1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu ngự chế việt sử tổng vịnh

103 428 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 455 KB

Nội dung

Khởi đầu là cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, Văn Tân viết về Việt giám vịnh sử thi tập chỉ trong ba chơng nh là một dấu hiệu ghi nhận sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối

Trang 1

Trờng đại học vinh

-***** -Bùi Thị Hờng

TìM HIểU Ngự chế việt sử tổng vịnh

Chuyên ngành: Văn học việt nam

M số: ã 60 22 34

Ngời hớng dẫn khoa học:

TS Phạm Tuấn Vũ

Tóm tắt luận văn thạc sĩ ngữ văn

Trang 2

4 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 5

tổng vịnh

2.2 Những t tởng đạo đức thẩm mĩ trong thơ vịnh sử của Tự Đức 372.2.1 Ca ngợi các minh quân lơng thần 372.2.2 Thể hiện niềm tự hào dân tộc 44

Tra

ng

Trang 3

2.2.3 Phª ph¸n nh÷ng h«n qu©n lo¹n thÇn 49Ch¬ng 3 : §Æc ®iÓm thÓ th¬ vµ cÊu tróc néi dung bµi th¬

Trang 4

Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa sau đại học, Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn

Đặc biệt, tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Tuấn Vũ,

ngời hớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hớng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS Lê Thanh Nga, ngời đã gợi mở các ý

kiến quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, ngời thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Trang 5

1 Ngự chế Việt sử tổng vịnh là một tập thơ vịnh sử Thơ vịnh sử là loại thơ

phổ biến thời trung đại ở nớc ta, "dựa vào t liệu còn lại, thấy thời Lý Trần đã có thơ vịnh sử” [44,6] Nghiên cứu thơ vịnh sử để thấy quan niệm của các tác giả trong việc đánh giá các nhân vật và sự kiện lịch sử, qua đó còn thấy đợc lý tởng chính trị xã hội, lý tởng thẩm mĩ của các tác giả và của các thời đại

2 Với 212 bài, có thể coi Ngự chế Việt sử tổng vịnh là tập thơ vịnh sử quy

mô nhất của Việt Nam hiện còn Tác giả của tập thơ là vua của một triều đại chuyên chế bậc nhất trong lịch sử nớc ta thời phong kiến Vua Tự Đức, tên huý Hồng Nhậm, hiệu Dực Tông, là con thứ hai của Thiệu Trị Tháng 10 năm 1847 lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hoà, lúc đó mời chín tuổi Dẫu rằng trong những năm tháng trị vì đất nớc, nhà vua đã để lại không ít tai tiếng, và thậm chí còn mắc những lỗi đáng tiếc với lịch sử dân tộc, nhng căn cứ vào những tài liệu còn lại, ta thấy không phải không có những sự ngợi khen phần nào có thể tin cậy đợc Nghiên cứu tác phẩm này nhằm góp phần nhận thức mối quan hệ giữa văn học và

đời sống chính trị triều Tự Đức, và phần nào đó của triều Nguyễn, để hiểu thêm

Căn cứ vào tác phẩm hiện còn, có thể thấy trong văn học Việt Nam trung

đại, thơ là thể loại chiếm tỷ lệ cao nhất Ngô Thì nhậm từng đánh giá, ngời nớc

ta "lấy văn hiến giữ nớc", nớc ta xứng gọi là "một nớc thơ" [45,245] Thơ trung

đại gồm nhiều loại hình (ngôn chí, cảm hoài, vịnh sử, vịnh vật, ) dù không xuất…hiện nhiều nh loại hình thơ ngôn chí, thơ vịnh sử vẫn là một loại thơ có vị trí quan trọng, đợc sáng tác trong suốt chiều dài lịch sử

"Một trong những biểu hiện của việc mở rộng nội dung dân tộc của văn học viết thế kỷ XVI, XVII và nửa đầu XVIII là sự xuất hiện các tập thơ vịnh sử"

Trang 6

[18,482] Nhiều tác giả trung đại sáng tác thơ vịnh sử Thời kỳ nào của văn học Việt Nam trung đại cũng có những bài thơ vịnh sử Tuy vậy, cho đến nay những công trình nghiên cứu về loại thơ này còn rất khiêm tốn Từ cuối những năm năm mơi của thế kỷ XX, việc nghiên cứu nó mới đợc chú trọng Khởi đầu là cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, Văn Tân viết về Việt giám vịnh sử thi tập

chỉ trong ba chơng nh là một dấu hiệu ghi nhận sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với loại thơ này So sánh với Cổ tâm bách vịnh ( Lê Thánh Tông) ra trớc

đó, và Khiếu vịnh thi tập (Hà Nhậm Đại) ra sau này, Văn Tân đã khẳng định Việt giám vịnh sử thi tập nh sau: “lòng lo nớc, yêu nớc l… u lộ trong tất cả các bài thơ” [57,510] Điều này đã gợi mở khá chi tiết cho chúng tôi trong quá trình triển khai vấn đề đã lựa chọn

Bùi Duy Tân trong cuốn Khảo và luận một số thể loại tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã nêu khái niệm thơ vịnh sử, lịch sử ra đời và diễn

trình thơ vịnh sử trong văn học trung đại Việt Nam, giới thiệu những tập thơ tiêu biểu nh Quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn, Việt giám vịnh sử tập của Đặng Minh Khiêm, Khiếu vịnh thi tập của Hà Nhậm Đại Nhà nghiên…cứu khẳng định: "Thơ vịnh sử không phải chỉ đơn thuần ghi lại nhân vật và biến

cố theo biên niên sử, mà với hình thức thơ ca, thơ vịnh sử nhằm soi sáng cảnh

h-ng thịnh hay suy voh-ng của nhữh-ng triều đại đã qua, ghi lại nhữh-ng thành côh-ng và thất bại trong việc trị nớc, phản ánh niềm u ái hoặc những hành động xấu của những ngời trị nớc, nêu lên những biểu tợng về số phận may mắn hay bất hạnh của con ngời để làm gơng cho hậu thế Có thể nói, thơ vịnh sử là những áng văn chơng nhằm xác định giá trị của nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử, dới góc độ của một lý tởng nhất định về cái đẹp" [43,352]

Cũng tác giả Bùi Duy Tân, ở bài viết Thơ vịnh sử - Một thể loại đặc trng trong văn học trung đại đã nêu đợc phạm vi thể tài, đặc trng thi pháp, giá trị của

thơ vịnh sử Nhng đây cũng mới chỉ là công trình khái quát mang tính gợi ý mà thôi

Trang 7

Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu riêng lẻ về tác giả tiêu biểu nh thơ vịnh sử của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Bà huyện Thanh Quan…

Nghiên cứu về thơ vịnh sử chữ Hán của Nguyễn Trãi, Bùi Công Kiên nhận xét: "Nguyễn Trãi là một môn sinh xuất sắc của Nho giáo, hơn nữa ông lại sống trong một thời đại đầy những biến động về mặt xã hội cho nên có những phút giây thi nhân nhìn vào sử sách để chiêm nghiệm, gửi gắm hoài bão và bộc lộ niềm cảm khái của mình Đó chính là nguyên nhân xuất hiện của một số bài thơ vịnh sử trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi Điều đáng nói ở đây là thông qua những bài thơ này, Nguyễn Trãi bộc lộ cảm quan triết học của mình, đó là sự gửi gắm, thể hiện quan niệm Nho - Phật - Đạo vào những bài thơ vịnh sử” [21,22]

Thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông đợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Bùi Duy Dân trong bài Cảm hứng dân tộc - cảm hứng nhân văn qua thơ Nôm vịnh sử của Lê Thánh Tông đã khẳng định rằng: " Thời Lê Thánh Tông có một tập thơ

vịnh sử Cổ tâm bách vịnh của chính nhà vua Nhng đó cũng là tập thơ vịnh Bắc

sử bằng chữ Hán, khác trớc là diện mạo quy mô và tính chất hệ thống độc đáo" [5,27] Từ đó, ông nhấn mạnh: "Chỉ đến thời Lê Thánh Tông mới xuất hiện lối thơ vịnh Nam sử và viết bằng chữ Nôm của chính nhà vua Lê Thánh Tông là ng-

ời đầu tiên dùng chữ Nôm vịnh nhân vật lịch sử dân tộc, mở đờng cho sự xuất hiện một lối thơ rất độc đáo và rất phong phú về cảm hứng dân tộc, cảm hứng nhân văn trong văn học trung đại Việt Nam" [5,27], và "Với thơ vịnh sử, Lê Thánh Tông đã có những nét huy hoàng, tạo tải những mảng màu hồng hào tơi mới cho một lối thơ vốn nhoà nhạt khô khan xuất phát từ quan niệm thẩm mĩ nho gia" [5,30]

Tác giả Lã Nhâm Thìn trong cuốn Thơ Nôm Đờng luật đã phân biệt: "Tác

giả thời Hồng Đức đã khai thác đề tài vịnh các nhân vật lịch sử thời Hán để đề cao đạo đức, lý tởng Nho giáo, phục vụ cho triều đại Lê Thánh Tông và chế độ phong kiến nói chung" còn "khi vịnh các nhân vật lịch sử Việt Nam nhìn chung các tác giả hầu nh không mang t tởng Nho giáo khoác lên họ Cảm hứng về đất n-

Trang 8

ớc, dân tộc là cảm hứng chủ đạo tạo nên vẻ đẹp của các hình tợng nhân vật lịch

sử Việt Nam trong Hồng Đức quốc âm thi tập” [47,105].

Giáo s Đặng Thanh Lê trong bài Về giai đoạn khai sáng thơ Nôm Đờng luật, cảm hứng lịch sử qua thơ Lê Thánh Tông đã đánh giá cao thành quả lớn lao

của Lê Thánh Tông trong việc đa ngôn ngữ dân tộc vào vị trí vẻ vang xứng đáng, góp phần "bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc" [23,10]

Từ những thành quả nghiên cứu kể trên, thiết nghĩ cần có nhiều hơn nữa những công trình nghiên cứu về thể thơ vịnh sử để từ đó khái quát những đặc

điểm của loại thơ này, xác định vị trí thơ vịnh sử trong văn học trung đại Việt Nam thuận lợi hơn

2.2 Về thơ vịnh sử của Tự Đức

Ngự chế Việt sử tổng vịnh là tập thơ vịnh sử quy mô nhất của nớc ta hiện

còn Cho đến nay, ngoài bài viết Thơ vịnh sử - Một thể loại đặc trng trong văn học trung đại, tác giả Bùi Duy Tân có nêu một vài nhận xét: "Vua Tự Đức, qua

thi phẩm vịnh sử của mình, muốn nêu cao tấm gơng lịch sử để giáo hoá quân, thần, sĩ, nữ đời sau" và "Tự Đức trong bài tựa Ngự chế Việt sử tổng vịnh ( ) đề…cao chức năng giáo hoá và hứng thú khiển hoài, tựu trung không khác với cách hiểu của ngời xa" [44,6] Ngày nay, nếu đánh đồng vai trò chính trị của Tự Đức với thơ văn ông thì e thiếu đi sự cởi mở, chính xác bởi ông luôn "cảm thấy xót xa hối tiếc" khi "Việt Nam ta vốn là một nớc có tiếng văn hiến, tới nay kể đã lâu

đời" mà "ngời chép sử lại thiếu" Cho nên ông phải "truyền cho các nho thần ở viện tập hiền khảo cứu sử cũ, chép sơ các sự tích" rồi "đem chia môn định loại và lựa chọn một số có thể đề vịnh" [44,15] Xuất phát từ sự cảm thông cho một vị vua thất thời mà đầy tâm sự, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu những giá trị nội dung

t tởng và nghệ thuật của tập thơ Ngự chế Việt sử tổng vịnh với mong muốn xác

định rõ lý tởng chính trị, lý tởng thẩm mĩ của Tự Đức từ đó hiểu thêm lý tởng chính trị xã hội, lý tởng thẩm mĩ của thời đại

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 9

3.1 Làm rõ những đặc điểm về nội dung và hình thức thơ vịnh sử trong

Nguồn dẫn liệu mà chúng tôi nghiên cứu là cuốn Thơ văn Tự Đức, tập 1,

(Nxb Thuận Hoá-Huế,1996) do Phan Đăng đọc lại và hiệu đính

4.2 Đối tợng nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ vịnh sử ở tập Ngự chế Việt sử tổng vịnh Tự Đức.

Trang 10

Chơng 1: Thơ vịnh sử Việt Nam trớc Ngự chế Việt sử tổng vịnh

Chơng 2: Những đặc điểm nội dung của Ngự chế Việt sử tổng vịnh

Chơng 3: Những đặc điểm về thể thơ và cấu trúc bài thơ

Chơng 1

Thơ vịnh sử Việt Nam trớc Ngự chế Việt sử tổng vịnh

Trang 11

1.1 Khái niệm thơ vịnh sử Phân loại thơ vịnh sử

1.1.1 Khái niệm thơ vịnh sử

Văn chơng nhân loại có truyền thống viết về đề tài lịch sử, truyền thống này bắt đầu từ khi con ngời có ý thức về lịch sử Điều này thấy rõ nhất trong văn học Trung Quốc “Từ thuở xa xa, khi mới có chữ viết họ đã viết sử Đến thời Xuân Thu (-770 – 446 TCN), Khổng Tử (555 – 479 TCN), nhân vật đại biểu của văn hoá Trung Quốc cổ đại, đã nói rõ mình “tín nhi hiếu cổ” Thị hiếu ấy của Khổng Tử cùng với chủ trơng “pháp tiên vơng” (theo phép tắc của các vua đời tr-ớc) của Nho gia Tiên Tần góp phần khẳng định tính chất “hiếu sử” của ngời Trung Quốc mấy ngàn năm qua Đặc điểm này thể hiện ở tâm trạng “hoài cổ” trong thơ [11,48] Ngời Việt Nam cũng rất trọng sử, mặc dầu chữ viết xuất hiện muộn nhng trong truyền thuyết cũng đã thể hiện tinh thần “hiếu cổ”, trọng sử, trọng quá khứ của ngời Việt Một đặc điểm dễ nhận thấy của thời trung đại là

“văn, sử, triết bất phân”, khi văn học viết ra đời ngời Việt Nam cũng viết sử, thơ của ngời Việt cũng có tâm trạng hoài cổ Mặt khác, do ảnh hởng của văn hoá Trung Hoa, tâm thức của ngời Việt cũng có những tơng đồng đáng kể Nói nh N.I.Niculin “chính nho giáo đã liên tục và quyết liệt tôn sùng truyền thống, đặc biệt sùng bái quá khứ ở Việt Nam, sự sùng bái ấy chỉ mới bị khớc từ giữa thế kỷ XIX [28,11] Những tác phẩm viết về đề tài lịch sử đã sớm có mặt trong văn học Việt Nam trung đại

Trong quá trình sáng tác, các nhà thơ cũng nêu lên quan điểm của mình

Đặng Minh Khiêm cho rằng: “làm thơ vịnh sử chủ yếu là để gửi gắm cái ý khen chê”, Tự Đức khẳng định: “khen, chê, yêu, ghét công tâm thì trong thơ có sử” [18,482], tuy cha phải là định nghĩa hoàn chỉnh nhng tính chất của thơ vịnh sử đã bắt đầu đợc chú ý luận giải

Nguồn gốc của thơ vịnh sử xuất phát từ tâm lý tởng vọng dĩ vãng, cho rằng mỗi biến đổi của lịch sử đều dẫn tới sự suy đồi của con ngời thời trung đại Đối

Trang 12

với họ, mọi chuẩn mực đều thuộc về quá khứ, quá khứ là thớc đo đánh giá mọi giá trị.

GS Trần Đình Sử trong sách Những thế giới nghệ thuật thơ cho rằng:“vịnh

sử là bày tỏ ý thức về thời thức”[40, 23] Nhận định này tuy có phần hợp lí nhng cha bao quát hết giá trị của thơ vịnh sử

Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm thơ vịnh sử là: “thơ ca vịnh sự kiện

lịch sử” nhng “không đơn giản là kể lại sự tích lịch sử hay nhân vật lịch sử mà chủ yếu là thể hiện nhận thức, chí hớng, tình cảm của ngời viết, có khi là đồng tình, ngợi ca, có khi bộc lộ lí tởng, hoài bão, có khi là bình luận, cảm khái, và…thờng liên hệ sâu sắc với thời đại nhà thơ đang sống” [12,320] dẫu có gần với lịch sử về quan điểm và sử liệu đi nữa, thì thơ vịnh sử cũng khác với những văn bản lịch sử ở ý nghĩa, ở giá trị thẫm mĩ của nó Thơ vịnh sử là những áng văn ch -

ơng nhằm xác định giá trị của nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử, dới góc độ của một

lý tởng nhất định về cái đẹp

Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc do Nguyễn Tôn Nhan biên soạn cho

rằng: vịnh sử thi “một loại thi ca trữ tình ngôn chí mợn sự kiện lịch sử Có thể chia làm hai loại, một loại chủ yếu mô tả lịch sử, nhuốm thêm tính chất tự sự, trong đó lộ ra khuynh hớng tác giả ( ) Một loại khác m… ợn việc vịnh sử để biểu

đạt tâm sự, mợn xa nói nay, mợn việc cổ để thơng cảm nhớ nhung” [37, 832] Tuy cha bàn nhiều đến đối tợng đề vịnh, nhng định nghĩa đã nêu đợc tính chất của thơ vịnh sử là để biểu đạt tâm sự của tác giả, mợn xa nói nay, mợn việc cổ để thơng cảm nhớ nhung

PGS Bùi Duy Tân sau khi tổng hợp một số từ điển, một số chuyên luận về thơ vịnh sử Trung Quốc và Việt Nam đã rút ra một khái niệm tơng đối trọn vẹn

về thơ vịnh sử: “Thơ vịnh sử là thơ vịnh nhân vật, sự kiện, di tích lịch sử để…ngôn chí, khiển hoài với ngụ ý chặt chẽ, nhằm nêu gơng lịch sử để giáo hoá ngời

đời [44,4]

Đối tợng đề vịnh của thơ vịnh sử là nhân vật hoặc sự kiện, di tích lịch sử

Trang 13

Mục đích của việc đề vịnh là thông qua lịch sử ngời viết bộc lộ lý tởng, tình cảm của mình và ngầm bày tỏ thái độ chính trị đối với thời đại nhà thơ đang sống Việc khen chê, yêu ghét là cách tác giả nêu gơng lịch sử để giáo hoá ngời

đời Ngời đọc sẽ nhận thấy ở một số tác phẩm mà nội tâm tác giả đợc bộc lộ, hoặc có lúc mợn sử để nói chính sự đơng thời.Trên cơ sở những luận giải trên, có thể đa ra khái niệm về thơ vịnh sử nh sau: Thơ vịnh sử là một loại thơ trung đại; miêu tả, đánh giá nhân vật hoặc sự kiện, di tích lịch sử Qua việc khen chê quá khứ để bày tỏ quan điểm, tình cảm đối với đơng thời, nêu gơng lịch sử để giáo hoá ngời đời.

1.1.2 Phân loại thơ vịnh sử

1.1.2.1 Các cách phân loại thơ vịnh sử đã có

Một số học giả Trung Quốc cho rằng thơ vịnh sử khởi nguồn từ Kinh Thi

với mấy chục bài thơ của phần Đại Nhã, nhng những bài thơ ấy khi ra đời cha

đ-ợc định danh là vịnh sử Đến thời Đông Hán, Ban Cố mới lấy tên chính danh là thơ vịnh sử ở Việt Nam, loại thơ này ra đời muộn hơn nhng vẫn có vị trí đáng

kể trong văn học trung đại Khi nghiên cứu về phạm vi thể tài của thơ vịnh sử cũng có những ý kiến khác nhau

Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc chia thơ vịnh sử thành hai loại: một

loại chủ yếu mô tả lịch sử, nhuốm thêm tính chất tự sự, trong đó lộ ra khuynh ớng của tác giả Một loại khác mợn việc vịnh sử để biểu đạt tâm sự, mợn xa nói nay, mợn việc cổ để thơng cảm nhớ nhung Cách phân loại này dựa vào những tác phẩm thơ vịnh sử của Ban Cố thời Đông Hán và Tả T thời Tấn - thời kỳ mà thơ vịnh sử cha có nhiều danh gia kiệt tác, việc lựa chọn gặp nhiều hạn chế.[37,832]

h-PGS Bùi Duy Tân, nhà nghiên cứu có nhiều công trình về thể loại thơ vịnh

sử đã dựa vào hai tiêu chí: Tiêu chí một, thơ vịnh sử trớc hết phải vịnh nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, di tích lịch sử Tiêu chí hai, thơ vịnh sử là suy nghĩ, bình luận, đánh giá, nêu gơng qua việc đề cao và phê phán nhân vật lịch sử dựa trên quan điểm đạo đức chính thống của thời đại Nhà nghiên cứu đa ra cách phân loại

Trang 14

nh sau: “Thơ vịnh sử nói chung, thơ chữ Hán vịnh Nam sử nói riêng có hai loại chính Thứ nhất là thơ vịnh đích danh các nhân vật lịch sử, thờng có một độ lùi

thời gian cần thiết Thứ hai là thơ vịnh sự kiện, di tích lịch sử có cốt lõi nhân vật

lịch sử Ngoài ra, nên chăng có thể coi là loại thứ ba những bài thơ có yếu tố trữ tình hoài cổ, nhng cảm hứng chủ đạo là bình luận, đánh giá, nêu gơng hoà quyện với tình cảm khiển muộn, trữ hoài” [44,11]

Tác giả Trơng Anh (Trung Quốc) trong bài Kỳ quan văn đàn dạt dào hoành tráng [4,172 ] đã đa ra cách phân loại tơng đối đầy đủ, phù hợp với đối t-

ợng nghiên cứu nên chúng tôi lựa chọn làm tiêu chí phân loại cho thơ vịnh sử ở luận văn này

1.1.2.2 Phân loại thơ vịnh sử

Ngời Việt Nam dùng hai loại văn tự Hán và Nôm để làm thơ vịnh sử, hoặc vịnh Bắc sử hoặc vịnh Nam sử Để nhận diện những bài thơ vịnh sử Chúng tôi dựa vào hai tiêu chí:

Tiêu chí thứ nhất: Thơ vịnh sử ngâm vịnh về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch

sử, di tích lịch sử của Trung Quốc và Việt Nam Ngời và việc đều thuộc quá khứ

Tiêu chí thứ hai: Thơ vịnh sử cảm khái trớc lịch sử với ý nghĩa mợn sử để gợi tình, hứng hội cổ kim mà suy ngẫm sâu xa và nghị luận thâm trầm

Tác giả Trơng Anh chia thơ vịnh sử thành ba loại:

1 - Uốn nắn bản truyện, không hề tô vẽ

Trong vịnh sử nhà thơ đã dùng bút pháp gần nh viết sử, xử lí sử liệu vốn

có Nội dung thơ là “uốn nắn bản truyện”, mà “hình thức không hề tô vẽ”, vịnh

sử là để rõ sự việc mà thành khuyên răn Vì “chỉ kể việc mà không nói ý mình”, nên đặc trng tỉ hứng của thơ ca bị bỏ qua Loại hình này, mặc dù có tên là “chính thể” vịnh sử, nhng rốt cuộc vì không hợp với trào lu phát triển của thơ ca cổ điển Trung Quốc nên ảnh hởng rất nhỏ bé

2- Cảm hoài thơ vịnh, tự gửi tính tình

Trang 15

Loại thơ này chuyển hoá của thơ ca từ khách thể hớng tới chủ thể, từ thuật

sử hớng tới vịnh hoài, đã tăng cờng đặc trng nghệ thuật của thơ trữ tình, dựa vào vật để nói chí, mợn sử để gửi tình, độc giả chẳng những nhìn thấy lịch sử trong thơ mà còn vợt lên lịch sử mà nhìn thấy nội tâm tác giả Trộn nát cổ kim, đa vào hứng hội, danh là sử, nhng thực là tình Loại thơ ca mợn sử để nói nỗi lòng này là dòng chính trong thơ vịnh sử Nội dung thơ hoặc ngợi than ngời xa, hoặc cảm th-

ơng ngời bất ngộ, hoặc giận đời ghét tục, hoặc thơng ngời quân tử chẳng gặp

minh triều, phần nhiều đều mợn sử để kí thác cảnh ngộ và cảm khái, có ý từ trong

đối tợng mà tìm về chính mình

3- Thu thập khảo cứu điều tốt xấu, mợn sử để giúp cho chính trị

Loại này không dùng sự sắp xếp chọn lựa giản đơn về thời không gian để cảm hoài cổ kim nữa, mà chú trọng suy t triết lý lạnh lùng nghiêm khắc bằng sự nhạy cảm riêng của nhà thơ, với kiến giải tinh vi “để tai mắt ở chỗ nhà làm sử không đạt tới” (Đờng âm quý thiên, quyển 3) Các nhà thơ vịnh sử hoặc mợn việc

đợc mất trị loạn trong lịch sử để rỉa rói chính sự đơng thời, hoặc tổng kết lịch sử, nêu ra bài học Nhà thơ đã nhảy ra khỏi cái vòng cảm ngộ vịnh hoài, chuyển tầm

nhìn vịnh sử từ cá nhân sang hng vong của cả quốc gia, mong qua diễn biến lịch

sử mà tìm thấy tấm “gơng báu” tự quốc an bang, biến vịnh sử trữ hoài thành vịnh

sử nghị chính, đem đến cho thơ vịnh sử một nội dung chính trị sâu rộng, thơ vịnh

sử bèn trở thành một hình thức đặc thù của thơ chính trị [4,172]

1.2 Thơ vịnh sử Việt Nam trớc Ngự chế Việt sử tổng vịnh

Thơ trữ tình là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn chơng cổ

điển Loại thơ này xuất hiện sau loại hình thơ trữ tình dân gian nhng cả hai lại có

sự phát triển song song, ảnh hởng lẫn nhau một cách tốt đẹp trong thời trung đại

ở Châu Âu, sự phát triển của loại hình thơ cổ điển nói riêng và văn học cổ điển nói chung về cơ bản chấm dứt vào cuối thế kỷ XVIII ở Trung Quốc và Việt

Trang 16

Nam sự tồn tại đó kéo dài đến cuối thế kỷ XIX Tuy mốc kết thúc khác nhau

nh-ng văn học cổ điển phơnh-ng Đônh-ng và phơnh-ng Tây giốnh-ng nhau ở chỗ cha tách riênh-ng thành một lĩnh vực hoạt động độc lập, mà tồn tại trong sự phụ thuộc các lĩnh vực khác nh: chính trị, triết học, lịch sử Mặc dầu ng… ời ta vẫn thờng nói thơ trữ tình

cổ điển là tỏ chí, phân loại tỉ mỉ ta vẫn có thể nhận ra từng loại thơ nh: tỏ chí, vịnh vật, vịnh sử … ảnh hởng t tởng “tín nhi hiếu cổ” của Trung Hoa, lấy cái cổ

xa làm chuẩn mực để noi theo, thơ trữ tình trung đại Việt Nam xuất hiện loại thơ vịnh sử Thơ vịnh sử đánh giá, bình luận về một nhân vật hoặc một sự kiện lịch

sử, bằng hình tợng văn học và ngôn ngữ thơ ca

ở Việt Nam, thơ vịnh sử đợc sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, dùng

để vịnh Bắc sử và Nam sử PGS Bùi Duy Tân đánh giá: “thể tài thơ vịnh sử khởi

đầu từ thế kỷ XIII, bội thu ở thế kỷ XV, XVI, rồi có nhịp độ phát triển đều đều ở các thế kỷ tiếp theo, cho đến thập niên cuối cùng của văn học trung đại [44,10] Với mục đích tìm hiểu giá trị thẩm mĩ thơ vịnh sử của Tự Đức trong diễn trình thơ vịnh sử Việt Nam thời trung đại, chúng tôi đi vào đánh giá những thành tựu của thơ vịnh sử Việt Nam (cả về chữ Hán và chữ Nôm) Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nên chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát

1.2.1 Thơ vịnh sử quốc âm

Nhợc điểm có nhiều, nhng chữ Nôm cũng đã đáp ứng đợc phần nào nhu cầu phát triển văn hoá của dân tộc Có chữ Nôm, văn học dùng ngôn ngữ dân tộc không chỉ dừng lại ở một nền văn học truyền miệng Có chữ Nôm, văn học viết

sử dụng ngôn ngữ dân tộc ra đời, và văn học quốc âm đã hình thành trong đời Trần

Ra đời cuối thời Bắc thuộc và đợc hoàn thiện vào thời kỳ đầu đất nớc ta

độc lập tự chủ, đến cuối thế kỷ XIII chữ Nôm mới đợc sử dụng trong sáng tác văn học (căn cứ vào giai thoại Nguyễn Thuyên viết bài văn tế cá sấu bằng chữ Nôm) Cũng nh văn học chữ Hán, các tác giả trung đại đã sáng tác văn học quốc âm ở các thể loại nh thơ, phú trong đó có thơ vịnh sử Thơ vịnh sử quốc âm cũng để…

Trang 17

lại cho nền văn học dân tộc nguồn tài sản quý báu Có thể điểm qua sự hình thành và phát triển thơ vịnh sử quốc âm để khẳng định điều này.

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV: Thơ vịnh sử quốc âm có số lợng tác phẩm, tác giả ít hơn thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán

Đầu thế kỷ XV có tập thơ quy mô Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi cũng vịnh sử để giáo huấn và tự răn mình:

Nhân nghĩa trung cần giữ tích ninh, Khó thì hay khéo, khốn hay hanh.

Đời Thơng, thánh biết cần Y Doãn, Nhà Hán ai ngờ đợc Tử Khanh.

(Bảo kính cảnh giới, số 4)

Tởng về ở ẩn, tâm hồn ức Trai sẽ thanh thản, nhng chính lúc thân nhàn thì khát vọng giúp nớc lo đời càng cháy bỏng hơn Khi đó các nhân vật lịch sử từ đời nhà Thơng, nhà Hán trở thành biểu tợng để nhà thơ gửi gắm hoài bão Về ở ẩn

mà không nguôi khát vọng giúp đời, về ở ẩn mà một lòng ngợi ca vua Thành Thang (đời Thơng) biết mời Y Doãn là ngời giỏi ra để lật đổ tên bạo chúa (vua Trụ), luôn nhớ Tử Khanh, một sứ nhà Hán sang đất Hung nô, vua Hung nô mua chuộc không đợc bắt đi chăn dê mời chín năm ở bờ biển, Tử Khanh vẫn trung thành với nớc

Nếu mở rộng phạm vi nghiên cứu thơ vịnh sử, chúng ta sẽ thấy những bài thơ không trực tiếp vịnh nhân vật, di tích lịch sử nhng vẫn gợi lên thân thế, giai thoại của nhân vật vẫn có thể đợc xếp vào loại thơ này, bởi vì, ẩn sâu trong đó niềm hoài cổ, là gửi gắm cái ý chê, khen của nhà thơ cũng nh bộc lộ niềm cảm khái. Bài Thuật hứng, số 3 ngợi ca con ngời cao khiết Bá Di, học giữ cái nghèo

nh Nhan Tử (học trò Khổng Tử) giữ tấm lòng trong sạch, thà chịu nghèo không làm điều trái Vịnh ngời để nói mình và giáo hoá ngời đời là bản chất của thơ vịnh sử Đối với Nguyễn Trãi đó chính là cảm xúc của một trái tim đau thơng cao cả, một tâm hồn phong phú, tình cảm đau buồn đợc kìm nén, nổi lên trên hết

Trang 18

niềm lạc quan yêu đời của một con ngời vĩ đại Hoàng đế Lê Thánh Tông đã bình rằng “ức Trai tâm thợng quang Khuê, tảo ” (T… ấm lòng của ức Trai sáng nh sao Khuê) còn Nguyễn Mộng Tuân ngợi ca rằng: “Kinh bang hoa quốc, cổ vô tiền”

một lời khen ngợi thật xứng đáng cho con ngời và thơ văn Nguyễn Trãi, trong đó

giả của nó là Hoàng đế Lê Thánh Tông và các triều thần Tác phẩm không đề rõ tên ngời sáng tác từng bài, nên việc xác định bài thơ nào của Lê Thánh Tông là rất khó Thi phẩm này thể hiện rất rõ phong cách và tính chất sáng tác văn học của thời đại Giữa thơ quốc âm Lê Thánh Tông và thơ quốc âm các tác gia khác trong tập thơ này rất đồng điệu, cộng hởng Tuy nhiên, dựa vào nét riêng trong tập quán sinh hoạt văn hoá của thời đại và đối chiếu thi phẩm với một số văn bản khác các nhà nghiên cứu đã xác định đợc một số bài chắc là của Lê Thánh Tông, hoặc có nhiều khả năng của Lê Thánh Tông Với 328 bài thơ chia thành năm môn loại: Thiên địa môn, Nhân đạo môn, Phong cảnh môn, Phẩm vật môn và Nhàn ngâm ch phẩm.

Mục Nhân đạo môn gồm 45 bài vịnh Bắc sử và Nam sử Những bài vịnh

các nhân vật lịch sử Trung Quốc nh: Hán Cao Tổ, Hạng Vũ, Hán Tam Kiệt, hay

một số bài vịnh theo truyền thuyết Trung Hoa nh: Tô Vũ chăn dê, Lu Nguyễn nhập Thiên Thai, Chiêu Quân xuất tái Một số bài thơ vịnh Nam sử nh… : Điếu Lê Khôi, Lơng Thế Vinh, Nguyễn Trực, Điếu Vũ Nơng thể hiện rõ cảm hứng dân…tộc, cảm hứng nhân văn trong thơ vịnh sử quốc âm của Lê Thánh Tông Ngoài ra,

Nhàn ngâm ch phẩm cũng có thơ vịnh sử, Phong cảnh môn còn vịnh di tích lịch

sử Trung Quốc và Việt Nam

Trang 19

Sang nửa sau thế kỷ này, vơng triều nhà Lê đã đợc củng cố, xã hội đi dần vào thế ổn định và phát triển cao Đề cao triều Lê Thánh Tông, học giả Trần Trọng Kim khẳng định: “Ngài trị vì đợc ba mơi tám năm, sửa sang đợc nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nớc Chiêm, nớc Lào, mở thêm bờ cõi, khiến cho nớc Nam ta bấy giờ văn minh thêm ra và lại lừng lẫy một phơng, kể từ xa đến nay cha bao giờ cờng thịnh nh vậy” [19, 258], vì lẽ đó mà thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông dù có kế thừa nhng không mang màu sắc buồn nh thơ quốc âm vịnh sử của Nguyễn Trãi ở thơ Lê Thánh Tông ta cảm nhận đợc màu sắc lạc quan, ví dụ tác giả vịnh Xung Thiên thần vơng (Thánh

Gióng) với niềm tự hào truyền thống chống giặc ngoại xâm:

Tinh anh câu đợc khí kiền khôn Thiên tớng vang lừng tám cõi dồn

Nghe tiếng Hùng Vơng bèn nảy việc, Mảng danh nghịch tặc đã kinh hồn.

Vợt vàng ngựa sắt hằng di để, Làng Gióng, non Trâu miếu hãy còn.

Tự điển trời Nam ngôi đệ nhất,

Ân phò quốc thế vững bằng non.

Thơ vịnh sử là thơ lấy cảm hứng từ chuyện cũ, ngời xa Tác giả thơ vịnh sử thờng đối chiếu nhân vật lịch sử với chuẩn mực đạo đức Nho gia, để đánh giá, bình luận, khen, chê chứ ít khi đi vào nội tâm nhân vật Qua thơ quốc âm vịnh sử của Lê Thánh Tông, ta cảm nhận đợc sự hoà điệu giữa dân tộc và Nho giáo Thơ vịnh sử đã trở thành những bài ca yêu nớc thơng dân thật chân thành Ngợi ca anh hùng lịch sử thời Bắc thuộc Trng Vơng tác giả viết:

Giúp dân dẹp loạn trả thù mình, Chị nhủ cùng em cất nghĩa binh.

Tô Định bay hồn vang một trận, Lĩnh Nam mở cõi vững trăm thành.

Trang 20

Mới rày bảo vị ra ơn rộng,

Đã đội hoa quan xuống phúc lành.

Còn nớc, còn non, còn miếu mạo, Nữ trung đệ nhất đấng tài danh.

Bài thơ ngợi ca ý chí kỳ vĩ, dấy nghĩa đuổi giặc, giữ nớc, cứu dân, trả thù chồng Khi đã thất thế, nữ anh hùng biến thành thần linh, hộ dân chống hạn, anh linh hiển thánh đời đời

Đền miếu, chùa chiền, sông biển Gắn với những chiến công lịch sử cũng…trở thành đối tợng ngâm vịnh của thơ Lê Thánh Tông, nhng không vịnh về phong cảnh Đứng trớc cảnh sắc thiên nhiên nhà thơ nhớ về lịch sử Cũng có hình ảnh “ doành xanh” “ ngòi lạch” “ núi Thái Sơn” nh… ng hiện lên trên nền bức tranh thiên nhiên ấy là cảnh “ thằng Ngô dại” “ hồn Ô Mã lạc loài”, gợi nhớ một thời

kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Vì vậy, bài thơ không còn đơn thuần là vịnh cảnh nữa, nó đã mang đậm tính chất của một bài thơ vịnh sử Dòng sông hùng vĩ gắn liền với chiến tích của ông cha, chứng kiến sự thất bại thảm hại của kẻ thù…

Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI) có tập thơ Bạch vân quốc ngữ thi tập,

khoảng 170 bài thơ Nhà thơ khuyên mọi ngời sống theo đạo lý để đạt tới sự hài hoà với tự nhiên và xã hội trong cõi thế đảo điên, trọc loạn ẩn sau đó là tâm sự của một nhà thơ nặng lòng yêu nớc, lo đời, quan tâm thế sự Một số bài thơ nhắc

đến nhân vật lịch sử nhng cha thể hiện rõ đặc trng thơ vịnh sử

Hồ Xuân Hơng, Bà huyện Thanh Quan là hai đại biểu nữ xuất hiện cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, cũng có thơ vịnh sử Cùng chung cảm quan thời

đại, nhng khác với giọng mĩ lệ, từ ngữ uyên bác của Bà huyện Thanh Quan, giọng thơ của Hồ Xuân Hơng nôm na trào phúng Cả việc vịnh di tích lịch sử nh

Đề đền Sầm Nghi Đống, bà chúa thơ Nôm cũng không dấu đợc sự hóm hỉnh của

mình:

Ghé mắt trông lên thấy bảng treo, Kìa đền Thái thú đứng cheo leo!

Trang 21

Ví đây đổi phận làm trai đợc,

Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu

Đứng trớc đền Thái thú, chỉ ghé mắt mà trông lên, mà khinh bỡn một kẻ thù kém cỏi Qua đó còn thể hiện hoài bão lớn lao của ngời phụ nữ muốn làm nên nghiệp lớn

Đền, miếu, chùa chiền là chốn linh thiêng, dới con mắt của Hồ Xuân Hơng

Chùa Quán Sứ bỗng mất đi vẻ nghiêm cẩn vốn có:

Quán sứ sao mà cảnh vắng teo, Hỏi thăm s cụ đáo nơi neo?

Chày kinh, tiểu để suông không đấm, Tràng hạt, vãi lần đếm lại đeo.

Sáng banh không kẻ khua tang mít Tra trật nào ai móc kẽ rêu.

Cha kiếp đờng tu sao lắt léo, Cảnh buồn thêm chán nợ tình đeo.

Cảnh chùa và cuộc sống của giới tu hành hiện lên thanh đạm, nghèo nàn, cảnh trí u tịch Nhng đằng sau những câu chữ ấy, đặc biệt qua một số chi tiết đợc lái, tác giả muốn biểu hiện một tầng nghĩa khác Đó là thái độ hài hớc khi thấy ngay chốn thanh tịch của nhà chùa vẫn diễn ra những cảnh trái luân thờng đạo lý

Hai bài thơ quốc âm vịnh sử đặc sắc của Bà huyện Thanh Quan là Thăng Long thành hoài cổ và Chùa Trấn Bắc Đời Trần có ngôi chùa gọi là chùa Trấn

Bắc, thờ vị thần Huyền Thiên Trấn Bắc Nơi đây chứng kiến bao cảnh hng phế của triều đại Nay đứng trớc chùa lòng tác giả cũng không hết suy t, hoài niệm:

Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu , Khách qua đờng dễ chạm niềm đau.

Mấy dò sen rớt hơi hơng ngự, Năm thức mây phong nếp áo chầu.

Sóng lớp phế hng coi đã rộn,

Trang 22

Chuông hồi kim cổ lắng còn mau.

Ngời xa, cảnh cũ nào đâu tá?

Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu!

Sự biến thiên dâu bể, cảnh đời đổi thay nghiệt ngã, con ngời vì thế mà không khỏi chạnh lòng Thăng Long thành hoài cổ thể hiện khát vọng tìm kiếm

cái đẹp cổ xa của thi nhân:

Lối xa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dơng.

( Bà huyện Thanh Quan)Nơi đây xa kia là chốn phồn hoa đô hội, nay chỉ còn lại sự tĩnh mịch, hoang phế, điêu tàn Hoàng Hữu Yên khi phân tích bài thơ này đã cung cấp t liệu:

“Đế đô Thăng Long từ Triều Lý đến triều Hậu Lê đã ngót tám trăm năm lịch sử huy hoàng Lúc Gia Long lên ngôi (1802) lấy Huế làm kinh đô và đến triều Minh Mệnh thì đổi tên cựu đô Thăng Long thành tỉnh Hà Nội ( ) chắc chắn bài thơ…này ghi nhận sự kiện trọng đại kể trên đã làm xúc động các cựu thần của tiền triều và nhân dân cả nớc” [38,261] Đây cũng là cách phủ nhận thực tại, tìm lại

vẻ đẹp huy hoàng của thành Thăng Long trong quá khứ

Tuy cách thể hiện khác nhau nhng các nhà thơ trung đại đều đã đa vào thể loại ngoại nhập luồng t tởng của ngời Việt, bằng chính văn tự của dân tộc mình

1.2.1.1 Những vấn đề của thơ vịnh sử quốc âm trớc Ngự chế Việt sử tổng vịnh

* Đề tài

Nằm trong loại hình thơ Nôm Đờng luật, thơ vịnh sử quốc âm có những

đóng góp đáng kể cho văn học trung đại

Hồng Đức Quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và các tác giả Hội Tao Đàn

vừa vịnh sử theo truyền thuyết vừa theo chính sử của Trung Hoa và Việt Nam Vịnh nhân vật lịch sử có 29 bài, trong đó 22 bài vịnh nhân vật lịch sử Trung

Trang 23

Quốc, 7 bài vịnh nhân vật lịch sử Việt Nam Các nhân vật lịch sử Trung Quốc tập trung ở hai thời đại, thời Xuân Thu và thời Hán.

Tỷ lệ vịnh nhân vật lịch sử Việt Nam chỉ chiếm 24,8% tổng số những bài vịnh nhân vật lịch sử của Hồng Đức quốc âm thi tập Các tác giả đã đề cao những

tấm gơng cứu nớc thời Hùng Vơng nh: Phù Đổng thiên vơng, Chử Đồng Tử, cho

đến thời đấu tranh giành quyền tự chủ nh Trng Vơng, Triệu Trinh nơng hay Lơng Thế Vinh, Nguyễn Trực sau này Ngợi ca các hào kiệt anh hùng của dân tộc cũng

là một cách tôn vinh thời đại, khẳng định những giá trị đạo đức phong kiến Song song với việc vịnh các nhân vật chính sử, các nhân vật truyền thuyết cũng đợc Lê Thánh Tông và các tác giả Hội Tao Đàn quan tâm đề vịnh

Có thể nhìn qua những bài thơ viết về các địa danh lịch sử bằng quốc âm,

Bạch Đằng giang là bài thơ vịnh địa danh lịch sử duy nhất trong Hồng Đức Quốc

âm thi tập Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, nơi có chiến tích vẻ vang của cha ông,

với niềm tự hào khôn tả, đối lập với hồn ma vất vởng của tớng giặc là hình tợng sáng chói của ngời anh hùng Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn

Bà huyện Thanh Quan có hai bài thơ Thăng Long thành hoài cổ và Chùa Trấn Bắc viết về di tích lịch sử, ngợi ca vẻ đẹp huy hoàng của một thời đã qua

Nữ sĩ Hồ Xuân Hơng lại khác, cũng với đề tài vịnh di tích lịch sử nhng Chùa Quán sứ, Đề đền Sầm Nghi Đống thể hiện cảm hứng trào lộng.

Nh vậy thơ vịnh sử đã xuất hiện trong thơ Nôm Đờng luật từ thế kỷ XV, loại thơ vịnh sử quốc âm đã khẳng định vị thế của mình trong diễn trình văn học dân tộc, là loại “văn chơng có quan hệ đến đời mà đạo kiếm ngời tài phải coi việc giáo hoá là trớc nhất” [45,214]

* Cảm hứng

Bao trùm lên thơ vịnh sử (cả chữ Hán và chữ Nôm) là cảm hứng lịch sử

Do cảm quan lịch sử khác nhau mà mỗi thời đại có cách biểu hiện riêng Tất cả

đều nhằm mục đích thông qua việc khen chê quá khứ để kín đáo biểu lộ thái độ với đơng thời

Trang 24

Thơ vịnh sử nớc ta thời trung đại cũng viết về các nhân vật sự kiện lịch sử Trung Quốc Thơ vịnh sử quốc âm vịnh Bắc sử lấy cảm hứng từ việc tôn sùng, đề cao những nhân vật lịch sử đời Hán, đời Đờng, đời Tống có nhiều công trạng…với đất nớc Ca ngợi ý chí của Tô Tần, Nguyễn Trãi viết:

Khó khăn phú quý học Tô Tần, Miễn đức hơn tài đợc mấy phân.

(Bảo kính cảnh giới, số 60 )

Nêu tấm gơng để mình noi theo là cách tôn vinh những nhân vật lịch sử

Có lúc nhà thơ phải thốt lên “kham hạ” (ta chịu thua ) Nghiêm Quang – ng… ời

đã có quyết định dứt khoát khi cáo quan về ở ẩn:

Kham hạ Nghiêm Quang từ chẳng đến,

Đồng giang đợc nấn một đài câu.

(Bảo kính cảnh giới, số 26)

Làm thơ với mục đích để gơng báu răn mình, ức Trai soi mình bằng tấm

g-ơng lịch sử Cả cuộc đời cống hiến tài năng, sức lực cho triều đình, cho dân, cho nớc, lúc bất bình với thời cuộc muốn ẩn mình, lòng hiếu với dân không hề dứt đ-

ợc Thi nhân đã nhiều lúc bộc lộ lòng kính phục tài đức của các bậc tiền nhân

Hoàng đế Lê Thánh Tông ngợi ca các nhân vật Trung Hoa nh: Hán Cao

Tổ, Hán Tam Kiệt, Tô Vũ, Lăng Mẫu, Gia Cát Lợng, Quan Vân Trờng Bằng cảm hứng lịch sử - cảm hứng đề cao nhân tài đất Bắc Mặt khác, bắt nguồn từ cảm hứng thời đại, một thời đại thịnh trị, huy hoàng của ngời Việt, ca ngợi những danh tài, những chiến công lừng lẫy sánh ngang với sử sách Trung Hoa

Trong thơ vịnh sử cảm hứng yêu nớc và tự hào dân tộc rất đậm đà Đây là cảm hứng bao trùm thơ vịnh sử quốc âm của Lê Thánh Tông Ngoài việc ngợi ca gơng sáng Trung Hoa, ông còn tôn vinh nhân tài đất Việt Lê Thánh Tông đã kết hợp khá độc đáo quan niệm thẩm mĩ Nho giáo với niềm tự hào về truyền thống, nêu những bài học lịch sử cho hiện tại và tơng lai Cảm hứng tự hào dân tộc trớc hết thể hiện ở chỗ đề cao hình tợng những anh hùng vệ quốc hoặc những anh

Trang 25

hùng từ truyền thuyết chống giặc ngoại xâm ở bài Xung Thiên thần vơng tác

Làng Gióng, non Trâu miếu hãy còn.

Tự điển trời Nam ngôi đệ nhất,

ân phò quốc thể vững bằng non.

Và hình ảnh nữ anh hùng thời Bắc thuộc nh Trng vơng cũng đợc ông ngợi

ca Chử Đồng Tử đợc dân gian nhìn nhận nh một thiên tình sử đẹp Lê Thánh

Tông cảm nhận ở phơng diện đóng góp vào chiến công chống giặc:

Triệu Việt nạn xong nên nghiệp cả,

ức Trai mộng tỏ phí lời nguyền.

Anh linh miếu dõi lừng hơng khói Còn nớc, còn non tiếng hãy còn.

( Lê Thánh Tông)

Có thể nói với quan niệm nhân kiệt - địa linh, các địa danh, các anh hùng

đợc đề cao trong thơ vịnh sử quốc âm Cả việc nêu lên thất bại của kẻ thù cũng là cách tự hào về chiến công của dân tộc:

Leo lẻo doành xanh nớc tựa dầu, Trăm ngòi, ngàn lạch chảy về chầu.

Rủa không, thay thảy thằng Ngô dại, Dịa mọi lâng lâng khách Việt hầu.

Nọ đỉnh Thái Sơn rành rạch đó, Nào hồn Ô Mã lạc loài đâu.

Trang 26

Bốn phơng phẳng lặng kình bằng thóc, Thong thả dầu ta bủa lỡi câu.

( Lê Thánh Tông)

Đứng trớc dòng sông, nhìn thấy cảnh vật, nhà thơ nhớ lại những cuộc chiến

đấu oanh liệt thời xa xa, nhớ công ơn Hng Đạo, nghĩ đến cái chết đáng kiếp của Toa Đô, Ô Mã Nhi Và đây cũng là cách tự hào một đất nớc “địa linh nhân kiệt”

có sức sống, trờng tồn

Thơ vịnh sử cũng thể hiện cảm hứng hoài cổ: Quan niệm của ngời trung

đại, cái đẹp bao giờ cũng thuộc về quá khứ, chuẩn mực của cái đẹp ở chính cái cổ

xa, đó là lý do Bà huyện Thanh Quan tìm nguồn cảm hứng từ niềm hoài cổ ở bài

Thăng Long thành hoài cổ, bằng mấy nét chấm phá bức tranh thành cổ đợc hiện

xử thế của triều đại mới:

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, Nớc còn chau mặt với tang thơng.

Ngàn năm gơng cũ soi kim cổ, Cảnh đấy, ngời đây luống đoạn trờng.

( Bà huyện Thanh Quan)

Có thể nói cảm hứng lịch sử trong thơ Bà huyện Thanh Quan thấm đợm nỗi cô đơn, niềm xót xa, nuối tiếc Tâm trạng u hoài bao trùm cảm hứng lịch sử không chỉ ở bài Thăng Long thành hoài cổ mà cả Chùa Trấn Bắc Một ngôi

chùa đợc cất lên từ đời Trần, thờ vị thần Huyền Thiên Trấn Bắc, trớc đây chùa

đ-ợc sùng kính, nhiều ngời lui tới viếng thăm, nay trải qua biến thiên dâu bể, chùa trở nên hoang vắng tiêu điều:

Trang 27

Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu, Khách qua đờng dễ chạnh niềm đau.

( Bà huyện Thanh Quan)Khi đi vào đề tài lịch sử, Bà huyện Thanh Quan dờng nh cũng từ sự thức tỉnh cá nhân Con ngời cá nhân đã bắt đầu đối diện với trờng kỳ lịch sử và cảm nhận tất cả nỗi cô đơn Lê Châu Thìn nhận xét rằng: “Cảm hứng hoài cổ trong thơ Bà huyện Thanh Quan không phải là sự trốn tránh hiện tại mà chính là sự tìm cách để khẳng định mình trong hiện tại” [47,106]

Thơ vịnh sử cũng bộc lộ cảm hứng nhân văn : viết về nhân vật lịch sử, di tích lịch sử thơ vịnh sử quốc âm ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc

*Hình thức

Thơ vịnh sử quốc âm phần lớn viết theo thể thất ngôn bát cú Số ít bài dùng thể tứ tuyệt nh Đề đền Sầm Nghi Đống của Hồ Xuân Hơng Điều này cho

thấy, khi vịnh sử dùng thể thất ngôn bát cú sẽ giúp tác giả có điều kiện thể hiện

rõ cảnh, sự, tình mà mình muốn nêu lên để bình luận

Trong thơ vịnh sử quốc âm lớp từ thuần Việt chiếm tỉ lệ cao hơn cả Bà huyện Thanh Quan tác giả đợc mệnh danh là “quán quân” trong việc sử dụng từ Hán Việt, khi sáng tác Đờng luật Nôm kể cả bài thơ có nhiều từ Hán Việt nhất

nh Thăng Long thành hoài cổ cũng chỉ mới có mời từ Hán Việt trên một bài thơ

Điều này do từ thuần Việt có khả năng thể hiện chính xác, cụ thể, sinh động và

đầy biểu cảm những biến thái tinh vi của tâm hồn ngời Việt

1.2.1.2 Vai trò của thơ vịnh sử quốc âm với việc hình thành thể loại diễn

ca lịch sử

Trong văn học trung đại Việt Nam, những tác phẩm văn học chữ Hán ờng viết theo các thể loại ngoại nhập Còn thể loại nội sinh chỉ tìm thấy ở văn học quốc âm và nó thực sự diễn ra trên quá trình dân tộc hoá những thể loại của văn học dân gian Sử dụng thể Đờng luật, lại đợc viết bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ

Trang 28

th-Nôm), thơ quốc âm vịnh sử có vai trò quan trọng trong việc sáng tạo thể loại diễn

ca lịch sử của dân tộc, bao gồm cả chữ Nôm và chữ Quốc ngữ sau này

Diễn ca lịch sử là loại văn vần dùng để biểu hiện một nội dung thờng không đặc trng cho thơ ca nhằm mục đích truyền bá các t tởng dới hình thức dễ nhớ, dễ thuộc Đợc gọi là thể loại văn học mĩ hoá, thi ca hoá lịch sử bằng cảm hứng yêu nớc và tự hào về lịch sử gian nan, anh dũng và văn hoá phong phú lâu

đời của dân tộc Diễn ca lịch sử đợc thừa kế những giá trị nội dung và cách tân nghệ thuật của thơ vịnh sử quốc âm Ngay từ thế kỷ XV Nguyễn Trãi đã có sự cách tân về hình thức câu thơ từ thể thất ngôn thành thể thất ngôn xen lục ngôn với mục đích “xây dựng một lối thơ Việt Nam”, đã tạo tiền đề cho sự phát triển thể loại lục bát, song thất lục bát trong dòng văn học thành văn sau này Sự kết hợp giữa việc cách tân thể loại với việc lấy cảm hứng từ lịch sử đã cho ra đời loại hình diễn ca lịch sử

Diễn ca lịch sử quốc âm viết bằng thể thơ song thất lục bát nh Thiên Nam Minh giám đến non ngàn câu, còn lại hầu nh đợc viết bằng thể thơ lục bát nh Việt sử diễn âm (thế kỷ XVI), Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ XVII), Đại Nam quốc

sử diễn ca (thế kỷ XIX), trong đó ngắn thì vài ngàn câu, dài thì đến hơn tám

ngàn câu PGS Bùi Duy Tân đánh giá “là một loại văn phẩm xuất hiện phù hợp với quy luật của cảm quan thẩm mĩ Đại Việt”[43, 78]

Diễn ca lịch sử chữ Quốc ngữ cũng ra đời trên cơ sở kế thừa thể loại thơ vịnh sử quốc âm, Hồ Chí Minh có bài Lịch sử nớc ta rất nổi tiếng, diễn tả cảm

hứng dân tộc, cảm quan lịch sử và truyền bá tinh thần yêu nớc thơng nòi

Vì vậy, việc nghiên cứu thể loại thơ vịnh sử sẽ góp phần hiểu rõ hơn nguồn gốc, giá trị của các thể loại văn học nội sinh

1.2.2 Thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán

1.2.2.1 Sự xuất hiện của thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán

Sự nghiệp xây dựng, sự nghiệp bảo vệ tổ quốc cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hoá - văn học dân tộc Từ thế kỷ X-XIX dân tộc ta phải đơng

Trang 29

đầu với hàng chục cuộc chiến tranh xâm lợc mà quy mô thờng lan rộng ra toàn quốc, tuyệt đại đa số là các cuộc xâm lợc của đế quốc phong kiến phơng Bắc Giặc đến xâm lợc, nhân dân ta bị giết hại, tài sản bị cớp bóc, thành thị, xóm làng

bị tàn phá, công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật, sách vở và các văn vật nói chung bị h hại, hoặc tiêu huỷ, nhiều thành tựu văn hoá bị mất Đó là điều đau xót, nhng mặt khác chính những cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chính nghĩa lại có tác dụng bồi dỡng và nâng cao giá trị tinh thần quý báu của dân tộc Nói

nh đồng chí Trờng Chinh: “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại phản ánh một thời kỳ lịch sử, đánh dấu một bớc tiến của văn học, làm giàu thêm cho t tởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam” [46,124] Từ nửa thế kỷ X

đến đầu thế kỷ XI, Việt Nam thoát khỏi chế độ đô hộ của phong kiến phơng Bắc, kết thúc thời kỳ phong kiến chia rẽ Mời hai sứ quân để thành lập chính quyền nhà nớc tự chủ và thống nhất “Văn học bắt đầu ghi chép sự hiển hách, công đức từ thiện, gia thế của những nhân vật lịch sử ngày xa và đơng thời” [29,10] Đây chính là lý do trong kho tàng văn hóa ngời Việt có văn học chữ Hán và có loại sthơ vịnh sử viết bằng chữ Hán

Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 1, do Trần Lê Sáng (chủ biên) giới thiệu

Thế kỷ XII, Lý Đức Càn (tức vua Lý Nhân Tông) để lại hai bài truy tán là Truy tán Vạn Hạnh thiền s; Truy tán Sùng Phạm thiền s, cả hai nhà thơ đều có tài cao,

tâm trong sáng, công lao đối với đất nớc thật nhiều Để xếp vào loại thơ vịnh sử lại đang gặp nhiều trở ngại vì “cha có độ lùi cần thiết về thời gian để nhân vật nêu danh đợc coi là nhân vật lịch sử?”

Theo tài liệu hiện còn, giữa thời Trần, thơ vịnh sử chính thức ra đời, tác giả

đầu tiên là Trần Anh Tông (1289-1320), vua thứ t của triều Trần, với sáu bài thơ chữ Hán vịnh các vua Hán, Đờng, Tống đợc làm theo thể thơ thất ngôn tuyệt cú nh: Hán Cao Tổ, Hán Văn Đế, Hán Vũ Đế, Hán Quang Vũ, Đờng Túc Tông, Tống Độ Tông Bài thơ ngợi ca tài đức của Hán Cao Tổ nh sau:

Tru Tần, diệt Hạng cứu sinh linh,

Trang 30

Giá ngự anh hùng đại nghiệp thành.

Bất trị Cao Hoàng ân đức bạc, Hàn, Bành chung tự khí Hàn, Bành!

( Trần Anh Tông)(Phá nớc Tần, diệt Hạng Vũ,cứu dân chúng,

Điều khiển anh hùng, thành đợc nghiệp lớn

Chẳng phải Cao Tổ ân đức mỏng,

Mà bởi Hàn Tín, Bành Việt tự giết mình mà thôi!)

Trơng Hán Siêu có bài thơ viết về di tích Kinh đô nhà Triệu Tống ở Biện Châu Trung Quốc, gợi lại hình ảnh những vị vua, các đại thần đời Tống thất bại trớc thời cuộc Bài thơ gợi nhớ đến một bài thơ trong Kinh thi nói cảnh một triều

đại tàn tạ, hoang phế Tuy vịnh nhân vật Bắc sử nhng Trơng Hán Siêu đang chiêm nghiệm về sự biến thiên của cuộc đời, để rồi gửi gắm bao niềm tâm sự, hoài bão của mình

Trờng An thành hoài cổ của Nguyễn Trung Ngạn lại là một bài thơ vịnh

Nam sử viết bằng chữ Hán, một thành cổ ở Ninh Bình, sau khi nhà Lý dời kinh

đô về Thăng Long, nơi đây dần dần thành hoang phế, ý thơ gợi niềm hoài cổ, luyến nhớ một vùng đất xa kia vốn là địa linh nhân kiệt

Phạm S Mạnh để lại hai bài thơ Ô Giang Hạng Vũ miếu viết về Hạng Vũ

một ngời từng cầm quân đại phá quân Tần, tự xng Tây Sở Bá Vơng ông ta là

ng-ời thiếu khí tiết, phản bội điều ớc, để lại bao điều đau xót Đề Gia Cát thạch là

bài thơ ông viết lúc đến Phong Khê, cảnh sắc hùng vĩ, ghi dấu ấn một thời kỳ thịnh trị của triều đình phong kiến

Sang thế kỷ XV thơ vịnh sử thành thục Với các nhà thơ tên tuổi nhNguyễn Trãi, Lê Thánh Tông không chỉ viết thơ quốc âm mà thơ vịnh sử viết…bằng chữ Hán cũng đạt đến độ “chín” vừa chuẩn mực về hình thức, vừa chuẩn mực về nội dung Lý Tử Tấn có Ký Pháp Vân cổ phật sự tích đợc làm theo thể tr-

ờng thiên, kể về truyền thuyết Man Nơng, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc

Trang 31

Biểu hiện sự phong phú về nội dung phải kể đến thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi Sống trong một thời đại đầy biến động về mặt xã hội nên có những phút giây thi nhân nhìn vào sử sách để chiêm nghiệm, an ủi, gửi gắm hoài bão, bộc lộ niềm cảm khái của mình nh bài Dục Thúy sơn, Bạch Đằng hải khẩu … Lê Thánh Tông với tập Cổ tâm bách vịnh, gồm 100 bài đợc đánh giá là

tập thơ chữ Hán vịnh Bắc sử có hệ thống đầu tiên Lê Thánh Tông đã hoạ theo thơ vịnh sử của Nho gia triều Minh là Tiền Tử Nghĩa, có nguyên chú Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận phụng bình.…

Thế kỷ XVI là thời hoàng kim của thơ ca vịnh sử Việt giám vịnh sử thi tập

của Đặng Minh Khiêm là tập thơ chữ Hán vịnh Nam sử quy mô Tác phẩm gồm

125 bài thơ thất ngôn tuyệt cú, vịnh các nhân vật lịch sử từ Kinh Dơng Vơng đến thời Hậu Trần Thời Mạc, Khiếu vịnh thi tập của Hà Nhậm Đại cũng đáng đợc

chú ý, Hà Nhậm Đại đã nối tiếp việc làm của Đặng Minh Khiêm vịnh các nhân vật thời Lê sơ, từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Đế, do thất lạc nay chỉ còn 88 bài

Trong thế kỷ XVI và các thế kỷ XVII-XVIII cũng có nhiều tác giả làm thơ vịnh sử Tiêu biểu là tập T hơng vận lục của Lê Quang Bí và Vũ Công Đạo, hai

tác giả cùng quê làng Mộ Trạch (Tân Hồng, Bình Giang, hải Dơng) là làng khoa hoạn nổi tiếng thiên hạ Họ Lê đi sứ cho nhà Mạc, bị giữ lại ở Nam Ninh Trung Quốc mời chín năm, đã viết tập thơ trong thời gian này, nội dung xng tụng các tiên sinh đã đợc liệt vào phả hệ thờ cúng ở xã mình Thế kỷ sau ông họ Vũ đề vịnh tiếp một số nhân vật làng Mộ Trạch cũng lấy tên tác phẩm T hơng vận lục

Hai tác giả họ Lê, họ Vũ đã bổ sung vào thơ chữ Hán vịnh Nam sử, những tác phẩm có giá trị với nguồn mạch và cách nhìn mới lạ Thơ chữ Hán vịnh Bắc sử có

Độc sử si tởng của Phạm Nguyễn Du viết về 150 nhân vật vua chúa, công khanh,

trung thần, gian nịnh thời cổ Trung Quốc Tập thơ Vịnh sử thi tuyển với

khoảng 300 bài thơ của các danh sĩ Trờng An tứ hổ thế kỷ XVIII là Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Trác Luân, Ngô Tuấn Cảnh viết về các nhân vật

Trang 32

lịch sử Trung Quốc từ thời cổ đến triều Minh Hồ Xuân Hơng trong Lu Hơng ký

cũng có một số bài thơ vịnh sử nh Đề Trấn Quốc tự, Tháp sơn hoài cổ…

Sang thế kỷ XIX thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán vẫn có đà phát triển Ngoài tập Ngự chế Việt sử tổng vịnh của Tự Đức còn có tập Nhàn trung vịnh cổ vịnh sử

hơn 800 bài của nhiều tác giả Ngoài ra, hầu hết danh gia thời này đều có thơ vịnh sử nh Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến

Có thể thấy thơ chữ Hán vịnh Nam sử giống nh sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển thơ vịnh sử Việt Nam Tuy số lợng ít hơn thơ chữ Hán vịnh Bắc

sử, nhng danh tác, danh gia nhiều và tính chất cũng phong phú, đa dạng hơn.Tuy cùng dùng chữ Hán vịnh Nam sử, cùng nằm trong hệ thống thơ vịnh sử Việt Nam trung đại, nhng ở các tập thơ đều có những nét riêng thể hiện phong cách và cách

đánh giá của mỗi nhà thơ về lịch sử

1.2.2.2 Tình hình phát triển của thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán

* Đề tài: Thơ vịnh sử dù viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm đề tài vẫn là vịnh

nhân vật và di tích lịch sử liên quan đến nhân vật Thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán cũng lấy đề tài từ nhân vật lịch sử, bao gồm truyền thuyết và nhân vật chính sử cùng với những di tích lịch sử liên quan đến nhân vật của Trung Quốc và Việt Nam

* Cảm hứng

Với cảm hứng yêu nớc và tự hào dân tộc các tác giả thơ vịnh sử tụng ca những nhân vật có công lao với dân, với nớc Đó là những anh hùng, tớng lĩnh đã

có công đuổi giặc giữ nớc nh Ngô Quyền:

Bạch Đằng chiếu hậu hải vô ba Vơng nghiệp kinh bang, tạm tức qua.

( Đặng Minh Khiêm-Ngô Quyền)

( Sau trận Bạch Đằng, đất nớc yên ổn,Tạm dừng đao binh để gây dựng vơng nghiệp)

Trang 33

Để giữ vững vơng triều, lo cho dân ấm no, hạnh phúc, vai trò của Thiên tử rất quan trọng, ngợi ca vua cũng là niềm tự hào về dân tộc về giang sơn gấm vóc, vua Lý Thái Tổ đợc vịnh nh sau:

Trạch trung thủ định Thăng Long đỉnh Vịnh kiến thiên Nam bất bạt ky.

( Đặng Minh Khiêm-Lý Thái Tổ )

(Chọn nơi trung tâm để an định trớc tiên cái vạc Thăng Long

Xây dựng lâu đài cái nền vững chắc ở trời Nam)Các chi tiết lịch sử có liên quan đến vận mệnh đất nớc cũng đợc các nhà thơ vịnh sử chú ý khai thác Có lúc Nguyễn Trãi bùi ngùi nhớ về công nghiệp của

Hồ Quý Ly:

Giang sơn nh tạc anh hùng thệ;

Thiên địa vô tình sự biến đa.

(Quá Thần Phù hải khẩu)

(Non sông vẫn nh trớc mà anh hùng đã mất;

Trời đất thật vô tình sinh ra sự biến nhiều)Tội phản nghịch của Hồ Quý Ly không nhỏ nhng sự đóng góp của ông với

đất nớc rất lớn Ông đã phải chịu nhiều đau xót, oan ức vì chính khao khát đa xã hội phát triển thịnh trị

Không dừng lại ở việc ngợi ca những nhân vật lịch sử, thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán còn đề vịnh các danh thắng, di tích lịch sử nớc nhà nh một niềm tự hào phấn khởi Phạm S Mạnh có bài Đề Gia cát thạch ngợi ca cảnh sắc Việt

Nam, đến thế kỷ XV trong bài Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi có đoạn:

Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc;

Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng Quan hà bách nhị do thiên thiết, Hào kiệt công danh thử địa tằng.

Trang 34

(Nh cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ, núi chia từng khúc một;

Nh mũi qua chìm, cây xích gãy, bên bờ lớp lớp chồng

Quan hà hiểm hai ngời chống trăm ngời do trời xếp đặt;Hào kiệt lập công danh đất ấy từng là nơi)

Bạch Đằng nơi ghi dấu chiến công chói lọi của cha ông trong quá khứ, nơi nhấn chìm bao đội quân xâm lợc phơng Bắc Nhà thơ nhớ về những chiến công x-

a của Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn và từ cảnh núi non liên tởng đến xác giặc nằm ngổn ngang, vũ khí của quân địch thua trận bỏ lại chất chồng

Tự hào về đất nớc có truyền thống, có vẻ đẹp giang sơn gấm vóc, là cảm hứng bao trùm thơ vịnh sử, trong đó có thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán Nhiều bài thơ vịnh sử có giá trị nh những bài ca yêu nớc Thơ vịnh sử chính là một trong những tiếng nói thể hiện đợc ý thức dân tộc độc lập, tự chủ bền vững và mạnh mẽ

Thơ vịnh sử Việt Nam viết bằng chữ Hán còn ngợi ca các nhân vật Trung Hoa Sinh thời Trần Anh Tông đã có sáu bài thơ vịnh các vua đời Hán,Tống, trong đó ca ngợi vua Hán Cao Tổ nh sau:

Tru Tần diệt Hạng cứu sinh linh, Giá ngự anh hùng đại nghiệp thành.

(Phá nớc Tần, diệt Hạng Vũ, cứu dân chúng, Điều khiển anh hùng thành đợc nghiệp lớn)Sau này Lê Thánh Tông với Cổ tâm bách vịnh gồm 100 bài vịnh Bắc sử,

ông ngợi ca nhân vật lịch sử Trung Hoa và qua đó thể hiện khí phách, sức mạnh của triều đình cờng thịnh cũng nh nhân cách nhà vua

Thơ vịnh sử thờng biểu hiện cảm hứng hoài cổ Thời trung đại ngời ta nhận thức thời gian theo tuần hoàn, đây là cơ sở xuất hiện cảm hứng hoài cổ trong thơ vịnh sử Trờng An thành hoài cổ là bài thơ Nguyễn Trung Ngạn bày tỏ hoài niệm

về thành Trờng An, xa là chốn phồn hoa, nay đã trở nên hoang phế Bài thơ Tây

Đô thành hoài cổ, Giác Hải phê phán họ Hồ, đài xây càng cao, dân thù oán càng

Trang 35

nặng Tởng là thành vàng, hào nớc sâu thì đợc bền chặt, nào ngờ khúc ca, điệu múa bị phá tan tành, tác giả hạ hai câu kết:

Tàn điệp vọng trung truy vãng hậu,

Vũ hôn yên toả địch Tô thu.

( Giác Hải-Tây Đô thành hoài cổ)

(Thành đổ trông vào khơi giận cũ,

Ma mù lau lách cảnh đìu hiu)Tuy cha vịnh nhân vật lịch sử nhng tâm sự hoài cổ ở đây không khác tâm

sự các nhà thơ vịnh sử

Cuộc sống không chỉ có những ngời tốt đẹp, những sự việc tốt đẹp Cùng với ngợi ca những tấm gơng, thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán nghiêm khắc lên án bọn hôn quân bạo chúa, gian thần tặc tử cả Trung Hoa và Việt Nam

Bài thơ Đờng Túc Tông, viết về một nhân vật lịch sử Trung Hoa:

Gian thần tặc phụ hoặc do thâm, Chí hiếu không giao lệ mãn khâm.

Nam Nội thê lơng tri hữu dĩ, Tức chân Linh Vũ khởi vô tâm.

( Trần Anh Tông) (Bầy tôi gian, vợ ác bị mê hoặc xấu xa,

Khiến nớc mắt ngời con chí hiếu rơi vô ích đầy vạt áo

Cung Nam Nội thê lơng, biết có việc ấy,

Nhng việc đã chọn làm vua nơi Linh Vũ, đâu phải vô tâm)

Ngay khi phê phán nhân vật phản diện, các tác giả bao giờ cũng dựa vào tiêu chuẩn của Nho gia, công phẫn trớc sự tàn bạo và gian xảo Kết tội Trịnh Duy Sản, tác giả hạ hai câu:

Loạn thần tự cổ thiên tru cập, Nghịch đảng hà tằng thiện dụng binh?

( Hà Nhậm Đại)

Trang 36

(Từ xa trời thờng tru diệt những tên loạn thầnBọn phản nghịch làm sao lại khéo dụng binh?) Viết về những nhân vật lịch sử, các tác giả thể hiện thái độ nhân sinh và phẩm chất đạo đức chuẩn mực Sự khen chê của họ mang tính chất thời sự, là gián tiếp khen chê những hạng ngời trong xã hội đơng thời.

Về ngôn ngữ: Các tác giả dùng chữ Hán để viết, làm bài thơ cô đọng, súc tích và mang sắc thái trang trọng, phù hợp với tâm thế hồi tởng

Trang 37

khác hiểu rõ hơn niềm tâm sự của Tự Đức trớc biến cố của thời đại

Ngự chế Việt sử tổng vịnh, tập thơ vịnh sử đợc đánh giá là có quy mô ở thế

kỷ XIX Tác giả tập thơ là Tự Đức Luôn cảm thấy day dứt vì một nớc văn hiến lâu đời mà việc chép sử không đợc ngời đời trớc chú trọng, sợ cảnh Tịch Đàm quên tổ, Tự Đức đã truyền cho các nho thần ở Tập Hiền khảo cứu sử cũ, chép sơ

các sự tích rồi chia môn loại và đề vịnh Tất cả 212 bài vịnh các nhân vật lịch sử,

từ Lạc Long Quân đến nhà Hậu Lê, gồm 11 mục: Đế vơng 50 bài; Hậu phi 6 bài; Tôn thần 9 bài; Hiền thần 19 bài; Trung nghĩa 35 bài; Văn thần 18 bài; Võ tớng

26 bài; Liệt nữ 5 bài; Tiếm nguỵ 4 bài; Gian thần 10 bài; Giai sự bổ vịnh 30 bài

Nét nổi bật của tập thơ là niềm tự hào về lịch sử quang vinh, cao quý của dân tộc Tập thơ ca tụng những nhân vật có công tích với nớc với dân, các anh hùng, các

Trang 38

bậc đế vơng, tớng lĩnh có công đuổi giặc giữ nớc, những tấm gơng tuẫn thân báo quốc, phê phán bọn gian thần bất nghĩa bất nhân.

Với mục đích giúp dân mình hiểu sử nớc mình, Tự Đức viết về truyền thuyết Lạc Long bách nam kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh đợc trăm con

Lạc Long Quân là giống rồng, Âu Cơ là giống tiên, hai giống nớc lửa xung khắc nhau nên phải chia rẽ , năm mơi theo mẹ về núi, năm mơi theo cha về biển Quân phong cho con lớn làm Hùng Vơng, để nối nghiệp làm vua, Hùng Vơng truyền đ-

ợc 18 đời vua, gồm 2622 năm Phù Đổng Nhi lại kể về cậu bé lên ba có công lớn

diệt giặc Ân Tởng nh Tự Đức chỉ dùng bút pháp viết sử để xử lí sử liệu, nhng càng ngẫm ngời đọc càng cảm nhận đợc niềm tự hào của tác giả về cội nguồn và truyền thống anh hùng của dân tộc Xét về chức năng, thơ vịnh sử của Tự Đức cũng đi từ thuật sử đến vịnh hoài và cuối cùng thành sử luận Lời tựa tập thơ ông tâm sự “Điều khen, chê, lấy, bỏ, trong sách nầy, thì hết thảy đều xuất tự ý riêng” [51,17] Bằng cái nhìn chủ quan, Tự Đức đã vịnh ngời xa mà thể hiện rõ tính tình, nỗi lòng của mình với thời đại Có lúc ông ngợi ca ngời xa nh tấm gơng, soi vào

để bộc lộ cái tâm trong sáng của mình:

Phân tẩm sơ tiêu chế độ tân, Bất tàm phó tý khải xơng thần.

Hậu lai tuyệt ẩm toàn hồng nghiệp, Mạc phụ quan gia bổng biểu nhân.

(Mở mang chế độ tạnh mây mù,Không thẹn ơn trên phó thác cho

Bỏ rợu để lo toàn nghiệp lớn,Hỏi lòng không phụ kẻ dâng th.) ( Trần Anh Tông )

Đạo nghĩa vua tôi, tình cha con thật trọn vẹn Nớc nhà đổi mới, quốc thái dân an xứng đáng với tài năng, đức độ của một vị đế vơng thời Trần Ngợi ca vua Trần Anh Tông cũng là cách Tự Đức thể hiện niềm tâm sự của mình trớc thời

Trang 39

cuộc Có lúc, lòng ông lại mở ra để thơng cảm sẻ chia cho những con ngời bất hạnh, bài thơ viết về võ tớng Võ Đới nh sau:

Ký lu Lão ái loạn cung vi.

Đại kiển bằng lai nhậm chỉ huy.

Tợng xỉ phần thân do tự thủ.

Bất t dỡng hổ hoạn thuỳ qui.

(Lão ái vì lo loạn miếu đình

Chỉ huy bắt giặc, đáng nên danh

Voi vì ngà quý, thành mau chết,Nuôi hổ xa nay hoạ đến mình.)Nhà vua ca ngợi ngời có công dẹp loạn, chỉ huy binh lính bắt giặc, đợc sử sách lu danh Hai câu cuối là sự đối lập giữa kẻ trung thần và tên phản nghịch

Võ Đới đã bị chính kẻ mình tha chết quay lại hại mình

Khát vọng của Tự Đức là lo cho dân ấm no và đất nớc thịnh trị, nhng tài năng có hạn, quần thần thì cứ thu mình lại, không theo kịp thời cuộc để phò vua giúp nớc Tác giả càng tiếc cho những tài năng không đợc trọng dụng Bài thơ

Cửu Trùng đài lại phê phán sự bạo tàn, dâm dục, xảo trá của vua quỷ, vua tr,

khiến giặc giã, biến loạn nổi lên, kết thúc bài thơ ngụ ý hoài cổ:

Cửu trùng đài hề kim hà lu?

Long Biên thần hề áp thử châu

(Long Biên thành khí nhiệm mầu,

Khiến bao cung điện vùi sâu hý trờng.)

Đài chín tầng hình bóng còn đâu, tất cả đã vùi sâu vào những trò tiêu khiển, mua vui ý thơ bộc lộ rõ sự giận đời ghét tục của Dực Tông

Điều dễ nhận thấy ở Ngự chế Việt sử tổng vịnh là không dừng lại ở vịnh

hoài mà ngòi bút còn hớng đến để luận sử Ngoài mục đích gửi tình Tự Đức còn mợn sử, vịnh sử để giúp cho chính trị, nêu gơng tốt xấu trong lịch sử nhằm phản

ánh xã hội, triều đại của mình Nhà thơ đã vợt ra khỏi vòng cảm ngộ vịnh hoài,

Trang 40

chuyển tầm nhìn lịch sử cá nhân sang hng vong của cả quốc gia, qua diễn biến lịch sử tìm thấy “gơng báu trị quốc an bang”, đem đến cho thơ vịnh sử một nội dung chính trị sâu rộng.

Thơ vịnh Thục An Dơng Vơng là sự tổng kết lịch sử rút ra bài học cảnh

giác:

Loa thành tài trúc, nỗ tài khoa, Hải thợng đồ cùng hối dĩ xa, Nhợc ngộ hng vong do nhất nữ, Hoà thân hà tất giám tiền xa.

(Thành Loa vừa đắp, nỏ vừa khoe

Bờ biển cùng đờng, hối cũng d!

Ví biết hng, vong do một gái,Hoà thân nào dẫm vết xe xa.)Không dừng lại ở việc vịnh về câu chuyện buồn của lịch sử, Thục An Dơng Vơng đúc rút bài học cho các đế vơng, sự chủ quan mất cảnh giác là hiểm hoạ

của giặc giã, chiến tranh Phải chăng Tự Đức đang tự trách mình vì thiếu cảnh giác, vì quá tin vào sách vở thánh hiền, quá tin vào thuyết “ thiên nhân hợp nhất”, tin ở mệnh trời “ thiên hạ hợp rồi lại phân, phân rồi lại hợp, đó là lẽ trời ” Ông đã dẫm vết xe đổ của phong kiến Mãn Thanh Từ chỗ do dự, hoang mang, đến chỗ buộc phải cắt đất giảng hoà, mở đờng cho thực dân Pháp chiếm cứ toàn bộ nớc ta

Rõ ràng ý nghĩa của bài thơ không còn ở phạm vi vịnh hoài mà đã là sử luận, có tác dụng nêu ra bài học lịch sử, chính trị

Đối sánh một số bài thơ với tiêu chuẩn phân loại, có thể thấy, về cơ bản

Ngự chế Việt sử tổng vịnh đợc phân thành hai loại: Cảm hoài thơ vịnh, tự gửi tính

tình và thu thập khảo cứu điều tốt điều xấu, mợn sử để giúp cho chính trị Loại thơ cảm hoài thơ vịnh tự gửi tính tình khoảng 200 bài Điều này chứng tỏ Tự Đức không thoát khỏi xu hớng chung của các nhà thơ vịnh sử Việt Nam thời trung

đại, vịnh sử để nói chí, nêu tấm gơng để giáo hoá Tuy nhiên, sự phân loại trên

Ngày đăng: 15/12/2015, 08:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. D Quan Anh ( chủ biên)( 1997), Lịch sử văn học Trung Quốc, tập1, Nxb Giáo dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
2. Phan Kế Bính (1930), Việt Hán văn khảo, Nxb Trung bắc tân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Hán văn khảo
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Trung bắc tân văn
Năm: 1930
3. Bùi Hạnh Cẩn (1999), Hồ Xuân Hơng Thơ chữ Hán-chữ Nôm và giai thoại, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hơng Thơ chữ Hán-chữ Nôm và giai thoại
Tác giả: Bùi Hạnh Cẩn
Nhà XB: Nxb Văn hoá-Thông tin
Năm: 1999
4. Lý Duy Côn (chủ biên) (2004), Trung Quốc nhất tuyệt, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc nhất tuyệt
Tác giả: Lý Duy Côn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2004
5. Bùi Duy Dân (1997), "Cảm hứng dân tộc - cảm hứng nhân văn qua thơ Nôm vịnh sử của Lê Thánh Tông", Văn học, (8), tr 27 - 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng dân tộc - cảm hứng nhân văn qua thơ Nôm vịnh sử của Lê Thánh Tông
Tác giả: Bùi Duy Dân
Năm: 1997
6. Nguyễn Xuân Diện (2004 ), Thơ vịnh sử trong văn học Hán Nôm, http//Thovinhsu.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ vịnh sử trong văn học Hán Nôm
7. Nguyễn Sị ưỈi (1996), Mờt sộ Ẽặc trng nghệ thuật cũa thÈ tự tuyệt Ẽởiưởng, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mờt sộ Ẽặc trng nghệ thuật cũa thÈ tự tuyệt Ẽởiưởng
Tác giả: Nguyễn Sị ưỈi
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1996
8. Hà Minh Đức (chủ biên) (1995), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
9. G.N.Pospêlôv (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận nghiên cứu văn học
Tác giả: G.N.Pospêlôv (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1985
10.G.N.Pospêlôv (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận nghiên cứu văn học
Tác giả: G.N.Pospêlôv (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1985
11. Phan Thị Bích Hải (2007), "Truyền thống "hiếu kỳ" trong tiểu thuyết Trung Quốc", Hán Nôm, (2), tr 48 - 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống "hiếu kỳ" trong tiểu thuyết Trung Quốc
Tác giả: Phan Thị Bích Hải
Năm: 2007
12. Lê Bá Hán, (chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
13. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
14. Chơng Bồi Hoàn ( chủ biên) ( 2000), Văn học sử Trung Quốc, tập 1, Nxb Phô n÷ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học sử Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Phô n÷
15. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1976), Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam
Tác giả: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1976
16. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX)
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
17. Trần Đình Hợu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
Tác giả: Trần Đình Hợu
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 1995
18. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chơng (1998), Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII
Tác giả: Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chơng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
19. Trần Trọng Kim (1999), Việt Nam sử lợc, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sử lợc
Tác giả: Trần Trọng Kim
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 1999
20. Trần Trọng Kim ( 2008), Nho giáo, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo
Nhà XB: Nxb Văn hoá- Thông tin

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w