Định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030

467 293 0
Định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62310105 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tuấn Anh Mã NCS: NCS32.22PT Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phan Thị Nhiệm 2. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 1. Luận án đã thảo luận các quan điểm về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (NSNN).Về định hướng đào tạo, luận án nhấn mạnh đến cơ cấu đào tạo nhằm hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội; về định hướng sử dụng, quan điểm luận án hướng tới tính hiệu quả cao đối với đội ngũ cán bộ này sau khi về nước. Đây là những nội dung có ý nghĩa và liên quan trực tiếp đến thúc đẩy xây dựng và phát triển bền vững tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước nói chung, đội ngũ cán bộ KHKT nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh, hội nhập quốc tế. 2. Luận án xác định hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN theo quan điểm đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Theo đó: về đào tạo, nhấn mạnh yếu tố nhu cầu xã hội đối với bộ phận vốn nhân lực chất lượng cao; về sử dụng, nhấn mạnh đến các chính sách sử dụng, đãi ngộ và trọng dụng đối với người học trở về (những vấn đề này các nghiên cứu trước đây chưa đề cập tới). 3. Luận án phân tích, đánh giá các chiều hướng, kích cỡ, mức độ và mối tương quan của các nhân tố tác động để đưa ra bằng chứng khách quan và tin cậy liên quan đến định hướng quy mô, cơ cấu đối tượng, ngành nghề, trình độ, nước gửi đi đào tạo và việc sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN của những năm vừa qua. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu 1. Dựa trên nội dung kinh tế học về nguồn vốn con người và kết quả nghiên cứu tình huống (thông qua phân tích Đề án đào tạo cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN gọi tắt là Đề án 322356), chứng minh sự cần thiết khách quan và lợi ích đạt được của việc gửi cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN của nước ta trong thời gian vừa qua và những năm sắp tới. 2. Luận án xác định được 03 nhân tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự hài lòng của người học với chương trình học bổng (thuận lợi trong cuộc sống ở nước ngoài; thuận lợi khi xin học bổng và thuận lợi trong quá trình học tập); 03 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi học tiếp của người học (tài chính, sự phù hợp của ngành học với công việc và sự hỗ trợ của chương trình); 02 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định quay về nước sau khi tốt nghiệp (công việc phù hợp với chuyên môn và cơ hội học tập, nghiên cứu cao hơn). 3. Trên cơ sở phân tích kết quả đạt được trong những năm vừa qua; xu hướng phát triển KHKT, ngành nghề trong nước và quốc tế, dự báo nhu cầu cán bộ KHKT trong những năm tới, luận án đã xác định 05 quan điểm làm cơ sở cho định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh việc gắn chặt với Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và nhu cầu sử dụng cán bộ tốt nghiệp. 4. Tính toán dựa trên Chiến lược kinh tếxã hội, quy hoạch phát triển nhân lực của các ngànhlĩnh vực và kinh nghiệm quốc tế, luận án đã xác định nhu cầu số lượng, đối tượng, ngành nghề, trình độ cán bộ KHKT cần được đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN đến năm 2030, từ đó đề xuất định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN đến năm 2030 dựa trên quan điểm khắc phục những hạn chế, bất hợp lý về đối tượng, quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ, nước gửi đi đào tạo, sử dụng người tốt nghiệp trong định hướng của giai đoạn trước và đáp ứng được nhu cầu xã hội trong giai đoạn tới. 5. Để thực hiện được định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN cho giai đoạn đến 2030, luận án đã nhấn mạnh đến các giải pháp tăng cường công tác định hướng ngành nghề, quốc gia gửi đi đào tạo và chuẩn bị các tiền đề cho việc đi học nước ngoài; nâng cao mức độ hài lòng của người học; hoàn thiện chính sách liên quan đến thu hút, sử dụng, đãi ngộ và trọng dụng cán bộ tốt nghiệp. Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không trùng lắp hay sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Tuân Anh i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC B1ẢNG vi DANH MỤC HÌNH viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ix PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 8 1.1. Các nghiên cứu về cán bộ khoa học kỹ thuật và vai trò của cán bộ khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của quốc gia 8 1.2. Các nghiên cứu về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 11 1.3. Các nghiên cứu về sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước trở về sau khi tốt nghiệp 15 1.4. Đánh giá tổng quan nghiên cứu 19 1.4.1. Những nội dung nghiên cứu đã thống nhất làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho luận án 19 1.4.2. Các vấn đề chưa nghiên cứu và còn tranh luận 20 Kết luận chương 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 22 2.1. Cơ sở lý luận 22 2.1.1. Bối cảnh gửi cán bộ khoa học kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 22 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc gửi cán bộ khoa học kỹ thuật ra nước ngoài đào tạo bằng ngân sách nhà nước 28 2.1.3. Xu hướng tất yếu của việc gửi người đi học nước ngoài ở các nước đang phát triển 31 2.1.4. Định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 34 2.1.5. Đánh giá thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 52 ii 2.2. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật ở nước ngoài và bài học cho Việt Nam 60 2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về định hướng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 60 2.2.2. Kinh nghiệm quốc tế về định hướng sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 64 2.2.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69 Kết luận chương 73 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM QUA (NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN 322365) 74 3.1. Tổng quan các đề án, chương trình đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đã triển khai do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý 74 3.1.1. Các đề án, chương trình đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý 74 3.1.2. Tổng quan tình hình sử dụng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý 78 3.2. Phân tích thực trạng thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng của Đề án 322356 80 3.2.1. Định hướng đào tạo và sử dụng của đề án, chương trình 80 3.2.2. Phân tích thực trạng thực hiện định hướng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Đề án 322356 82 3.2.3. Phân tích thực trạng sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo đề án 322356 101 3.2.4. Đánh giá các yếu tố tác động đến định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước bằng mô hình định lượng 105 3.2.5. Đánh giá việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 114 Kết luận chương 125 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2030 126 4.1. Căn cứ định hướng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ra nước ngoài đào tạo bằng ngân sách nhà nước 126 4.1.1. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ và ngành nghề của thế giới và Việt Nam trong những năm tới 126 iii 4.1.2. Nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao đáp ứng công nghiệp hóa và hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong những năm tới 130 4.1.3. Định hướng của Nhà nước về đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật 143 4.2. Đề xuất định hướng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030 145 4.2.1. Đề xuất quan điểm về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 145 4.2.2. Đề xuất định hướng về mục tiêu đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 146 4.2.3. Nội dung định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030 149 4.3. Giải pháp thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 153 4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến thực hiện định hướng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 153 4.3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến sử dụng có hiệu quả cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 158 Kết luận chương 162 KẾT LUẬN 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cao đẳng: CĐ Công nghiệp hóa: CNH Đại học: ĐH Giáo dục đại học: GDĐH Giáo dục Đào tạo: GDĐT Hiện đại hóa: HĐH Khoa học kỹ thuật: KHKT Khoa học công nghệ: KHCN Kinh tế Xã hội: KTXH Lưu học sinh: LHS Ngân sách nhà nước: NSNN Thạc sĩ: Th.S Tiến sĩ: TS Tổ chức thương mại thế giới: WTO v DANH MỤC B1ẢNG Bảng 2.1. Bảng xếp hạng chỉ số HDI và tỷ lệ nhập học thô giáo dục sau trung học của một số nước có cán bộ KHKT gửi ra nước ngoài đào tạo bằng học bổng ngân sách nhà nước 61 Bảng 3.1. Các đề án, chương trình đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2000 2014 42,54 (Đơn vị: người) 74 Bảng 3.2. Số lượng người cử đi học theo đề án 322356 giai đoạn 20002012 42 75 Bảng 3.3. Số lượng người đi học theo đề án Xử lý nợ với Liên bang Nga 76 giai đoạn 2005 2012 42 76 Bảng 3.4. Số lượng người đi học theo đề án 911 giai đoạn 2012 2014 42 77 Bảng 3.5. Các chương trình, đề án đào tạo bằng NSNN do Bộ GDĐT quản lý 78 Bảng 3.6. Số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngan sách nhà nước đã tốt nghiệp theo các đề án tính đến năm 2015 42,43,44,45,46 78 Bảng 3.7. Cơ cấu LHS được gửi đi các quốc gia giữa 88 giai đoạn 20002005 và 20062012 4, 16, 17, 18 88 Bảng 3.8. Các lý do xin đi học nước ngoài 92 Bảng 3.9. Lý do đi học và độ tuổi của lưu học sinh 92 Bảng 3.10. Lý do đi học và bằng cấp cao nhất của lưu học sinh 93 Bảng 3.11. Lý do đi học và vị trí công tác của lưu học sinh 94 Bảng 3.12. Lý do đi học và cơ sở đào tạo trước khi đến học 94 Bảng 3.13. So sánh ngành học trước khi đi học và ngành học đăng ký đi học (%) 95 Bảng 3.14. Bảng hệ số đánh giá tương quan giữa Mức độ hài lòng với chương trình học bổng và bậc học đăng ký đi học 96 Bảng 3.15. Bảng thống kê mô tả mức độ đánh giá chưa tích cực của LHS đối với chương trình học bổng 96 Bảng 3.16. Lý do chọn trường và nước đến học 97 Bảng 3.17. Mối tương quan giữa ngành đăng ký đi học và Châu lục đến học (%) 99 Bảng 3.18. LHS tốt nghiệp về nước theo trình độ đào tạo tính đến 42014 4, 16, 17, 18 101 Bảng 3.19. Mức độ phù hợp của kiến thức, kỹ năng trước và sau khi đi học nước ngoài với công việc hiện tại 103 Bảng 4.1. Tổng cung, cầu lao động giai đoạn 20152035 28 130 Bảng 4.2. Dự báo mức cầu lao động của ba khối ngành kinh tế đến năm 2035 28 131 Bảng 4.3. Đề xuất số lượng cán bộ đào tạo chuyên gia cho lĩnh vực công nghệ ưu tiên, trọng điểm, công nghệ mới 27 134 Bảng 4.4. Đề xuất Lĩnh vựcNgành KHCN đào tạo chuyên gia27 134 vi Bảng 4.5. Đề xuất số lượng cán bộ tham gia hoạt động đào tạo nhóm nghiên cứu 135 Bảng 4.6. Lĩnh vựcNgành KHCN cho hoạt động đào tạo nhóm nghiên cứu 136 Bảng 4.7. Đề xuất số lượng cán bộ bồi dưỡng sau tiến sĩ 136 Bảng 4.8. Lĩnh vựcNgành KHCN bồi dưỡng sau tiến sĩ 27 137 Bảng 4.9. Đề xuất số lượng cán bộ tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụkiến thứckỹ năng quản lý 27 138 Bảng 4.10. Lĩnh vựcNgành KHCN cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụkiến thứckỹ năng quản lý 27 138 Bảng 4.11. Dự báo nhu cầu nhân lực theo một số ngành, lĩnh vực chia theo bậc đào tạo đến năm 2025 và 2030 142 Bảng 4.12. Định hướng gửi đi đào tạo bằng NSNN giai đoạn từ 2020 đến 2030 150 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Số lượng sinh viên của các nước EU ra nước ngoài học tập và nghiên cứu theo chương trình ERASMUS 57 33 Hình 2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả làm việc 66 của du học sinh Trung Quốc trở về phục vụ đất nước 66 Hình 3.1. Số lượng LHS thực tuyển từ năm 2000 đến năm 2011 82 Hình 3.2. Số LHS được tuyển và thực tế gửi đi học giai đoạn 20002012 83 Hình 3.3. Cơ cấu LHS trúng tuyển theo đơn vị công tác 83 Hình 3.4. Cơ sở đào tạo có từ 100 LHS trúng tuyển trở lên 84 Hình 3.5. Cơ sở nghiên cứu có từ 15 LHS trúng tuyển trở lên 84 Hình 3.6. Cơ quan nhà nước có từ 10 LHS trúng tuyển trở lên 85 Hình 3.7. Cơ cấu ngành nghề LHS thực tế gửi đi đào tạo 85 Hình 3.8. Cơ cấu trình độ gửi LHS thực tuyển và thực tế gửi đi đào tạo 86 Hình 3.9. Số lượng LHS đi học theo Châu lục 86 Hình 3.10. Số lượng LHS đi học theo quốc gia 87 Hình 3.11. Số trường ĐH của các nước có LHS gửi đào tạo theo đề án 322356 89 Hình 3.12. Chi ngân sách nhà nướcgiai đoạn 20002013 cho đề án 322356 89 Hình 3.13. Chi ngân sách nhà nước theo trình độ đào tạo 90 Hình 3.14. Độ tuổi của LHS trước khi đi học 91 Hình 3.15. Kinh nghiệm công tác của LHS trước khi đi học 91 Hình 3.16. Vị trí công việc của LHS trước khi đi học 93 Hình 3.17. Tỷ lệ LHS đăng ký và tỷ lệ LHS đi học thực tế ở một số nước 98 Hình 3.18. Mức đánh giá tích cực của LHS về cơ sở đào tạo nước ngoài 98 Hình 3.19. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc học tập của LHS 99 Hình 3.20. So sánh tỷ lệ LHS trước và sau khi đi học theo cơ quan công tác 103 Hình 3.21. Số người được tuyển và thực tế gửi đi học giai đoạn 20002012 119 Hình 4.1. Quy mô lao động trình độ cao giai đoạn 2009 2014 132 Hình 4.2. Cơ cấu lao động trình độ cao theo ngành năm 2014 132 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 41 Sơ đồ 3.1. Nhóm biến số sử dụng trong mô hình 1 107 Sơ đồ 3.2. Nhóm biến số sử dụng trong mô hình 2 109 Sơ đồ 3.3. Nhóm biến số sử dụng trong mô hình 3 112 ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tổng quát: đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới. Một trong những mục tiêu cụ thể của chiến lược này là xây dựng đội ngũ nhân lực KHCN, đặc biệt là nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn kỹ thuật tương đương các nước tiên tiến trong vùng, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới; xây dựng đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, có bản lĩnh, thông thạo kinh doanh trong nước và quốc tế, đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao trong nền kinh tế toàn cầu. Để thực hiện được các mục tiêu, Chiến lược đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp tăng cường gửi người Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN); khuyến khích các cá nhân du học tự túc và các cơ sở đào tạo trong nước mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài; đồng thời tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế, gắn với nâng cao hiệu quả và định hướng ngành nghề để nhanh chóng đào tạo các nhóm nhân lực đạt đẳng cấp quốc tế trong ngắn hạn và xây dựng được tiềm lực đào tạo hiện đại đạt trình độ quốc tế ở trong nước về dài hạn. Bên cạnh đó, tiến hành đổi mới chính sách sử dụng nhân lực theo hướng trọng dụng và phát huy nhân tài. Gửi người Việt Nam ra nước ngoài đào tạo là một chủ trương, chính sách lớn, nhất quán và ưu tiên của Đảng và Nhà nước. Chỉ thị số 270CT ngày 2371992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) khẳng định “việc gửi công dân Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài là một hướng quan trọng để bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo các nhà quản lý, kinh doanh, các chuyên gia công nghệ giỏi và công nhân lành nghề nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa nhanh nền KHCN đất nước vươn lên trình độ của thế giới”.40 Chỉ thị của Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam số 53CTTW ngày 2131995 xác định, để nhanh chóng có được đội ngũ trí thức đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, cùng với việc “đặc biệt coi trọng việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở 1 trong nước, phải rất quan tâm đến việc gửi người đi đào tạo, bồi dưỡng ở ngoài nước” và hàng năm “...cần dành NSNN đầu tư thích đáng cho công tác này”. Chỉ thị cũng nêu rõ: “bắt đầu từ năm 1995 và sau đó, hàng năm Nhà nước dành một phần ngân sách thích đáng để chủ động thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở ngoài nước6. Việc gửi người Việt Nam ra nước ngoài đào tạo cũng đã được pháp điển hóa trong Luật Giáo dục năm 1998, Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi một số điều của Luật giáo dục năm 2009. Tại Khoản 3, Điều 108 của Luật sửa đổi một số điều của Luật giáo dục năm 2009 quy định: Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 122 Trên thực tế, việc triển khai thực hiện chủ trương gửi học sinh, sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài đã được tiến hành từ những năm 1950 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tính đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, thông qua các Hiệp định hợp tác văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam với Liên Xô (cũ), Trung Quốc, các nước trong phe XHCN trước đây và một số nước khác, hàng vạn người Việt Nam đã được gửi đi đào tạo ở nước ngoài với các trình độ khác nhau: cử nhân, kỹ sư, thực tập sinh, thạc sỹ và nghiên cứu sinh tiến sỹ. Đặc biệt từ năm 2000, Chính phủ triển khai “Chương trình đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) ở nước ngoài bằng NSNN” (gọi tắt là đề án 322) và đến năm 2005, chương trình này được điều chỉnh mục tiêu và đổi tên thành “Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng NSNN” (gọi tắt là Đề án 356). Đề án này đã kết thúc vào năm 2014. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ (TS) cho các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) giai đoạn 20102020 (gọi tắt là Đề án 911). Tiếp theo các đề án trên, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng NSNN giai đoạn 2013 2020” (gọi tắt là Đề án 599). Mục tiêu chung của các Chương trình và Đề án là tăng cường đào tạo cán bộ trình độ TS, Th.S và ĐH tại nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện CNH, HĐH đất nước. Theo một số đánh giá và nhận định, việc gửi người đi đào tạo nước ngoài bằng NSNN theo Đề án 322356 sau 15 năm triển khai thực hiện tương đối thuận lợi và đi đúng hướng. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu đánh giá sâu về kết quả, đóng góp của chương trình. Vì vậy, dư luận xã hội đang đặt ra một số câu hỏi: Kết quả công tác đào tạo và sử dụng những cán bộ KHKT được đào tạo bằng NSNN ở nước ngoài trong những năm qua như thế nào? Chính sách gửi cán bộ đào tạo, đối tượng tuyển sinh, số lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ sở đào tạo và nước cử đi đào tạo, v.v đã phù hợp chưa? Việc tuyển sinh và đào tạo 2 đã có định hướng, thực sự đặt việc đào tạo ở nước ngoài trong phát triển nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển của Việt Nam? Đội ngũ cán bộ KHKT sau khi được đào tạo ở nước ngoài như thế nào? Về nước được sử dụng ra sao? Đóng góp của họ như thế nào?, v.v và v.v… Bên cạnh đó, các nghiên cứu lý thuyết về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN hiện nay chưa có. Cho đến nay thì mới có lý thuyết về định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung và định hướng phát triển giáo dục. Hầu như chưa có nghiên cứu chuyên sâu, bình luận, đánh giá thực hiện định hướng gửi người đi học nước ngoài cho Việt Nam đặc biệt là đối với các chương trình học bổng NSNN, chưa rà soát lại sự đúng đắn hay chưa đúng đắn về định hướng đi học nước ngoài bằng NSNN, chưa xác định các quan điểm, nội dung định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT nước ngoài gồm gì, căn cứ để định hướng, nội dung định hướng là gì, chưa có nghiên cứu nguyên nhân, các nhân tố và mức độ tác động đến việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN,…. Rõ ràng các nghiên cứu về định hướng đào tạo cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài vẫn đang ở những bước đi đầu tiên và cần có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu để xác định được khung lý thuyết về định hướng đào tạo cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030” làm đề tài luận án tiến sỹ khoa học kinh tế là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đóng vai trò quan trọng cho nâng cao hiệu quả và hoàn thành mục tiêu của các chương trình, đề án đào tạo người Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn NSNN. 2. Mục tiêu nghiên cứu a) Mục tiêu chung: Nghiên cứu góp phần định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN đến năm 2030. b) Mục tiêu cụ thể: Hình thành cơ sở lý luận cho định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Nghiên cứu thực tiễn và xu hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT của các nước trên thế giới. Đánh giá việc thực hiện định hướng, thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên 3 nhân hạn chế việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Làm rõ các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT được đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Đề xuất quan điểm, xây dựng định hướng cho việc đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN đến năm 2030. Đề xuất giải pháp thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT được đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Định hướng gửi người đi đào tạo nước ngoài bằng NSNN bao gồm những nội dung gì và tiêu chí để đánh giá thực hiện định hướng đấy? Đánh giá việc sử dụng cán bộ KHKT đi học nước ngoài về dựa trên những tiêu chí nào? Những nhân tố nào tác động đến việc thực hiện định hướng đào tạo cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN? Những nhân tố nào tác động đến việc sử dụng hiệu quả cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN sau khi tốt nghiệp? Làm thế nào để có định hướng đào tạo tốt, cần phải có những thay đổi gì trong tương lai để giúp có định hướng đào tạo tốt và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực được đào tạo này? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Việc định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN. Việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng người tốt nghiệp về nước trong khuôn khổ các chương trình, đề án gửi người đi học nước ngoài bằng NSNN do Bộ GDĐT quản lý. Điều đó có nghĩa là không đề cập trong nghiên cứu việc gửi người đi học nước ngoài bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, không nghiên cứu việc gửi người đi học nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách địa phương. Xem xét các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đã tốt nghiệp về nước. b) Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu được xác định trong phạm vi cả nước đối với các đề án. Phần đánh giá thực trạng, luận án tập trung vào nghiên cứu trường hợp Đề án 322356. Xây dựng định hướng áp dụng đến năm 2030 vì lý do phần lớn các Đề án đào tạo bằng 4 NSNN hiện nay sẽ được triển khai thực hiện đến 2020, các đề án đào tạo tiếp theo sẽ cần đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước tới năm 2030. Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu là từ năm 2000 là thời điểm bắt đầu triển khai Đề án 322356 đến năm 2014 là năm kết thúc đề án. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào nhưng vấn đề liên quan đến định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN theo Đề án 322356. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tại bàn để phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến nguồn vốn con người, phát triển nguồn vốn con người và vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển của một quốc gia, định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm khảo sát, điều tra cán bộ KHKT đi học theo Đề án 322356; các cơ quan, đơn vị cử người đi học và sử dụng họ khi về nước. Phương pháp này sẽ đặt cơ sở và hướng đi hợp lý cho các phân tích định lượng. Phân tích sâu các số liệu thu thập được. Phương pháp chuyên gia hỗ trợ tác giả tập trung chính xác vào các yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo bằng NSNN tại nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định những nhân tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến mức độ hài lòng của người đi học đối với chương trình, quyết định đi học, quyết định về nước công tác... làm cơ sở đánh giá thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Trong phần này, tác giả sử dụng mô hình logit cho biến phụ thuộc định tính các phân tích và kiểm định thống kê. Phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ được trình bày rõ và cụ thể ở mục 2.1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu sử dụng bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp thu thập qua các tài liệu, báo cáo, cơ sở dữ liệu của các cơ quan có liên quan (Bộ GDĐT, Cục Đào tạo với nước ngoài). Dữ liệu sơ cấp thu thập từ phát phiếu điều tra khảo sát thu thập ý kiến của những lưu học sinh (LHS) đã tốt nghiệp về nước và đánh giá từ các cơ quan có người đi học theo chương trình học bổng 322356 về tình hình sử dụng và làm việc của người học tại cơ quan, đơn vị sử dụng người học. 5 Cuộc khảo sát cá nhân bằng phiếu khảo sát được thực hiện và quản lý trực tuyến thông qua phần mềm khảo sát Drive của Google và được gửinhận phản hồi trực tiếp đến từng cá nhân qua địa chỉ thư điện tử. Phiếu khảo sát cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ đi học được gửi qua đường công văn. Cuộc khảo sát được bắt đầu ngày 29102013 và được mở nhận phản hồi trong thời gian 10 tuần. Kết quả điều tra của đối tượng cán bộ KHKT được gửi đi học nước ngoài bằng NSNN trong khuôn khổ Đề án 322356 thu được với 177 LHS tham gia trả lời với các bậc học khác nhau tại nước ngoài. Số mẫu điều tra khảo sát đối với đối tượng cán bộ KHKT được gửi đi học nước ngoài bằng NSNN trong khuôn khổ Đề án 322356 là 500 và được chọn ngẫu nhiên trong số hơn 3.000 người của các bậc học khác nhau từ năm 2000 và năm 2013 đã tốt nghiệp và về nước. Những người này hiện đang làm việc tại nhiều cơ quan và sinh sống tại nhiều tỉnh thành phố. Số mẫu điều tra khảo sát đối với đối tượng cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ đi học và sử dụng người được gửi đi đào tạo sau khi trở về nước là 50, bao gồm 10 viện nghiên cứu, 10 bộcơ quan ngang bộ và 30 cơ sở GDĐH. 6. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng cơ sở lý luận, khung nghiên cứu về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Đưa ra các khái niệm, quan niệm về định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Đánh giá toàn diện việc thực hiện đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài trong thời gian qua. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT được đào tạo bằng NSNN ở nước ngoài. Chỉ ra được những bất cập, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN của Nhà nước theo đuổi. Khuyến cáo định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN trong tương lai (ví dụ: định hướng quy mô, ngành nghề đào tạo ưu tiên, kinh phí đào tạo, số lượng đào tạo, phân bổ kinh phí đào tạo, nước và cơ sở cử đi đào tạo, ). Đề xuất các giải pháp để thực hiện các định hướng gửi cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN, tránh lãng phí, tiết kiệm NSNN, phát huy năng lực đội ngũ được đào tạo. 6 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật gửi đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật gửi đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước Chương 3: Thực trạng thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước trong những năm qua (nghiên cứu Đề án 322356) Chương 4: Định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật gửi đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Các nghiên cứu về cán bộ khoa học kỹ thuật và vai trò của cán bộ khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của quốc gia Một cách chung nhất, đội ngũ cán bộ KHKT, nguồn nhân lực KHKT, nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lao động chất lượng cao, nguồn lao động trình độ cao, lực lượng lao động KHKT, đội ngũ khoa học công nghệ (KHCN) hay đội ngũ lao động chất xám là những thuật ngữ có thể hiểu được dùng để chỉ những người đạt được một trình độ đào tạo cao trong hệ thống giáo dục quốc dân và có kỹ năng nghề nghiệp nhất định về một lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được phân công thực hiện. Theo định nghĩa trên, nguồn nhân lực KHKT hay đội ngũ cán bộ KHKT có những đặc trưng cơ bản sau đây: Thứ nhất, được đào tạo trình độ cao (OECD, 1975)112. Trình độ đào tạo cao chứa đựng hàm ý đề cập đến sự đạt được một mức độ nhất định của giáo dục hoặc bằng cấp đào tạo chính thức và do đó, có thể phân biệt được với các trình độ đào tạo thấp hơn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “trình độ đào tạo cao” hiện nay bao gồm: trình độ đào tạo CĐ, trình độ đào tạo ĐH, trình độ đào tạo Th.S và nghiên cứu sinh TS (Luật Giáo dục Đại học, 2012)121. Theo phân loại tiêu chuẩn giáo dục quốc tế (ISCED) do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) định nghĩa, trình độ đào tạo cao bao gồm: i) Trình độ đào tạo bậc 5: Trình độ đào tạo ĐH ở giai đoạn đầu tiên dẫn đến một loại văn bằng không phải làhoặc không tương đương văn bằng của trình độ đào tạo ĐH ở giai đoạn đầu tiên. ii) Trình độ đào tạo bậc 6: Trình độ đào tạo ĐH ở giai đoạn đầu tiên dẫn tới một loại văn bằng của trình độ đào tạo ĐH ở giai đoạn đầu tiên hoặc tương đương, và iii) Trình độ đào tạo bậc 7 và bậc 8: Trình độ đào tạo ĐH ở giai đoạn thứ hai dẫn đến một loại văn bằng ĐH hoặc tương đương (UNESCO, 2011, tr.5159)166. Thứ hai, có kỹ năng nghề nghiệp nhất định về một lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được phân công thực hiện. Theo phân loại tiêu chuẩn chuyên môn nghề nghiệp quốc tế (ISCO), kỹ năng được xác định theo 2 tiêu chí: i) trình độ kỹ năng, và ii) kỹ năng chuyên môn (UNESCO, 2011)166. Trình độ kỹ năng có liên quan đến trình độ đào tạo. Kỹ năng chuyên môn được xác định dựa trên các lĩnh vực kiến thức chuyên 8 môn, các công cụ, máy móc sử dụng, tài liệu làm việc cũng như các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Đối với mọi quốc gia, ở bất kỳ thời điểm lịch sử nào, nguồn nhân lực KHKT luôn là chủ thể quan trọng bậc nhất và được quan tâm hàng đầu, vì đó là nhân tố quyết định sức mạnh của đất nước; đặc biệt, trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa và sự hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức. Schultz (1961)129, Denison (1967)54 và World Bank (1991)182 cho rằng “sự tăng trưởng kinh tế chỉ thể hiện một phần ở nguồn lao động và vốn vật chất. Một bộ phận cấu thành quan trọng của tăng trưởng này là từ những cải tiến chất lượng lực lượng lao động, cùng với tiến bộ KHKT và hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản : i) áp dụng công nghệ mới; ii) phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại; và iii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Minh Thảo, 2012)103. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là đội ngũ nhân lực được đào tạo, đặc biệt là nhân lực có trình độ và kỹ năng nghề cao. Trong bối cảnh các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực khác là hữu hạn và ngày càng có nguy cơ cạn kiệt, nguồn nhân lực có chất lượng chính là vũ khí mạnh mẽ nhất để giành thắng lợi trong cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Theo Temple (2001)141, vốn con người có tác động trực tiếp đến năng suất lao động và có mối tương quan dương giữa sự thay đổi vốn con người và tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng vốn con người dẫn tới mức năng suất cao, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Vốn con người đóng góp vào tăng trưởng kinh tế theo hai phương thức. Trước hết, vốn con người tồn tại trong mỗi cá thể sẽ làm tăng năng suất cá nhân, dẫn đến tăng năng suất chung và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, vốn con người bao hàm trong mỗi cá thể cũng ảnh hưởng tới năng suất của các nhân tố sản xuất khác. Hai phương thức tác động này gọi là các hiệu ứng nội sinh và ngoại sinh của vốn con người. Do đó các nhà chính trị và hoạch định chính sách đều cố gắng hành động nhằm tạo ra vốn con người cho quốc gia (Lucas, 1988)92. Hanushek và Kimko (2000)65 đưa ra một kết luận là chất lượng của nguồn lao động có mối quan hệ nhân quả, bền vững và lâu dài với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Krueger và Lindahl (trích dẫn trong Trần Lê Hữu Nghĩa, 2008, tr.46)161 cho thấy nếu trình độ học vấn cao hơn thì thu nhập trung bình một năm tăng từ 5 15%. Ví dụ nghiên cứu ở New Zealand và Đan Mạch chỉ ra rằng những người có bằng cấp đại học thu nhập 15% cao hơn so với những người chỉ tốt nghiệp phổ thông trong suốt quãng đòi làm việc của họ (trích dẫn trong Trần Lê Hữu Nghĩa, 2008, tr.46)161. 9 Okoh (1980)115 cho rằng một nguồn nhân lực đông đảo có trình độ cao đã trở thành điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế xã hội (KTXH) ở các quốc gia công nghiệp phát triển. Vấn đề cơ bản của hầu hết các nước đang phát triển không phải là nghèo tài nguyên thiên nhiên và là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng trưởng và phát triển kinh tế ở những quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào hai yếu tố: vốn và lực lượng lao động được đào tạo. Do đó, nhiệm vụ trước tiên của các nước đang phát triển phải là xây dựng và tích lũy vốn con người. Hầu hết các nước đang phát triển không đủ lượng vốn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, nhưng họ có sẵn nguồn nhân lực và có thể bắt đầu đào tạo nguồn nhân lực này (Okoh, 1980)115. Theo quan điểm của Waines (1963)175 thì các nước đang phát triển dù có nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động có chất lượng nên sự phát triển chậm. Các nước đang phát triển không phải là nghèo về tài nguyên thiên nhiên mà là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Các nước đang phát triển cho rằng tốc độ tăng trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào mức vốn vật chất mà họ có thể tích lũy hoặc thu hút được. Kết quả là họ ra sức tìm kiếm nguồn tài chính từ bên ngoài để bổ sung vào nguồn đầu tư giới hạn trong nước có được từ thặng dư ngân sách trong giai đoạn đầu của phát triển. Nhưng khả năng sử dụng vốn một cách hiệu quả lại phụ thuộc vào trình độ của nguồn nhân lực. Kết quả nghiên cứu của Permani (2009118) về vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế khảo sát ở khu vực Đông Á cho thấy giáo dục là điều kiện cần thiết giúp các nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các nước phát triển nhưng không phải là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế. Tác động của giáo dục là trong dài hạn chứ không phải là nhất thời hay trong hiện tại đối với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Theo Liu và Armer (1993)91 thì nếu chênh lệch thu nhập phản ánh chênh lệch năng suất lao động cá nhân, thì một cộng đồng càng đông người có trình độ giáo dục cao sẽ có năng suất kinh tế tổng hợp càng lớn, kết quả là nền kinh tế quốc gia tăng trưởng. P.A.Samuelson nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng, có bốn nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế là: (1) nhân lực, (2) tài nguyên thiên nhiên, (3) cấu thành tư bản và (4) kỹ thuật công nghệ. Ở các nước đang phát triển, cả bốn nhân tố này đều khan hiếm, dẫn đến các nước vướng vào “vòng luẩn quẩn” nguồn gốc của sự đói nghèo. Để phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn” cần phải có một “cú huých” từ bên ngoài và từ đó có thể cất cánh. Các nước đang phát triển đầu tư gửi cán bộ KHKT ra nước ngoài đào tạo, tiếp nhận chuyển giao công nghệ có thể được xem như một trong những cú huých từ bên ngoài. 10 1.2. Các nghiên cứu về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước Phát triển nguồn nhân lực KHKT có liên quan đến hoạt động đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT và phải dựa trên một nền tảng GDĐT cơ bản, đặc biệt GDĐT trình độ cao. Nói khác đi, GDĐT có vai trò quyết định đối với việc hình thành và phát triển năng lực thực hiện của con người nói chung, của đội ngũ cán bộ KHKT nói riêng. Adam Smith (trích dẫn trong Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, 2008)161 viết: giáo dục là một cách thức tốt nhằm chống lại sự khốn cùng do phân công lao động liên tục gây ra. Alfred Marshall (trích dẫn trong Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, 2008)161 cho rằng giáo dục khiến con người trở nên thông minh hơn, đáng tin cậy hơn trong những công việc thông thường và quan niệm giáo dục là một loại đầu tư quốc gia và ủng hộ giáo dục nhằm cải tiến kỹ thuật. Karl Marx (trích dẫn trong Cai, 1996)33 cũng cho rằng giáo dục có vai trò thúc đẩy hòa bình và hài hòa xã hội, cải thiện bản thân và trong quá trình tạo ra của cải. Dưới góc độ kinh tế học, J. M. Keynes (18831948), Schultz, T. W. (1961) 130 và một số nhà kinh tế học khác như Gary Becker (nhà kinh tế học người Mỹ được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1992)8, Denison (1962)54, Kiker, B.F. (1972)81, Psacharopoulos và Woodhall (1985)115, Hallak J. (1990)65, Kaufman, B.E. và Hotchkis, J.L. (2000)80..., đều có quan điểm thống nhất rằng đầu tư cho GDĐT được xem là quá trình đầu tư cơ bản và đầu tư GDĐT là đầu tư vào con người để tạo ra nguồn vốn con người. Cai (1996)33 khẳng định, vốn con người được tích lũy theo nhiều cách, nhưng GDĐT là nguồn tích lũy cơ bản nhất. T. W. Schultz (1961)130 viết: đầu tư vào vốn con người có lẽ là lời giải thích cơ bản cho sự chênh lệch giữa tăng trưởng đầu ra và tăng trưởng các đầu vào vốn vật chất và lao động. Đầu tư vào vốn con người mang lại những lợi ích to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Ở cấp độ cá nhân, có trình độ giáo dục cao đồng nghĩa với cơ hội kinh tế nhiều hơn và quyền tự chủ lớn hơn. Ở cấp độ quốc gia và vùng lãnh thổ, dân số có trình độ giáo dục cao được coi là yếu tố cơ bản dẫn đến tiến bộ kỹ thuật và phát triển KTXH (Lutz và Goujon, 2001)92. Còn theo Temple (2001)140, đầu tư vào giáo dục có nhiều ảnh hưởng sâu rộng. Đối với từng cá nhân, có thể nói, giáo dục mang lại lợi ích tiêu dùng trước mắt lẫn tác động dài hạn đối với độ thỏa dụng của cả cuộc đời. Những chính sách nhằm gia tăng vốn con người cũng có ý nghĩa với cả xã hội bởi cung cấp giáo dục sẽ tác động đến sức khỏe cộng đồng, môi trường, việc nuôi dạy con cái, Tất cả những lợi ích sâu rộng này cuối cùng đều đưa đến phát triển kinh tế, qua đó cho thấy cái nhìn rộng lớn của vai trò của GDĐT. Trình độ giáo dục cao có thể giúp người ta tiếp cận, thu thập 11 và xử lý thông tin tốt hơn, nhằm đưa ra những quyết định có hiệu quả hơn (Michael, 197296; Becker và cộng sự, 19779). Becker (1993)8 khẳng định rằng “không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn lực con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục”. Theo ông, việc đến trường học một khóa máy tính hay việc chi tiêu cho việc chăm sóc y tế cũng là thể hiện của hoạt động đầu tư vì việc cải thiện tình trạng sức khỏe sẽ dẫn đến việc nâng cao thu nhập là yếu tố theo đuổi suốt cuộc đời của mỗi con người. Như thế, nó hoàn toàn đúng với quan niệm và định nghĩa truyền thống của hoạt động đầu tư. Vì vậy, chi tiêu cho GDĐT hay cho hoạt động chăm sóc y tế đều có thể nói đó là chi đầu tư cơ bản. Các báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ cho chiều hướng này. Piazza (2002)118 chỉ ra rằng đầu tư vào giáo dục không chỉ bao gồm đầu tư của nhà nước và các tổ chức KTXH mà còn được thực hiện bởi các cá nhân và cha mẹ của họ. Đầu tư cho vốn con người chiếm một phần trong phân bổ chi tiêu của hộ gia đình, doanh nghiệp và nhà nước, đồng thời cũng đòi hỏi sự đánh đổi giữa nghỉ ngơi và làm việc. Người ta coi chi phí thực tế (bao gồm tiền bạc cộng thời gian) của khoản đầu tư này là đầu tư tiêu dùng cho tương lai. Các cá nhân đầu tư cho học tập là nhằm tích luỹ những kỹ năng và kiến thức, những cái có thể mang lại lợi ích lâu dài sau đó. Sự đầu tư này cũng mang lại lợi ích kinh tế quốc dân và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế (Fitzimons, 1999)58. Hamblin (1974)63 cho rằng có điểm tương đồng giữa đào tạo và phát triển đó là chúng đều có các phương pháp tương tự, được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao các kiến thức, kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, đào tạo chủ yếu là hướng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân, giúp các cá nhân có ngay những kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại. Còn phát triển lại chú trọng đến các công việc tương lai trong tổ chức, doanh nghiệp. Khi một người thăng tiến lên những chức vụ mới, họ cần có những kiến thức, kỹ năng mới theo yêu cầu mới của công việc. Mục tiêu của đào tạo và phát triển: Mục đích chính là sử dụng tối đa và phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu cuối cùng là hiệu quả cao nhất về tổ chức. Mục tiêu của phát triển tổ chức là nâng cao thành tích của tổ chức, tăng sự thích nghi của tổ chức với mọi hoàn cảnh, hoàn thiện những hình thức đối xử trong nội bộ (Võ Xuân Tiến, 2010)170. Bắt đầu từ năm 1960, quan điểm cử người đi đào tạo ở nước ngoài nhận được sự quan tâm chú ý của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó là việc thừa nhận tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là của nguồn nhân lực có tay nghề cao. Các nước như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan đã coi trọng chính sách đưa người đi học tập tại Hoa Kỳ, Anh và Châu Âu nhằm phát triển 12 nguồn nhân lực KHKT trình độ cao và những người được đào tạo trở về được trọng dụng bằng chế độ lương thưởng hấp dẫn tham gia thực hiện CNH, HĐH đất nước. Theo lý thuyết về hiện đại hóa và lý thuyết về sự phụ thuộc, các nước thuộc địa sau khi giành được độc lập, trên con đường phát triển sẽ tiếp tục đi theo mô hình xã hội công nghiệp của các nước phương Tây. Tuy nhiên, nền kinh tế của các nước này vẫn còn kéo dài tình trạng thua kém so với các nước công nghiệp phát triển. Vấn đề cơ bản của hầu hết các nước đang phát triển không phải là nghèo tài nguyên thiên nhiên mà là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong bối cảnh đó, ảnh hưởng của nhân tố quốc tế đối với GDĐH của các nước là hết sức quan trọng trên cả các mặt: sáng tạo tri thức, bảo tồn tri thức và truyền bá tri thức. Nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT, xu thế gửi sinh viên ra nước ngoài đào tạo tiếp tục tăng lên để làm tròn vai trò của giáo dục và khoa học trong phát triển quốc gia, đặc biệt nếu muốn tham gia vào quá trình phân công lao động toàn cầu. Theo Bennett (1993)14, các du học sinh ra nước ngoài học tập và nghiên cứu không chỉ tiếp thu được những tinh hoa KHKT của các nước tiên tiến, mà còn tiếp thu được sự đa dạng về văn hóa, phát triển năng lực, cơ hội việc làm và khả năng thích ứng của mỗi cá nhân trong môi trường hội nhập quốc tế. Họ sau khi hoàn thành khóa học ở nước ngoài trở về nước thường có tinh thần cởi mở, sự phiêu lưu, tự tin cùng với sự quan tâm cao trong việc học một ngôn ngữ nước ngoài và thường thích lựa chọn một sự nghiệp quốc tế. Họ khoan dung, hòa nhập và đồng cảm với các thành viên của các nền văn hóa khác. Họ có ảnh hưởng nhất định đến duy trì năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy KHCN phát triển theo các chuẩn mực quốc tế. Theo một nghiên cứu của Jinyoung Kim (1998)79, đối với các nước đang phát triển, nhập khẩu kiến thức tiên tiến từ các nước phát triển sẽ là một cách để tích lũy vốn con người. Việc cử người đi đào tạo ở nước ngoài sẽ đóng góp tiếp nhận kiến thức tiên tiến và do đó giúp tăng trưởng kinh tế. Kiến thức tiên tiến có thể được nhập khẩu không chỉ thông qua trao đổi thương mại hàng hoá mà còn thông qua trao đổi thương mại nguồn vốn con người. Một cách trực tiếp để thực hiện trao đổi thương mại nguồn vốn con người đó là gửi sinh viên ra nước ngoài cho giáo dục đào tạo bậc cao hơn. Các nước đang phát triển có thể hưởng lợi từ những kiến thức tiên tiến do các sinh viên đi học đem về. Những kiến thức tiên tiến này có thể góp phần tạo ra kiến thức mới nhanh hơn tại những nước đang phát triển và giúp người khác có được kỹ năng tiên tiến mà không cần thêm các chi phí trực tiếp. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đối với một nước đang phát triển mà có trình độ vốn con người quá thấp, khoảng cách vốn con người tụt hậu quá xa so với nước phát triển thì có thể không hưởng lợi từ việc nhập khẩu kiến thức thông qua cử người đi đào tạo ở nước ngoài vì việc cử đi đào tạo 13 nước ngoài sẽ rất tốn kém. Đồng tình với quan điểm này, Jovanovic và Rob (1989)78, Rustichini và Schmitz (1991)126 và Tamura (1991)137 trong mô hình nghiên cứu của mình chỉ ra rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa khoảng trống kiến thức và lợi ích đem lại đối với người thụ hưởng quá trình đào tạo. Khoảng trống kiến thức càng lớn thì lợi ích đem lại cho người được đào tạo nhận càng nhiều. Tuy nhiên, nếu khoảng trống kiến thức quá lớn hay có sự khác biệt quá lớn về nguồn vốn nhân lực của người được đào tạo thì việc đào tạo có thể sẽ không đem lại nhiều lợi ích cho người thụ hưởng quá trình đào tạo. Mặt khác, cũng có một số quan điểm khác về ảnh hưởng của việc đào tạo ở nước ngoài với các nước đang phát triển. Những quan điểm này cho rằng sinh viên đến từ các nước đang phát triển được cử đi đào tạo ở nước ngoài chỉ đơn thuần tiếp cận các giá trị và suy nghĩ của phương Tây, những giá trị này không có liên quan đến thực tế phát triển của đất nước họ và cho rằng các sinh viên khi trở về có thể đưa đất nước của họ phụ thuộc vào phương Tây về khía cạnh kinh tế và chính trị (lý thuyết về sự phụ thuộc). Cũng có sự lo ngại rằng nền giáo dục nước ngoài đem lại một uy tín nhất định cho sinh viên học về, không quan tâm chất lượng của nền giáo dục nước ngoài như thế nào, uy tín này giúp các sinh viên học nước ngoài về có thể tiếp cận tốt hơn với các đặc quyền về chính trị và xã hội tại đất nước họ (lý thuyết thể chế). Cũng theo những quan điểm này, thì việc học tập ở nước ngoài đóng một vai trò không liên quan, hoặc thậm chí có tác động tiêu cực đến việc tiếp nhận kiến thức tiên tiến để thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển (Jinyoung Kim, 1998)79. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở một số trường ĐH của Trung Quốc về những lợi ích đóng góp của việc trở về của những học giả được đào tạo với nước ngoài, Li Xuaoxuan (2004)88 chỉ ra rằng việc đào tạo ở nước ngoài đóng góp rất quan trọng đến sự phát triển học thuật, KHKT của Trung Quốc. Có thể thấy rõ qua các hoạt động học thuật, nghiên cứu gi

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Định hướng đào tạo sử dụng đội ngũ cán khoa học kỹ thuật đào tạo nước ngân sách nhà nước đến năm 2030 3 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62310105 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tuấn Anh Mã NCS: NCS32.22PT Người hướng dẫn: PGS.TS Phan Thị Nhiệm PGS.TS Nguyễn Thị Minh Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Những đóng góp mặt học thuật, lý luận Luận án thảo luận quan điểm định hướng đào tạo sử dụng cán khoa học kỹ thuật (KHKT) đào tạo nước ngân sách nhà nước (NSNN).Về định hướng đào tạo, luận án nhấn mạnh đến cấu đào tạo nhằm hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội; định hướng sử dụng, quan điểm luận án hướng tới tính hiệu cao đội ngũ cán sau nước Đây nội dung có ý nghĩa liên quan trực tiếp đến thúc đẩy xây dựng phát triển bền vững tiềm lực khoa học công nghệ đất nước nói chung, đội ngũ cán KHKT nói riêng bối cảnh toàn cầu hóa cạnh tranh, hội nhập quốc tế Luận án xác định hệ thống nhân tố ảnh hưởng đến định hướng đào tạo sử dụng cán KHKT đào tạo nước NSNN theo quan điểm đào tạo gắn với nhu cầu xã hội Theo đó: đào tạo, nhấn mạnh yếu tố nhu cầu xã hội phận vốn nhân lực chất lượng cao; sử dụng, nhấn mạnh đến sách sử dụng, đãi ngộ trọng dụng người học trở (những vấn đề nghiên cứu trước chưa đề cập tới) Luận án phân tích, đánh giá chiều hướng, kích cỡ, mức độ mối tương quan nhân tố tác động để đưa chứng khách quan tin cậy liên quan đến định hướng quy mô, cấu đối tượng, ngành nghề, trình độ, nước gửi đào tạo việc sử dụng cán KHKT đào tạo nước NSNN năm vừa qua Những đề xuất rút từ kết nghiên cứu Dựa nội dung kinh tế học nguồn vốn người kết nghiên cứu tình (thông qua phân tích Đề án đào tạo cán KHKT nước NSNN - gọi tắt Đề án 322/356), chứng minh cần thiết khách quan lợi ích đạt việc gửi cán KHKT đào tạo nước NSNN nước ta thời gian vừa qua năm tới Luận án xác định 03 nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến hài lòng người học với chương trình học bổng (thuận lợi sống nước ngoài; thuận lợi xin học bổng thuận lợi trình học tập); 03 nhân tố ảnh hưởng đến định học tiếp người học (tài chính, phù hợp ngành học với công việc hỗ trợ chương trình); 02 nhân tố ảnh hưởng đến định quay nước sau tốt nghiệp (công việc phù hợp với chuyên môn hội học tập, nghiên cứu cao hơn) Trên sở phân tích kết đạt năm vừa qua; xu hướng phát triển KHKT, ngành nghề nước quốc tế, dự báo nhu cầu cán KHKT năm tới, luận án xác định 05 quan điểm làm sở cho định hướng đào tạo sử dụng cán KHKT nước NSNN thời gian tới, nhấn mạnh việc gắn chặt với Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhu cầu sử dụng cán tốt nghiệp Tính toán dựa Chiến lược kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nhân lực ngành/lĩnh vực kinh nghiệm quốc tế, luận án xác định nhu cầu số lượng, đối tượng, ngành nghề, trình độ cán KHKT cần đào tạo nước NSNN đến năm 2030, từ đề xuất định hướng đào tạo sử dụng cán KHKT đào tạo nước NSNN đến năm 2030 dựa quan điểm khắc phục hạn chế, bất hợp lý đối tượng, quy mô, cấu ngành nghề, trình độ, nước gửi đào tạo, sử dụng người tốt nghiệp định hướng giai đoạn trước đáp ứng nhu cầu xã hội giai đoạn tới Để thực định hướng đào tạo sử dụng cán KHKT nước NSNN cho giai đoạn đến 2030, luận án nhấn mạnh đến giải pháp tăng cường công tác định hướng ngành nghề, quốc gia gửi đào tạo chuẩn bị tiền đề cho việc học nước ngoài; nâng cao mức độ hài lòng người học; hoàn thiện sách liên quan đến thu hút, sử dụng, đãi ngộ trọng dụng cán tốt nghiệp Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nguyễn Tuấn Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học riêng Các số liệu, kết nêu đề tài trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lắp hay chép công trình khoa học công bố Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Tuân Anh i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC B1ẢNG vi DANH MỤC HÌNH viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ix PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Các nghiên cứu cán khoa học kỹ thuật vai trò cán khoa học kỹ thuật phát triển quốc gia 1.2 Các nghiên cứu đào tạo cán khoa học kỹ thuật nước ngân sách nhà nước 11 1.3 Các nghiên cứu sử dụng cán khoa học kỹ thuật đào tạo nước ngân sách nhà nước trở sau tốt nghiệp 15 1.4 Đánh giá tổng quan nghiên cứu 19 1.4.1 Những nội dung nghiên cứu thống làm sở lý luận thực tiễn cho luận án 19 1.4.2 Các vấn đề chưa nghiên cứu tranh luận 20 Kết luận chương 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 22 2.1 Cơ sở lý luận 22 2.1.1 Bối cảnh gửi cán khoa học kỹ thuật đào tạo nước ngân sách nhà nước 22 2.1.2 Vai trò ý nghĩa việc gửi cán khoa học kỹ thuật nước đào tạo ngân sách nhà nước 28 2.1.3 Xu hướng tất yếu việc gửi người học nước nước phát triển 31 2.1.4 Định hướng đào tạo sử dụng cán khoa học kỹ thuật nước ngân sách nhà nước 34 2.1.5 Đánh giá thực định hướng đào tạo sử dụng cán khoa học kỹ thuật đào tạo nước ngân sách nhà nước 52 ii 2.2 Kinh nghiệm quốc tế đào tạo sử dụng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật nước học cho Việt Nam 60 2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế định hướng đào tạo cán khoa học kỹ thuật nước ngân sách nhà nước 60 2.2.2 Kinh nghiệm quốc tế định hướng sử dụng cán khoa học kỹ thuật nước ngân sách nhà nước 64 2.2.3 Những học kinh nghiệm cho Việt Nam 69 Kết luận chương 73 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM QUA (NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN 322/365) 74 3.1 Tổng quan đề án, chương trình đào tạo nước ngân sách nhà nước triển khai Bộ Giáo dục Đào tạo quản lý 74 3.1.1 Các đề án, chương trình đào tạo nước nguồn vốn ngân sách nhà nước Bộ Giáo dục Đào tạo quản lý 74 3.1.2 Tổng quan tình hình sử dụng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật đào tạo nước ngân sách nhà nước Bộ Giáo dục Đào tạo quản lý 78 3.2 Phân tích thực trạng thực định hướng đào tạo sử dụng Đề án 322/356 80 3.2.1 Định hướng đào tạo sử dụng đề án, chương trình 80 3.2.2 Phân tích thực trạng thực định hướng đào tạo cán khoa học kỹ thuật đào tạo nước ngân sách nhà nước theo Đề án 322/356 82 3.2.3 Phân tích thực trạng sử dụng cán khoa học kỹ thuật đào tạo nước ngân sách nhà nước theo đề án 322/356 101 3.2.4 Đánh giá yếu tố tác động đến định hướng đào tạo sử dụng cán khoa học kỹ thuật đào tạo nước ngân sách nhà nước mô hình định lượng 105 3.2.5 Đánh giá việc thực định hướng đào tạo sử dụng cán khoa học kỹ thuật nước ngân sách nhà nước 114 Kết luận chương 125 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2030 126 4.1 Căn định hướng đào tạo cán khoa học kỹ thuật nước đào tạo ngân sách nhà nước 126 4.1.1 Xu hướng phát triển khoa học công nghệ ngành nghề giới Việt Nam năm tới 126 iii 4.1.2 Nhu cầu cán khoa học kỹ thuật trình độ cao đáp ứng công nghiệp hóa đại hóa hội nhập quốc tế năm tới 130 4.1.3 Định hướng Nhà nước đào tạo sử dụng cán khoa học kỹ thuật 143 4.2 Đề xuất định hướng đào tạo cán khoa học kỹ thuật nước ngân sách nhà nước đến năm 2030 145 4.2.1 Đề xuất quan điểm định hướng đào tạo sử dụng cán khoa học kỹ thuật nước ngân sách nhà nước 145 4.2.2 Đề xuất định hướng mục tiêu đào tạo sử dụng cán khoa học kỹ thuật nước ngân sách nhà nước 146 4.2.3 Nội dung định hướng đào tạo sử dụng cán khoa học kỹ thuật nước ngân sách nhà nước đến năm 2030 149 4.3 Giải pháp thực định hướng đào tạo sử dụng cán khoa học kỹ thuật đào tạo nước ngân sách nhà nước 153 4.3.1 Nhóm giải pháp liên quan đến thực định hướng đào tạo cán khoa học kỹ thuật đào tạo nước ngân sách nhà nước 153 4.3.2 Nhóm giải pháp liên quan đến sử dụng có hiệu cán khoa học kỹ thuật đào tạo nước ngân sách nhà nước 158 Kết luận chương 162 KẾT LUẬN 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv Hoàn toàn hài lòng 53 29.9 Total 170 96.0 Missing System 4.0 Total 177 100.0 49 b)Khả áp dụng kiến thức học - Nâng cao kỹ quản lý Frequency Percent 31.2 100.0 100.0 Valid Percent Cumulative Percent 1.2 2.4 4.2 25.0 44.6 83.3 100.0 Valid Hoàn toàn không hài lòng 1.1 1.2 Không hài lòng 1.1 1.2 Không hài lòng chút 1.7 1.8 Không có ý kiến 35 19.8 20.8 Hài lòng chút 33 18.6 19.6 Hài lòng 65 36.7 38.7 Hoàn toàn hài lòng 28 15.8 16.7 Total 168 94.9 100.0 Missing System 5.1 Total 177 100.0 49 c) Khả áp dụng kiến thức học - Nâng cao khả tiếp nhận thông tin Frequency Percent Valid Percent Valid Không có ý kiến 3.4 3.6 Hài lòng chút 17 9.6 10.1 Hài lòng 86 48.6 51.2 Hoàn toàn hài lòng 59 33.3 35.1 Total 168 94.9 100.0 Missing System 5.1 Total 177 100.0 49 d) Khả áp dụng kiến thức học - Nâng cao khả giải công việc khó Frequency Percent Valid Percent Valid Không hài lòng Không có ý kiến 1.7 Hài lòng chút 16 9.0 Hài lòng 86 48.6 Hoàn toàn hài lòng 63 35.6 Total 169 95.5 Missing System 4.5 Total 177 100.0 49 đ) Khả áp dụng kiến thức học -Nâng cao khả giao tiếp Frequency Percent Valid Không hài lòng Không có ý kiến Hài lòng chút Hài lòng 21 82 4.0 11.9 46.3 1.8 9.5 50.9 37.3 100.0 Valid Percent 4.2 12.5 48.8 Cumulative Percent 3.6 13.7 64.9 100.0 Cumulative Percent 2.4 11.8 62.7 100.0 Cumulative Percent 4.8 17.3 66.1 Hoàn toàn hài lòng 57 32.2 33.9 Total 168 94.9 100.0 Missing System 5.1 Total 177 100.0 49 e) Khả áp dụng kiến thức học - Nâng cao khả phối hợp công việc Frequency Percent Valid Percent Valid Không hài lòng 6 Không có ý kiến 2.8 3.0 Hài lòng chút 19 10.7 11.2 Hài lòng 84 47.5 49.7 Hoàn toàn hài lòng 60 33.9 35.5 Total 169 95.5 100.0 Missing System 4.5 Total 177 100.0 49 g) Khả áp dụng kiển thức học - Nâng cao khả nghiên cứu Frequency Percent Valid Percent Valid Không hài lòng Không có ý kiến Hài lòng chút Hài lòng Hoàn toàn hài lòng Total Missing System Total 50 a) Tham gia hội thảo nước 11 72 80 167 10 177 1.7 6.2 40.7 45.2 94.4 5.6 100.0 1.8 6.6 43.1 47.9 100.0 Frequency Percent Valid Percent Valid Không quan trọng 1.1 Không quan trọng chút 1.1 Không có ý kiến 12 6.8 Quan trọng chút 30 16.9 Quan trọng 63 35.6 Rất quan trọng 58 32.8 Total 167 94.4 Missing System 10 5.6 Total 177 100.0 50 b) Dạy học chương trình đào tạo nước VN Frequency Percent Valid Không quan trọng Không quan trọng chút Không có ý kiến Quan trọng chút 22 29 2.8 12.4 16.4 1.2 1.2 7.2 18.0 37.7 34.7 100.0 Valid Percent 3.0 13.3 17.5 100.0 Cumulative Percent 3.6 14.8 64.5 100.0 Cumulative Percent 2.4 9.0 52.1 100.0 Cumulative Percent 1.2 2.4 9.6 27.5 65.3 100.0 Cumulative Percent 3.0 3.6 16.9 34.3 Quan trọng 62 Rất quan trọng 47 Total 166 Missing System 11 Total 177 50 c) Nghiên cứu với giáo sư/học giả nước Frequency Valid Missing Không quan trọng Không quan trọng chút Không có ý kiến Quan trọng chút Quan trọng Rất quan trọng Total System Total 35.0 26.6 93.8 6.2 100.0 37.3 28.3 100.0 71.7 100.0 Percent Valid Percent 1 15 23 67 58 165 12 177 6 8.5 13.0 37.9 32.8 93.2 6.8 100.0 6 9.1 13.9 40.6 35.2 100.0 Cumulative Percent 1.2 10.3 24.2 64.8 100.0 Frequency Percent Valid Percent 50 d) Viết sách với học giả nước Valid Không quan trọng 1.7 Không quan trọng chút 1.1 Không có ý kiến 35 19.8 Quan trọng chút 29 16.4 Quan trọng 54 30.5 Rất quan trọng 42 23.7 Total 165 93.2 Missing System 12 6.8 Total 177 100.0 50 g) Trợ giúp giáo sư người nước nghiên cứu VN Frequency Percent Valid Không quan trọng Không quan trọng chút Không có ý kiến 25 Quan trọng chút 30 Quan trọng 62 Rất quan trọng 43 Total 164 Missing System 13 Total 177 50 h) Đăng công trình nghiên cứu tạp chí nước Frequency 1.8 1.2 21.2 17.6 32.7 25.5 100.0 Valid Percent 1.7 14.1 16.9 35.0 24.3 92.7 7.3 100.0 1.8 15.2 18.3 37.8 26.2 100.0 Percent Valid Percent Cumulative Percent 1.8 3.0 24.2 41.8 74.5 100.0 Cumulative Percent 1.8 2.4 17.7 36.0 73.8 100.0 Cumulative Percent Valid Không quan trọng 1.1 Không quan trọng chút Không có ý kiến 19 10.7 Quan trọng chút 24 13.6 Quan trọng 48 27.1 Rất quan trọng 73 41.2 Total 167 94.4 Missing System 10 5.6 Total 177 100.0 50 i) Làm việc cho quan tổ chức nước VN Frequency Percent Valid Không quan trọng Không có ý kiến 37 Quan trọng chút 36 Quan trọng 52 Rất quan trọng 38 Total 167 Missing System 10 Total 177 50 k) Tham gia hiệp hội học thuật nước Frequency Valid Không quan trọng Không quan trọng chút Không có ý kiến Quan trọng chút Quan trọng Rất quan trọng Total Missing System Total 51 a) Yếu tố thành công - tự rèn luyện Valid Percent Cumulative Percent 2.4 24.6 46.1 77.2 100.0 2.4 22.2 21.6 31.1 22.8 100.0 Percent Valid Percent 33 30 50 43 161 16 177 1.1 1.7 18.6 16.9 28.2 24.3 91.0 9.0 100.0 1.2 1.9 20.5 18.6 31.1 26.7 100.0 Frequency Percent Valid Percent Quan trọng chút 4.0 Quan trọng 46 26.0 Rất quan trọng 114 64.4 Total 167 94.4 Missing System 10 5.6 Total 177 100.0 51 b) Yếu tố thành công - Chính sách phát triển sử dụng nhân tài Frequency Percent Hoàn toàn không quan trọng 1.2 1.8 13.2 27.5 56.3 100.0 2.3 20.9 20.3 29.4 21.5 94.4 5.6 100.0 Valid Valid 1.2 11.4 14.4 28.7 43.7 100.0 4.2 27.5 68.3 100.0 Valid Percent Cumulative Percent 1.2 3.1 23.6 42.2 73.3 100.0 Cumulative Percent 4.2 31.7 100.0 Cumulative Percent Không có ý kiến 14 Quan trọng chút 27 Quan trọng 52 Rất quan trọng 72 Total 166 Missing System 11 Total 177 51 c) Yếu tố thành công - Mối quan hệ xã hội Frequency 7.9 15.3 29.4 40.7 93.8 6.2 100.0 8.4 16.3 31.3 43.4 100.0 9.0 25.3 56.6 100.0 Percent Valid Percent 2.8 6.2 19.2 35.0 28.8 92.7 7.3 100.0 3.0 6.7 20.7 37.8 31.1 100.0 Cumulative Percent 3.7 10.4 31.1 68.9 100.0 Percent Valid Percent 13 41 70 33 166 11 177 1.7 2.3 1.1 7.3 23.2 39.5 18.6 93.8 6.2 100.0 1.8 2.4 1.2 7.8 24.7 42.2 19.9 100.0 Frequency Percent Valid Percent Valid Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng chút Không có ý kiến 11 Quan trọng chút 34 Quan trọng 62 Rất quan trọng 51 Total 164 Missing System 13 Total 177 51 d) Yếu tố thành công - Thành tích học tập Frequency Valid Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Không quan trọng chút Không có ý kiến Quan trọng chút Quan trọng Rất quan trọng Total Missing System Total 51 đ) Yếu tốt thành công- May mắn Valid Không quan trọng chút 2.3 Không có ý kiến 10 5.6 Quan trọng chút 51 28.8 Quan trọng 54 30.5 Rất quan trọng 48 27.1 Total 167 94.4 Missing System 10 5.6 Total 177 100.0 54) Anh/chị có tiếp tục theo đuổi công việc không Frequency Percent 2.4 6.0 30.5 32.3 28.7 100.0 Valid Percent Cumulative Percent 1.8 4.2 5.4 13.3 38.0 80.1 100.0 Cumulative Percent 2.4 8.4 38.9 71.3 100.0 Cumulative Valid Có Không Total Missing System Total 55) Anh/ chị có tiếp tục học lên tiếp không Valid Missing Có Không Total System Total 160 169 177 90.4 5.1 95.5 4.5 100.0 94.7 5.3 100.0 Frequency Percent Valid Percent 125 42 167 10 177 70.6 23.7 94.4 5.6 100.0 74.9 25.1 100.0 Percent 94.7 100.0 Cumulative Percent 74.9 100.0 Phụ lục 3: Các biến sử dụng thang đo Likert mức độ Chương trình học bổng Công tác hỗ trợ CTHB Ngành học nước Cơ sở đào tạo nước Yếu tố ngoại cảnh CTHB_1 CTHB_2 CTHB_3 CTHB_4 CTHB_5 CTHB_6 CTHB_7 CTHB_8 CTHB_9 CTHB_10 CTHB_11 CTHB_12 CTHB_13 CTHB_14 HT_1 HT_2 HT_3 HT_4 NGH_1 NGH_2 NGH_3 CS_1 CS_2 CS_3 CS_4 CS_5 CS_6 CS_7 CS_8 CS_9 YT_1 YT_2 YT_3 YT_4 YT_5 YT_6 YT_7 YT_8 Thông báo tuyển sinh học bổng Điều kiện dự tuyển Hồ sơ xin học bổng Hình thức nộp hồ sơ Hạn nhận hồ sơ xin học bổng Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc Chỉ tiêu tuyển sinh Mức học bổng Cách xét tuyển Phỏng vấn Tiêu chí xét tuyển Thời gian xét tuyển Lệ phí Thông báo kết trúng tuyển Hỗ trợ tìm trường xin thư mời học Hỗ trợ giải hồ sơ xin học Hỗ trợ giải thủ tục trình học Hỗ trợ giải thủ tục sau học Phù hợp với bậc học trước học Phù hợp với công việc Phù hợp với công việc dự kiến tương lai Trình độ giáo viên, giảng viên Thiết bị phục vụ giảng dạy Hệ thống thư viên, giảng đường Sự giúp đỡ, hỗ trợ trường Cấu trúc, chương trình học Phương pháp giảng dạy Phương pháp kiểm tra đánh giá Công tác quản lý học tập Học phí Thời tiết khí hậu Nhà Thực phẩm Phương tiện lại Tài Ngôn ngữ Văn hóa Sức khỏe Phụ lục 4: Phân tích nhân tố nhóm biến đánh giá mức độ hài lòng LHS thông qua sử dụng thủ tục phân tích nhân tố với SPSS KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .884 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 4483.641 Df 703 Sig .000 - Điều kiện sử dụng 1: KMO >0,5 (Hair & cộng sự, 2006) Điều kiện sử dụng 2: Sig (Bartlett’s Test) < 0,05 (Hair & cộng sự, 2006) Xác định số lượng nhân tố: Tiêu chuẩn xác định nhân tố (giá trị riêng Eigenvalue >1 phương sai thành phần % of Variance> 0,5 - Gerbing & Anderson, 1988) Total Variance Explained Component Sums of Extraction Sums of Rotation Initial Eigenvalues Squared Loadings Squared % of % of Cum Var % Loadings Total Var % Cum Cum % Total % of Total Var 12.418 32.678 32.678 12.418 32.678 32.678 9.643 25.377 25.377 4.941 13.003 45.681 39.918 4.941 13.003 45.681 5.526 14.541 4.513 11.876 57.558 48.200 4.513 11.876 57.558 3.147 8.282 1.705 4.488 62.046 55.982 1.705 4.488 62.046 2.957 7.782 1.385 3.646 65.691 62.317 1.385 3.646 65.691 2.407 6.335 1.274 3.352 69.043 68.334 1.274 3.352 69.043 2.287 6.017 1.095 2.882 71.925 71.925 920 2.422 74.347 788 2.074 76.421 dimension 10 748 1.969 78.391 11 742 1.952 80.343 12 644 1.696 82.039 13 594 1.564 83.602 14 541 1.424 85.026 15 508 1.337 86.362 16 473 1.244 87.607 17 447 1.176 88.783 18 396 1.041 89.824 19 369 972 90.796 1.095 2.882 71.925 1.365 3.591 20 327 861 91.657 21 310 817 92.473 22 279 735 93.208 23 262 689 93.897 24 238 625 94.523 25 235 619 95.142 26 214 562 95.704 27 212 557 96.261 28 197 518 96.779 29 186 489 97.269 30 160 421 97.690 31 154 406 98.095 32 138 363 98.459 33 126 330 98.789 34 116 305 99.094 35 105 275 99.370 36 104 273 99.642 37 075 198 99.840 38 061 160 100.00 Extraction Method: Principal Component Analysis Phụ lục 5: Kết xoay trục tọa độ yếu tố thành phần Rotated Component Matrixa CTHB_1 CTHB_2 CTHB_3 CTHB_4 CTHB_5 CTHB_6 CTHB_7 CTHB_8 CTHB_9 CTHB_10 CTHB_11 CTHB_12 CTHB_13 CTHB_14 HT_1 HT_2 HT_3 HT_4 Component CS_2 CS_3 CS_4 CS_5 CS_6 CS_7 CS_8 CS_9 YT_1 YT_2 YT_3 YT_4 YT_5 YT_6 YT_7 YT_8 693 810 873 871 859 851 712 434 729 712 678 685 504 696 728 359 748 434 687 535 480 483 593 423 491 485 431 301 NGH_1 NGH_2 NGH_3 CS_1 575 680 786 785 431 646 783 800 743 787 829 800 876 330 612 726 830 835 797 364 326 400 304 361 324 626 867 775 761 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 10 iterations Phụ lục 6: Kết kiểm định độ tin cậy mô hình 1) Kết kiểm định độ tin cậy mô hình [1] Model Summary Step R Square 075 -2 Log likelihood Cox & Snell R Square 183.314a Nagelkerke 056 a Estimation terminated at iteration number because parameter estimates changed by less than 001 Hosmer and Lemeshow Test Step 018 Chi-square df 44.100 Sig Kết kiểm định độ tin cậy mô hình [2] Model Summary Step R Square 298 -2 Log likelihood Cox & Snell R Square 41.391a Nagelkerke 096 a Estimation terminated at iteration number because parameter estimates changed by less than 001 Hosmer and Lemeshow Test Step 025 Chi-square df 21.870 Kết kiểm định độ tin cậy mô hình [3] Sig Model Summary Step R Square 081 -2 Log likelihood Cox & Snell R Square 154.269a Nagelkerke 055 a Estimation terminated at iteration number because parameter estimates changed by less than 001 Hosmer and Lemeshow Test Step 021 Chi-square 32.654 df Sig Phụ lục 7: Danh sách quan đơn vị tham gia khảo sát STT 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Tên quan, đơn vị Bộ Giao thông Vận tải Bộ Kế hoạch Đầu tư Bộ Ngoại Giao Bộ Tài Chính Đại học Huế Đại học Quốc gia TP HCM Học viện Chính trị - Hành Quốc gia Hồ Chí Minh Học viện Công nghệ Bưu Viễn thông Học viện Ngân hàng Học viện Quân y Trường Đại học An Giang Trường Đại học Công đoàn Trường Đại học Đà Lạt Trường Đại học Dược Hà Nội Trường Đại học Giao thông Vận tải Trường Đại học Hàng hải Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Trường Đại học Kinh tế TP HCM Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đon Trường Đại học Lâm nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội Trường Đại học Mỏ - Địa chất Trường Đại học Ngoại thương Trường Đại học Nông lâm TP HCM Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm TP HCM Trường Đại học Tây Nguyên Trường Đại học Thương mại Trường Đại học Thủy lợi Trường Đại học Xây dựng Viện Cơ học Viện Hóa học Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương

Ngày đăng: 25/10/2016, 16:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan