Trách nhiệm: - Quy trình này quy định trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của các nhân viên vận hành và sửa chữa cho công tác vận hành cửa nhận nước và cửa xả.. Cống xả cát được bố trí một
Trang 11 Phạm vi điều chỉnh:
Quy trình mô tả cách thức vận hành cửa nhận nước và cửa xả nhằm giúp cho việc quản lý, vận hành cửa nhận nước và cửa xả của Nhà máy được đảm bảo
an toàn và kinh tế
Đây là qui trình vận hành tạm thời, qui trình sẽ được bổ sung đầy đủ khi các thiết bị được lắp đặt xong và được hiệu chỉnh trong quá trình vận hành làm căn cứ để ban hành qui trình chính thức
2 Đối tượng áp dụng:
Tài liệu được áp dụng cho các máy phát điện trong Nhà máy thủy điện Hồ Bốn Các chức danh cần nắm vững qui trình này :
Giám đốc, Phó Giám đốc nhà máy
Trưởng ca nhà máy
Trực chính gian máy, Trực phụ gian máy, Trực cửa nhận nước
Đơn vị sửa chữa, Công nhân sửa chữa thiết bị cơ khí thuỷ lực
Trưởng, Phó Phòng Kỹ thuật Công ty
Trưởng, Phó phòng KTVH nhà máy
Kỹ sư an toàn
Các kỹ sư, kỹ thuật viên phụ trách phần cơ khí
3 Trách nhiệm:
- Quy trình này quy định trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của các nhân viên vận hành và sửa chữa cho công tác vận hành cửa nhận nước và cửa xả
- Quy trình này là tài sản của Công ty cổ phần thủy điện Hồ bốn Các tổ chức, cá nhân bên ngoài muốn sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Công ty Cán bộ công nhân viên trong Công ty khi sao chép phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm soát tài liệu Công ty không chịu trách nhiệm khi các tổ chức, cá nhân sử dụng tài liệu không hợp lệ
- Trong quá trình vận hành nếu gặp phải những vấn đề không được điều
Trang 2chỉnh bởi quy trình này thì được xem là ngoại lệ Công ty không chịu trách nhiệm trong trường hợp tự ý áp dụng và để xảy ra hậu quả
4 Tài liệu liên quan, định nghĩa, các từ viết tắt:
4.1 Tài liệu liên quan:
[1] Tài liệu thiết kế
[2] Tài liệu hướng dẫn vận
[3] Tài liệu hoàn công
[4] Quy trình kỹ thuật an toàn điện, ban hành kèm theo quyết định số 1186/QĐ-EVN ngày 07/12/2011
4.1 Thuật ngữ:
4.2 Viết tắt :
5 Nội dung qui trình:
I Giới thiệu hệ thống.
Nhà máy thủy điện Hồ bốn có 3 hệ thống như sau:
- Đập tràn: Tràn tự do không cửa, chiều rộng tràn 72m; chiều cao tràn
lớn nhất tại vị trí lòng suối là 23,1m Kết cấu tràn lõi BT M150, vỏ bọc BTCT M200 dày 1,5m Hình thức tiêu năng kiểu mũi phóng
- Cửa xả cát, phù sa: Có nhiệm vụ xả bớt lượng cát, phù sa chảy về hồ,
ngăn chặn phủ lấp đáy hồ và khu vực cửa nhận nước vào Tua bin Cống xả cát được bố trí một cửa vận hành và một cửa để sửa chữa cho cửa vận hành, mỗi cửa được đóng, mở bằng một máy vít chạy điện VĐ30
- Cửa nhận nước: Đưa nước vào 3 tổ máy chính và phục vụ đại tu sửa
chữa trên toàn tuyến dẫn nước Tại cửa nhận nước được bố trí thiết bị như sau
+ Một máy cào rác hàm phẳng hoạt động dựa trên sự nâng hạ của pa lăng điện 15 tấn và đóng, mở bằng xi lanh thủy lực
+ Một lưới chắn rác làm nhiệm vụ chắn không cho rác đi vào tổ máy
Trang 3+ Một cửa van sửa chữa của cửa nhận nước được nâng, hạ bằng pa lăng điện 15 tấn
+ Một cửa van vận hành của cửa nhận nước được nâng, hạ bằng 02 máy vít chạy điện VĐ100-2
- Cửa xả: Mỗi tổ máy được thiết kế một cửa xả làm nhiệm vụ dẫn nước
ra từ tuabin và sửa chữa các tổ máy Tại cửa xả được bố trí thiết bị như sau:
+ 03 cửa phai sửa chữa hạ lưu
+ 01 palăng điện 5 tấn để nâng, hạ 03 cửa phai sửa chữa hạ lưu
II Thông số kỹ thuật.
1 Thông số chính.
- Mực nước dâng bình thường : 685.00 (m)
- Mực nước gia cường : 691.39 (m)
- Mực nước chết: 678.00 (m)
2 Tràn xả lũ.
- Chiều rộng tràn nước, Btr 72 m
- Lưu lượng thiết kế, Qtk 2397 m3/s
- Cao độ ngưỡng tràn, ng 685.0 m
- Cao độ cuối mũi phun, c 672.20 m
- Cao trình đáy thượng lưu, đTL 663.50 m
- Cao trình đáy hạ lưu, đHL 663.50 m
- Cao trình MNHL khi TL là MNLKT (m): MNHLLKT =677.97m
- Cao trình MNHL khi TL là MNLTK (m): MNHLLTK =676.58m
3 Cửa lấy nước.
- Cao trình ngưỡng lấy nước 672,00m
Trang 4- Cao trình đỉnh cửa lấy nước 676.20m.
- Chiều dài ngưỡng cửa lấy nước : 8m
3.1Pa lăng điện 15 tấn.
- Tốc độ di chuyển xe con, V 10 m/phút
- Phương thức điều khiển Nút bấm điều khiển
hoặc loại tương đương
3.2Thiết bị vớt rác.
a Gầu vớt rác.
b Hệ thống thủy lực.
HLP-HM46 của BP hoặc loại tương đương
3.3Lưới chắn rác.
- Kích thước, Dày x Rộng x Cao 450 x 4240 x 4450 mm
- Khoảng cách giữa các nan chắn rác 58 mm
Trang 5- Trọng lượng 1902Kg.
3.4Cửa sửa chữa.
- Kích thước, Dày x Rộng x Cao 598 x 4480 x 4418 mm
3.5Cửa vận hành.
- Kích thước, Dày x Rộng x Cao 776 x 4550 x 4265 mm
3.6Máy đóng, mở VĐ 100-2.
- Đường kính ngoài trục vít 120mm
- Dầu bôi trơn hộp giảm tốc AK15, DP14, CN20, CN30
hoặc loại tương đương
4 Cống xả cát.
4.1Thông số chung.
thân đập bê tông không tràn
- Cao độ ngưỡng cống, ng 670.00 m
- Chiều dài cống (đoạn trong đập), Lc 20.70 m
Trang 64.2Cửa xả cát.
vận hành)
- Kích thước, Dày x Rộng x Cao 515 x 2520 x 2340 mm
4.3 Máy đóng, mở VĐ 30.
- Dầu bôi trơn hộp giảm tốc AK15, DP14, CN20, CN30
hoặc loại tương đương
5 Cửa xả hạ lưu.
5.1 Pa lăng điện 5 tấn.
- Tốc độ di chuyển, Vdc 15 m/phút
- Phương thức điều khiển Nút bấm điều khiển
hoặc loại tương đương
5.2 Cửa sửa chữa hạ lưu.
Trang 7- Số lượng 03 Cửa.
- Kích thước Dày x Rộng x Cao 428 x 3520 x 1880 mm
III.Những quy định chung.
Điều 1 Những nhân viên vận hành các thiết bị nâng hạ phai thượng lưu,
cửa xả cát phải nắm vững các quy trình:
- Quy trình vận hành cửa nhận nước và cửa xả
- Quy trình nhiệm vụ;
- Quy trình an toàn điện;
- Quy trình an toàn cơ khí thuỷ lực;
Điều 2 Các nhân viên vận hành các thiết bị thượng lưu phải nắm vững về
cấu tạo, nguyên lý, nguyên tắc cũng như nhiệm vụ của mỗi hệ thống thiết bị
Trước khi thao tác phải nắm rõ công việc thực hiện
Điều 3 Mọi các thao tác về nâng hạ thuộc các cửa thượng lưu phải theo
lệnh của Trưởng ca nhà máy và phải có phiếu thao tác đã được Trưởng ca duyệt phiếu
1 Lệnh của Trưởng ca phải truyền trực tiếp cho Trực chính trạm cửa nhận nước chính
2 Khi nhận được lệnh của Trưởng ca, Trực chính cửa nhận nước yêu cầu Trực phụ viết phiếu thao tác theo mấu phiếu “PHIẾU THAO TÁC CÁC THIẾT
BỊ CƠ KHÍ THUỶ LỰC” sau đó kiểm tra và cùng ký vào phiếu
3 Phiếu thao tác sau đó phải được Trưởng ca duyệt qua FAX hoặc điện thoại, phiếu chỉ khi được Trưởng ca duyệt và ra lệnh thao tác mới được phép thực hiện thao tác
Điều 4 Phiếu công tác, phiếu thao tác cũng như khi thao tác phải thực
hiện theo “Quy trình an toàn cơ khí thuỷ lực”
Khi thực hiện thao tác phải có 2 người, một người thao tác, một người giám sát Trong mọi trường hợp cả 2 người phải chịu trách nhiệm ngang nhau
Điều 5 Hàng năm trước mùa mưa bão phải tiến hành kiểm tra và thực
hiện những công việc:
Trang 8- Kiểm tra phần đập và công trình khu vực thượng lưu xem có hiện tượng xạt lở, chuyển dịch, co giãn, nún gây dạn nứt công trình để có biện pháp xử lý;
- Kiểm tra đại tu, bảo dưỡng cơ cấu nâng hạ
- Các công việc kiểm tra, xử lý phải lập thành biên bản và được lưu trữ
Điều 6 Phải thường xuyên đo mực nước hồ chứa, có ghi chép vào sổ
nhật ký công trình
Điều 7 Phải tiến hành thử tải đối với các cơ cấu nâng pa lăng điện 15 tấn,
5 tấn theo quy định
Các công việc kiểm tra thử tải cũng phải có biên bản được các bên xác nhận và được lưu trữ Có thể viết sơn trên thiết bị ở vị trí dễ thấy, ít khả năng làm mờ chữ về ngày tháng thử lần sau
Điều 8 Các cánh phai sau khi hạ xong, trên mặt phải đậy kín các tấm
đan, đảm bảo an toàn cho việc đi lại
Khi các tấm đan được nâng nhấc lên phải làm rào chắn treo biển báo an toàn “Chú ý nắp hố mở”
Điều 9 Trên trục vít phải dùng sơn đánh dấu vị trí tương ứng với vị trí
trên cùng và dưới cùng của cánh phai để giám sát vị trí của cánh phai khi nâng, hạ
IV Vận hành cửa nhận nước.
Điều 10 Khi các tổ máy vận hành thì cửa sửa chữa và cửa vận hành ở
trạng thái mở hoàn toàn
Điều 11 Thường xuyên kiểm tra lượng dầu bôi trơn trong hộp giảm tốc
và bổ sung dầu AK15, DP14, CN20, CN30 hoặc loại tương đương nếu mức dầu thấp hơn quy định
Điều 12 Thường xuyên kiểm tra các vít me, nếu mỡ khô bẩn phải vệ sinh
và bôi mỡ YC2 hoặc loại tương đương
Điều 13 Trong quá trình vận hành nhân viên vận hành phải liên tục có
mặt tại máy để theo dõi quá trình làm việc của máy Tuyệt đối không được đóng điện máy chạy mà bỏ đi nơi khác
Trang 9Điều 14 Khi đóng, mở cửa van bị kẹt thì phải ngừng ngay để tìm nguyên
nhân và khắc phục xong mới được tiếp tục vận hành
Điều 15 Kiểm tra trước khi vận hành.
- Kiểm tra cách điện động cơ ≥ 0,5MΩ
- Kiểm tra mức dầu trong hộp giảm tốc nằm trong giới hạn quy định
Điều 16 Nạp đầy nước đường ống áp lực.
Trong suốt quá trình nạp nước đường ống áp lực nếu có hiện tượng gì bất thường phải ngừng ngay quá trình nạp nước để xử lý xong mới được tiếp tục nạp nước;
Phần việc do nhân viên vận hành tại nhà máy thực hiện:
Kiểm tra, đóng hoàn toàn cánh hướng nước các tổ máy 1, 2, 3;
Kiểm tra, đóng hoàn toàn van đĩa các tổ máy 1, 2, 3;
Kiểm tra, đóng các van 20-1, 2, 3, 21-1, 2, 3 (theo sơ đồ các trạm bơm) nối từ trước và sau van đĩa các tổ máy với ống xả các tổ máy
Phần việc do nhân viên vận hành tại cửa nhận nước thực hiện:
Thao tác nâng cửa nhận nước lên theo quy trình nạp nước đường hầm Sau khi đường ống áp lực đầy nước tiến hành nâng hoàn toàn cánh phai thượng lưu đến vị trí quy định
Điều 17 Xả nước đường ống áp lực.
Trong suốt quá trình xả nước đường ống áp lực nếu có hiện tượng gì bất thường phải ngừng ngay quá trình xả nước để xử lý xong mới được tiếp tục xả nước;
Ngừng cả 3 tổ máy;
Hạ cánh phai thượng lưu;
Kiểm tra cánh phai hạ lưu ở vị trí mở hoàn toàn;
Xả toàn bộ nước trong đường ống áp lực:
+ Phanh máy bằng tay như Điều 31’’Quy trình vận hành và xử lý sự cố
tuabin thuỷ lực” và duy trì áp lực khí phanh trong suốt quá trình xả nước đường ống áp lực, chỉ khi đường ống áp lực không còn nước mới tiến hành giải trừ phanh;
+ Kiểm tra van đĩa các tổ máy ở vị trí mở hoàn toàn;
Trang 10+ Kiểm tra mở các van 20-1, 2, 3, 21-1, 2, 3 (theo sơ đồ các trạm bơm) nối từ trước và sau van đĩa các tổ máy với ống xả các tổ máy
+ Thực hiện thao tác phanh tổ máy, sau đó mở cánh hướng nước cả 3 tổ máy khoảng 6 - 7 % để xả nước đường ống áp lực
+ Khi đường ống áp lực hết nước tiến hành đóng hoàn toàn cánh hướng nước các tổ máy
+ Đóng hoàn toàn van đĩa các tổ máy;
Điều 18 Nâng cửa van vận hành bằng tay.
- Kiểm tra cắt điện động cơ, treo biển “Cấm đóng điện”
- Gạt càng gạt G để mở ly hợp vấu số 3, dùng tay quay lắp vào đầu trục số 7
và quay theo chiều nâng
- Quan sát cửa van nâng đến vị trí quy định thì dừng lại
- Sau khi nâng xong phải tháo tay quay ra và treo biển “Cấm mở”
Điều 19 Hạ cửa van vận hành bằng tay.
- Kiểm tra cắt điện động cơ, treo biển “Cấm đóng điện”
- Gạt càng gạt G để mở ly hợp vấu số 3, dùng tay quay lắp vào đầu trục số 7
và quay theo chiều hạ cửa van
- Quan sát cửa van hạ đến vị trí quy định thì dừng lại
- Sau khi hạ xong phải tháo tay quay ra, treo biển “Cấm mở”
Điều 20 Nâng cửa van bằng điện.
- Nâng thử cửa van vận hành bằng tay như Điều 18 Nếu thấy nhẹ nhàng
thì tháo tay quay ra
- Đóng áp tô mát cấp điện cho động cơ
- Bấm nút nâng cửa van Lúc đầu phải bấm, tắt thử vài lần, nếu thấy máy làm việc êm mới được cho máy hoạt động
- Khi cửa van lên đến vị trí quy định thì công tắc hành trình của cánh phai sẽ tác động ngừng động cơ, nếu không tự động ngừng được thì phải ngừng bằng tay
- Cắt áptômát cấp điện cho động cơ và treo biển cấm đóng điện
Treo biển “Cấm mở” tại vị trí lắp tay quay
Trang 11Điều 21 Hạ cửa van bằng điện.
- Hạ thử cửa van vận hành bằng tay như Điều 19, nếu thấy nhẹ nhàng thì
tháo tay quay ra
- Đóng áp tô mát cấp điện cho động cơ
- Bấm nút hạ cửa van Lúc đầu phải bấm, tắt thử vài lần, nếu thấy máy làm việc êm mới được cho máy hoạt động
- Khi cửa van đến vị trí quy định thì thì công tắc hành trình của cánh phai sẽ tác động ngừng động cơ, nếu không tự động ngừng được thì phải ngừng bằng tay
- Nếu công tắc hành trình tác động ngừng hạ cửa van khi cửa van vẫn chưa hạ hết dẫn đến hở đáy cánh phai thì có thể cắt điện và hạ cánh phai bằng tay đến khi cửa van hạ hết
- Cắt áptômát cấp điện cho động cơ và treo biển cấm đóng điện
- Treo biển “Cấm mở” tại vị trí lắp tay quay
V Vận hành cống xả cát.
Điều 22 Khi không xả cát thì cánh phai sửa chữa ở trạng thái mở hoàn
toàn và cánh phai vận hành ở trạng thái đóng hoàn toàn Khi xả cát thì mở từ từ cửa vận hành để xả cát
Điều 23 Thường xuyên kiểm tra lượng dầu bôi trơn trong hộp giảm tốc
và bổ sung dầu AK15, DP14, CN20, CN30 hoặc loại tương đường nếu mức dầu thấp hơn quy định
Điều 24 Thường xuyên kiểm tra các vít me, nếu mỡ khô bẩn phải vệ sinh
và bôi mỡ YC2 hoặc loại tương đương
Điều 25 Trong quá trình vận hành nhân viên vận hành phải liên tục có
mặt tại máy để theo dõi quá trình làm việc của máy Tuyệt đối không được đóng điện máy chạy mà bỏ đi nơi khác
Điều 26 Khi đóng, mở cửa van bị kẹt thì phải ngừng ngay để tìm nguyên
nhân và khắc phục xong mới được tiếp tục vận hành
Điều 27 Kiểm tra trước khi vận hành.
- Kiểm tra cách điện động cơ ≥ 0,5MΩ
Trang 12- Kiểm tra mức dầu trong hộp giảm tốc nằm trong giới hạn quy định.
Điều 28 Nâng cửa xả cát và cửa sửa chữa cửa xả cát bằng tay.
- Kiểm tra cắt điện động cơ, treo biển “Cấm đóng điện”
- Dùng tay quay lắp vào đầu trục vuông (số 3) và quay theo chiều nâng
- Quan sát cửa van nâng đến vị trí quy định thì dừng lại
- Sau khi nâng xong phải tháo tay quay ra và treo biển “Cấm mở”
Điều 29 Hạ cửa xả cát và cửa sửa chữa cửa xả cát bằng tay.
- Kiểm tra cắt điện động cơ, treo biển “Cấm đóng điện”
- Dùng tay quay lắp vào đầu trục vuông (số 3) và quay theo chiều hạ
- Quan sát cửa van hạ đến vị trí quy định thì dừng lại
- Sau khi hạ xong phải tháo tay quay ra và treo biển “Cấm mở”
Điều 30 Nâng cửa xả cát và cửa sửa chữa cửa xả cát bằng tay.
- Nâng thử cửa van vận hành bằng tay như Điều 28 Nếu thấy nhẹ nhàng
thì tháo tay quay ra
- Đóng áp tô mát cấp điện cho động cơ
- Bấm nút nâng cửa van Lúc đầu phải bấm, tắt thử vài lần, nếu thấy máy làm việc êm mới được cho máy hoạt động
- Khi cửa van lên đến vị trí quy định thì thì công tắc hành trình của cánh phai
sẽ tác động ngừng động cơ, nếu không tự động ngừng được thì phải ngừng bằng tay
- Cắt áptômát cấp điện cho động cơ và treo biển cấm đóng điện
- Treo biển “Cấm mở” tại vị trí lắp tay quay
Điều 31 Hạ cửa xả cát và cửa sửa chữa cửa xả cát bằng tay.
- Nâng thử cửa van vận hành bằng tay như Điều 29 Nếu thấy nhẹ nhàng
thì tháo tay quay ra
- Đóng áp tô mát cấp điện cho động cơ
- Bấm nút hạ cửa van Lúc đầu phải bấm, tắt thử vài lần, nếu thấy máy làm việc êm mới được cho máy hoạt động
Trang 13- Khi cửa van đến vị trí quy định thì thì công tắc hành trình của cánh phai sẽ tác động ngừng động cơ, nếu không tự động ngừng được thì phải ngừng bằng tay
- Cắt áptômát cấp điện cho động cơ và treo biển cấm đóng điện
- Treo biển “Cấm mở” tại vị trí lắp tay quay
VI Vận hành cửa xả hạ lưu.
Điều 32 Quy định chung.
- Không được tự động điều chỉnh các bộ phận và chi tiết của palăng
- Người biết sử dụng cầu trục và có trách nhiệm mới được vận hành pa lăng
- Trước khi vận hành pa lăng phải kiểm tra hiện trường, kiểm tra pa lăng nếu thấy bình thường mới được vận hành
- Cấm không được để pa lăng làm việc quá tải
- Mỗi khi nâng vật đều phải nâng thử để đề phòng vật rơi do có sự cố trên xích tải nâng hạ vật
- Người vận hành, người móc cáp và những người khác đều phải đứng ở khu vực an toàn (không đứng ở dưới và cạnh vật nâng)
- Khi có sự khác thường phải dừng điều khiển pa lăng và báo cáo kịp thời lên cấp có thẩm quyền giải quyết
- Người điều khiển pa lăng phải đi giầy, dép khô ráo, không đi chân đất
- Phải lập sổ nhật ký vận hành pa lăng
- Thực hiện đầy đủ biện pháp an toàn khi cẩu vật nặng
Điều 33 Kiểm tra pa lăng trước khi nâng cửa phai hạ lưu:
Sau khi kiểm tra thấy bình thường, phát tín hiệu vận hành bằng đèn, còi hoặc lời nói Sau đó ta tiến hành nhấp máy:
- Cho pa lăng di chuyển trên ray theo hướng ngang và dọc
- Cho cơ cấu nâng, hạ di chuyển lên, xuống
Điều 34 Khi không sử dụng cánh phai hạ lưu được đặt tại vị trí phía trên
cửa xả các tổ máy và được kê, chống chắc chắn
Điều 35 Hạ cửa phai hạ lưu.