1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Quản lý mạng ip PTIT

15 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Bài tiểu luận sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản về quản lý mạng viễn thông và giải pháp quản lý mạng IP thông qua đó các bạn sẽ biết được các phương pháp, giao thức cấu hình và cá

Trang 1

NHÓM 7 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

Chương 1 GIỚI THIỆU 3

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ GIAO THỨC CẤU HÌNH 5

2.1 Các phương pháp cấu hình 5

2.1.1 Các giao diện dòng lệnh (CLI –Command Line Interface) 5

2.1.2 Giao diện người dùng đồ họa GUI( Graphical user interface) 6

2.2 Truy nhập và thể hiện tiêu chuẩn hóa 7

2.3 Kiến trúc đối tượng trung gian yêu cầu phổ biến 8

2.3.1 Giới thiệu 8

2.3.2.1 Kiến trúc CORBA 9

2.3.2.2 Các dịch vụ CORBA 10

2.4 Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng 10

2.4.1 Giới thiệu về XML 10

2.4.2 Ứng dụng của XML trong quản lý mạng 11

Chương 3 THÁCH THỨC CỦA QUẢN LÝ MẠNG IP 12

3.1 Thách thức của quản lý mạng IP 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 2

NHÓM 7 2

Lời mở đầu

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các giải pháp công nghệ hạ tầng mạng truyền thông, hàng loạt các yêu cầu mới được đặt ra đối với các vấn đề khai thác và triển khai hệ thống trong môi trường mạng thực tiễn Bài toán quản lí mạng viễn thông luôn là mối quan tâm hàng đầu và

là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết của các nhà khai thác viễn thông Tùy thuộc vào các giải pháp công nghệ và các ứng dụng triển khai mà các nhà khai thác lựa chọn và xây dựng các hệ thống quản lí mạng thích hợp để nâng cao hiệu quả vận hành và khai thác mạng

Vì vậy, các giải pháp quản lí mạng luôn là một bài toán mang tính động và sát với công nghệ mạng lưới

Trong bài tiểu luận này, nhóm em tìm hiểu về giải pháp quản lý mạng IP, đây là một giải pháp quản lý mạng thực tiễn đang được triển khai trên nền mạng Internet hiện nay Bài tiểu luận sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản về quản lý mạng viễn thông và giải pháp quản lý mạng

IP thông qua đó các bạn sẽ biết được các phương pháp, giao thức cấu hình và các thách thức của giải pháp quản lý mạng IP

Với mục tiêu trên, bài tiểu luận sẽ chia thành 2 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu Chương này giới thiệu cách lựa chọn phương pháp quản lý, giới thiệu

về giải pháp quản lý mạng IP

Chương 2: Các phương pháp và giao thức cấu hình Chương này trình bày các phương pháp, giao thức cấu hình trong quản lý mạng IP như giao diện dòng lệnh CLI, giao diện người dùng

đồ họa GUI, giao thức BOOTP, giao thức DHCP

Chương 3: Một số thách thức của quản lý mạng IP

Do kiến thức và khả năng của chúng em còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn sinh viên để nội dung của bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2015

Nhóm sinh viên

Trang 3

NHÓM 7 3

Chương 1

GIỚI THIỆU

Tại một số cấp độ tất cả các thiết bị mạng đều cần phải có giải pháp quản lý Ngay cả những thiết bị đơn giản nhất cũng có giải pháp quản lý khi chúng được đưa vào và kết nối với một nguồn cung cấp năng lượng Nhưng hầu hết các thiết bị cần một số dạng cấu hình để nói cho nó biết nó đang đóng vai trò gì trong mạng và làm thế nào để quản lý một cách chính xác Ngay cả khi các giao thức cấu hình tự động như Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) được sử dụng để tự động gán địa chỉ IP và tải thông tin cấu hình cơ bản, một nhà điều hành mạng sẽ vẫn muốn sử dụng các hoạt động quản lý để kiểm tra các thiết bị để biết được họ đang sử dụng những địa chỉ nào

Trong thực tế, các thiết bị trong mạng IP là rất đa dạng và phức tạp dẫn tới việc cần thiết phải

có một số lượng lớn tham số cấu hình Thêm vào đó, mỗi mức thiết bị mạng đều yêu cầu các đặc tính quản lí riêng và khác nhau Trong phần lớn các kịch bản quản lí, các tham số này được đặt

ở giá trị ngầm định, các phương pháp quản lí mạng hướng tới sự thay đổi các tham số này để tối

ưu các chức năng mạng trong các mô hình cụ thể Tại một thời điểm, rất nhiều các tác vụ cần được thực hiện như: giám sát chức năng và hành vi các nút, nguồn tài nguyên kích hoạt, lưu lượng chuyển tiếp và các trạng thái tắc nghẽn Các vấn đề quản lí trên có một miền rộng từ thông tin trạng thái cơ bản của thiết bị tới các dữ liệu chi tiết liên quan tới các chức năng bên trong của thiết bị Các thông tin cần thiết được lấy ra từ các thiết bị được chiết xuất theo các module chức năng hoặc các thành phần logic

Khả năng cung cấp các dịch vụ mới cũng là một yêu cầu quản lí quan trọng, yêu cầu này có thể cần các nguồn tài nguyên chắc chắn tại mỗi nút dọc theo đường dẫn quản lí mạng Mạng IP

có thể sử dụng giao thức báo hiệu dành trước tài nguyên RSVP (Resource ReSerVation Protocol)

để thực hiện nhiệm vụ này

Quản lí mạng là một miền trong đó hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet quan tâm, đặc tính của các mạng này là thường xuyên thay đổi và động lực thúc đẩy các loại hình dịch vụ mới luôn được người sử dụng yêu cầu Sự thay đổi này dẫn tới một loạt sự thay đổi các bộ công cụ quản lí mạng và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet đưa ra các giải pháp kĩ thuật nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Thêm vào đó, những khách hàng doanh nghiệp hiện nay

Trang 4

NHÓM 7 4

thường yêu cầu cung cấp các dịch vụ riêng ảo, loại hình dịch vụ chia sẻ tài nguyên kiểu này đặt

ra một loạt các thách thức mới đối với khả năng quản lí mạng

Trang 5

NHÓM 7 5

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ GIAO THỨC CẤU HÌNH

Có rất nhiều cách để cấu hình thiết bị trong mạng IP, từ các phương pháp cấu hình tự động qua các giao thức BOOTP và DHCP, tới các giao diện dòng lệnh, file cấu hình và các giao diện người dùng đồ họa Các kĩ thuật này có thể sử dụng tổ hợp thông tin và kĩ thuật của nhà sản xuất, các giao thức tiêu chuẩn và các khuôn dạng dữ liệu tiêu chuẩn

2.1 Các phương pháp cấu hình

2.1.1 Các giao diện dòng lệnh (CLI –Command Line Interface)

Đây là công cụ quản lý dễ dàng nhất cho các thiết bị mạng hay còn gọi là giao diện lệnh (CLI) Phương pháp này sử dụng các công cụ dòng lênh CLI Một CLI là tập hợp các lệnh dựa trên văn bản được đưa ra bởi người điều hành tại một thiết bị đầu cuối Các lệnh cụ thể, cú pháp quy định bởi các nhà sản xuất và rất cụ thể cho các phần cứng đang được quản lý Nghĩa là người điều hành khi quản lý nhiều thiết bị được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau phải học một số lượng lệnh khá lớn Bởi vậy xu hướng các nhà sản xuất tiến tới việc sử dụng các lệnh tương tự

về chức năng và các cú pháp tương tự cho tất cả các lệnh Như vậy sẽ dễ dàng cho người điều hành khi quản lý các thiết bị

Bởi vậy các nhà cung cấp đã nhận ra sự khó khăn của mạng lưới quản lý được xây dựng từ nhiều nhà sản xuất khác nhau Như vậy xu hướng tiến tới việc đơn giản về mặt cú pháp & chức năng, sao cho có sự tương đồng nhau xu hướng này là xu hướng hội tụ về cú pháp lệnh Trong mẫu đơn giản nhất, CLI yêu cầu các nhà điều hành phải gắn trực tiếp với thiết bị quản lý điều này dẫn đến sự không khả thi trong các mạng lớn trong đó các bộ định tuyến và chuyển mạch được phân tán trên vùng địa lí rộng

Một phương pháp khác sử dụng thiết bị hỗ trợ giao thức truyền tải TCP (Transport Control Protocol) và chạy máy chủ Telnet Người điều hành truy cập máy chủ Telnet và chạy CLI Một trường hợp có thể xảy ra và cần được tính đến khi người điều hành phải cấu hình thiết bị trong thời gian thiết bị khởi tạo lại, vì vậy hầu hết các thiết bị đều lưu trữ dữ liệu của cấu hình trong một số dạng khác nhau, ví dụ trong ổ cứng, bộ nhớ flash, trên các máy chủ, v v Các thông tin thường được lưu trữ dưới dạng mã nhị phân để dễ dàng truy nhập và sử dụng bởi các phần mềm quản lí Dạng thông tin này còn rất thuận lợi để ghi các câu lệnh cấu hình từ phía người quản lí

hệ thống Tệp cấu hình dựa trên các câu lệnh có ưu điểm lớn nhất là có thể kiểm tra và quản lí

Trang 6

NHÓM 7 6

từ người điều hành và sửa đổi khi cần thiết Một lợi ích khác của CLI là dễ dàng đưa ra các mức điều khiển tinh qua các thiết bị và cho phép người sử dụng kiểm tra chi tiết các hoạt động gần nhất của thiết bị

2.1.2 Giao diện người dùng đồ họa GUI( Graphical user interface)

Các giao diện người dùng đồ họa (GUI) là các công cụ cấu hình thân thiện với người dùng Người sử dụng không cần nhớ ngôn ngữ câu lệnh mà thông qua các khoảng trống tham số để thực hiện cấu hình Các giá trị ngầm định được cung cấp tự động trên cơ sở các trợ giúp ngữ cảnh có sẵn Các giao diện đồ họa cung cấp phương thức (point-and-click) để kích hoạt các mức quản lí,chuột để lựa chọn thiết bị và để kéo thả các đối tượng cấu hình

Lợi ích lớn nhất của GIU là phương pháp thu thập dữ liệu từ các thiết bị có thể hiển thị Mặc

dù ta có thể hiển thị bảng cơ sở dữ liệu như trong CLI, nhưng trong chế độ đồ họa của GUI ta

có thể dễ dàng xem chi tiết các thông tin và thậm chí thể hiện động theo tiến trình và thời gian

Các giao diện đồ họa có khả năng truy nhập và điều hành từ xa thông qua các giao diện điều hành mở X/open nhưng yêu cầu các thao tác đồ họa và thể hiện phức tạp trên các thiết bị bị quản

lí GUI có thể được triển khai qua các CLI, khi đó tất cả các câu lệnh đưa ra bởi GUI được ánh

xạ vào CLI và gửi tới thiết bị qua telnet Các thông tin dữ liệu được thu thập bởi CLI và hiển thị trên màn hình đồ họa thích hợp Mặt khác, GUI có thể sử dụng các giao thức truyền thông và các khuôn dạng dữ liệu riêng để trao đổi với các thiết bị nhằm giảm độ dài các câu lệnh điều khiển và dữ liệu ra

Giao diện đồ họa cũng có khả năng xử lý các file cấu hình hệ thống Nếu GUI được triển khai trên CLI thì việc lưu giữ file cấu hình được thực hiện qua các câu lệnh CLI Mặt khác, GUI có thể được sử dụng trực tiếp thông qua các truy nhập tới các cấu trúc dữ liệu cấu hình để lưu trữ file cấu hình dưới dạng nhị phân Tuy nhiên, phương pháp này phức tạp hơn nhiều so với phương pháp sử dụng các câu lệnh CLI

Mặc dù giao diện đồ họa đưa ra các thể hiện thân thiện với người quản trị hệ thống Nhưng các nhà quản trị hệ thống có kinh nghiệm thường sử dụng CLI vì CLI có thể đưa ra các mức điều khiển chi tiết hơn và đưa ra lượng thông tin lớn hơn, thậm chí là phương pháp nhập lệnh CLI cũng nhanh hơn

Trang 7

NHÓM 7 7

2.2 Truy nhập và thể hiện tiêu chuẩn hóa

Các nhà quản lí mạng mong muốn có một ứng dụng đơn để quản lí toàn bộ mạng Ứng dụng này phải có khả năng điều khiển tất cả các thiết bị trong mạng, thu thập và tích hợp các thông tin và trạng thái lưu trữ trên các thiết bị Như vậy, người quản trị mạng có được thông tin tổng thể một cách logic và giảm thiểu các nhiệm vụ quản lí mạng phức tạp do không cần sử dụng nhiều ngôn ngữ lệnh đối với các nhà cung cấp thiết bị khác nhau

Một cách tiếp cận vấn đề này được theo hướng xây dựng công cụ quản lí tổng thể để phối hợp các module trong các thành phần riêng biệt và ánh xạ vào một thành phần điều khiển và hiển thị chung Điều này dẫn tới sự khó khăn khi viết các ứng dụng quản lí khi phải cập nhật thường xuyên các câu lệnh mới từ mỗi nhà cung cấp thiết bị

Tuy nhiên, giải pháp này khả thi khi sử dụng tiếp cận theo module Một tiếp cận khác để tạo

ra một công cụ quản lí tổng thể là tạo ra các module do các nhà cung cấp thiết bị chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ các thiết bị của họ và tạo ra các giao diện tới ứng dụng chung Trong ví

dụ được chỉ ra trên hình 4.1, người điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lí tại một hệ thống quản

lí mạng NMS hoặc qua hệ thống hỗ trợ điều hành OSS (Telcordia) Sử dụng OSS cho phép người điều hành ứng dụng các dịch vụ cung cấp và tính toán một cách chuyên biệt, OS sử dụng ngôn ngữ Scrip như TL1 để chuyển qua các câu lệnh CLI tới NMS

Hình 2.1 Mô hình quản lý mạng IP

Trang 8

NHÓM 7 8

NMS là một ứng dụng quản lí tổng thể có thể thông tin tới nhiều hệ thống quản lí phần tử EMS, mỗi EMS được hỗ trợ bởi nhà cung cấp thiết bị như một module riêng để tổ hợp các thông tin tới mạng quản lí tổng thể Như trên hình 2.1 chỉ ra, người điều hành có thể phải truy nhập tới các EMS bằng các giao diện CLI và GUI thích hợp để điều khiển thiết bị Nếu người điều hành thực hiện tại NMS hoặc OSS thì tại đó phải có một kênh truyền thông giữa NMS và mỗi EMS Hai yêu cầu cơ bản của truyền thông này gồm: các bản tin phải đảm bảo tính tổng thể và các dữ liệu phải được thể hiện trên khuôn dạng chung Tiêu chuẩn phổ biến cho giao tiếp truyền thông

từ NMS tới EMS là CORBA CORBA cung cấp một phương thức tiêu chuẩn hóa để NMS truy nhập tới các đối tượng dữ liệu được quản lí bởi mỗi EMS, và cách thức cho các nhà cung cấp thiết bị hoặc EMS công khai khuôn dạng cơ sở dữ liệu tới NMS Các khuôn dạng này được tiêu chuẩn hóa nhằm trợ giúp công việc quản lí giảm thiểu độ phức tạp Ba kĩ thuật cấu hình dựa trên các tiêu chuẩn thông dụng thường được sử dụng là: CORBA, SNMP và XML Nếu CORBA được sử dụng bởi EMS để quản lí các thiết bị của nó, ánh xạ giữa NMS và EMS Tuy nhiên, một khi các thiết bị hỗ trợ giao thức cấu hình tiêu chuẩn hóa thì rất ít khi sử dụng EMS, các thiết bị này bổ sung các đặc tính quản lí đặc biệt của các nhà cung cấp thiết bị và nhận các lệnh trực tiếp

từ NMS

2.3 Kiến trúc đối tượng trung gian yêu cầu phổ biến

2.3.1 Giới thiệu

Kiến trúc đối tượng trung gian yêu cầu phổ biến là một quản lý phân phối kiến trúc mà có

một cách tiếp cận hướng đối tượng để quản lý CORBA bao gồm chi tiết của thiết bị quản lý: truyền tin và yêu cầu trước khi trao đổi các ứng dụng quản lý và thiết bị quản lý Yêu cầu, kiểm soát truy cập, bảo mật và tương quan giữa các thiết bị

CORBA được phát triển bởi Tập đoàn quản lý đối tượng (OMG) được thành lập năm 1989

và hiện tại đang phát triển phiên bản 3.0 của CORBA

Giao diện ngôn ngữ được định nghĩa:

Mỗi đối tượng quản lý (ví dụ: một thiết bị, một dòng lệnh hoặc một kết nối) được đại diện trong CORBA bởi một đối tượng CORBA Các đối tượng DEFI một giao diện đối tượng trong

đó cho thấy các truy cập lĩnh vực trong một đối tượng , hoạt động có thể được thực hiện trên các đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng và các đối tượng khác

Trang 9

NHÓM 7 9

Giao diện ngôn ngữ được định nghĩa (IDL) là ngôn ngữ hướng đối tượng theo quy định của OMG để mô tả các giao diện đối tượng ID sử dụng một tâp con của ngôn ngữ lập trình C++ nhưng mở rộng thêm với cấu trúc bổ sung

2.3.2 Kiến trúc môi giới CORBA

2.3.2.1 Kiến trúc CORBA

Hình 2.2 Sơ đồ kiến trúc CORBA cơ bản

Các đối tượng ứng dụng: Các sản phẩm được phát triển bởi các nhóm nhà cung cấp mà không

dùng các giao diện tiêu chuẩn Các đối tượng này dùng trên các dịch vụ CORBA khác nhau

Các tiện ích chung: chứa các dịch vụ ứng dụng mức cao và không cung cấp các dịch vụ cơ

bản như các dịch vụ đối tượng (quản lý mạng / hệ thống, giao diện người dùng đồ họa)

Dịch vụ đối tượng: cung cấp các dịch vụ quang trọng được yêu cầu CORBA và được dùng

bởi các tiện ích chung và các đối tượng ứng dụng

Môi giới yêu cầu đối tượng: là bus truyền thông được dùng bởi các ứng dụng CORBA trong

môi trường phân tán

Trang 10

NHÓM 7 10

2.3.2.2 Các dịch vụ CORBA

Dịch vụ đặt tên: Nhận tên của một đối tượng và trả về tham chiếu đối tượng trong sever

Dịch vụ sự kiện: Sử dụng chuyển tiếp các thông tin và cảnh báo tới các thiết bị quản lý phần

tử

Dịch vụ chu trình sống: Cung cấp các dịch vụ để tạo, xóa, di chuyển và sao chép các đối

tượng, điều khiển chu trình số của đối tượng

Dịch vụ bảo mật mức 1 CORBA: Cung cấp nhận thực, cấp phép, bảo mật, ủy quyền , kiểm tra

và ghi chép

2.4 Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng

2.4.1 Giới thiệu về XML

Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng là tập con của Standard Generalized Markup Language (SGML) quy định trong ISO 8879 XML định nghĩa các đối tượng dự liệu gọi là XML tài liệu (XML documents) và các quy tắc ứng dụng truy cập này

XML tài liệu giống HTML nhưng thông số kỹ thuật XML bao gồm các định nghĩa nghiêm ngặt của các dữ liệu vào từng trường của một đối tượng Do đó XML tài liệu được áp dụng đối với cơ sở dữ liệu định dạng, trong khi các tài liệu HTML là phù hợp hơn cho việc quản lý văn bản Thực tế XML cung cấp các quy tắc mã hóa cho các lệnh sử dụng để di chuyển và cập nhật các đối tượng dữ liệu Cú pháp của các lệnh này thường được xác định một cách chính xác và

có thể tự động phân tích bằng một ứng dụng dựa trên văn bản đơn giản Các dữ liệu được trình bày như là chuỗi byte với nhau chuỗi bao bởi cặp thẻ được biết đến như là một yếu tố XML duy nhất ISO 8879 định nghĩa thẻ được sử dụng để kèm theo các yếu tốc XML và những gì ý nghĩa của các thẻ (tức là làm thế nào các thẻ làm những ứng dụng nhận để hoạt động các dữ liệu trong các phần tử XML)

Các bộ sưu tập của các thẻ trong một tài liệu XML được gọi là dữ liệu đánh Các dữ liệu đánh dấu không chỉ cung cấp các hướng dẫn về việc giải thích dữ liệu cá nhân

XML được phát triển bởi W3C (World Wide Web Consortium ) dựa trên SGML SGML chuẩn hóa vào giữa những năm 1980 và XML bắt đầu làm việc vào năm 1996 và đạt tiêu chuẩn đầu tiên vào năm 1998

Ngày đăng: 13/05/2016, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w