Chế độ pháp lý về giải quyết tố cáo

11 521 3
Chế độ pháp lý về giải quyết tố cáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VII.Chế độ pháp lý về việc giải quyết các khiếu nại,tố cáo 2.Tố cáo và chế độ pháp lý về giải quyết tố cáo a.Khái niệm,đặc điểm của tố cáo Theo Luật Tố cáo 2011: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do pháp luật quy định,báo cho cơ quan,tổ chức,cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan,tổ chức,cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước,quyền,lợi ích hợp pháp của công dân,cơ quan,tổ chức. Đặc điểm của tố cáo: + Người tố cáo là cá nhân công dân thực hiện quyền tố cáo.Việc tố cáo có thể gây ảnh hưởng đến uy tín,danh dự của người khác,vì vậy,để phòng ngừa,ngăn chặn sự lợi dụng quyền tố cáo nhằm vu khống,xúc phamjdanh dự,nhân phẩm của người khác,pháp luật qui định chỉ có cá nhân mới có quyền thực hiện việc tố cáo.các tổ chức không phải là chủ thể của quyền tố cáo. + Đối tượng của việc tố cáo là những hành vi vi phạm pháp luật của mọi cơ quan,tổ chức và cá nhân mà người tố cáo biết được.Với trách nhiệm công dân mà pháp luật quy định,người tố cáo thông báo về hành vi vi phạm pháp luật đó,đồng thời yêu cầu các cơ quan,tổ chức,cá nhân có thẩm quyền xử lý nhằm bảo đảm kỷ cương và trật tự an toàn xã hội. + Khi thực hiện việc tố cáo,người tố cáo không vì lợi ích của bản thân mà với mục đích để bảo vệ lợi ích của nhà nước,của các tổ chức và cá nhân khác. b.Chế độ pháp lý về giải quyết tố cáo Luật tố cáo năm 2011 phân biệt hai loại tố cáo: b.1:Tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,công chức,viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ,công vụ: Là việc công dân báo cho cơ quan,tổ chức,cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,công chức,viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ,công vụ. Theo điều 12 của Luật Tố cáo năm 2011,nguyên tắc xác định thẩm quyền được quy định như sau: + Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiêm vụ,cong vụ của cán bộ,công chức,viên chức do người đứng đầu cơ quan,tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ,công chức,viên chức đó giải quyết. + Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,công vụ của người đứng đầu,cấp phó của người đứng đầu cơ quan,tổ chức do người đứng đầu cơ quan,tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan tổ chức đó giải quyết. + Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,công vụ của cán bộ,công chức,viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan,tổ chức do người đứng đầu cơ quan,tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ,công chức,viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan,tổ chức có liên quan giải quyết. + Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,công vụ của cán bộ,công chức,viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Theo điều 13,14,15,16,17 Luật Tố cáo 2011: Thẩm quyền giải quyết tố cáo: + Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành,vi phạm pháp luật của cán bộ,công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ,công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước là: Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã;Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện;Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh;Tổng cục trưởng,Cục trưởng và cấp tương đương;Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;Thủ tướng Chính phủ. + Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiêm vụ,công vụ của cán bộ,công chức trong cơ quan khác nhà nước là: Chánh án tòa án nhân dân,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp;Tổng Kiểm toán nhà nước;Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành,Kiểm toán nhà nước khu vực…(điều 14). + Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. + Người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị,tổ chức chính trịxã hội có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ,công chức,viên chức do mình quản lý trực tiếp. + Người đứng đầu cơ quan,đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ,công vụ mà không phải là cán bộ,công chức,viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ,công vụ. b.2: Tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: Là viêc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan,tổ chức,cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Theo điều 31 Luật Tố cáo năm 2011,quy định như sau: + Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan,tổ chức,cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó chịu trách nhiệm giải quyết.Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. + Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết;tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết. + Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. b.3: Trình tự,thủ tục giải quyết tố cáo Trình tự: Tiếp nhận,xử lý thông tin tố cáo Xác minh nội dung tố cáo Kết luận nội dung tố cáo Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo Công khai kết luận nội dung tố cáo,quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Thủ tục: Theo điều 19 Luật Tố cáo năm 2011,việc tố cáo được thực hiên bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.Người tố cáo phải gửi đơn tố cáo có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật đến cơ quan,tổ chức,cá nhân có thẩm quyền;đơn tố cáo phải ghi rõ họ,tên,địa chỉ người tố cáo.Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo,họ,tên,địa chỉ của người tố cáo,có chữ ký của người tố cáo.Các tố cáo nặc danh là bất hợp pháp,không được xem xét,giải quyết.Tuy nhiên,khi nhận được đơn tố cáo nặc danh,các cơ quan có thẩm quyền cũng phải có trách nhiệm kiểm tra,xác minh để kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật mà xử lý hoặc bảo vệ uy tín,danh dự của người bị tố cáo. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày,kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo;đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày.Trường hợp cần thiết,người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày,đối với vụ việc phức tạp không quá 60 ngày. Khi nhận được tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình,cơ quan hoặc người có thẩm quyền phải thụ lý để giải quyết.Trong trường hợp cấp thiết,cơ quan,tổ chức,cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật;áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu.Cơ quan,tổ chức,cá nhân tiếp nhận,giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo;không được tiết lộ họ,tên,địa chỉ,bút tích của người tố cáo. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo,kết luận và giải quyết việc tố cáo;công khai kết luận nội dung tố cáo và thông báo kết quả giải quyết cho người tố cáo khi được yêu cầu.Việc giải quyết tố cáo cũng phải được lập thành hồ sơ và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo theo thời hạn và thủ tục do Tố cáo quy định. Các cơ quan Thanh tra trong phạm vi chức năng,nhiệm vụ cũng có thẩm quyền xác minh hoặc xem xét,kết luận về các nội dung tố cáo;đồng thời kiến nghị với người có thẩm quyền về biện pháp xử lý tố cáo theo quy định của pháp luật. c.Bảo vệ người tố cáo,trách nhiệm của cơ quan,tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo Theo điều 34,35 chương V Luật Tố cáo 2011: Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại nơi cư trú,công tác,làm việc,học tập,nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Đối tượng bảo vệ gồm có:người tố cáo,người thân thích của người tố cáo Thời gian bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc,mức độ,tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ.

VII.Chế độ pháp lý việc giải khiếu nại,tố cáo 2.Tố cáo chế độ pháp lý giải tố cáo Tố cáo là gì? Theo Luật Tố cáo 2011: - -Tố cáo là việc công dân theo thủ tục pháp luật quy định,báo cho quan,tổ chức,cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật quan,tổ chức,cá nhân nào gây thiệt hại đe dọa gây thiệt hại lợi ích Nhà nước,quyền,lợi ích hợp pháp công dân,cơ quan,tổ chức Người tố cáo là cá nhân công dân thực quyền tố cáo.Việc tố cáo gây ảnh hưởng đến uy tín,danh dự người khác,vì vậy,để phòng ngừa,ngăn chặn lợi dụng quyền tố cáo nhằm vu khống,xúc phamjdanh dự,nhân phẩm người khác,pháp luật qui định có cá nhân có quyền thực việc tố cáo.các tổ chức là chủ thể quyền tố cáo Đặc điểm Đối tượng việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật quan,tổ chức cá nhân mà người tố cáo biết được.Với trách nhiệm công dân mà pháp luật quy định,người tố cáo thông báo hành vi vi phạm luật đó, đồng thời yêu cầu quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nhằm bảo đảm kỉ cương tố cáo trật tự an toàn xã hội Khi thực việc tố cáo,người tố cáo không vì lợi ích thân mà với mục đích để bảo vệ lợi ích nhà nước,của các tổ chức và cá nhân khác b, Chế độ pháp lý giải tố cáo Tố cáo Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật cán bộ,công chức,viên Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật quản lý nhà nước lĩnh chức việc thực nhiệm vụ,công vụ vực Là việc công dân báo cho quan,tổ chức,cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật cán bộ,công chức,viên chức việc thực nhiệm vụ,công vụ - Là viêc công dân báo cho quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật quan,tổ chức,cá nhân việc chấp hành quy định pháp luật quản lý nhà nước lĩnh vực Trình tự giải tố cáo? Tiếp nhận,xử lý Xác minh nội dung tố thông tin tố cáo cáo Xử lý tố cáo Kết luận nội dung tố cáo người giải tố cáo Công khai kết luận nội dung tố cáo,quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo Thủ tục giải tố cáo - Theo điều 19 Luật Tố cáo năm 2011,việc tố cáo thực hiên đơn tố cáo tố cáo trực tiếp.Người tố cáo phải gửi đơn tố cáo có đầy đủ các nội dung theo quy định pháp luật đến quan,tổ chức,cá nhân có thẩm quyền;đơn tố cáo phải ghi rõ họ,tên,địa người tố cáo.Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo,họ,tên,địa người tố cáo,có chữ ký người tố cáo.Các tố cáo nặc danh là bất hợp pháp,không xem xét,giải quyết.Tuy nhiên,khi nhận đơn tố cáo nặc danh,các quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm kiểm tra,xác minh để kịp thời phát vi phạm pháp luật mà xử lý bảo vệ uy tín,danh dự người bị tố cáo - Thời hạn giải tố cáo là 60 ngày,kể từ ngày thụ lý giải tố cáo;đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải là 90 ngày.Trường hợp cần thiết,người có thẩm quyền giải tố cáo gia hạn giải một lần không quá 30 ngày,đối với vụ việc phức tạp không quá 60 ngày - Khi nhận tố cáo thuộc thẩm quyền giải mình,cơ quan người có thẩm quyền phải thụ lý để giải quyết.Trong trường hợp cấp thiết,cơ quan,tổ chức,cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo cho quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật;áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo họ yêu cầu.Cơ quan,tổ chức,cá nhân tiếp nhận,giải tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo;không tiết lộ họ,tên,địa chỉ,bút tích người tố cáo - Người giải tố cáo có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo,kết luận và giải việc tố cáo;công khai kết luận nội dung tố cáo và thông báo kết giải cho người tố cáo yêu cầu.Việc giải tố cáo phải lập thành hồ sơ và lưu giữ theo quy định pháp luật -Trường hợp có cho việc giải tố cáo không pháp luật quá thời hạn quy định mà tố cáo không giải thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu quan cấp trực tiếp người có trách nhiệm giải tố cáo theo thời hạn và thủ tục Tố cáo quy định - Các quan Thanh tra phạm vi chức năng,nhiệm vụ có thẩm quyền xác minh xem xét,kết luận các nội dung tố cáo;đồng thời kiến nghị với người có thẩm quyền biện pháp xử lý tố cáo theo quy định pháp luật c.Bảo vệ người tố cáo,trách nhiệm quan,tổ chức việc quản lý công tác giải tố cáo Theo điều 34,35 chương V Luật Tố cáo 2011: -Việc bảo vệ người tố cáo thực nơi cư trú,công tác,làm việc,học tập,nơi có tài sản người cần bảo vệ nơi khác quan có thẩm quyền định -Đối tượng bảo vệ gồm có:người tố cáo,người thân thích người tố cáo Thời gian bảo vệ quan có thẩm quyền định tùy thuộc vào tình hình thực tế vụ việc,mức độ,tính chất hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp đối tượng cần bảo vệ Giải đáp thắc mắc!

Ngày đăng: 05/04/2016, 22:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan