GIÁO ÁN BÀI TỪ ẤY CHUẨN KTKN LỚP 11
Trang 1BÀI DẠY: TỪ ẤY
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1 Kiến thức:
- Giúp học sinh thấy rõ niềm hạnh phúc, sự say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm… của tác giả trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cách mạng, tác động to lớn của lý tưởng cách mạng với cuộc đời nhà thơ
- Giúp học sinh hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình như: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu thơ … trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ
2 Kĩ năng:
- Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
3 Tư tưởng, thái độ:
- Giúp học sinh cảm nhận được niềm hạnh phúc say mê của tác giả khi giác
ngộ được lí tưởng cách mạng, từ đó giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước…
II PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kết hợp các phương pháp đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, đàm thoại
- Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa
- Giáo án và sách giáo viên, sách thiết kế Ngữ Văn lớp 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2012
+ Bảng phụ
+ Phiếu học tập.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Bài thơ “Từ ấy” có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời và sự
nghiệp thơ ca của Tố Hữu?
A Là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng
B Là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ cách mạng
C Có ý nghĩa mở đầu, định hướng cho toàn bộ quá trình sang tác của Tố Hữu
Trang 2D Cả 3 ý kiến trên
Câu 2: Sức hấp dẫn mới mẻ của bài thơ “Từ ấy”:
A Hình thức nghệ thuật hiện đại
B Một chủ thể trữ tình trẻ trung, nhiệt huyết
C Cách cảm thụ và thể nghiệm sáng tạo
D Cả 3 ý kiến trên
Câu 3: Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là:
A Biểu hiện cái tôi cá nhân khao khát được khẳng định giữa cuộc đời…
B Vẻ đẹp hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng…
C Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt…
D Lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản…
PHIẾU HỌC TẬP
Qua bài thơ, em nghĩ rằng người thanh niên (đặc biệt là thanh niên hiện nay) cần có lí tưởng sống hay không? Lí tưởng của em là gì?
III CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đọc SGK, tham khảo các tài liệu liên quan, soạn giáo án, dự báo các tình huống
có thể xảy ra trong quá trình HS tiến hành bài học trên lớp
2 Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ, soạn bài mới, đọc và tìm hiểu trước bài học.
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi : Chọn đọc 1 khổ thơ mà em thích nhất trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”,
phân tích ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật của khổ thơ ấy?
- Gv nhận xét và bổ sung
3 Giảng bài mới: (39 phút)
Giới thiệu bài: (1 phút) :Tố Hữu nhà thơ xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam
Trang 3Hôm nay chúng ta tìm hiểu một bài thơ được sáng tác thời kì người thanh niên
cộng sản Tố Hữu bắt gặp lí tưởng Đảng - “Từ ấy” Đây là bài thơ có ý nghĩa mở
đầu như một tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng, đồng thời cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ
Tiến trình bài dạy:
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
5
phút Hoạt động1: TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả : (5 phút)
* Gv: Em nào hãy trình bày đôi nét cơ
bản về cuộc đời và sự nghiệp của Tố
Hữu?
+Năm sinh, năm mất, quê quán?
+ Quá trình hoạt động?
+ Nội dung thơ Tố Hữu?
+ Nghệ thuật thơ Tố Hữu?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
* Gv bổ sung:
- Cho Hs xem chân dung Tố Hữu.
- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn
Kim Thành, quê Huế, học trường
Quốc học
Ông sinh ra trong một gia đình nhà
nho nghèo Song thân của Tố Hữu rất
say mê với việc sưu tầm ca dao, tục
ngữ Tố Hữu sinh ra ở mảnh đất rất
giàu về truyền thống văn hoá (những
làn điệu dân ca, điệu hò mái nhì, mái
đẩy- Nhã nhạc cung đình) Tất cả có
ảnh hưởng tới tâm hồn thơ Tố Hữu
- Giác ngộ cách mạng từ sớm, trở
thành nhà thơ cộng sản trẻ tuổi Đến
với thơ và Cách mạng cùng một lúc
nên con đường thơ của ông gắn liền
I TÌM HIỂU CHUNG:
1 Tác giả:
a Cuộc đời:
- Tố Hữu (1920- 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế
- 1938, 18 tuổi được kết nạp Đảng=> Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp Cách mạng
b Sự nghiệp:
- Các tập thơ tiêu biểu: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta với ta” …
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc,
là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng”
Việt Nam hiện đại
Trang 4với các chặng đường của cách mạng
Việt Nam
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng
sản, là tác giả các tập thơ “Từ ấy”,
“Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”,
“Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta
với ta” …
- Nội dung: thơ Tố Hữu là thơ trữ
tình - chính trị Thể hiện lẽ sống, lí
tưởng, tình cảm cách mạng của người
Việt Nam hiện đại
- Nghệ thuật: thơ Tố Hữu mang chất
dân tộc, truyền thống
- Ông được tặng thưởng Huân chương
sao vàng năm 1994; Giải thưởng Hồ
Chí Minh về văn học nghệ thuật năm
1996 và Giải thưởng văn học ASEAN
1999
Tố Hữu là nhà thơ lớn của
dân tộc, là “lá cờ đầu của thơ ca cách
mạng” Việt Nam hiên đại.
2 Tác phẩm : ( 3phút)
a Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
- Gv: : Em hãy cho biết hoàn cảnh
sáng tác và xuất xứ của bài thơ “Từ
ấy”?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
Gv bổ sung:
- Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết
vào tháng 7/1938 nằm trong phần
“Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”.
- “Từ ấy” là tập thơ đầu tay của Tố
Hữu, là tiếng hát trong trẻo, phấn
chấn, say mê của người thanh niên
cộng sản, gồm 71 bài thơ, chia làm
ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”,
“Giải phóng” Bài thơ mở đầu: “Mồ
côi”, bài thơ kết thúc “Hồ Chí
Minh”.
- Gv: Bài thơ “ Từ ấy” có vị trí như
- Nội dung: thơ Tố Hữu là thơ trữ tình-chính trị Thể hiện lẽ sống, lí tưởng,
tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại
- Nghệ thuật: thơ Tố Hữu mang chất dân tộc, truyền thống
2 Tác phẩm:
a Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Tháng 7/1938 Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng, bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc của tác giả trong thời điểm đó
* Xuất xứ:
- Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938 nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”.
b Vị trí: có ý nghĩa mở đầu cho con
đường cách mạng, con đường thi ca và
Trang 5thế nào đối với Tố Hữu?
- GV : Bài thơ có thể chia làm mấy
phần? Tìm ý chính trong từng phần?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: (30phút)
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc: (1 phút)
*Gv hướng dẫn Hs đọc bài thơ: HS
đọc với giọng điệu say sưa, phấn chấn
hạnh phúc, thể hiện niềm vui sướng,
say mê của tác giả như trong mối
duyên đầu với cách mạng, với Đảng
Chú ý vào sự thay đổi của nhịp thơ
theo từng câu từng khổ
- Gv gọi 1-2 Hs đọc bài thơ
2 Tìm hiểu văn bản
a Khổ 1 (10 phút)
* Gv gọi 1 Hs đọc lại khổ 1
* Gv:
- Hai câu đầu được viết theo bút pháp
gì?Kể về chuyện gì?
+ Kỉ niệm ấy là gì? Thể hiện qua từ
ngữ nào?(“Từ ấy” là khi nào?)
- Nhan đề của bài thơ đựợc lặp lại
ngay ở khổ thơ đầu có tác dụng gì ?
* Gv bổ sung:
- “Từ ấy”- năm 1938, Tố Hữu 18 tuổi.
Tuổi trẻ giàu ước mơ, khát khao lí
đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu
c Bố cục:
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Khổ 1: Niềm vui sướng, say
mê khi bắt gặp lý tưởng Đảng
- Phần 2: Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống
- Phần 3: Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của tác giả
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1 Đọc:
2 Tìm hiểu văn bản
a Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
* 2 câu đầu:
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
- Bút pháp tự sự kể về kỉ niệm khó quên trong cuộc đời mình
- “Từ ấy” : trạng từ chỉ thời gian, đánh
dấu một thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu – 7/1938, Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng
- Nhan đề của bài thơ được lặp lại ngay khổ thơ I có tác dụng nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng
- “Từ ấy” trở thành cấu tứ nhuần
nhuyễn cho cả bài thơ
Trang 6tưởng đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu
đời” thì được giác ngộ lí tưởng cộng
sản, được kết nạp vào Đảng
- Ở đây “Từ ấy” cũng chính là cái tứ
của bài thơ, là điểm tựa cho sự vận
động của nhận thức, tình cảm của nhà
thơ
- Được ánh sáng của Đảng soi đường
nên ngay từ những tiếng thơ đầu tiên
Tố Hữu đã thể hiện tình yêu đời, yêu
cuộc sống Đây cũng chính là sự may
mắn, niềm vui riêng của tác giả mà
các nhà thơ thời kì này chưa có được
Nếu như Huy Cận rơi vào nỗi sầu
thiên cổ, hay như Chế Lan Viên phải
thốt lên:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!”
Còn “ông hoàng thơ tình”- Xuân Diệu
vui đó rồi lại buồn đó, và Huy Thông
có lần cũng mơ ước
“Tôi muốn hóa một con chim để cùng
gió
Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng
Muốn uống vào trong buồng phổi vô
cùng
Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng
lộng” thì Tố Hữu đã bắt gặp và được
lí tưởng của mình soi đường
Đây là sự gặp gỡ của hai mùa xuân: mùa xuân của tuổi trẻ và mùa
xuân của lý tưởng, của tương lai
* Gv :
- Nhà thơ đã dùng hình ảnh nào để chỉ
lí tưởng và niềm vui khi bắt gặp lí
tưởng ?
*Gv cho học sinh thảo luận câu hỏi:
Vì sao tác giả dùng hình ảnh “nắng
- Nghệ thuật ẩn dụ: “ nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim”: gắn liền
với lí tưởng cách mạng
+ “Nắng hạ” : là thứ nắng chói chang,
rực rỡ, mạnh mẽ → nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng của khoảnh khắc
Trang 7hạ” chứ không phải “nắng thu” hay
“nắng xuân” trong câu thơ này “Từ
ấy trong tôi bừng nắng hạ”?
Hs thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Gv nhận xét và bổ sung:
- Nguồn sáng ấy không phải là ánh
thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng,
mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày
nắng hạ chói chang, rực rỡ thể hiện sự
vui sướng trào dâng trong tâm hồn
nhà thơ khi bắt gặp được lí tưởng
cách mạng, và nó phù hợp với động từ
“chói” ở phía sau.
- Gv: “Mặt trời chân lí” diễn đạt điều
gì?
- Ở đây tác giả còn sử dụng biện pháp
nghệ thuật nào? Tác dụng gì?
- Hs trả lời
* Gv bổ sung:
- Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng
hạ”,“mặt trời chân lí”, Tố Hữu khẳng
định lí tưởng cộng sản như một nguồn
sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà
thơ
- Nguồn sáng ấy còn là mặt trời “mặt
trời chân lí” – sự liên kết sáng tạo
giữa hình ảnh và ngữ nghĩa, là hình
ảnh ẩn dụ độc đáo Nếu mặt trời đời
thường tỏa ánh sáng, hơi ấm và sức
sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì
diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn,
hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt
lành cho cuộc sống, cách gọi ấy thể
hiện sự thành kính chân thành
- Hình ảnh mặt trời thường xuyên
xuất hện trong thơ Tố Hữu và được
dùng để chỉ nhiều đối tượng khác
nhà thơ được đón nhận lí tưởng cộng sản
+ “Mặt trời chân lí” : sự liên kết sáng
tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa chỉ Chân lí của Đảng, của Cách mạng → cách gọi thành kính, ân tình
+ "Qua tim”: tiếp nhận lí tưởng bằng cả
lí trí và con tim
- Động từ mạnh “Bừng” , “Chói”:
khẳng định sức mạnh của lí tưởng Đảng làm bừng sáng cả trí tuệ lẫn tâm hồn nhà thơ
+ “Bừng” : ánh sáng phát ra đột ngột + “Chói”: Ánh sáng chiếu thẳng, mạnh.
→ Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở
ra trong tâm hồn của nhà thơ chân trời mới của nhận thức tư tưởng, tình cảm
Trang 8nhau: chỉ Đảng “Mặt trời kia cờ Đảng
giương cao” hay chỉ “ Bác Hồ Người
rực rỡ một mặt trời cách mạng”, có
khi Tố Hữu lại trò chuyện với mặt trời
như hai người bạn
“Mặt trời đỏ dậy
Có buồn không?”
(Chào xuân 67)
Nếu như hình ảnh mặt trời trong thơ
của Viễn Phương:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ”
Mặt trời- hình tượng Bác Hồ, Bác là
mặt trời tượng trưng cho ánh sáng của
lí tưởng, soi rõ đường đi cho cả dân
tộc Việt Nam
Hay như hình ảnh mặt trời trong thơ
Nguyễn Khoa Điềm:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Hình ảnh mặt trời ẩn dụ - con là mặt
trời của mẹ - con là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc của mẹ
Thì mặt trời của Tố Hữu cính là Chân
lí của Đảng, của Cách mạng
- Thêm nữa sự kết hợp với các động
từ mạnh “bừng”(chỉ ánh sáng phát ra
đột ngột)“chói” (chỉ ánh sáng có sức
xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh
sáng lí tưởng, mở ra trong tâm hồn
nhà thơ chân trời mới của nhận thức,
tư tưởng
*2 câu tiếp:
* Gv dẫn : Tâm trạng, niềm vui
suớng hân hoan của nhà thơ khi đón
nhận lí tưởng cách mạng tiếp tục được
thể hiện ở hai câu thơ
“Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Tố Hữu không chỉ đón nhận lí tưởng
Đảng bằng trí tuệ mà bằng cả tình
*2 câu tiếp:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Trang 9
cảm rạo rực, say mê, sôi nổi nhất.
* Gv:
- Nếu hai câu đầu sử dụng bút pháp tự
sự thì hai câu sau sử dụng bút pháp
gì?
- Khi được lí tưởng cộng sản
soi đường tác giả cảm thấy như thế
nào? Thể hiện qua các hình ảnh nào?
- Sự tươi vui đó được thể hiện qua
biện pháp nghệ thuật nào?
- - Nhận xét về nhịp thơ ở đây
thay đổi
- như thế nào so với hai câu đầu?
Tác dụng?
-* Gv: Ý nghĩa của hai câu thơ 3, 4?
- Hs trả lời, giáo viên nhận xét, bổ
sung
* Gv bổ sung:
- Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng
mạn cùng với những hình ảnh so sánh
đã diễn tả niềm vui sướng vô hạn của
nhà thơ trong buổi đầu đến với lí
tưởng cộng sản Đó là một thế giới
tràn đầy sức sống với hương sắc của
các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá,
căng tràn nhựa sống và âm thanh rộn
rã của tiếng chim ca hót Tố Hữu sung
sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây
hoa lá đón ánh nắng mặt trời, lí tưởng
ấy đã làm tâm hồn con người trở nên
tràn đầy sức sống và yêu đời hơn, ý
nghĩa hơn
Lí tưởng Cách mạng đem đến cho
hồn thơ Tố Hữu sức sáng tạo mới
- Bút pháp trữ tình lãng mạn
- Hình ảnh: “vườn hoa lá, đậm hương”
và “rộn tiếng chim”: thế giới tâm hồn
vui tươi, tràn đầy sức sống
- So sánh + ẩn dụ kết hợp với các từ
ngữ giàu sức biểu cảm “ đậm”, “ rộn”:
Tâm hồn nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng cộng sản cũng căng tràn nhựa sống như một vườn cây lá xanh tươi, toả hương ngào ngạt và ríu rít tiếng chim kêu
- Sự rung động của cảm xúc đã biến đổi nhịp thơ từ 4/3 sang 2/5 rồi 3/4
→ Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản
Thơ ca và Cách mạng không đối lập nhau mà có sự gắn bó hòa hợp với nhau, Cách mạng khơi nguồn sáng tạo, khơi gợi sức sống cho thơ ca
Trang 10Đây cũng chính là tuyên ngôn nghệ
thuật của tác giả: thơ ca và Cách
mạng có sự gắn bó hòa hợp với nhau,
Cách mạng khơi nguồn sáng tạo, khơi
gợi sức sống cho thi ca Trước đây sự
hòa hợp giữa thơ ca và Cách mạng
vẫn còn xa lạ trong thi ca Nhưng đến
với thơ Tố Hữu điều ấy đã được thể
hiện rõ nét
b Khổ 2: (8 phút)
* Gv dẫn: Niềm vui sướng hân hoan
của nhà thơ khi được đón nhận lí
tưởng cách mạng được thể hiện sâu
sắc ở khổ thơ đầu.Và nó đã nhanh
chóng chuyển biến thành nhưng nhận
thức mới về lẽ sống ở khổ thơ thứ hai
* Gv gọi Hs đọc khổ 2
* Gv:
*Câu hỏi thảo luận:
- Quan niệm về cái tôi của nhà thơ
được nhận thức mới mẻ như thế nào?
So sánh với các nhà thơ lãng mạn
khác?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
- Các nhà thơ thời kì này trong quan
niệm về lẽ sống họ cũng như giai cấp
tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao
“cái tôi” cá nhân chủ nghĩa, thể hiện
cái tôi cá nhân của mình một cách
mạnh mẽ, họ đều có ý thức khẳng
định mình như một thực thể duy nhất
không lặp lại, đây là cái tôi riêng lẽ,
tách biệt với cộng đồng: Xuân Diệu
thì khẳng định:
“ Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta”
Cái tôi thường được biểu hiện
trước hết là ở cách xưng hô và các đại
từ nhân xưng Chỉ riêng một mình
Thế Lữ mà cái tôi cá nhân ấy được
biểu hiện thật là đa dạng, thể hiện ra
b Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời."
- Lẽ sống mới: quan hệ giữa cá nhân và
tập thể Hoà “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người (Trong khi
giai cấp tư sản và tiểu tư sản lúc bấy giờ trong quan niệm về lẽ sống có phần đề
cao “cái tôi” cá nhân.)