUẬN.

- Như hiện nay, chất lượng hạnh kiểm của học sinh nhìn chung đạt yêucầu, nhưng xét về từng cá nhân vẫn còn nhiều học sinh chưa thật sự tốt Nhàtrường và giáo viên rất quan tâm đến việc giáo dục các em, nhằm nâng cao chấtlượng hạnh kiểm, tính tự giác, năng động, sáng tạo trong công việc Nhiệm vụnặng nề này phụ thuộc phần lớn vào việc dạy dỗ, hướng dẫn của người GV Vấn

đề đặt ra là người giáo viên phải dạy dỗ, hướng dẫn như thế nào để đạt hiệu quảnhư mong muốn và đặc biệt hơn nữa là hiện nay trường đang dạy thí điểm môhình trường học mới Vnen việc các em tiếp thu và thực hiện theo mô hình nàygặp không ít khó khăn

IV CƠ SỞ THỰC TIỄN.

1 Thực trạng chung.

a Thuận lợi:

* Đối với học sinh:

- Bộ giáo dục chủ trương tổ chức phong trào xây dựng THTT-HSTC vàotrong trường học Đặc biệt là ngày hội vui khỏe dành cho thiếu nhi

- Học sinh trường TH Nguyễn Ngọc Bình đã được học theo mô hìnhtrường học mới Vnen các em được học theo nhóm, ngồi quay mặt vào nhau đểcùng trao đổi và tự học Quản lí lớp học là Hội đồng tự quản học sinh, các ban

do các em tự bầu ra và đảm nhiệm đây là một biện pháp giúp các em tự học và

Trang 3

phát huy quyền làm chủ của mình trong quá trình học tập Học sinh còn có điềukiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩnăng lãnh đạo, tự học, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia hợp tác trong các hoạtđộng và nhất là rèn kĩ năng sống cho các em thông qua môn GD kỹ năng sống.

- Xây dựng được không gian lớp học với: ”Sơ đồ cộng đồng ”, ” Nội quylớp học ”, ”Ngày em đến lớp ” , ” Góc học tập ”, ” Góc thư viện ”, ” Góc cộngđồng ” , ” Sinh nhật của em ”, ” Hộp thư bè bạn ”,Góc thiên nhiên … tạo ramôi trường giáo dục an toàn, thân thiện, cho các em

- Trong chương trình trường học mới các em được học các môn giáo dụclối sống, qua các môn học này các em phát huy được vai trò của mình trong giaotiếp cũng như rèn được kĩ năng sống cho các em

- Phụ huynh nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong việc đánh giá học sinh

ở nhà cũng như ở trường

* Đối với giáo viên:

- Được dạy trong ngôi trường mới khang trang đầy đủ tiện nghi

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD cùng BGH nhà trường đã tạomọi điều kiện để bản thân làm tốt công tác chủ nhiệm

- Là giáo viên chủ nhiệm lớp nhiều năm, tôi luôn tìm tòi, học hỏi để traođổi kinh nghiệm, không ngừng tự rèn luyện mình, từng bước nâng cao nghiệp vụ

để vững vàng về chuyên môn cũng như công việc phụ trách toàn diện trước họcsinh Tôi luôn nhiệt tình và có tâm huyết đối với việc dạy học của mình

- Được sự quan tâm của nhà trường, giáo viên bộ môn để cùng nhau giáodục học sinh thực hiện tốt nề nếp lớp cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Bản thân được tham gia chương trình tập huấn theo mô hình trường họcmới Vnen, tham gia học lí thuyết, dự chuyên đề, và trực tiếp giảng dạy theo môhình này được 3 năm nên ít nhiều đã có một số kinh nghiệm trong việc tổ chứclớp học xây dưng nề nếp lớp chủ nhiệm

- Một số học sinh nghịch ngợm, lười nhác, hiếu động

- Thời lượng dành cho tiết HĐGDNGLL còn ít.(1 tiết/tuần)

- Ảnh hưởng những thói xấu từ cuộc sống của xã hội.

- Một vài học sinh có trí tuệ kém mau quên dẫn đến lười nhát trong học

tập

Trang 4

2 Thực trạng lớp 5A năm học 2015-2016:

a/ Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất đảm bảo trường học mới khang trang thoáng mát,khônggian lớp học rộng rãi tạo điều kiện tốt cho các em tổ chức lớp học theo mô hìnhtrường học mới

- Nhiều em có kĩ năng học rất tốt tiếp thu bài nhanh,có khả năng lãnh đạotốt có thể tự quản lí lớp học tốt khi không có giáo viên chủ nhiệm

- Các em đã tiếp cận và làm quen với mô hình trường học mới từ các lớpdưới

- Học sinh có ý thức kỉ luật tự giác cao, tham gia mọi phong trào của lớp

và giúp đỡ các bạn thực hiện tốt mọi nề nếp cũng như tham gia tốt các phongtrào do nhà trường đề ra

- Đã phát huy được bộ máy Hội đồng tự quản và các bạn trong ban Hộiđồng tự quản thực hiện đều tay

- Phát huy được vai trò công cụ hoạt động của HĐ TQHS như: Hộp thư bèbạn, Hộp thư điều em muốn nói, Góc sinh nhật, Xây dựng được nội quy lớp học,Bảng ngày em đến lớp, Xây dựng được mười bước học tập, Sơ đồ cộng đồng,Góc học tập, Góc thư viện, góc cộng đồng, góc thiên nhiên

- Được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của các thành viên trong hội phụhuynh lớp ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần

- Một vài công cụ học tập chưa phát huy hết vai trò, chưa thật sự cuốn hút đốivới học sinh trong quá trình học tập, thật sự chưa có hiệu quả, chưa khoa học.Một vài em chưa có nhận thức sâu sắc sự hỗ trợ của các công cụ hoạt động đó

V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 5

- Xây dựng, tổ chức tập thể lớp thành một đơn vị vững mạnh.

- Tổ chức tốt bộ máy Hội đồng tự quản của lớp

- Thiết lập và phát triển quan hệ với lực lượng giáo dục trong và ngoàinhà trường để giáo dục học sinh

* Nói chung để làm cho công tác giáo dục được hoàn chỉnh và đạt chấtlượng toàn diện thì người giáo viên phải coi trọng công tác xây dựng nề nếp lớpchủ nhiệm theo đúng như mô hình trường học mới

B Những biện pháp cụ thể:

- Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính về việc giáo dục đạo đứchọc sinh trong lớp Muốn giáo dục hoàn thiện thì giáo viên chủ nhiệm phải thựchiện tốt những nhiệm vụ sau:

1 Tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách.

- Để thực hiện tốt chức năng quản lý, giáo dục học sinh, ngay từ khinhận lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tìm hiểu và nắm vững về từng học sinhlớp mình phụ trách như:

- Tìm hiểu trao đổi với giáo viên phụ trách trong những năm học trước

- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, qua việc thăm hỏi, tiếp xúcvới gia đình, tìm hiểu về hoàn cảnh kinh tế, địa vị bố mẹ trong xã hội, nếp sốngcủa gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đến vấn đề giáo dục con cái Từ đó giáoviên có thể tìm ra những nguyên nhân về hiện tượng tâm lý của học sinh

- Trò chuyện với học sinh,trao đổi với những học sinh xung quanh để biếthoàn cảnh của em

- Xây đựng được sơ đồ cộng đồng lớp học

- Tìm hiểu trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, mối quan hệ với tậpthể, với những người xung quanh và năng lực trí tuệ của học sinh

- Phân theo nhóm đối tượng ngồi học theo nhóm phát huy vai trò củanhóm trưởng trong các giờ học.Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng,một tuần

Trang 6

thay đổi nhóm trưởng một lần, có như vậy thì các em sẽ mạnh dạn hơn tronggiao tiếp,thể hiện được tinh thần trách nhiệm của mình trước tập thể.

- Tìm hiểu về xu hướng, hứng thú động cơ của học sinh trong học tập vàcác hoạt động khác, từ đó giáo viên hiểu được nguyên nhân để hướng dẫn, giáodục học sinh đạt kết quả tốt

- Sau mỗi hoạt động học tập giáo viên đều động viên,khen thưởng,tổ chứcthi đua giữa các nhóm học sinh bằng hình thức cộng điểm thưởng ,nhóm nàothực hiện tốt các hoạt động học tập thì nhóm đó sẽ được cộng nhiều điểm ,cuốimỗi tuần phó chủ tịch phụ trách học tập tổng kết và tuyên dương trước lớp

2.1 Quá trình thành lập Hội đồng tự quản học sinh:

- Giáo viên cùng học sinh thảo luận về cơ cấu HĐTQ: thường là 1 chủtịch, 2 phó chủ tịch Tuy nhiên số lượng phó chủ tịch phụ thuộc vào đặc điểmcủa lớp, trường

- Giáo viên định hướng những phẩm chất, năng lực cần có của các bạntrong HĐTQ

- Học sinh tiến hành bầu ban kiểm phiếu gồm: 1 trưởng ban và một sốthành viên tuỳ vào số lượng học sinh cả lớp GV hướng dẫn kĩ cách làm việc củaban kiểm phiếu Chính những việc làm này đã phát huy được quyền tự do dânchủ công bằng và học được cách thuyết trình trước đám đông Học sinh có thểnhờ tới sự tư vấn, hỗ trợ của GV, Phụ huynh và các bạn học sinh trong lớp,trong việc chuẩn bị bài tranh cử Tự giới thiệu về bản thân, những mong muốncủa em về lớp học, những việc em sẽ làm nếu trở thành CT HĐTQ (hình bầuCTHĐTQ)

2.2 Thành lập các ban chuyên trách.

- Chủ tịch, phó chủ tịch HĐTQ sẽ cùng bàn bạc với GVCN để quyết định

về các ban chuyên trách như:

+ Học tập, sức khoẻ và vệ sinh, Văn nghệ thể dục thể thao, Lao động, Nềnếp, Đối nội , đối ngoại, Thư viện Số lượng các ban tuỳ theo tình hình củalớp và sự thống nhất của CT, PCT HĐTQ và HS trong lớp quyết định GV phảithông báo rõ về vai trò của các ban

- HĐ TQHS thường xuyên thay đổi để đảm bảo cho các em có cơ hộitham gia và trải nghiệm Thay một hay nhiều thành viên là tuỳ theo tình hìnhmỗi lớp GV cần nói rõ ngay từ đầu để tránh cho học sinh có những cảm xúc tiêucực khi không tham gia các vai trò quan trọng nữa Chính điều này sẽ rèn chocác em tính tự giác và biết khẳng định được khả năng của mình từ đó các em sẽ

có ý thức tự rèn và trao dồi các phẩm chất, năng lực học tập của các em

Trang 7

2.3 Phát huy vai trò công cụ hoạt động của HĐTQHS:

- Giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với tổ chuyên môn, phụ huynh và họcsinh để lựa chọn những công cụ phù hợp nhất với điều kiện của lớp và phục vụhữu ích cho công tác quản lí các hoạt động ở lớp học

- Một số công cụ tôi đã áp dụng tại lớp và đem lại hiệu quả thiết thực.+ Hộp thư kết bạn, Hộp thư điều em muốn nói, Bảng theo dõi sỉ số ( Ngày

em đến lớp ), Góc sinh nhật, Góc học tập, Xây dựng 10 bước học tập, Xây dựngnội quy lớp học

a/ Hộp thư kết bạn:

- Hộp thư kết bạn tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh trong lớp được chia

sẻ những cảm xúc, suy nghĩ hình thành cho cho học sinh thói quen về tính quantâm chia sẻ với mọi người, rèn cho học sinh biết tôn trọng sự riêng tư của mìnhgóp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng việt của các em Công cụ này còn làcách để giáo viên động viên, khích lệ học sinh, trao đổi và học tốt hơn Qua họpthư này giáo viên rèn cho các em tính tế nhị tôn trọng sự riêng tư ý kiến củangười khác

- GV thường xuyên sử dụng hộp thư này để tạo phong trào và hình thànhdần thói quen chia sẻ trong lớp GV có thể viết thư bỏ vào hộp thư nhằm khích

lệ, động viên, góp ý học sinh mà không làm các em xấu hổ trước lớp Ví dụ;Hôm nay cô nhận thấy bạn Giang còn nói chuyện trong giờ học em cố gắngkhông nói chuyện trong những giờ học tới nhé Hôm nay cô rất vui vì các em đãhiểu bài và làm bài tốt… Bạn Dương trong lớp thường hay nói chuyênriêng không chịu thảo luận nhóm mặc dù đã được các các bạn nhắcnhở Để thay đổi cách giáo dục tôi liền dùng mảnh giấy viết cho vàidòng tâm sự như người bạn chân tình Dương nhận thư, từ đó Dươngthay đổi về mọi mặt, chăm học, tích cực hoạt động nhóm hơn Sau đó

Trang 8

Dương đã biết viết thư gửi lại cho cô giáo và hứa sẽ làm đúng theo lời

cô dạy…

b/ Hộp thư điều em muốn nói:

- GV phải giải thích cho học sinh về mục đích của hộp thư, khuyến khíchcác em sử dụng hộp thư này để giúp cho tình hình và điều kiện của lớp học,trường học được cải thiện tốt hơn GV nên nhấn mạnh tới việc học sinh khôngcần thiết đề tên mình vào trong thư nếu muốn Lớp học cần phải thành lập banphụ trách gồm các thành viên của HĐTQ HS, GV mở hộp thư hằng ngày để giảiquyết các vấn đề có liên quan đến lớp học

- Qua hộp thư này người lớn, thầy cô giáo sẽ có điều kiện hiểu các emhơn, đồng thời điều chỉnh các hoạt động giáo dục, sinh hoạt sao cho phù hợp.Bên cạnh đó hộp thư này còn có ý nghĩa giúp các em nhận biết mình là thànhviên cuả lớp, của trường và quyền cơ bản của các em được tạo điều kiện thể hiện(quyền được học tập, quyền được vui chơi, quyền được tham gia ý kiến) Từ đócác em có ý thức tự giác và chủ động khi tham gia chính hoạt động của các em

Trang 10

e/ Góc thiên nhiên :

Góc thiên nhiên giúp các em biết về tên của một số loài cây, hiểu đượccông dụng của nó và biết sử dụng để chữa một số bệnh thông thường Từ đógiáo dục các em biết yêu cái đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường Hằng tuần đếngiờ sinh hoạt lớp thì mỗi nhóm có thể giới thiệu tên của một loại cây mới,côngdụng của nó và chưng bày trên lớp tạo nên một góc thiên nhiên đẹp không khílớp học trở nên trong lành,thỏa mái tạo hưng phấn tốt trong giờ học

f/ Xây dựng nội quy lớp học:

- Việc tổ chức cho học sinh xây dựng nội quy lớp học tạo cho các em cảmthấy có trách nhiệm khi tự mình xây dựng nội quy của lớp mình vì vậy sẽ giúpcác em thực hiện tốt nội quy

Ngày đăng: 02/03/2017, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w