1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề và đáp án BDTXnhóm MODUL1CBQL

10 351 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 188 KB

Nội dung

Đề và đáp án BDTXnhóm MODUL1CBQL tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh...

Trang 1

Câu 1 Quan điểm chỉ đạo về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo là:

A Đổi mới nội dung sách giáo khoa

B Đổi mới phương pháp giảng dạy

C Đổi mới nhứng vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện.

D Đổi mới kiểm tra đánh giá

Câu 2 Trong định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đề ra mục tiêu

phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học

phổ thông và tương đương là :

A 75% B 80% C 85% D 90%.

Câu 3 Một trong những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo là :

A Đẩy mạnh phân luồng sau THCS; phân hóa và định hướng nghề nghiệp ở THPT

B Đẩy mạnh phân luồng sau TH; phân hóa và định hướng nghề nghiệp ở THCS

C Đẩy mạnh phân luồng sau THPT; phân hóa và định hướng nghề nghiệp ở

GD đại học và GD nghề nghiệp.

D Quy hoạch lại hệ thống GD phổ thông theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực Câu 4 Đổi mới thi, kiểm tra đánh giá học sinh trung học theo hướng:

A Đổi mới nội dung đánh giá

B Đổi mới phương pháp đánh giá

C Đổi mới cả nội dung, phương pháp đánh giá Chuyển từ đánh giá kiến thức

mà người học nắm được sang đánh giá việc hình thành năng lực, phẩm chất của người học

D Chú trọng đánh giá kiến thức mà người học nắm được.

Câu 5 Chủ trương đổi mới chính sách, cơ chế tài chính; nâng cao hiệu quả đầu tư để

phát triển GD&ĐT theo hướng:

A Nhà nước đầu tư toàn bộ cho GD&ĐT.

B Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển GD&ĐT, ngân sách nhà nước chi cho GD&ĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách.

C Giao cho từng cơ sở giáo dục tự đảm bảo tài chính từ nguồn thu học phí của người học

D Có cơ chế riêng cho từng bậc học

Câu 6 Khái niệm về chương trình giáo dục phổ thông là:

A Những môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông

B Toàn bộ phương hướng và kế hoạch giáo dục phổ thông, trong đó nêu rõ mục tiêu, yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả giáo dục.

C.Những phẩm chất và năng lực mà học sinh cần đạt được ở bậc học phổ thông

D Các lĩnh vực và thời lượng các môn học ở bậc học phổ thông

Câu 7 Để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Nghị

quyết 29-NQ/TW, giáo dục phổ thông sẽ được chia thành mấy giai đoạn:

A 3 giai đoạn B 2 giai đoạn. C 4 giai đoạn D 5 giai đoạn

Câu 8 Nội dung các môn học tích hợp ở bậc TH và THCS được thiết kế theo hướng:

Trang 2

A Lồng ghép nhiều nội dung, lĩnh vực lại với nhau để giảm số môn học

B Giữ nguyên số môn học nhưng thực hiên lồng ghép, tích hợp trong quá trình giảng dạy

C Thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình để tạo thành môn học tích hợp trên

cơ sở vẫn giữ các nội dung chính của môn học nhưng lựa chọn, lồng ghép, sắp xếp

và bố trí các chủ đề liên quan với nhau trong quá trình dạy học, xây dựng các chủ

đề dạy học liên môn.

D Thiết kế riêng chương trình cho từng phân ban theo nguyện vọng và năng lực của học sinh

Câu 9 Thực hiện đổi mới, dự thảo chương trình giáo dục THCS có thời lượng là:

A Một năm học có 35 tuần thực học ( gốm 32 tuẩn học các nội dung quy định

chung cả nước và 3 tuần dành cho các nội dung giáo dục của địa phương)

B Một năm học có 37 tuần thực học ( gốm 32 tuẩn học các nội dung quy định chung cả nước và 5 tuần dành cho các nội dung giáo dục của địa phương).

C Một năm học có 40 tuần thực học ( gốm 35 tuẩn học các nội dung quy định chung cả nước và 5 tuần dành cho các nội dung giáo dục của địa phương)

D Bộ giáo dục không quy định thời lượng cụ thể mà do từng địa phương quy định Câu 10 Trong định hướng quản lý thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, việc lựa

chọn sách giáo khoa để dạy học do :

A Giáo viên bộ môn lựa chọn

B Bộ giáo dục quy định chung cho cả nước

C Do học sinh và cha mẹ học sinh lựa chọn

D Do Nhà trường quyết định lựa chọn trên cơ sở ý kiến của giao viên, học sinh

và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ.

Câu 11 Lực lượng cơ bản có vai trò quyết định chất lượng giáo dục là:

A Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục

B Đội ngũ giáo viên.

C Học sinh và cha mẹ học sinh

D Chính quyền địa phương và các cấp quản lí giáo dục

Câu 12 Tổ chức dạy minh họa và dự giờ trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu

bài học cần lưu ý thực hiện nội dung nào sau đây :

A Người dạy minh họa phải chuẩn bị chu đáo và dạy thử trước để đảm bảo giờ dạy thành công

B Người dự càng đông càng tốt để có thêm nhiều ý kiến đóng góp( trong trường hợp lớp học có diện tích nhỏ có thể chỉ chọn một số học sinh tích cực tham gia vào bài học)

C Người dự cần hạn chế ghi chép mà chủ yếu tập trung quan sát các hoạt động, các tình huống của học sinh; quan sát sự tương tác giữa GV và HS, giữa HS

và HS.

D Chỉ nên cử những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm dạy minh họa.

Câu 13 Dạy học tích hợp có mấy đặc trưng cơ bản:

A 3 đặc trưng B 4 đặc trưng C 5 đặc trưng D 6 đặc trưng Câu 14 Thành phần tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường gồm:

A Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các trường trong cụm CM.

B Phó hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn ở các trường trong cụm CM

Trang 3

C Phó hiệu trưởng và giáo viên giỏi, có kinh nghiệm ở các trường trong cụm CM D.Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường trong cụm CM

Câu 15 Những căn cứ để xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn:

A Các nghị quyết của Đảng các cấp

B Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền các cấp

C Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành và kế hoạch năm học của Nhà trường

D Tất cả các căn cứ trên cùng với đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn

Câu 16 Có bao nhiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo :

A 4 B 5 C 7 D 9.

Câu 17 Định hướng đổi mới chương trình, nội dung giáo dục trung học phổ thông là:

A Tăng số môn học bắt buộc

B Giữ nguyên số môn học bắt buộc nhưng tăng lượng kiến thức

C Giữ nguyên số môn học bắt buộc nhưng giảm lượng kiến thức

D Giảm số môn học bắt buộc; học sinh được tự chọn các môn học/ các chuyên đề phù hợp với năng lực và sở thích, gắn với định hướng nghề nghiệp sau này.

Câu 18 Mục tiêu giáo dục trung học tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 có tỉ lệ học sinh

trong độ tuổi từ 15 đến 18 có bằng TN THCS là :

A 90 % B 92% C 95% D 98% Câu 19 Quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là:

A Bỏ hoàn toàn PP dạy học cũ, thay thế bằng một PP mới tiên tiến hơn.

B Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

C Chú trọng việc truyền thụ kiến thức của người thầy sang cho học trò

D Thực hiện đồng thời cả ba nội dung trên

Câu 20 Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí GD tiến tới :

A Tất cả giáo viên MN, TH và THCS phải có trình độ cao đẳng trở lên

B Tất cả giáo viên MN, TH và THCS phải có trình độ đại học trở lên

C Tất cả giáo viên TH và THCS phải có trình độ cao đẳng trở lên

D Tất cả giáo viên TH và THCS phải có trình độ đại học trở lên.

Câu 21 Vấn đề đổi mới phương pháp học tập phát huy tính tích cực học tập của học

sinh được đặt ra trong ngành giáo dục từ thời điểm nào:

A Từ những năm 1960.

B Từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII ( tháng 1 năm 1993)

C Từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII ( tháng 12 năm 1996)

D Từ sau khi có Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

Câu 22 Những điều kiện cơ bản để thực hiện dạy và học theo hướng tích cực là:

A Trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ CBQL, giáo viên

B Tính tự giác, chủ động tích cực của người học

C Cả điều kiện về con người ( CBQL, giáo viên, học sinh) và điều kiện về cơ

sở vật chất ( Chương trình, SGK, trang thiết bị dạy học)

D Điều kiện về cơ sở vật chất là chủ yếu

Câu 23 Trong dạy và học tích cực, thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học

Trang 4

A Học sinh sẽ được cung cấp và ghi nhớ những lý thuyết mà giáo viên trang bị cho

họ

B Học sinh ghi nhớ những lý thuyết được trang bị và vận dụng vào thực tiến khi cần thiết

C Học sinh được trang bị lý thuyết và được quan sát giáo viên thực hành mẫu và vận dụng vào thực tiễn khi gặp những vấn đề tương tự

D Học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm để giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức và sáng tạo của mỗi cá nhân Câu 24 Trong dạy và học tích cực, việc kiểm tra đánh giá :

A Là nhiệm vụ của người thầy nhằm nhận định kết quả và điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh

B Là nhiệm vụ của người thầy nhằm nhận định kết quả và điều chỉnh hoạt động dạy học của bản thân giáo viên

C Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò nhằm nhận định kết quả

và điều chỉnh hoạt động của cả người dạy và người học.

D Là nhiệm vụ của các cấp quản lý giáo dục hoặc lực lượng xã hội khác ( cơ quan

kiểm định, người sử dụng lao động )

Câu 25 Do trình độ kiến thức, khả năng tư duy của học sinh là không đồng đều nên

giáo viên cần:

A Các bài học được thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng người học, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác để mỗi cá nhân có cơ hội bộc lộ khả năng, được học tập với nhau

và học tập lẫn nhau.

B Phân chia học sinh theo từng loại đối tượng và thực hiện những bài dạy riêng biệt

C Vẫn áp dụng cách dạy đồng loạt như nhau với mức độ kiến thức ở mức trung bình nhưng động viên những học sinh yếu kém hơn tự vươn lên

D Vẫn áp dụng cách dạy đồng loạt như nhau với mức độ kiến thức ở mức trung bình nhưng có thêm những bài học riêng ở mức độ yêu cầu cao đối với học sinh giỏi

Câu 26 Nội dung đổi mới chương trình SGK phổ thông bao gồm:

A Mục tiêu và nội dung giáo dục phổ thông

B Nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông

C Phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục

D Tất cả các nội dung trên.

Câu 27 Để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Nghị

quyết 29-NQ/TW, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu ở bậc học nào:

A Bậc TH và THCS

B Bậc THCS

C Bậc THPT

D Bậc THCS và THPT

Câu 28 Chương trình giáo dục phổ thổng mới được thiết kế theo hướng:

A Phân hóa cao ở các lớp học dưới và tích hợp dần ở các lớp học trên

B Tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên

C Thực hiện đồng thời, thống nhất mức độ như nhau ở tất cả các cấp học

Trang 5

D Không thực hiện dạy học phân hóa mà chỉ thực hiện dạy học tích hợp.

Câu 29 Thực hiện đổi mới, dự thảo chương trình giáo dục THCS bao gồm các môn học

bắt buộc và các môn tự chọn trong đó các môn học bắt buộc bao gồm:

A Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Thể dục.

B.Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội

C Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội

D Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Ngoại ngữ , Thể dục

Câu 30 Trong nhà trường THCS , việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo

dục là nhiệm vụ của:

A Ban giám hiệu

B Tổ trưởng chuyên môn

C Giáo viên bộ môn

D Cả Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn trên cơ sở

kế hoạch chung của trường.

Câu 31 Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là:

A Tập trung vào đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên

B Tập trung vào đánh giá kết quả học tập của học sinh sau tiết dạy

C Không đánh giá giờ dạy mà cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ, cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh

D Đánh giá cả giờ dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

Câu 32 Lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường cần thực hiện theo

mấy nguyên tắc:

A 3 nguyên tắc B 4 nguyên tắc C 5 nguyên tắc D 6 nguyên tắc Câu 33 Mục tiêu của dạy học tích hợp là:

A Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa, phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan tâm

B Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống

C Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học

D Tất cả các mục tiêu nêu trên.

Câu 34 Trao đổi, chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn cần đảm bảo mấy nguyên tắc?

A 4 nguyên tắc B 5 nguyên tắc C 6 nguyên tắc D 7 nguyên tắc Câu 35 Khi thảo luận và chia sẻ sau khi dự giờ minh họa cần chú ý:

A Quan tâm đến nội dung kiến thức và tiến trình thực hiện bài giảng

B Quan tâm đến thời gian thực hiện nội dung bài giảng và phân bố thới gian thực hiện từng phần của bài giảng

C Phải rút ra được kết luận thống nhất chung của buổi thảo luận

D Không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thông như thời gian, sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp và không nên rút ra được kết luận thống nhất chung của buổi thảo luận

Câu 36 Trong dạy và học tích cực vai trò của giáo viên và học sinh được xác định là:

A Giáo viên là trung tâm trực tiếp truyền thụ kiến thức cho học sinh

B Giáo viên là chủ thể hoạt động, chủ yếu truyền thụ kiến thức cần thiết cho học sinh trong các hoạt động giảng dạy trên lớp

C Học sinh có vai trò là người tự lựa chọn những tri thức mà họ nhu cầu khám phá

Trang 6

và lĩnh hội

D Học sinh là trung tâm, là chủ thể hoạt động; giáo viên là người thiết kế, tổ chức hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học

Câu 37 Sự khác nhau giữa dạy học thụ động và dạy học tích cực thể hiện ở :

A Nội dung và hình thức tổ chức dạy học

B Mục đính và biện pháp thực hiện

C Quan điểm và bản chất của quá trình dạy học

D Tất cả các yếu tố bao gồm: Quan điểm, bản chất, mục đích, nội dung, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Câu 38 Dạy và học tích cực có mấy đặc trưng?

A 4 đặc trưng B 5 đặc trưng C 6 đặc trưng D 7 đặc trưng Câu 39 Trong dạy học tích cực:

A Người giáo viên cần trang bị đầy đủ tri thức cần thiết để học sinh có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống lâu dài

B Tùy theo định hướng nghề nghiệp, hoặc sở thích của người học mà giáo viên lựa chọn những tri thức để truyền thụ cho phù hợp

C Chú trọng rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh trong đó rèn luyện phương pháp tự học là cốt lõi từ đó khơi dậy nội lực, khả năng vốn có của mỗi cá nhân.

D Tập trung rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cần thiết theo yêu cầu hiện tại của xã hội

Câu 40 Triển khai dạy học tích cực ở trường trung học cân thực hiện theo mấy bước:

Trang 7

Câu 1 Quan điểm chỉ đạo về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo là:

C Đổi mới nhứng vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện.

Câu 2 Trong định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đề ra mục tiêu

phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học

phổ thông và tương đương là :

B 80%

Câu 3 Một trong những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo là :

C Đẩy mạnh phân luồng sau THPT; phân hóa và định hướng nghề nghiệp ở

GD đại học và GD nghề nghiệp.

Câu 4 Đổi mới thi, kiểm tra đánh giá học sinh trung học theo hướng:

C Đổi mới cả nội dung, phương pháp đánh giá Chuyển từ đánh giá kiến thức

mà người học nắm được sang đánh giá việc hình thành năng lực, phẩm chất của người học

Câu 5 Chủ trương đổi mới chính sách, cơ chế tài chính; nâng cao hiệu quả đầu tư để

phát triển GD&ĐT theo hướng:

B Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển GD&ĐT, ngân sách nhà nước chi cho GD&ĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách.

Câu 6 Khái niệm về chương trình giáo dục phổ thông là:

B Toàn bộ phương hướng và kế hoạch giáo dục phổ thông, trong đó nêu rõ mục tiêu, yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả giáo dục.

Câu 7 Để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Nghị

quyết 29-NQ/TW, giáo dục phổ thông sẽ được chia thành mấy giai đoạn:

B 2 giai đoạn.

Câu 8 Nội dung các môn học tích hợp ở bậc TH và THCS được thiết kế theo hướng:

C Thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình để tạo thành môn học tích hợp trên

cơ sở vẫn giữ các nội dung chính của môn học nhưng lựa chọn, lồng ghép, sắp xếp

và bố trí các chủ đề liên quan với nhau trong quá trình dạy học, xây dựng các chủ

đề dạy học liên môn.

Câu 9 Thực hiện đổi mới, dự thảo chương trình giáo dục THCS có thời lượng là:

B Một năm học có 37 tuần thực học ( gốm 32 tuẩn học các nội dung quy định chung cả nước và 5 tuần dành cho các nội dung giáo dục của địa phương).

Câu 10 Trong định hướng quản lý thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, việc lựa

Trang 8

chọn sách giáo khoa để dạy học do :

D Do Nhà trường quyết định lựa chọn trên cơ sở ý kiến của giao viên, học sinh

và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ.

Câu 11 Lực lượng cơ bản có vai trò quyết định chất lượng giáo dục là:

B Đội ngũ giáo viên.

Câu 12 Tổ chức dạy minh họa và dự giờ trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu

bài học cần lưu ý thực hiện nội dung nào sau đây :

C Người dự cần hạn chế ghi chép mà chủ yếu tập trung quan sát các hoạt động, các tình huống của học sinh; quan sát sự tương tác giữa GV và HS, giữa HS

và HS.

Câu 13 Dạy học tích hợp có mấy đặc trưng cơ bản:

B 4 đặc trưng

Câu 14 Thành phần tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường gồm:

A Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các trường trong cụm CM.

Câu 15 Những căn cứ để xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn:

D Tất cả các căn cứ trên cùng với đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn

Câu 16 Có bao nhiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo :

D 9.

Câu 17 Định hướng đổi mới chương trình, nội dung giáo dục trung học phổ thông là:

D Giảm số môn học bắt buộc; học sinh được tự chọn các môn học/ các chuyên đề phù hợp với năng lực và sở thích, gắn với định hướng nghề nghiệp sau này.

Câu 18 Mục tiêu giáo dục trung học tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 có tỉ lệ học sinh

trong độ tuổi từ 15 đến 18 có bằng TN THCS là :

C 95%

Câu 19 Quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là:

B Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Câu 20 Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí GD tiến tới :

D Tất cả giáo viên TH và THCS phải có trình độ đại học trở lên.

Câu 21 Vấn đề đổi mới phương pháp học tập phát huy tính tích cực học tập của học

sinh được đặt ra trong ngành giáo dục từ thời điểm nào:

A Từ những năm 1960.

Trang 9

Câu 22 Những điều kiện cơ bản để thực hiện dạy và học theo hướng tích cực là:

C Cả điều kiện về con người ( CBQL, giáo viên, học sinh) và điều kiện về cơ

sở vật chất ( Chương trình, SGK, trang thiết bị dạy học)

Câu 23 Trong dạy và học tích cực, thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học

sinh:

D Học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm để giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức và sáng tạo của mỗi cá nhân.

Câu 24 Trong dạy và học tích cực, việc kiểm tra đánh giá :

C Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò nhằm nhận định kết quả

và điều chỉnh hoạt động của cả người dạy và người học.

Câu 25 Do trình độ kiến thức, khả năng tư duy của học sinh là không đồng đều nên

giáo viên cần:

A Các bài học được thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng người học, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác để mỗi cá nhân có cơ hội bộc lộ khả năng, được học tập với nhau

và học tập lẫn nhau.

Câu 26 Nội dung đổi mới chương trình SGK phổ thông bao gồm:

D Tất cả các nội dung trên.

Câu 27 Để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Nghị

quyết 29-NQ/TW, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu ở bậc học nào:

A Bậc TH và THCS

B Bậc THCS

C Bậc THPT

D Bậc THCS và THPT

Câu 28 Chương trình giáo dục phổ thổng mới được thiết kế theo hướng:

B Tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên

Câu 29 Thực hiện đổi mới, dự thảo chương trình giáo dục THCS bao gồm các môn học

bắt buộc và các môn tự chọn trong đó các môn học bắt buộc bao gồm:

B.Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội

Câu 30 Trong nhà trường THCS , việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo

dục là nhiệm vụ của:

D Cả Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn trên cơ sở

kế hoạch chung của trường.

Câu 31 Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là:

C Không đánh giá giờ dạy mà cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ, cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học

Trang 10

sinh

Câu 32 Lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường cần thực hiện theo

mấy nguyên tắc:

B 4 nguyên tắc

Câu 33 Mục tiêu của dạy học tích hợp là:

D Tất cả các mục tiêu nêu trên.

Câu 34 Trao đổi, chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn cần đảm bảo mấy nguyên tắc? B 5 nguyên tắc

Câu 35 Khi thảo luận và chia sẻ sau khi dự giờ minh họa cần chú ý:

D Không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thông như thời gian, sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp và không nên rút ra được kết luận thống nhất chung của buổi thảo luận

Câu 36 Trong dạy và học tích cực vai trò của giáo viên và học sinh được xác định là:

D Học sinh là trung tâm, là chủ thể hoạt động; giáo viên là người thiết kế, tổ chức hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học

Câu 37 Sự khác nhau giữa dạy học thụ động và dạy học tích cực thể hiện ở :

D Tất cả các yếu tố bao gồm: Quan điểm, bản chất, mục đích, nội dung, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Câu 38 Dạy và học tích cực có mấy đặc trưng?

A 4 đặc trưng

Câu 39 Trong dạy học tích cực:

C Chú trọng rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh trong đó rèn luyện phương pháp tự học là cốt lõi từ đó khơi dậy nội lực, khả năng vốn có của mỗi cá nhân.

Câu 40 Triển khai dạy học tích cực ở trường trung học cân thực hiện theo mấy bước:

B 4 bước

Ngày đăng: 26/04/2016, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w