1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp đại học QLTNMT

95 438 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Thực trạng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An” Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là điều kiện vật chất của mọi ngành sản xuất, sinh hoạt và xây dựng. Trong tình hình Việt Nam hiện nay, quá trình CNH HĐH ngày càng phát triển, kéo theo quá trình đô thị hóa phát triển cao. Điều này đã làm cho việc xây dựng các cơ sở, các khu công nghiệp… tăng lên mạnh mẽ. Nhằm bổ sung nguồn đất đai phục vụ cho các quá trình phát triển của xã hội trong tương lai thì công tác quy hoạch giải phóng mặt bằng là một quy luật tất yếu.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để đánh giá kết quả sau thời gian học tập tại trường Đại Học Vinh, giúpsinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, vận dụng được lýthuyết vào thực tiễn, được sự nhất trí của khoa Địa Lý - Quản Lý Tài Nguyên,

tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thực trạng công tác đền bù, giải

phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An”

Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo những người đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong quátrình học tập và nghiên cứu đề tài

-Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môitrường huyện Quỳnh Lưu, đã cung cấp những số liệu cần thiết giúp đỡ tôitrong thời gian nghiên cứu tại địa bàn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Ths Hồ Thị ThanhVân, người đã định hướng, chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình nghiên cứu

đề tài

Mặc dù bản thân đã tâm huyết và có nhiều cố gắng song do điều kiện vềthời gian, quy mô cũng như bước đầu làm nghiên cứu khoa học nên không thểtránh khỏi thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được những ý kiến đónggóp, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đồ án được hoànthiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai 37

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai 37

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là thành phầnquan trọng hàng đầu của môi trường sống, là điều kiện vật chất của mọingành sản xuất, sinh hoạt và xây dựng Trong tình hình Việt Nam hiện nay,quá trình CNH - HĐH ngày càng phát triển, kéo theo quá trình đô thị hóa pháttriển cao Điều này đã làm cho việc xây dựng các cơ sở, các khu côngnghiệp… tăng lên mạnh mẽ Nhằm bổ sung nguồn đất đai phục vụ cho cácquá trình phát triển của xã hội trong tương lai thì công tác quy hoạch giải phóngmặt bằng là một quy luật tất yếu

Để thực hiện quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước,với nhucầu sử dụng đất để xây dựng các công trình, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuậtphục vụ cho việc phát triển xã hội ngày càng tăng nên hàng loạt dự án lớn nhỏđược triển khai thực hiện với sự gia tăng đầu tư trong và ngoài nước cả về quy

mô và số lượng làm cho vai trò, vị trí của công tác giải phóng mặt bằng, đền

bù và hỗ trợ tái định cư ngày càng quan trọng

Sau khi luật đất đai 2003 ra đời, Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghịđịnh, chỉ thị, quyết định liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư, đào tạo việc làm… khi người dân bị thu hồi đất Những văn bản pháp luậtnày đã được các địa phương nỗ lực vận dụng nhằm giải quyết tốt những vấn

đề do quá trình quy hoạch, tái định cư gây nên.Tuy nhiên, tình trạng thiếuviệc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trongcuộc sống sinh hoạt nơi ở mới, đặc biệt đối với người dân bị thu hồi đất đã vàđang diễn ra ở nhiều địa phương Nguyên nhân này một phần do nhiều nơithực hiện công tác đền bù tái định cư còn chưa hợp lý, dẫn đến tình trạngkhiếu kiện gây mất trật tự, an ninh xã hội Bên cạnh đó, bản thân người dân bịthu ồi đất còn thụ động trông chờ vào Nhà nước, chưa tích cực tự đào tạo đểđáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 5

Đặc điểm của công tác giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư

là mang tính nhạy cảm, đa dạng và phức tạp Trong khi hệ thống pháp luậtchính sách về đất đai và nhà ở hiện nay chưa thực sự hoàn thiện, còn nhiềuvấn đề bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung Bên cạnh đó công tác quản lý cònyếu kém gây ra tình trạng kiện cáo, khiếu nại kéo dài

Trong những năm qua, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng(GPMB) là một trong những vấn đề then chốt trong việc triển khai dự án đầu

tư xây dựng các công trình trọng điểm Nếu chủ đầu tư làm tốt, đúng tiến độcông tác bồi thường GPMB thì đây chính là yếu tố chính, quyết định thànhcông của dự án

Công tác giải phóng mặt bằng mang tính quyết định đến tiến độ của các

dự án, là khâu đầu tiên trong triển khai thực hiện dự án Có thể nói: “Giảiphóng mặt bằng nhanh là một nửa dự án” Tiến độ của công tác giải phóngmặt bằng tác động trực tiếp đến hiệu quả dự án đầu tư nói riêng và hiệu quả

xã hội nói chung, đặc biệt là ảnh hưởng đến đời sống vật chất cũng như tinhthần của những người bị thu hồi đất và tái định cư

Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng của tỉnh Nghệ An, cùng với những

thế mạnh của mình, Quỳnh Lưu đang ngày càng phát triển trở thành một trung

tâm công nghiệp của tỉnh Nghệ An Nhiều dự án được triển khai và xây dựngnên công tác giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư ở đây đượcđẩy mạnh Song vẫn chưa đạt hiệu quả cao vì còn nhiều khó khăn, vướng mắccần giải quyết

Xuất phát từ các lý do trên, được sự đồng ý của trường đại học Vinh,

khoa Địa Lý - Quản Lý Tài Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Công tác

đền bù, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 6

Thực trạng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng một số dự án tạihuyện Quỳnh Lưu Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độcông tác đền bù, GPMB trong những năm tới

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu về các vấn đề về cơ sở lý luận và thực thực tiển của công

tác đền bù, GPMB

- Thu thập các số liệu liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, vấn

đề thu hồi đất, đền bù, hộ trợ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

- Thực trạng công tác đền bù, GPMB của một số dự án trên địa bànhuyện Quỳnh Lưu Đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế khó khăn

- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác đền bù, GPMB

4 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Công tác đền bù, GPMB của ba dự án trên địa bàn huyện

- Không gian: Huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An

- Thời gian: từ năm 2010 - 2013

5 Đối tượng nghiên cứu

Công tác đền bù, GPMB của ba dự án của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh NghệAn

- Dự án xây dựng nhà máy xi măng Tân Thắng

- Dự án quy hoạch đất ở tại vùng Trường Nương xã Quỳnh Bá - HuyệnQuỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An

- Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo mở rộng Quốc lộ 1A đoạnqua thị trấn Hoàng Mai và thị trấn Cầu Giát (giai đoạn 1)

6 Quan điểm nghiên cứu

Trang 7

phân hóa nội tại đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với những lãnh thổ xungquanh cả về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội Do vậy, các nghiên cứu địa lýđều được gắn với một lãnh thổ cụ thể Vận dụng quan điểm lãnh thổ giúp giảiquyết một cách cụ thể các vấn đề về cơ sở lý luận cũng như trong thực tiễnkhai thác, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổnghiên cứu.

6.2 Quan điểm phát triển bền vững

Tư tưởng chủ đạo của quan điểm này là sự phát triển kinh tế bền vữngphải đảm bảo 3 mục tiêu: bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế và ổn đinh,công bằng xã hội.Quan điểm phát triển bền vững hướng tới sự hài hòa mốiquan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên

và hệ thống kinh tế - xã hội

6.3 Quan điểm lịch sử

Quan điểm lịch sử trong vấn đề này là quan điểm hướng dẫn tìm tòi sựsáng tạo trong cái cũ để hoàn thiện hơn cái mới.Thực hiện quan điểm này 1mặt cho phép ta nhìn thấy toàn cảnh sự xuất hiện, sự phát triển, diễn biến vàkết thúc của các đối tượng, mặt khác giúp ta phát hiện quy luật tất yếu của sựphát triển đối tượng.Thực hiện quan điểm này phải đặt đối tượng trong điềukiện không gian và thời gian cụ thể của nó phân tích xem nó có ảnh hưởngnhư thế nào đến tính chất,đặc điểm của đối tượng, dựa vào lịch sử để giảiquyết các vấn đề mới, tránh tình trạng những sai lầm khuyết điểm có thể lặplại trong tương lai

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra thu thập tài liệu,số liệu: Thu thập các tài liệunghiên cứu có liên quan đến đề tài đã có từ trước, đánh giá và lựa chọn cácthông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu Tiến hành điều tra ngoạinghiệp nhằm kiểm tra và bổ sung những thay đổi cần thiết

- Phương pháp điều tra trên thực địa: Đi thực tế ở địa bàn xem xét vấn đềgiải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan để rút ra các nhận xét Thu thập

Trang 8

các thông tin về giải phóng mặt bằng thông qua cuộc đối thoại trò chuyện vớingười dân, từ đó nhìn nhận đúng hơn về vấn đề này.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê toàn bộ diện tích đất đaicủa huyện theo hướng dẫn thống nhất của Bộ tài nguyên và môi trường, phânnhóm các số liệu để điều tra xử lí và tìm ra các phương pháp để tìm hướnggiải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng tại huyện Quỳnh Lưu

- Phương pháp dự báo: Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật biến độngđất đai trong quá khứ,căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của địabàn trong tương lai để đề xuất phương pháp đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặtbằng một cách hợp lý

8 Những điểm mới của đề tài

- Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện QuỳnhLưu

- Đánh giá chung về công tác đền bù, GPMB của ba dự án trên địa bànhuyện Quỳnh Lưu

- Đưa ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác đề bù, GPMB

9 Cấu trúc của đồ án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phận nội dung có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển về giải phóng mặt bằng trongquản lý đất đai

- Chương 2: Công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bànhuyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tácgiải phóng mặt bằng tại huyện Quỳnh Lưu

PHẦN NỘI DUNG

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐỀN BÙ, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm đất đai

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên, là tài sản Quốc gia vô cùng quýgiá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trườngsống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa an ninh

và quốc phòng Đất đai là tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của một tàisản như: đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người tức là có giá trị sửdụng, con người có khả năng chiếm hữu, là đối tượng trao đổi mua bán (tức là

có tham gia vào giao lưu dân sự)… do vậy tài sản đất đai có thể mang ra traođổi như hàng hóa thông thường

Đất đai còn được coi là một tài sản đặc biệt vì bản thân nó không do laođộng làm ra, mà lao động tác động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoanghóa, trở thành sử dụng vào đa mục đích (đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đếnđịnh giá đất) đất đai được coi là tài sản đặc biệt của mỗi Quốc Gia, của mỗigia đình và chuyển tiếp qua các thế hệ, là một trong những phương thức tíchlũy của cải, vật chất và được thừa kế hoặc trao đổi

Đất đai cố định về vị trí, có giới hạn về không gian (diện tích) và vô hạn

về thời hạn sử dụng bên cạnh đó đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quátrình sử dụng, nếu biết sử dụng và sử dụng một cách hợp lý thì giá trị của đất(đã được khai thác sử dụng) không những không mất đi mà có xu hướng tănglên Khác với các tài sản thông thường khác, trong quá trình sử dụng, thì đấtđai không phải khấu hao giá trị của đất không những không bị mất đi mà ngàycàng có xu hướng tăng lên

Để sử dụng đất đai có hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, lợi íchquốc phòng, an ninh nhằm tiết kiệm tránh lãng phí đất đai thúc đẩy kinh tếphát triển thì sử dụng đất cần phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù

Trang 10

hợp với đặc điểm tình hình của mỗi Quốc gia, ở Việt Nam vấn đề quy hoạch

kế hoạch sử dụng đất được quy định trong các văn bản pháp luật ở mỗi giaiđoạn phù hợp với tình hình đất nước và hiện nay một số quy định pháp luậthiện hành về đất đai được sửa đổi bổ sung ngày càng tiến bộ hơn, cụ thể hơnquyền và lợi ích của người dân được bảo vệ công bằng hơn Một quốc gia cónền kinh tế phát triển thì đòi hỏi quốc gia đó phải có kiến trúc hạ tầng hoànchỉnh phù hợp với quy luật phát triển khách quan khoa học, kinh tế phát triểnkèm theo đô thị hóa các thành phố làng mạc khu dân cư các vùng kinh tếtrọng điểm là điều kiện thúc đẩy các vùng lân cận phát triển theo và hỗ trợngược trở lại vùng kinh tế trọng điểm, bảo vệ môi trường cảnh quan thiênnhiên, tạo thành mối quan hệ biện chứng kích cầu nền kinh tế của toàn quốcgia phát triển lên theo định hướng của một chế độ chính trị Vì vậy Nhà nướccần phải định hướng một chiến lược lâu dài bền vững bằng cách hoạch địnhnhững chính sách sát với thực tế và chiến lược trong tương lai Trước hết phải

có một quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý được cụ thể hóa bằng các vănbản quy phạm pháp luật làm hành lang pháp lý cho công tác quy hoạch đô thị

1.1.1.2 Giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đếnviệc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cưtrên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặcxây dựng một công trình mới

Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành hộiđồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tưmới Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các

dự án và liên quan đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia và cả của xã hộiCông tác giải phóng mặt bằng mang tính quyết định đến tiến độ của các

dự án, là khâu đầu tiên thực hiện dự án

Trang 11

Giải phóng mặt bằng tiến hành nhanh hay chậm phụ thuộc vào công tácquản lý Nhà nước về đất đai của địa phương, chính sách bồi thường, kinh phíđầu tư dự án, thời tiết và mức độ ủng hộ của người thiệt hại.

1.1.1.3 Bất động sản

Bất động sản là các tài sản không thể di dời được, bao gồm:

- Đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể các tàisản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó.Các tài sản khác gắn liềnvới đất đai

Đặc điểm của bất động sản: đặc điểm “không di dời được” trở thành đặcđiểm riêng của bất động sản và được cấu thành bởi hai nhóm chính là đất đai

và vật kiến trúc, vì vậy bất động sản là đơn vị thống nhất cả về quyền sử dụngđất và quyền sở hữu nhà ở Bất động sản là cơ sở để định giá đất, định giá cáctài sản gắn liền với đất khác , từ đó giúp cho công tác đền bù thiệt hại đượcđẩy nhanh tiến độ

Theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản, định giá bất động sản

là hoạt động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thờiđiểm xác định

Việc định giá bất động sản phải dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, tínhchất, vị trí, quy mô, thực trạng của bất động sản và giá thị trường tại thời điểmđịnh giá Việc định giá bất động sản phải độc lập, khách quan, trung thực vàtuân thủ pháp luật

Như vậy, nội dung của định giá bất động sản bao gồm:

- Định giá BĐS là việc ước tính giá của bất động sản cụ thể

- Tại một thời điểm nhất định

Trang 12

- Tại một thị trường nhất định

- Cho mục đích xác định

- Theo tiêu chí kỹ thuật, tính chất, vị trí, qui mô, thực trạng BĐS

- Theo những phương pháp, tiêu chuẩn nhất nhất định

+ Phương pháp xác định giá các loại đất:(quy định tại điều 2 củaquyết định)

•Mức giá của đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Bằng 70% sovới mức gia đất ở có cùng điều kiện thuận lợi như nhau nhưng không đượcvượt khung giá đất sản xuất kinh doanh được Chính phủ quy định Riêng đấtsản xuất kinh doanh phi nông nghiệp dùng vào mục đích khai thác khoáng sảnbằng 300% giá đất ở liền kề nhưng đảm bảo nằm trong khung giá quy địnhcủa chính phủ

•Đối với những lô thủa đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

có chiều sâu trên 30m tính từ chỉ giới xây dựng đường giao thông, mức giáđất được xác định theo phương pháp phân lớp sau:

Phần diện tích sâu 20m đầu tiên bám đường (vị trí 1): Mức giá bằng100% mức giá quy định tại bảng giá đất

Phần diện tích sâu trên 20m đến 40m tiếp theo: Mức giá bằng 60% mứcgiá quy định tại bảng giá đất

Phần diện tích sâu trên 40m đến 60m tiếp theo: Mức giá bằng 40% mứcgiá quy định tại bảng giá đất

Phần diện tích sâu trên 60m đến 200m tiếp theo: Mức giá bằng 20% mứcgiá quy định tại bảng giá đất

Phần diện tích sâu trên 200m đến 500m tiếp theo: Mức giá bằng 7% mứcgiá quy định tại bảng giá đất

Phần diện tích sâu trên 500m tiếp theo còn lại: Mức giá bằng 3% mứcgiá quy định tại bảng giá đất

Trong đó: Mức gía của lớp đất sau cùng không được thấp hơn mức giáđất của các thửa liền kề có vị trí tương đương

Trang 13

+ Giá bồi thường về xây dựng nhà ở và vật kiến trúc được quy định tạiquyết định số 107/2010/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND tỉnh Nghệ

An được áp dụng để bồi thường cho các hộ nằm trong diện giải tỏa của dự án.Đây là mức giá tối đa làm cơ sở cho việc xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ,tái định cư theo quy định của pháp luật

Đền bù thiệt hại là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất và tàisản bị thiệt hại đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất

Có 2 loại đền bù: đền bù thiệt hại về đất và đền bù thiệt hại về tài sản+ Đền bù thiệt hại về đất là biện pháp để phân bố lại tài nguyên trên quanđiểm lấy bao nhiêu bù bấy nhiêu

+ Đền bù thiệt hại về tài sản gồm: Nhà, các công trình ,vật kiến trúc, câycối hoa màu, mồ mả, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất đai

bị thu hồi

1.1.1.6 Hỗ trợ tái định cư

Tái định cư là quá trình định cư, ổn định và khôi phục cuộc sống chonhững người dân sau khi Nhà nước thu hồi đất hoặc bị mất chỗ sinh sống donguyên nhân chủ quan hoặc khách quan Ngoài ra còn bao gồm các hoạt động

Trang 14

nhằm hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng do việc thực hiện dự án gây ra,khôi phục và cải thiện mức sống cũng như những cơ sở kinh tế và văn hóa –

xã hội

Tái định cư là chính sách nhằm giúp người dân trong diện giải tỏa có nơi

ở mới với điều kiện như nơi ở cũ hoặc tốt hơn nơi ở cũ, tạo điều kiện thuậnlợi để người bị thiệt hại sớm đi vào sinh hoạt, sản xuất bình thường

Chính sách này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người dântrong khu vực giải tỏa, đặt con người vào vị trí then chốt trong quá trình thựchiện, góp phần tích cực đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng, thời gian thicông công trình được đảm bảo

1.1.2 Đặc điểm của công tác giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư

Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là mộtnội dung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Nó là điều kiện tiên quyết đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án nhưng đồngthời nó cũng tác động lớn đến đời sống xã hội, đặc biệt là các hộ bị thu hồiđất Để thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đòi hỏi các cơquan liên quan phải tổ chức tiến hành một cách chặt chẽ, hợp lý và khoa học.Các hộ thuộc diện bị thu hồi đất phải được đảm bảo về chỗ ở mới phù hợp và

ổn định, điều kiện sống tốt hơn hoặc ít nhất là bằng so với nơi ở cũ

Giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư là công tác đa dạng,phức tạp mang tính chất cấp bách cần thiết Khi thực hiện dự án nào thì nócũng đều liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân bị thu hồi đất và lợi íchcủa toàn xã hội

Trang 15

công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường sẽ có những nét đặc trưng riêng,nhất định cho từng vùng, từng khu vực.

- Tinh kinh tế

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trò rất quan trọng trong pháttriển kinh tế - xã hội và sự ổn định đời sống của người dân Trong quá trìnhphát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thu hồi đất

để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xãhội là một quá trình tất yếu, tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất Để bùđắp cho họ một phần thiệt thòi đó, Nhà nước ta đã ban hành chính sách bồithường, hỗ trợ và tái định cư dành cho người bị thu hồi đất, từng bước hoànthiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi

ổn định đời sống và sản xuất

- Tính phức tạp:

Đất đai nhà ở có vai trò đặc biệt quan trọng nên khi giải phóng mặtbằng cũng gặp phải nhiều khó khăn ở các khu đô thị lớn do đất có giá trị kinh

tế cao phần nào dẫn tới tình trạng người dân không muốn di chuyển chỗ ở do

bị mất một số các điều kiện thuận lợi khi phải ở nơi khác Mặt khác do sựhình thành lâu đời của đất đai nó được sở hữu do nhiều chế độ nhiều chủ sởhữu việc xác định rõ đặc điểm của từng thửa đất rất khó cho công tác khêkhai, phần khác nó cũng ảnh hưởng bởi Luật Đất đai và các chính sách đượcthực hiện trong công tác giải phóng mặt bằng từ trước không được đồng bộđặc biệt là công tác xác định giá đền bù không thoả đáng cho người dân trongdiện cần giải phóng mặt bằng dẫn tới tình trạng chây lì không chịu di chuyển.Khi thực hiện di dời điều quan trọng là bố trí đất cho khu vực tái định cư thìlại chưa được đảm bảo do các nguyên nhân khác nhau như không có đất, thiếucác điều kiện sinh hoạt Giải phóng mặt bằng được thực hiện chủ yếu ở cáckhu vực dân cư có đời sống kinh tế thấp chủ yếu là buôn bán nhỏ do vậy họ sẽkhông muốn di chuyển chỗ ở điều đó đồng nghĩa với việc họ lại phải tìm mộtcông việc khác cho thích hợp với nơi ở mới

Trang 16

1.1.3 Bản chất của công tác giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nó là điều kiện tiênquyết đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án nhưng đồng thời nó cũng tác độnglớn đến đời sống xã hội, đặc biệt là các hộ bị thu hồi đất Để thực hiện tốtcông tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đòi hỏi các cơ quan liên quan phải

tổ chức tiến hành một cách chặt chẽ, hợp lý và khoa học Các hộ thuộc diện bịthu hồi đất phải được đảm bảo về chỗ ở mới phù hợp và ổn định, điều kiệnsống tốt hơn hoặc ít nhất là bằng so với nơi ở cũ

Hiện nay, Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật

về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tương đối hoàn chỉnh Giá trị đất đaikhông ngừng thay đổi theo thời gian nên chế độ chính sách về đền bù cũngkhông ngừng thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế Có như vậy, công tácbồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới đạt hiệu quả và trở thành một bộ phậnquan trọng, có ý nghĩa trong quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội

1.1.4 Vai trò của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong hệ thống quản lý nhà nước về đất đai

Ở góc độ quản lý Nhà nước về đất đai công tác bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư là cầu nối giữa các mối quan hệ về sử dụng đất giữa các chủ thể là các

cá nhân và tổ chức với Nhà nước Ngược lại công tác quản lý Nhà nước cóảnh hưởng lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, công tác này cótốt hay không phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý Nhà nước về đất đai Cụthể như:

- Đối với việc ban hành các văn bản pháp luật thì Nhà nước ban hànhkhung giá các loại đất phải sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường,

có các chính sách hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi thật hợp lý.Trình tự, thủ tục thực hiện phải đảm bảo cho công tác bồi thường được thựchiện tốt, đảm bảo lợi ích hài hoà cho Nhà nước, lợi ích của các nhà đầu tư và

Trang 17

lợi ích của các chủ sử dụng đất có phần diện tích đất bị thu hồi Ngược lại nếucông tác bồi thường gặp nhiều khó khăn chứng tỏ các văn bản pháp luật chưaphù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện chúng.

- Đối với công tác đo đạc, phân hạng, lập bản đồ địa chính phải thậtchính xác, vì khi tiến hành bồi thường phải dựa dựa vào diện tích của từngthửa, từng hạng đất để tính bồi thường Nếu thực hiện tốt công tác này thì sẽkhông còn xảy ra tình trạng tranh chấp, khiếu kiện Còn ngược lại, sẽ dẫn đếntình trạng khiếu kiện, tranh chấp làm cho việc bồi thường, giải phóng mặtbằng gặp nhiều khó khăn, tiến độ thực hiện của dự án sẽ kéo dài

- Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là một công táchết sức quan trọng Vì giấy chứng nhận là điều kiện cơ bản để bồi thườngthiệt hại cho người có đất bị thu hồi Do đó, cần phải đẩy nhanh tiến đọ cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa đảm bảo quyền lợi cho người sửdụng đất vừa đảm bảo cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đượcdiễn ra nhanh chóng

- Việc quản lý hồ sơ địa chính cũng hết sức quan trọng, nhất là công tácchỉnh lý biến động đất đai phải cập nhật thường xuyên, giúp việc xác địnhnguồn gốc đất rõ ràng Khi đó công tác bồi thường giải phóng mặt bằng sẽđược tiến hành dễ dàng và nhanh chóng

- Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo làm tốt giúp cho việc bồithường diễn ra nhanh, đúng pháp luật Còn nếu không thì làm cho tiến độ thicông của dự án kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống của người dân Ngoài ra, còngây ra những tiêu cực như: chủ đầu tư sẽ lợi dụng khe hở đó mà làm trái phápluật như sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà trái phép, đầu cơđất

- Đối với công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phải phân cấpđúng thẩm quyền, thủ tục phải nhanh gọn, không phức tạp sẽ tiết kiệmđược thời gian, công tác bồi thường sẽ diễn ra nhanh, đúng tiến độ, thu hútđược nhiều nhà đầu tư

Trang 18

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến côngtác bồi thường, giải phóng mặt bằng Các dự án đầu tư phải phù hợp với quyhoạch, tránh tình trạng các dự án không đúng quy hoạch ảnh hưởng đến việc

sử dụng đất cũng như lợi ích kinh tế xã hội Quy hoạch và công tác bồithường, giải phóng mặt bằng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nếu quyhoạch hợp lý thì công tác bồi thường, GPMB sẽ được thực hiện thuận lợi Cònngược lại, việc bồi thường gặp khó khăn, khi đó phải xem xét lại quy hoạch

có phù hợp chưa, có cần phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch không Như vậymối quan hệ giữa quy hoạch và công tác bồi thường, GPMB được hiểu nhưsau: Sau khi lập dự án và có quy hoạch chi tiết khu dự án phù hợp với quyhoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, nhà đầu tư sẽ trình lên UBND tỉnhthông qua Hội đồng Thẩm định dự án và quyết định dự án của nhà đầu tư cóphù hợp không UBND tỉnh phê duyệt và ra quyết định thu hồi đất, giao đấtcho nhà đầu tư xin đất xây dựng dự án Cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnđóng vai trò chuyển giao quyền sử dụng đất từ chủ thể là hộ gia đình, cá nhânsang chủ thể là tổ chức, đồng thời chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đấtchuyên dùng (theo Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai quy định: ” Đất đai thuộc

sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” và chỉ có Nhà nướcmới có quyền “định đoạt” đất đai, nghĩa là chỉ có Nhà nước mới có quyền

”Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất”, “Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất”)

1.1.5 Ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư đến kinh tế-xã hội và môi trường

1.1.5.1 Ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội

Giải phóng mặt bằng được triển khai thực hiện đúng tiến độ, đúng kếhoạch đề ra sẽ tiết kiệm được thời gian và việc thực hiện dự án có hiệu quả.Ngược lại công tác GPMB chậm, kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ thi côngcác công trình cũng như chi phí cho dự án, có khi gây ra thiệt hại không nhỏ

Trang 19

trong đầu tư xây dựng Chẳng hạn như một dự án dự kiến hoàn thành đến hếtmùa khô nhưng do công tác GPMB chậm, kéo dài thời gian nên việc xâydựng phải tiến hành vào mùa mưa gây khó khăn cho việc thi công cũng nhưtập trung vốn, lao động, công nghệ cho dự án này và ảnh hưởng đến việc thựchiện các dự án khác.

Nếu công tác giải phóng mặt bằng ở các địa phương không được thựchiện tốt sẽ xảy ra hiện tượng “Dự án treo” làm cho chất lượng công trình bịgiảm, các mục tiêu ban đầu không thực hiện được, từ đó gây lãng phí rất lớncho ngân sách Nhà nước Mặt khác, khi Hội đồng đền bù giải quyết khôngthoả đáng quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi sẽ dễ dàng nỗ ranhững vụ khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể, làm cho tình hìnhchính trị - xã hội ở địa phương mất ổn định

Công tác GPMB có tác động đến môi trường kinh tế -xã hội củangười dân trong khu vực như làm thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổiđất sản xuất nông nghiệp thành đất công nghiệp và đi kèm theo đó là việcchuyển đổi ngành nghề từ trồng trọt sang các ngành nghề khác, gây tác độngrất lớn tới cuộc sống của người dân trước mắt cũng như lâu dài

1.1.5.2 Ảnh hưởng tới môi trường

Giai đoạn giải phóng mặt bằng dự án là giai đoạn gây tác động lớn đếnmôi trường khu vực Tuy nhiên, các tác động của giai đoạn này tới môitrường xung quanh sẽ hết sau khi kết thúc

Quá trình giải phóng mặt bằng gây ra những ảnh hưởng tới môi trườngxung quanh như:

- Bụi, khí thải từ các xe tải vận chuyển thực vật bị chặt, vận chuyển đấtcát phục vụ san lấp

-Bụi, khí thải từ các xe ủi san lấp mặt bằng

-Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án cuốn theo chất thảixuống nguồn nước

Trang 20

1.1.6 Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư của Việt Nam

1.1.6.1 Đối tượng và điều kiện bồi thường

• Đối tượng được bồi thường

Theo điều 2 của nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình,cá nhân trongnước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nướcthu hồi đất

- Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi đượcbồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định củaNghị định này

- Nhà nước khuyến khích người có đất, tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất

để sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này

tự nguyện hiến, tặng một phần hoặc toàn bộ đất, tài sản cho Nhà nước

• Điều kiện được bồi thường

Theo điều 8 của Nghị định 197/2004/ NĐ- CP ngày 3/12/2004 thì Người

bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồithường:

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật vềđất đai

- Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật về đất đai

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được ủy ban nhân dân

xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhậnkhông có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:

+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sáchđất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm

Trang 21

thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sảngắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền vớiđất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xácnhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theoquy định của pháp luật;

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sửdụng đất

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờquy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèmtheo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên

có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiệnthủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được ủyban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địaphương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo,nay được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất

ổn định, không có tranh chấp

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quyđịnh tại khoản 1, 2, 3 Điều này, nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trướcngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất

đó không có tranh chấp

- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của

Trang 22

toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyếtđịnh giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đãđược thi hành

- Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tạikhoản 1, 2, 3 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm

1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không

vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp

có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đấtlấn chiếm trái phép và được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xácnhận đất đó không có tranh chấp

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyếtđịnh quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưngtrong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng

- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa,miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thuhồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp

- Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

+ Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đãnộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;

+ Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trảcho việc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách nhà nước;

+ Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân

- Nhằm cụ thể hóa chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quyđịnh tại khoản 1 Điều 38 Luật Đất đai: “Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng

để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích côngcộng; phát triển kinh tế” và Điều 42 Luật Đất đai: “Nhà nước sẽ phê duyệtphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi để giảiphóng mặt bằng”, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hànhnhư: Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004; NĐ 84/2007/NĐ-CP của

Trang 23

Chính phủ ngày 25-5-2007 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giải quyết khiếu nại về đất đai và mớiđây là NĐ 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 của Chính phủ quy định bổ sung

về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27-7-2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 về phươngpháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và nhiều thông tư hướng dẫn.Các văn bản pháp luật về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã thểhiện được tính khả thi trong quá trình áp dụng pháp luật vào hoạt động bồithường, giải phóng mặt bằng của Nhà nước

1.1.7 Trình tự, thủ tục thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất

- Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi

- Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư

- Thông báo về việc thu hồi đất

- Quyết định thu hồi đất

- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất

- Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai

- Lập, thẩm định, xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư

- Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có thẩm quyền phêduyệt, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

có trách nhiệm niêm yết công khai phương án tại trụ sở làm việc của đơn vị

và UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi, thông báo kế hoạch, thời gian chi trảbồi thường, giải quyết tái định cư và thực hiện GPMB

- Bàn giao đất đã bị thu hồi

Trang 24

- Cưỡng chế thu hồi đất.

- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường hỗ trợ và tái định cưhoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất

1.1.8 Tổ chức thực hiện

Thực hiện theo quy định tại điều 40 của Nghi định 197/2004/ NĐ-CP vềbồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.1.8.1 Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp ủy ban nhân dân cùngcấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái địnhcư; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số;trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủtịch Hội đồng

- Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng:

+Chủ tịch hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập, trình duyệt và

tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

+ Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng lập phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư; đảm bảo đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiềnbồi thường, hỗ trợ và tái định cư

+ Đại diện những người bị thu hồi có trách nhiệm: Phản ánh nguyệnvọng của người bị thu hồi, người phải di chuyển chỗ ở, vận động người bị thuhồi đất thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ

+ Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉđạo của Chủ tịch Hội đồng phù hợp trách nhiệm của ngành

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về tínhchính xác, hợp lí của số liệu kiểm kê, tính pháp lí của đất đai và tài sản đượcbồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư

Trách nhiệm của UBND các cấp:

* UBND tỉnh có trách nhiệm

Trang 25

- Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chínhsách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện GPMB theo đúng quyết địnhthu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện:

+ Lập phương án tái định cư, khu tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất.+ Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền

- Phê duyệt hoặc phân cấp cho UBND cấp huyện phê duyệt phương ánbồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Phê duyệt giá đất, ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy địnhcác mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền phápluật quy định

- Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tốcáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền củapháp luật quy định

- Bảo đảm tính khách quan, công bằng khi xem xét và quyết định việcbồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo thẩm quyềnquy định tại Nghị định 197/CP

- Quyết định hoặc phân cấp cho UBND cấp huyện cưỡng chế đối với cáctrường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhànước có thẩm quyền

- Chỉ đạo kiểm tra và xử lí vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư

* UBND cấp huyện có trách nhiệm:

- Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân vềchính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện GPMB theo đúngquyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Chỉ đạo hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp lập và tổchức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thực hiện phê

Trang 26

duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thực hiện theo phân cấpcủa UBND cấp Tỉnh.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự

án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theophân cấp của UBND cấp Tỉnh

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chứccưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơquan chức năng tổ chức việc cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩmquyền

* UBND cấp xã có trách nhiệm:

- Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư của dự án

- Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện xácnhận đất đai, tài sản trên đất của người bị thu hồi

- Phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và

bố trí tái định cư cho người có đất bị thu hồi và tạo điều kiện cho việc GPMB

1.1.8.2 Nhiệm vụ hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Nhiệm vụ hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm vềtính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sảnđược bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương ánbồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Khi có chủ trương thu hồi đất (hoặc văn bản chấp thuận đầu tư) của cáccấp có thẩm quyền, tiến hành phối hợp với UBND cấp xã trên địa bàn có liênquan:

+ Thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng của địaphương về chủ trương thu hồi đất để xây dựng công trình theo quy định tạiđiều 50 của Nghị định 84/2004/NĐ-CP về thường, việc Quy định bổ sung về

Trang 27

việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sửdụng đất, trình tự, thủ tục bồi hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vàgiải quyết khiếu nại về đất đai; công bố công khai các chế độ chính sách bồithường, giải quyết việc làm; tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, tínhcần thiết của việc giải tỏa và giải phóng mặt bằng xây dựng công trình.

+ Thông báo đình chỉ và nghiêm cấm việc xây dựng mới, sửa chữa cáccông trình tiếp theo và trồng cây mới trồng của các hộ trên diện tích phải thuhồi

- Phối hợp với chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án:

+ Tiến hành cắm cọc mốc xác định rõ phạm vi cần giải tỏa theo đúng bản

vẽ mặt bằng định vị hoặc thiết kế được phê duyệt

+ Xác định số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án bao gồm: số hộ (hoặc côngtrình) nằm trong phạm vi giải tỏa và số hộ (hoặc công trình) nằm ngoài phạm

vi giải tỏa nhưng bị ảnh hưởng bởi dự án

- Căn cứ quyết định thu hồi đất, chủ trì phối hợp với chính quyền địaphương cấp xã, các đoàn thể và chủ đầu tư (hoặc Ban quản lý dự án), tổ chứcphối hợp với các hộ bị ảnh hưởng để phổ biến các chế độ chính sách bồithường thiệt hại, thời gian chi trả và thời gian di chuyển bà giao mặt bằng

- Phát tờ khai, hướng dẫn kê khai và thu tờ khai của các hộ bị ảnh hưởng

- Tiến hành lập biên bản kiểm kê, đo vẽ và mô tả hiện trạng cụ thể từngloại đất đai, tài sản, nhà cửa, vật kiến trúc có sự chứng kiến của chủ hộ; đánhgiá chất lượng còn lại của công trình

- Chủ trì phối hợp với UBND huyện, Sở xây dựng, Sở tài nguyên và môitrường xét lại quỹ đất dùng để xây dựng các khu tái định cư (nếu có) đảm bảophù hợp với quy hoạch của địa phương và phương án ổn định đời sống, điềuhòa quỹ đất cho các hộ bị ảnh hưởng trong thời gian 30 ngày

- Thực hiện công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Trang 28

- Lập kế hoạch giải phóng mặt bằng và tham gia cho các hộ bị ảnh hưởngbiết; tham gia cùng với tổ chức, người được giao đất để chi trả tiền bồi thườngcho các hộ bị ảnh hưởng qua chính quyền cơ sở các cấp.

- Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của công dân và đề xuất các biện phápgiải quyết

- Quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí tổ chức thực hiện công tácbồi thường, hỗ trợ và TĐC đúng mục đích và chế độ quy định hiện hành

1.2 Cơ sở thực tiễn.

1.3.1 Vấn đề giải phóng mặt bằng ở một số nước trên Thế giới

Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, đất đai là nguồn lực cơbản, quan trọng nhất của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội Vì vậy,nhiều nước trên thế giới cố gắng không ngừng trong việc hoàn thiện chínhsách pháp luật đất đai trong đó có chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cưcủa cơ quan quản lý Nhà nước Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý đấtđai của một số nước trên thế giới hi vọng phần nào giúp cho nước ta có cáinhìn tổng thể hơn về quản lý tài nguyên đất đai nói chung và công tác bồithường giải phóng mặt bằng nói riêng

1.3.1.1 Trung Quốc

Về pháp luật đất đai Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với pháp luậtViệt Nam Tuy nhiên nhìn tổng thể, việc chấp hành pháp luật của ngườiTrung Quốc rất cao Việc sử dụng đất tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm, Nhànước Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua bán chuyển nhượng đất đai Dovậy, thị trường đất đai hầu như không tồn tại mà chỉ có thị trường nhà ở

Về việc bồi thường thiệt hại, do đất đai thuộc sở hữu Nhà nước nênkhông có chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả đấtnông nghiệp, tùy trường hợp cụ thể Nhà nước sẽ cấp mới cho các chủ sửdụng bị thu hồi đất Nhà nước chỉ bồi thường cho các công trình gắn liền vớiđất khi thu hồi đất của chủ sử dụng Trung Quốc xây dựng các chính sách vàcác thủ tục rất chi tiết rõ ràng Về phương diện bồi thường thiệt hại, Nhà nước

Trang 29

thông báo cho người sử dụng đất biết trước về việc họ sẽ bị thu hồi đất trongthời hạn một năm Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thườngthiệt hại bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới Giá bồi thường thiệt hại theotiêu chuẩn giá thị trường nhưng đồng thời cũng được Nhà nước quy định chotừng khu vực và chất lượng nhà, điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực

tế, được Nhà nước tác động điều chỉnh nó

Nhiều khu vực mới tại Trung Quốc như Bắc Kinh, Tô Châu, HàngChâu… khi xây dựng các khu phố mới sau bước quy hoạch làm đường, điệnnước… sau đó mới xây nhà Vì vậy, khi người dân hay các văn phòng chuyểnđến họ đã sẵn có cơ sở vật chất hạ tầng đầy đủ Giá nhà vì thế khá cao nhưngphần lớn người dân đều hài lòng với số tiền họ bỏ ra

1.3.1.2 Thái Lan

Tại Thái Lan, hiến pháp năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho cácmục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyêncho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất và các mục đích xây dựng kháctheo giá thị trường cho những người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

về tất cả thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường phảikhách quan cho chủ thửa đất và người có quyền thừa kế tài sản đó

Năm 1987 Thái Lan ban hành luật về trưng dụng bất động sản áp dụngcho việc trưng dụng đất sử dụng vào mục đích xây dựng tiện ích công cộng,quốc phòng, an ninh

Về giá bồi thường thì căn cứ vào mức giá do Ủy ban của chính phủ xácđịnh trên cơ sở giá thị trường chuyển nhượng bất động sản, bồi thường chủyếu bằng tiền Việc chuẩn bị khu tái định cư được chính quyền Nhà nướcquan tâm đúng mức, luôn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tái định cư

Sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành giải quyết, phân công nhiệm vụ rõràng, sự phối hợp cao trong quá trình giải quyết vấn đề cũng góp phần đẩynhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Trang 30

1.3.2 Vấn đề giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

1.3.2.1 Trước khi có luật đất đai 1993

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, chúng ta tiến hành xóa bỏ chiếmhữu ruộng đất của địa chủ, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân.Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành vàonăm 1946 đến năm 1953, Nhà nước ta thực hiện các cuộc cải cách ruộng đất

và luật cải cách ruộng đất được ban hành Hiến pháp năm 1959, Nhà nước đãthừa nhận tồn tại hình thức sở hữu ruộng đất ở nước ta gồm có sở hữu Nhànước, sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể Thời kì này quan hệ đất đai trong bồithường chủ yếu là thỏa thuận, sau đó thống nhất giá trị bồi thường mà khôngcần Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường hay ban hànhgiá trị bồi thường

Ngày 14/04/1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định số 151/TTgqui định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiênliên quan đến bồi thường và tái định cư bắt buộc ở Việt Nam Sau đó Ủy ban

Kế hoạch Nhà nước và bộ nội vụ ban hành thông tư liên bộ số 1424/TTLBngày 06/01/1959 về việc thi hành nghị định số 151/TTg của Chính phủ

Ngày 11/01/1970 Thủ tướng Chính phủ ban hành thông tư 1729/TTg quyđịnh một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai và cây cối lâu năm,hoa màu cho nhân dân xây dựng vùng kinh tế mới, mở rộng thành phố Tuynhiên, thông tư này mới chỉ dừng lại ở việc quy định bồi thường về tài sản màchưa đề cập cụ thể đến chính sách về đất

Hiến pháp năm 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nên việcthực hiện đền bù về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện đền bù nhữngtài sản có trên đất hoặc thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra

Luật đất đai năm 1988, không nêu cụ thể việc bồi thường khi Nhà nướcthu hồi đất, mà chỉ nêu nghĩa vụ của người sử dụng đất (điều 48) Các văn bảnhướng dẫn thi hành luật đất đai năm 1988 không hướng dẫn về bồi thường khi

Trang 31

Nhà nước thu hồi đất mà tập trung vào việc bồi thường đất nông nghiệp, đất

có rừng khi chuyển sang mục đích khác

Ngày 31/05/1990, hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số186/HĐBT về việc đền bù đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển sang sửdụng cho mục đích khác thì phải bồi thường thiệt hại Căn cứ để tính bồithường thiệt hại cho đất nông nghiệp và đất có rừng theo quyết định này làdiện tích, chất lượng và vị trí đất Tại quyết định này, mức bồi thường cònđược phân biệt theo thời gian sử dụng đất lâu dài và tạm thời, đồng thời quyđịnh việc miễn giảm tiền bồi thường đối với việc sử dụng đất để xây dựng hệthống đường giao thông, thủy lợi

1.3.2.2 Sau khi ban hành luật đất đai năm 1993

Hiến pháp 1992 ra đời thay thế hiến pháp 1980 đã quy định: “Nhà nướcphát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN” Hiến pháp công nhận và bảo

vệ quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân và quyền sở hữu cá nhân về tàisản và sản xuất

Luật đất đai năm 1993 đã có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 thay thế choluật đất đai năm 1988, đây là văn kiện chính sách quan trọng nhất đối với việcthu hồi đất và bồi thường thiệt hại của Nhà nước Tại điều 27 luật đất đai

1993 quy định “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sửdụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộngthì người bị thu hồi đất sẽ được bồi thường thiệt hại” Một thủ tục rất quantrọng và là cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất là họ được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà

Sau khi luật đất đai 1993 được ban hành, Nhà nước ta đã ban hành rấtnhiều văn bản dưới luật như nghị định, thông tư và các văn bản pháp quykhác về công tác quản lý đất đai Bao gồm các văn bản sau:

Trang 32

- Nghị định 90/CP ngày 17/09/1994 quy định về việc bồi thường thiệt hạikhi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi íchquốc gia, lợi ích công cộng.

- Nghị định 87/CP ngày 17/08/1994 ban hành khung giá các loại đất

- Thông tư liên bộ 94/TTLB ngày 14/11/1994 của liên bộ tài chính

- Nghị định 22/1998/NĐ – CP ngày 24/04/1998 thay thế Nghị định90/CP nói trên và quy định rõ phạm vi áp dụng, đối tượng phải bồi thường,đối tượng được bồi thường, phạm vi bồi thường, đặc biệt người có đất bị thuhồi có quyền được lựa chọn một trong ba phương án bồi thường, đó là bằngđất, bằng tiền hoặc bằng đất và bằng tiền

1.3.2.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay (theo luật đất đai năm 2003)

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện luật đất đai và xuất phát từ yêu cầucủa giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương Đảngkhóa XI đã ra nghị quyết tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy qua nhiều lần sửađổi và bổ sung thì ngày 26/11/2003 Luật đất đai 2003 ra đời đã phần nào đápứng kịp thời nhu cầu cuộc sống

Luật đất đai 2003 ra đời kịp thời khắc phục được những hạn chế mà cácluật đất đai trước đây mắc phải đồng thời thể hiện được nhiều vấn đề bất cậpliên quan đến việc quản lý và sử dụng đất hiện nay Được thể hiện ở một sốnội dung cụ thể:

- Làm rõ nội dung đất đai thuộc sở hữu toàn dân với tư cách Nhà nướcđại diện chủ sở hữu

- Các chính sách về quy hoạch sử dụng đất được quan tâm, quỹ đấtđược phân bố đồng đều giữa các ngành lĩnh vực Đặc biệt có chính sách ưutiên đối với ngành nông nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Trang 33

- Có tầm nhìn rộng hơn trong vấn đề định giá đất, phản ánh đúng quyluật cung cầu của đất, xem đất là một loại hàng hóa đặc biệt, đưa quyền sửdụng đất tham gia vào thị trường bất động sản.

- Ban hành các chính sách phù hợp trong công tác bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Đảm bảo được quyền và nghĩa vụ củangười sử dụng đất

- Luật đất đai bổ sung xây dựng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnhđưa ra đảm bảo việc thống nhất tài chính đất đai dựa trên nguyên tắc một giá(khoản 3 và 4 điều 56)

- Ban hành cơ chế một cửa trong việc giao đất, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất cho người dân

Bên cạnh những mặt tích cực thì luật đất đai cũng thể hiện một số hạnchế như sau:

- Chính sách trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Sự chênh lệch giữa giá đất Nhà nước quy định và giá thị trường quálớn vì vậy không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường và tính chânthực về khả năng sinh lợi của đất

- Việc quản lý đất đai bằng công nghệ mới, công nghệ thông tin chưađược phổ biến rộng rãi trong cả nước

- Việc ban hành các nội dung trong luật đất đai không thống nhất giữacác luật khác như: luật kinh doanh bất động sản, luật nhà ở, luật đầu tư, luậtkhoáng sản… dẫn đến tình trạng chồng chéo lên nhau gây khó khăn cho quátrình thực hiện dự án của doanh nghiệp trong và ngoài nước

Sau khi luật đất đai 2003 ban hành Nhà nước đã ban hành các văn bản

cụ thể hóa việc thực hiện các điều luật về giá đất, bồi thường hỗ trợ và táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất, bao gồm:

- Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 về việc hướng dẫnthi hành Luật đất đai 2003

Trang 34

- Nghị định 188/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xácđịnh giá và khung giá các loại đất.

- Nghị định 197/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 về bồi thường hỗ trợ

và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Nghị định 198/2004/NĐ – CP ngày 03/01/2004 về thu tiền sử dụngđất

- Thông tư 116/2004/TT – BTC ngày 07/12/2004 về việc hướng dẫnthực hiện Nghị định 197

- Nghị định 84/2007/NĐ – CP ngày 25/05/2007 về quy định bổ sung

về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự,thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giải quyếtkhiếu nại về đât đai

- Thông tư liên tịch 14 – BTNMT ngày 01/10/2009 quy định chi tiết

về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1.3.3 Tình hình chung thực hiện giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư ở Tỉnh Nghệ An

Đứng trước bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và của tỉnh Nghệ

An, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra cả chiềurộng lẫn chiều sâu Tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã và đang có nhiều

sự thay đổi: nhiều khu đô thị mới được mọc lên, hạ tầng cơ sở kỹ thuậtđường, điện… ở thành phố,huyện ,huyện ngày càng được nâng cấp mở rộng.Các công trình này được thực hiện nhanh chóng là nhờ một phần không nhỏvào công tác giải phóng mặt bằng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về đất đai như: chỗ ở, sản xuất,kinh doanh, vui chơi giải trí… của con người ngày càng đa dạng và phongphú đã làm thay đổi căn bản tình hình sử dụng đất hiện nay Đó là các hìnhthức chuyển nhượng, mua bán…Để đáp ứng cho việc quản lý tình hình sửdụng đất, trên cơ sở Luật đất đai năm 2003, Nghị định 197/2004/NĐ - CP,Nghị định 69/2009/NĐ - CP, các quy định khác của chính phủ về quản lý đất

Trang 35

đai và hiện trạng sử dụng đất tại địa phương UBND tỉnh Nghệ An đã banhành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi như sau:

- Quyết định 74/2005/QĐ – UBND ngày 31/08/2005 của UBND tỉnhNghệ An về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khiNhà nước thu hồi đất trên địa bàn Nghệ An

- Quyết định 72/2006/QĐ – UBND ngày 31/06/2006 của UBND tỉnhNghệ An về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 74/2005/QĐ – UBND ngày31/08/2005 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khiNhà nước thu hồi đất trên địa bàn Nghệ An

- Quyết định 147/2007/QĐ – UBND ngày 15/12/2007 của UBND tỉnhNghệ An về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đấttrên địa bàn tỉnh Nghệ An (thay thế quyết định số 74/2005/QĐ - UBND ngày31/08/2005 và quyết định số 72/2006/QĐ – UBND ngày 31/06/2006)

- Quyết định số 27/2009/QĐ - UBND ngày 20/02/2009 của UBND tỉnhNghệ An về việc sửa đổi điểm b khoản 1 điều 31 quyết định số 147/2007/QĐ

- Quyết định 04/2010/QĐ - UBND ngày 19/02/2010 của UBND tỉnhNghệ An về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhànước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An (thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ -CP)

- UBND ngày 15/12/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc bồithườn, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh NghệAn

- Các quyết định ban hành đơn giá xây dựng, vật kiến trúc, cây cối,hoa màu, di chuyển mồ mả phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Hàng năm UBND tỉnh quyết định ban hành bảng giá đất chi tiết củacác huyện, thành phố Vinh, huyện Cửa Lò

Trang 36

Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã thực hiện bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư, GPMB cho rất nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,chỉnh trang đô thị và phát triển kinh tế

Tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo hội đồng bồi thường GPMB thực hiện côngtác bồi thường GPMB với một khối lượng công việc lớn Tuy nhiên vẫn chưađáp ứng được yêu cầu đề ra, quá trình thực hiện còn kéo dài, một số côngtrình GPMB còn dang dở, không dứt điểm, làm ảnh hưởng tới tiến độ thựchiện dự án đầu tư Nguyên nhân là do chính sách về bồi thường còn mới mẻ,chưa ổn định; Một số qui định, hướng dẫn của UBND tỉnh còn có nhiều mâuthuẫn khó áp dụng dẫn đến việc lập phương án bồi thường còn kéo dài; Việcxây dựng bảng giá đất, tài sản không phù hợp, không sát với giá trị của thịtrường cho nên nhiều hộ dân bị ảnh hưởng không chấp nhận phát sinh nhiềukiến nghị, khiếu nại Bên cạnh đó thì một số phương án sử dụng vốn ngânsách nhà nước nên khi phương án được phê duyệt thì chủ đầu tư giải quyết chiphí để trả còn chậm nên giá cả bồi thường đã thay đổi dẫn đến phải lậpphương án

Trang 37

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA MỘT SỐ

DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU - TỈNH NGHỆ AN 2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Phía Đông giáp Biển Đông,

- Phía Nam và Tây Nam giáp ba huyện Diễn Châu, Tân Kỳ và YênThành,

- Phía Tây giáp thị xã Thái Hoà và huyện Nghĩa Đàn với ranh giớikhoảng 33 km

Có diện tích lớn với 60.737,75 (theo thống kê năm 2012) ha, chiếm3,68% diện tích toàn tỉnh, gồm 41 xã và 2 thị trấn (thị trấn Cầu Giát và thịtrấn Hoàng Mai)

Với lợi thế về vị trí địa lý nằm ở ngã 3 các tuyến giao thông trọngđiểm như:

- Các tuyến giao thông Bắc - Nam:

+ Quốc lộ 1A

+ Đường sắt Bắc Nam (với hai ga thuộc địa bàn huyện là Hoàng Mai

và Cầu Giát)

- Các tuyến giao thông nội tỉnh:

+ Quốc lộ 48 nối liền vùng Đông - Tây Nghệ An

+ Đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn

+ Tỉnh lộ 537 A và 537 B

Trang 38

Quỳnh Lưu là thị trường trao đổi hàng hóa trung gian của các huyệnmiền núi phía tây Nghệ An với các huyện đồng bằng cũng như trao đổi ra bênngoài

Quỳnh Lưu có 34 km bờ biển với 3 cửa sông đổ ra biển là Cửa Quèn, CửaCờn và Cửa Thơi

Với vị trí chiến lược của huyện, việc thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế

xã hội của huyện sẽ rất thuận lợi

Trong vùng được phân cấp thành ba tiểu vùng có độ dốc và diện tíchtheo bảng sau:

Bảng 2.1 Độ dốc và diện tích của địa hình huyện Quỳnh Lưu tỉnh

(Nguồn phòng Tai Nguyên và Môi Trường huyện Quỳnh Lưu năm 2012)

Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư sinh sống,chủ yếu người dân sống ven các sườn đồi và các thung lũng nhỏ

Trang 39

- Vùng đồng bằng và ven biển: Nằm về phía đông trải dài từ Bắc vàoNam của huyện Vùng có độ dốc từ 0o - 80 với diện tích khoảng 31.516 hachiếm 51,89% cao hơn hai lần so với bình quân của tỉnh Nghệ An (20,6%) Dân cư chủ yếu sống dọc theo Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, tuyến đường sắtBắc Nam và sống theo bờ biển Đây là vùng quan trọng trong phát triển nềnkinh tế của huyện.

2.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu huyện Quỳnh Lưu hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữakhí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Nhìn chung khí hậu chịu ảnh hưởng của khíhậu nhiệt đới ẩm, gió mùa

- Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùakhá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7 (trên

380C) Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1(dưới 170C) Nhiệt độ trung bình từ 200C - 240C và tổng tích ôn 84000C -

86000C

- Chế độ mưa: Chế độ nhiệt của huyện kéo theo chế độ mưa cũngchia làm hai mùa là mùa khô và mùa mưa với lượng mưa bình quân 1.459mm/năm (920 mm/năm -2.047 mm/năm)

Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng

độ giảm xuống thấp hơn ngày thường

• Gió mùa Tây Nam từ vịnh Ben-gan tràn qua lục địa thổi sang còn cótên gọi khác là gió phơn Tây Nam (gió Lào) có đặc trưng khô nóng Gió phơnTây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ

Trang 40

Ở Quỳnh Lưu thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8, bình quân mỗi năm khoảng 10

- 15 ngày có cường độ gió mạnh Gió Tây Nam đã gây ra khô, nóng và hạn hánảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toànhuyện

• Gió mùa Đông Nam mát từ biển Đông thổi vào, nhân dân gọi là gióNồm mang theo lượng hơi nước lớn làm độ ẩm không khí tăng cao

- Độ ẩm không khí: Trung bình hàng năm là 86%, độ ẩm không khítháng cao nhất là tháng 4 (90%), tháng thấp nhất là tháng 7 (80%) Cường độbốc hơi từ 1.200 - 1.300 mm/năm

2.1.1.4 Tài nguyên đất:

* Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quỳnh Lưu

Theo số liệu thống kê cuối năm 2012 huyện Quỳnh lưu có tổng diện tích

tự nhiên là 60.737,75 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 44.558,33 hachiếm 73,36% tổng diện tích tự nhiện toàn huyện, diện tích đất phi nôngnghiệp là 10.948,30 ha chiếm 18,03% tổng diện tích tự nhiện toàn huyện, diệntích đất chưa sử dụng là 5.231,12 ha chiếm 8,61 % tổng diện tích tự nhiệntoàn huyện

Ngày mồng 3 tháng 4 năm 2013 theo Nghị quyết 47/NQ-CP củachính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 16.974,88 ha diện tích tự nhiên và 105.105nhân khẩu của huyện Quỳnh Lưu ( bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiện của thịtrấn Hoàng Mai và các xã: Mai Hùng, Quỳnh Vinh, Quỳnh lộc, Quỳnh Lập,Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Xuân, Quỳnh Trang) Sau khitách thị xã Hoàng Mai huyện Quỳnh Lưu có tổng diện tích tự nhiên 43.762,82

ha, dân số 279.977 người và 33 đơn vị hành chính

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai

Đơn vị tính: Ha

Quỳnh Lưu khi

Thị Xã Hoàng Mai

Huyện Quỳnh Lưu sau

Ngày đăng: 01/04/2016, 10:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Văn Thóa, Bài giảng quản lý Nhà nước về đất đai, trường đại học Nông lâm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản lý Nhà nước về đất đai
3. Trần Văn Nguyện, Bài giảng Định giá đất, trường đại hoc Nông lâm Huế 4. Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 3/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Định giá đất", trường đại hoc Nông lâm Huế4. Chính phủ
6. Chính phủ, Nghị định số 84/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN QSD đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Khác
7. UBND tỉnh Nghệ An, quyết định 04/2010/QĐ- UBND ngày 19/1/2010 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An Khác
8. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 01/2012/ QĐ- UBND ngày 04/01/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành đơn giá xây dựng mới nhà và vật kiến trúc phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An Khác
9. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 16/2011/QĐ- UBND ngày 22/3/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối hoa màu và di chuyển mồ mả trên địa bàn tỉnh Nghệ An Khác
10. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 147/2007/QĐ- UBND ngày 19/12/2007 Ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An Khác
11. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 16/2010/ QĐ- UBND ngày 22/03/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu trên địa bàn tỉnh Nghệ An Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w