Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11 khóa luận tốt nghiệp đại h

168 606 0
Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11  khóa luận tốt nghiệp đại h

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU I Lí do chọn đề tài 4 II Mục đích, nhiệm vụ của đề tài .5 III Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 5 IV Phương pháp nghiên cứu 5 V Những đóng góp của đề tài 6 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7 1.1 Đổi mới phương pháp dạy học 7 1.1.1 Phương pháp dạy học là gì 7 1.1.2 Một số phương pháp dạy học truyền thống 9 1.1.2.1 Ý nghĩa của việc dùng lời nói trong dạy học 9 1.1.2.2 Phương pháp thuyết trình 11 1.1.2.3 Phương pháp đàm thoại 15 1.1.2.4 Phương pháp sử dụng sách giáo khoa .17 1.1.2.5 Phương pháp nghiên cứu 19 1.1.3 Đổi mới phương pháp dạy học 21 1.2 Một số phương pháp dạy học tích cực 22 1.2.1 Phương pháp Grap 22 1.2.2 Phương pháp trực quan 37 1.2.3 Phương pháp Algorit 40 1.3 Phương pháp lược đồ tư duy 49 1.3.1 Khái niệm và người sáng chế lược đồ tư duy 49 1.3.2 Các quy tắc tiến hành trong lược đồ tư duy 51 1.3.2.1 Ba nguyên tắc chỉ đạo .51 1.3.2.2 Các quy tắc .51 1.3.2.3 Làm thế nào để có một lược đồ tư duy tốt và hiệu quả 56 1.3.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của lược đồ tư duy 58 1.3.2.5 Ứng dụng của lược đồ tư duy trong học tập .58 1.3.2.5.1 Ứng dụng trong đọc sách 59 1.3.2.5.2 Ứng dụng trong ghi chép 59 1 1.3.2.5.3 Ứng dụng trong thuyết trình 59 1.3.2.5.4 Ứng dụng trong ôn tập, thi cử 60 1.3.2.5.5 Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học .60 1.3.2.5.6 Ứng dụng trong làm việc tổ nhóm 60 1.3.2.5.7 Ứng dụng trong giảng dạy hóa học 61 1.4.Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông .62 1.3.3 Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học nói chung 62 1.3.4 Thực trạng sử dụng lược đồ tư duy .65 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ 11 2.1.Tầm quan trọng của hóa học hữu cơ 67 2.2 Quy trình thiết kế lược đồ tư duy .68 2.2.1 Các bước lập lược đồ tư duy 68 2.2.2 Vận dụng công nghệ thông tin lập lược đồ tư duy 71 2.2.2.1 Sử dụng phần mềm IMINDMAP 71 2.2.2.1.1 Gới thiệu phần mềm IMNDMAP 71 2.2.2.1.2 Chức năng của các thanh công cụ .74 2.2.2.1.3 Kĩ thuật sử dụng phần mềm 75 2.2.2.2 Ứng dụng của công nghệ thông tin vào trong dạy học 86 2.2.2.3 Những nguy cơ dễ gặp phải khi xây dựng lược đồ tư duy 87 2.3 Thiết kế lược đồ tư duy cho giai đoạn hoàn thiện kiến thức các chương – hóa học hữu cơ lớp 11 89 2.3.1.Lập lược đồ tư duy chương đại cương về hóa hữu cơ 89 2.3.2.Lập lược đồ tư duy chương Hidrocacbon no 91 2.3.3.Lập lược đồ tư duy chương Hidrocacbon không no 92 2.3.4Lập lược đồ tư duy chương Hidrocacbon thơm 93 2.3.5.Lập lược đồ tư duy chương dẩn xuất Halogen-Ancol-Phenol 94 2.3.6.Lập lược đồ tư duy chương Andehit-Xeton-Axit Cacboxylic 96 2.4 Thiết kế lược đồ tư duy cho từng phần kiến thức 97 2.4.1.Lập kế lược đồ tư duy về danh pháp của Hidrocacbon 97 2.4.2.Lập lược đồ tư duy về danh pháp cho các dẩn xuất Hidrocacbon 99 2.4.3.Lập lược đồ tư duy cho tính chất hóa học của hidrocacbon no .100 2.4.4.Lập lược đồ tư duy tính chất hóa học hidrocacbon không no 101 2.4.5.Lập lược đồ tư duy cho ankan .102 2 2.4.6.Lập lược đồ tư duy cho anken .103 2.4.7.Lập lược đồ tư duy cho ankin 105 2.4.8.Lập lược đồ tư duy cho ankadien 107 2.4.9.Lập lược đồ tư duy cho ancol 109 2.4.10.Lập lược đồ cho dẫn xuất phenol 112 2.4.11.Lập lược đồ tu duy cho anđehit 114 2.4.12.Lập lược đồ cho axit cacboxylic 115 2.4.13.Lập lược đồ tư duy tính chất hóa học ankan 116 2.4.14 Lập lược đồ tư duy cho tính chất hóa học của anken 117 2.4.15 Lập lược đồ tư duy cho tính chất hóa học của ankadien .118 2.4.16 Lập lược đồ tư duy cho tính chất hóa học của ankin 119 2.4.17 Lập lược đồ tư duy cho phân loại Ancol .120 2.4.18 Lập lược đồ tư duy cho tính chất hóa học axit cacboxylic 122 2.4.19 Lập lược đồ tư duy cho tính chất hóa học hidrocacbon thơm 124 2.2.20.Lập lược đồ cho tính chất hóa học dẫn xuất halogen-ancol-phenol 2.4.21 Lập lược đồ tư duy cho tính chất hóa học của ancol 126 2.4.22 Lập lược đồ tư duy cho tính chất hóa học của phenol .127 2.4.23 Lập lược đồ tư duy cho tính chất hóa học của anđehit .128 2.4.24 Lập lược đồ tư duy cho tính chất hóa học của Xeton 129 3.5.Một số phương pháp sử dụng lược đồ tư duy 130 3.5.1 Sử dụng lược đồ tư duy vào giai đoạn hoàn thiện kiến thức .130 3.5.2 Sử dụng lược đồ tư duy vào giai đoạn phát triển kiến thức 138 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 147 3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .147 3.3 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 147 3.4 Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm 148 3.5 Nhận xét 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU I Lý do chọn đề tài Hiện nay đất nước đang đi vào xu thế hội nhập, nhưng nền kinh tế của nước ta thì đang còn kém so với sự phát triển chung trên thế giới Đất nước cần có những con người không chỉ có lí thuyết mà phải biết vận dụng sáng tạo vào trong thực tiễn cuộc sống Việc đổi mới phương pháp dạy học càng trở nên cấp thiết hơn đối với ngành giáo dục nói chung và trung học phổ thông nói riêng Đổi mới phương pháp dạy học thì không có nghĩa là loại bỏ những phương pháp truyền thống Bởi những phương pháp đó có ưu điểm riêng điều quan trọng là mình vận dụng và kết hợp như thế nào để phát huy những mặt mạnh, mặt ưu thế Với những phương pháp cũ từ trước tới giờ tuy đã có những cải cách và hiệu quả nhất định nhưng chưa thể nói là thành công được bởi vì chưa phát huy hết tính chủ động và sáng tạo của học sinh Phần kiến thức về hoá hữu cơ của chương trình lớp 11 là phần kiến thức vô cùng quan trọng Nó đặt nền tảng cho sự phát triển ngành hoá học hữu cơ nói riêng và toàn ngành hóa học nói chung Như vậy, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp giúp học sinh hệ thống hoá, tìm ra được mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau Với tinh thần "không có điều gì mới chỉ có những sự kết nối mới" Trong các phương pháp sử dụng để hoàn thiện, hệ thống hóa và phát triển kiến thức thì tôi nhận thấy sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học có những nét đặc trưng riêng phù hợp giúp học sinh phát triển tư duy logic, hệ thống và khái quát hóa kiến thức một cách hiệu quả Đó là lý do tôi đã chọn đề tài : Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 II.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1 Mục đích Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy để tổ chức hoạt động học tập và áp dụng vào các giai đoạn trong dạy học nhằm nâng cao nhận thức, kĩ năng khái quát hóa, tư duy logic, khả năng sáng tạo 4 2.Nhiệm vụ - Nghiên cứu các nội dung lí luận liên quan đến lược đồ tư duy trong dạy học hoá học - Nghiên cứu chương trình, nội dung phần hoá học hữu cơ ở chương trình lớp 11 - Nghiên cứu vận dụng lược đồ tư duy để thiết kế các bài giảng áp dụng vào các giai đoạn khác nhau của dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11 - Vận dụng công nghệ thông tin, chọn lọc các hình ảnh thực tế liên quan đến các nội dung trong bài giảng - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các đề xuất III.Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 1.khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phần hoá học hữu cơ chương trình lớp 11 2 Đối tượng nghiên cứu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy để áp dụng vào các giai đoạn của quá trình dạy học 3.Giả thuyết khoa học Năng lực nhận thức, tư duy logic, khả năng sáng tạo và vận dụng vào thực tế sẽ được nâng cao rất nhiều khi giáo viên sử dụng hợp lí lược đồ tư duy IV Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này thì cần sử dụng các phương pháp sau đây: 1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài - Phương pháp phân tích tổng quan nguồn tài liệu đã thu thập được 2.Nhóm phương pháp thống kê trong toán học Dùng phương pháp thống kê để xử lí các kết quả thực nghiệm sư phạm 3.Nhóm phương pháp nghiên cứu của thực tiển • Trao đổi • phỏng vấn • điều tra V.Những đóng góp của đề tài - Thiết kế được các lược đồ tư duy cho chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 - Sử dụng các lược đồ tư duy dạng đầy đủ và dạng khuyết vào các giai đoạn trong dạy học hóa học 5 VI Cấu trúc của đề tài Chương I Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương II Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11 Chương III Kết quả thực nghiệm 6 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1.1.1 Phương pháp dạy học là gì?[8] * Định nghĩa của phương pháp Phương pháp nhận thức chân lí khách quan là một phạm trù của triết học, logic biện chứng và từng ngành khoa học cụ thể Theo triết học có thể nêu lên một số những định nghĩa sau đây của khái niệm phương pháp (1) Phương pháp, từ gốc tiếng Hilap “Methodos”, gồm “meta” là “sau”, odos là “con đường”, nghĩa là con đường dỏi theo sau một đối tượng Nó có nhiều nghĩa, ít nhiều, rộng hẹp, nông sâu (2) Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện, là tổ hợp các bước mà trí tuệ phải đi theo, tìm ra và chứng minh chân lí (trong triết học và trong các khoa học) Chẳng hạn, phương pháp biện chứng, phương pháp diễn dịch, phương pháp phân tích hệ thống Trong trường hợp này “ phương pháp” đồng nghĩa với tiếp cận và logic (3) Phương pháp cũng đồng nghĩa với phương pháp kĩ thuật, biện pháp khoa học Chẳng hạn, cải tiến phương pháp thuyết trình, phương pháp thí nghiệm (4) Phương pháp còn là tổ hợp những quy tắc, nguyên tắc quy phạm dùng để chỉ đạo hành động Chẳng hạn, nguyên tắc trực quan trong dạy học (5) Trong lĩnh vực quản lí, phương pháp còn được hiểu theo nghĩa kế hoạch có hệ thống hay quy trình các giai đoạn cần được triển khai để làm một việc gì đó (6) Tuy nhiên chỉ có định nghĩa của hegen đưa ra là chứa đựng nội hàm sâu sắc và bản chất nhất, được V.I.LeNin nêu lên trong tác phẩm “Bút kí triết học” của mình: phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung” * Định nghĩa phương pháp dạy học 7 Trong khoa học giáo dục và trong lí luận dạy học bộ môn hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất và hoàn toàn nhất trí về phương pháp dạy học Có thể có nhiều định nghĩa về phương pháp dạy học dựa trên cách quan niệm về quá trình dạy học Ở đây chỉ xin nêu ra một định nghĩa đáng chú ý Bách khoa toàn thư Liên Xô 1965 :“Phương pháp dạy học là cách thức làm việc cảu giáo viên và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xão, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực nhận thức” Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, "Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thày và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thày, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học" Theo Iu - K.Babanxki: "Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học" Theo I.Ia Lécne: "Phương pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên, nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội nội dung học vấn" Nhìn chung, lí luận về phương pháp dạy học đã được hình thành, phát triển và hoàn thiện trên cơ sở kế thừa có phân tích, phê phán và chọn lọc nhưng thành tựu về tâm lí học sư phạm và giáo dục học đại cương, lí luận dạy học nói riêng Đặc biệt là những quan điểm hiện đại có liên quan với xu hướng tối ưu hóa quá trình dạy học như tích cực hóa, cá biệt hóa, công nghệ hóa và tương ứng với các xu hướng đó là một hệ thống các phương pháp dạy học tích cực như dạy học tình huống, dạy học Algôrít, dạy học theo nhóm, phương pháp sư phạm tương tác Trong một số tài liệu, các tác giả nhấn mạnh và nêu cụ thể mục đích dạy học ngay khi giới thiệu định nghĩa: Phương pháp dạy học là cách thức, con đường hoạt động của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa * Định nghĩa phương pháp dạy học hóa học Vận dụng tích hợp lí luận về phương pháp nhận thức khoa học của logic biện chứng trong triết học, quan điểm cơ bản của lí luận dạy học cộng đồng – 8 hợp tác về phương pháp dạy học, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa sau đây về phương pháp dạy học hóa học: Phương pháp dạy học hóa học có thể hiểu là cách thức hoạt động cộng tác có mục đích giữa thầy và trò, trong đó thống nhất sự điều khiển của thầy với sự bị điều khiển – tự điều khiển của trò, nhằm làm cho trò chiếm lĩnh khái niệm hóa học 1.1.2 Một số phương pháp dạy học truyền thống[8, 9, 11] 1.1.2.1 Ý nghĩa của việc dùng lời trong dạy học[8,9] Khi trình bày những phương pháp biểu diễn thí nghiệm và các phương tiện trực quan đã có nêu lên các hình thức kết hợp lời giảng của giáo viên và bài viết trong sách giáo khoa với các phương tiện trực quan và với hoạt động thực hành của học sinh Trong các phương pháp dạy học đó, lời nói có vai trò hướng dẫn sự tổ chức quan sát, thực hiện các thí nghiệm, trong sự điều khiển hoạt động trí óc của học sinh có liên quan tới quan sát và thực nghiệm Trong dạy học Hoá học, có nhiều trường hợp lời giáo viên hoặc sách có thể là nguồn duy nhất cung cấp kiến thức mới Do đó không nên đánh giá thấp vai trò của lời nói trong dạy Hoá học Trong dạy học hóa học vai trò của lời nói không thể thiếu, khi biểu diễn các thí nghiệm, giải thích các hiên tượng hóa học hay giải thích các kiến thức khó và không trình bày trong sách giáo khoa thì lời nói là cầu nối của tri thức với sự lĩnh hội kiến thức của học sinh Những nghiên cứu về tâm lí và sinh lí cho thấy: lời nói (và chữ viết), được tiếp thu bằng tai nghe và mắt nhìn, có thể gây ra trong vỏ não của học sinh những phản ứng giống như phản ứng xuất hiện khi khái niệm trong Hoá học thường được tiến hành thuần tuý quan việc mô tả bằng lời nói chỉ các vật thể và hiện tượng mà không dùng chính các vật thể, quá trình ấy Hơn thế bước chuyển từ cảm giác đến tư duy, từ cụ thể đến trừu tượng thì chỉ có thể thực hiện được dưới hình thức lời giảng Không tư duy trừu tượng thì không có thể nhận thức sâu sắc thực tiễn và cũng không thể dạy học Hoá học được Những nghiên cứu về tâm lí cho thấy rằng một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh phổ thông bị yếu kém là trình độ khái quát kiến thức còn thấp Tuy nhiên, những điều trình bày trên đây về vai trò của lời nói chỉ đúng đắn trong điều kiện mà lời nói như một sự khái quát hoá xuất hiện trên cơ sở tri 9 giác các vật thể hoặc những yếu tố của chúng Trong trường hợp ngược lại, lời nói chỉ còn là những tiếng trống rỗng Nếu học sinh chỉ thuộc lòng những lời giáo viên nói hoặc câu chữ trong sách, nhưng không có biểu tượng và sự hiểu chính xác cụ thể các vật thể và hiện tượng của thực tiễn khách quan mà các lời nói, câu chữ ấy diễn tả, thì đó là học vẹt, một điều cực kì nguy hiểm Học sinh có thể thu được kiến thức trong khi nghe giáo viên thuyết trình, kể chuyện hoặc phát biểu của các bạn bè trong lúc đàm thoại, hoặc đọc sách Do đó khi nghiên cứu tài liệu mới thường dùng các phương pháp dùng lời sau: thuyết trình (bao gồm giảng thuật), kể chuyện (diễn giảng), vấn đáp và dùng sách Lời nói của thầy luôn là nguồn phát thông tin, là sự diễn đạt của chân lí, là nhân tố truyền tư tưởng - tình cảm, có khi để lại suốt đời của người học sinh những dấu ấn tốt đẹp không phai mờ Lời nói của thầy làm cho trò hiểu được tư tưởng chủ đạo nội dung của bài học, nắm được bản chất của lí thuyết, hiểu được sâu sắc các diễn biến của hiện tượng Muốn thế thầy phải biện luận, chứng minh, lật đi lật lai vấn đề, tìm ra nguyên nhân của một biểu hiện và dự đoán kết quả của nó Trong các bài giảng thì thầy có thể đưa vào các kiến thức khác mà không có trong sách giáo khoa có tác dụng để bổ sung và làm cho học sinh hiểu chắc và sâu thêm kiến thức Đối với các phần lí thuyết của môn hóa học, lời nói cũng giữ một vai trò quan trọng Đó là dạng mã hóa của chân lí khách quan, hay là công cụ để diễn đạt nội dung của chân lí khoa học, khái niệm, định luật, học thuyết Nó cũng là nhân tố giáo dục tư tưởng – tình cảm, khi giáo viên đề cập tới lịch sử của một phát minh, tiểu sử của một nhà hóa học, của một danh nhân Lời nói của thầy còn là mẫu mực cho trò trong việc phát triển tư duy biện luận, văn hóa của ngôn ngữ nói (hệ thống tín hiệu thứ hai) Logic trình bày của thầy phải có tác dụng giúp hình thành logic tư duy cho trò, nó chỉ đạo sự suy nghĩ của trò 1.1.2.2 Phương pháp thuyết trình[8,9] 1.1.2.2.1 Định nghĩa và phân loại phương pháp * Định nghĩa 10 Tính chất hóa học GV: Yêu cầu hs so sánh cấu tạo của xeton với anđehit Yêu cầu hs dự đoán tính chất của xeton HS: Nhận xét - đều có nhóm cacbonyl nên có phản ứng cộng với H2 - Không có H liên kết với nhóm cacbonyl nên không có phản ứng tráng gương GV: Yêu cầu hs viết phương trình phản ứng của Xeton với H2 Sản phẩm là gì? HS: Viết phương trình hóa học: R-CO-R” + H2 → R-CHOH-R” CH3-CO-CH3+H2→CH3-CHOH-CH3 Sản phẩm thu được là ancol bậc II GV: Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản Yêu cầu hs quan sát hiện tượng và hoàn thành lược đồ khuyết 2.4.24 Cho 2 ống nghiệm chứa anđehit axetic và axeton HS: Quan sát và đưa ra nhận xét TN1: Cho vào 2 ống nghiệm dd thuốc tím KMnO4 TN1: Chỉ có anđehit làm mất màu dd thuốc tím TN2: Cho vào 2 ống nghiệm dd Br2 TN2: Chỉ có anđehit làm mất màu dd Br2 TN3: Cho vào Cu(OH)2/ NaOH và đun nóng TN4: Cho dd AgNO3/NH3 TN3: Chỉ có Anđehit tạo thành kết tủa đỏ gạch TN4: Chỉ có anđehit tạo thành kết tủa bạc HS: hoàn thành lược đồ GV: Qua lược đồ khái quát lên sự giống và khác nhau của anđehit và xeton 154 Hoạt động 12: Điều chế: GV: Yêu cầu hs từ tính chất của ancol hãy viết phương trình điều chế xeton GV: Xeton còn được điều chế bằng cách oxi hóa cumen Yêu cầu hs viết phương trình HS: Viết phương trình điều chế R-CHOH-R”→R-CO-R” + H2 CH3-CHOH-CH3 →CH3-CO-CH3+H2 HS: Viết pt: C6H5-CH(CH3)2 + O2 → C6H5OH + CH3CO-CH3 Hoạt động 13: Ứng dụng Gv: Giới thiệu cho hs một số bức tranh và từ đó yêu cầu hs khái quát lên ứng dụng của xeton HS: + Làm dung môi + Làm nguyên liệu Hoạt động 14: Cũng cố bài – bài tập về nhà GV: Yêu cầu hs làm một số bài tập Bài 1: Hợp chất hữu cơ X khi đun nhẹ với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được sản phẩm Y Cho Y tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đều cho khí vô cơ X là: A HCHO C HCOONH4 ĐÁP ÁN D B HCOOH D Tất cả đều đúng Bài 2: Xác định chất X trong sơ đồ sau: 155 C2H2 → X → CH3COOH A.CH3CH2OH C.CH2=CH-OH ĐÁP ÁN B B.CH3CHO D.CH3COCH3 Bài 3: Cho 13,6 gam một anđehit X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch AgNO 3 2M trong NH3 thu được 43,2 gam Ag Biết d x/o2 = 2,125 Xác định công thức cấu tạo của X? ĐÁP ÁN D A.CH3CH2CHO B.CH2=CHCH2CHO C.CH3CH2CH2CHO D.CH3-C≡C- CHO GV: Yêu cầu hs về nhà làm bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8,9 (SGK) BÀI 45:AXITCACBOXYLIC (TIẾT 2) A, MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Về kiến thức: - Học sinh biết: • HS biết tính chất hóa học của AXIT CACBOXYLIC • Axit hữu cơ yếu hơn axit vô cơ 156 • Các phương pháp điều chế axit cacboxylic • Các ứng dụng trong thực tế và trong hóa học của axit Cacboxylic - Học sinh hiểu: • Đặc điểm cấu tạo tạo nên tính chất hóa học của axit Cacboxylic (tác động qua lại của hai nhóm chức - C = O và nhóm chức - O - H để tạo nên tính chất hóa học đặc trưng của axit Cacboxylic) • Phân biệt được axit hữu cơ và axit vô cơ • Vận dụng tính chất chung của axit và axit cacboxylic để suy ra tính chất chung của axit cacboxylic 2 Về kỹ năng: • Viết các phương trình hóa học và giải các dạng bài tập liên quan đến axit Cacbonxylic • Vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế và từ đó tìm thêm nhiều ứng dụng khác của axit Cacbonxylic • Phát triển kĩ năng quan sát 2 Về tình cảm, thái độ: Học sinh nhận thấy được sự tác động qua lại của cấu tạo và tính chất và ảnh hưởng của các nguyên tử trong công thức phân tử và giúp cho hs xác định được cách sống tốt trong xã hội Axit là chất thông dụng trong cuộc sống và nó có nhiều ứng dụng lí thú vào cuộc sống hàng ngày và trong công nghiệp nên sẽ tạo được hứng thú học tập và đam mê trong nghiên cứu khoa học Có thái độ đúng đắn khi tiếp xúc với các axit B CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH * Giáo viên: - Tranh vẽ,các grap đầy đủ và grap dạng khuyết chuẩn bị trước - Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, đèn cồn - Hóa chất: dd HCl, CH3COOH, Zn, CaCO3 * Học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài mới C PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp đàm thoại, thuyết trình, nghiên cứu tài liệu mới,thí nghiệm trực quan,tổ chúc hoạt động nhóm, sử dụng grap (lược đồ tư duy) 157 D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Hoạt động 1( 3 phút ) Đặt vấn đề Mời các em hãy quan sát trên hình vẽ: HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GV: Đặt vấn đề từ các hình ảnh Hoạt động 2: (3 phút) Tìm hiểu cấu trúc nhóm chức GV:Yêu cầu hs cho nhận xét: - Độ phân cực của nhóm - O - H HS: - Liên kết O - H trong nhóm cacboxyl phân cực hơn trong O - H của ancol => nguyên tử H linh động hơn => Thể hiện tính axit - Độ phân cực - C - OH trong nhóm - Liên kết C - OH của nhóm cacboxyl COOH phân cực mạnh hơn liên kết C - OH trong ancol và phenol => nhóm OH axit cacboxylic dễ bị thay thế => phản ứng thế nhóm OH - Từ đó hãy dự đoán tính chất của axit cacboxylic.Và điền vào chỗ trống của lược đồ 158 Hoạt động 3 ( 3 phút ) Độ mạnh yếu của axit cacboxylic GV: Yêu cầu hs xem hình vẽ trong sgk GV: Yêu cầu hs dựa vào độ PH của HCl và CH3COOH hãy nhận xét khả năng phân li H+ và độ mạnh yếu của hai axit đó HS: - Qua hình vẽ chúng ta nhận thấy rằng axit HCl 0,1 M có PH = 1 ⇒ HCl là axit mạnh và phân li hoàn toàn - CH3COOH 0,1 M có PH = 2,9 ⇒CH3COOH phân li không hoàn toàn và là axit yếu CH3COOH CH3COO - + H+ GV: Kết luận: - axit cacboxylic là những axit yếu và hầu hết là yếu hơn axit vô cơ - Tuy yếu nhưng vẫn mang đầy đủ tính chất của một axit bình thường Vậy Axit cacboxylic cố tính axit như thế nào? 159 Hoạt động 4 ( 9 phút) Tính axit Gv: Yêu cầu hs nhắc lại tính HS: HCl + BAZO MUỐI + H2O chất hóa học của HCl HCl + OXIT BAZO  MUỐI + H2O HCl + MUỐI MUỐI(mới) + AXIT(mới) HCl + KIM LOẠI MUỐI + H2 Gv: Sử dụng lược đồ khuyết Hs: 2.4.18a Yêu cầu HS hãy dự CH3COOH+ BAZO  MUỐI + H2O đoán tính chất của CH3COOH CH3COOH + OXIT BAZO MUỐI + H2O CH3COOH + MUỐI MUỐI(mới) + AXIT(mới) CH3COOH + KIM LOẠI MUỐI + H2 GV: Tiến hành các thí nghiệm HS: Quan sát lần lượt trả lời minh họa Yêu cầu hs quan sát TN1: Khi cho một ít bột đá vôi vào ống và cho nhận xét nghiệm đựng axit axetix thấy có bọt khí xuất TN1: Cho một ít bột đá vôi hiện, chứng tỏ có phản ứng xảy ra vào ống nghiệm đựng axit Pt: CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca + axetic CO2 + H2O TN2: Ngâm một lá kẽm mỏng TN2: Ngâm lá kẽm vào dung dịch axit axetix vào dung dịch axit axetic thì thấy lá kẽm tan dần và có bọt khí xuất hiện 2CH3COOH + Zn  (CH3COO)2Zn + H2 GV: Yêu cầu hs viết pt của 160 axit axetic với Na, CaO, NaOH GV: Yêu cầu hs hoàn thành lược đồ khuyết 2.4.18a GV: Đưa ra lược đồ đầy đủ 2.4.18b Và khái quát lại trên lược đồ HS: Viết các pt: CH3COOH + Na CH3COONa + H2 CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O 2CH3COOH + CaO (CH3COO)2 + H2O HS: Hoàn thành lược đồ Hoạt động 4( 11 phút ) Phản ứng thế nhóm OH GV: Yêu cầu hs viết phản ứng của axit HS: CH3COOH + HOCH2CH2CH(CH3)2 Axetic và Ancol isoamylic Từ đó hãy viết → CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O phương trình tổng quát của Axit và Ancol RCOOH + R′OH → RCOOR′ + H2O Đk: Phản ứng phải có xúc tác H2SO4(đặc),tác dụng của nhiệt độ khoảng 140 C GV: Bổ sung: Đây là phản ứng thuận nghịch Sản phẩm của nó sinh ra ứng dụng khá nhiều 161 trong công nghiệp thực phẩm Đây là phản ứng đặc trưng của axit cacboxylic .GV: khái quát lại kiến thức trên lược đồ và nhấn mạnh phản ứng thế nhóm OH Hoạt động 5( 9 phút ) V.Điều chế GV: Giới thiệu lược đồ phần điều chế và chia lớp thành 4 nhóm đảm nhiệm tìm hiểu 4 phương pháp điều chế và sau 2 phút một người đại dienj lên ghi các thông tin: - Tên phương pháp - phương trình điều chế HS: sau 2 phút 4 thành viên của 4 nhóm lần lượt lên ghi vào bảng các thông tin: 162 Hoạt động 6( 5 phút) Ứng dụng: GV: Căn cứ vào một số hình ảnh trên lược đồ hãy cho biết một số ứng dụng của axit cacboxylic trong đời sống thực tế: 163 GV: tổng quát lại toàn bộ lược đồ và nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm.Yêu cầu hs về nhà xây dựng bài ôn tập chương Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic theo cấu trúc của lược đồ tư duy Hoạt động 7: Bài tập cũng cố GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: HS: thảo luận Từ cấu tạo của axit cacboxylic Hãy suy ra tính chất hóa học chính mà nó có thể có Cho ví dụ minh họa GV: Yêu cầu hs làm các bài tập trắc nghiệm 1.Hợp chất nào sau đây có tính axit Đáp án: D mạnh nhất? A CCl3-COOH B CH3-COOH C CBr3-COOH D CF3-COOH 2.Đốt cháy a mol axit A thu được 2a Đáp án D 164 mol CO2 Trung hòa a mol axit A cần 2a mol NaOH A là: A Axit no, đơn chức B Axit 2 chức C Axit không no, đơn chức D Axit oxalic 3 A là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O Đáp án C Biết A có phản ứng tráng gương và phản ứng với NaOH Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được 3a mol gồm CO2 và H2O A là: A HCOOH B HCOOCH3 C HOC-CH2-COOH GV: Yêu cầu về nhà làm các bài tập 3,5,6,7 trong sgk PHỤ LỤC II: ĐỀ KIỂM TRA Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1: X là chất lỏng không màu, không làm đổi màu dung dịch Phenolftalein X phản ứng được với dung dịch Na2CO3 và Ag2O trong dung dịch NH3 Vậy X là: A HCHO B HCOOCH3 C CH3COOH D HCOOH Câu 2: Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất: A CH3CHO B CH3COOH C C2H5OH D C2H5COOH Câu 3: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với Ag2O trong dd NH3 là: A Axit fomic, axetilen, etilen B anđehit axetic, axetilen, but-2-in C anđehit axetic, vinyl axetilen, natri fominat D anđehit axetic, but-1-in, etilen Câu 4: Mệnh đề không đúng là: A CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo Polime B CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Brom 165 C CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3 D CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng: CH4 → X → Y → Anđehit fomic X, Y lần lượt là: A C, CH3Cl B C2H2, CH3OH C C, CH3OH D CH3OH, CH3Cl Câu 6: Chất không tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là: A HCOOH B CH3COOH C HCHO D CH3CHO Câu 7: Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt etanal và axeton A Quỳ tím B H2 C Cu(OH)2 D NaOH Câu 8: Dãy gồm các chất có thể tác dụng được với CH3COOH là: A C2H5OH, Na2O, KCl, Fe(OH)2 B CH3CHO, CH3OH, Na, KOH C CaCO3, Na2SO4, C2H5OH, NaOH D CH3OH, Na2CO3, Ca, KOH Phần tự luận: (8 điểm) Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng trong chuổi sau đây: Glucozo → rượu etylic → Anđehit Axetic → Axit axetic → Metan → Anđehit Fomic → Axit fomic → (NH4)2CO3 Bài 2: Cho hỗn hợp 2 anđehit no đơn chức là 2 đồng đẳng kế tiếp nhau có khói lượng là 7,4 gam tác dụng hết với Ag 2O dư trong dung dịch NH3 thu được 64,8 gam Ag Hai anđehit đó có công thức như thế nào? Bài 3: 3,15 gam một hỗn hợp gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dd chứa 3,2 gam Br 2 Để trung hòa hoàn toàn 3,15 gam cũng hỗn hợp trên cần 90 ml dd NaOH 0,5M Hãy tính thành phần % của các axit trong hỗn hợp? Bài 4: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch HCHO, CH3COCH3, HCOOH ĐÁP ÁN: Phần trắc nghiệm: 166 1B 2D 3C 4C 5D 6B 7C 8D Phần tự luận: Bài 1: Các phương trình phản ứng xảy ra: 1 C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2↑ 2 CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu↓ + H2O 3 2CH3CHO + O2 → 2CH3COOH 4 CH3COOH → CH4 + CO2↑ 5 CH4 + O2 → HCHO + H2O 6 2HCHO + O2 → HCOOH 7 HCOOH + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag↓ Bài 2: Giả sử hai anđehit đó không có HCOH Gọi công thức tổng quát của hai anđehit no đơn chức đồng đẳng kế tiếp là RCHO pt: RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + 2H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag 0,3 0,6 Ta có: (R + 29) x 0,3 = 7,4 R + 29 = 2,47 => R = - 26,53 => không tồn tại R => Điều giả sử không xảy ra => Hai công thức của hai anđehit đó là HCHO và CH3CHO Bài 3: Ta có: nBr2 = 3,2/ 160 = 0,02 (mol) nNaOH = 0,5 x 0,9 = 0,045 (mol) Làm mất màu hoàn toàn dung dịch Brom là CH2=CHCOOH Pt: CH2=CHCOOH + Br2 → CH2Br - CHBrCOOH 0,02 0,02 167 nCH2=CHCOOH = nBr2 = 0,02 (mol) => mCH2=CHCOOH = 0,02 x 72 = 1,44 gam => %CH2=CHCOOH = 45,71% Hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH có các pt là: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2 (1) x x CH2=CHCOOH + NaOH → CH2=CHCOONa + H2 0,02 0,02 CH3CH2COOH + NaOH → CH3CH2COONa + H2 y y (2) (3) Từ pt (1) và (3) ta có hệ phương trình: x + y = 0,45 – 0,02 60x + 74y = 3,15 – 1,44 Giải hệ phương trình trên ta được kết quả: x = 0,01, y = 0,015 mCH3COOH = 0,01 x 60 = 0,06 gam => %CH3COOH = 19,05% mCH3CH2COOH = 0,015 x 74 = 1,11 gam => %CH3CH2COOH = 35,24% Bài 4: Để nhận biết các dung dịch trên chúng ta tiến hành các bước sau đây: B1: Lấy vào ba ống nghiệm khác nhau ba mẫu dung dịch B2: Lấy ba mẫu quỳ tím cho vào ba ống nghiệm Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ là HCOOH Hai dung dịch còn lại không làm đổi màu quỳ tím là CH2=CHCOCH3, HCHO B3: Dùng dung dịch AgNO3/NH3 cho vào hai ống nghiệm còn lại Dung dịch làm xuất hiện kết tử màu bạc là HCHO HCOOH + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag↓ Ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là CH2=CHCOCH3 168 ... tư .65 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY H? ??C PHẦN H? ?A H? ??C H? ??U CƠ 11 2.1.Tầm quan trọng h? ?a h? ??c h? ??u 67 2.2 Quy trình thiết kế lược đồ tư .68... sinh 43 Dạy h? ??c chương trình h? ?a dạy h? ??c thực đạo sư phạm chương trình dạy; dạy h? ??c này, chức h? ?? dạy khách quan h? ?a hoạt động h? ?? h? ??c (h? ??c sinh) chương trình h? ?a Ở chương trình dạy soạn thành algorit... sở lí luận thực tiễn đề tài Chương II Thiết kế sử dụng lược đồ tư nhằm nâng cao hiệu dạy h? ??c phần h? ?a h? ??c h? ??u lớp 11 Chương III Kết thực nghiệm PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

Ngày đăng: 15/12/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan