Đề cương phương pháp luận sử học

24 3.8K 13
Đề cương phương pháp luận sử học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯ¬ƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC1. Tên môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC(Dùng cho Cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng CSVN)2. Tổng số đơn vị học trình: 3 (45 tiết)Trong đó: Hướng dẫn, giới thiệu trên lớp: 30 tiết Thảo luận theo tổ hoặc nhóm: 10 tiết Thi viết: 5 tiết3. Bộ môn phụ trách: Viện Lịch sử Đảng Giảng viên viết đề cương: PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc PGS,TS Trần Thị Thu Hương4. Vị trí của môn học:Học phần Phương pháp luận sử là môn học đầu tiên trang bị phương pháp luận khoa học lịch sử cho học viên trước khi học viên học tập chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.5. Mục tiêu và yêu cầu của môn học: Mục tiêu: + Về tri thức:Giỳp cho Học viờn nắm vững hệ thống cỏc vấn đề cơ bản của phương pháp luận sử học, bao gồm: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử; cỏc phương phỏp và nguyờn tắc nghiờn cứu sử học; phõn kỳ lịch sử; cụng tỏc sử liệu trong nghiờn cứu lịch sử…+ Kỹ năng: Trờn cơ sở những vấn đề chung của phương phỏp luận sử học, vận dụng vào việc nghiờn cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. + Tư tưởng, tỡnh cảm: Củng cố niềm tin đối với Đảng, khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học, quỏn triệt sõu sắc cỏc vấn đề cơ bản của phương phỏp luận sử học trong nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiệm vụ của học viên:Học viên phải đọc, nghiên cứu trư¬ớc giáo trình, đề cư¬ơng bài giảng, tài liệu tham khảo, ghi chép, tích cực chuẩn bị ý kiến, chủ động đề xuất các vấn đề trong quá trình nghe giảng, thảo luận. Chuẩn bị các nội dung thảo luận, đọc và sưu tầm các tư¬ liệu có liên quan đến bài giảng theo yêu cầu và hư¬ớng dẫn của giảng viên.6. Nội dung môn học :Bài 1ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ VÀ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. ĐỐI TƯỢNG CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ 1. Quan niệm về đối tượng nghiên cứu của sử học thời cổ đại, phong kiến và tư bản chủ nghĩa Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, những quan niệm về đối tượng sử học khác với nhận thức lịch sử của con người thời kì nguyên thuỷ. Mọi sự việc, hiện tượng được nghiên cứu của con người thời cổ đại đều phụ thuộc vào quan niệm nhận thức của giai cấp thống trị (chủ nô). Nó được biểu hiện trong các loại biên niên sử, tiểu sử, tự truyện, biện luận lịch sử ở các nước cổ đại phương Đông và phương Tây. Thấm nhuần hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, sử học phong kiến xem hiện tượng lịch sử là kết quả sự can thiệp sức mạnh của Trời vào đời sống cong người: quá trình lịch sử do ý Trời định đoạt. Bắt đầu từ những nhà sử học thời Phục hưng nước Pháp, sử học của giai cấp tư sản đang lên đã quan niệm được “đối tượng đặc biệt của lịch sử là con người và những sự vật quan hệ đến con người”. Bên cạnh việc lấy các hoạt động chính trị của loài người trong quá khứ làm đối tượng nghiên cứu, họ còn mở rộng ra các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin về đối tượng của sử học Mác và Ăngghen đã hoàn thành quan niệm duy vật về lịch sử và thực sự đã làm một cuộc cách mạng trong khoa học lịch sử. Bởi vì việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, hay nói đúng hơn, sự áp dụng và mở rộng chủ nghĩa duy vật một cách triệt để vào lĩnh vực những hiện tượng xã hội đã loại bỏ được hai khuyết điểm cơ bản của những lí luận lịch sử trước kia. Đối tượng của khoa học lịch sử, theo quan niệm mácxít lêninnít là quá trình phát triển thực tế của xã hội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc trong toàn bộ tính thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu, muôn vẻ của nó. Trên cơ sở quan niệm mácxít lêninnít về đối tượng sử học như vậy, chúng ta tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề thuộc phạm vi đối tượng:+ Quy luật phát triển xã hội có phải là đối tượng của sử học hay không? + Những vấn đề thời sự có phải là đối tượng của sử học không? II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ 1. Chức năng của khoa học lịch sử Trước hết là chức năng nhận thức: Chức năng nhận thức của khoa học lịch sử là miêu tả một cách khoa học hiện thực quá khứ khách quan và trên cơ sở sự miêu tả này mà phân tích, giải thích tính phong phú và đa dạng các hình thức cụ thể của quá trình lịch sử để rồi phát hiện những quy luật về lịch sử xã hội loài người. Lịch sử là tấm gương soi cho các thế hệ sau, nó phản ánh sự cần thiết cần “ôn cố tri tân”, đáp ứng những nhu cầu của xã hội và con người ngày nay. Từ chức năng giáo dục, nêu gương này, sử học có tác dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, rèn luyện phẩm chất và dự báo. 2. Nhiệm vụ của khoa học lịch sử Trước hết, khi nghiên cứu vạch ra chính sách và sách lược cách mạng, đảng của giai cấp công nhân tìm trong lịch sử những kinh nghiệm, những hiểu biết cần thiết để lấy câu trả lời cho những vấn đề cấp bách của hiện tại. Sự hiểu biết lịch sử quá khứ một cách sâu sắc là một trong những cơ sở để xác định tính đúng đắn của chính sách, sách lược mà Đảng đề ra. Minh hoạ, chứng minh tính chất đúng đắn, tính thực tiễn khách quan các đường lối, chính sách của Đảng là một nhiệm vụ quan trọng của khoa học lịch sử. Tri thức lịch sử là một phương tiện giáo dục có hiệu quả về tư tưởng tiến bộ, phẩm chất, đạo đức cách mạng cho quần chúng. Trong khi góp phần phục vụ nhiệm vụ cách mạng cơ bản nêu trên, những người làm công tác sử học cũng làm cho bản thân khoa học lịch sử phát triển. III. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG1. Đối tượng nghiên cứuLà một chuyên ngành của khoa học lịch sử, ngoài đối tượng chung, Lịch sử Đảng còn có đối tượng nghiên cứu cụ thể: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ cách mạng. Nghiên cứu quy luật ra đời, xây dựng và phát triển của Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức qua các thời kỳ cách mạng. Nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm, những bài học trong quá trình lãnh đạo của Đảng để từng bước làm rõ những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu, tổng kết làm rõ những truyền thống của Đảng.2. Chức năng và nhiệm vụ của khoa học Lịch sử Đảng2.1. Chức năng của khoa học Lịch sử Đảng:Khoa học Lịch sử Đảng có 2 chức năng cơ bản: Chức năng nhận thức khoa học lịch sử nhằm mục đích phục vụ việc cải tạo xó hội theo đúng quy luật phát triển của xó hội như một quá trỡnh lịch sử tự nhiờn. Chức năng giáo dục tư tưởng chính trị, giải quyết những nhiệm vụ giáo dục niềm tin vào tính tất yếu lịch sử cho cán bộ, đảng viên và quần chúng. 2.2. Nhiệm vụ của khoa học lịch sử Đảng: Khụi phục, tỏi tạo lại sự thật lịch sử. Làm rừ quy luật lịch sử Tổng kết kinh nghiệm lịch sử từ những thành công và không thành công của Đảng trong quá trỡnh lónh đạo cách mạng. Bài 2MỘT SỐ NGUYÊN TẮC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ I TÍNH KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ Trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lí luận khoa học, những nhà khoa học đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động bao giờ cũng đứng vững trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mác Lênin. Nhưng trong quá trình vận dụng lí luận Mác Lênin, các nhà khoa học mác xít bao giờ cũng tôn trọng sự thật khách quan, chân lí khoa học chứ không phải tiến hành một cách giáo điều, áp đặt một cách máy móc. Tính khoa học là sự phản ánh kết quả nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải đạt đến chân lí khách quan. Tính đảng dựa vào hệ tư tưởng, lí tưởng, mục đích của một giai cấp trong xã hội, đối với nhà khoa học mác xít, lí tưởng cộng sản chủ nghĩa là cơ sở tư tưởng cho nghiên cứu khoa học. Vì vậy, phải chú trọng đến tính khoa học để có cơ sở vững chắc cho việc nhận thức và thực hiện lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, đồng thời phải nắm vững tính đảng thì mới đạt đến khoa học thực sự. Để đạt được tính khoa học trong quá trình nghiên cứu, phải có ba yếu tố: sự kiện là cơ sở phản ánh hiện thực khách quan; kết luận khoa học được rút ra từ nghiên cứu sự kiện cụ thể và cuối cùng là việc vận dụng kết quả nghiên cứu phục vụ cho việc đấu tranh thực hiện lí tưởng của giai cấp mình. II. TÍNH ĐẢNG TRONG NGHIÊN CỨU SỬ HỌC Xác định nguyên tắc tính đảng trong nghiên cứu sử học là yêu cầu đầu tiên phải thực hiện. + Trong xã hội có giai cấp, bất cứ nội dung của một khoa học nào đều cũng chịu ảnh hưởng thế giới quan, quan điểm và lợi ích của giai cấp mà nó phụ thuộc. Nhà khoa học thuộc giai cấp nào thường phục vụ lợi ích cho giai cấp ấy. + Chủ nghĩa Mác Lênin nhấn mạnh rằng ngoài tính chất phong phú, đa dạng của đời sống tinh thần xã hội ra, trong mỗi thời đại của lịch sử, tất cả các hình thái của ý thức xã hội đều liên hệ mật thiết với quan hệ kinh tế và giai cấp thống trị lúc bấy giờ và chịu ảnh hưởng của nó. Vì vậy, trong xã hội có giai cấp, những nhà khoa học đứng trên lập trường của giai cấp công nhân giai cấp tiến bộ nhất trong xã hội, đại diện chân chính nhất quyền lợi và nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động đã phản ánh đúng hiện thực khách quan của quá trình phát triển của xã hội, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử. Vì vậy, những người làm công tác khoa học muốn nhận thức được chân lí khách quan dứt khoát phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, thể hiện rõ tính giai cấp vô sản, không có sự lựa chọn nào khác. + Tính đảng cộng sản thể hiện việc công khai bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản giai cấp tiên tiến nhất và của quần chúng nhân dân lao động. Tính đảng mác xít là cơ sở cho phép các nhà khoa học xã hội, trong đó có các nhà sử học nhận thức được một cách khách quan, đầy đủ mối quan hệ giữa các thời kì, phân tích lịch sử một cách sâu sắc, đúng đắn nhất. Tính đảng cộng sản trong sử học mác xít được thể hiện trên một số mặt: + Các nhà nghiên cứu sử học phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản. + Phải nhận thức và vận dụng đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong nghiên cứu lịch sử. + Nắm vững các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng trong từng thời kì lịch sử nhất định để vận dụng vào nghiên cứu lịch sử. + Phải thể hiện tính chiến đấu của khoa học lịch sử mác xít trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực sử học. + Phải có tinh thần sáng tạo thể hiện ở việc lựa chọn, kế thừa, tiếp thu những di sản văn hoá tiến bộ của nhân loại, của dân tộc nhưng không rập khuôn, giáo điều, công thức trong nghiên cứu lịch sử … III. SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH ĐẢNG TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ Trong xã hội có giai cấp đối kháng, các khoa học xã hội đều có tính đảng. Chúng ta công khai nói rõ tính đảng của mình trong nghiên cứu lịch sử, ngược lại, sử học tư sản thì che dấu tính đảng của mình. Bởi vậy, tính khoa học và tính đảng trong sử học mác xít luôn thống nhất với nhau. Đây là sự thống nhất biện chứng của tính khoa học, thuộc hình thái ý thức xã hội và tính đảng, thuộc hệ tư tưởng. Trong sử học mácxít, mối quan hệ giữa tính đảng và tính khoa học thể hiện ở chỗ tính đảng cộng sản là cái bản chất tư tưởng chính trị, có ý nghĩa chỉ đạo phương hướng, bảo đảm cho khoa học phục vụ lợi ích của dân tộc và giai cấp vô sản. Tuy nhiên, ở đây, tính đảng không chỉ giới hạn trong phạm vi xác định lập trường, quan điểm của giai cấp vô sản, mà còn gắn liền và tác động đến các vấn đề nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học. Chúng ta không thể tách rời tính khoa học ra khỏi tính đảng và ngược lại, bởi vì làm như vậy thì bản thân khoa học sẽ mất hiệu lực và không thể giải quyết những vấn đề quan trọng mà khoa học lịch sử đặt ra. IV. TÍNH ĐẢNG VÀ TÍNH KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG Trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng, tính đảng trước hết thể hiện thế giới quan, lập trường, hệ tư tưởng vô sản, khẳng định lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và mang đến cho người học những cơ sở để củng cố niềm tin vào lý tưởng đó; phản ánh đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng, củng cố sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng. Tính khoa học của bài giảng Lịch sử Đảng thể hiện trước hết ở sự trình bày các sự kiện một cách chân thực, khách quan. Tính khoa học của bài giảng Lịch sử Đảng còn thể hiện ở khả năng vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, góp phần phục vụ cho cuộc đấu tranh thực hiện lý tưởng cách mạng giải phóng giai cấp và dân tộc, thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Tính đảng biểu hiện tư tưởng của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp. Đảng Cộng sản Việt Nam đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và dân tộc, vì lợi ích của giai cấp và dân tộc. Do đó nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam phải thể hiện nổi bật mục tiêu chính trị đó, góp phần thực hiện lý tưởng của Đảng. Bài 3MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬI PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LÔGIC1. Phương pháp lịch sử Khái niệm: Phương pháp lịch sử là nhằm diễn đạt lại tiến trỡnh phỏt triển của lịch sử với muụn màu muụn vẻ, nhằm thể hiện cỏi lịch sử với tớnh cụ thể hiện thực, tớnh sinh động của nó. Đặc điểm của phương pháp lịch sử:+ Đi sâu vào tớnh muụn màu muụn vẻ của lịch sử, tỡm ra cỏi đặc thù, cái cá biệt ở trong cái phổ biến và trên cơ sở nắm được những đặc thù, cá biệt đó mà trỡnh bày thể hiện cỏi phổ biến của lịch sử.+ Tỡm hiểu cỏi khụng lặp lại bờn cỏi lặp lại. + Theo dừi những bước quanh co, thụt lựi tạm thời... của quỏ trỡnh lịch sử.+ Đi sâu vào ngừ ngỏch của lịch sử, đi sâu vào tâm lý, tỡnh cảm của quần chỳng, hiểu lịch sử cả về điểm lẫn diện, hiểu từ cá nhân, sự kiện, hiện tượng đến toàn xó hội.+ Chú ý đến những tên người, tên đất, khụng gian, thời gian cụ thể nhằm dựng lại quỏ trỡnh lịch sử đúng như nó diễn ra.2. Phương pháp logic Khái niệm: Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng lịch sử, quá trỡnh lịch sử trong hỡnh thức tổng quỏt, nhằm mục đích vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng. Đặc điểm của phương pháp logic:+ Phương pháp logic nhằm đi sâu vào tỡm hiểu cỏi bản chất, cỏi phổ biến, cỏi lắp lại của cỏc hiện tượng, các sự kiện+ Phương pháp logic có thể bỏ qua những bước quanh co, thụt lùi tạm thời của lịch sử, chỉ nắm lấy bước phát triển, những cốt lừi của quỏ trỡnh vận động của lịch sử, tức là nắm lấy quy luật của nó.+ Nếu phương pháp lịch sử phải nắm lấy từng sự việc cụ thể, thời gian, tên người, tên đất cụ thể, phương pháp logic chỉ cần đi sâu nắm lấy những nhân vật, sự kiện, giai đoạn điển hỡnh và nắm qua những phạm trự, quy luật nhất định.3. Sự kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiờn cứu lịch sử Trong thực tế nghiờn cứu, khụng bao giờ có phương pháp lịch sử hay phương pháp logic thuần túy tách rời nhau. Trong phương pháp lịch sử không thể không dùng phương pháp logic để làm nổi bật sợi dây logic chủ yếu của sự phát triển lịch sử. Và ngược lại, phương pháp logic không phải chỉ phản ánh một cách thụ động có tính chất chụp ảnh hiện thực khách quan mà là sự phản ánh biết rút ra từ trong lịch sử cái chủ yếu, làm cho cái chủ yếu ấy thể hiện được bản chất của quá trỡnh lịch sử.Phương pháp lịch sử phải gắn với phương pháp logic mới phản ánh được bản chất, chân lý khách quan của lịch sử. Phải vận dụng đúng đắn cả hai phương pháp thỡ mới cú hiệu cao và tớnh thuyết phục cao.4. Vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc trong nghiên cứu lịch sử Đảng Những người làm công tác nghiên cứu lịch sử phải kết hợp một cách đúng đắn và nhuần nhuyễn phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc. Trước hết phải chú ý đến những vấn đề sau:+ Nghiên cứu lịch sử nói chung cũng như Lịch sử Đảng nói riêng phải khôi phục lại bức tranh chân thực của lịch sử đã diễn ra. + Nghiên cứu lịch sử Đảng không chỉ trình bày những thành công, thắng lợi của Đảng, của cách mạng, mà phải trình bày cả những thiếu sót, không thành công trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, như đã diễn ra trong lịch sử. + Lịch sử lãnh đạo của Đảng không chỉ là sự hoạch định đường lối, chủ trương… mà điều có ý nghĩa quyết định là vai trò tổ chức thực tiễn để đưa cách mạng đến thắng lợi. Vì vậy, nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng phải trình bày cả quá trình tổ chức thực hiện của các cấp và phong trào cách mạng phong phú và sinh động của quần chúng. Kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc trong nghiên cứu lịch sử Đảng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, tuỳ theo từng nội dung và mục đích của từng bài nghiên cứu và của đối tượng mà vận dụng phương pháp này hay phương pháp khác ở mức độ nặng nhẹ khác nhau cho thích hợp. II. PHƯƠNG PHÁP ĐỒNG ĐẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP LỊCH ĐẠI1. Phương pháp đồng đại Phương pháp đồng đại nghiên cứu mặt cắt ngang của xã hội. Đó là phương pháp nghiên cứu những sự kiện và hiện tượng khác nhau trong xã hội xảy ra trong cựng một thời gian. Trong đời sống xã hội, trong cựng một thời gian thường xảy ra rất nhiều sự kiện, hiện tượng khác nhau, giữa các hiện tượng, sự kiện đó có liên quan chằng chịt với nhau, cần thiết phải phân tích, đánh giá mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện, hiện tượng đó. Phương pháp này là nhằm làm rõ các mối liên hệ trong các sự kiện, hiện tượng để từ đó rút ra bản chất, quy luật vận động.2. Phương pháp lịch đạiPhương pháp lịch đại nghiên cứu các sự kiện và hiện tượng lịch sử trong sự vận động và biến đổi của chúng theo trỡnh tự thời gian lịch sử. Theo trỡnh tự thời gian, cỏc sự kiện tạo nờn quỏ trỡnh nối tiếp nhau và trong sự vận động của quá trỡnh đó bộc lộ những nội dung mang tính quy luật. Đó là sự nghiên cứu quá trỡnh phỏt sinh, vận động và phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.3. Vận dụng phương pháp đồng đại và lịch đại trong nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.Là một khoa học chuyên ngành của khoa học lịch sử, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam phải giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong việc phân tích, đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử Đảng trong cùng mộ thời gian nhất định.III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN KỲ LỊCH SỬ Khỏi niệm: Phõn kỳ lịch sử nghĩa là dựa vào sự kiện và tiờu chí khoa học để chia lịch sử loài người từ trước tới nay thành những thời kỳ, những giai đoạn khác nhau, nối tiếp nhau nói lên quá trỡnh phỏt triển khụng ngừng của xó hội. Những nguyờn tắc phõn kỳ lịch sử:+ Phân kỳ lịch sử phải thể hiện được tiến trỡnh phỏt triển chung của xó hội loài người hay của cả một dân tộc.+ Phân kỳ lịch sử phải thể hiện được quy luật khách quan cơ bản của sự phát triển xó hội, quy luật về sự phỏt triển của hỡnh thỏi kinh tế xó hội.+ Lịch sử loài người cũng như lịch sử dân tộc rất phong phú, đa dạng. Sự phát triển của xó hội loài người cũng không đồng đều, đơn tuyến, do đó các nhà sử học thường khẳng định phân kỳ lịch sử mang tính quy ước. Vận dụng phương phỏp phõn kỳ lịch sử trong nghiờn cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam:+ Phõn kỳ trong lịch sử toàn Đảng.+ Phõn kỳ trong lịch sử đảng bộ địa phương.+ Phân kỳ trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam do Đảng lónh đạo. Bài 4PHÂN KỲ LỊCH SỬ TRONG NGHIÊN CỨU SỬ HỌCI. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN KỲ LỊCH SỬ1. Trong nghiên cứu sử học, phân kỳ lịch sử có một vị trí quan trọng Nếu như các vấn đề quan hệ giữa tính Đảng và tính khoa học, quan hệ giữa tính lôgich và tính lịch sử là những vấn đề chung, liên quan đến toàn bộ các sự kiện lịch sử thì vấn đề phân kỳ lịch sử lại là một phần biểu hiện cụ thể của các vấn đề trên.Trong phương pháp luận sử học không thể chỉ dừng lại ở tính Đảng, tính khoa học, tính lôgíc và tính lịch sử. Phải biết đặt sự kiện, con người, tư liệu, trong thời đại, giai đoạn mà nó tồn tại. Nhận thức lịch sử không chỉ gắn liền với sự kiện thực tiễn mà còn gắn liền với môi trường tư tưởng, tâm lý con người làm nên sự kiện đó và con người ghi lại sự kiện đó, tư tưởng, tâm lý con người gắn liền với thời đại. Nghiên cứu lịch sử không dừng lại ở những vấn đề lớn có tính khái quát mà còn mở rộng ra các sự kiện, các nhân vật, các cuộc vận động lớn nhỏ. Để đạt được những nhận định, những luận điểm khách quan, khoa học, người nghiên cứu không thể không trả lời hai câu hỏi lớn: Thứ nhất, xác định thế nào cho đúng mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan trong nghiên cứu sự kiện lịch sử. Thứ hai, khi nói đến hoàn cảnh xã hội tức là nói đến một giai đoạn nhất định của quá trình tiến hoá trong lịch sử loài người. Vậy thì sự phức tạp đó là hoàn toàn có tính chất ngẫu nhiên, hay chịu sự chi phối của những quy luật chung. Trả lời hai câu hỏi trên đã xác định tầm quan trọng của phân kì lịch sử với tư cách là một vấn đề phương pháp luận. Vì vậy, phân kỳ lịch sử là một vấn đề quan trọng của phương pháp luận sử học.2. Phân kỳ lịch sử là gì? Phân kỳ lịch sử tức là dựa vào những dữ kiện và tiêu chí khoa học để chia lịch sử loài người từ trước đến nay thành những thời kỳ, những giai đoạn khác nhau, nối tiếp nhau nói lên quá trình phát triển không ngừng của xã hội. Phân kỳ lịch sử không chỉ thực hiện đối với lịch sử thế giới nói chung mà cần được thực hiện ở lịch sử dân tộc, khu vực và cả ở các lĩch vực hoạt động riêng của con người. Phân kỳ lịch sử không chỉ giúp cho nhà nghiên cứu đạt đến mục tiêu khoa học thực tiễn của mình mà còn giúp cho việc giảng dạy các môn khoa học xã hội nói chung vượt qua được sự chi phối của chủ nghiã chủ quan, nâng cao giá trị khoa học của các nhận định.3. Ý nghĩa của phân kỳ lịch sử trong nghiên cứu và nhận thức lịch sử Trong quan hệ với nhiệm vụ và chức năng của sử học: Dựa và những nhiệm vụ và chức năng của sử học để xác định tầm quan trọng của phân kỳ lịch sử. Trong quan hệ với tính khoa học và tính Đảng: Mục tiêu của tính Đảng trong khoa học xã hội nói chung và khoa học lịch sử nói riêng là đạt đến trình độ cao trong tính khoa học và tính thực tiễn. Không thể nghiên cứu khoa học một cách chung chung bỏ qua phân kỳ lịch sử. Trong quan hệ với tính lôgích và tính lịch sử: Bản thân lịch sử mang tính lôgích, dù hoạt động của con người đa dạng phức tạp, không ít tính ngẫu nhiên. Nhưng tất cả những hoạt động của con người nói trên đều không thể vượt qua cái khung bao quát của thời đại mà họ sống. Phân kỳ lịch sử giúp cho việc xác định mối quan hệ nói trên. Trong quan hệ với vị trí và vai trò của nhà nghiên cứu hay người dạy lịch sử: Vấn đề thời đại, hệ tư tưởng, những quan hệ chính trị xã hội, những quan hệ trong và ngoài quốc gia v.v.. đều tác động đến tư duy của nhà nghiên cứu hay người dạy lịch sử. Xác định đúng thời đại và nội dung của thời đại đó là cơ sở của nhận định, lập luận.II. SƠ LƯỢC CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ PHÂN KỲ LỊCH SỬ1. Giai đoạn trước Tư bản chủ nghĩa2. Những quan niệm phân kỳ lịch sử tư sản và phương Tây hiện đại3. Phân kỳ lịch sử theo quan điểm mác xít: Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Enghen đã nói đến các thời kỳ phát triển của xã hội loài người như những hình thức nối tiếp nhau của chế độ sở hữu: thị tộc, cổ đại, phong kiến và tư sản, nghĩa là đưa ra một quan niệm mới về phân kỳ lịch sử trên cơ sở khẳng định thực tiễn các giai đoạn phát triển của xã hội loài người.Quan niệm này được nói rõ hơn trong bản thảo thứ 3, thư giử Vera Datxulit, khi Mác nêu lên 3 thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư sản, sau đó nêu thêm khái niệm về phương thức sản xuất Á châu. Tư tưởng ban đầu nói trên được phát triển trong quá trình nghiên cứu sâu sắc về lịch sử loài người để đạt đến sự khẳng định về qui luật phát triển khách quan của xã hội loài người, cũng tức là sự tiếp nối của các hình thái kinh tế xã hội. Phân kỳ lịch sử mác xít thể hiện một cách nhìn khái quát khoa học về xã hội loài người nói chung và các quốc gia nói riêng thông qua các quy luật phát triển khách quan nói trên.Vì sao phân kỳ lịch sử theo qui luật phát triển nối tiếp nhau của các phương thức sản xuất, các hình thái kinh tế xã hội lại là một cách phân kỳ khoa học chân chính? Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chứng minh cho nhận định này.III. NHỮNG NGUYÊN TẮC LỚN CỦA PHÂN KỲ LỊCH SỬ.1 Những nguyên tắc chung: Lịch sử loài người là một quá trình phát triển từ thấp lên cao, một quá trình phát triển thống nhất nhưng đầy mâu thuẫn. Phân kỳ lịch sử phải thể hiện được quy luật khách quan cơ bản của sự phát triển xã hội, qui luật về sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội. Lịch sử loài người cũng như lịch sử dân tộc rất phong phú, đa dạng. Sự phát triển của xã hội loài người cũng không đồng đều, đơn tuyến. Do đó, các nhà sử học thường khẳng định phân kỳ lịch sử mang tính quy ước. Phân kỳ lịch sử phải bảo đảm được tính khoa học, khách quan để từ đó góp phần đảm bảo tính khoa học của những nhận định, luận điểm cụ thể.2. Tiêu chí phân kỳ lịch sử: Tiêu chí chủ yếu xuất phát từ chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem cơ sở vật chất là yếu tố quyết định, từ đó lấy hình thái kinh tế xã hội là tiêu chí cơ bản để phân kỳ lịch sử. Tuy nhiên cần có một cách nhìn khách quan, khoa học về các hình thái kinh tế xã hội. Bản thân Mác khi nêu lên khái niệm “phương thức sản xuất Á châu” đã gợi lên ý đó. Cách hiểu từng hình thái kinh tế xã hội hiện nay không hoàn toàn thống nhất vì thực tế phát triển lịch sử các nước ở phương Đông và phương Tây không hoàn toàn giống nhau.Xuất phát từ sự đa dạng, phức tạp của sự phát triển xã hội loài người, giới sử học đã đưa ra khái niệm “thời đại” để phân kỳ.2.1. Trong phân kỳ lịch sử thế giới:Giới sử học thế giới duy trì cách phân kỳ theo thời gian: cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại. Tuy nhiên, mỗi khung biểu hiện sự thống trị của một hình thái kinh tế xã hội, tạm gọi chung là thời đại.Thời đại là gì? Có thể hiểu thời đại là một khoảng thời gian lịch sử dài trong đó có sự tác động lẫn nhau của nhiều hay hai hình thái kinh tế xã hội tiêu biểu do tính tiến bộ của nó cũng như do tác động có ý nghĩa định hướng tiến lên đối với toàn thế giới của nó. Ý nghĩa của việc sử dụng khái niệm thời đại: Đảm bảo mục tiêu khoa học của phân kỳ kịch sử. Góp phần giải quyết những khó khăn do thực tiễn phát triển của các khu vực và quốc gia khác nhau đặt ra. Góp phần đánh giá tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử cụ thể. Góp phần vào việc phân kỳ lịch sử của khu vực hay quốc gia. Một vấn đề đặt ra: khi xác định thời đại là một khoảng thời gian lịch sử dài, không thể không nói đến cái “mốc mở đầu” và “mốc kết thúc” của nó.Phân kỳ lịch sử không dừng lại ở thời đại tương ứng với một phương thức sản xuất nào đó mà còn được thực hiện trong lịch sử của từng thời đại. 2.2. Phân kỳ lịch sử dân tộc:Ở đây, chủ yếu là vấn đề phân kỳ lịch sử nước ta.Có 4 giai đoạn. Trước thế kỷ XX; đầu thế kỷ XX1945; từ 19451975 và từ 1975 đến nay.Tiêu chí phân kỳ: Theo đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin nghĩa là có cùng tiêu chí với phân kỳ lịch sử thế giới.Tuy nhiên, do đặc điểm phát triển của lịch sử dân tộc, phải xuất phát từ thực tiễn lịch sử dân tộc và đặt nó trong khuôn khổ chung của lịch sử thế giới.2.3. Phân kỳ trong lịch sử ĐảngLịch sử Đảng là một chuyên ngành trong khoa học lịch sử, nghiên cứu quá trình ra đời và phát triển của chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiên cứu quá trình hoạt động lý luận, tư tưởng và hoạch định đường lối chính trị của Đảng; quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào cách mạng của quần chúng và hoạt động của Nhà nước trên tất cả mọi lĩnh vực, từ đó rút ra những bài học có tính quy luật của cách mạngViệt nam, góp phần định hướng cho con đường đi lên CNXH ở nước ta. Tiêu chí để phân kỳ trong lịch sử Đảng: Những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử. Căn cứ vào các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng…2.4. Về phân kỳ lịch sử địa phương, tổ chức, phong trào: Lịch sử địa phương (tỉnh, huyện), tổ chức (Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn v.v..), phong trào (Cách mạng) góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, hiểu biết lịch sử các lĩnh vực hoạt động riêng biệt này cũng rất quan trọng.Tiêu chí phân kỳ cần quán triệt:+ Mục tiêu hoạt động của tổ chức, phong trào + Nội dung chủ yếu của giai đoạn lịch sử dân tộc.+ Khung thời đại của lịch sử thế giới.+ Những mốc thời gian cụ thể.Bài 5SỬ LIỆU HỌC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬI. ĐẠI CƯƠNG VỀ SỬ LIỆU HỌC1. Sử liệu học là gì?Sử liệu học là một ngành của khoa học lịch sử chuyên nghiên cứu về các quy luật hình thành, phản ánh của các nguồn sử liệu và về các phương pháp sưu tầm, phân loại, chọn lọc và sử dụng chúng trong các công trình nghiên cứu lịch sử.2. Quá trình hình thành sử liệu học như một khoa học Nếu coi sử liệu học như là môn học về các nguồn sử liệu, về các quá trình sưu tầm, chọn lọc, xác minh và sử dụng tư liệu lịch sử thì có thể nói những mầm mống của nó đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại. Đến thời trung đại, nhất là trong thời kì văn hoá Phục hưng, sử liệu học có điều kiện phát triển hơn mặc dù nó xuất hiện và phát triển hoàn toàn dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu. Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, với sự xuất hiện các công trình nghiên cứu của E.Bécgâyma, Langloa, Xennhôbox, Maixtera v.v. nhiệm vụ của sử liệu học được nêu lên như là một ngành khoa học riêng biệt. Họ đã coi tư liệu lịch sử là đối tượng của nhận thức, đồng thời nêu lên cấu trúc của tư liệu, khả năng trừu tượng hoá khi nghiên cứu các nguồn sử liệu. Những công trình nghiên cứu này đã đặt nền móng cho ngành sử liệu học. Bắt đầu từ những năm 50 của thế kỉ XX, sử liệu học đã trở thành một khoa học độc lập; hầu hết các phạm trù, các khái niệm, những nguyên tắc cơ bản của sử liệu học hiện đại đều đã được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Cũng từ những năm 50 của thế kỉ XX, sử liệu học mác xít dần dần được hình thành. 3. Đối tượng, nhiệm vụ và cơ cấu của sử liệu học Sử liệu học là môn học về các nguồn sử liệu. Song đối tượng nghiên cứu của sử liệu học không phải là những tư liệu lịch sử cụ thể mà là những quy luật hình thành các tư liệu lịch sử và phản ánh quá trình lịch sử khách quan trong đó. Khi nói về nhiệm vụ của sử liệu học, cần phải nhận thấy hai mặt của chúng:Thứ nhất, nó biểu hiện ở chỗ xây dựng, đề xuất hệ thống các nguyên tắc, phương pháp và cách sử dụng tư liệu lịch sử. Đó chính là sử liệu học lí luận.Thứ hai, thể hiện trong công tác tư liệu, trong việc tìm kiếm, chọn lọc, phân tích… tư liệu để nghiên cứu các mặt khác nhau của quá trình lịch sử, trong việc kiến trúc tổng thể sự kiện khoa học từ các tư liệu. Đó chính là nhiệm vụ của sử liệu học ứng dụng hay thực tiễn công tác tư liệu. Từ đó hình thành cơ cấu của sử liệu học bao gồm cả sử liệu học lí luận và sử liệu học ứng dụng. Chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.II. TƯ LIỆU LỊCH SỬ1. Vai trò của tư liệu lịch sử trong khoa học lịch sử nói chung và trong mỗi công trình nghiên cứu lịch sử nói riêng Khoa học lịch sử có điểm khác với các ngành khoa học khác ở chỗ nền tảng khoa học của nó được xây dựng, kiến lập nên qua các sự kiện lịch sử. Các sự kiện lịch sử chỉ có trong các tư liệu lịch sử. Do đó, không có tư liệu lịch sử thì không có khoa học lịch sử và ngược lại. Nhu cầu xã hội luôn đặt ra những vấn đề mà khoa học lịch sử phải giải quyết. Song vấn đề đó có được giải quyết hay không hoàn toàn phụ thuộc vào một điều kiện tiên quyết là có tư liệu lịch sử về vấn đề đó hay không. Khi đã có tư liệu lịch sử thì việc giải quyết vấn đề lại phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của nguồn tư liệu, vào trình độ chuyên môn, vào quan điểm và phương pháp nghiên cứu, khai thác tư liệu của nhà sử học. 2. Khái niệm tư liệu lịch sử Muốn hiểu thế nào là tư liệu lịch sử, trước hết ta cần phân biệt các khái niệm “sự kiện lịch sử” và sự kiện tư liệu.Sự kiện lịch sử là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ mà nhiều nhà nghiên cứu thường gọi là sự kiện hiện thực và “sự kiện tri thức” là những sự kiện lịch sử được nói tới trong các sách nghiên cứu, giáo trình, sách giáo khoa .“Sự kiện tư liệu” là những sự kiện lịch sử chứa đựng trong các tư liệu lịch sử. Tư liệu lịch sử chứa đựng các sự kiện tư liệu. Tư liệu lịch sử cũng là những sản phẩm hoạt động của con người; nó xuất hiện như một hiện tượng xã hội phục vụ cho một mục đích, một nhu cầu nào đó của xã hội đương thời và tồn tại như những di tích, dấu vết của hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã qua. Từ đó ta có thể hiểu tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp và trừu tượng một mặt hoạt động nào đấy của con người. 3. Các quy luật hình thành và phản ánh của tư liệu lịch sử Tư liệu lịch sử được hình thành không phải một cách ngẫu nhiên mà theo các quy luật của nó. Các quy luật đó là: Quy luật tư liệu phản ánh quan điểm giai cấp của tác giả và ảnh hưởng của quan điểm ấy đối với nội dung của tư liệu. Quy luật ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử cụ thể, của nhu cầu và mục đích ra đời của tư liệu đối với nội dung và hình thức của tư liệu. Quy luật phản ánh sự phù hợp tính đúng đắn, đầy đủ của tư liệu với khả năng chủ quan, khách quan của tác giả tư liệu khi phản ánh các sự kiện, với địa điểm, thời gian có trong tư liệu. Quy luật liên quan và phụ thuộc lẫn nhau của tư liệu này đối với các tư liệu khác.4. Các loại tư liệu lịch sử Tuỳ thuộc nội dung phản ánh và tính chất của sử liệu, người ta thường chia tư liệu lịch sử thành 7 nhóm: 1 tư liệu thành văn; 2 tư liệu vật chất; 3 tư liệu truyền miệng dân gian; 4 tư liệu ngôn ngữ; 5 tư liệu dân tộc học; 6 tư liệu phim ảnh, băng ghi hình và 7 tư liệu băng ghi âm.III. CÔNG TÁC SƯU TẦM , PHÂN LOẠI VÀ CHỌN LỌC TƯ LIỆU Công tác chuẩn bị tư liệu vừa có nhiệm vụ xác định vấn đề nghiên cứu, vừa nhằm cung cấp cơ sở cho việc giải quyết vấn đề. Nó bao gồm các bước: 1) Sưu tầm tư liệu2) Phân loại tư liệu3) Chọn lọc tư liệu4) Xác minh và phê phán tư liệu. IV. VẤN ĐỀ PHÊ PHÁN VÀ XÁC MINH TƯ LIỆU Quá trình xác minh, phê phán tư liệu có hai giai đoạn và cũng là hai nội dung lớn, hai phương pháp khác nhau, là phê phán phân tích và phê phán tổng hợp: Phê phán phân tích có đối tượng nghiên cứu là một tư liệu riêng biệt, do đó là một sự kiện riêng biệt. Nhiệm vụ cuối cùng của phê phán phân tích là nhằm đánh giá sự đúng đắn, đầy đủ và giá trị khoa học khách quan của một tư liệu cụ thể. Phê phán tổng hợp có đối tượng là một tập hợp tư liệu và vì thế là một hệ thống các sự kiện với tất cả các mối quan hệ cơ cấu và di truyền của chúng. Phê phán tổng hợp là một phương pháp nghiên cứu có chức năng là làm sáng tỏ những mối quan hệ giữa các mặt khác nhau của một cái toàn vẹn, giữa các bộ phân của nó để tìm ra tính tương tác bên trong, bản chất và quy luật của các hiện tượng.V. TƯ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNGĐể giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, khoa học lịch sử nói chung và khoa học Lịch sử Đảng nói riêng, hoàn toàn phụ thuộc vào một điều kiện tiên quyết là có tư liệu lịch sử về vấn đề đó hay không. Mức độ giải quyết vấn đề lại phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của nguồn tư liệu, trình độ chuyên môn, quan điểm và phương pháp nghiên cứu, khai thác tư liệu của nhà sử học. Do vậy, để khoa học lịch sử Đảng có tác dụng lớn đối với việc nâng cao trình độ lí luận, tư tưởng trong Đảng và giúp ích thiết thực cho công tác lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay… cần phải đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của tư liệu lịch sử đối với công tác nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng. Để từ đó đòi hỏi người cán bộ nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Đảng phải thường xuyên đổi mới cách thức, biện pháp trong công tác sưu tầm, lưu trữ, thẩm định, khai thác các nguồn tư liệu lịch sử trên cơ sở nắm vững và vận dụng phương pháp luận Mácxít, góp phần giữ gìn và phát huy hơn nữa giá trị của khoa học lịch sử Đảng.Bài 6CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨUMỘT ĐỀ TÀI KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐẢNGI. BƯỚC 1 LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đây là bước rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu. Bởi vì chọn được đề tài nghiên cứu đúng sẽ góp phần quan trọng vào thành công của quá trình nghiên cứu.Chọn Đề tài nghiên cứu đúng là thế nào? Đề tài đúng để nghiên cứu là đề tài có ý nghĩa khoa học (lý luận) và thực tiễn. Đề tài khoa học đúng để nghiên cứu là đề tài phù hợp với chương trình học tập, phù hợp với trình độ và điều kiện thực hiện của người nghiên cứu.Sau khi đã lựa chọn được đề tài, căn cứ tính chất đề tài, điều kiện thực hiện, người nghiên cứu cần xác định rõ mục đích yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi của đề tài. Việc này cũng nằm trong Bước 1, nhằm xác định rõ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.Việc cuối cũng của Bước 1 là đặt tên cho đề tài nghiên cứu. Thông thường việc đặt tên đề tài cần bảo đảm 3 yêu cầu sau: Thể hiện được nội dung chính của đề tài. Càng ngắn gọn càng tốt. Có khả năng hấp dẫn người đọc (hay).II BƯỚC 2 XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG TÁC TƯ LIỆUĐề cương nghiên cứu có 2 loại:Đề cương sơ lược được xây dựng sau khi đã hoàn thành về căn bản Bước 1. Trên cơ sở Đề cương sơ lược, người nghiên cứu sưu tầm, xác minh, hệ thống tư liệu.Đề cương chi tiết được xây dựng sau khi đã sưu tầm, xác minh được những tư liệu cơ bản, cần thiết. Công tác tư liệu. Nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có tư liệu có độ tin cậy cao, tư liệu phong phú. Nguồn tư liệu phong phú là điều kiện cần thiết để đề tài nghiên cứu đạt chất lượng khoa học cao. Để nghiên cứu một đề tài khoa học lịch sử Đảng, cần phải khai thác các nguồn tư liệu (sử liệu) sau: Tác phẩm kinh điển: bao gồm các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin liên quan đến đề tài. Tác phẩm của Hồ Chí Minh liên quan đến đề tài. Văn kiện Đảng, văn kiện của Quốc hội, Chính phủ và các đoàn thể các cấp, các ngành (hoặc của HĐND, UBND,...) phù hợp về thời gian của đề tài. Các bài nói, bài viết, hồi ký của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước liên quan đến đề tài. Báo chí xuất bản cùng thời gian của đề tài. Sách nghiên cứu của các nhà khoa học (trong nước, ngoài nước) liên quan đề tài. Tài liệu của phe đối địch,v.v...Để việc tập hợp tư liệu không bị bỏ sót một nguồn tư liệu nào, cần phải xây dựng Thư mục tham khảo.Việc tiếp theo là đọc và ghi chép tư liệu (sau khi lập được thư mục). Để có thể làm tốt điều này, một trong những khâu quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học là phải phân loại tư liệu để đọc.Xác minh và đánh giá tư liệu: Xác minh và đánh giá là yêu cầu của việc nghiên cứu khoa học, vì sự kiện được sử dụng cần chính xác trong điều kiện và trình độ nghiên cứu lúc bấy giờ. Công tác xác minh tư liệu giữ một vị trí hết sức quan trọng vì nếu chúng ta làm không tốt thì nhận định, quan điểm rút ra từ sự kiện sẽ bị đổ vỡ một cách dễ dàng.Công tác tư liệu phải làm trước một bước, làm cơ sở để nghiên cứu. Nhưng điều đó không có nghĩa là khi sang Bước nghiên cứu không làm tư liệu nữa. Tư liệu vẫn sẽ tiếp tục được bổ sung trong quá trình nghiên cứu biên soạn.III. BƯỚC 3 NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN ĐỀ TÀIỞ Bước này, người nghiên cứu phải nắm vững nguyên tắc, phương pháp, nội dung nghiên cứu và văn phong. Bảo đảm nguyên tắc tính đảng và nguyên tắc tính khoa học. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành phù hợp. Đó là các phương pháp lịch sử, lô gích, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, lịch đại, đồng đại,v.v.. Thực hiện nghiên cứu đầy đủ 4 nội dung lịch sử Đảng: 1. Nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng; 2. Nghiên cứu phong trào cách mạng của nhân dân thực hiện đường lối của Đảng; 3. Nghiên cứu những kinh nghiệm xây dựng Đảng; 4. Nghiên cứu những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng. Thể hiện bằng văn phong khoa học: chính xác, ngắn gọn, trong sáng. Văn phong của nhà sử học vẫn có thể hấp dẫn người đọc bằng những hình ảnh sinh động của lịch sử được tái hiện, bằng những câu phân tích sắc sảo, thuyết phục người đọc.IV. BƯỚC 4 HOÀN THIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Sau khi nghiên cứu biên soạn xong, cần xem lại toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài: từ tên đề tài, cấu trúc, tư liệu, nội dung các chương, tiết, các trích dẫn, văn phong,.. để tiếp tục sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện. Lập bảng danh mục tài liệu tham khảo. 7. Tài liệu tham khảo1 El’ Chaninov: Những vấn đề phương pháp luận của khoa học lịch sử, trong chuyên đề “Sử học và xã hội học”. Viện TTKHXH, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội, 1992.2 N.A. Êrôphêép : Lịch sử là gì, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 19863 J. Tôpôlski: Phương pháp luận sử học. Bản dịch của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1967.4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1,T2, T3, T4, T5, T6, T7, T8, T9, T10, T11, T12, Nxb CTQG, H, 2000.5 Phan Ngọc Liên (chủ biên): Phương pháp luận sử học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 20006 Phan Ngọc Liên và Nguyễn Quang Lê : Vai trò của tri thức lịch sử trong mối quan hệ giao lưu văn hóa quốc tế. Tạp chí “Văn học dân gian” số 3(1955), 1996. 7 Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh: Giáo trình phương pháp luận sử học, Đại học sư phạm Hà Nội, 1982. 8 Trương Hữu Quýnh: Suy nghĩ về sử học của chúng thời đổi mới, Tạp chí “Nghiên cứu Lịch sử”, số 3(286), 1990.9 Văn Tạo, Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, Nxb KHXH, H, 1995. 10 Văn Tạo, Sử học và hiện thực, Nxb KHXH, H, 1997.11 Viện sử học, Mấy vấn đề phương pháp luận sử học, Nxb KHXH, H, 1970.8. Phương pháp đánh giá: 9. Những vấn đế cần thảo luận, trao đổi trong nhóm, tổ:1 Từ những kiến thức chung về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử, hãy vận dụng làm rõ đối tượng, chức năng và nhiệm vụ của khoa học lịch sử Đảng CSVN?2 Tại sao trong nghiên cứu lịch sử Đảng CSVN phải quán triệt nguyên tắc tính đảng và tính khoa học?3 Trong nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng phải thực hiện theo những phương pháp nào?4 Những lưu ý cơ bản đối với việc sưu tầm, xác minh, lựa chọn và xử lý tư liệu trong nghiên cứu lịch sử Đảng CSVN?5 Giải quyết một vấn đề nghiên cứu lịch sử Đảng cần phải thực hiện qua các bước cơ bản nào?

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC Tên môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC (Dùng cho Cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng CSVN) Tổng số đơn vị học trình: (45 tiết) Trong đó: - Hướng dẫn, giới thiệu lớp: 30 tiết - Thảo luận theo tổ nhóm: 10 tiết - Thi viết: tiết Bộ môn phụ trách: Viện Lịch sử Đảng Giảng viên viết đề cương: PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc PGS,TS Trần Thị Thu Hương Vị trí môn học: Học phần Phương pháp luận sử môn học trang bị phương pháp luận khoa học lịch sử cho học viên trước học viên học tập chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mục tiêu yêu cầu môn học: - Mục tiêu: + Về tri thức: Giỳp cho Học viờn nắm vững hệ thống cỏc vấn đề phương pháp luận sử học, bao gồm: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ khoa học lịch sử; cỏc phương phỏp nguyờn tắc nghiờn cứu sử học; phõn kỳ lịch sử; cụng tỏc sử liệu nghiờn cứu lịch sử… + Kỹ năng: Trờn sở vấn đề chung phương phỏp luận sử học, vận dụng vào việc nghiờn cứu, giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam + Tư tưởng, tỡnh cảm: Củng cố niềm tin Đảng, khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học, quỏn triệt sõu sắc cỏc vấn đề phương phỏp luận sử học nghiên cứu giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Nhiệm vụ học viên: Học viên phải đọc, nghiên cứu trước giáo trình, đề cương giảng, tài liệu tham khảo, ghi chép, tích cực chuẩn bị ý kiến, chủ động đề xuất vấn đề trình nghe giảng, thảo luận Chuẩn bị nội dung thảo luận, đọc sưu tầm tư liệu có liên quan đến giảng theo yêu cầu hướng dẫn giảng viên Nội dung môn học : Bài ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ VÀ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I ĐỐI TƯỢNG CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ Quan niệm đối tượng nghiên cứu sử học thời cổ đại, phong kiến tư chủ nghĩa - Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, quan niệm đối tượng sử học khác với nhận thức lịch sử người thời kì nguyên thuỷ Mọi việc, tượng nghiên cứu người thời cổ đại phụ thuộc vào quan niệm nhận thức giai cấp thống trị (chủ nô) Nó biểu loại biên niên sử, tiểu sử, tự truyện, biện luận lịch sử nước cổ đại phương Đông phương Tây - Thấm nhuần hệ tư tưởng giai cấp thống trị, sử học phong kiến xem tượng lịch sử kết can thiệp sức mạnh Trời vào đời sống cong người: trình lịch sử ý Trời định đoạt - Bắt đầu từ nhà sử học thời Phục hưng nước Pháp, sử học giai cấp tư sản lên quan niệm “đối tượng đặc biệt lịch sử người vật quan hệ đến người” Bên cạnh việc lấy hoạt động trị loài người khứ làm đối tượng nghiên cứu, họ mở rộng lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội Quan niệm chủ nghĩa Mác - Lênin đối tượng sử học - Mác Ăngghen hoàn thành quan niệm vật lịch sử thực làm cách mạng khoa học lịch sử Bởi việc phát quan niệm vật lịch sử, hay nói hơn, áp dụng mở rộng chủ nghĩa vật cách triệt để vào lĩnh vực tượng xã hội loại bỏ hai khuyết điểm lí luận lịch sử trước Đối tượng khoa học lịch sử, theo quan niệm mácxít - lêninnít trình phát triển thực tế xã hội loài người, nước, dân tộc toàn tính thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu, muôn vẻ - Trên sở quan niệm mácxít - lêninnít đối tượng sử học vậy, tìm hiểu sâu số vấn đề thuộc phạm vi đối tượng: + Quy luật phát triển xã hội có phải đối tượng sử học hay không? + Những vấn đề thời có phải đối tượng sử học không? II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ Chức khoa học lịch sử - Trước hết chức nhận thức: Chức nhận thức khoa học lịch sử miêu tả cách khoa học thực khứ khách quan sở miêu tả mà phân tích, giải thích tính phong phú đa dạng hình thức cụ thể trình lịch sử để phát quy luật lịch sử xã hội loài người - Lịch sử gương soi cho hệ sau, phản ánh cần thiết cần “ôn cố tri tân”, đáp ứng nhu cầu xã hội người ngày Từ chức giáo dục, nêu gương này, sử học có tác dụng lớn giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, rèn luyện phẩm chất dự báo Nhiệm vụ khoa học lịch sử - Trước hết, nghiên cứu vạch sách sách lược cách mạng, đảng giai cấp công nhân tìm lịch sử kinh nghiệm, hiểu biết cần thiết để lấy câu trả lời cho vấn đề cấp bách - Sự hiểu biết lịch sử khứ cách sâu sắc sở để xác định tính đắn sách, sách lược mà Đảng đề - Minh hoạ, chứng minh tính chất đắn, tính thực tiễn khách quan đường lối, sách Đảng nhiệm vụ quan trọng khoa học lịch sử - Tri thức lịch sử phương tiện giáo dục có hiệu tư tưởng tiến bộ, phẩm chất, đạo đức cách mạng cho quần chúng - Trong góp phần phục vụ nhiệm vụ cách mạng nêu trên, người làm công tác sử học làm cho thân khoa học lịch sử phát triển III ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG Đối tượng nghiên cứu Là chuyên ngành khoa học lịch sử, đối tượng chung, Lịch sử Đảng có đối tượng nghiên cứu cụ thể: - Nghiên cứu trình lãnh đạo Đảng qua thời kỳ cách mạng - Nghiên cứu quy luật đời, xây dựng phát triển Đảng trị, tư tưởng tổ chức qua thời kỳ cách mạng - Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, học trình lãnh đạo Đảng để bước làm rõ vấn đề lý luận cách mạng Việt Nam - Nghiên cứu, tổng kết làm rõ truyền thống Đảng Chức nhiệm vụ khoa học Lịch sử Đảng 2.1 Chức khoa học Lịch sử Đảng: Khoa học Lịch sử Đảng có chức bản: - Chức nhận thức khoa học lịch sử nhằm mục đích phục vụ việc cải tạo xó hội theo quy luật phát triển xó hội trỡnh lịch sử tự nhiờn - Chức giáo dục tư tưởng trị, giải nhiệm vụ giáo dục niềm tin vào tính tất yếu lịch sử cho cán bộ, đảng viên quần chúng 2.2 Nhiệm vụ khoa học lịch sử Đảng: - Khụi phục, tỏi tạo lại thật lịch sử - Làm rừ quy luật lịch sử - Tổng kết kinh nghiệm lịch sử từ thành công không thành công Đảng trỡnh lónh đạo cách mạng Bài MỘT SỐ NGUYÊN TẮC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ I- TÍNH KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ - Trong đấu tranh lĩnh vực tư tưởng lí luận khoa học, nhà khoa học đại diện cho giai cấp công nhân nhân dân lao động đứng vững sở lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin Nhưng trình vận dụng lí luận Mác - Lênin, nhà khoa học mác xít tôn trọng thật khách quan, chân lí khoa học tiến hành cách giáo điều, áp đặt cách máy móc - Tính khoa học phản ánh kết nghiên cứu vật, tượng phải đạt đến chân lí khách quan Tính đảng dựa vào hệ tư tưởng, lí tưởng, mục đích giai cấp xã hội, nhà khoa học mác xít, lí tưởng cộng sản chủ nghĩa sở tư tưởng cho nghiên cứu khoa học Vì vậy, phải trọng đến tính khoa học để có sở vững cho việc nhận thức thực lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, đồng thời phải nắm vững tính đảng đạt đến khoa học thực - Để đạt tính khoa học trình nghiên cứu, phải có ba yếu tố: kiện sở phản ánh thực khách quan; kết luận khoa học rút từ nghiên cứu kiện cụ thể cuối việc vận dụng kết nghiên cứu phục vụ cho việc đấu tranh thực lí tưởng giai cấp II TÍNH ĐẢNG TRONG NGHIÊN CỨU SỬ HỌC - Xác định nguyên tắc tính đảng nghiên cứu sử học yêu cầu phải thực + Trong xã hội có giai cấp, nội dung khoa học chịu ảnh hưởng giới quan, quan điểm lợi ích giai cấp mà phụ thuộc Nhà khoa học thuộc giai cấp thường phục vụ lợi ích cho giai cấp + Chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh tính chất phong phú, đa dạng đời sống tinh thần xã hội ra, thời đại lịch sử, tất hình thái ý thức xã hội liên hệ mật thiết với quan hệ kinh tế giai cấp thống trị lúc chịu ảnh hưởng Vì vậy, xã hội có giai cấp, nhà khoa học đứng lập trường giai cấp công nhân - giai cấp tiến xã hội, đại diện chân quyền lợi nguyện vọng toàn thể nhân dân lao động - phản ánh thực khách quan trình phát triển xã hội, phù hợp với tiến trình phát triển lịch sử Vì vậy, người làm công tác khoa học muốn nhận thức chân lí khách quan dứt khoát phải đứng lập trường giai cấp vô sản, thể rõ tính giai cấp vô sản, lựa chọn khác + Tính đảng cộng sản thể việc công khai bảo vệ lợi ích giai cấp vô sản - giai cấp tiên tiến quần chúng nhân dân lao động Tính đảng mác xít sở cho phép nhà khoa học xã hội, có nhà sử học nhận thức cách khách quan, đầy đủ mối quan hệ thời kì, phân tích lịch sử cách sâu sắc, đắn - Tính đảng cộng sản sử học mác xít thể số mặt: + Các nhà nghiên cứu sử học phải đứng lập trường giai cấp vô sản + Phải nhận thức vận dụng đắn, linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh nghiên cứu lịch sử + Nắm vững quan điểm, đường lối, sách Đảng thời kì lịch sử định để vận dụng vào nghiên cứu lịch sử + Phải thể tính chiến đấu khoa học lịch sử mác xít đấu tranh lĩnh vực sử học + Phải có tinh thần sáng tạo thể việc lựa chọn, kế thừa, tiếp thu di sản văn hoá tiến nhân loại, dân tộc không rập khuôn, giáo điều, công thức nghiên cứu lịch sử … III SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH ĐẢNG TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ - Trong xã hội có giai cấp đối kháng, khoa học xã hội có tính đảng Chúng ta công khai nói rõ tính đảng nghiên cứu lịch sử, ngược lại, sử học tư sản che dấu tính đảng Bởi vậy, tính khoa học tính đảng sử học mác xít thống với Đây thống biện chứng tính khoa học, thuộc hình thái ý thức xã hội tính đảng, thuộc hệ tư tưởng - Trong sử học mácxít, mối quan hệ tính đảng tính khoa học thể chỗ tính đảng cộng sản chất tư tưởng - trị, có ý nghĩa đạo phương hướng, bảo đảm cho khoa học phục vụ lợi ích dân tộc giai cấp vô sản Tuy nhiên, đây, tính đảng không giới hạn phạm vi xác định lập trường, quan điểm giai cấp vô sản, mà gắn liền tác động đến vấn đề nội dung phương pháp nghiên cứu khoa học Chúng ta tách rời tính khoa học khỏi tính đảng ngược lại, làm thân khoa học hiệu lực giải vấn đề quan trọng mà khoa học lịch sử đặt IV TÍNH ĐẢNG VÀ TÍNH KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG - Trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng, tính đảng trước hết thể giới quan, lập trường, hệ tư tưởng vô sản, khẳng định lý tưởng cộng sản chủ nghĩa mang đến cho người học sở để củng cố niềm tin vào lý tưởng đó; phản ánh đường lối, quan điểm sách Đảng, củng cố thống ý chí hành động toàn Đảng - Tính khoa học giảng Lịch sử Đảng thể trước hết trình bày kiện cách chân thực, khách quan - Tính khoa học giảng Lịch sử Đảng thể khả vận dụng kết nghiên cứu vào thực tiễn, góp phần phục vụ cho đấu tranh thực lý tưởng cách mạng giải phóng giai cấp dân tộc, thực mục tiêu độc lập dân tộc CNXH - Tính đảng biểu tư tưởng đấu tranh giai cấp xã hội có đối kháng giai cấp Đảng Cộng sản Việt Nam đấu tranh nghiệp giải phóng giai cấp công nhân dân tộc, lợi ích giai cấp dân tộc Do nghiên cứu giảng dạy lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam phải thể bật mục tiêu trị đó, góp phần thực lý tưởng Đảng Bài MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ I- PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LÔGIC Phương pháp lịch sử - Khái niệm: Phương pháp lịch sử nhằm diễn đạt lại tiến trỡnh phỏt triển lịch sử với muụn màu muụn vẻ, nhằm thể cỏi lịch sử với tớnh cụ thể thực, tớnh sinh động - Đặc điểm phương pháp lịch sử: + Đi sâu vào tớnh muụn màu muụn vẻ lịch sử, tỡm cỏi đặc thù, cá biệt phổ biến sở nắm đặc thù, cá biệt mà trỡnh bày thể cỏi phổ biến lịch sử + Tỡm hiểu cỏi khụng lặp lại bờn cỏi lặp lại + Theo dừi bước quanh co, thụt lựi tạm thời quỏ trỡnh lịch sử + Đi sâu vào ngừ ngỏch lịch sử, sâu vào tâm lý, tỡnh cảm quần chỳng, hiểu lịch sử điểm lẫn diện, hiểu từ cá nhân, kiện, tượng đến toàn xó hội + Chú ý đến tên người, tên đất, khụng gian, thời gian cụ thể nhằm dựng lại quỏ trỡnh lịch sử diễn Phương pháp logic - Khái niệm: Phương pháp logic phương pháp nghiên cứu tượng lịch sử, trỡnh lịch sử hỡnh thức tổng quỏt, nhằm mục đích vạch chất, quy luật, khuynh hướng chung vận động chúng - Đặc điểm phương pháp logic: + Phương pháp logic nhằm sâu vào tỡm hiểu cỏi chất, cỏi phổ biến, cỏi lắp lại cỏc tượng, kiện + Phương pháp logic bỏ qua bước quanh co, thụt lùi tạm thời lịch sử, nắm lấy bước phát triển, cốt lừi quỏ trỡnh vận động lịch sử, tức nắm lấy quy luật + Nếu phương pháp lịch sử phải nắm lấy việc cụ thể, thời gian, tên người, tên đất cụ thể, phương pháp logic cần sâu nắm lấy nhân vật, kiện, giai đoạn điển hỡnh nắm qua phạm trự, quy luật định Sự kết hợp phương pháp lịch sử phương pháp logic nghiờn cứu lịch sử Trong thực tế nghiờn cứu, khụng có phương pháp lịch sử hay phương pháp logic túy tách rời Trong phương pháp lịch sử không dùng phương pháp logic để làm bật sợi dây logic chủ yếu phát triển lịch sử Và ngược lại, phương pháp logic phản ánh cách thụ động có tính chất chụp ảnh thực khách quan mà phản ánh biết rút từ lịch sử chủ yếu, làm cho chủ yếu thể chất trỡnh lịch sử Phương pháp lịch sử phải gắn với phương pháp logic phản ánh chất, chân lý khách quan lịch sử Phải vận dụng đắn hai phương pháp thỡ cú hiệu cao tớnh thuyết phục cao Vận dụng phương pháp lịch sử phương pháp lôgíc nghiên cứu lịch sử Đảng Những người làm công tác nghiên cứu lịch sử phải kết hợp cách đắn nhuần nhuyễn phương pháp lịch sử phương pháp lôgíc Trước hết phải ý đến vấn đề sau: + Nghiên cứu lịch sử nói chung Lịch sử Đảng nói riêng phải khôi phục lại tranh chân thực lịch sử diễn + Nghiên cứu lịch sử Đảng không trình bày thành công, thắng lợi Đảng, cách mạng, mà phải trình bày thiếu sót, không thành công lãnh đạo đạo Đảng, diễn lịch sử + Lịch sử lãnh đạo Đảng không hoạch định đường lối, chủ trương… mà điều có ý nghĩa định vai trò tổ chức thực tiễn để đưa cách mạng đến thắng lợi Vì vậy, nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng phải trình bày trình tổ chức thực cấp phong trào cách mạng phong phú sinh động quần chúng - Kết hợp phương pháp lịch sử phương pháp lôgíc nghiên cứu lịch sử Đảng cần thiết Tuy nhiên, tuỳ theo nội dung mục đích nghiên cứu đối tượng mà vận dụng phương pháp hay phương pháp khác mức độ nặng nhẹ khác cho thích hợp II PHƯƠNG PHÁP ĐỒNG ĐẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP LỊCH ĐẠI Phương pháp đồng đại - Phương pháp đồng đại nghiên cứu mặt cắt ngang xã hội Đó phương pháp nghiên cứu kiện tượng khác xã hội xảy cựng thời gian - Trong đời sống xã hội, cựng thời gian thường xảy nhiều kiện, tượng khác nhau, tượng, kiện có liên quan chằng chịt với nhau, cần thiết phải phân tích, đánh giá mối liên hệ chất kiện, tượng - Phương pháp nhằm làm rõ mối liên hệ kiện, tượng để từ rút chất, quy luật vận động Phương pháp lịch đại Phương pháp lịch đại nghiên cứu kiện tượng lịch sử vận động biến đổi chúng theo trỡnh tự thời gian lịch sử Theo trỡnh tự thời gian, cỏc kiện tạo nờn quỏ trỡnh nối tiếp vận động trỡnh bộc lộ nội dung mang tính quy luật Đó nghiên cứu trỡnh phỏt sinh, vận động phát triển kiện, tượng lịch sử Vận dụng phương pháp đồng đại lịch đại nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Là khoa học chuyên ngành khoa học lịch sử, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam phải giải nhiệm vụ đặt việc phân tích, đánh giá kiện, tượng lịch sử Đảng mộ thời gian định III PHƯƠNG PHÁP PHÂN KỲ LỊCH SỬ - Khỏi niệm: Phõn kỳ lịch sử nghĩa dựa vào kiện tiờu chí khoa học để chia lịch sử loài người từ trước tới thành thời kỳ, giai đoạn khác nhau, nối tiếp nói lên trỡnh phỏt triển khụng ngừng xó hội - Những nguyờn tắc phõn kỳ lịch sử: + Phân kỳ lịch sử phải thể tiến trỡnh phỏt triển chung xó hội loài người hay dân tộc 10 + Phân kỳ lịch sử phải thể quy luật khách quan phát triển xó hội, quy luật phỏt triển hỡnh thỏi kinh tế xó hội + Lịch sử loài người lịch sử dân tộc phong phú, đa dạng Sự phát triển xó hội loài người không đồng đều, đơn tuyến, nhà sử học thường khẳng định phân kỳ lịch sử mang tính quy ước - Vận dụng phương phỏp phõn kỳ lịch sử nghiờn cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: + Phõn kỳ lịch sử toàn Đảng + Phõn kỳ lịch sử đảng địa phương + Phân kỳ giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam Đảng lónh đạo - Bài PHÂN KỲ LỊCH SỬ TRONG NGHIÊN CỨU SỬ HỌC I Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN KỲ LỊCH SỬ Trong nghiên cứu sử học, phân kỳ lịch sử có vị trí quan trọng - Nếu vấn đề quan hệ tính Đảng tính khoa học, quan hệ tính lôgich tính lịch sử vấn đề chung, liên quan đến toàn kiện lịch sử vấn đề phân kỳ lịch sử lại phần biểu cụ thể vấn đề Trong phương pháp luận sử học dừng lại tính Đảng, tính khoa học, tính lôgíc tính lịch sử Phải biết đặt kiện, người, tư liệu, thời đại, giai đoạn mà tồn - Nhận thức lịch sử không gắn liền với kiện thực tiễn mà gắn liền với môi trường tư tưởng, tâm lý người làm nên kiện người ghi lại kiện đó, tư tưởng, tâm lý người gắn liền với thời đại - Nghiên cứu lịch sử không dừng lại vấn đề lớn có tính khái quát mà mở rộng kiện, nhân vật, vận động lớn nhỏ Để đạt 11 nhận định, luận điểm khách quan, khoa học, người nghiên cứu không trả lời hai câu hỏi lớn: Thứ nhất, xác định cho mối quan hệ chủ quan khách quan nghiên cứu kiện lịch sử Thứ hai, nói đến hoàn cảnh xã hội tức nói đến giai đoạn định trình tiến hoá lịch sử loài người Vậy phức tạp hoàn toàn có tính chất ngẫu nhiên, hay chịu chi phối quy luật chung Trả lời hai câu hỏi xác định tầm quan trọng phân kì lịch sử với tư cách vấn đề phương pháp luận Vì vậy, phân kỳ lịch sử vấn đề quan trọng phương pháp luận sử học Phân kỳ lịch sử gì? - Phân kỳ lịch sử tức dựa vào kiện tiêu chí khoa học để chia lịch sử loài người từ trước đến thành thời kỳ, giai đoạn khác nhau, nối tiếp nói lên trình phát triển không ngừng xã hội - Phân kỳ lịch sử không thực lịch sử giới nói chung mà cần thực lịch sử dân tộc, khu vực lĩch vực hoạt động riêng người - Phân kỳ lịch sử không giúp cho nhà nghiên cứu đạt đến mục tiêu khoa học thực tiễn mà giúp cho việc giảng dạy môn khoa học xã hội nói chung vượt qua chi phối chủ nghiã chủ quan, nâng cao giá trị khoa học nhận định Ý nghĩa phân kỳ lịch sử nghiên cứu nhận thức lịch sử - Trong quan hệ với nhiệm vụ chức sử học: Dựa nhiệm vụ chức sử học để xác định tầm quan trọng phân kỳ lịch sử - Trong quan hệ với tính khoa học tính Đảng: Mục tiêu tính Đảng khoa học xã hội nói chung khoa học lịch sử nói riêng đạt đến trình độ cao tính khoa học tính thực tiễn Không thể nghiên cứu khoa học cách chung chung bỏ qua phân kỳ lịch sử - Trong quan hệ với tính lôgích tính lịch sử: Bản thân lịch sử mang tính lôgích, dù hoạt động người đa dạng phức tạp, không tính ngẫu nhiên 12 Nhưng tất hoạt động người nói vượt qua khung bao quát thời đại mà họ sống Phân kỳ lịch sử giúp cho việc xác định mối quan hệ nói - Trong quan hệ với vị trí vai trò nhà nghiên cứu hay người dạy lịch sử: Vấn đề thời đại, hệ tư tưởng, quan hệ trị- xã hội, quan hệ quốc gia v.v tác động đến tư nhà nghiên cứu hay người dạy lịch sử Xác định thời đại nội dung thời đại sở nhận định, lập luận II SƠ LƯỢC CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ PHÂN KỲ LỊCH SỬ Giai đoạn trước Tư chủ nghĩa Những quan niệm phân kỳ lịch sử tư sản phương Tây đại Phân kỳ lịch sử theo quan điểm mác xít: - Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác Enghen nói đến thời kỳ phát triển xã hội loài người hình thức nối tiếp chế độ sở hữu: thị tộc, cổ đại, phong kiến tư sản, nghĩa đưa quan niệm phân kỳ lịch sử sở khẳng định thực tiễn giai đoạn phát triển xã hội loài người Quan niệm nói rõ thảo thứ 3, thư giử Vera Datxulit, Mác nêu lên thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phong kiến tư sản, sau nêu thêm khái niệm phương thức sản xuất Á châu Tư tưởng ban đầu nói phát triển trình nghiên cứu sâu sắc lịch sử loài người để đạt đến khẳng định qui luật phát triển khách quan xã hội loài người, tức tiếp nối hình thái kinh tế- xã hội - Phân kỳ lịch sử mác xít thể cách nhìn khái quát khoa học xã hội loài người nói chung quốc gia nói riêng thông qua quy luật phát triển khách quan nói Vì phân kỳ lịch sử theo qui luật phát triển nối tiếp phương thức sản xuất, hình thái kinh tế- xã hội lại cách phân kỳ khoa học chân chính? Chủ nghĩa vật lịch sử chứng minh cho nhận định III NHỮNG NGUYÊN TẮC LỚN CỦA PHÂN KỲ LỊCH SỬ 13 1- Những nguyên tắc chung: - Lịch sử loài người trình phát triển từ thấp lên cao, trình phát triển thống đầy mâu thuẫn - Phân kỳ lịch sử phải thể quy luật khách quan phát triển xã hội, qui luật phát triển hình thái kinh tế xã hội - Lịch sử loài người lịch sử dân tộc phong phú, đa dạng Sự phát triển xã hội loài người không đồng đều, đơn tuyến Do đó, nhà sử học thường khẳng định phân kỳ lịch sử mang tính quy ước - Phân kỳ lịch sử phải bảo đảm tính khoa học, khách quan để từ góp phần đảm bảo tính khoa học nhận định, luận điểm cụ thể Tiêu chí phân kỳ lịch sử: - Tiêu chí chủ yếu xuất phát từ chủ nghĩa vật lịch sử, xem sở vật chất yếu tố định, từ lấy hình thái kinh tế- xã hội tiêu chí để phân kỳ lịch sử - Tuy nhiên cần có cách nhìn khách quan, khoa học hình thái kinh tế- xã hội Bản thân Mác nêu lên khái niệm “phương thức sản xuất Á châu” gợi lên ý - Cách hiểu hình thái kinh tế - xã hội không hoàn toàn thống thực tế phát triển lịch sử nước phương Đông phương Tây không hoàn toàn giống Xuất phát từ đa dạng, phức tạp phát triển xã hội loài người, giới sử học đưa khái niệm “thời đại” để phân kỳ 2.1 Trong phân kỳ lịch sử giới: Giới sử học giới trì cách phân kỳ theo thời gian: cổ đại, trung đại, cận đại, đại Tuy nhiên, khung biểu thống trị hình thái kinh tế- xã hội, tạm gọi chung thời đại Thời đại gì? Có thể hiểu thời đại khoảng thời gian lịch sử dài có tác động lẫn nhiều hay hai hình thái kinh tế- xã hội tiêu biểu tính tiến tác động có ý nghĩa định hướng tiến lên toàn giới 14 Ý nghĩa việc sử dụng khái niệm thời đại: - Đảm bảo mục tiêu khoa học phân kỳ kịch sử - Góp phần giải khó khăn thực tiễn phát triển khu vực quốc gia khác đặt - Góp phần đánh giá tính khoa học nghiên cứu lịch sử cụ thể - Góp phần vào việc phân kỳ lịch sử khu vực hay quốc gia - Một vấn đề đặt ra: xác định thời đại khoảng thời gian lịch sử dài, không nói đến “mốc mở đầu” “mốc kết thúc” Phân kỳ lịch sử không dừng lại thời đại tương ứng với phương thức sản xuất mà thực lịch sử thời đại 2.2 Phân kỳ lịch sử dân tộc: Ở đây, chủ yếu vấn đề phân kỳ lịch sử nước ta Có giai đoạn Trước kỷ XX; đầu kỷ XX-1945; từ 1945-1975 từ 1975 đến Tiêu chí phân kỳ: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin nghĩa có tiêu chí với phân kỳ lịch sử giới Tuy nhiên, đặc điểm phát triển lịch sử dân tộc, phải xuất phát từ thực tiễn lịch sử dân tộc đặt khuôn khổ chung lịch sử giới 2.3 Phân kỳ lịch sử Đảng Lịch sử Đảng chuyên ngành khoa học lịch sử, nghiên cứu trình đời phát triển đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiên cứu trình hoạt động lý luận, tư tưởng hoạch định đường lối trị Đảng; trình đạo tổ chức thực phong trào cách mạng quần chúng hoạt động Nhà nước tất lĩnh vực, từ rút học có tính quy luật cách mạngViệt nam, góp phần định hướng cho đường lên CNXH nước ta Tiêu chí để phân kỳ lịch sử Đảng: 15 - Những nhiệm vụ cụ thể cách mạng Việt Nam giai đoạn lịch sử - Căn vào Nghị quyết, chủ trương, đường lối Đảng… 2.4 Về phân kỳ lịch sử địa phương, tổ chức, phong trào: - Lịch sử địa phương (tỉnh, huyện), tổ chức (Đảng, Đoàn niên, Công đoàn v.v ), phong trào (Cách mạng) góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, hiểu biết lịch sử lĩnh vực hoạt động riêng biệt quan trọng Tiêu chí phân kỳ cần quán triệt: + Mục tiêu hoạt động tổ chức, phong trào + Nội dung chủ yếu giai đoạn lịch sử dân tộc + Khung thời đại lịch sử giới + Những mốc thời gian cụ thể Bài SỬ LIỆU HỌC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ I ĐẠI CƯƠNG VỀ SỬ LIỆU HỌC Sử liệu học gì? Sử liệu học ngành khoa học lịch sử chuyên nghiên cứu quy luật hình thành, phản ánh nguồn sử liệu phương pháp sưu tầm, phân loại, chọn lọc sử dụng chúng công trình nghiên cứu lịch sử Quá trình hình thành sử liệu học khoa học - Nếu coi sử liệu học môn học nguồn sử liệu, trình sưu tầm, chọn lọc, xác minh sử dụng tư liệu lịch sử nói mầm mống xuất từ thời cổ đại - Đến thời trung đại, thời kì văn hoá Phục hưng, sử liệu học có điều kiện phát triển xuất phát triển hoàn toàn dựa sở kinh nghiệm nhà nghiên cứu 16 - Đến cuối kỉ XIX, đầu kỉ XX, với xuất công trình nghiên cứu E.Bécgâyma, Langloa, Xennhôbox, Maixtera v.v nhiệm vụ sử liệu học nêu lên ngành khoa học riêng biệt Họ coi tư liệu lịch sử đối tượng nhận thức, đồng thời nêu lên cấu trúc tư liệu, khả trừu tượng hoá nghiên cứu nguồn sử liệu Những công trình nghiên cứu đặt móng cho ngành sử liệu học - Bắt đầu từ năm 50 kỉ XX, sử liệu học trở thành khoa học độc lập; hầu hết phạm trù, khái niệm, nguyên tắc sử liệu học đại đề cập tới công trình nghiên cứu nhiều tác giả - Cũng từ năm 50 kỉ XX, sử liệu học mác xít hình thành Đối tượng, nhiệm vụ cấu sử liệu học - Sử liệu học môn học nguồn sử liệu Song đối tượng nghiên cứu sử liệu học tư liệu lịch sử cụ thể mà quy luật hình thành tư liệu lịch sử phản ánh trình lịch sử khách quan - Khi nói nhiệm vụ sử liệu học, cần phải nhận thấy hai mặt chúng: Thứ nhất, biểu chỗ xây dựng, đề xuất hệ thống nguyên tắc, phương pháp cách sử dụng tư liệu lịch sử Đó sử liệu học lí luận Thứ hai, thể công tác tư liệu, việc tìm kiếm, chọn lọc, phân tích… tư liệu để nghiên cứu mặt khác trình lịch sử, việc kiến trúc tổng thể kiện khoa học từ tư liệu Đó nhiệm vụ sử liệu học ứng dụng hay thực tiễn công tác tư liệu - Từ hình thành cấu sử liệu học bao gồm sử liệu học lí luận sử liệu học ứng dụng Chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn II TƯ LIỆU LỊCH SỬ Vai trò tư liệu lịch sử khoa học lịch sử nói chung công trình nghiên cứu lịch sử nói riêng - Khoa học lịch sử có điểm khác với ngành khoa học khác chỗ tảng khoa học xây dựng, kiến lập nên qua kiện lịch sử Các 17 kiện lịch sử có tư liệu lịch sử Do đó, tư liệu lịch sử khoa học lịch sử ngược lại - Nhu cầu xã hội đặt vấn đề mà khoa học lịch sử phải giải Song vấn đề có giải hay không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tiên có tư liệu lịch sử vấn đề hay không Khi có tư liệu lịch sử việc giải vấn đề lại phụ thuộc vào số lượng chất lượng nguồn tư liệu, vào trình độ chuyên môn, vào quan điểm phương pháp nghiên cứu, khai thác tư liệu nhà sử học Khái niệm tư liệu lịch sử - Muốn hiểu tư liệu lịch sử, trước hết ta cần phân biệt khái niệm “sự kiện lịch sử” "sự kiện tư liệu" "Sự kiện lịch sử" kiện diễn khứ mà nhiều nhà nghiên cứu thường gọi kiện thực “sự kiện tri thức” - kiện lịch sử nói tới sách nghiên cứu, giáo trình, sách giáo khoa “Sự kiện tư liệu” kiện lịch sử chứa đựng tư liệu lịch sử - Tư liệu lịch sử chứa đựng kiện tư liệu Tư liệu lịch sử sản phẩm hoạt động người; xuất tượng xã hội phục vụ cho mục đích, nhu cầu xã hội đương thời tồn di tích, dấu vết hoàn cảnh lịch sử cụ thể qua Từ ta hiểu tư liệu lịch sử di tích khứ, xuất sản phẩm quan hệ xã hội định, mang dấu vết quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp trừu tượng mặt hoạt động người Các quy luật hình thành phản ánh tư liệu lịch sử Tư liệu lịch sử hình thành cách ngẫu nhiên mà theo quy luật Các quy luật là: - Quy luật tư liệu phản ánh quan điểm giai cấp tác giả ảnh hưởng quan điểm nội dung tư liệu - Quy luật ảnh hưởng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhu cầu mục đích đời tư liệu nội dung hình thức tư liệu 18 - Quy luật phản ánh phù hợp tính đắn, đầy đủ tư liệu với khả chủ quan, khách quan tác giả tư liệu phản ánh kiện, với địa điểm, thời gian có tư liệu - Quy luật liên quan phụ thuộc lẫn tư liệu tư liệu khác Các loại tư liệu lịch sử Tuỳ thuộc nội dung phản ánh tính chất sử liệu, người ta thường chia tư liệu lịch sử thành nhóm: 1/ tư liệu thành văn; 2/ tư liệu vật chất; 3/ tư liệu truyền miệng dân gian; 4/ tư liệu ngôn ngữ; 5/ tư liệu dân tộc học; 6/ tư liệu phim ảnh, băng ghi hình 7/ tư liệu băng ghi âm III CÔNG TÁC SƯU TẦM , PHÂN LOẠI VÀ CHỌN LỌC TƯ LIỆU Công tác chuẩn bị tư liệu vừa có nhiệm vụ xác định vấn đề nghiên cứu, vừa nhằm cung cấp sở cho việc giải vấn đề Nó bao gồm bước: 1) Sưu tầm tư liệu 2) Phân loại tư liệu 3) Chọn lọc tư liệu 4) Xác minh phê phán tư liệu IV VẤN ĐỀ PHÊ PHÁN VÀ XÁC MINH TƯ LIỆU Quá trình xác minh, phê phán tư liệu có hai giai đoạn hai nội dung lớn, hai phương pháp khác nhau, phê phán phân tích phê phán tổng hợp: - Phê phán phân tích có đối tượng nghiên cứu tư liệu riêng biệt, kiện riêng biệt Nhiệm vụ cuối phê phán phân tích nhằm đánh giá đắn, đầy đủ giá trị khoa học khách quan tư liệu cụ thể - Phê phán tổng hợp có đối tượng tập hợp tư liệu hệ thống kiện với tất mối quan hệ cấu di truyền chúng Phê phán tổng hợp phương pháp nghiên cứu có chức làm sáng tỏ mối quan hệ mặt khác 19 toàn vẹn, phân để tìm tính tương tác bên trong, chất quy luật tượng V TƯ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG Để giải nhiệm vụ đặt ra, khoa học lịch sử nói chung khoa học Lịch sử Đảng nói riêng, hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tiên có tư liệu lịch sử vấn đề hay không Mức độ giải vấn đề lại phụ thuộc vào số lượng, chất lượng nguồn tư liệu, trình độ chuyên môn, quan điểm phương pháp nghiên cứu, khai thác tư liệu nhà sử học Do vậy, để khoa học lịch sử Đảng có tác dụng lớn việc nâng cao trình độ lí luận, tư tưởng Đảng giúp ích thiết thực cho công tác lãnh đạo Đảng giai đoạn cách mạng nay… cần phải đổi nhận thức vai trò, vị trí tư liệu lịch sử công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng Để từ đòi hỏi người cán nghiên cứu giảng dạy lịch sử Đảng phải thường xuyên đổi cách thức, biện pháp công tác sưu tầm, lưu trữ, thẩm định, khai thác nguồn tư liệu lịch sử sở nắm vững vận dụng phương pháp luận Mácxít, góp phần giữ gìn phát huy giá trị khoa học lịch sử Đảng Bài CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU MỘT ĐỀ TÀI KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG I BƯỚC - LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đây bước quan trọng trình nghiên cứu Bởi chọn đề tài nghiên cứu góp phần quan trọng vào thành công trình nghiên cứu Chọn Đề tài nghiên cứu nào? - Đề tài để nghiên cứu đề tài có ý nghĩa khoa học (lý luận) thực tiễn 20 - Đề tài khoa học để nghiên cứu đề tài phù hợp với chương trình học tập, phù hợp với trình độ điều kiện thực người nghiên cứu Sau lựa chọn đề tài, tính chất đề tài, điều kiện thực hiện, người nghiên cứu cần xác định rõ mục đích - yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu phạm vi đề tài Việc nằm Bước 1, nhằm xác định rõ nội dung nghiên cứu đề tài Việc cuối Bước đặt tên cho đề tài nghiên cứu Thông thường việc đặt tên đề tài cần bảo đảm yêu cầu sau: - Thể nội dung đề tài - Càng ngắn gọn tốt - Có khả hấp dẫn người đọc (hay) II- BƯỚC - XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG TÁC TƯ LIỆU Đề cương nghiên cứu có loại: Đề cương sơ lược xây dựng sau hoàn thành Bước Trên sở Đề cương sơ lược, người nghiên cứu sưu tầm, xác minh, hệ thống tư liệu Đề cương chi tiết xây dựng sau sưu tầm, xác minh tư liệu bản, cần thiết - Công tác tư liệu Nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có tư liệu có độ tin cậy cao, tư liệu phong phú Nguồn tư liệu phong phú điều kiện cần thiết để đề tài nghiên cứu đạt chất lượng khoa học cao Để nghiên cứu đề tài khoa học lịch sử Đảng, cần phải khai thác nguồn tư liệu (sử liệu) sau: - Tác phẩm kinh điển: bao gồm tác phẩm C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I Lê-nin liên quan đến đề tài - Tác phẩm Hồ Chí Minh liên quan đến đề tài - Văn kiện Đảng, văn kiện Quốc hội, Chính phủ đoàn thể cấp, ngành (hoặc HĐND, UBND, ) phù hợp thời gian đề tài 21 - Các nói, viết, hồi ký đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước liên quan đến đề tài - Báo chí xuất thời gian đề tài - Sách nghiên cứu nhà khoa học (trong nước, nước) liên quan đề tài - Tài liệu phe đối địch,v.v Để việc tập hợp tư liệu không bị bỏ sót nguồn tư liệu nào, cần phải xây dựng Thư mục tham khảo Việc đọc ghi chép tư liệu (sau lập thư mục) Để làm tốt điều này, khâu quan trọng nghiên cứu khoa học phải phân loại tư liệu để đọc Xác minh đánh giá tư liệu: Xác minh đánh giá yêu cầu việc nghiên cứu khoa học, kiện sử dụng cần xác điều kiện trình độ nghiên cứu lúc Công tác xác minh tư liệu giữ vị trí quan trọng làm không tốt nhận định, quan điểm rút từ kiện bị đổ vỡ cách dễ dàng Công tác tư liệu phải làm trước bước, làm sở để nghiên cứu Nhưng điều nghĩa sang Bước nghiên cứu không làm tư liệu Tư liệu tiếp tục bổ sung trình nghiên cứu - biên soạn III BƯỚC - NGHIÊN CỨU - BIÊN SOẠN ĐỀ TÀI Ở Bước này, người nghiên cứu phải nắm vững nguyên tắc, phương pháp, nội dung nghiên cứu văn phong - Bảo đảm nguyên tắc tính đảng nguyên tắc tính khoa học - Trên sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lê-nin, sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành phù hợp Đó phương pháp lịch sử, lô gích, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, lịch đại, đồng đại,v.v - Thực nghiên cứu đầy đủ nội dung lịch sử Đảng: Nghiên cứu đường lối, chủ trương Đảng; Nghiên cứu phong trào cách mạng nhân dân thực đường lối Đảng; Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Đảng; Nghiên cứu kinh nghiệm lãnh đạo Đảng 22 - Thể văn phong khoa học: xác, ngắn gọn, sáng Văn phong nhà sử học hấp dẫn người đọc hình ảnh sinh động lịch sử tái hiện, câu phân tích sắc sảo, thuyết phục người đọc IV BƯỚC - HOÀN THIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Sau nghiên cứu - biên soạn xong, cần xem lại toàn kết nghiên cứu đề tài: từ tên đề tài, cấu trúc, tư liệu, nội dung chương, tiết, trích dẫn, văn phong, để tiếp tục sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện - Lập bảng danh mục tài liệu tham khảo * * * Tài liệu tham khảo 1- El’ Chaninov: Những vấn đề phương pháp luận khoa học lịch sử, chuyên đề “Sử học xã hội học” Viện TTKHXH, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn Quốc gia, Hà Nội, 1992 - N.A Êrôphêép : Lịch sử gì, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1986 3- J Tôpôlski: Phương pháp luận sử học Bản dịch Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp, 1967 4- Hồ Chí Minh, Toàn tập, T1,T2, T3, T4, T5, T6, T7, T8, T9, T10, T11, T12, Nxb CTQG, H, 2000 5- Phan Ngọc Liên (chủ biên): Phương pháp luận sử học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000 6- Phan Ngọc Liên Nguyễn Quang Lê : Vai trò tri thức lịch sử mối quan hệ giao lưu văn hóa quốc tế Tạp chí “Văn học dân gian” số 3(1955), 1996 7- Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh: Giáo trình phương pháp luận sử học, Đại học sư phạm Hà Nội, 1982 23 8- Trương Hữu Quýnh: Suy nghĩ sử học chúng thời đổi mới, Tạp chí “Nghiên cứu Lịch sử”, số 3(286), 1990 9- Văn Tạo, Phương pháp lịch sử phương pháp lôgíc, Nxb KHXH, H, 1995 10- Văn Tạo, Sử học thực, Nxb KHXH, H, 1997 11- Viện sử học, Mấy vấn đề phương pháp luận sử học, Nxb KHXH, H, 1970 Phương pháp đánh giá: Những vấn đế cần thảo luận, trao đổi nhóm, tổ: 1- Từ kiến thức chung đối tượng, chức năng, nhiệm vụ khoa học lịch sử, vận dụng làm rõ đối tượng, chức nhiệm vụ khoa học lịch sử Đảng CSVN? 2- Tại nghiên cứu lịch sử Đảng CSVN phải quán triệt nguyên tắc tính đảng tính khoa học? 3- Trong nghiên cứu giảng dạy Lịch sử Đảng phải thực theo phương pháp nào? 4- Những lưu ý việc sưu tầm, xác minh, lựa chọn xử lý tư liệu nghiên cứu lịch sử Đảng CSVN? 5- Giải vấn đề nghiên cứu lịch sử Đảng cần phải thực qua bước nào? 24

Ngày đăng: 06/08/2016, 20:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài 4

  • PHÂN KỲ LỊCH SỬ TRONG NGHIÊN CỨU SỬ HỌC

  • I. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN KỲ LỊCH SỬ

  • II. SƠ LƯỢC CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ PHÂN KỲ LỊCH SỬ

    • Bài 5

      • SỬ LIỆU HỌC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

      • II. TƯ LIỆU LỊCH SỬ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan