1. Lí do chọn đề tài 1.1. Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ thứ VI trước Công nguyên ở miền Bắc Ấn Độ, do đức Thích Ca Mâu Ni (vốn là hoàng tử Siddhattha của vương triều Sakya ở Bắc Ấn) giác ngộ và giáo hóa chúng sinh. Đạo Phật ra đời là làn sóng mạnh mẽ chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt của giáo lí Bà La Môn bấy giờ. Với những triết lí đạo đức nhân sinh tích cực, hướng về sự bình đẳng trong quần chúng nhân dân, Phật giáo đã nhanh chóng thu hút được một số lượng đông đảo tín đồ hết lòng sùng kính. Họ thấy được sự bình an trong tâm hồn, thấy được sự giải thoát khỏi kiếp sống nhân gian đau khổ. Đức Phật trở thành cứu cánh, là niềm tin, người dẫn đường cho chúng sinh đến được bến bờ an lạc. Khởi nguồn từ mảnh đất lưu giữ những dấu tích đầu tiên nền của văn minh nhân loại, giống như những tôn giáo sớm xuất hiện khác như Hindu giáo, Phật giáo mang trong nó sự hòa quyện “gắn bó khăng khít như hình với bóng giữa tôn giáo, triết học và văn học nghệ thuật”11, 5, là bệ đỡ tinh thần cho nhiều tầng lớp người dân Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu khẳng định ở Ấn Độ, “tôn giáo đọc cho văn học chép”. Nếu như dòng văn học Hindu giáo khởi nguồn từ kinh Veda, Upanishad… thì văn học Phật giáo sở hữu bộ Tam tạng kinh điển đồ sộ bao gồm Tạng kinh, Tạng luật, Tạng luận. Đây là hợp tuyển những truyện kể, thi kệ, những quy tắc, những bài giảng cứu… được viết bằng hai ngôn ngữ chủ yếu Sanskrit và Pali. Từ góc nhìn xã hội học, Tam tạng kinh điển là bức tranh rộng lớn về đời sống nhân dân Ấn Độ với các sự kiện chính trị, xã hội, các luồng tư tưởng, trường phái trong thời Phật tại thế. Từ góc nhìn tôn giáo triết học, Tam tạng kinh điển nêu lên những quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo. Từ góc nhìn văn học, Tam tạng kinh điển là tác phẩm mẫu mực về nghệ thuật thuyết pháp, chuyển tải những bài học tư tưởng nhân sinh sâu sắc. Hệ thống Tam tạng kinh điển được sắp xếp gồm các bộ kinh khác nhau; hướng đến một đạo tư tưởng tích cực, “một hượng vị duy nhất là giải thoát chúng sinh khỏi vòng phiền nhược khổ đau” 11, 206; hình ảnh xuyên suốt là bậc thế tôn tự tại, an nhiên, dù lẻ bóng trong hành trình tự giác và giác tha; những triết lí thâm sâu được dung tải trong mạch văn chương tinh tế; những bài học đạo đức được chuyển tải bằng giọng điệu ca tụng, lối nói so sánh, ví von; lớp mĩ từ, ái ngữ giàu hình ảnh, gần gũi chứa đựng tinh thần từ bi hỉ xả… Kinh tạng giúp chúng đệ tử thầm nhuần những tư tưởng vô lượng, thực hành, chứng ngộ cho chính mình và hoằng dương Phật pháp. Tiếp cận kinh điển Phật giáo như những văn bản văn học giúp chúng ta đến gần hơn với những triết lí uyên thâm của nhà Phật. Mặt khác, thấy được lối tư duy sáng tạo đầy nghệ thuật của những con người giàu niềm tin chốn tâm linh. 1.2. Trong hệ thống Tam tạng kinh, Bổn sinh kinh (còn gọi là kinh Jataka, Chuyện tiền thân Đức Phật, Bản duyên kinh…) được giới nghiên cứu đánh giá là “có tính chất văn chương hơn cả” 11, 222. Bổn sinh kinh là một phần trong mười lăm Tiểu kinh nhỏ thuộc Tiểu Bộ kinh. Tiểu Bộ kinh lại là một trong năm bộ trong Tạng kinh (gồm: Trường Bộ kinh, Trung Bộ kinh, Tương Ưng Bộ kinh, Tăng Chi Bộ kinh và Tiểu Bộ kinh). Bổn sinh kinh ra đời vào khoảng thế kỉ thứ IV TCN là sự nỗ lực của các đệ tử Phật trong việc sưu tầm, biên cải, sắp xếp những lời thuyết giảng của Phật. Nội dung của bộ kinh xoay quanh cuộc đời của đức Phật trong 547 tiền kiếp, 547 kiếp phù sinh. Lấy chất liệu từ những câu chuyện dân gian và truyền vào đó những triết lí riêng để giáo hóa chúng sinh, các đệ tử nhà Phật đã tạo ra một bộ kinh vừa mang hơi hướng thần tích với mô hình kiểu kết cấu truyện cổ tích, với lối nói kín đáo của ngụ ngôn; vừa mang tính uyên bác của văn học thành văn với các đặc điểm về nhân vật, không gian, thời gian, hệ thống ngôn từ chọn lọc… Sự tổng hòa đó tạo ra tính dụ ngôn cho 547 câu chuyện tiền thân. Sử dụng truyện dụ ngôn là một trong những đặc điểm giúp cho giáo lí nhà Phật dù thâm sâu nhưng vẫn dễ hiểu, góp vào kho tàng văn học dân gian Ấn Độ một dòng mạch triết lí, huyền diệu và nhiệm màu. 1.3. Dụ ngôn là khái niệm văn học chưa thực sự gần gũi với độc giả Việt Nam. Loại truyện này thường xuất hiện trong văn chương tôn giáo, gắn với hình ảnh của những bậc chí tôn khai sáng. Nếu như trong Kitô giáo, chúa Giêsu với các đệ tử bằng dụ ngôn, thì trong Phật giáo, đức Adiđà cũng truyền dạy giáo lí của Người bằng những câu chuyện mang đặc điểm tương tự. 547 câu chuyện trong Bổn sinh kinh là những dụ ngôn giàu ý nghĩa, mang đến cho mỗi người đọc những suy nghĩ và đốn ngộ khác nhau. Tìm hiểu những đặc điểm của dụ ngôn trong Bổn sinh kinh cũng là đi vào nghệ thuật thuyết pháp của đức Phật. Đây là một phương thức độc đáo giúp chúng ta chiêm ngưỡng và gợi mở thêm những chân giá trị còn ẩn tàng trong vài nghìn trang kinh điển đồ sộ này.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đếnPGS.TS Nguyễn Thị Mai Liên, người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo và độngviên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học Nước ngoài, các thầy
cô trong khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện đểtôi được học tập và nghiên cứu tại trường
Tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã khuyến khích, ủng hộ
và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Cảm tạ mẹ, người sinh thành ra con!
Hà Nội, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Ngô Thị Ngọc Ánh
Trang 2
MỤC LỤC
1
1
1
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
2.1 Vài nét về truyện dụ ngôn 3
2.2 Lịch sử nghiên cứu kinh Bổn sinh 7
3 Mục đích nghiên cứu 18
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
6 Đóng góp của đề tài 18
Chương 1 19
KẾT CẤU DỤ NGÔN TRONG KINH BỔN SINH 19
1.1 Kết cấu truyện dụ ngôn 19
1.1.1 Kết cấu trong tác phẩm văn học 19
1.1.2 Kết cấu truyện dụ ngôn 21
1.2 Triết lí luân hồi qua kết cấu chuỗi truyện 23
1.2.1 Khái niệm luân hồi 23
1.2.2 Từ kết cấu chuỗi truyện đến triết lí luân hồi 26
1.3 Thuyết nghiệp báo qua kết cấu truyện lồng truyện 32
1.3.1 Thuyết nghiệp báo trong đạo Phật 32
1.3.2 Thuyết nghiệp báo qua kết cấu truyện lồng truyện 34
1.4 Thuyết nhân – duyên – quả qua kết cấu truyện kể ba phần 41
1.4.1 Luận giải về nhân – duyên – quả trong Phật giáo 41
1.4.2 Thuyết nhân – duyên – quả qua kết cấu truyện kế ba phần 43
Chương 2 49
NHÂN VẬT DỤ NGÔN TRONG KINH BỔN SINH 49
2.1 Nhân vật truyện dụ ngôn 49
2.1.1 Nhân vật 49
Trang 32.1.2 Nhân vật trong truyện dụ ngôn 50
2.2 Đức Phật – biểu tượng của thiện nghiệp 52
2.2.1 Đức Phật và hành trình tự giác 52
2.2.2 Nỗ lực hoằng hóa chúng sinh phát khởi đức hạnh từ - bi - hỉ - xả 58
2.2.3 Cảm thức cô liêu của người dẫn đường tối thượng 61
2.3 Thế giới các loài vật – biểu tượng của chúng sinh bình đẳng 65
2.3.1 Thế giới loài vật trong kinh Bổn sinh 65
2.3.2 Tư tưởng bình đẳng qua thế giới loài vật 67
2.4 Cặp nhân vật trợ duyên và bài học khuyến thiện răn ác 71
2.4.1 Cặp nhân vật trợ duyên trên hành trình tuệ giác 71
2.4.2 Bài học khuyến thiện răn ác 75
Chương 3 80
NGÔN NGỮ DỤ NGÔN TRONG KINH BỔN SINH 80
3.1 Ngôn ngữ truyện dụ ngôn 80
3.1.1 Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học 80
3.1.2 Đặc trưng ngôn ngữ truyện dụ ngôn 82
3.2 Các loại hình ngôn ngữ trong kinh Bổn sinh 84
3.2.2 Ngôn ngữ ẩn dụ 88
3.2.3 Ngôn ngữ biểu tượng 90
3.3 Đặc trưng ngôn ngữ trong kinh Bổn sinh 97
3.3.1 Mĩ từ hoa ngữ như là tâm ngữ từ bi 97
3.3.2 Thiền tính và siêu hình trong ngôn ngữ - từ tư duy đến dứt bỏ tư duy 99
3.4 Giọng điệu tụng ca trong kinh Bổn sinh 104
3.4.1 Nguồn gốc của giọng điệu tụng ca 104
3.4.2 Lời ca tụng của các đệ tử 108
3.4.3 Lời tự khẳng định của đức Phật 112
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng
cuối thế kỉ thứ VI trước Công nguyên ở miền Bắc Ấn Độ, do đức Thích CaMâu Ni (vốn là hoàng tử Siddhattha của vương triều Sakya ở Bắc Ấn) giácngộ và giáo hóa chúng sinh Đạo Phật ra đời là làn sóng mạnh mẽ chống lạichế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt của giáo lí Bà La Môn bấy giờ Vớinhững triết lí đạo đức nhân sinh tích cực, hướng về sự bình đẳng trong quầnchúng nhân dân, Phật giáo đã nhanh chóng thu hút được một số lượng đôngđảo tín đồ hết lòng sùng kính Họ thấy được sự bình an trong tâm hồn, thấyđược sự giải thoát khỏi kiếp sống nhân gian đau khổ Đức Phật trở thành cứucánh, là niềm tin, người dẫn đường cho chúng sinh đến được bến bờ an lạc
Khởi nguồn từ mảnh đất lưu giữ những dấu tích đầu tiên nền của vănminh nhân loại, giống như những tôn giáo sớm xuất hiện khác như Hindu
giáo, Phật giáo mang trong nó sự hòa quyện “gắn bó khăng khít như hình với
bóng giữa tôn giáo, triết học và văn học nghệ thuật”[11, 5], là bệ đỡ tinh thần
cho nhiều tầng lớp người dân Ấn Độ Các nhà nghiên cứu khẳng định ở Ấn
Độ, “tôn giáo đọc cho văn học chép” Nếu như dòng văn học Hindu giáo khởi nguồn từ kinh Veda, Upanishad… thì văn học Phật giáo sở hữu bộ Tam tạng kinh điển đồ sộ bao gồm Tạng kinh, Tạng luật, Tạng luận Đây là hợp tuyển
những truyện kể, thi kệ, những quy tắc, những bài giảng cứu… được viết
bằng hai ngôn ngữ chủ yếu Sanskrit và Pali Từ góc nhìn xã hội học, Tam
tạng kinh điển là bức tranh rộng lớn về đời sống nhân dân Ấn Độ với các sự
kiện chính trị, xã hội, các luồng tư tưởng, trường phái trong thời Phật tại thế
Từ góc nhìn tôn giáo - triết học, Tam tạng kinh điển nêu lên những quan điểm
về thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo Từ góc nhìn văn học, Tam tạng
Trang 5kinh điển là tác phẩm mẫu mực về nghệ thuật thuyết pháp, chuyển tải nhữngbài học tư tưởng nhân sinh sâu sắc.
Hệ thống Tam tạng kinh điển được sắp xếp gồm các bộ kinh khác nhau; hướng đến một đạo tư tưởng tích cực, “một hượng vị duy nhất là giải thoát
chúng sinh khỏi vòng phiền nhược khổ đau” [11, 206]; hình ảnh xuyên suốt là
bậc thế tôn tự tại, an nhiên, dù lẻ bóng trong hành trình tự giác và giác tha;những triết lí thâm sâu được dung tải trong mạch văn chương tinh tế; nhữngbài học đạo đức được chuyển tải bằng giọng điệu ca tụng, lối nói so sánh, vívon; lớp mĩ từ, ái ngữ giàu hình ảnh, gần gũi chứa đựng tinh thần từ bi hỉxả… Kinh tạng giúp chúng đệ tử thầm nhuần những tư tưởng vô lượng, thựchành, chứng ngộ cho chính mình và hoằng dương Phật pháp Tiếp cận kinhđiển Phật giáo như những văn bản văn học giúp chúng ta đến gần hơn vớinhững triết lí uyên thâm của nhà Phật Mặt khác, thấy được lối tư duy sángtạo đầy nghệ thuật của những con người giàu niềm tin chốn tâm linh
1.2 Trong hệ thống Tam tạng kinh, Bổn sinh kinh (còn gọi là kinh
Jataka, Chuyện tiền thân Đức Phật, Bản duyên kinh…) được giới nghiên cứu
đánh giá là “có tính chất văn chương hơn cả” [11, 222] Bổn sinh kinh là một phần trong mười lăm Tiểu kinh nhỏ thuộc Tiểu Bộ kinh Tiểu Bộ kinh lại là một trong năm bộ trong Tạng kinh (gồm: Trường Bộ kinh, Trung Bộ kinh,
Tương Ưng Bộ kinh, Tăng Chi Bộ kinh và Tiểu Bộ kinh) Bổn sinh kinh ra đời
vào khoảng thế kỉ thứ IV TCN là sự nỗ lực của các đệ tử Phật trong việc sưutầm, biên cải, sắp xếp những lời thuyết giảng của Phật Nội dung của bộ kinhxoay quanh cuộc đời của đức Phật trong 547 tiền kiếp, 547 kiếp phù sinh Lấychất liệu từ những câu chuyện dân gian và truyền vào đó những triết lí riêng
để giáo hóa chúng sinh, các đệ tử nhà Phật đã tạo ra một bộ kinh vừa manghơi hướng thần tích với mô hình kiểu kết cấu truyện cổ tích, với lối nói kínđáo của ngụ ngôn; vừa mang tính uyên bác của văn học thành văn với các đặc
Trang 6điểm về nhân vật, không gian, thời gian, hệ thống ngôn từ chọn lọc… Sự tổnghòa đó tạo ra tính dụ ngôn cho 547 câu chuyện tiền thân Sử dụng truyện dụngôn là một trong những đặc điểm giúp cho giáo lí nhà Phật dù thâm sâunhưng vẫn dễ hiểu, góp vào kho tàng văn học dân gian Ấn Độ một dòng mạchtriết lí, huyền diệu và nhiệm màu.
1.3 Dụ ngôn là khái niệm văn học chưa thực sự gần gũi với độc giả
Việt Nam Loại truyện này thường xuất hiện trong văn chương tôn giáo, gắnvới hình ảnh của những bậc chí tôn khai sáng Nếu như trong Kitô giáo, chúaGiêsu với các đệ tử bằng dụ ngôn, thì trong Phật giáo, đức Adiđà cũng truyềndạy giáo lí của Người bằng những câu chuyện mang đặc điểm tương tự 547
câu chuyện trong Bổn sinh kinh là những dụ ngôn giàu ý nghĩa, mang đến cho
mỗi người đọc những suy nghĩ và đốn ngộ khác nhau Tìm hiểu những đặc
điểm của dụ ngôn trong Bổn sinh kinh cũng là đi vào nghệ thuật thuyết pháp
của đức Phật Đây là một phương thức độc đáo giúp chúng ta chiêm ngưỡng
và gợi mở thêm những chân giá trị còn ẩn tàng trong vài nghìn trang kinh điển
đồ sộ này
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Vài nét về truyện dụ ngôn
Dụ ngôn (parable) là thuật ngữ xuất phát từ tiếng Hi Lạp παραβολή (parabolē), nghĩa là “so sánh, minh hoạ, tương tự” [2]; nguyên nghĩa là ném
qua một bên, phóng chiếu, gợi chú ý để đi xa hơn Thuật ngữ dụ ngôn được
dùng phổ biến trong các sách kinh Thánh Trong Từ điển tôn giáo thế giới
giản yếu, cụm từ parable được giải thích: “Là câu chuyện minh họa, giáo huấn quan trọng được các kinh sư và Giêsu sử dụng” [31, 498] Trong đó,
những dụ ngôn được nói bởi chúa Giêsu được các nhà nghiên cứu đánh giá là
có giá trị hơn cả Đó là những bài răn dạy của chúa Giêsu với các con chiên,diễn tả tình yêu vô bờ bến của Ngài với nhân loại
Trang 7Trong cuốn Chúa Giêsu nói bằng dụ ngôn, Frère Théophile Penndu đưa ra khái niệm về dụ ngôn: “Là một kiểu nói rất phổ biến trong thế giới Do
Thái Nó thường là một sự so sánh, một ẩn dụ, một hình ảnh được kể lại dưới hình thức một câu chuyện cụ thể và lôi cuốn mượn từ cuộc sống hằng ngày với mục đích khiến cho người nghe suy nghĩ không phải về những ý tưởng trừu tượng mà về những thái độ sống” [12, 2].
Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã đưa một vài đặc điểm tóm lược về
dụ ngôn kinh Thánh như sau:
1 Mục đích: Dụ ngôn là các câu chuyện kể hàm chứa nhiều ý nghĩa.Các dụ ngôn gián tiếp cho chúng ta biết Thiên Chúa là ai và Ngài mong chờđiều gì ở con người
2 Tác dụng: Dụ ngôn không hướng con người đến những lí thuyết trừutượng mà nhấn mạnh đến những thái độ phải có để cải biến đời sống củachính mình Mượn các câu chuyện trong đời sống hàng ngày, dụ ngôn buộccon người dấn thân vào một tình huống cụ thể, từ bỏ thái độ “trung dung” vàđưa ra quyết định kiên quyết Dụ ngôn tác động mạnh đến người đọc bằngliệu pháp gây sốc, để người đọc chất vấn và thay đổi chính mình Tuy nhiên,tùy theo mỗi cá nhân mà sự cải biến ấy diễn ra như thế nào và ở mức độ nào
3 Nghệ thuật: Dụ ngôn kinh Thánh lấy chất liệu từ những hoàn cảnh
trong đời sống, xây dựng thành những tình huống cụ thể hướng con người đếnnhững lựa chọn Nhân vật, bối cảnh trong dụ ngôn là những người bìnhthường trong cuộc sống thường nhật Nó giúp cho người đọc nhận thức đượcthực tại thiêng liêng
Tác giả nhấn mạnh, những đặc điểm trên được đều rút ra từ các dụngôn của chúa Giêsu Các kinh sư khác cũng sử dụng dụ ngôn nhưng mangnhững đặc điểm khác: Lấy bối cảnh huy hoàng, nhân vật có địa vị cao sang và
tập trung cắt nghĩa kinh Thánh cho mọi người hiểu Nói cách khác, trong
Trang 8nhiều truyện dụ ngôn kinh Thánh thì dụ ngôn được nói bởi chúa Giêsu mới có
giá trị sư phạm và giá trị nghệ thuật như vậy
Nếu căn cứ vào các đặc điểm trên, có thế thấy, khái niệm dụ ngôn khágần gũi với khái niệm truyện ngụ ngôn Cả hai thể loại đều đưa ra những bàihọc luân lí, đạo đức, hướng suy nghĩ của con người đến điều tốt đẹp hơn.Thực tế, dụ ngôn và ngụ ngôn có những điểm tương đồng lớn Tuy nhiên, đisâu so sánh, hai thuật ngữ chỉ hai phương thức tự sự khác biệt Trong các bài
viết Dụ ngôn, Ngụ ngôn và Dụ ngôn, linh mục Vũ Đình Tường đã có sự phân tích khá rõ các khác biệt này Theo đó dụ ngôn và ngụ ngôn đều “minh họa
cho một chân lí hoặc luân lí, để rút ra bài học đạo đức, nhắm đến mục đích hướng dẫn cách sống” Tuy nhiên “Điểm khác biệt chính trong truyện ngụ ngôn là dùng hình ảnh động vật, cây cối hoặc phong cảnh thiên nhiên để giải thích, hướng dẫn về đạo đức trong cuộc sống, trong khi dụ ngôn trong kinh
Thánh nhân vật chính là tình yêu Thiên Chúa và lòng xót thương của Ngài
đối với con người”[20].
Ngoài ra, còn nhiều tài liệu, bài báo khác như: Dụ ngôn của N.D Tamarchenko do Lã Nguyên dịch, Sứ điệp trong các dụ ngôn trích trong cuốn
Đức Giêsu thành Nazaret; Chúa Giêsu nói bằng dụ ngôn của Frère Théophile
Penndu… đều đặt dụ ngôn trong cái nhìn so sánh với truyện ngụ ngôn Từ đó,
ta đưa ra bảng so sánh những điểm khác nhau giữa hai thể loại như sau:
Tiêu chí Ngụ ngôn (fable) Dụ ngôn (parable)
Nguồn
gốc
Là thể loại văn học dângian, có xuất xứ từ nhữngcâu chuyện về loài vật
Là thể loại tự sự cỡ nhỏ, chuyển từgiai đoạn văn học dân gian sang vănhọc viết
Nội dung Nêu lên những kinh
nghiệm, bài học rút ra từthực tiễn đời sống
Minh chứng cho một luân lí, quyluật có tính phổ quát
Nhân vật Nhân vật đa dạng, thường Nhân vật xuyên suốt là các bậc Thế
Trang 9là các loài động vật, các đồvật được nhân cách hóahay có thể là chính conngười
Truyện mang tính hưcấu
Tôn (Trong kinh Thánh là chúa
Giêsu), ngoài ra, còn có nhân vật làcon người trong một hoàn cảnh cụthể
Truyện là một mảng trong hiệnthực xã hội
Bố cục Thường gồm 2 phần: Phần
đầu kể về một hiện tượng,
sự kiện, một nhân vật đángbuồn cười; Phần 2 nêu lênbài học đạo đức
Thông thường gồm 3 phần: Hoàncảnh, tình huống của truyện; Phần 2nêu lên hành động, lựa chọn củanhân vật; Phần 3 là kết quả bất ngờ,ngoài dự đoán
Thường sử dụng nhân hóa,
ẩn dụ, lấy chuyện về loàivật để nói về chuyện củacon người
Sử dụng ẩn dụ, so sánh ngầm các sựvật khi chúng có mỗi quan hệ tươngđồng
Từ những đặc điểm trên, chúng tôi xin được đưa ra khái niệm thể loại
dụ ngôn:
Dụ ngôn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, xuất hiện trong văn chương tôn giáo Dụ ngôn là những câu chuyện của các bậc chí tôn, thường sử dụng lời nói ẩn dụ, so sánh để thể hiện những chân lí phổ quát, những vấn đề dạo đức Dụ ngôn là phương tiện quan trọng để dung tải và truyền bá giáo lí.
Trong lịch sử phát triển, có một số biến thể dụ ngôn vượt qua ranh giớicủa văn học giáo huấn và của thể loại tự sự cỡ nhỏ, hình thành nên tiểu loại
dụ ngôn hiện đại Khác với dụ ngôn truyền thống, dụ ngôn hiện đại (xuất hiện
sau thế kỉ XVIII) xác định được tác giả, thường được lấy “mẫu gốc” từ những
Trang 10dụ ngôn truyền thống hay lấy dụ ngôn truyền thống là “cơ sở của truyện triết
học” Một số tác phẩm lớn như trong Giấc mơ của người lố bịch của
Dostoievski, Người ta sống bằng gì? của Lep Tolstoi hay Các tiểu luận triết
học của Balzac… đều mang đặc điểm trên Ngoài ra, dụ ngôn truyền thống
được lồng ghép phổ biến trong các truyện vừa, tiểu thuyết như Người con gái
viên đại úy của Puskin, Những linh hồn chết của Golgon, Vụ án của Kafka…
[16] Đối với những tác phẩm nói trên, dụ ngôn được vận dụng như một thủpháp nghệ thuật nhằm tăng sức truyền đạt cho phương thức biểu đạt chính.Những tác phẩm đó mang tính dụ ngôn Nó khác về bản chất với các tác phẩmthuộc thể loại dụ ngôn – được khu biệt là một thể loại văn học
Trong phạm vi đề tài luận văn, do đối tượng nghiên cứu là các văn bảnkinh Phật – một văn bản folklore thuộc dòng văn học giáo huấn, vì vậy chúngtôi tập chung vào các đặc điểm của thể loại dụ ngôn truyền thống Khi xácđịnh dụ ngôn là một thể loại văn học, tất yếu bản thân những tác phẩm đóphải có những thi pháp đặc trưng riêng Ba chương luận văn của chúng tôi sẽ
đi sâu vào ba vấn đề thi pháp tiêu biểu của thể loại này là kết cấu, nhân vật vàngôn ngữ
2.2 Lịch sử nghiên cứu kinh Bổn sinh
2.2.1 Trên thế giới
Là tôn giáo có tầm ảnh hưởng thế giới, Tam tạng kinh điển của đạo
Phật từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của giới học giả tâm linh Trong
hệ thống đồ sộ đó, Jataka là bộ kinh có sự gần gũi hơn cả bởi sự dung dị, hài
hòa trong nội dung và cách thức truyền đạt Tuy nhiên, các bài viết chúng tôi
tham khảo dưới đây hầu hết đều xem xét Jataka như một sản phẩm tôn giáo hơn là văn bản văn học Một số bài viết quan trọng như: Introduction to
Jataka tales trên trang www.jatakaonline.com; Jataka - Buddhist literature
trên trang www.britannica.com; Jataka Tales của Ellen C Baaitt; Jataka
Trang 11tables của Barbara O’Brien… Từ phương diện tôn giáo, các công trình trên
đều đi đến khẳng định Jataka là bộ kinh hàm chứa những tư tưởng cơ bản của
Phật giáo với một số nhận định nổi bật sau:
Thứ nhất, Bổn sinh kinh là sự minh họa, giải thích cho triết lí nghiệp báo – luân hồi: “Theo tư tưởng Phật giáo, con người, động vật và mọi cơ thể
sống khác đều tái sinh sau khi chết Hầu hết ai cũng rơi vào vòng nghiệp báo
– luân hồi và không thể thoát ra được” [26].
Thứ hai, Bổn sinh kinh chỉ ra con đường cho con người thoát khỏi vòng
khổ đau đó là con đường tu tập và hành thiện: “Cũng giống như những người
khác, Phật từng là một người đàn ông, một người đàn bà, một vị vua, một thương nhân, một con khỉ, một con bò hay nhiều loài vật khác, và Người đã tạo ra rất nhiều thiện nghiệp trong các kiếp sống để thoát khỏi luân hồi” [26].
Thứ ba, trong suốt hành trình phát nguyện mười hạnh Balamật, nhânvật trung tâm đức Phật hiện lên như một hiệp sĩ với đầy đủ các đức hạnh nhưthiện tâm, thận trọng, trung thực, dũng cảm, quyết tâm và đặc biệt là sẵn sàng
hi sinh để dẫn đường và cứu rỗi chúng sinh về miền cực lạc: “Jataka đã thuật
lại những tiền kiếp của Phật trên tinh thần hi sinh cao độ của Bồ Tát cũng như những môn đệ của Người, mô tả chi tiết sự hi sinh không ngừng nghỉ và những cái chết kết thúc cho một kiếp sống” [29].
Thứ tư, Jataka với những giá trị tôn giáo nghệ thuật đã trở thành nguồn
đề tài vô tận cho các loại hình nghệ thuật như điêu khắc, hội họa… Nhiềuquốc gia trên thế giới đều có những câu chuyện dân gian là biến thể củanhững câu chuyện tiền thân của đức Phật, hay sự di chuyển và tiếp biến
những motif và kết cấu của Jataka trong nhiều truyện kể Bên cạnh đó,
Jataka ngày càng trở nên gần gũi với người đọc bởi giá trị đạo đức, giáo dục
lớn Bộ kinh được biên soạn dưới dạng hình ảnh là một trong những cuốn
sách hàng đầu được lựa chọn để dành cho thiếu nhi: “Những câu chuyện
Trang 12Jataka chứa sự thật sâu sắc, và được tính toán để gây ấn tượng với những bài học đạo đức tuyệt vời (…) Như mọi người đều phải thừa nhận, các câu chuyện này cao thượng trong ý tưởng, cao cả trong ý nghĩa, và hàm chứa nhiều bài giảng hữu ích” [22].
Bên cạnh những đặc trưng về tôn giáo, trong các bài viết cũng có điểm
những nhận định giá trị khi xem xét Jataka như một văn bản văn học Nổi bật
là các kết luận trên phương diện như nhân vật, kết cấu trong Jataka Theo đó,
Jataka mang nhiều đặc điểm truyện ngụ ngôn với nội dung thường là những
bài học đạo đức một cách kín đáo, ẩn dụ Mỗi người đọc phải vận dụng vốnsống để rút ra bài học cho mình Bên cạnh đó, hệ thống nhân vật thường xuấthiện các con vật được nhân cách hóa với những trạng thái tồn tại sinh động,
phức tạp Bài viết Jataka tables đăng trên websibe http://buddhism.about.com/
có đoạn viết chúng tôi tạm dịch như sau: “Bạn đã nghe thấy câu chuyện của
khỉ và cá sấu? Những gì trong cuộc tranh đấu của những con chim cút? Hoặc con thỏ trong mặt trăng? Hoặc hổ cái đói? Đó là những câu chuyện Jataka
Tales, một phần lớn các câu chuyện về tiền thân của đức Phật Rất nhiều
những hình thức của truyện ngụ ngôn động vật được dùng để giảng dạy những bài học đạo đức” [24].
Về phương diện kết cấu, những bài viết sưu tầm được đều đưa ra kết
cấu chung trong mỗi truyện kể gồm ba phần: “Mỗi câu chuyện được mở đầu
bằng một "câu chuyện của hiện tại " (paccuppanna vanna), nêu ra lí do tại sao đức Phật kể những câu chuyện quá khứ và kết thúc với một sự “kết nối”(samodhāna), trong đó các nhân vật trong câu chuyện đã được xác định Những câu chuyện tiền thân (atīta vatthu) là văn xuôi và xen kẽ trong số đó là câu thơ (bài kệ)” [27].
Nhân vật và kết cấu vốn là hai đặc trưng quan trọng khi tiếp cận về mặt
thi pháp Tuy nhiên, ngoài kết cấu ba phần, ngoài nhân vật loài vật, Jataka
Trang 13còn sử dụng nhiều kiểu kết cấu, xây dựng các nhân vật, hệ thống nhân vật vớinhững hàm ý khác nhau Trong đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào những vấn
đề trên
2.2.2 Ở Ấn Độ
Diễn đàn tư tưởng Ấn Độ hạ bán thế kỉ I TCN, về cơ bản, không còn là
sự độc thoại của tôn giáo Bàlamôn mà còn là sự lên tiếng của nhiều tư tưởngkhác như đạo Jain, đạo Phật Đó là tiếng nói, là hành động văn hóa phản
kháng lại những hà khắc, bất công tồn tại trong xã hội Ấn Độ bấy giờ Bổn
sinh kinh ra đời do các tì kheo kết tập và san định để truyền bá sâu rộng các
giáo lí, pháp môn Phật giáo Trên mảnh đất cội nguồn ấy, những câu chuyệntiền thân của đức Phật là một mạch nguồn dồi dào dung dưỡng tâm hồn ngườidân Ấn Độ, một gốc rễ chi phối nhiều hình thức văn hóa dân gian khác Tính
thông tục, gần gũi trong Jataka là nguyên nhân quan trọng khiến cho ở Ấn
Độ, nó được nhìn nhận nhiều hơn với tư cách là một bộ phận của văn học dângian Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ cũng thường đề cập nhiều đến tính dângian trong chuỗi truyện này
Khi đi tìm hiểu về Bổn sinh kinh, chúng tôi nhận thấy, không ít các bài
viết đặt câu hỏi ai là tác giả của bộ kinh này? Ban đầu, các Phật tử tin rằng, cáccâu chuyện tiền thân được đức Phật nói ra để rao giảng cho người dân Tuy
nhiên, sau khi đi nghiên cứu, các học giả đã chỉ ra: “Những bài kệ trong Jataka
có sự khác nhau rất lớn về ngôn ngữ và phong cách” [23] Vì vậy, tác giả của
nó không phải do riêng đức Phật sáng tác Trong bài viết Jatakas đăng trên trang http://www.indianmirror.com đã khái lược về sự hình thành các Jataka như sau: “Xét về nguồn gốc, các Jataka ban đầu là 22 bài kệ được sắp xếp theo
số lượng những câu thơ tăng dần Nhưng thời gian sau đó, các tì kheo thêm vàonhững phần bình luận – là những câu chuyện liên quan đến đức Phật, có thêmphần giải thích và nhận diện các nhân vật, được thêm thắt cho phong phú và
Trang 14phù hợp với đối tượng nghe và dần hình thành nên các câu chuyện hoàn chỉnh.
Jataka được sáng tác và lưu truyền chủ yếu trên phương thức truyền miệng, tác
giả của nó không thuộc về cá nhân mà là sáng tạo tập thể
Người Ấn Độ có câu nói: “Jataka là vòng hoa của những câu chuyện
tiền thân” đã cho thấy sự hòa trộn giữa tính văn học và tôn giáo trong bộ kinh
này Vòng hoa tượng trưng cho sự quý giá, vẻ đẹp rực rỡ, nhiều sắc màu,
hương vị, cũng như những vẻ đẹp của bộ kinh điển thể hiện trên nhiềuphương diện như tư tưởng, nội dung, ngôn từ Bên cạnh đó, vòng hoa còn là
sự hiểu biết đa dạng, là sự tinh thông, vẻ đẹp của trí tuệ “Các Jataka phản
ánh hành trình và kinh nghiệm mà đức Phật đã trải qua để đạt được sự khôn ngoan Chúng được được biết đến là ngọc trai của sự khôn ngoan được nói
ra từ miệng của đức Phật” [23] Bên cạnh đó, nó còn là vòng luân hồi của vụ
trụ và đời người: “Bản chất của những câu chuyện này lấy trọng tâm là học
thuyết về karma, trong đó nêu rằng mỗi con trở nên như thế nào là do những
gì anh ta đã làm Karma, ở đây, có nghĩa là các hành động và bao gồm tất cả các kết nối quan hệ nhân quả giữa các hành động và hậu quả của chúng Đức Phật đã tiết lộ sự phức tạp bên trong sự vận động của nghiệp, và chỉ ra rằng người ta có thể, thay đổi quá trình của một đời người, bằng sự hiểu biết bản chất của nghiệp Ông cũng dạy rằng nghiệp không diễn ra một cách đơn giản với một nguyên nhân duy nhất làm phát sinh trực tiếp đến một hiệu ứng cụ thể Người tốt không phải lúc nào ngay lập tức phát triển thịnh vượng và cái
ác không ngay lập tức trả cho tội lỗi của nó Tuy nhiên, qua nhiều kiếp sống, mỗi người nhận được những gì anh ấy xứng đáng Mặc khải tiềm ẩn đằng sau những câu chuyện Jataka là Bồ Tát đã đạt được Phật quả sau khi Người tích lũy đủ những nghiệp thiện trong khoảng thời gian của nhiều tiền kiếp” [28].
Về đặc trưng thi pháp, Jataka được xem là một trong những minh chứng tiêu biểu cho thi pháp văn học dân gian Ấn Độ “Ấn Độ luôn có một
Trang 15truyền thống phong phú của cách kể chuyện bằng miệng và giảng thuyết Từ nhiều giáo phái tôn giáo đã sử dụng rộng rãi các tầng thuyết pháp trong bài giảng của họ Đức Phật cũng không ngoại lệ Theo dân gian, đức Phật thường được trích dẫn ví dụ từ cuộc sống quá khứ của mình để giải thích các hành vi đúng”; “ Phật đã lấy những câu chuyện từ quá khứ của mình sống để dạy cho các môn đệ biết ứng xử của cuộc sống Do đó, tiền thân là dụ ngôn Phật giáo” “Những ngụ ý của những câu chuyện này, chúng được làm đầy thông qua việc tạo ra tính liên tục trong chủ đề thậm chí nhân vật” [23,
111;112] Như vậy, Jataka lưu giữ những thi pháp quen thuộc của văn học
dân gian Ấn Độ trên các đặc điểm như: motif tái sinh chiếm ưu thế, giọngđiệu đạo đức, kiểu kết cấu truyện sinh truyện hay những ngôn từ hoa mĩthường được sử dụng để kể nhằm thu hút và thuyết phục người nghe
Những công trình nghiên cứa về Jataka ở Ấn Độ mang một giá trị đặc
biệt, bởi nó được viết với phông nền văn hóa, với chiều sâu tâm thức của
những cư dân gốc, nơi mà Jataka được khởi nguồn Do trình độ ngoại ngữ
còn hạn chế, chúng tôi chưa thể thấy hết những giá trị của các công trình trên.Tuy nhiên, bước đầu tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu Ấn Độ
thường xem xét Jataka như một văn bản văn học dân gian Nó thường được
so sánh với truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn Nhưng từ sự so
sánh đó cho thấy nhưng nét khác nhau về thể loại Vậy, Jataka cần được xếp
vào thể loại khác với các thể loại kể trên Dựa theo những đặc trưng về nộidung và các đặc điểm của nhân vật, kết cấu, những câu chuyện tiền thân có
nhiều điểm tương đồng lớn với các câu chuyện dụ ngôn kinh Thánh Phát hiện
trên đã gợi mở nhiều ý tưởng để chúng tôi thực hiện đề tài này
2.2.3 Tại Việt Nam
Trang 16Xét về thời gian, Jataka ảnh hưởng đến Đông Nam Á sớm hơn Đông
Bắc Á nhưng việc hoàn thành các bản dịch lại muộn hơn nhiều và ít hoànthiện so với văn bản gốc Ở Việt Nam, từ thế kỉ II, Phật giáo đã có một vị trínhất định trong lòng dân tộc Đến khoảng từ trước đến sau thời Hai Bà Trưng
đã có những bản kinh đầu tiên được dịch Tuy nhiên, phải đến cuối XX, Bổn
sinh kinh nói riêng và Tiểu bộ kinh nói chung mới được dịch sang tiếng Việt
với công lao đầu tiên thuộc về Hòa thượng Thích Minh Châu và cư sĩ NguyênTâm Trần Phương Lan Bản dịch năm 1983 được đánh giá cao về tính thốngnhất, hoàn chỉnh cả về nội dung và nghệ thuật Đa phần những công trình màchúng tôi liệt kê dưới đây đều căn cứ theo bản dịch này
Trước khi đi vào phần dịch thuật, hòa thượng Thích Minh Châu đã có
một bài giới thiệu khái quát về Jataka Dưới cái nhìn của một bậc đại đức, bài
viết là một tư liệu quý báu, mang đến cái nhìn khái quát về giá trị của bộ kinh
Luận điểm đầu tiên mang giá trị xác định nguồn gốc: “Chúng ta có
những lí do xác đáng để khẳng định tác giả các tập này phải là các vị tì kheo, hoặc sống trong thời đức Phật, hoặc sau đó khoảng vài chục năm: vì chỉ có những vị này mới thông hiểu được tổ chức của Giáo hội và hiểu được những mẩu chuyện dân gian của Ấn Độ; vì chỉ những người am hiểu dân tình, đồng quê xứ sở Ấn Độ mới có thể ghi nhận và trình bày được” [3] Như vậy, Bổn sinh kinh được viết bởi những đệ từ đầu tiên của Phật và vẫn mang đậm quan
niệm về đức Phật của phái Tiểu thừa Đức Phật không phải là bậc thần linhđắc đạo, cao xa mà con người không với tới được, Người hiện hữu xungquang chúng ta Kể cả cây cỏ đều là Phật Phật cũng như con người, có ngũ
căn, ngũ ẩn Trong Jataka, đức Phật có thể là cỏ cây hoa lá, là các loài vật.
Jataka được phóng tác trên cơ sở cải biến những câu truyện dân gian và lồng
vào đó nội dung thuyết pháp: “Bất cứ câu chuyện truyền thống nào đều có thể
được chuyển thành Jataka, đơn giản bằng cách biến một trong những nhân
Trang 17vật của nó thành tiền thân đức Phật” [7] Bổn sinh kinh trước tiên và trên hết
là một sản phẩm tư tưởng tôn giáo giá trị
Luận điểm qua trọng thứ hai mà hòa thượng Thích Minh Châu đưa ra
trong bài viết đó là: “Vai trò của vị Bồ Tát thật là đa dạng, thật là phong phú,
và vì đóng vai trò tiền thân đức Phật, phong cách đạo đức của Bồ Tát thật hoàn toàn tuyệt diệu từ lời nói, từ suy tư cho đến việc làm”[3] Luận điểm này
được đưa ra sau kết quả khảo sát hình ảnh Bồ tát trong 120 tiền kiếp đầu tiên:
“* 26 lần Bồ Tát làm chim làm thú: 1 lần làm chó, 2 lần làm ngựa, 4
lần làm bò đực, 1 lần làm voi, 2 lần làm cá, 5 lần làm nai, 3 lần làm khỉ và 8 lần làm chim Về các loài chim: ngỗng trời 1 lần, chim cút 3 lần, chim trĩ 1 lần, chim chúa 2 lần, chim bồ câu 1 lần.
* Bồ Tát làm vua 6 lần, làm con vua 6 lần, làm đại thần 7 lần, làm triệu phú 10 lần, làm địa chủ 1 lần, làm Bà la môn 4 lần, làm hiền trí 11 lần, làm Sư trưởng 8 lần, làm ẩn sĩ 6 lần.
* Bồ Tát hành nghề cũng rất rộng rãi và đa dạng: làm trưởng đoàn lữ hành 3 lần, làm nghề đi buôn 2 lần, làm người cày ruộng 1 lần, làm người đánh trống 1 lần, làm người thổi tù-và 1 lần, làm thầy thuốc 1 lần, làm thợ hớt tóc 1 lần, học nghề đoán sao, nghề nhào lộn 2 lần, làm con trai một gia đình 2 lần Ngoài ra, chúng ta còn ghi nhận thêm: Bồ Tát làm chư thiên 5 lần, làm thần cây 8 lần” [3].
Trải qua 547 tiền kiếp để rèn luyện hạnh nguyện và cứu độ chúng sinh,đức Phật xứng tầm là một nhân vật văn hóa kiệt xuất
Cùng quan điểm trên, trong bài Ảnh hưởng của Jataka trong văn hóa
Đông Nam Á, PGS.TS Phan Thu Hiền và Th.s Đỗ Văn Đăng một lần nữa
khẳng định: “Để trở thành một con người toàn hảo, một đấng giác ngộ, trải
vô số kiếp tiền thân, Bồ tát đã nỗ lực, kiên trì thực hành mười hạnh nguyện cao thượng (Paramita), bao gồm: Bố thí (Dana), Trì giới (Sila), Xuất li
Trang 18(Nekkhamma), Trí tuệ (Panna), Tinh tấn (Viriya), Nhẫn nhục (Khanti), Chân thật (Sacca), Kiên định (Adhitthana), Tâm từ (Metta), Tâm xả (Upekkha)” [7].
Một luận điểm quan trọng khác được đề cập trong bài viết là hệ thống
đề tài trong Bổn sinh kinh Hòa thượng Thích Minh Châu đã chỉ ra: “Phần
lớn đề tài liên hệ trực tiếp đến đức Phật, tiếp đó là số lượng lớn những câu truyện liên quan đến những tì kheo có những hạnh đạo chưa đẹp và được đức Phật giáo giới Ngoài ra đề tài về các đệ tử cư sĩ, các trưởng lão, về đồ ăn, cúng tế… chiến số lượng nhỏ hơn [3] Các đề tài này giúp chúng ta hiểu được
một số nét về tình trạng bối cảnh xã hội đương thời
Trong phần cuối của bài viết, Hòa thượng Thích Minh Châu đã tập
trung nhấn mạnh vai trò của Jataka, không chỉ ảnh hưởng về tư tưởng mà còn
ảnh hưởng đến nhiều phương diện khác nhau trong cơ tầng văn hóa của nhiều
nước, nhất là các nước trong cùng khu vực Jataka “nhiều khi vượt qua biên
giới tôn giáo Ấn Độ và trở thành những truyện cổ tích dân gian, nửa thần thoại, nửa thực tế, không lệ thuộc tôn giáo này hay xứ sở nào” [7].
Ảnh hưởng của Jataka không chỉ dừng lại ở nội dung phương diện nội dung với triết lí nhân quả “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” mà còn ảnh hưởng trên phương diện kết cấu, ngôn ngữ Ý kiến của PGS.TS Phan Thu Hiền trong bài phỏng vấn Văn hóa Phật giáo trong tâm hồn các dân tộc phương Đông đã gợi ra những vấn đề thú vị: “Dạng kết cấu truyện chùm, bên cạnh hình thức
kết cấu parabol của toàn bộ kinh Jataka, thực sự là một đóng góp cho gia tài văn xuôi tự sự của Ấn Ðộ và của cả văn học phương Ðông Nó chuẩn bị cho những tác phẩm tự sự quy mô lớn nối kết các truyện nhỏ vào một chuỗi thống nhất” [8] Ý kiến này được cô làm rõ khi phân tích các kiểu kết câu trong
Jataka Cụ thể, mỗi dạng kết cấu trong Bổn sinh kinh đều gắn với những tư
tưởng giáo lí Phật giáo Kết cấu chuỗi chuyện thể hiện tư tưởng luân hồi; Kếtcấu truyện-trong-truyện với quan hệ giữa folklore và kinh điển Phật giáo; 3
Trang 19Kết cấu “pa-ra-bol” với tư tưởng nghiệp báo qua cặp đôi câu chuyện quá khứ
và câu chuyện hiện tại Từ đó, cô khẳng định: “Không quá lời khi nói rằng Jataka đã mở ra kỉ nguyên mới trong cung cách truyền bá Phật giáo cũng như
phong cách văn chương Phật giáo Trong số các kinh điển Phật giáo, Jataka chắc chắn là tác phẩm đã mang những tư tưởng Phật giáo căn cốt nhất, giản
dị nhất” [9].
Bàn về hình tượng đức Phật, Đại đức Thích Tuệ Sĩ trong bài Dẫn vào
thế giới văn học Phật giáo có viết: “Bản sinh truyện là những mẩu chuyện tiền thân của đức Thích tôn, trải qua nhiều kiếp với những hành vi như một anh hùng hiệp sĩ vĩ đại xuất hiện giữa thế gian, luôn luôn đem cả thân mạng làm lợi ích cho mọi người Ngài là một mẫu hiệp sĩ cứu khổ phò nguy, giữa quần chúng bình dân, yếu đuối, bất lực dưới mọi bất công”[14] Đi sâu vào
luận điểm trên, luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Vân Khánh đã tìm hiểu hình
ảnh “Đức Phật – vị hiệp sĩ cô đơn trên con đường tự giác và giác tha”, trung tâm của luận văn Trong đó có lời nhận xét: “Trong cảm hứng cô đơn phẳng
phất suốt 547 câu chuyện, hình tượng đức Phật hiện lên trong sự kết hợp hài hòa giữa tự giác và giác tha, giữa một bậc chân tu nỗ lực cho công cuộc tu tập của bản thân với một bậc đại sĩ hết lòng giáo hóa chúng sinh đạt tới miền
an lạc Vẻ đẹp hòa hảo đó được tái hiện trong những kiếp sống rất “người”, rất “thế tục” khiến nó trở nên dễ đi vào lòng người hơn, vừa thấm nhuần tinh thần tôn giáo thiêng liêng, vừa hội tụ những nét sống động, chân thực của một con người văn học”[21, 55] Ngoài ra, tác giả luận văn có chỉ ra một số
thi pháp khi xây dựng hình tượng đức Phật như: cảm hứng tụng ca; hệ thốngnhân vật trợ duyên và tổ chức kết cấu truyện Với những luận điểm cơ bản, rõràng, được triển khai trên 100 trang, đây là một trong những công trình
nghiên cứu dày dặn và khoa học về Bổn sinh kinh Luận văn là một trong
những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này
Trang 20Với phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa, cuốn Tư
tưởng tôn giáo – triết học trong văn học Ấn Độ thời kì Cổ - Trung đại của PGS.TS Nguyễn Thị Mai Liên đã khái quát đầy đủ, hệ thống, chặt chẽ sự vận
động các dòng tư tưởng qua các thời kì văn học dân gian, từ thần thoại, sử thi
đến văn học sùng tín và văn học Phật giáo Trong dòng mạch đó, Bổn sinh
kinh được minh chứng là bộ kinh thể hiện rõ nhất cho triết lí luân hồi –
nghiệp báo qua bốn luận điểm cơ bản Đó là hình ảnh đức Phật – hiệp sĩ xâydựng thiện nghiệp; hình tượng loài vật thể hiện Phật tính vốn có biểu trưngcho thuyết bình đẳng, vạn vật đều có thể thành Phật; kết cấu xâu chuỗi nhưvạn kiếp nối tiếp nhau trong bánh xe luân hồi và cặp đôi câu chuyện quá khứ -hiện tại đối xứng thể hiện thuyết nghiệp báo Những luận điểm trên đã chứng
minh, không chỉ là bản kinh tiêu biểu cho nghệ thuật thuyết pháp, Bổn sinh
kinh còn “có tính chất văn chương hơn cả trong Tam tạng” [11, 222].
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu trên, có thể thấy, càng những năm gần đây,
việc nghiên cứu Bổn sinh kinh ngày càng được chú trọng, nhất là hướng tiếp
cận từ góc nhìn văn học Từ nhiều phương diện khác nhau, các công trình đã,đang mang đến những khám phá mới về bản kinh cổ giàu giá trị này Tuynhiên, khi xem xét những câu chuyện tiền thân, đa phần những công trình trên
chưa luận giải thuyết phục các đặc trưng về thể loại trong Bổn sinh kinh Do
đó, hoặc xếp Bổn sinh kinh vào thể loại truyện cổ tích, hoặc gọi nó là những
câu chuyện ngụ ngôn Phương diện ngôn ngữ - một trong những yếu tố quyết
định tính văn học trong Bổn Sinh kinh cũng chưa được chú trọng khảo cứu.
Những công trình này là nguồn tài liệu quý giá giúp chúng tôi thực hiện đề tài
Dụ ngôn trong kinh Bổn sinh Đồng thời, đây cũng là động lực để chúng tôi
cố gắng hoàn thành công trình, với mong muốn, góp thêm một tiểu ý đểnhững người yêu thích và tìm hiểu văn học Phật giáo có cái nhìn toàn diệnhơn về viên “xá lị” quý báu này
Trang 213 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung vào ba phương diện: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ để
làm rõ tính dụ ngôn đặc trưng trong trong Bổn sinh kinh.
Từ những đặc sắc về nghệ thuật, làm rõ những giá trị về tư tưởng, tôn
giáo đặc biệt là tính văn học trong Bổn sinh kinh.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
- Nghệ thuật xây dựng kết cấu, nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong Bổn
sinh kinh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung luận văn được khảo sát và tìm hiểu qua 547 truyện trong bộ
Bổn sinh kinh, được lấy từ Webside http://www.thuvienhoasen.org do Hòa
thượng Thích Minh Châu và Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch năm 1983
5 Phương pháp nghiên cứu
- Hướng tiếp cận thi pháp học, văn hóa học
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành, phân tích, tổng hợp, so sánh
6 Đóng góp của đề tài
- Khái quát về thể loại truyện dụ ngôn trong văn chương giáo huấn
- Nét đặc sắc của Bổn sinh kinh từ những đặc trưng thể loại truyện dụ ngôn.
7 Cấu trúc luận văn
Trong quá trình phân tích và đọc tài liệu, chúng tôi nhận thấy, tính dụ
ngôn trong Bổn sinh kinh được thể hiện rõ nhất qua ba phương diện: kết cấu,
nhân vật và ngôn ngữ Vì vậy, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài được
triển khai thành 03 chương:
Chương 1: Kết cấu dụ ngôn trong Bổn sinh kinh;
Chương 2: Nhân vật dụ ngôn trong Bổn sinh kinh;
Chương 3: Ngôn ngữ dụ ngôn trong Bổn sinh kinh.
Trang 22Chương 1
KẾT CẤU DỤ NGÔN TRONG KINH BỔN SINH
Theo những tài liệu nghiên cứu, thời gian Jataka được hình thành vào
khoảng thế kỉ IV trước công nguyên Trước đó, Ấn Độ đã xuất hiện kiểu chữviết Magadhi Tuy nhiên, việc phóng tác và truyền bá những câu chuyện tiềnthân chủ yếu vẫn diễn ra dưới hình thức truyền miệng Kể chuyện bằng miệngtrở thành một kĩ thuật quan trọng được sử dụng để truyền bá niềm tin Phậtgiáo Một trong những thủ thuật điêu luyện của các bậc danh tu thuyết pháp
đó là sử dụng các dạng kết cấu để liên kết, tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện
Ở Jataka, có thể thấy được sự cộng hưởng giữa những kết câu dân gian quen
thuộc trong văn học Ấn Độ cổ đại với những giáo lí cơ bản của nhà Phật Cáckiểu kết cấu tồn tại trên ba cấp độ: chuỗi truyện, tiểu truyện và diễn ngôn làbằng chứng cho nghệ thuật thuyết pháp tài ba của các bậc cao tăng chântruyền Trước hết, chúng tôi xin đi vào sơ lược một vài nét về kết cấu truyện
dụ ngôn nói chung
1.1 Kết cấu truyện dụ ngôn
1.1.1 Kết cấu trong tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật trong đó sự hòa hợp, đankết giữa nội dung và hình thức Nếu xem hình thức tác phẩm văn học làphương diện để chuyển tải nội dung thì bất cứ sự lựa chọn nào về hình thứccũng ảnh hưởng đến nội dung Khi đó, hình thức không còn là phần cấu trúcbên ngoài mà trở thành hình thức mang nội dung, là một phương diện nộidung trong tác phẩm văn học
Trong văn học, hình thức bao gồm nhiều phương diện như ngôn ngữ,hình tượng, nhân vật, cấu trúc và kết cấu Khác với cấu trúc – được xem nhưphần ổn định bất biến của một chỉnh thể, kết cấu đa dạng, phức tạp, phong
phú và tồn tại trên mọi cấp bậc của văn bản, là “phương tiện cơ bản và tất yếu
Trang 23của khái quát nghệ thuật”, có “chức năng đa dạng bộc lộ tốt chủ đề tư tưởng của tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ” [6, 157] Kết cấu có khả năng tác động về mặt thẩm mĩ với những
câu văn hay, những hình ảnh đẹp, những cốt truyện hấp dẫn, li kì Mặt khác,kết cấu còn tác động về mặt tinh thần với những bức tranh phong phú muônmàu của đời sống hiện thực và những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc
Kết cấu của tác phẩm văn học tồn tại ở nhiều cấp độ Xét theo bìnhdiện bề mặt, có kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản Trong đó, kết cấu vănbản bao gồm các thành phần trần thuật như cốt truyện, sự kiện, tình tiết…Theo bình diện bề sâu tác phẩm, có kết cấu thuộc về quan niệm, về cái nhìnđời sống Khi đó, kết cấu bề sâu là quan điểm, nhìn nhận đánh giá và giảithích thế giới nghệ thuật Nó phụ thuộc vào quan điểm triết học, mĩ học, hiệnthực, thế giới và con người của tác giả, gắn với phần ý thức và vô thức củathời đại Nó có khả năng chi phối lớp kết cấu bề mặt ở sự lựa chọn cách thứcxây dựng nhân vật, cốt truyện, lựa chọn ngôn ngữ Tiếp cận kết cấu bề mặt
là một cách thức để khám phá kết cấu bề sâu, khám phá bề sâu tư tưởng nhânvăn mang tính dân tộc, thời đại đằng sau lớp vỏ ngôn từ
Trong thực tế, khái niệm kết cấu còn được hiểu theo nghĩa hẹp hơn: là
chỉ sự tổ chức sắp xếp các sự kiện, sự kiện này đan cài vào sự kiện kia tạo
thành một hệ thống Kết cấu theo nghĩa hẹp được giới hạn ở sự tiếp nối trên
bề mặt, sự tương quan giữa các câu, các đoạn, các chương hồi, motif… Trongluận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm kết cấu theo nghĩa hẹp, tức là kếtcấu được xây dựng để triển khai cốt truyện, tổ chức điểm nhìn và định hướngdiễn ngôn
Từ thời cổ đại, văn học dân gian Ấn Độ đã sử dụng kiểu kết cấu đặc sắctruyện lồng truyện để để tạo nên hai thiên sử thi đồ sộ nhất trong lịch sử nhân
Trang 24loại Đó là Mahabharata do đạo sĩ Vyasa sáng tác đã thâu tóm mọi điều kì diệu ở xứ sở Ấn Độ cổ đại và Ramayana của đạo sĩ Valmiki, tuy có dung
lượng nhỏ hơn nhưng cũng là một thế giới sinh động với những cơ tầng vănhóa dân gian kì thú Từ các sử thi cổ đại, kết cấu truyện lồng truyện còn đạtđược đến những thành tựu cao hơn về nghệ thuật kể chuyện Sự hoàn thiện đó
đánh dấu bằng hàng loạt các tác phẩm được kể theo kiểu truyện khung (frame
story hay frame narrative) như Panchatantra, Katha Sarit Sagara… Đây là
kiểu truyện mà tác phẩm là một câu chuyện dài có khả năng hàm chứa nhiềutruyện kể khác Câu truyện trung tâm (main story) hay còn gọi là truyện nền(basic story) có chức năng mở đầu và kết thúc đóng, là khung nền cho nhữngcâu chuyện nhỏ Còn các truyện nhỏ được liên kết với nhau bằng những chủ
đề, nội dung chung Hai kiểu kết cấu này mang đậm dấu ấn triết học Ấn Độ,đặc biệt là quan niệm luân hồi và nghiệp báo khi giải quyết các vấn đề về thếgiới quan, nhân sinh quan
Kiểu kết cấu truyện lồng truyện và truyện khung đều được vận dụng
trong Bổn sinh kinh là cơ sở cho một tác phẩm lớn về dung lượng, phong phú
về nội dung mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ Song song với đó, ở mỗi tiểutruyện, kiểu kết cấu truyện kể bốn phần như những tiểu mô hình về con
đường giải thoát giúp Bổn sinh kinh càng tích hợp khả năng chuyển tải giáo lí.
Sự kết hợp giữa các kết cấu truyện kể là sự kết hợp giữa tâm thức cộng đồng
và trí tuệ của các bậc danh tu chân truyền Đó là chiều sâu văn hóa cổ đại Ấn
Độ ẩn tàng trong những lằn ranh giao thời của hai giai đoạn văn học dân gian
và văn chương bác học
1.1.2 Kết cấu truyện dụ ngôn
Truyện dụ ngôn được sử dụng nhiều trong kinh Thánh vì những đặc trưng
thể loại phù hợp với mục đích truyền đạo thuyết pháp Xét trên phương diện kết
cấu, thông thường mỗi truyện dụ ngôn kinh Thánh được chia làm ba phần:
Trang 25Trước hết là khung cảnh của dụ ngôn: Là những tình huống đưa ra cáchoàn cảnh mà con người gặp phải Trong đó, xuất hiện nhân vật phải đối mặt
với tình huống khó xử, tiến thoái lưỡng nan về tinh thần (Truyện Người gieo
giống, Kho báu – Viên ngọc quý…) hoặc đã có một hành động sai trái và
phải chịu hậu quả ngoài ý muốn (Truyện Đứa con hoang đàn, Lão nhà giàu
và anh La-da-rô nghèo khó) Phần hai, nội dung là những tâm tình của nhân
vật trước tình huống mà mình gặp phải và quyết định hành động của họ Đó
có thể là những hành động đúng đắn nhưng phần hơn là những hành động sailầm mà con người - với bản chất con - khó có thể tránh khỏi Nhưng dù làhành động đúng đắn hay sai lầm thì những con người đó vẫn chưa ý thứcđược hết bản chất của vấn đề Vì vậy, họ cần sự ban ân của Chúa để giảithích, cắt nghĩa vấn đề đó Phần ba là một kết quả ngạc nhiên, bất ngờ, nằmngoài sự tiên đoán, mong đợi Kết quả này có khả năng gây sốc, tác động mộtcách sâu sắc vào người đọc Ban đầu, họ có thể hoài nghi, bất ngờ, nhưng sau
đó, dưới sự dẫn giải của Chúa, họ hiểu được bản chất của vấn đề và rút ra bài
học Lấy Con chiên đi lạc làm dẫn chứng Truyện mở đầu với tình huống một
ông lão đi chăn đàn chiên, trong đó có một con đi lạc Nội dung cũng là tìnhhuống ông lão chỉ có thể chọn giữa việc đi tìm một con chiên hoặc bỏ conchiên đó để giữ chín chín con còn lại Kết quả bất ngờ, ông lão quyết định đitìm con đi lạc và hạnh phúc vô cùng khi tìm ra nó Hành động vô lí có vẻ nực
cười đó được Chúa lí giải: “Trên đời, sẽ còn vui mừng hơn khi một người tội
lỗi thống hối hơn là chín mươi chín người đạo đức không phải thống hối”
[28]
Nhận xét về đặc điểm kết cấu truyện dụ ngôn, trong cuốn The
Parables: A Preaching Commentary, tác giả J.Dwight Pentec viết: “A parables form is in direct relationship with its content The structure has its way of bearing the message” [25, 57] Tạm dịch: “Mỗi hình thức dụ ngôn
Trang 26nằm trong mối quan hệ trực tiếp với nội dung của nó Cấu trúc của nó là phương thức truyền tải thông điệp” Ví dụ như, một đặc điểm ở kết cấu các
truyện dụ ngôn đó là sự xuất hiện của Chúa xuyên suốt tất cả các câu chuyện
và giải quyết mọi khó khăn mà đệ tử của ngài gặp phải Đó là cách nói ám dụcho sự hiện diện và nhiệm màu của Nước Trời ở khắp mọi nơi và trong mọitình huống lớn nhỏ Xét về tổ chức trần thuật, kiểu kết cấu này là cơ sở triểnkhai những câu chuyện nhỏ được xem như những câu trả lời ám dụ của Chúa.Bởi thay vì dùng lời lẽ để giải thích cho các con chiên hiểu về vấn đề mà họđang gặp phải, chúa Giêsu thường kể cho họ nghe một câu chuyện đã diễn ra
có tính chất tương tự Từ sự giống nhau đó, Ngài chỉ ra bản chất của vấn đề
và cho họ thấy lựa chọn đúng đắn nhất Như trong câu chuyện Người giàu
ngu dại, Chúa đã khuyên hai anh em nên từ bỏ lòng tham mà đấu đá lẫn nhau
bằng việc kể cho họ nghe chuyện về một phú ông giàu có Ông ta luôn đauđầu suy nghĩ về việc xây những nhà kho to hơn để tích trữ của cải Rồi Chúa
Trời hỏi ông ta: “Đêm nay, người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của
cải ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai” [30] Từ câu chuyện đó, hai anh em nhận
ra sự thật: giàu có không làm nên cuộc sống của con người
Rõ ràng, trong hành trình truyền giáo và thu phục các tín đồ, các đạo sĩluôn chú trọng lựa chọn, sử dụng và sáng tạo những dạng kết cấu phù hợp nhất
để chuyển tải nội dung triết lí đến người nghe Từ đó hình thành nên một thể
loại truyện kể chuyên dùng cho việc giáo huấn Ở Jataka, gắn với các triết lí
nền tảng của đạo Phật sẽ có một số kiểu kết cấu cơ bản là kết cấu chuỗi truyện,kết cấu truyện lồng truyện và kết cấu truyện kể bốn phần Cụ thể như sau:
1.2 Triết lí luân hồi qua kết cấu chuỗi truyện
1.2.1 Khái niệm luân hồi
Trong hầu hết các tôn giáo Ấn Độ, đời sống không được tính bằng việcsinh ra và chấm dứt với cái chết Đời sống là vô thường mãi mãi với những
Trang 27thời khắc thuộc về quá khứ, hiện tại và tương lai Quan niệm này hình thànhnên một học thuyết quan trọng, học thuyết luân hồi Luân hồi dịch ở tiếng
Phạn là samsara nghĩa là sự lưu chuyển Theo chữ Hán thì luân là lưu chuyển,
hồi là xoay tròn Hình ảnh bánh xe luân hồi tượng trưng cho vòng tròn sinhsinh - hóa hóa của đời sống con người và muôn loài chúng sinh Trên vòngtròn ấy, không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc, và bánh xe ấy
cứ quay mãi tạo nên vạn kiếp trầm luân của sinh tử khổ đau
Khái niệm luân hồi vốn là một phạm trù trong học thuyết của đạoHindu Luân hồi cho rằng cuộc đời con người chỉ là một vòng trong nhữngvòng quay bất tận của cuộc sống Thể xác mà chúng ta đang có chỉ là nơi ởtạm bợ, là quán trọ bên đường, là chiếc áo rồi sẽ mục nát Chỉ có linh hồn làbất tử Khi thân xác không còn nữa thì linh hồn sẽ tái sinh vào một thân xácmới với diện mạo, đời sống mới Nếu kiếp trước ta gieo hạt thiện thì kiếp này
ta hưởng trái ngọt Nếu kiếp trước ta gieo nhân ác thì kiếp nay ta phải chịuđọa đầy khổ đau Muốn chấm dứt vòng luân hồi ấy, giải phóng tuyệt đối linhhồn khỏi sự giới hạn của thể xác Mỗi người phải tự bản thân mình, phá bỏ cáitôi bé nhỏ để linh hồn cá nhân đồng nhất với linh hồn vũ trụ Để làm đượcđiều đó, có ba con đường mà mỗi người có thể lựa chọn Thứ nhất là conđường tri thức, từ bỏ hết những cám dỗ vật chất, sống khổ hạnh để hưởng sự
an tịnh trong tâm hồn Thứ hai là con đường hành động, hoàn thành tốt bổnphận của mình, bỏ qua mọi thưởng phạt hư vinh của đời sống cá nhân, mộtlòng phụng sự Đại Ngã Và con đường thứ ba, rộng mở hơn với mọi người, làcon đường sùng tín, hết lòng tôn kính và phụng thờ đấng Tối cao
Tiếp thu khái niệm luân hồi của Hindu giáo, đức Phật đã phát triển kháiniệm đó, trở thành một phần bất khả phân trong tư tưởng của đạo Phật Ngay
từ bài thuyết pháp đầu tiên ở vườn Lộc Uyển cho đến khi nhập Niết bàn,Người nhiều lần giảng cho chúng đệ tử bản chất của luân hồi trong hành trình
Trang 28tự giải thoát Như nhiều tôn giáo khác, Phật giáo thừa nhận con người gồmhai thành phần là linh hồn và thể xác Thể xác chỉ vật chứa tạm thời ở kiếpnày và được thay thế ở kiếp khác; chỉ có linh hồn là trường tồn mãi mãi.Nhưng riêng trong Phật giáo, khi thân xác chết đi linh hồn sẽ tồn tại tại Thântrung ấm trong 49 ngày để đi tới một trong 6 nẻo tùy thuộc vào nghiệp của họ.Phật giáo gọi là 6 nẻo luân hồi, bao gồm:
1 Thiên: Cõi thần tiên, nơi cuộc sống thanh thản, an lạc và vô sự,muốn chi có nấy, không làm khổ mình, khổ người và không làm điều ác
2 Nhân: Cảnh giới của con người trong đó con người sống trong nhữngđiều kiện đa dạng hơn với đủ các cung bậc cảm xúc tiêu cực, tích cực, có vui,
có buồn, có hạnh phúc, đau khổ, bệnh tật, có phiền não, bất toại nguyện, rầu
5 Súc sinh: là kiếp của loài vật, đây là kiếp mà cuộc sống của chúng bịphụ thuộc vào những sinh vật khác, luôn trong sợ hãi và thiếu thốn
6 Địa ngục: Cảnh giới của những chúng sinh độc ác, hận thù, gây ranhiều nghiệp không thể chấp nhận trong kiếp trước
Căn cứ vào nghiệp tạo từ kiếp trước mà con người sẽ đi những nẻokhác nhau để đầu thai vào kiếp sau Nhưng tất cả vạn vật ở các cõi đều khôngthường hằng vĩnh viên mà bị chi phối bởi luật vô thường, đều xoay chuyểnkhông ngừng nên không có ai ở mãi trong một cảnh giới nào cả Do đó, chúngsinh cứ trôi lăn trong lục đạo, hết ở cảnh khổ lại qua cảnh sướng, hết cảnhsướng lại rơi lại vào cảnh khổ Chỉ khi tìm được con đường và quyết tâm tu
Trang 29tập, con người mới thoát ra khỏi vòng luân hồi khổ đau đó Nhấn mạnh vai tròcủa việc thấu hiểu luân hồi trong hành trình giải trừ sự khổ đau của thế giannên trong các tất cả các bộ kinh, đức Phật đều gián tiếp hoặc trực tiếp đi sâu
đến vấn đề này Bổn sinh kinh lấy việc kể lại các câu chuyện tiền thân của đức
Phật là một xác chứng hùng hồn về luân hồi trong đời sống
1.2.2 Từ kết cấu chuỗi truyện đến triết lí luân hồi
Kết cấu chuỗi truyện là một thủ pháp văn học độc đáo được vận dụng
trong Jataka.
Khác với kiểu truyện khung (Frame tales) xuất hiện nhiều trong các tác phẩm dân gian đồ sộ của Ấn Độ như Mahabharata, Ramayana hay Nghìn lẻ
một đêm, ở Jataka không có một chuyện làm khung hay chuyện nền để gắn
kết các câu chuyện nhỏ Thực chất, Jataka là tập hợp 547 bài kinh, mỗi bài
kinh là một dụ ngôn nhỏ được liên kết với nhau thành một chuỗi bởi sự thống
nhất về nội dung, đều kể về các tiền kiếp của đức Phật Bổn sinh kinh như
một tràng hạt với 547 viên ngọc được xâu thành một chuỗi bởi một sợi dâyduy nhất đó là lời kể của đức Phật về chính cuộc đời mình
So với những kết cấu truyện khung, kết cấu chuỗi truyện có sự lỏng lẻohơn trong mạch liên kết Trong kiểu truyện khung, ngoài sự liên kết giữa cáctiểu truyện với truyện nền thì ngay trong các tiểu truyện cũng có sự đan cài,móc xích với nhau Ngoài người kể chuyện giấu mặt, mỗi câu chuyện đềuđược thay phiên kể bởi một người kể chuyện khác nhau Cụ thể, người kểchuyện trong câu chuyện thứ nhất sẽ chấm dứt vai trò của mình và trao lời kểcho người kể chuyện thứ hai – là nhân vật trong câu chuyện thứ nhất Sự thayđổi vị trí, từ nhân vật thành người kể chuyện ở hai câu chuyện liên tiếp tạo ra
tính liền mạch giữa các truyện con Còn trong Jataka, ngoài người kể chuyện
giấu mặt, đức Phật là người kể chuyện đầu tiên và duy nhất Vì vậy, các tiểutruyện có sự độc lập tương đối, mỗi câu chuyện có thể tách ra mà vẫn đảm
Trang 30bảo sự hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, phù hợp với mục đích thuyếtpháp và tinh thần hướng đến quảng đại chúng sinh của Phật giáo Vì cuộcsống là vô thường, con người là vô ngã, thân vận động và tâm cũng vạn biếnnên mỗi chúng sinh lại có những nghiệp khác nhau Họ cần những lời dạy cụthể, thích hợp nhất, giúp họ nhanh chóng ngộ ra và giải thoát.
Kiểu kết cấu trong Jataka rất giống với kiểu kết cấu của những truyện
dụ ngôn kinh Thánh Mặc dù với một số lượng khiêm tốn hơn rất nhiều (trên
30 truyện), nhưng giống như các Jataka, xuyên suốt các dụ ngôn kinh Thánh
là hình ảnh của Chúa, với trí tuệ minh triết, với tài năng ngôn ngữ luôn hiệndiện để giúp đỡ đệ tử vượt qua những chướng ngại tinh thần Nếu hình ảnhchúa Giêsu ám dụ cho sự hiện diện của Nước Trời ở khắp mọi nơi, bên cạnhmỗi người trong mỗi hoàn cảnh, thì sự hiện diện của đức Phật trong tất cả cáccâu chuyện cũng tượng trưng cho sự phổ quát và vi diệu của Phật pháp trongtoàn bộ đời sống chúng sinh
Kết cấu chuỗi truyện trong Jataka được xây dựng trên cơ sở “Nhớ lại
tiền kiếp” - một motif quen thuộc trong văn học Ấn Độ cổ đại Nhưng có lẽ,
trong toàn bộ nền văn học thế giới, chỉ trong Jataka, 547 câu chuyện đều là
tiền kiếp của một nhân vật duy nhất đức Phật Lịch sử cũng chỉ ra, đức Phật làmột trong số hiếm hoi những người có khả năng nhớ lại các tiền kiếp Khảnăng này chỉ có ở những bậc thánh nhân có được trí tuệ, phẩm chất hơnngười, có quyết tâm và kiên trì hành trình tu tập gian nan để từ bỏ chấp ngã
Với 547 đời sống, đức Phật cho ta thấy, Người cũng như bao con ngườikhác, cũng từng quẩn quanh trong với thân phận từ thần linh vua chúa đếnkiếp người, kiếp chó, kiếp ngựa trâu… Bản thân mỗi chúng ta chỉ là một mócxích nhỏ trong vô vàn kiếp sống Có kiếp sống trong quá khứ chúng ta đã trảiqua và có kiếp sống sẽ còn được nối tiếp trong tương lai mãi mãi Chỉ có điều
vì còn chấp ngã nên tuyệt đại chúng sinh không nhớ được tiền kiếp của mình.Còn đức Phật, vượt qua 547 thử thách, vượt qua tham sân si, Người đã từ bỏ
Trang 31được chấp ngã và ngộ ra chân lí Niết bàn Người không chỉ nhớ lại rõ ràng,rành rẽ, chi tiết những tiền kiếp của mình như những chuyện mới xảy ra hômqua mà người còn nhớ tất thảy những kiếp chúng sinh liên quan Cái nhìn củađức Phật thấu triệt mọi kiếp người.
Trải qua 547 tiền kiếp, nghĩa là trước đó, đã ít nhất 547 lần đức Phật đứngtrước 6 nẻo luân hồi và bước chân trên các nẻo luân hồi ấy để đầu thai thành mộthình hài mới, một đời sống mới ở kiếp sau Từ chính những kiếp sống của Phật
và những nhân vật liên quan, chúng sinh ít nhiều hình dung ra mỗi ngả luân hồi
và đời sống ở mỗi cảnh giới tương ứng Chúng tôi có lập được bảng khảo sát cáctiền kiếp của đức Phật theo sáu nẻo luân hồi của Phật giáo:
Cõi Số
lần
Hình thái hiện sinh Tiền kiếp số
1 Cõi thiên 66
Thiên chủ Đế Thích, Thần cây, Thần rừng,Thần núi, thần biển, Long vương,
hiền trí, sư trưởng, ẩn sĩ, vua, quan, người hầu, thương gia, triệu phú, nông dân, thợ thủ công, nhạc sĩ,
Trang 333.Cõi Atula 1 Tà ma ngoại
bò, chó, ngựa,
cá chuột, nhái, trâu, gà, lợn, rắn, thỏ
số có những ý nghĩa lớn:
Theo quan niệm truyền thống, trong lục đạo luân hồi, chỉ có hai cõiđược coi là sướng, là cõi trời và người, nhưng cõi người là quý hơn cả Bởicõi trời tuy hạnh phúc nhưng lại làm người ta dễ ngủ quên Cõi vật lại thường
mụ mị, thiếu trí tuệ để nhận ra sự vi diệu của Phật pháp Chỉ có con ngườimới có tự do quyết định hơn cả, có đầu óc sáng suốt hơn cả Cõi người cũng
Trang 34là nơi có nhiều hoàn cảnh thuận lợi, để phụng sự chúng sinh và tu tập cácpháp môn cần thiết sau cùng để thành tựu quả Phật Đức Phật chọn đầu thainơi cõi người nhiều hơn cả Khi sống trong thân phận con người, dù địa vị caoquý hay tầm thường nhưng những tiền thân của đức Phật luôn tỏ ra là ngườithiện xảo, tháo vát, tinh anh Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm Phậtgiáo Bắc Tông khi xem trí tuệ tu tập là con đường tối thượng để đi đến Niếtbàn Và quả thực, sau 547 luân hồi, dù đã có lúc lầm lạc nhưng đức Phậtnhanh chóng nhận ra lỗi lầm và nỗ lực quay về bờ giác an lạc Với thân phậnnào đi nữa, Người vẫn luôn hành trì mười hạnh và ra sức cứu độ muôn loài,Người đã thoát khỏi vòng vô minh và khổ đau của chuỗi luân hồi.
Số lần Bồ Tát tái sanh vào cõi Atula và Ngã quỷ rất ít cũng xuất phát từtâm tính từ bi và vô lượng giác vốn đã ăn sâu vào tâm thức của Người Đặcbiệt, Người không đầu thai vào cõi địa ngục bất cứ lần nào, vì đây là cõi chỉdành cho những kẻ có nghiệp lực quá nặng mà không biết ăn năn hối cải Địangục là cái giá đắt nhất mà con người phải gánh chịu, nó như một loại gôngcùm đè nặng và khóa chặt những tâm hồn tội lỗi Linh hồn khó có thể giảithoát khi đã rơi vào cõi này
Quay trở lại với kết cấu chuỗi truyện trong Jataka, với cái nhìn đối
sánh với những dụ ngôn của chúa Giêsu Chúng giống nhau ở cách thức xâuchuỗi các câu chuyện bằng lời kể duy nhất của nhân vật chính Nhưng nếunhững câu chuyện của chúa Giêsu đều là các sự kiện, kinh nghiệm mà Ngàivừa trải qua trong cuộc đời hiện tại của mình bởi Ngài tin rằng: Khi đứa nhỏ
ra khỏi lòng mẹ thì đức Chúa Trời ban cho nó một linh hồn Tùy theo hànhđộng của nó ở cõi trần mà sau khi chết, linh hồn của đứa trẻ này sẽ được vềThiên đàng hưởng phước đời đời, hoặc phải sa Địa ngục chịu hình phạt mãimãi Nói cách khác, chúa Giêsu thừa nhận có kiếp sau, có luân hồi nhưngkhông tin có luân hồi nhiều lần Và linh hồn chỉ có một lần duy nhất để quyết
Trang 35định hạnh phúc hay đau khổ mãi mãi về sau Còn trong Phật giáo, luân hồi làvạn kiếp không ngừng, linh hồn sau mỗi kiếp lại có những cơ hội để thoátkhỏi kiếp sống hiện tại và quyết định kiếp sau của mình Trong thế giới củađức Phật, không có chúng sinh nào mãi mãi chịu khổ đau Ngoài ra, các câuchuyện dụ ngôn của chúa Giêsu không phải hoặc liên quan rất ít đến chính
cuộc đời của chúa Nó là “…những câu chuyện đó thường bắt đầu một cách
bình thường rồi bỗng nhiên biến thành lạ thường Đó chính là điều phi thường, điều kì diệu trong sự bình thường dưới bàn tay của Chúa! Chúng được kết cấu như vậy để nói rằng Thiên Chúa là một “Đấng khác hẳn” trong cuộc đời chúng ta Thái độ của Thiên Chúa luôn bất ngờ, lạ lùng Ngài hoàn tất những điều kì diệu với ta, nhờ ta và cho ta Thiên Chúa thật lạ” [12, 9].
Điều này khác với quan điểm của Phật giáo Bắc tông về đức Phật Trước khithành Phật, người cũng như bao con người khác, ngũ căn, ngũ ẩn, trải quasinh tử hỉ nộ ái ố… Người chỉ khác người thường ở sự nỗ lực tu tập và hànhnguyện mười đạo Balamật để đạt được Niết bàn Mỗi câu chuyện tiền kiếp làmột lần người nhấn mạnh với chúng đệ tử, ai cũng rơi vào luân hồi, nhưng aicũng có thể thoát khỏi vòng khổ đau ấy bằng sự cố gắng của chính mình Như
trong kinh Pháp cú, đức Phật đã dạy: “Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính
mình, hãy tự mình dựa vào chính mình, chớ dựa vào cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, làm chỗ nương tựa” Bằng kết cấu chuỗi truyện, Jataka
đã mang đến niềm tin cho con người vào hành trình vượt vòng sinh tử, gieovào lòng người những hạt giống hạnh phúc ngay trên biển khổ đau
1.3 Thuyết nghiệp báo qua kết cấu truyện lồng truyện
1.3.1 Thuyết nghiệp báo trong đạo Phật
Nghiệp tiếng Phạn là karma, có nghĩa là “hành động”, “hành vi”.
Nghiệp vốn là một thuật ngữ có gốc từ Hindu giáo
Trang 36Khái niệm nghiệp trước hết có nghĩa là một ý định, một tác động tâmthần mang tính cách duy ý còn gọi là tác Tác xảy ra trong từng khoảnh khắcmột, tức mang tính cách nhất thời có nghĩa là không liên tục Mỗi khoảnhkhắc ấy chấm dứt thì vết hằn hay sự tồn dư vẫn tiếp tục lưu lại trong khoảnhkhắc xảy ra tiếp theo sau đó, tạo ra vết hằn Theo đức Phật, đây là cách thứctạo ra trí nhớ Vết hằn tượng trưng cho một xung năng hay một sức mạnh thúcđẩy Vào một lúc nào đó khi hội tụ đủ cơ duyên thì các vết hằn của nghiệp sẽlàm phát sinh ra hậu quả mang cùng bản chất tích cực hay tiêu cực tương ứngvới các dấu vết ấy.
Tùy theo bản chất của ý định và hành động, nghiệp mang các sắc thái
và cường độ khác nhau Hành động đạo hạnh mang lại kết quả tốt lành vàthuận lợi Hành động tiêu cực hậu quả là khổ đau Vì nghiệp xuất phát từ ýđịnh nên cần căn cứ vào ý định để phán xét hành động là thiện nghiệp hay ácnghiệp Lời nói dối sẽ không là xấu xa nếu nó mang niềm tin, hi vọng chonhững người bạo bệnh Nhưng những lời nói ngọt ngào, cử chỉ thân thiệnchưa hẳn đã là thiện nghiệp nếu nó để bao che cho cái xấu, cái ác Trong đờisống, chúng ta tạo nghiệp khi nào? Phật dạy: ý nghĩ của tâm ta, mỗi hànhđộng của thân ta, mỗi lời nói của chúng ta cũng là những hạt nhân của chúng
ta gieo hàng ngày Những hạt nhân này gọi là nghiệp Chúng ta gieo nhân tức
là gây nghiệp Người nào gieo nhân, người ấy thụ quả, không một hành độngnào, thiện hay ác, dù nhỏ đến đâu, dù khôn khéo bưng bít, giấu giếm đến mứcnào cũng không thể thoát khỏi báo ứng, chỉ là sớm hay muộn, ngay tức thờihay mãi về sau
Nghiệp không phải do thần linh định đoạt, gắn đặt cho con người.Nghiệp được hình thành từ cảm giác đến ý muốn đến hành động thực tiễn vàhoàn tất khi đã có kết quả Như nghiệp sát sinh, được hình thành khi ta nhìnthấy con vật, làm ta xuất hiện ý muốn ăn thịt nó, lấy da nó Ý muốn ấy làm ta
Trang 37quyết định bắn con vật và hoàn thành khi con vật nằm bất động trước chúng
ta Vì nghiệp là một quá trình nên nghiệp có thể thay đổi Như khi nhìn thấycon vật có con nhỏ, ta dừng tay không bắn, hay khi nhìn thấy con vật thoithóp, ta băng bó, chạy chữa và thả đi, khi ấy ta tự thay đổi nghiệp của ta.Nghiệp của mỗi người có thể tinh khiết hóa nếu biết hối hận; quyết tâm khôngtái phạm; giữ gìn đạo đức và tu tập, thể hiện qua một số hành động như ănchay, phóng sinh, bố thí, niệm kinh…
Tóm lại, chữ nghiệp, theo Phật giáo, là những yếu tố do chính conngười tạo ra và dĩ nhiên, con người thừa hưởng hoặc chịu lấy kết quả của nó
Vì nghiệp mang tính chất duyên sinh nên dù nghiệp chi phối con người nhưng
con người hoàn toàn có khả năng cải biến nghiệp Trong Bổn sinh kinh,
thuyết nghiệp báo đa phần thuộc kiểu hậu báo Các nhân trong đời này nhưngđến các đời sau mới thọ quả Chúng sinh trong các câu chuyện tiền thân củaPhật vì vô minh nên thường không nhận ra hậu báo của mình Họ chỉ biếtđược điều đó khi được nghe đức Phật kể lại Còn bản thân Người, luôn có ýthức gieo nghiệp thiện, từ bỏ tham sân si nên báo nghiệp của người luôn làhạnh nghiệp
1.3.2 Thuyết nghiệp báo qua kết cấu truyện lồng truyện
Nếu như kết cấu xâu chuỗi là phương thức tập hợp số lượng đồ sộ 547câu chuyện tiền thân vào một thể thống nhất thì kết cấu truyện lồng truyện
(story-in-story) là kiểu tổ chức tiêu biểu tồn tại cấp độ tiểu truyện Truyện
lồng truyện là thủ pháp văn học của nhiều tác phẩm dân gian trên thế giới Từnhững sử thi đồ sộ nhất của Ấn Độ, đến những trường ca vĩ đại của Hi Lạp…đều vận dụng kiểu kết cấu này Về sau, nó được các nhà văn vận dụng với
nhiều cách tân, như cuốn Mười ngày của nhà văn Ý Giovanni Boccacio, hay
Những câu chuyện Canterbury của nhà văn Anh Geofrey Chaucer, gần hơn
nữa có Bertol Brecht với vở Vòng phấn Kafka.
Trang 38Như đã nói ở trên, mỗi tiểu truyện nhỏ trong Jataka có tính độc lập
tương đối với nhau Chúng được kể theo một mô hình chung Ở cấp độ tự sựthứ nhất, câu chuyện bắt đầu được kể bởi người kể chuyện vô danh giấu mặt,giới thiệu về hoàn cảnh mà đức Phật bắt đầu cuộc thuyết pháp Khi đó, đứcPhật đóng vai trò là nhân vật Câu chuyện thứ hai, đức Phật kể lại cho các đệ
tử nghe tiền kiếp của mình (cấp độ tự sự thứ 2) Như vậy, câu chuyện thứ hainằm gọn trong câu chuyện thứ nhất, như những con búp bê Marutska củaNga, con búp bê nhỏ trong bụng con búp bê lớn Kết cấu truyện trong truyện
ở Jataka có thể được mô hình hóa như sau:
Cấp độ tự sự thứ nhất Cấp độ tự sự thứ hai
Kết cấu này có những đặc điểm cơ bản, góp phần quan trọng trong việcthể hiện hùng hồn triết lí nghiệp báo trên các ý nghĩa sau:
Thứ nhất, khả năng tích hợp, biến cải vô hạn các câu chuyện dân gianphản ánh bức tranh rộng lớn về đời sống xã hội và đời sống tinh thần vừa gần
gũi, vừa sâu sắc Ở mỗi Jataka, tiếp diễn bối cảnh câu chuyện hiện tại luôn là
một câu chuyện quá khứ lưu giữ các tiền kiếp của đức Phật Những câuchuyện đó hầu hết được cải biến từ kho tàng truyện cổ dân gian phong phúcủa Ấn Độ, được chỉnh sửa, trau chuốt khéo léo cho phù hợp mục đích thuyếtgiảng Phật pháp Cách thức thông thường là thay đổi một nhân vật trongtruyện dân gian thành đức Phật; hoặc để đức Phật xuất hiện như một nhân vậtthứ ba, chứng kiến tòa bộ câu chuyện và đưa ra lời đánh giá trí lí Bằng cách
đó, Jataka đã tập hợp các câu chuyện dân gian, cũng là tập hợp những suy
nghĩ, ước mơ, niềm tin… của nhân dân tạo thành một bức tranh tinh thần đa
Trang 39sắc màu Nó có thể đề cập đến những vấn đề lớn lao như chính sách cai trị của
nhà vua [Chuyện Lộc vương hoan hỉ - tiền thân số 385]; mơ ước lớn lao của nhân dân về vị vua hiền từ [Chuyện thiên pháp – tiền thân số 6; Chuyện nàng
lượm củi - tiền thân số 7] Nó cũng nói đến những trăn trở nhỏ bé trong đời
sống tinh thần [Chuyện đồ ăn cúng người chết – tiền thân số 18; Chuyện
người vợ khó hiểu – tiền thân 64] Thông qua Jataka, chúng ta nhận thấy
những sự kiện, biến cố, thăng trầm trong đời sống xã hội khi đức Phật tại thế.Tuy nhiên, giá trị chính mà bộ kinh mang lại, đó là việc chuyển tải nhữnggiáo lí nhà Phật thông qua việc nhìn nhận, đánh giá và kể lại các câu chuyệndân gian theo nhãn quan Phật giáo Qua đó, những đề tài tưởng chừng như
“không liên hệ với Phật giáo”[10] lại hàm chứa tinh thần Phật sâu sắc Tiền thân số 18, Chuyện đồ ăn cúng người chết là một ví dụ tiêu biểu Truyện kể
về nhóm đệ tử Bàlamôn định giết một con dê để cúng tế Trong hoàn cảnhsống còn, con dê không hề tỏ ra sợ hãi mà còn vui vẻ, nở nụ cười lớn đónnhận cái chết của mình Đây là lần cuối cùng nó phải chịu hình phạt của mình
do nghiệp từ hàng trăm kiếp trước gây ra Chỉ vì một lần có hành động giếtmột con dê khác, nó đã phải bốn trăm chín chín lần sinh tử và bị chặt đầu, saulần này, lần thứ năm trăm, nó sẽ được giải thoát khỏi sự đau khổ ấy Cònnhững đệ tử Bàlamôn, hôm nay, nếu họ tiếp tục mắc phải lỗi lầm như nó, họcũng sẽ không thể thoát được khổ hình chặt đầu, trải năm trăm kiếp khôngđược siêu sinh Qua câu chuyện này, triết lí nghiệp báo được thể hiện rõ ràng.Con dê vì nghiệp sát sinh gây ra từ đời trước mà phải trả giá đến năm trămkiếp về sau Khổ hình chặt đầu cũng hoàn toàn phù hợp với bản chất nghiệp
mà nó đã gieo Các đệ tử Bàlamôn tuy có ý định giết con dê để cúng tế nhưngnghiệp chưa hoàn tất vì họ may mắn và biết dừng lại khi được nghe con dê kểchuyện Vạn vật thay đổi, hạnh thiện song tồn, nhưng luật nghiệp báo luônmang đến công bằng với muôn kiếp chúng sinh
Trang 40Thứ hai, kết cấu truyện lồng truyện tạo ra nhiều cấp độ trần thuật, là sựđối chiếu tương ứng quá khứ - hiện tại và sự đồng dạng trong tương lai, địnhhướng trước cho con người những kết quả do nghiệp mà mình tạo tác Các
cấp độ trần thuật trong Bổn sinh kinh được PGS.TS Phan Thu Hiền khái quát
trên sơ đồ sau:
Ở cấp độ trần thuật thứ nhất, người kể chuyện khéo léo hút sự chú ýcủa người nghe bằng cánh lấy chính vấn đề mà họ đang quan tâm, tạo nguyên
cớ để đức Phật kể câu chuyện liên quan Cấp độ này tạo ra không gian phápthoại, đa phần diễn ra ở những chốn tu tập như ở Kì Viên, trong rừng, trênđường đi, những nơi mà bất cứ người trần nào cũng đều đặt chân đến được.Đây là cấp độ cơ sở để tạo ra cấp độ trần thuật thứ hai
Ở cấp độ trần thuật thứ hai, từ không gian hiện thực, người đọc đếnvới thế giới đồng thoại, đậm màu sắc dân gian với những khung cảnh quenthuộc, gần gũi, hoang thủy, với những loài vật biết nói tiếng người Ở cấp
độ này, đức Phật là người kể chuyện Người đã dùng chính những bài học,kinh nghiệm đã kinh qua để giảng giải và chỉ dẫn các đệ tử đến được cảnh
giới Niết bàn Jataka lấy sự tự giác và nhân cách Phật làm cơ sở để triển
khai tư tưởng giáo lí Nhân cách ấy được thế hiện và chứng minh qua hàngtrăm thế hệ