Phương pháp giảng dạy nhật ký trong tù của hồ chí minh theo đặc trưng thể loại

141 1.1K 4
Phương pháp giảng dạy nhật ký trong tù của hồ chí minh theo đặc trưng thể loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM THUỲ HƢƠNG PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY “NHẬT KÝ TRONG TÙ” CỦA HỒ CHÍ MINH THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN KHÁNH THÀNH HÀ NỘI – 2010 KÍ HIỆU VIẾT TẮT GD Giáo dục GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phƣơng pháp dạy học THPT Trung học phổ thông MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài …………………….........................................................1 2. Lịch sử vấn đề …………………………………….....................................4 3. Mục đích nghiên cứu ………………………………….………………......6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………..……………7 5. Giả thuyết khoa học ……………………………………………..…...........7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………..………………….......7 7. Đóng góp mới của luận văn ………………………….……………………7 8. Cấu trúc của luận văn …………………………..………………………....8 Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI …………………………….9 1.1. Những vấn đề chung về lý luận dạy học ………………………………..9 1.1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT ………………..…......9 1.1.2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học Ngữ văn ở trƣờng THPT …………......9 1.2. Những vấn đề chung về Nhật kí trong tù …............................................11 1.2.1.Hoàn cảnh ra đời …...............................................................................11 1.2.2.Giá trị nội dung ……………………………………..............................12 1.2.3. Giá trị nghệ thuật ……………………………......................................18 1.3. Nhật kí trong tù nhìn từ đặc trƣng thể loại ……………….……….........20 1.3.1. Đặc trƣng kí…………………………………………………………...20 1.3.2.Đặc trƣng thơ ………………….............................................................25 1.3.3. Nhật kí trong tù là một tác phẩm kí ………….………….……………28 1.3.4. Nhật kí trong tù là một tác phẩm thơ……………………………….…33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢNG DẠY NHẬT KÍ TRONG TÙ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG………........39 2.1. Thực trạng giảng dạy Nhật ký trong tù trong chƣơng trình Ngữ văn THPT................................................................................................39 2.1.1. Vị trí của Nhật ký trong tù trong chƣơng trình Ngữ văn THPT……………39 2.1.2. Những thuận lợi – khó khăn…………………………………………..41 2.1.3. Thực trạng giảng dạy Nhật ký trong tù ở trƣờng THPT ………….….43 2.2. Định hƣớng giảng dạy Nhật ký trong tù ở trƣờng THPT …………..….48 2.2.1. Hƣớng khai thác từ đặc trƣng ký ………………………………...…..48 2.2.2. Hƣớng khai thác từ đặc trƣng…...........................................................54 2.2.3. Hƣớng khai thác từ đặc trƣng thơ Đƣờng luật ……….........................63 Chƣơng 3 : ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHẬT KÍ TRONG TÙ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ……………...67 3.1. Đề xuất phƣơng pháp …………………………………………….......67 3.1.1. Đề xuất phƣơng pháp giảng dạy văn bản Chiều tối ở trƣờng THPT…….64 3.1.2. Đề xuất phƣơng pháp giảng dạy văn bản Lai Tân ở trƣờng THPT ....73 3.2. Thiết kế giáo án thể nghiệm ……………………………………………77 3.2.1. Giáo án thể nghiệm bài thơ Chiều tối …………………………..……77 3.2.2. Giáo án thể nghiệm bài thơ Lai Tân …………………………....……94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………………....109 1. Kết luận……………………………………………………………….…109 2. Khuyến nghị………………………………………………………..……111 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..……112 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng giáo dục đã trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của riêng ngành giáo dục mà của toàn xã hội. Chính vì thế, đổi mới phương pháp dạy học được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói riêng. Điều này đã được đề cập tại Điều 5 Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên [1, t.15]. Trong “Những định hướng đổi mới chương trình – sách giáo khoa THPT cũng đã nêu rõ: “Tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo với sự tổ chức, hướng dẫn đúng mức của giáo viên, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học” [1, t.109]. Thực tế việc thực hiện ở các trường đã có nhiều cố gắng và đạt được những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, cần phải có sự tích cực hơn nữa từ phía các giáo viên để đổi mới phương pháp dạy học thực sự đem lại hiệu quả lâu dài và toàn diện. Trong xu thế chung đó, môn Ngữ văn cũng đã có những bước đổi mới quan trọng nhưng vẫn chưa thấy rõ được hiệu quả. Thực trạng dạy và học Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn có nhiều hạn chế và tồn tại: “đó là sự khủng hoảng về nội dung, chất lượng và phương pháp” [25, t.14], giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học, một số ít giáo viên còn có tâm lí ngại đổi mới trong khi còn nhiều học sinh ngày càng ít hứng thú đối với môn Văn. Thực trạng hoạt động của trò tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động: Nghe - ghi chép và nhắc lại những điều thầy nói chứ không chịu tư duy, độc lập suy nghĩ khám phá cái hay cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của 1 tác phẩm văn chương qua dẫn dắt của người thầy. Ngay cả khi giáo viên đưa ra những tình huống có vấn đề để người học tìm tòi tự khám phá, lĩnh hội tri thức thì cũng chỉ nhận lại những ánh mắt “vô cảm” nơi các em. Hoặc những vấn đề cần thảo luận học sinh làm việc theo nhóm, nói lên suy nghĩ, cách nhìn nhận của mình về vấn đề, rồi từ đó khái quát vấn đề - một phương pháp học tập rất tích cực nhưng chỉ một số rất ít học sinh là thực sự làm việc, hoạt động nhóm số còn lại đều có tâm lý và hành động ỷ vào những người trong nhóm, tham gia một cách chiếu lệ thậm chí có những em không tham gia. Từ đó, hiệu quả của việc đổi mới chưa phát huy hết những tác dụng của nó. Không ai phủ nhận tầm quan trọng ý nghĩa và tính cấp bách của việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng để biến nó thành hiện thực không phải là chuyện có thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Bởi một chủ trương mới dù tiến bộ đến đâu, khi đi vào thực tế cũng vấp phải những khó khăn. Tuy nhiên hệ thống giáo dục trung học phổ thông của nước ta hiện nay để vươn tới, đuổi kịp và hoà nhập với xu thế phát triển giáo dục trung học trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một đòi hỏi bức thiết, không thể trì hoãn. 1.2. Môn Văn trong nhà trường phổ thông có vị trí và thế mạnh riêng. Môn Văn giúp người học tiếp xúc với vẻ đẹp kì diệu và phong phú của tiếng mẹ đẻ, tiếp xúc với vốn văn hóa tri thức của dân tộc và nhân loại kết tinh trong tác phẩm văn chương. Vì vậy môn Văn trang bị kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn và góp phần hình thành, phát triển nhân cách học sinh. Tuy nhiên, dạy học văn như thế nào để phù hợp với bản chất của văn học và đạt được có hiệu quả vẫn đang là vấn đề cần giải quyết từ lý luận đến thực tiễn. Theo ý kiến của viện sĩ Sec-bi-na “Vấn đề dạy học văn trong nhà trường quả là một vấn đề cực kì phức tạp... Quá trình dạy học văn là một quá trình phức hợp đan kết nhiều quá trình tâm lí, ngôn ngữ, văn hóa, sư phạm. Dạy văn là một quá trình đòi hỏi nhiều tìm tòi sáng tạo của cá nhân người lên lớp” [25, tr.25]. 2 Trong văn học, mỗi thể loại đều có những đặc trưng riêng. Đối với thể loại trữ tình, một số nhà nghiên cứu đã rất lưu ý đến việc dạy học tác phẩm thơ cần dựa vào đặc trưng thể loại. Tác giả Trần Đình Sử nhấn mạnh “Cần đưa kiến thức về thể loại, về luật thơ, về thể thức bài văn, các phép tu từ, đặc điểm phong cách nói, nói chung là thi pháp vào nội dung chính của chương trình môn Văn chứ không nên đưa vào mục chú thích, học cũng được mà không học cũng thôi” [14, tr.17]. Trong chương trình trung học phổ thông, Nhật kí trong tù chiếm một vị trí hết sức quan trọng bởi nó là tiếng nói tâm hồn của Bác Hồ, thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm, cá tính, phong cách, sở thích và tài hoa Hồ Chí Minh. Nhật kí trong tù còn là một văn kiện lịch sử vô giá, một thi phẩm đặc sắc đạt tới đỉnh cao của truyền thống thơ ca dân tộc. Nhật kí trong tù là một tập thơ tràn đầy cảm hứng và khát vọng tự do tuy Người phải ở trong cảnh mất tự do. Nhà tù không thể làm nao núng tinh thần đấu tranh cho dân tộc của Người, không thể giam hãm ý chí của Người. Tinh thần của Người luôn chủ động, kiên quyết, thấu suốt và tự do. Nhật kí trong tù toát lên sâu sắc nội dung đó. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, việc tiếp nhận tác phẩm còn nhiều khó khăn bởi thực tế tâm lý phổ biến của đời sống văn học trong nhà trường ít quan tâm đến đặc trưng thể loại mà chỉ chú trọng tới nội dung văn bản. Hơn nữa, việc nắm vững đặc trưng thể loại của tác phẩm sẽ giúp học sinh dễ dàng tìm hiểu các tác phẩm văn chương cùng thể loại. Cảm nhận thấu đáo một tác phẩm thơ, đặc biệt là thơ Bác, là một việc làm không dễ đối với học sinh thậm chí ngay cả với giáo viên. Bên cạnh đó, thể loại là một phạm trù cơ bản và phổ biến của văn học, chi phối cả sáng tác, lưu truyền, tiếp nhận văn học. Bất kì tác phẩm văn học nào cũng đều tồn tại trong một dạng thức nhất định. Đó là sự thống nhất mang tính chỉnh thể của một loại nội dung với những phương thức biểu đạt và hình thức tổ chức tác phẩm, tổ chức lời văn. Thể loại văn học 3 chính là sự phân chia loại hình tác phẩm theo những căn cứ nêu trên. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức tái hiện đời sống. Học và phân tích một tác phẩm văn học càng không thể không quan tâm đến đặc điểm thể loại của tác phẩm ấy. Bởi vì thể loại chính là cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của một tác phẩm, tổ chức liên kết các yếu tố nội dung và hình thức, từ đề tài, chủ đề, cảm hứng đến hệ thống nhân vật, kết cấu và lời văn nghệ thuật. Thể loại không những qui định cách thức tổ chức tác phẩm mà còn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên kênh giao tiếp giữa tác phẩm và người đọc. Thể loại của tác phẩm vừa có tính kế thừa, tính liên tục, lại vừa có tính độc đáo, tính biến đổi do sự sáng tạo của tác giả. Vì thế, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại không chỉ dừng lại ở đặc điểm chung của một thể loại thể hiện trong tác phẩm mà còn cần phải chỉ ra nét riêng biệt, độc đáo, thể hiện sự sáng tạo không lặp lại của tác giả mà Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là tác phẩm tiêu biểu. Với mong muốn tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong thơ Hồ chủ tịch cùng với sự day dứt băn khoăn về hiệu quả tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh ở trường trung học phổ thông, tôi quyết định chọn đề tài “Phƣơng pháp giảng dạy Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh theo đặc trƣng thể loại” với mong muốn góp phần nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, kích thích sự hứng thú và phát triển năng lực cảm thụ văn chương của học sinh trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu Nhật kí trong tù trong nhà trường phổ thông là một vấn đề không mới, tuy nhiên do phần lớn giáo viên hiện nay mới chỉ chú trọng đi sâu tìm hiểu nội dung văn bản từ ngôn từ nên nghiên cứu Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại vẫn chưa được quan tâm đúng mức. 4 Về đặc trưng thể loại của Nhật kí trong tù, đã có những nghiên cứu như: - Tác giả Đặng Thai Mai trong bài viết “Đọc tập thơ Ngục trung nhật kí”, (Nhật kí trong tù và những lời bình, NXB Văn hóa thông tin 1998) đã gọi yếu tố thời gian là “tính chất ghi hàng ngày”, với không gian được ví như “một bản đồ tương đối chi tiết, có ghi rõ tên huyện, tên xã của tỉnh Quảng Tây những năm 1940”. - Nguyễn Viết Lãm trong “Học tập thơ Hồ Chủ tịch qua tập Nhật kí trong tù” cảm nhận tập thơ đến với bạn đọc quả là hạt châu nổi sáng trong lòng để nhớ mãi. Mỗi bài thơ là một đoạn nhật kí. Viết nhật kí bằng thơ, đó là một thể tài ít thấy trong lịch sử văn học. - Trong “Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác” (Hoàng Trung Thông), nhà thơ nhận xét: Nhật kí trong tù mở ra một thế giới những con người trong và ngoài nhà tù, một khung cảnh cuộc sống phong phú và dồi dào. Tập thơ chủ yếu không phải là chỉ tố cáo xã hội đầy rẫy bất công và tàn ác mà là lòng thương yêu mênh mông bao trùm lên mọi tầng lớp người trong xã hội ấy, nhất là những con người cực khổ. - Trong công trình nghiên cứu “Phương pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã đề cập tới các đặc trưng thể loại của văn thơ Hồ Chí Minh như viết bằng chữ Hán, tính chất nhật kí, thể tứ tuyệt cổ điển, giọng điệu – bút pháp đa dạng. Ông cho rằng: “Nghiên cứu Nhật kí trong tù là đi sâu vào thế giới tâm hồn của Hồ Chí Minh. Nếu không chú ý tới nhũng đặc trưng nói trên cảu tác phẩm thì e rằng thế giới ấy không chịu mở hẳn ra với các nhà nghiên cứu” - “Thơ Bác với thơ Đường” của tác giả Phương Lựu cho thấy sự đổi mới trong thơ chữ Hán của Bác đói với hình thức Đường thi. - Bài viết “Ngục trung nhật kí, bức tranh thu nhỏ của một chế độ, nhạt kí của một tâm hồn tuyệt đẹp” của Huỳnh Lý tập trung khai thác Ngục trung 5 nhật kí trên hình thức là một tập nhật kí ghi sự việc Bác đã sống, đã tham gia hay chứng kiến… - Công trình nghiên cứu “Các thước đo thời gian của Nhật kí trong tù” (Phùng Văn Tửu) nhấn mạnh ý niệm thời gian trong Nhật kí trong tù trong đó chỉ ra tính chất kí của tác phẩm. - Ngoài ra còn một số bài viết nghiên cứu về tác phẩm thơ Nhật kí trong tù như bài viết của Trần Khánh Thành về bài thơ “Chiều tối” in trong cuốn Giảng văn văn học Việt Nam – NXB Giáo dục 1997 đã đề cập tới đặc trưng thể loại của Nhật kí trong tù ở cả hai phương diện thơ và kí; bài viết của Vũ Dương Quỹ (Báo Giáo dục và thời đại, tháng 5 - 1994) đi sâu xem xét đặc trưng thơ tứ tuyệt của Nhật kí trong tù. Nhìn chung những công trình nghiên cứu và các bài viết đều thể hiện được những cái nhìn khác nhau và có những đóng góp quan trọng về đặc trưng thể loại của Nhật kí trong tù. Nhưng có lẽ do một số điều kiện khách quan và chủ quan nên các tác giả chưa đi sâu vào vấn đề này một cách có hệ thống và toàn diện, đặc biệt là vấn đề phương pháp giảng dạy tác phẩm Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của những người đi trước tôi muốn tìm hiểu và đề xuất vấn đề cụ thể hơn đó là “Phƣơng pháp giảng dạy “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh theo đặc trƣng thể loại”. Hi vọng công trình nghiên cứu này có thể hình thành cho học sinh kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương từ đặc trưng thể loại, qua đó các em có được “chìa khóa” để tự tiếp cận, khám phá được giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Bác, đặc biệt là Nhật kí trong tù. 3. Mục đích nghiên cứu Từ việc tìm hiểu đặc trưng thể loại của tác phẩm thơ Nhật kí trong tù, thực trạng giảng dạy tác phẩm thơ Nhật kí trong tù trong trường phổ thông, luận văn đề xuất những PPDH theo đặc trưng thể loại nhằm góp phần nâng 6 cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn nói chung và dạy - học thơ Bác nói riêng theo tinh thần đổi mới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Ngữ văn ở trường phổ thông. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học và chương trình ngữ văn Trung học phổ thông, đối tượng mà đề tài hướng tới là những tác phẩm thơ Nhật kí trong tù được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn Trung học phổ thông. 4.3. Phạm vi khảo sát: 2 tác phẩm Chiều tối và Lai tân 5. Giả thuyết khoa học Nếu đổi mới phương pháp dạy tác phẩm thơ Nhật kí trong tù theo đặc trưng thể loại sẽ góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu và cảm nhận tác phẩm thơ trong trường THPT nói chung và tác phẩm thơ Nhật kí trong tù nói riêng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu giáo trình có nội dung liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra quan sát: Thông qua việc dự giờ thăm lớp, qua thực tế dạy học. - Phương pháp nghiên cứu từ đặc điểm thi pháp học. - Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. 7. Đóng góp mới của luận văn Luận văn đã chỉ ra thực trạng của việc giảng dạy và học tập văn bản thơ Nhật kí trong tù, từ đó đề xuất đổi mới phương pháp dạy học 2 tác phẩm Chiều tối và Lai Tân, giúp giáo viên và học sinh có thêm những gợi mở cần thiết khi dạy học những tác phẩm này. 7 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng giảng dạy văn bản thơ Nhật ký trong tù ở trường THPT. Chương 3: Những đề xuất về phương pháp dạy Nhật ký trong tù ở trường THPT. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Những vấn đề chung về lý luận dạy học 1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Hiện nay khoa học kĩ thuật trên thế giới phát triển như vũ bão, đất nước bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do vậy ngành Giáo dục – đào tạo cũng từng bước thay đổi để bắt nhịp cùng thời đại. Một vấn đề bức xúc đặt ra cho ngành giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới ấy nhằm giúp học sinh được học một cách chủ động, tích cực mà không phải giáo viên làm thay, học thay cho học sinh. Vậy đổi mới phương pháp dạy học là gì? Trong từng môn học, người giáo viên phải vận dụng phương pháp đó ra sao? Đây là một vấn đề vừa dễ lại vừa khó mà không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. Đổi mới phương pháp đòi hỏi học sinh phải học tập một cách sáng tạo, chủ động, là trung tâm của hoạt động học. Để đáp ứng yêu cầu này người giáo viên phải đóng vai trò là người dẫn dắt, gợi mở, cung cấp cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh tri thức. Như vậy, điểm cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập chủ động, học sinh năng động, có hứng thú tìm tòi và có năng lực giải quyết vấn đề. 1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT Văn học là một môn học rất quan trọng trong nhà trường, là môn học hỗ trợ cần thiết cho các môn học khác. Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh. Tuy nhiên, mỗi tiết học để tạo ra hứng thú, đem lạ kết quả học tập tốt cho học sinh là điều mỗi giáo viên chúng ta phải suy nghĩ và mong muốn thực hiện tốt. 9 Vấn đề đổi mới PPDH là vấn đề hết sức cần thiết trong nhà trường, đổi mới để dáp ứng yêu cầu xã hội. Những năm gần đây việc đổi mới PPDH ở nhà trường nói chung, môn Ngữ văn nói riêng luôn được sự chú ý quan tâm của các trường phổ thông đồng thời cũng là mục tiêu hướng tới của mỗi giáo viên Ngữ văn hiện nay. Đổi mới PPDH là điều tất yếu, là con đường đi rất khoa học. Giao việc cho học sinh cũng là một trong những phương pháp học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Học sinh học tập mang tính cá thể hóa cao, có cơ hội được tự học, tự khám phá, tìm tòi bộc lộ được những suy nghĩ cảm xúc của mình, tính độc lập trong học tập có tác dụng cao tạo tiền đề định hướng cho ý thức tự lập, tự đáp ứng trước đòi hỏi của cuộc sống không đơn giản. Giáo viên giao việc hợp lí sẽ thể hiện được vai trò chủ động về kiến thức trong bài giảng. Học sinh được thể hiện mình trước tập thể một cách tự tin. Giao việc phù hợp sẽ thực hiện được sự đổi mới trong cách thiết kế bài dạy là tổ chức tốt các hoạt động học tập trong một giờ đọc hiểu văn bản, từ đó thầy mới chủ động tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức, trò mới chủ động tiếp thu kiến thức. Hàng loạt các hình thức giao việc đa dạng, phong phú của thầy sẽ phát triển năng lực học tập của học sinh, tạo tình huống để học sinh chủ động, tích cực học tập, tham gia vào bài học. Điều đó là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phương pháp học tập phát huy tính tích cực của học sinh trong các trường phổ thông còn có nhiều điều cần phải suy nghĩ. Thực tế cho thấy: học sinh chưa chăm, học hành chỉ mang tính chất gò ép, miễn cưỡng. Có em có thói quen dựa vào thầy vào bạn, thiếu năng động, nói theo làm theo, bắt chước một cách máy móc. 10 Nhiều học sinh không thích học văn, phương pháp học còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào bài mẫu, sách học tốt, sách giải bài tập. Phụ huynh lại muốn con mình theo học các môn tự nhiên, thuận lợi cho việc thi cử vào các trường Đại học sau này. Vì vậy kết quả học văn cũng như năng lực cảm thụ văn chương của học sinh còn nhiều hạn chế, tính tích cực của học sinh chưa được phát huy. 1.2. Những vấn đề chung về Nhật kí trong tù 1.2.1.Hoàn cảnh ra đời Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa xuất sắc của nhân loại, nhà văn – nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nhân cách và tài năng của Người là một tấm gương sáng cho các thế hệ học tập và noi theo. Người để lại một di sản văn học đồ sộ, lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại, phong phú trong bút pháp thể hiện. Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông. Trong số đó, Nhật kí trong tù giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Người, có những đóng góp quan trọng cho nền thơ ca Việt Nam cả về nội dung và nghệ thuật. Tập nhật kí bằng thơ này có một hoàn cảnh ra đời hết sức đặc biệt. Tháng 8 năm 1942, Bác Hồ sang Trung Quốc với tư cách là đại biểu của tổ chức Việt Nam độc lập đồng minh, tìm cách liên lạc với các tổ chức cách mạng ở Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên trong đời hoạt động cách mạng của mình Người dùng tên Hồ Chí Minh. Lấy cớ là giấy tờ mang theo không hợp lệ và quá hạn, lính canh của quân đội Tưởng đã bắt Người tại phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây. Cũng từ đó, gần 13 tháng, Người bị giam cầm, đày ải qua các nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Đây chính là thời gian Hồ Chủ tịch viết Nhật kí trong tù - một tập nhật kí bằng thơ viết bằng chữ Hán 11 trong thời kì Người bị bọn Quốc dân Đảng bắt giữ và trải qua 13 tỉnh huyện tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Bài thơ đầu “Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao, Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao” có thể coi như một lời đề từ cho cả tập thơ. Khai quyển là bài số 1 mở đầu tập Nhật kí trong tù và kết luận là bài số 133. Ở trang kết thúc Nhật kí trong tù có đề ngày tháng 29/08/1942 – 10/ 09/1943. 1.2.2.Giá trị nội dung Trước hết, Nhật kí trong tù cho chúng ta hiểu về một tâm hồn vĩ đại – Hồ Chí Minh. Nó không phải là một lời thanh minh, lời cảm khái về thân phận long đong cực khổ của một người tù. Và giá trị của nó có lẽ cũng không phải ở chỗ được một biểu tượng lớn của người Việt Nam và một phần nhân loại ở thế kỉ XX: hình tượng người tù, hình tượng người lưu đày. Nhật kí trong tù đã tố cáo cái tính chất phi lí, bất công vốn là nét bản chất của chế độ xã hội thối nát Tưởng Giới Thạch. Âm hưởng tố cáo vang lên mạnh mẽ, sắc sảo trong những bài thơ mang giọng điệu hài hước, châm biếm (Cái cùm, Quán trọ, Tiền đèn, Tiền vào nhà giam, Đánh bạc, Mới đến nhà lao Thiên Bảo…), lên án cái chế độ nhà tù mọt ruỗng, thối nát và tàn bạo kiểu phong kiến trung cổ phương Đông. Nhưng giá trị chính của Nhật kí trong tù là những bài học lớn, những tình cảm lớn của một tâm hồn vĩ đại, một trí tuệ sắc sảo của “bậc đại nhân, đại trí, đại dũng”. Tìm hiểu Nhật kí trong tù, cái tòa nhà bằng ngôn ngữ vẵng chắc và đẹp, người ta có cảm giác như mỗi bước đi đều chạm vào gốc rễ sâu xa của một trong những con người kì diệu ít có, những con người như những tảng đá lớn làm nền cho nhân loại, những con người qua cuộc đời mình đã dạy cho mọi người hiểu rằng đối với con người không đỉnh cao nào là không thể đạt tới . Nhật kí trong tù thể hiện sự bình tĩnh, ung dung thanh thản của một chiến sĩ đã hơn nửa đời người chịu đựng mọi gian khổ, mọi khó khăn để làm cách mạng giải phóng cho dân tộc mình và các dân tộc bị áp bức trên 12 thế giới. Tự xác định cho mình con đường cách mạng là con đường đấu tranh gian khổ nên vào tù, sống trong cảnh bị đày đọa thiếu thốn, Hồ Chí Minh vẫn giữ một thái độ bình thản. Những “tai ương” gặp phải chẳng qua cũng chỉ là những thử thách trên đường đời, người chiến sĩ cách mạng phải phát huy hết sức mạnh của ý chí và nghị lực để vượt lên những thử thách đó. Hồ Chí Minh thường lấy qui luật vận động của tự nhiên để liên tưởng đến những qui luật vận động của xã hội và con người. Trong sự tuần hoàn của tạo vật không có cảnh “đông tàn” làm sao có cảnh “huy hoàng ngày xuân”. Cho nên những năm tháng gian truân chẳng qua cũng chỉ là thời gian thử thách, rèn luyện con người thêm vững vàng bản lĩnh. Một con người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển bỗng rơi vào cái tình cảnh sống bưng bít, cách biệt, con người ấy rất trân trọng, chắt chiu từng nhịp đập của cuộc sống xã hội và thiên nhiên bên ngoài vang vọng vào nhà tù: tiếng chim hót, tiếng gà gáy sáng, ánh mặt trời hồng lúc bình minh, ánh trăng thu trong xanh ngoài cửa sổ, tiếng giã gạo lúc chiều hôm, tiếng người đàn bà khóc chồng nửa đêm về sáng… Thiên nhiên và cuộc sống bên ngoài đã tiếp thêm nguồn sinh lực mới cho người chiến sĩ và gợi lên ở Người những tứ thơ độc đáo. Tư tưởng của người cộng sản vốn có một sức mạnh vĩ đại mà không một nhà tù đế quốc nào có thể khuất phục nổi. Bài thơ đề từ của tập Nhật kí trong tù làm hiện lên vẻ đẹp của người chiến sĩ trong cái thế đối chọi giữa sức mạnh tinh thần của lí tưởng cộng sản và sức mạnh vật chất của xà lim, báng súng. Tinh thần không hề có ý nghĩa siêu hình, linh hồn mà trái lại nó là yếu tố cao quý trong con người, làm cho con người có thể vươn cao hơn tầm vóc nhỏ bé của thể xác, vượt qua mọi gian khổ của xiềng xích nhà tù trên con đường đấu tranh cách mạng để đi tới thắng lợi cuối cùng. Những người tù cộng sản luôn ở thế đứng cao, thế đứng của một người bất khuất, người nắm được quy luật vận động biện chứng của lịch sử. Trong nhà tù bị đọa đầy, bị xiềng xích, mà nhà thơ vẫn vui đùa, vẫn giữ một phong thái ung dung tự tại: 13 “Hôm nay xiềng xích thay dây trói, Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung; Tuy bị tình nghi là gián điệp, Mà như khanh tướng vẻ ung dung” (Đi Nam Ninh) Trong tập Nhật kí trong tù, sức mạnh của lí tưởng cộng sản, của niềm tin và khí phách đã tạo cho người chiến sĩ một thế đứng cao hơn hẳn cái hiện thực đen tối đó. Vì thế câu thơ của Hồ Chí Minh lạc quan, ung dung, thanh thản lạ thường. Ở đây cũng thể hiện sự chiến thắng của sức mạnh tinh thần với sức mạnh vật chất: “Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình Làng xóm ven sông đông đúc thế Thuyền câu rẽ sóng nhẹ tênh tênh”. (Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh) Ở Nhật kí trong tù còn thể hiện khát vọng độc lập, tự do. Khát vọng thường trực của chủ tịch Hồ Chí Minh là “không có gì quí hơn độc lập, tự do”, “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Khát vọng độc lập tự do của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ khát vọng dân tộc, dân chủ của nhân dân trong mấy ngàn năm lịch sử. Khát vọng độc lập, tự do cũng là một trong những nội dung cơ bản của Nhật kí trong tù. Hình tượng người chiến sĩ cách mạng thức suốt đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước đã trở thành một mô típ quen thuộc gắn liền với cảm hứng chủ đạo trong thơ Hồ Chí Minh. Trong những nhà lao ở Quảng Tây đã nhiều đêm người thao thức không ngủ. Không ngủ được vì bị đày đọa và cuộc sống vật chất quá kham khổ. Có ngày Người 14 bị giải đi năm mươi ba cây số, mũ áo ướt đầm, giầy rách hết… Thế mà tối đến vào nhà lao Thiên Bảo vẫn không có chỗ ngủ. Có những đêm thu lạnh quá, nhà thơ thao thức đến gần sáng: “Đêm thu không đệm cũng không chăn, Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an; Khóm chuối, trăng soi càng thấy lạnh; Nhòm song, Bắc đẩu đã nằm ngang” (Đêm lạnh) Không ngủ được vì đêm thu lạnh, vì đói rét, nhưng chủ yếu là vì những nỗi lo lắng, xót xa cho tình cảnh đất nước trong vòng nô lệ, vì nỗi lo lắng thường trực cho độc lập tự do của dân tộc. Có độc lập cho Tổ quốc thì mới có tự do cho mỗi người. Tổ quốc đang trong tình cảnh nô lệ thì cá nhân cũng bị tước đoạt tự do. Trong nhà tù Quốc dân Đảng, Hồ Chí Minh bị câu thúc trong mọi chuyện đi lại, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không được tự do ngắm một vầng trăng thu, đón một tia nắng hồng buổi sớm. Nhưng nỗi đau khổ nhất của Bác là thấy mình quá nhàn rỗi trong lúc bên ngoài không khí cách mạng sôi sục, đòi hỏi gấp rút hành động. Nỗi lo lắng, quan tâm lớn lao nhất của người cán bộ lãnh đạo vẫn là độc lập, tự do cho dân tộc. Đấu tranh cho tự do của bản thân cũng là nhằm để có điều kiện trực tiếp đấu tranh cho tự do của đất nước: “Trên đời nghìn vạn điều cay đắng; Cay đắng chi bằng mất tự do”. (Cảnh binh khiêng lợn cùng đi) “Thà chết chẳng cam nô lệ mãi, Tung bay cờ nghĩa khắp trăm miền; Xót mình còn hãm trong tù ngục Chưa được xông ra giữa trận tiền”. (Việt Nam có bạo động) 15 Nhật kí trong tù 13 lần nhắc đến chữ “tự do”. Từ cảnh ngộ của riêng mình, từ những từng trải của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã đúc kết nên những chân lí của thời đại. Nhật kí trong tù chan chứa tình yêu thương đối với con người và cuộc sống. Chủ nghĩa nhân đạo cách mạng của Hồ Chí Minh thật bao la và độ lượng. Là thân phận một người tù, Hồ Chí Minh quên nỗi đau khổ của riêng mình để chia sẻ nỗi đau buồn ở xung quanh. Người cảm thông với từng cảnh ngộ éo le, phức tạp của những người bạn tù. Có người bị rơi vào cảnh oan trái, có người tù vì cờ bạc, lại có cả em bé và phụ nữ chịu tội thay người trốn lính. Trong nhà lao, nghe tiếng sáo sầu thảm của người bạn tù nhớ quê hương Hồ Chí Minh thương cảm và như thấy hiện ra trước mắt một làng quê nào đó có người thiếu phụ bước lên thêm một tầng lầu ngóng về phương xa: “Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu, Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu; Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi, Lên lầu, ai đó ngóng trông nhau”. (Người bạn tù thổi sáo) Tấm lòng nhân ái, bao dung và độ lượng của Hồ Chí Minh chắc chắn đã cảm hóa được nhiều người trong cái nhà tù thối nát của chế độ Quốc dân Đảng. Trong nhà ngục của chúng, Hồ Chí Minh cũng rất quí trọng, nâng niu những tâm hồn trong sạch, lương thiện còn sót lại. Người tỏ lòng biết ơn “khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên họ Hoàng” đã ân cần thăm hỏi và giúp đỡ tù nhân. Nhật kí trong tù là một bài học về lòng nhân ái, bao dung, thái độ tin yêu và trân trọng Con Người. Hồ Chí Minh là một biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn chân chính của thời đại mới. Nhật kí trong tù không chỉ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng độc lập tự do, tình yêu thương đối với con người và cuộc sống mà còn chứa chan cảm 16 xúc trữ tình trước thiên nhiên. Hồ Chí Minh là một chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ. Tình cảm đối với thiên nhiên có một vị trí đặc biệt trong thơ Người. Thiên nhiên trong thơ Người ở mỗi thời kì có một ý nghĩa, một sắc thái riêng. Ở Nhật kí trong tù, cảm hứng đối với thiên nhiên là biểu hiện một thái độ muốn vượt lên cái hiện thực bị giam cầm: “Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng; Vui say, ai cấm ta đừng, Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu” (Trên đường) Những bài thơ mang cảm xúc trữ tình trước thiên nhiên, thơ nói đến trăng, đến hoa cũng là “thơ thép”. Trong bài “Vọng nguyệt”, thi nhân thả hồn lên với trăng nhưng vẫn không quên cảnh xiềng xích trong nhà tù. Việc ngắm trăng ở đây mang một ý nghĩa sâu hơn thường tình, nó trở thành một cuộc vượt ngục của người chiến sĩ. Nhiều bài thơ của Hồ Chí Minh vừa hiện thực lại vừa lãng mạn. Sự rung cảm bắt đầu từ hiện thực của thân phận người tù bị đày đọa, bị tước đoạt tự do, nhưng tiếp theo là cảm hứng lãng mạn bay bổng. Tư tưởng Đông phương cổ đại với yếu tố biện chứng thô sơ đã quan niệm vũ trụ là một khối thống nhất: “Thiên địa vạn vật nhất thể”. Trong thơ của Hồ Chí Minh, đất nước, thiên nhiên, con người là một tổng thể hài hòa “Còn non, còn nước, còn người”. Con người trong thơ Hồ Chí Minh có một mối quan hệ đồng cảm với thiên nhiên. Cảnh với người, sự vật khách quan và cái tôi của chủ thể trữ tình soi bóng vào nhau, hòa quyện khăng khít với nhau: “Hương hoa bay thấu vào trong ngục Kể với tù nhân nỗi bất bình”. (Chiều tối) 17 “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. (Ngắm trăng) Thiên nhiên là người bạn tâm tình của thi sĩ cho nên thiên nhiên trong thơ Bác bao giờ cũng ấm cúng tình người: “Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết, lò than đã rực hồng” (Chiều tối) Con người hài hòa với thiên nhiên, đó là nét giống nhau giữa thơ Hồ Chí Minh và thơ Đường. Nhưng trong thơ Hồ Chí Minh con người lại là chủ thể của thiên nhiên. Trong Nhật kí trong tù ta thấy phảng phất cái thi vị của thơ Đường. Nhưng Bác Hồ thường đưa vào cái thiên nhiên vĩnh cửu của câu thơ xưa một nội dung xã hội. Nhật kí trong tù ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Có lẽ đó là một tác phẩm cuối cùng viết bằng chữ Hán nhưng lại là một trong những tập thơ cách mạng đầu tiên ở nước ta. Nhật kí trong tù cho ta hiểu một quãng đời gian khổ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó đã phản ánh được một số nét khá tiêu biểu của tư tưởng đạo đức tình cảm Hồ Chí Minh. Tác phẩm còn là một bài học lớn về tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập, tự do, về chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, về chủ nghĩa lạc quan cách mạng. 1.2.3. Giá trị nghệ thuật Thơ Hồ Chí Minh vừa cổ điển vừa hiện đại. Cái phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ trong những bài thơ của tập Nhật kí trong tù rất gần gũi mà cũng rất khác xa với cái ung dung của những bậc hiền giả phương Đông. Các nhà Nho xưa ung dung thanh thản khi đã ở bên lề của cuộc đời mặc kệ mọi cuộc thăng trầm của thế sự. Còn ở Hồ Chí Minh là phong thái ung dung thanh 18 thản của một người chiến sĩ dày dạn, đứng giữa sóng to gió lớn mà vẫn bình tĩnh, tự tin vì đã nắm được những qui luật của cuộc sống, của lịch sử. Thơ Hồ Chí Minh mang nhiều đặc điểm của thơ ca phương Đông, hội họa phương Đông. Đó là cái thiên nhiên vĩnh cửu chưa được cá thể hóa trong thơ Đường. Lối vẽ chấm phá để nhiều khoảng trống, nhiều sự im lặng dành chỗ cho sự tưởng tượng của người đọc (Đêm lạnh, Hoàng hôn…). Đó là lối thơ giản dị mà hàm súc, nhiều ẩn dụ, nhiều tượng trưng, cấu tạo theo nhiều tầng ý nghĩa, mở ra nhiều liên tưởng trong tâm tư của người đọc theo kiểu “thi tại ngôn ngoại” (Cảnh chiều tối, Giải đi sớm, Học đánh cờ, Cột cây số, Nghe tiếng giã gạo…). Roger Denux, nhà văn Pháp, đã nhận xét tinh tế về thơ Hồ Chí Minh: “Thơ người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời. Phải yên lặng một mình đọc thơ Người, phải thỉnh thoảng ngừng lại để suy nghĩ mới cảm thấy hết những âm vang của nó và nghe những âm vang ấy cứ ngân dài mãi” [26]. Nhật kí trong tù đã kế tục nghệ thuật châm biếm sâu sắc trong các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Ái Quốc. Đối tượng châm biếm ở đây là chế độ Quốc dân đảng tàn bạo, thối nát. Nhà thơ đã phát hiện ra bản chất hài kịch của họ trên con đường suy thoái. Tiếng cười nảy sinh do mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức, giữa cái thực chất xấu xa bên trong của chế độ thống trị và mọi hình thức ngụy trang giả dối bên ngoài. Những người tù cờ bạc bị giải vào nhà lao mới biết pháp luật của chính quyền Tưởng Giới Thạch là một cái gì hết sức giả dối và ngược đời: “Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội; Trong tù đánh bạc được công khai; Bị tù con bạc ăn năn mãi; Sao trước không vô quách chốn này” (Đánh bạc) 19 Nhật kí trong tù là một bước tổng hợp mới của thi ca hiện đại Việt Nam. Tác giả đã sử dụng mọi thủ pháp nghệ thuật: tả thực, tượng trưng, ước lệ, chiết tự, chơi chữ, nói nhại và lúc cần tung phá cả luật lệ. Tập thơ đã kết hợp một cách khá nhuần nhị chất thép và chất trữ tình, trữ tình và tự sự, lãng mạn và hiện thực, phản ánh và triết lí, tính cổ điển và tính hiện đại. Nhật kí trong tù là một tác phẩm lớn của nền văn học cách mạng, là tập thơ đã cắm một cái mốc quan trọng trong lịch sử thơ ca Việt Nam. 1.3. Nhật kí trong tù nhìn từ đặc trƣng thể loại 1.3.1. Đặc trưng kí 1.3.1.1. Khái niệm Trong văn xuôi, bên cạnh tiểu thuyết, các thể kí văn học có một tầm quan trọng đặc biệt. Kí văn học là thể loại linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất. Kí phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống. Tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí. Do đó, sức hấp dẫn, sức thuyết phục của kí một phần lớn do chính sự việc được phản ánh trong tác phẩm. So với truyện ngắn, tiểu thuyết, kí phản ánh nhanh chóng và linh hoạt cuộc sống. Tác phẩm kí vừa có khả năng đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của thời đại đồng thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa, sâu sắc của nghệ thuật. Bao gồm nhiều thể khác nhau như kí sự, phóng sự, tùy bút, bút kí, nhật kí… nên tính chất cơ động của kí còn thể hiện ở chỗ nó có khả năng bám sát cuộc sống, phản ánh linh hoạt hiện thực bằng nhiều dạng thức khác nhau. Trong kí, các yếu tố tự sự, trữ tình, chính luận hào lẫn nên kí có thể phản ánh linh hoạt các sắc thái muôn màu của cuộc sống. Hư cấu trong kí giữ vai trò thứ yếu nhưng vai trò chủ quan của người viết kí cũng rất quan trọng. Tài nghệ của tác giả thể hiện ở chỗ biết chọn đúng đối tượng để viết, tìm hiểu đúng đối tượng để làm nổi bật tầm tư tưởng. Các thể kí văn học luôn được mở rộng khả năng sáng tạo cho 20 phù hợp với tính chất phong phú của đối tượng miêu tả. Tùy theo hình thức khác nhau của đối tượng miêu tả, nghệ thuật kí có cách xử lí và tái hiện riêng cho phù hợp. Kí cũng không gò bó người viết trong một phương thức biểu hiện và một phong cách duy nhất mà mở rộng, thừa nhận nhiều hình thức và nhiều phong cách sáng tạo. Kí văn học là nơi quy tụ và chọn lọc vào cửa ngõ nghệ thuật nhiều ngọn nguồn hoạt động ý thức và ghi chép về đời sống. Kí không phải là một thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép, miêu tả và biểu hiện của cuộc sống trong văn xuôi từ kí sự, phóng sự, bút kí, hồi kí cho đến nhật kí, tùy bút, bút kí chính luận. Với thể kí văn học thì nguyên tắc quan trọng của việc miêu tả người thật việc thật là phải tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả. Dù ở thể loại nhỏ nào thì vẫn phải lấy điểm tựa ở sự thật khách quan của đời sống và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả. 1.3.1.2.Đặc trưng kí Kí trước hết nhằm thông tin sự thật. Chức năng “ghi để nhớ không quên” có từ cội nguồn thể loại khiến các nhà viết kí trước hết phải hướng về tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện rồi ghi lại những “người thật, việc thật”, những biến cố, những vấn đề của đời sống. “Kí văn học có cách thức xây dựng điển hình không giống với các thể loại văn học như kịch, tiểu thuyết, thơ ca. Nó không theo con đường khái quát tổng hợp mà lựa chọn từ những người thật việc thật điển hình trong đời sống” [8, t.250]. Phần nhiều tác phẩm kí ra đời như bộc lộ phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự, những vấn đề nóng bỏng đang được đặt ra trong đời sống. Người viết kí không chỉ đặc biệt quan tâm và tôn trọng những sự kiện xã hội – lịch sử, mà chú ý tới tất cả các biểu hiện, những dạng hướng tồn tại và phát triển của cuộc sống, truyền đạt trung thực những gì mà theo tác giả là có giá trị, ý nghĩa với con người. Với thể loại kí, cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm, “tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí” [18, 21 t.365]. Sức hấp dẫn, sức thuyết phục của tác phẩm kí thường gắn chặt với tính chất có thật, xác thực của sự việc được phản ánh trong tác phẩm. Lấy điểm tựa ở sự thật khách quan của đời sống, kí văn học có khả năng mạnh mẽ trong việc tạo ra giá trị nhận thức, tạo ra sức thuyết phục, sức lay động đối với người đọc. Do được ghi lại một cách trung thực, con người, sự việc trong tác phẩm kí động đến người đọc, thuyết phục người đọc mạnh mẽ hơn. Nhiều tác phẩm kí văn học có giá trị như những tư liệu lịch sử quí giá, có ý nghĩa và tác dụng to lớn với nhận thức của người đọc và ngay cả với những sáng tạo nghệ thuật về sau. Không phải ngẫu nhiên mà kí còn được gọi là “văn học tư liệu – nghệ thuật”. Khởi nguồn từ những sự kiện, những nhu cầu có ý nghĩa thời sự của đời sống, hướng tới thông tin sự thật một cách trung thực, kí văn học vẫn có những đặc điểm khác với kí báo chí. Trong kí văn học, ngoài yêu cầu chưng cất các sự kiện hiện thực thời sự, tác giả sử dụng những chất liệu hiện thực và ngôn từ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc để xây dựng những hình tượng nghệ thuật vừa mang đậm dấu ấn của đời sống, vừa biểu hiện quan niệm thẩm mĩ độc đáo của bản thân. Kí báo chí thiên về thông tin hiện thực xác thực, kí văn học từ ghi chép sự thật hướng tới chức năng thông tin thẩm mĩ. Vì thế, kí văn học cũng tôn trọng tính xác thực của đối tượng phản ánh, vẫn thường chứa đựng hình tượng nghệ thuật đa nghĩa về một hiện thực thẩm mỹ, là nơi gặp gỡ của hai yếu tố cơ bản là hiện thực đời sống và giá trị nghệ thuật. Kí văn học cũng tái tạo sự kiện nhưng mục đích chủ yếu không phải chỉ thông tin về sự kiện xã hội, mà nhằm phản ánh cái hay cái đẹp và những giá trị, ý nghĩa xã hội thẩm mỹ của con người. Sự kiện trong kí văn học mang ý nghĩa hoàn cảnh nghệ thuật nhiều hơn. Việc lựa chọn đối tượng theo mục đích này khiến cho người thật việc thật trong kí văn học mang đậm ý nghĩa điển hình, và sự thật về sự kiện, con người mang ý nghĩa sâu rộng hơn tính thời sự 22 của chúng, có khả năng khêu gợi, tác động nhiều mặt đến người đọc. những chi tiết, sự việc, con người được ghi lại, thuật kể, suy ngẫm trong tác phẩm kí đều có địa chỉ, đều có thể kiểm tra. Tuy nhiên, thông tin sự thật, ghi chép sự thật không có nghĩa là sao chép cuộc sống, bê nguyên cuộc sống một cách nô lệ, thụ động vào tác phẩm. Những người thật việc thật, những biến cố, những vấn đề của đời sống khách quan được tác giả kí lấy làm điểm tựa đều được nhìn nhận, chọn lựa, khái quát, được khai thác ở những nội dung, những khía cạnh có ý nghĩa xã hội – thẩm mỹ nào đó. Trong tác phẩm kí, các chi tiết, sự kiện của cuộc sống vừa giữ được phẩm chất cơ bản của sự thật, của điển hình xã hội, lại vừa được nhìn nhận, cảm thụ, đánh giá theo cách nhìn độc đáo của riêng nhà văn. Nhằm xây dựng thế giới nghệ thuật, đưa ra những thông tin thẩm mỹ về người thật việc thật, tạo ra sức thuyết phục và tác động của tác phẩm trên cơ sở tôn trọng tối đa tính xác thực của đối tượng phản ánh, nói chung tác phẩm kí văn học thường hư cấu bằng cách loại bỏ những chi tiết thừa, ngẫu nhiên, tổ chức tài liệu theo một cấu trúc nào đó, chỉ hư cấu ở những thành phần không thể tái hiện một cách trực quan, chỉ có thể nắm bắt qua tưởng tượng. Hư cấu trong kí là sáng tạo tích cực của chủ quan nhà văn, không những làm nhòa địa chỉ và diện mạo ngoài đời của đối tượng phản ánh, mà còn là biện pháp làm cho hình tượng về cuộc sống trở nên sống hơn, thật hơn; các chi tiết của đời sống liên kết với nhau, soi chiếu lẫn nhau dưới ánh sáng một tư tưởng thẩm mỹ, một ý đồ nghệ thuật độc đáo mà tác giả muốn chuyển tới bạn đọc, vì thế mà trở nên có ý nghĩa, có giá trị nhân sinh sâu rộng và mạnh mẽ hơn. So với các loại tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, hình tượng tác giả trong tác phẩm kí có vị trí, vai trò đặc biệt nổi bật và quan trọng. Trong tác phẩm kí, sự thật của cuộc sống vẫn còn nguyên vẹn tính xác thực mà không còn là một tập hợp ngẫu nhiên thô mộc nữa, nhờ tác giả mà chúng đã trở thành những 23 chất liệu, những yếu tố tạo nên chỉnh thể thế giới nghệ thuật. Tác giả kí là người trực tiếp tiếp cận, nghiên cứu cuộc sống, phát hiện vấn đề, tìm tòi và khái quát ý nghĩa xã hội – thẩm mĩ của các chi tiết, sự kiện, con người được ghi chép, phản ánh trong tác phẩm. Tác giả kí cũng là người trực tiếp tham gia vào thế giới hình tượng của tác phẩm, phát huy khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, nối kết các chi tiết, sự kiện; trực tiếp trình bày tư tưởng, tình cảm cảu mình để hướng dẫn người đọc cảm thụ cuộc sống theo những định hướng nào đó. Kí là sự soi sáng cuộc sống bằng bó đuốc của những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm của tác giả, là sự nhức nhối của trí tuệ. Ở vị trí một hình tượng trung tâm trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm kí, hình tượng tác giả thường “bộc lộ rõ lập trường, tư tưởng chính kiến của nhà văn” về những hiện tượng nào đó của cuộc đời. Với nhiệt tình thuyết phục trong trình bày, phân tích, lí giải các hiện tượng của cuộc sống, hình tượng tác giả trong kí là cơ sở khiến “kí mang sức giác ngộ, động viên, giáo dục mạnh mẽ” [19, tr.206]. Đặc điểm văn học của kí bộc lộ rõ nhất ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật. Theo Nguyễn Tuân: “Cách diễn đạt của thể kí cũng rất đa dạng và phức tạp” [17]. Trước hết, ngôn từ nghệ thuật của kí hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trường hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống, vì thế vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thường, vừa khái quát. Bên cạnh đó, ngôn từ nghệ thuật trong kí cũng mang đậm tính chủ thể, gắn liền với đặc điểm cá tính sáng tạo của tác giả. Ngôn từ trong tác phẩm kí chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả - người chứng kiến và tái hiện các hiện tượng đời sống. Đồng thời, tác giả luôn là người đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của các nhân vật khác. Ngôn từ nghệ thuật trong kí thường rất linh hoạt về giọng điệu. Kí thường không chỉ trần thuật mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm. Cùng với trần thuật, 24 kí cũng khêu gợi xúc cảm ở bạn đọc, truyền xúc cảm, cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả tới bạn đọc. Loại kí trữ tình nghiêng về phần ghi nhận những cảm xúc và suy nghĩ chủ quan của nhà văn trước những sự kiện của đời sống khách quan, hoặc xen kẽ kết hợp giữa việc biểu hiện, bình luận, suy tưởng với miêu tả, kể chuyện. Chất cảm xúc trữ tình chiếm một vị trí quan trọng. Các loại kí trữ tình bao gồm nhiều thể: nhật kí, bút kí, tùy bút. Nhật kí là những trang ghi chép về cuộc đời riêng, cuộc đời chung theo sự việc diễn ra hàng ngày. Nhật kí thiên về tâm tình hơn là sự kiện. Điều quan trọng là nhật kí phải chân thực, chân thực với chân lí khách quan của cuộc sống và chân thực với bản thân mình. Chẳng thú vị gì khi chúng ta phải đọc những trang nhật kí viết khác đi với dòng suy nghĩ thật của người viết. Kí là một thể loại đáp ứng được linh hoạt nhất yêu cầu tuyên truyền, động viên, cổ vũ cho những phong trào xã hội nhất định, phục vụ sát sao nhiệm vụ đấu tranh cách mạng. 1.3.2. Đặc trưng thơ 1.3.2.1. Quan niệm về thơ Có thể nói, tìm một định nghĩa đầy đủ và toàn diện về thơ là điều rất khó. Nhưng có thể dẫn ra ở đây một vài quan niệm bao quát được một số đặc trưng cơ bản của thơ. “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường ” (Sóng Hồng).“ Ta thường làm cho thơ có 3 điều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự. Trong lòng có cảm xúc thực sự, rung cảm nên lời (…). Tình là người, cảnh là tự nhiên, sự là hợp nhất cả trời và đất, lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội 25 việc, gặp việc thì nói ra lời, thành tiếng. Như vậy, cảnh không hẹn đến mà tự đến, nói không mong hay mà tự hay, cứ như thế có thể trở thành người làm được thơ tao nhã” (Lê Quí Đôn). 1.3.2.2. Đặc trưng thơ Thơ là một trong những dạng cổ xưa nhất của văn học và vẫn tồn tại cùng với con người, qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thời cổ đại cho đến ngày nay, dù vị thế của thơ trong hệ thống các thể loại văn học có thể thay đổi qua các thời đại và cũng khác nhau ở từng nền văn học. Là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản chất của thơ lại rất đa dạng, có nhiều biến thái và màu sắc phong phú. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu. Thơ gắn với cuộc sống khách quan; chiều sâu và sự phong phú trong đời sống xã hội đã làm nên giá trị của những áng thơ bất hủ. Khó có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ về thơ. Chúng ta chỉ có thể xác định được những đặc trưng cơ bản của thơ để làm điểm tựa cho việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm. Thơ về cơ bản thuộc loại hình trữ tình, dù trong thơ có thể chứa đựng những yếu tố của tự sự, kịch hay nghị luận. Hơn nữa, thơ được xem là thể loại tiêu biểu hơn cả cho loại hình trữ tình. Vì thế, thơ trước hết cũng mang những đặc điểm của loại hình này. “Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện một cách khách quan các hiện tượng đời sống thì thơ trữ tình lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh” [21, tr.254]). Có nhiều cách xác định đặc trưng của thơ trữ tình. 26 Về phương diện nội dung thì thơ thiên về biểu hiện trực tiếp cảm xúc và suy tư của chủ thể trữ tình. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Yếu tố phong cảnh, sự việc, sự kiện trong thơ trữ tình không mang ý nghĩa độc lập khách quan mà chủ yếu nhằm bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy tư của chủ thể trữ tình. Chính vì tập trung vào thể hiện những cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm thầm kín, chủ quan của chủ thể trữ tình nên thơ trữ tình có khả năng biểu hiện những vấn đề và chân lí phổ quát của tồn tại con người như sự sống, cái chết, tình yêu, niềm tin, lí tưởng… Dựa vào nội dung cụ thể của bài thơ, người ta cũng chia ra các loại trữ tình phong cảnh, trữ tình tâm tư, trữ tình thế sự, trữ tình công dân. Nhưng trong thực tế các nội dung trữ tình này ít khi biệt lập mà thường phối hợp, đan xen trong một bài thơ. Về thời gian, do thơ trữ tình trình bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người nên cảm xúc của nhân vật trữ tình bao giờ cũng ở trong thời hiện tại. Chính nhờ đặc điểm này mà thơ trữ tình có thể tạo nên sự truyền cảm nhanh chóng cho người đọc. Những xúc cảm, suy tư riêng biệt, thầm kín của chủ thể trữ tình được người đọc tiếp cận như những rung động của chính họ. Về phương diện ngôn ngữ, thơ trữ tình có sự phân biệt rõ rệt với ngôn ngữ các loại văn bản nghệ thuật khác ở sự tổ chức đặc biệt của nó. Thơ bao giờ cũng là một cách tổ chức ngôn ngữ khác thường, trong đó đặc biệt chú trọng đến nhịp điệu và sự hàm súc, khả năng biểu đạt đặc biệt của từ ngữ ở phương diện âm thanh và phương diện tạo hình. Về hình thức tổ chức văn bản, thơ có thể bố trí thành các dòng thơ, khổ thơ nhưng cũng có thể viết liền mạch thành từng đoạn không xuống dòng. Dòng thơ (câu thơ) có thể có số âm tiết (chữ) cố định (4, 5, 6, 7, 8 chữ) như trong các thể thơ cách luật, mà cũng có thể không hạn định như trong thơ tự 27 do. Các dòng thơ có thể liên kết với nhau về mặt hình thức bằng vần (vần liền hoặc vần cách, vần chân hay vần lưng), nhưng cũng có thể liên kết bằng mạch cảm xúc, bằng ý. Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nhịp điệu là nét đặc thù cơ bản của tác phẩm trữ tình vì nó làm tăng thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết. 1.3.3. Nhật kí trong tù là một tác phẩm ký Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh hấp dẫn, cảm động người đọc vì nhiều lí do. Đọc hơn 100 bài thơ, chúng ta sẽ cảm thấy thật sự đứng trước một thi sĩ và một con người cao cả vĩ đại. Nhưng một mặt nữa, chúng ta cũng sẽ thấy rằng: trường hợp cấu tạo nên tập thơ ở đây có những nét đặc biệt. Hiểu như vậy sẽ hướng chúng ta tìm đọc Nhật kí trong tù như đọc một tập nhật kí, trước lúc đi vào những lĩnh vực khác như nghệ thuật thơ, như con người trong tập thơ này. 1.3.3.1.Trước hết, chúng ta hãy chú ý tới yếu tố thời gian được thể hiện ở Nhật kí trong tù. Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai đã gọi yếu tố thời gian trong Nhật kí trong tù là “tính chất ghi hàng ngày”. Và cũng theo ông, “nếu người đọc để ý đến khía cạnh này khi đọc hơn 100 bài trong tập thơ thì cái cảm giác của người thưởng thức sẽ được thêm khá nhiều thú vị, đặc biệt đậm đà” [3, tr.12]. Nhìn vào bảng mục lục của Nhật kí trong tù, người đọc có thể nhận thấy hai mùa thu đã trôi qua trên những dòng thơ được ghi chép trên cuốn nhật kí này. Đây là khoảng thời gian Bác bị bọn Quốc dân đảng giam giữ trên đất Quảng Tây từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Nhưng rồi 28 ngồi giở tập thơ từ trang nọ qua trang kia thì thỉnh thoảng chúng ta còn bắt gặp một vài con số hoặc một vài chi tiết chính xác hơn, về thời điểm, lồng vào trong lòng bài thơ hoặc ghi vào bên cạnh đầu đề. Đó là trường hợp 2 bài vịnh trung thu, viết trong những ngày đầu, cho biết là rằm tháng 8 Âm lịch năm ấy Bác đã bị chúng nó giam ở nhà lao Tĩnh Tây. Hay như trường hợp bài thơ “Tết Song thập bị giải đi Thiên Bảo” viết vào ngày Quốc khánh của chính phủ Quốc dân đảng 10/10/1942. Đối với thi nhân “giờ vui, cảnh đẹp, việc lạ, bạn hiền” thường vẫn là những nguồn cảm hứng dồi dào. Và khi người ta bị tù đày thì những ngày vui chung đó cố nhiên lại càng gợi cảm, càng xúc động. Cho nên không có gì là khó hiểu khi ta thấy trong một số bài thơ những tiêu chí như thế. Tiếp tục theo dõi dấu chân Người trên đường thử thách gian khổ này, bạn đọc sẽ thấy là ngày 02/11 năm ấy Bác bị cầm giữ ở nhà lao Nam Ninh. Thời gian đó gợi lại sự kiện lễ kỉ niệm ngày kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 được đánh dấu bằng 3 bài tứ tuyệt dưới đề mục: Song thập nhất, bài “Cảnh cáo” viết vào ngay ngày hôm sau. Mấy ngày sau nữa, một vài mẩu chuyện thời sự đọc trên mặt báo cũng đã được phản ánh vào tập thơ: các cuộc khởi nghĩa bên nước ta, và bữa tiệc bọn Quốc dân đảng địa phương đón tiếp phái đoàn chính phủ Anh sang thăm. Đến ngày 09/12 là ngày chúng giải Bác đi Liễu Châu. Bài thơ đó còn cho biết thêm tính đến ngày 09/12 năm ấy Bác đã bị cầm giữ hơn 100 ngày: “Muôn cay ngàn đắng đâu vô hạn: Mồng chín ta vừa đến Liễu Châu, Ngoảnh lại hơn trăm ngày ác mộng, Tỉnh ra còn gợn nét ưu sầu”. Ba tuần lễ sau, trên tập nhật kí Bác ghi thêm bài “Tứ cá nguyệt liễu” (Bốn tháng trời rồi). Như thế có nghĩa là vào khoảng cuối năm 1942, đầu năm 29 1943 Bác vẫn bị giam ở Liễu Châu. Trên con đường bị giải đi giải lại từ nhà lao Liễu Châu đi Quế Lâm, rồi lại từ Quế Lâm về Liễu Châu, cuốn nhật kí tiếp tục ghi thêm một vài con số về thời điểm. Những khoảng thời gian được ghi lại trên trang sách chứa đựng bao nhiêu sự việc, cảnh ngộ và tâm tình, từ khi người bị bắt ở phố Túc Vinh, vào nhà lao đầu tiên ở Tĩnh Tây cho đến cảm hứng thi ca cuối cùng khép lại tập thơ sau 14 tháng phải chịu cảnh tù đày. Trong tập thơ, thời gian được ghi lại theo một hành trình đầy gian khổ. Từng trang thơ của Nhật kí trong tù giúp người đọc dễ dàng bắt gặp những chi tiết chính xác về thời điểm được lồng vào trong bài thơ hoặc ghi bên cạnh đầu đề cùng những địa danh. Điều đó cho thấy chất liệu hiện thực được sử dụng có dụng ý nghệ thuật trong tập thơ này. Mỗi sự việc được Bác nhắc đến trong tập thơ là một chi tiết chân thực và chính xác góp phần khắc họa bức tranh màu xám của chế độ nhà tù hà khắc và rộng ra là cả chế độ xã hội cũ xấu xa, thối nát. Qua đó chúng ta cảm thấy thấm thía những nỗi đau đớn mà một xã hội thú tính có thể gán ép cho con người lương thiện. Đồng thời ta còn thấy rõ sức chịu đựng kiên cường của một người chiến sĩ cách mạng chân chính, một nghệ sĩ cách mạng trên đường đấu tranh cho chính nghĩa, cho lý tưởng. Những trang kí bằng thơ được viết ra trong ngục tù và xiềng xích cho thấy khả năng chịu đựng, khả năng vượt mọi đau khổ, cực nhục để đấu tranh của con người. Chú ý tới khía cạnh kí của tập thơ chúng ta sẽ thấy rõ hơn bản lĩnh cao quí của người làm thơ, một người chiến sĩ cách mạng kiên cường, một người cộng sản chân chính. 1.3.3.2. Tính chất kí của Nhật kí trong tù cón thể hiện ở yếu tố không gian. Theo dõi Nhật kí trong tù người đọc đã tìm thấy những địa điểm, những tên đất, những địa danh. Thông qua những địa danh đó, chúng ta biết được rằng trong thời gian 14 tháng bị giam cầm chủ tịch Hồ Chí Minh đã bị giải lui giải tới gần 30 nhà tù xã và huyện. Về vấn đề không gian trong tập Nhật kí trong 30 tù, Đặng Thai Mai cho rằng theo dõi Nhật kí trong tù sẽ giúp chúng ta “tái hiện một bản đồ tương đối chi tiết, có ghi rõ tên huyện, tên xã của tỉnh Quảng Tây những năm 1940, đối với nhà nghiên cứu có phần chắc không phải là vô ích” [3, t. 20 - 21]. Người đọc có thể theo dõi trên bản đồ này con đường Bác đã đi qua trong thời kì bị giam giữ hơn 14 tháng trời và giải khắp 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Theo những trang thơ lần lượt là tên các nhà tù: Tĩnh Tây, Long Tuyền, Điền Đông, Thiên Bảo, Quả Đức, Đồng Chính, Nam Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Lai Tân, Liễu Châu, Quế Lâm. Bài thơ Bị bắt giữ ở phố Túc Vinh đã cho người đọc biết địa danh đầu tiên trong Nhật kí trong tù: “Túc Vinh mà để ta mang nhục, Cố ý dằng dai, chậm bước mình; Bịa chuyện tình nghi là gián điệp Cho người vô cớ mất thanh danh”. Rất nhiều bài thơ trong Nhật kí trong tù đã cho chúng ta thấy được những địa danh xác định: “Cơm xong bóng đã xuống trầm trầm Vang tiếng đàn ca, rộn tiếng ngâm; Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối Bỗng thành nhạc quán viện hàn lâm”. Vài nét bút chì ở tập Nhật kí trong tù sẽ nêu lên với bạn đọc những tình tiết mà một bài tường thuật chắc không làm nổi. Yếu tố không gian trong Nhật kí trong tù luôn được gắn liền với yếu tố thời gian và được coi là điều kiện cơ bản cho mọi hoạt động của con người. Nhưng một mặt nữa cũng có thể cho rằng: tự nó, hai yếu tố này sẽ không có nội dung, không có giá trị gì nếu không gắn với hoạt động của con người. Qua đây, người đọc sẽ hiểu tập Nhật kí trong tù trên một mặt phẳng rộng rãi hơn, tới một mức độ sâu sắc hơn. 31 1.3.3.3. Yếu tố tả thực cũng là một phần rất quan trọng làm nên tính chất kí ở Nhật kí trong tù. Nhật kí trong tù là một tác phẩm tả thực. Mà tả thực ở đây không phải chỉ là phô bày cái đau đớn của cõi người, của cuộc sống, nó còn là một bản cáo trạng đồng thời cho chúng ta thấy tất cả khả năng của con người. Trước hết là khả năng vượt mọi đau khổ cực nhọc để đấu tranh và đấu tranh để đi tới thắng lợi. Có thể nói, Nhật kí trong tù thể hiện rõ chức năng của một trang nhật kí, ghi lại sự việc hàng ngày, từ chuyện ăn uống, sinh hoạt của tù nhân, bộ mặt của kẻ thù cho đến cả những tin tức ở bên ngoài bay tới lọt vào bốn bức tường nhà giam. Nghe tiếng gà gáy, tiếng giã gạo từ nhà bên, lính canh lấy cắp gậy, chuyện nước nôi khan hiếm, giấc ngủ không an trong đêm lạnh, cái cùm hung dữ, mụn ghẻ, chiếc răng rụng… Đó là những sự việc hết sức chân thực. Những chất liệu hiện thực trên được sử dụng nhằm hàm ý phê phán tố cáo chế độ nhà tù hà khắc. Đó không chỉ là những ghi chép tự nhiên hoặc ngẫu nhiên. Mỗi sự việc đều là một chi tiết chân thực và chính xác góp phần khắc họa bức tranh màu xám của chế độ nhà tù và rộng ra là của xã hội cũ xấu xa, thối nát. Nội dung phản ánh hiện thực là một mặt quan trọng góp phần tạo nên giá trị phong phú của tập thơ. Những bức tranh xã hội tuy thu nhỏ nhưng đậm nét và điển hình, những chân dung được phác họa sắc sảo, những hình ảnh chân thực dễ liên kết trong nhận thức để tạo nên những phác họa rộng rãi về đời sống. Tất cả đều được ghi chép với năng lực nhận thức sâu sắc và sáng tạo độc đáo. Có thể nói, Nhật kí trong tù thể hiện rõ chức năng của một trang nhật kí, ghi lại sự việc hàng ngày, từ chuyện ăn uống, sinh hoạt của tù nhân, bộ mặt của kẻ thù cho đến cả những tin tức ở bên ngoài bay tới lọt vào bốn bức tường nhà giam. Nhật kí trong tù phản ánh chân thực đời sống vô cùng khắc nghiệt trong tù ngục. Tù nhân phải chịu đựng cảnh sống chẳng ra người. Nào cùm kẹp, đói rét, bệnh tật thi nhau tấn công từ bốn phía. Những điều kiện sống của con người đều bị tước bỏ đến mức tối thiểu: 32 “Lót lòng mỗi bữa lưng cơm đỏ Không muối, không canh cũng chẳng cà” Hay: “Mỗi người nửa chậu nước nhà pha, Rửa mặt pha trà tự ý ta Muốn để pha trà đừng rửa mặt Muốn đem rửa mặt chớ pha trà”. Hiện thực được thể hiện ở tập thơ này còn là những bức tranh chân thực giản dị, ghi lại trung thực hình bóng đời sống nên Nhật kí trong tù được coi là một bài ca hùng tráng, một bài học sâu sắc. Con người ở đây đã làm chủ được tình thế, vì đã có niềm tin, tin vào xu thế của lịch sử, tin vào chính nghĩa mà mình sẵn sàng hy sinh đến cả hạnh phúc và tự do để bảo vệ cho kì được và tin vào giá trị của tinh thần. Con người ở đây tranh đấu cho tự do và trong tù ngục vẫn luôn luôn tự do. Chú ý tới tính chất tả thực của Nhật kí trong tù nghĩa là chú ý tới khía cạnh thời sự của tác phẩm, chúng ta sẽ có một căn cứ vững chắc hơn để hiểu tất cả cái hay của nghệ thuật tập thơ và đằng sau chất thơ ấy thấy rõ hơn cái bản lĩnh cao quí của người làm thơ. 1.3.4. Nhật kí trong tù là một tác phẩm thơ 1.3.4.1.Trong thơ, chủ thể hiện ra trong hình thức cái tôi trữ tình hoặc hóa thân vào một nhân vật trữ tình. Cái tôi trữ tình không phải lúc nào cũng hiện diện với cách xưng “tôi” hay “ta” trong bài thơ. Trong thơ hiện đại, cái tôi của chủ thể trữ tình thường công khai và có ý thức mạnh mẽ tự biểu hiện, không chỉ xúc cảm, quan niệm của mình về thế giới mà còn cả những điều thầm kín riêng tư nhất. Đọc một bài thơ trữ tình cần nhận ra đó là lời của ai, cũng có nghĩa là nhận ra chủ thể trữ tình trong dạng của nhân vật trữ tình. Hệ thống ngôn từ, giọng điệu, những từ xưng hô trong bài thơ là những căn cứ để người ta xác định ra cái tôi trữ tình và nhân vật trữ tình. 33 Trong Nhật kí trong tù, cái tôi trữ tình thường hòa lẫn trong thiên nhiên và ngoại cảnh. Nhật kí trong tù là một tập thơ lớn – một tập thơ có đến hơn trăm bài mà cảm hứng lại rất tập trung. Đó là cảm hứng về tự do; tự do cho dân tộc, cho nhân loại và cho bản thân nhà thơ. Cảm hứng ấy được thể hiện rất phong phú và đa dạng. Ở đó còn thể hiện tình thương yêu đối với thiên nhiên, con người và cuộc sống. Có nhà phê bình văn học đã từng nhận định: “Đọc Nhật kí trong tù chúng ta được gặp tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng… Tôi cảm thấy trái tim vĩ đại đó đã tỏa sáng chói ngời trong một hoàn cảnh tối tăm” [33]. Chúng ta hiểu ánh sáng đó là ánh sáng của tình thương người. Bác ái ngại cho cảnh vợ đến thăm chồng ở trong ngục; người ở trong cửa sắt, người ở ngoài cửa sắt muốn trò chuyện với nhau mà chẳng nói được nên lời. Có lần, trong nhà tù bỗng nổi lên một tiếng sáo. Qua tiếng sáo đó, Bác không những đoán được nỗi lòng của người thổi sáo mà còn nghĩ đến một người nào đó ở phương xa cũng đang bồi hồi thương nhớ. Bác còn thương người bạn tù chỉ có cái chăn bằng giấy bồi đêm thu trằn trọc ngủ chẳng yên. Thương người tù cờ bạc nghèo không có gì ăn. Thương người bạn tù đêm qua còn nằm dựa lưng vào Bác sáng ngày đã chết cứng. Thương những người phu làm đường quanh năm suốt tháng dãi gió dầm mưa mà công lao nào mấy ai biết. Thương nhất là những em bé phải vào tù thay cho cha mình. Giữa ngục tù, ánh sáng vẫn ngời lên, đó là ánh sáng của một tấm lòng thương người và yêu đời vô hạn. Giữa bao nhiêu khổ cực Bác vẫn vui, vẫn cảm thấy cái vui tràn ngập trong cuộc sống. Một trong những biểu hiện rất cao của tình thương người và lòng yêu đời chính là lòng yêu nước: “Nhật kí trong tù canh cánh một nỗi lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn đến bờ sông, nhớ lá cờ nghĩa đang 34 tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả lúc mơ” (Hoài Thanh – Tiếng hát tự do). Tình thương người, lòng yêu đời, yêu nước trong Nhật kí trong tù là tâm tình của một người cộng sản, nó gắn liền với chiến đấu, dứt khoát hướng về chiến đấu, vững tin ở chiến thắng. Đó phải chăng chính là sự thể hiện của cái tôi chủ thể trữ tình trong Nhật kí trong tù là sự bình tĩnh, ung dung, lạc quan, tự tại của một người chiến sĩ cách mạng vượt lên mọi gian khổ, khó khăn. Hình ảnh Bác trong Nhật kí trong tù một mặt là hình ảnh sảng khoái, hào hùng của người chiến sĩ kiên cường, coi thường mọi gian nan thử thách; có khi như đứng trên đỉnh cao của thời đại, ôm trùm cả thế giới bao la. Nhưng, mặt khác, lại là hình ảnh của một con người không bao giờ thỏa mãn với mình, vẫn khiêm tốn trước cuộc đời, vẫn thấy cần tiếp tục rèn luyện nữa, rèn luyện mãi. Phải có một tâm hồn rộng mở, một sự cảm nhận tinh tế có thể lắng nghe được bước đi của thời gian, tiếp nhận được động, tĩnh của cỏ cây, hoa lá, trăng sao; phải có sự kế thừa và thăng hoa mới có được những vần thơ sâu nặng cảm xúc và rộng mở âm vang như vậy. 1.3.4.2. Mỗi bài thơ thường tập trung biểu hiện một tâm trạng, nên thơ trữ tình thường không dài. Nhưng để tâm trạng được biểu hiện một cách tập trung và gây được hiệu quả truyền cảm thì cần đến nghệ thuật tổ chức kết cấu bài thơ. Có nhiều cách kết cấu, nhưng về cơ bản thì kết cấu của tác phẩm trữ tình chính là mạch diễn biến của tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tìm hiểu nội dung trữ tình của bài thơ nhất thiết phải tìm ra được mạch diễn biến, triển khai của tâm trạng, cảm xúc, suy tư của chủ thể trữ tình. Trong thơ trữ tình, bố cục là hình thức tổ chức bề mặt của bài thơ, bao gồm việc phân chia thành các khổ, các đoạn thơ, phần mở đầu, phần khai triển và phần kết thúc. Ở Nhật kí trong tù, thể thơ tứ tuyệt là thể thơ có luật lệ chặt chẽ thì bố cục của bài thơ cũng được qui định chặt chẽ với các qui tắc về niêm, luật rất rõ ràng. Kết cấu của một bài thơ là toàn bộ tổ chức phức tạp của bài thơ, bao gồm mọi 35 yếu tố và tầng bậc của tác phẩm, để bài thơ thành một chỉnh thể thống nhất và sinh động. Kết cấu chi phối việc tổ chức mọi yếu tố (ngôn từ, chất liệu, hình ảnh, hình tượng, giọng điệu, cảm xúc, ý tưởng…), nhưng yếu tố cơ bản qui định nên kết cấu của một bài thơ chính là mạch diễn biến của cảm xúc và ý tưởng. Nó làm nên cốt lõi của bài thơ và chi phối sự tổ chức mọi yếu tố khác. Tư tưởng và cảm xúc trong thơ không thể tách rời mà hòa quện thống nhất, ngay cả khi nhà thơ đưa ra một triết lí thì nó cũng không tồn tại một cách khách quan. Cảm xúc và tư tưởng trong thơ không tồn tại dưới dạng trần trụi hoặc trừu tượng, mà phải được hóa thân trong hình ảnh, hình tượng thơ. Phân tích kết cấu thơ trữ tình trong Nhật kí trong tù cần chú ý đến tứ thơ, cấu tứ. Có thể hiểu tứ thơ là sự hóa thân của ý tưởng và cảm xúc vào hình tượng thơ. Còn cấu tứ là cách tổ chức tứ thơ tạo mạch vận động và những tương quan của tư tưởng, cảm xúc, hình tượng trong bài thơ. Ở Nhật kí trong tù, mỗi bài thơ đều cho người đọc cảm nhận về một tứ thơ hay, tức là tứ thơ tạo được sự mới lạ, độc đáo, bất ngờ nhưng vẫn tự nhiên, không phải là sự bố trí cố ý của nhà thơ. “Ngắm trăng” là một ví dụ. Bài thơ có hai hình tượng chính, trăng và thi nhân (nhân vật trữ tình của bài thơ). Sự đối lập trong quan hệ giữa thi nhân và trăng ở hai hoàn cảnh sống khác nhau: tự do và mất tự do. Hai hoàn cảnh sống như vậy cũng đã gợi ra một ý tưởng nhưng tứ thơ và cũng là chỗ sâu sắc trong tư tưởng của nhà thơ chỉ thực sự bật ra khi xảy đến một tình huống bất thường: cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Khi ấy, nhân vật trữ tình – thi nhân – đã quên đi hoàn cảnh của mình để tự do thưởng ngoạn vẻ đẹp của ánh trăng qua song sắt nhà tù. Tứ thơ ở Nhật kí trong tù linh hoạt, biến hóa thật kì lạ: Người đọc đang cảm thấy nặng nề, đau xót trước tình cảnh một người tù phải chịu khổ hình, bỗng nhiên thấy thảnh thơi, sảng khoái. Tứ thơ đều bắt đầu từ mạch trữ tình, giàu xúc động, nên tạo ngay sự cảm thương và đồng tình với người đọc. Từ đó, cảm xúc trữ tình chuyển hóa nhanh chóng sang làm nền cho tứ thơ châm biếm do đó sự châm biếm không khô lạnh bên ngoài mà gây được những xót xa tự bên trong. 36 1.3.4.3. Nếu “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M. Gorki) thì mọi khả năng biểu đạt, sức mạnh và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học được thể hiện đầy đủ hơn cả trong thơ. Ngôn ngữ thơ mang đầy đủ các đặc điểm của ngôn ngữ văn học nói chung, đồng thời có những đặc điểm riêng như: tính bão hòa về cảm xúc, giàu nhạc tính. Trước hết có thể dễ dàng nhận ra rằng ngôn ngữ thơ, thứ ngôn ngữ tuy có bắt nguồn từ đời sống con người nhưng đã được tổ chức một cách đặc biệt. Tính đặc biệt của ngôn ngữ thơ thể hiện ở nhiều mặt: từ từ vựng, ngữ nghĩa đến ngữ pháp, sự liên kết trong văn bản,… Ngôn ngữ thơ gắn chặt với đặc điểm ngôn ngữ của mỗi dân tộc đồng thời cũng mang rõ dấu ấn cá tính phong cách nhà thơ. Như ở các thể loại văn học khác, thơ cũng khai thác chức năng miêu tả tạo hình và chức năng biểu hiện của ngôn ngữ. Nhưng vì thuộc loại hình trữ tình nên ngôn ngữ thơ đặc biệt tập trung vào chức năng biểu hiện của ngôn ngữ. Vì thuộc loại hình trữ tình nên ngôn ngữ thơ đặc biệt tập trung vào chức năng biểu hiện mà cụ thể là tâm trạng, cảm xúc, suy tư của chủ thể trữ tình. Ngôn ngữ thơ thường có nhiều từ ngữ cảm thán, hô gọi, những câu hỏi tu từ và sử dụng phổ biến các phương thức chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng. Nhật kí trong tù thể hiện một lối thơ giản dị mà hàm xúc, nhiều ẩn dụ, nhiều tượng trưng, cấu tạo theo nhiều tầng nghĩa, mở ra nhiều liên tưởng trong tâm tư người đọc. Về hình thức, những bài thơ trong Nhật kí trong tù có đặc điểm chung là giản dị, trong sáng. Chúng ta không thấy một bài nào gò ép hay chú ý đẽo gọt quá. Bằng ngòi bút tả thực, có nhiều bài về nội dung của nó toàn những chuyện rất thông thường, nhưng đọc lên vẫn thành thơ, hoặc những sự vật xa lạ với thơ nhưng đã được thi vị hóa một cách rất hóm hỉnh. Còn có những bài thơ mà làm thơ không khác gì kể chuyện, nhưng lại là bài thơ tả thực rất hay. Giản dị, dễ hiểu là thơ của Hồ Chủ tịch, nhưng cũng có lúc bằng lối văn hài hước trào phúng nó đã trở nên một vũ khí đấu tranh sắc bén. Giọng thơ thể hiện trong tập Nhật kí trong tù không đơn diệu là vì nó theo sát tính phong phú của ý thơ. Ngay những bài thơ trào phúng cũng mỗi bài một khác. Có bài đanh thép như một 37 cái tát đánh vào mặt quân thù (Kể chuyện nộp tiền đèn). Có bài lời thơ tựa hồ dửng dưng mà thực ra tràn đầy căm giận như bài dựng lên cái cảnh tượng “thái bình” ở huyện Lai Tân. Có bài xót xa chua chát. Có bài như bài nói của Bác đùa về chuyện ghẻ nhưng lại là một tiếng cười vui để lấy thêm sức mà chống đỡ. Chính vì thế nhà thơ Hoàng Trung Thông trong bài Đọc thơ Bác đã viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn ung dung bát ngát tình” Rất bình tĩnh ung dung mà cũng rất bình thường giản dị, chuyện thơ gồm đủ chuyện lớn nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, lời thơ cũng là lời nói hồn nhiên bình dị, không một lúc nào có những lời lẽ gọi bằng “văn chương”. 38 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢNG DẠY NHẬT KÍ TRONG TÙ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Thực trạng giảng dạy Nhật ký trong tù trong chƣơng trình Ngữ văn trung học phổ thông 2.1.1. Vị trí của Nhật ký trong tù trong chương trình Ngữ văn THPT Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác gia lớn và quen thuộc trong chương trình văn học hiện đại nói chung và văn học phổ thông nói riêng, đã để lại cho hậu thế một khối lượng đồ sộ các tác phẩm thuộc nhiều thể loại, được viết với nhiều phong cách và nhiều thứ tiếng khác nhau. Từ hơn bốn thập kỉ nay, nhiều trước tác của Người đã được lựa chọn và đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông như: Tuyên ngôn độc lập, Nhật ký trong tù, Truyện và kí… Những trước tác ấy có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, tình cảm cách mạng, lòng tự hào dân tộc, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ Việt Nam. Trong chương trình môn Văn ở trường phổ thông hiện nay, Hồ Chí Minh là một trong 9 tác gia được lựa chọn để giảng dạy với tư cách là tác gia lớn của nền Văn học Việt Nam. Có thể nói, trước tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt nhiều năm qua đã trở thành tài liệu học tập không thể thiếu cho học sinh, giáo viên các trường phổ thông, các trường Cao đẳng đại học cũng như các thế hệ người Việt. Việc lựa chọn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, một vị nguyên thủ quốc gia ở vị trí tác gia lớn của chương trình văn học trong nhà trường là một việc hiếm thấy xưa nay đối với hàng ngũ những vị đứng đầu các triều đại, các nhà nước. Trong lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay cũng có nhiều vị đứng đầu các triều đại phong kiến làm thơ viết văn và cũng để lại nhiều sáng tác có giá trị song chưa một vị nào trong số đó được đưa vào giảng dạy trong nhà trường như một tác gia lớn. Việc lựa chọn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí 39 Minh là một tác gia lớn trong chương trình văn học phổ thông bởi lẽ Người là một nhà văn, nhà thơ thực thụ, một tác gia lớn của nền Văn học Việt Nam hiện đại. Chính giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật ở các tác phẩm văn chương của Người đã tạo dựng cho Người vị thế tác gia văn học lớn. Trên thực tế, học sinh đã được làm quen và học một số tác phẩm thơ Hồ Chủ tịch ở cả 2 bậc THCS và THPT. Hiện nay, ở THCS các em được học “Ngắm trăng” và “Đi đường”. Ở THPT, các tác phẩm Nhật kí trong tù được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn học kì 2 lớp 11 ban Cơ bản bao gồm “Chiều tối” (Mộ) và “Lai Tân” (đọc thêm). Ban Khoa học xã hội và nhân văn gồm bài “Khái quát về Nhật kí trong tù”, “Chiều tối”, “Lai Tân” và đọc thêm bài “Giải đi sớm”. Như vậy, trong chương trình Ngữ văn THPT, các bài học về tác phẩm của Hồ Chí Minh thật khiêm tốn so với sự nghiệp văn học và cách mạng của Người. So với sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, số tác phẩm của Hồ Chí Minh bị đưa ra khỏi Ngữ văn 12 không phải là ít. Qua khảo sát chúng tôi thấy mặc dù được đánh giá là một trong 9 tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại nhưng số lượng tác phẩm thơ của Hồ chủ tịch được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu thơ văn của đại đa số giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, tình hình giảng dạy thơ Bác trong trường phổ thông hiện nay còn nhiều vấn đề cần bàn bạc để đi đến mục tiêu tìm hiểu thơ văn Hồ chủ tịch một cách toàn diện nhất. * Hệ thống các văn bản văn học trong SGK văn học 10,11,12 (chương trình chuẩn và nâng cao) (Phụ lục) Từ bảng hệ thống các văn bản văn học ở bộ SGK Ngữ văn các lớp 10,11,12 trong trường THPT, ta thấy số lượng văn bản thơ Hồ Chí Minh rất khiếm tốn so với các văn bản thơ khác: 40 Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng văn bản thơ và văn bản thơ Nhật kí trong tù STT Thể loại Chƣơng trình chuẩn Chƣơng trình nâng cao 1 2 Văn bản thơ Văn bản thơ Hồ Chí Minh 10 11 12 10 11 12 22 23 11 29 28 12 0 2 0 0 3 0 2.1.2. Những thuận lợi – khó khăn 2.1.2.1. Thuận lợi Đối với học sinh THPT, văn thơ Hồ chủ tịch không hề xa lạ. Nền tảng để các em khám phá, tìm hiểu Nhật kí trong tù chính là những kiến thức đã được tìm hiểu ở THCS. Mặc dù là thơ chữ Hán nhưng tiếp nhận không phải là điều khó khăn với học sinh bởi các em đã được học và biết một số lượng từ Hán Việt nhất định. Mặt khác, theo thống kê của các nhà nghiên cứu, tiếng Việt hiện đại có tới 60 – 70% từ Hán Việt nên không phải mọi câu thơ chữ Hán đều xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Hơn nữa, trong mỗi tác phẩm đều có sẵn bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ, các em có thể đối chiếu để tìm hiểu cái hay cái đẹp của tác phẩm. Thể thơ Đường luật ngắn gọn, cô đúc kết hợp với việc dùng chữ Hán hàm súc, uyên thâm, giàu ý nghĩa cho nên mặc dù có khó khăn trong bước đầu tìm hiểu tác phẩm nhưng càng hiểu sâu các em càng bị cuốn hút và hấp dẫn. Dạy - học các tác phẩm trong Nhật kí trong tù, giáo viên và học sinh có thể tham khảo nhiều tài liệu nghiên cứu phong phú và chất lượng của các tác giả đầu ngành như Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Huy Liệu, Phong Lê… Điều đó rất thuận lợi cho quá trình giảng dạy và học tập tác phẩm của Hồ chủ tịch. 41 2.1.2.2. Khó khăn Dù có nhiều thuận lợi trong tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm trong Nhật kí trong tù nhưng điều đó không có nghĩa là không tồn tại những khó khăn. Thứ nhất, các em tiếp cận tác phẩm qua bản dịch nghĩa, dịch thơ, mà bất cứ bản dịch nào cũng không thể truyền đạt đầy đủ ý nghĩa và cái hay, cái đẹp của nguyên tác. Bản dịch nghĩa chỉ có thể diễn nôm na ý nghĩa các từ Hán Việt. Bản dịch thơ cố gắng giữ được tương đối cấu tứ của nguyên tác còn chất hàm súc, vẻ đẹp của hình tượng thơ thì rất khó để truyền tải được. Vì thế khi giảng dạy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh so sánh, đối chiếu để tìm hiểu giá trị của nguyên tác. Thực tế, nhiều học sinh cảm thấy ngại trước những bài thơ chữ Hán, không nhiệt tình hợp tác với giáo viên trong giờ học, khiến giáo viên không khỏi lúng túng trong quá trình giảng dạy. Giáo viên giảng giải, cắt nghĩa, hướng dẫn học sinh tìm hiểu dễ khiến bài học trở nên rời rạc. Thứ hai, thơ Bác là con người Bác: bình dị, gần gũi nhưng không phải bao giờ cũng dễ hiểu. Những vần thơ trong Nhật kí trong tù của Người tuy giản dị, nhiều lúc chỉ như lời kể, lời nói, lời bộc bạch về cuộc sống trong tù hết sức chân thực nhưng lại mang nhiều tầng ý nghĩa. Nó thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác trước cuộc sống và một tinh thần thép của người cộng sản vĩ đại. Nói như Hoài Thanh: “Thơ Bác luôn bình dị nhưng bình dị mà sâu. Đọc lên ai cũng hiểu nhưng tìm hiểu mãi vẫn hiểu không cùng”. Khó khăn thứ ba là thời gian dành cho tác phẩm. Ở ban Cơ bản, Chiều tối (1 tiết) và Lai Tân được đưa vào đọc thêm cùng 3 bài khác là Nhớ đồng Tố Hữu, Tương tư - Nguyễn Bính, Chiều xuân - Anh Thơ (1 tiết). Còn ở ban Khoa học xã hội và nhân văn bài Khái quát về Nhật kí trong tù, Chiều tối, Lai Tân và đọc thêm bài Giải đi sớm, tất cả thu gọn trong 2 tiết 93, 94. Trong thời gian ngắn như vậy, giúp học sinh khám phá, tìm hiểu hết giá trị cái hay cái đẹp của tác phẩm không phải là điều dễ dàng với đa số anh chị em giáo viên. 42 Những vấn đề đó đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn cho mình những biện pháp dạy học tối ưu nhất sao cho trong khoảng thời gian đó vừa giúp học sinh chiếm lĩnh được vẻ đẹp nghệ thuật, tư tưởng của bài học, vừa khơi dậy cho các em niềm say mê học tập văn thơ, tìm hiểu tâm hồn vĩ đại của Hồ chủ tịch nói riêng và tác phẩm văn chương nói chung. 2.1.3. Thực trạng giảng dạy Nhật ký trong tù ở trường THPT Thời đại chúng ta đang sống là thời đại công nghệ, dễ hiểu là đại đa số học sinh chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế… ít học sinh có hứng thú học văn. Bên cạnh đó tâm lí học sinh cho rằng học văn không thiết thực, ít có học sinh hứng thú học văn, bởi phần đông học sinh nghĩ rằng năng lực văn là năng lực tự nhiên của con người. Do đó việc tiếp nhận tác phẩm văn chương ở trường phổ thông nói chung và Nhật kí trong tù nói riêng còn tồn tại nhiều điểm thuận lợi cũng như khó khăn. Mặc dầu hiện nay giáo viên đã rất có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung, về phương pháp giảng dạy Nhật kí trong tù nói riêng nhưng việc thực hiện mới chỉ mang tính hình thức chứ chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Dạy Nhật kí trong tù, nhiều giáo viên vẫn thiên về thuyết lý đạo đức, thiên về hoàn cảnh ra đời để gán cho mỗi bài thơ một nội dung mang tính xã hội. Giáo viên chỉ giải thích từ ngữ mà chưa chú ý hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình; chưa cho học sinh phân biệt được chủ thể sáng tạo – cái tôi trữ tình; chưa hướng dẫn học sinh tìm ra mạch cảm xúc của từng nhà thơ, sự vận động cảm xúc trong từng nhà thơ và tìm ra cao trào cảm xúc. Hầu như ít giáo viên chú ý tới vấn đề không gian, thời gian trong từng tác phẩm. Việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà vẫn nặng về hình thức, giáo viên chưa chú ý đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài, ngay cả khâu kiểm tra bài trên lớp cũng chỉ dừng lại ở chỗ bắt học sinh 43 tái hiện lại kiến thức do thầy đã dạy ở bài trước hay bắt học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. Hệ thống câu hỏi phân tích tác phẩm trên lớp vẫn là hình thức chiếu lệ, chưa phát huy được trí tuệ, năng lực nhận thưc thẩm mĩ của học sinh. Việc giảng bình của thầy chủ yếu thiên về giảng mà ít bình. Học sinh chưa tự giác tích cực học tập vì thế hiệu quả bài dạy chưa cao, chỉ học sinh ở lớp ban Khoa học xã hội còn chịu hó học tập, suy nghĩ và có trình độ hiểu văn. Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh còn bị hạn chế. Học sinh còn tồn tại với tư cách là đối tượng dạy của giáo viên, vì thế quan hệ giữa học sinh và giáo viên là quan hệ một chiều: thầy dạy, trò ghi. - Chưa tìm hiểu kĩ về đặc trưng thể loại của Nhật kí trong tù cũng như phong cách tác giả. - Chưa tìm ra phương pháp dạy thơ Bác một cách hiệu quả. - Phần lớn GV vẫn dạy các tác phẩm Nhật kí trong tù theo phương pháp truyền thống, chưa chú ý tới việc tiếp nhận của học sinh, chưa chú ý nhiều tới thể loại và yêu cầu đổi mới phương pháp. - Chưa tìm hiểu kĩ về đặc trưng thể loại thơ Nhật kí trong tù một cách sâu sắc để giờ giảng có sức hút đối với học sinh. Để tìm hiểu thực trạng dạy học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù trong nhà trường phổ thông, tôi đã sử dụng cách thức chủ yếu là phát phiếu điều tra đến giáo viên và học sinh tại 2 trường: - THPT Trần Nguyên Hãn – quận Lê Chân – thành phố Hải Phòng. - THPT Ngô Quyền – quận Lê Chân – thành phố Hải Phòng. Tổng số phiếu gửi đến giáo viên là 32 phiếu, học sinh là 180 phiếu ở cả 2 trường. Nội dung phiếu điều tra dành cho giáo viên và học sinh ở phụ lục 1 và phụ lục 2. 44 Sau đây là một số khái quát về thực trạng dạy học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (theo thống kê từ phiếu điều tra) 2.1.3.1. Kết quả điều tra từ giáo viên Bảng 2.2. Tổng hợp 32 phiếu của giáo viên 2 trƣờng THPT Trần Nguyên Hãn và Ngô Quyền STT Câu hỏi 1 Đồng nghiệp dạy tác phẩm thơ Nhật kí trong tù theo đặc trưng thể loại. 2 Giáo viên chưa từng biết đến phương pháp này Nguyện vọng muốn biết những phương pháp này của giáo viên 3 4 5 6 7 Giáo viên đã từng biết đến phương pháp này Nhận xét của giáo viên khi sử dụng các phương pháp này Tần suất dạy theo những phương pháp này Giáo viên thích dạy những phương pháp này Phân loại Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Muốn biết Không muốn Dễ hiểu Khó hiểu Bình thường Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Thích dạy Bình thường Không thích 45 Kết quả Trƣờng THPT Trần Nguyên Hãn 10% 65% 25% Trƣờng THPT Ngô Quyền 5% 4% 100% 0% 100% 0% 95% 94% 40% 10% 50% 25% 60% 15% 15% 55% 30% 36% 3% 61% 35% 60% 5% 20% 55% 25% 20% 60% 20% Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy tồn tại nhiều quan niệm về dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy văn bản thơ Nhật kí trong tù nói riêng.Có ý kiến cho rằng: chỉ cần nhớ tác phẩm, đoạn trích là tốt, khi giảng chỉ cần giảng ý, học sinh nắm ý bằng tài năng phát triển ý của thầy dạy là xong.Lại có ý kiến cho rằng: chất lượng bộ môn văn chính là ở các bài tập làm văn. Rèn được kĩ năng viết văn, thi đỗ nhiều là được. Như vậy, có quan niệm dạy văn thiên về nhồi nhét kiến thức, cảm thụ theo một mô hình cứng nhắc. Trong khi đó cảm thụ văn chương cần có sự rung động sáng tạo.Bên cạnh đó còn tồn tại quan niệm: dạy văn nhưng không hiểu về đặc trưng thể loại của tác phẩm, không chú ý đến đặc điểm của đối tượng. Chúng tôi thấy số lượng giờ dạy dành cho văn bản thơ Nhật kí trong tù trong nhà trường THPT quá ít ỏi (2 tiết cho ban Cơ bản và 3 tiết cho ban Nâng cao), nếu chúng ta không có sự đầu tư soạn bài cẩn thận, tỉ mỉ thì khó để lại cho học sinh sự rung động về chiều sâu tư tưởng của tác phẩm, ý nghĩa của nó với thời đại. Hầu như hoạt động liên môn để mở rộng kiến thức, đào sâu hiểu biết của học sinh với loại hình nghệ thuật này không có. Dạy học văn bản thơ Nhật kí trong tù không sát với đặc trưng thể loại, kết quả là giáo viên, học sinh chưa thực sự trở thành người đồng hành sáng tạo của nhà văn. 46 2.1.3.2. Kết quả điều tra từ học sinh Bảng 2.3. Tổng hợp 180 phiếu của học sinh 2 trƣờng THPT Trần Nguyên Hãn và Ngô Quyền STT Câu hỏi 1 Học sinh đã từng học tác Phân loại Kết quả 100% phẩm thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh 2 Mức độ hứng thú khi học Hứng thú 70% tác phẩm thơ Nhật kí trong Không hứng thú 1% Bình thường 29% Nhật kí trong tù là một tác Thơ 37% phẩm thơ hay tác phẩm kí? Kí 15% Cả hai 48% Nhật kí trong tù được viết Chữ Hán 100% bằng chữ Hán hay chữ Chữ Việt 0% Thơ thất ngôn bát cú 20% Thơ tứ tuyệt 80% Thơ Đường luật 87% Thơ Cổ thể 0% Thơ dân tộc 3% Thơ trữ tình 20% tù 3 4 Việt? 5 Nhật kí trong tù được viết theo thể thơ gì? 6 Thất ngôn bát cú là thể thơ nào? Đối với học sinh lớp 11, văn thơ Hồ Chí Minh không còn xa lạ bởi các em đã được tìm hiểu nhiều tác phẩm thơ, truyện ngắn, văn chính luận… qua đó hiểu hơn về phong cách sáng tác của Hồ Chủ tịch ở bậc THCS. Đó chính 47 là nền tảng giúp các em có kiến thức cần thiết để tiếp tục tìm hiểu, khám phá Nhật kí trong tù trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Tuy nhiên việc chuẩn bị bài ở nhà còn hạn chế nên việc học tập theo phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn. Qua thực tế khảo sát cho thấy chất lượng của việc dạy học thơ Bác còn chưa cao, học sinh cảm nhận chung chung, đại khái, sự hiểu còn hời hợt và thiếu khoa học, chưa tương xứng với vị trí của một nhà thơ độc đáo, tài năng; một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm; một nghệ sĩ lớn Hồ Chí Minh. Trong thực tế tiếp nhận thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, các em đã nhận thức được giá trị nội dung của tác phẩm dưới hình thức một tập thơ nhưng tính chất kí chỉ được nhắc đến một cách thoáng qua dẫn đến sự cảm nhận chung chung. Không ít học sinh tiếp thu thụ động chủ yếu bài giảng của giáo viên là tài liệu duy nhất. Việc soạn bài ở nhà rất qua quýt. Có những học sinh không đọc tác phẩm trước khi đến lớp. Thực tế trên đã và đang là những băn khoăn trăn trở đồng thời cũng là trách nhiệm của người giáo viên dạy văn trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông. Từ thực tế tiếp nhận thơ Nhật kí trong tù của học sinh phổ thông và tình hình giảng dạy của giáo viên, chúng tôi mong muốn đưa ra định hướng tiếp cận thơ Nhật kí trong tù theo đặc trưng thể loại nhằm nâng cao chất lượng giờ văn, giúp học sinh hiểu sâu sắc giá trị đích thực của thơ Bác và vẻ đẹp đa diện trong con người Hồ Chí Minh. 2.2. Định hƣớng giảng dạy Nhật ký trong tù ở trƣờng THPT 2.2.1. Hướng khai thác từ đặc trưng ký 2.2.1.1. Yếu tố thời gian Từ những cơ sở lí luận ở chương 1, Nhật kí trong tù nhìn theo đặc trưng thể loại có những yếu tố của kí trong đó phải kể đến yếu tố thời gian. Thời gian là nhịp điệu của vũ trụ, nhịp sống của con người, là sự vận động phát 48 triển của cuộc sống. Khi rơi vào hoàn cảnh tù đày, một hoàn cảnh mà thời gian tâm trạng có độ dài gấp hàng ngàn lần thời gian tự nhiên, thì ý thức về thời gian của Bác cũng được biểu hiện rõ nét. Trong số 134 bài thơ của Nhật kí trong tù, có rất nhiều bài thơ viết về thời gian và sự vận động của hiện thực trong bước lưu chuyển của thời gian. Mỗi thời khắc trong một ngày đều để lại trong tâm hồn Bác những ấn tượng mới mẻ, độc đáo để rồi tạo thành những thi tứ đặc sắc, thi hứng nồng nàn. Có thể dễ dàng kể ra những bài thơ ghi lại thời khắc đáng nhớ trong ngày: buổi sớm, buổi trưa, quá trưa, chiều hôm, chiều tối, hoàng hôn, nửa đêm… Điều đó chứng tỏ rằng thời gian là mối quan tâm lớn, thường trực trong cuộc sống hàng ngày của Hồ Chí Minh, đặc biệt là trong thời gian bị giam cầm. Khi thời gian tự nhiên thông qua ý thức, cảm nhận của Bác, nó được chiếm hữu, biến đổi thành thời gian tâm trạng, thời gian mang màu sắc tình cảm. Trong số đó, Chiều tối và Lai Tân là 2 tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT. Khi giảng dạy 2 tác phẩm này, người giáo viên không thể không xem xét yếu tố thời gian vốn được xem là một trong những đặc trưng cơ bản của kí được thể hiện trong Nhật kí trong tù. Chiều tối (Mộ) là bài thất ngôn tứ tuyệt số 31 trong Nhật kí trong tù. Bài thơ này ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn trên con đường từ Thiên Bảo đến Long Tuyền vào tháng 10 năm 1942. Một người yêu đời, say mê cuộc sống bao giờ cũng nhạy cảm trước thời gian. Với Hồ Chí Minh, thời gian là nhịp điệu của vũ trụ, nhịp sống của con người, là sự vận động và phát triển của cuộc sống. Đọc bài thơ chúng ta không những thấy được cảm nhận thời gian của Bác mà còn hiểu được dòng tâm trạng của thi nhân trong bước lưu chuyển của thời gian, trong nhịp sống của cuộc đời. Chiều tối thể hiện cách cảm nhận về thời gian của Bác. Nhan đề của bài thơ đã cho chúng ta biết rõ điều đó. Lấy chính thời gian chiều tối làm thi đề 49 cho bài thơ, Hồ Chí Minh đã tạo nên một mạch chảy có tính chất truyền thống trong thơ. Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày. Với Hồ Chí Minh khi ấy, là chặng cuối cùng của một ngày bị đày ải. Thời gian và hoàn cảnh như vậy dễ tạo cho người ta trạng thái mệt mỏi buồn chán. Thế mà cảm hứng thơ lại đến với Bác thật tự nhiên. “Nhan đề của bài thơ đã thuyết minh thời điểm sáng tác, cái thời điểm nhà thơ cảm nhận thế giới xung quanh, nảy ra thi hứng. Đó là lúc “chiều tối”, đã suốt ngày tay bị trói, cổ đeo xích, bị giải đi “qua núi qua truông”… mà vẫn chưa được nghỉ. Và khi nghỉ đêm thì chắc chắn lại cũng tay trói chân cùm trong xà lim, trên rạ bẩn với muỗi, rệp… Tức là ở thời điểm “chiều tối” ấy, những đọa đầy ban ngày vẫn chưa qua và những đày đọa ban đêm sắp tới. Cả bài thơ thể hiện tâm trạng của Người trong bước lưu chuyển của thời gian. Thời gian vận động từ chiều đến tối, từ ngày sang đêm. Thời gian trong Chiều tối là thời gian chuyển động. Hai câu đầu tả cảnh thiên nhiên vào buổi chiều trên một quãng đường rừng được chấm phá vài nét đơn sơ theo bút pháp Đường thi. Cánh chim mỏi mệt sau một ngày, tìm về tổ nghỉ ngơi, một chòm mây trôi nhẹ lững lờ. Nhà thơ không trực tiếp nói về thời gian nhưng thời gian vẫn hiện về qua cảnh vật. Đây là cách cảm nhận thời gian mang tính truyền thống, có ý nghĩa báo hiệu thời gian của buổi chiều tối và biểu hiện tâm trạng. Hai câu cuối miêu tả cảnh màn đêm buông xuống song lại bật lên hình ảnh sinh hoạt của con người: một cô gái lao động ở xóm núi bên lò than rực hồng. Sinh hoạt, sự sống của con người, ngọn lửa sống nổi bật lên, tỏa ấm trên bức trang thơ, xua tan cái lạnh, cái vắng lặng, cô đơn của vạn vật cũng như lòng người nơi rừng núi lúc chiều về. Hai câu thơ cuối này vẫn tái hiện quá trình vận động của thời gian. Cảm quan biện chứng về thời gian thấm vào từng hình ảnh, sự chuyển đổi của các hình ảnh đã gợi lên bước đi thời gian. Hai câu thơ đã tái hiện quá trình vận động của thời gian từ lúc 50 trời tối cho đến khi tối hẳn. Khi màn đêm buông xuống, đôi mắt người ta thường hướng tới ánh sáng. Trời có tối hẳn thì mới thấy lò than rực hồng lên. Giáo sư Lê Trí Viễn đã bình khá tinh tế về sự vận động thời gian trong bài thơ này: “Nguyên văn không nói đến tối mà tự nhiên nói đến: thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi, “ma bao túc”, “Bao túc ma hoàn”… và đến khi cối xay dừng lại thì “lô dĩ hồng”, lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối thì lò rực lên. Bài thơ Lai Tân là bài thơ số 97 trong số 134 bài thơ của Nhật kí trong tù. Bài thơ số 98 sau đó, với nhan đề “Đáo Liễu Châu”, tác giả ghi rõ ngày viết là 09/12/1942, có câu: “Mồng 9 ta vừa đến Liễu Châu, Ngoảnh lại hơn trăm ngày ác mộng…”. Từ nhà lao Thiên Giang, Bác Hồ đã viết bài “Thiên Giang ngục” ngày 01/12/1942. Đây là bài số 94, rồi bị giải đi Lai Tân bằng tàu hỏa, được ngồi trên đống than, Bác hóm hỉnh viết “nhưng so với đi bộ còn sang chán!”. Qua đó, ta biết bài thơ Lai Tân được chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào thượng tuần của tháng 12 năm 1942. Phân tích bài thơ từ góc độ kí ta cần phải tìm hiểu cặn kẽ về yếu tố thời gian như vậy. 2.2.1.2. Yếu tố không gian Có thể nói, yếu tố không gian đã đem đến cho bài thơ Chiều tối cảm hứng lãng mạn, một hồn thơ phóng khoáng, một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Cũng chính yếu tố không gian ấy lại đem đến cho Lai Tân ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tính chiến đấu mạnh mẽ. Nó giúp ta hiểu thêm khía cạnh tâm hồn và tài năng của người tù - chiến sĩ Hồ Chí Minh: càng yêu nước thương dân, yêu cái đẹp của thiên nhiên cuộc sống bao nhiêu, càng ghê tởm, căm thù bọn người độc ác xấu xa, những cái giả dối bấy nhiêu. Bức tranh thiên nhiên trong Chiều tối có chiều cao, có bề rộng của không gian. Chỉ đôi nét chấm phá đơn sơ mà mở ra cả một không gian bát ngát. Ở bài thơ Chiều tối, người đọc có thể nhận thấy tác giả đã miêu tả không gian ở 51 chốn núi rừng. Hình ảnh bầu trời với cánh chim mỏi mệt sau một ngày tìm về tổ nghỉ ngơi, một chòm mây cô đơn lững lờ trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều. Bầu trời có chim, có mây nhưng mây lẻ loi (cô vân), chim mệt mỏi (quyện điểu). Chim bay về rừng, chòm mây ở lại giữa tầng không. Không gian tả thực ở đây mở ra cả một không gian tâm trạng: cảnh buồn, người buồn. Không gian trong Chiều tối còn mở ra cảnh sinh hoạt trong cuộc sống lao động ở một xóm núi hẻo lánh. Nếu như ở hai câu đầu, tầm mắt của chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn cao lên bầu trời để dõi theo một cánh chim, một chòm mây, thì từ câu thứ ba lại nhìn xa về nơi xóm núi. Từ đây, hình ảnh cô gái xay ngô, sau đó là hình ảnh lò than rực hồng, trở thành trung tâm, trở thành điểm sáng của toàn bộ bức tranh. Bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh hoạt động của con người và nhân vật thiếu nữ xóm núi đang xay ngô được đẩy lên vị trí trung tâm. Tuy bóng tối của ngày tàn buông xuống nhưng không gian không hề tăm tối, con người đã kịp thắp lên ngọn lửa, con người đã tạo nên ánh sáng cho cảnh thiên nhiên. Cái không gian với bếp lửa hồng đã cho chúng ta thấy tấm lòng yêu thương, nâng niu trân trọng sự sống, tâm hồn lạc quan của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Không gian ở Lai Tân là chốn lao tù nhưng đồng thời cũng mở ra cho người đọc hiểu về một không gian xã hội Trung Quốc đương thời. Không gian trong nhà tù được tập trung miêu tả ở ba bức chân dung: ban trưởng – một tên cai ngục ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng thì trắng trợn móc túi, ăn tiền phạm nhân, huyện trưởng chong đèn đêm làm công việc. Cấp dưới sống và hành động bê tha, tàn ác như thế, vậy mà cấp trên, huyện trưởng vẫn “chong đèn làm công việc”, tỏ ra mình mẫn cán, nghiêm túc lắm. Công việc mà huyện trưởng làm là việc gì? Không ai biết. Thực chất đó chỉ là việc làm của một kẻ quan liêu nhằm che đậy những cái xấu xa của giai cấp thống trị nhà tù Tưởng Giới Thạch mà thôi. Từ không gian nhỏ nơi nhà tù mà hệ thống 52 quan lại nhũng nhiễu, thờ ơ, tác giả đã khái quát thành không gian rộng lớn của xã hôi Trung Quốc đương thời qua câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Câu thơ này không chỉ khái quát được sự thối nát của bộ máy chính quyền Lai Tân mà còn bật lên tiếng cười mỉa mai, châm biếm, đả kích của tác giả. 2.2.1.3. Bút pháp tả thực Là một tập nhật kí bằng thơ cho nên yếu tố tả thực giữ một vai trò hết sức quan trọng. Tính chất tả thực chính là việc ghi chép lại những điều mà tác giả quan sát được, những điều “mắt thấy tai nghe”. Là một bài thơ thiên về cảm hứng lãng mạn, song chúng ta vẫn có thể tìm thấy yếu tố tả thực ở Chiều tối. Tính chất tả thực được thể hiện ở hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Chiều tối thuộc nhóm tác phẩm ngẫu hứng, ghi lại những tâm tình của người tù trên đường bị lưu đày, giải từ nơi này đến nơi khác. Cảnh được tả ở đây là cảnh thực. Đó là cảnh chiều tối nơi xóm núi xa lạ từ Thiên Bảo đến Long Tuyền. Bị trói giải đi, trời tối dần. Nếu hai câu đầu tả cảnh thực của thiên nhiên: chim mỏi mệt bay về rừng tìm cây trú ẩn, áng mây lẻ loi cô đơn lơ lửng giữa tầng không thì hai câu cuối bài thơ tả cảnh đời thường nơi xóm núi lúc chập tối: người thiếu nữ xay ngô và một lò than đã rực hồng. Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống dân dã và ngọn lửa hồng đã được tâm hồn nhà thơ hướng tới. Hiện thực về hoàn cảnh của người chiến sĩ cách mạng bị giải đi trên con đường khổ ải cùng với hiện thực của cuộc sống đang diễn ra đã khiến cho người tù không bị tách biệt khỏi cuộc sống và thế giới con người. Khác với nhiều bài thuộc loại thơ “nhật kí trữ tình”, Lai Tân là thơ “nhật kí tả thực”, một đề tài khá đậm nét trong Nhật kí trong tù. Nó được xem là một bài thơ vạch trần, tố cáo hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội Trung Quốc. Hầu hết câu chữ trong bài dùng để phác họa chân dung ba kẻ có chức quyền của huyện Lai Tân, thuộc tỉnh Quảng Tây lúc bấy giờ. Về chức vụ họ 53 đều là “trưởng”, đứng đầu từng bộ phận trong mấy nhà tù, nhưng công việc họ làm thì chẳng xứng “phương diện quốc gia”. Ba chân dung kẻ cầm quyền ấy chung lại thành một bức tranh thời sự chân thực đến từng chi tiết, được vẽ bằng nét bút bình thản, lạnh lùng. Thuộc nhóm thơ nhật kí tả thực, Lai Tân vừa có ý nghĩa hiện thực, vừa mang tính chiến đấu. Trước hết, Lai Tân đã vạch rõ bộ mặt thật của nhà tù Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Trong thời gian “mười bốn trăng tê tái gông cùm”, bị giải đi nhiều nhà tù của 14 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Hồ Chí Minh đã có nhiều dịp để ghi lại nhiều hình ảnh của nhà tù Tưởng Giới Thạch bằng con mắt nhìn tinh tế và độc đáo, trong số đó có nhà tù Lai Tân. Dưới ngòi bút của Hồ Chí Minh, nhà tù của Tưởng Giới Thạch không phải là nơi giam giữ và cải tạo tù nhân mà là một sòng bạc mà con bạc lại là những người thực thi pháp luật. Tất cả đã vẽ lên hình ảnh của nhà tù Lai Tân, bên ngoài thì nghiêm minh nhưng bên trong thì giả dối, bất công và phi lí. Bên cạnh việc sử dụng bút pháp tả thực để phản ánh bộ mặt xấu xa của nhà tù Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, tác giả đã không quên đưa ra những tiếng cười mỉa mai châm biếm sự thối nát của bộ máy chính quyền đã đến mức trầm trọng, đã trở thành phổ biến, trở thành bình thường đến nỗi kẻ vi phạm mà thái độ cứ dửng dưng. 2.2.2. Hướng khai thác từ đặc trưng thơ. 2.2.2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình Chiều tối thể hiện sự vắng bóng cái tôi trữ tình. Cũng viết về các chặng đường chuyển ngục, nhưng nếu ở Giải đi sớm hiện lên một “chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng”, “hành nhân thi hứng hốt gia nồng” thì ở Chiều tối “chinh nhân”, “hành nhân” ấy gửi mình vào “quyện điểu”, vào “sơn thôn”. Hình ảnh cánh chim chiều ở câu thơ đầu vừa mang ý nghĩa thời gian, không gian vừa thể hiện sự cảm thông là liên tưởng của cái tôi trữ tình. Không chỉ là cánh 54 chim bay mà là cánh chim mỏi. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình thương yêu mênh mông cho cả non sông, cho cả mọi sự sống trên đời. Hình ảnh chòm mây trôi nhẹ nhẹ, chậm chậm giữa bầu trời ở câu thơ thứ hai gợi người đọc liên tưởng đến hình ảnh những câu thơ Đường nhưng đây không phải là đám mây vĩnh hằng ngàn năm hoặc lơ lửng khắc khoải của con người trước hư không mà là chòm mây quen thuộc trên trời cao gợi cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của buổi chiều thu nơi rừng núi Quảng Tây. Với chòm mây ấy, thời gian như ngừng trôi, không gian càng mênh mông. Phải có tâm hồn thư thái, ung dung, làm chủ hoàn cảnh lắm, người tù mới có thể thư thái dõi theo một cánh chim, một chòm mây như thế. Chòm mây cũng được phả hồn người, cũng mang tâm trạng cô đơn lặng lẽ. Hai câu thơ này giúp chúng ta cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả. Đó là một con người có ý chí, nghị lực, có phong thái ung dung tự chủ, sự tự do hoàn toàn về tinh thần. Một con người tinh tế, sâu sắc trong cảm nhận về thiên nhiên, làm chủ hoàn cảnh. Hai câu thơ không chỉ đơn thuần là tả cảnh mà còn thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng chạnh buồn trong cảnh chiều hôm khi chứng kiến cánh chim về tổ ấm còn mình chưa biết được đâu là chốn dừng chân. Đó là nỗi buồn song vẫn ẩn chứa một khát vọng tự do tự tại. Đặt hai câu thơ vào cảnh ngộ của Hồ Chí Minh chúng ta còn hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn của Người. Đó là tình yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, quên đi cảnh ngộ của mình, mở lòng đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật. Đó là niềm cảm thương với vạn vật: sự mỏi mệt của cánh chim sau một ngày kiếm mồi vất vả; sự cô đơn của chòm mây lẻ. Phải chăng cái gốc của tình thương đó là tấm lòng nhân đạo lớn. Đây cũng là một biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Đó còn là tinh thần ung dung tự tại, làm nên cốt cách của một thi sĩ nhưng không phải là ẩn sĩ. 55 Sau bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con người là vẻ đẹp của một tâm hồn thiết tha gắn bó với sự sống, với con người lao động, một tấm lòng trìu mến và đang thầm khát khao hạnh phúc bình dị, ấm cúng của tình cảm gia đình. Qua sự vận động của hình tượng thơ: từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, từ cô đơn lẻ loi đến ấm áp và hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô đã giúp chúng ta hình dung được tâm trạng, vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng vui với niềm vui của người lao động. Người đã quên hoàn cảnh thực tại của mình để chia sẻ niềm vui lao động với cô gái sơn cước và cảm thông với nỗi vất vả trong lao động của cô. Đó là tấm lòng nhân ái, niềm tin, niềm lạc quan, tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Có lẽ bởi thế, người tù Hồ Chí Minh không tự ngẫm, tự than về cảnh ngộ bản thân mà “hướng ngoại” đến cùng. Chính sự “hướng ngoại” này cho người đọc hiểu sâu sắc thêm về nội lực, về tâm hồn cao thượng và sức mạnh lớn lao của Hồ Chí Minh. Thiên về yếu tố tả thực nên cái tôi trữ tình được thể hiện trong Lai Tân chính là tiếng cười phê phán, châm biếm, đả kích được biểu lộ một cách gián tiếp. Nó không đao to búa lớn, cứ nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả đả kích mạnh mẽ, thâm thúy. Tác giả đã phác họa chân dung ba kẻ đại diện cho giai cấp thống trị ở Lai Tân thành một bức tranh lớn đầy đủ về xã hội Trung Quốc. Câu thơ kết có vẻ dửng dưng vô cảm nhưng thực ra vẫn ẩn giấu một tiếng cười mỉa mai có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân. Câu thơ thứ tư này là câu thơ bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả - nhân vật trữ tình trong bài thơ. Tình trạng quan lại thối nát kia không phải là chuyện bất thường mà là chuyện bình thường, là bản chất của bộ máy cai trị ở đây. Thực trạng xã hội như thế thì không thể có thái bình. Câu thơ kết thúc: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” là lời kết luận đầy mỉa mai. Cách kết thúc bài thơ giống lối thơ trào phúng, thâm thúy, có sức tố cáo mạnh mẽ, 56 quyết liệt, vạch trần cái vô lí tồi tệ của chế độ chính trị Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch khiến người đọc cười ra nước mắt. Tiếng cười trào lộng cất lên vừa trữ tình vừa thấm đẫm chất trí tuệ. 2.2.2.2. Kết cấu thơ Về mặt kết cấu bài thơ Chiều tối, các phần khai – thừa – chuyển – hợp khá rõ nét và chủ đề được dồn đúc ở phần kết. Bên cạnh đó cũng có thể phân chia bố cục bài thơ theo hai phần. Phần một (hai câu đầu) là cảnh thiên nhiên chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ. Phần hai (hai câu cuối) là cảm nhận về cuộc sống con người. Trong hai câu đầu, thời gian hiện ra qua cảnh vật. Đây là cách cảm nhận thời gian truyền thống đã từng in đậm qua nhiều thơ ca. Qua cánh chim bay mỏi ta thấy sự tương đồng giữa cảnh và tâm trạng. Cánh chim mỏi bay về rừng tìm chốn ngủ, nhà thơ mỏi mệt lê bước trên đường chưa biết đâu là chặng nghỉ qua đêm. Chòm mây cũng như có tâm hồn, cũng mang tâm trạng lẻ loi và lững lờ trôi giữa không gian trời chiều. Chim bay về rừng, mây ở lại tầng không. Cảnh buồn, người buồn nhưng hé ra khát vọng tự do ẩn kín trong đôi mắt dõi theo cánh chim và mây trời. Hai câu sau hình tượng thơ vận động khỏe khoắn và bất ngờ. Trong cảnh chiều muộn vùng sơn cước tưởng như chỉ có bóng tối che phủ, chỉ có sự quạnh hiu, ngờ đâu ánh sáng ấm áp đã rực lên xua tan giá lạnh, xua tan bóng tối. Sự xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ lao động bên lò lửa rực hồng đã mang lại ánh sáng, niềm vui, sự ấm áp. Con người đã kịp thắp lên ánh sáng và hơi ấm để sưởi ấm cho mình, cho thiên nhiên và đem lại niềm vui cho người tù xa xứ. Trong cảnh ngộ của riêng mình, Bác vẫn tìm thấy niềm vui – cảnh lao động của người thiếu nữ nơi vùng sơn cước. Bài thơ tứ tuyệt, như tên gọi, là một bức tranh vẽ cảnh chiều tối, một cảnh chiều tối vùng núi. Bố cục bài thơ cũng là bố cục bức tranh, một bố cục 57 có tính chất cổ điển: hai câu đầu là mấy nét chấm phá dựng nên bức phông lớn làm nền cho cảnh chiều, hai câu sau là những nét đậm nổi bật lên trên bình diện thứ nhất, trung tâm của bức tranh. Như một bức chấm phá cổ điển, bức tranh chiều tối của Hồ Chí Minh có bố cục hài hòa, với những mảng xa gần, đậm nhạt rõ rệt. Trong một bài thơ tứ tuyệt, câu thứ ba có một vị trí rất dáng chú ý. Đó là câu chuyển trong kết cấu khai – thừa – chuyển – hợp khá cố định của thơ cổ điển, nó không liền vần với ba câu kia và tư thế tương đối độc lập, do đó thường là câu nổi bật trong bài. Vì vậy hình tượng cô gái xay ngô trong câu thơ thứ ba đã hiện lên nổi bật, trở thành trung tâm bức tranh. Với nét vẽ đậm khỏe đó, Bác Hồ đã đặt người con gái lao động ở vị trí chủ thể của thiên nhiên và đẩy lùi ra phía sau, nền trời chiều với cánh chim, chòm mây… Từ bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, bức tranh sinh hoạt; sự chú ý của tác giả từ trời mây chim muông chuyển sang con người và là con người lao động. Đó là xu hướng vận động của mạch thơ, là lôgic của hình tượng thơ, phản ánh cái lôgic lớn của tâm hồn nhà thơ. Vậy, bài thơ là bức tranh thiên nhiên hay bức tranh sinh hoạt, bức tranh lao động? Thật khó phân biệt rõ, chỉ biết rằng có không ít bài thơ của Bác trong đó vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên gắn liền với sinh hoạt lao động đầm ấm của con người. Ở những bài này, con người và sinh hoạt lao động của con người đã đem lại sức sống, vẻ đẹp và cái hồn, cái thần cho thiên nhiên. Và thơ thiên nhiên của Bác – bài Chiều tối là một biểu hiện điển hình – khẳng định mối quan hệ rất mới của con người và thiên nhiên, con người không hòa tan cũng không đối lập mà là làm chủ thiên nhiên, là trung tâm của thiên nhiên, con người và thiên nhiên hài hòa trong niềm vui, sự sống bất diệt. Vì Lai Tân thể hiện giọng điệu châm biếm mỉa mai nên xác định kết cấu của bài thơ cũng rất đặc biệt. Phần một gồm ba câu đầu là lời kể tái hiện thực trạng của bộ máy quản lí nhà tù thời Tưởng Giới Thạch. Đó là bộ máy chính 58 quyền thối nát, nhà chức trách vi phạm pháp luật. Ba câu thơ là ba bức tranh thu nhỏ được sắp xếp theo mức độ tăng tiến: tăng tiến về chức vụ, tăng tiến về hành vi phạm pháp. Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng là những kẻ đứng đầu bộ máy chính trị ở Lai Tân lại là những kẻ vi phạm pháp luật nhiều nhất. Tiếng cười châm biếm, phê phán biểu lộ gián tiếp nhưng lại đạt hiệu quả đả kích mạnh mẽ, thâm thúy. Phác họa chân dung ba kẻ đại diện cho giai cấp thống trị ở Lai Tân, tác giả đã ghép thành một bức tranh lớn đầy đủ về xã hội Trung Quốc. Có thể xem ba bức vẽ là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đương thời. Phần hai là câu kết. Câu thơ này bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả - thái độ mỉa mai, châm biếm. Nó có vẻ dửng dưng vô cảm nhưng lại ẩn giấu tiếng cười mỉa mai có tác dụng vạch trần bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân. Tình trạng quan lại thối nát kia không phải là chuyện bất thường mà là chuyện bình thường, là bản chất của guồng máy cai trị ở đây, lúc nào cũng thế. Thực trạng xã hội như vậy thì không thể có thái bình. Nếu như ba câu đầu cho ta thấy hiện trạng bộ máy quản lí nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch thì câu kết thể hiện thái độ của tác giả trước hiện thực đó. So với thể thơ tứ tuyệt nói chung và những bài thơ ở Nhật kí trong tù nói riêng, Lai Tân là một bài thơ có kết cấu đặc biệt. Có thể khẳng định đây là kết cấu duy nhất để khai thác và tìm hiểu bài thơ này. 2.2.2.3. Ngôn ngữ thơ Tìm hiểu, phân tích tác phẩm thơ trữ tình là một công việc không đễ dàng nhưng cũng hết sức hứng thú đối với người dạy và học văn. Có rất nhiều cách để đi vào cảm thụ và phân tích tác phẩm thơ trữ tình. Nghiên cứu Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh cũng không phải là ngoại lệ. Song dù tiếp cận theo cách nào chúng ta cũng không thể bỏ qua yếu tố ngôn ngữ thơ, yếu tố có khả năng biểu đạt đầy đủ, sâu sắc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Bài thơ Chiều tối mở đầu bằng hình ảnh cánh chim lấy từ thế giới nghệ thuật cổ điển phương 59 Đông. Trong thế giới thẩm mỹ cổ điển phương Đông hình ảnh cánh chim bay về rừng ít nhiều có ý nghĩa ước lệ, biểu tượng, diễn tả cảnh chiều. “Phi yến thu lâm”, “quyện điểu qui lâm”, “chim bay về núi tối rồi” (ca dao), “chim hôm thoi thóp về rừng” (Truyện Kiều), “ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Bà huyện Thanh Quan)… Và như vậy, chỉ với câu đầu, cái phong vị, cái không khí cổ thi của bài thơ đã rõ nét. Câu thơ thứ hai đáng chú ý ở hai chữ láy âm “mạn mạn”. Nó là một trong số rất ít những từ láy âm đặc biệt thường xuất hiện với mật độ cao trong thơ Đường cũng như “du du”, “xứ xứ”, “mang mang”… và mỗi từ ấy có một sắc thái ý nghĩa riêng. Đây cũng là một dấu hiệu rõ rệt của chất Đường thi trong thơ Bác. Một đặc điểm quan trọng trong cấu trúc nghệ thuật thơ Đường là thi nhân thường lấy động tả tĩnh, lấy chậm tả nhanh, dùng điểm vẽ diện, mượn sáng nói tối. Ở câu thơ này chúng ta có cảm nhận như Bác nghe được cái không gian bao la yên tĩnh của cảnh chiều muôn nơi rừng núi, đã diễn tả đầy ấn tượng cái bao la yên tĩnh đó. Bầu trời chiều phải thoáng đãng, cao rộng, trong trẻo và yên tĩnh thế nào thì mới làm nổi bật lên hình ảnh chòm mây lẻ loi lưng trời, và mới thấy được nó đang trôi chầm chậm (mạn mạn), ngang qua bầu trời mênh mông như vậy. Chính những chữ “cô”, “mạn mạn” và bút pháp mượn điểm vẽ diện, cái cực nhỏ diễn tả cái bao la, lấy cái di động để thể hiện cái yên tĩnh đã làm cho câu thơ của Bác trở nên rất Đường – Đường trong cấu trúc nghệ thuật, trong cả từ ngữ, chi tiết, hình tượng, âm điệu, tức là trong từng yếu tố. Rõ ràng hai câu đầu bài Chiều tối rất cổ điển, rất Đường thi. Nhưng phân tích sâu hơn, chúng ta còn tìm được tính hiện đại ẩn chứa trong từng câu chữ tưởng như rất Đường thi này. Người ta vẫn cảm nhận được cái bát ngát, cái trong trẻo, cái nhẹ nhõm êm ả mà không hề gợi cảm giác hoang vắng, quạnh hiu, càng không hề có màu sắc hư vô, siêu hình… Đằng sau những câu thơ bình dị mà khoáng đạt cao rộng ấy là tâm hồn hết sức ung dung thanh thản của nhà thơ 60 trữ tình. Hai câu thơ thật đẹp – cái đẹp của sự trong sáng cổ điển, vừa giản dị vừa tinh tế. Câu thơ tiếp theo có bảy chữ song chỉ bốn từ, một câu trần thuật tối giản, một thông báo bình thường trong khẩu ngữ hàng ngày, không miêu tả, lại dùng cả tiếng nói địa phương, điều mà phong cách thơ cổ điển, thơ Đường rất kiêng kị. Câu thơ có vẻ ít giọng thơ mà gần như một câu văn xuôi trần trụi ấy lại rất đẹp, lại lấp lánh sinh động lạ thường. Phải chăng, vì hai tiếng “thiếu nữ” đã gợi ra sắc thái trẻ trung hay vì âm điệu nhịp nhàng của câu thơ có láy âm sang câu sau, phù hợp với việc diễn tả hoạt động xay ngô nhịp nhàng uyển chuyển. Đến câu thơ thứ tư tạo sự chú ý bởi nhịp 4/3, nhịp 3 ngắn, chấm dứt cho cả một sự vận động, chuyển biến đúng với cái tối lúc đến nhanh, thu dần vào cuộc sống bên lò than, rồi tỏa cái ấm ra theo âm thanh của chữ “hồng”. Chúng ta nhận thấy ba chữ cuối của câu thứ ba được lặp lại ở đầu câu thơ thứ tư: “ma bao túc”, “bao túc ma”… Thơ Bác, cả tiếng Việt, cả thơ chữ Hán không ít những trường hợp có láy âm vắt dòng như vậy. Ba âm tiết được láy lại trong bài Chiều tối vừa cho thấy sự tiết kiệm cao độ trong ngôn từ thi ca của Bác, một trong những biểu hiện có tính chất giản dị của thơ Người, làm cho câu thơ có nhịp điệu tuần hoàn, gợi lên vòng quay của động tác xay ngô và sự nhịp nhàng uyển chuyển của cô gái lao động nơi xóm núi. Trong một bài Đường thi tứ tuyệt hàm xúc, chữ cuối cùng thường có một sức nặng truyền cảm đặc biệt. Nó góp phần tạo nên dư vị, âm hưởng vang ngân của bài thơ. Chữ “hồng” kết thúc bài thơ thật tự nhiên mà cũng thật bất ngờ. Bếp lửa hồng lên, nghĩa là buổi chiều tàn êm ả mà thời gian tưởng như không trôi đã đến lúc kết thúc để bắt đầu vào đêm tối. Song không phải đêm tối âm u mà là ngọn lửa hồng ấm áp bừng sáng. Bài thơ mở đầu bằng cái nhìn bao quát toàn cảnh cả nền trời bao la rồi chuyển đến hình ảnh cô gái xay ngô ở cận cảnh, cuối cùng đốm lửa hồng bừng sáng trở thành trung tâm của bức tranh. Bốn câu tuần tự thoải mái mà tầng tầng lớp lớp, phù hợp với qui luật 61 vận động của cảm thụ: từ xa đến gần, từ diện đến điểm, từ chậm đến nhanh, từ nhạt đến đậm… Chữ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ, diễn tả thời gian vận động tự nhiên “thời gian trôi dần theo cánh chim, theo chòm mây, theo vòng quay của cô gái xóm núi xay ngô” (GS Lê Trí Viễn). Chữ “hồng” gánh được 27 chữ còn lại, xua tan bóng đêm, sự lạnh lẽo, tỏa hơi ấm, niềm vui, ánh sáng cho cả bài thơ. Nó là điểm hội tụ lung linh lấp lánh của bài thơ, tạo nên âm hưởng lạc quan, và bài thơ từ màu sắc cổ điển bỗng tỏa sáng một tinh thần hiện đại. Tìm hiểu Lai Tân cần tập trung làm rõ tiếng cười phê phán, châm biếm được thể hiện vừa trực tiếp vừa gián tiếp ở bài thơ này. Vậy yếu tố nghệ thuật tạo nên tiếng cười châm biếm đả kích ở đây thể hiện trước hết là giọng thơ bình thản,lạnh lùng. Bên cạnh đó, phép lặp từ “trưởng”, dùng từ tăng cấp “ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” được sử dụng trong bài thơ đã góp phần phác họa chân dung ba kẻ đại diện cho giai cấp thống trị ở Lai Tân. Chúng hiện lên cụ thể trong từng việc làm, từng hành động. Ở bài thơ, tác giả dùng từ ngữ rất chọn lọc: “huyện trưởng thiêu đăng viện công sự”. Chữ “đăng” đặt giữa dòng đối lập, phản chiếu cái tối tăm của bộ máy thống trị Lai Tân và hệ thống chính quyền Tưởng Giới Thạch nói chung. Nếu như ba câu đầu thể hiện tiếng cười mỉa mai châm biếm thì câu cuối là tiếng cười trào phúng: “Lai Tân y cựu vẫn thái bình”. Nghệ thuật trào phúng được thể hiện trước hết ở lối nói ngược, sự mâu thuẫn giữa ba câu tự sự với câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả. Tiếp theo là việc dùng từ. “Lai Tân” còn có nghĩa là đến cái mới nhưng “Lai Tân y cựu” nghĩa là vẫn bình yên như xưa, vẫn trì trệ, chậm chạp, không phát triển đã trở thành truyền thống không thể thay đổi. Từ “vẫn” kéo dài tiếng cười trào phúng. Giai cấp thống trị tưởng trời đất Lai Tân thái bình và bằng lòng với thực trạng đó. Nhưng đó là thái bình giả tạo, chất chứa trong đó nhiều sóng gió, hiểm nguy. Hai chữ “thái bình” 62 được xem là nhãn tự của bài thơ. “Chữ thái bình thâu tóm lại bao nhiêu việc làm trên vốn là muôn thuở của xã hội Trung Quốc, của giai cấp thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang cả sự “thái bình” dối trá nhưng thực chất là đại loạn bên trong” (Hoàng Trung Thông). Ngón đòn trào phúng thâm thúy của tác giả có sức tố cáo rất mạnh mẽ, quyết liệt. Lời thơ kết ngắn gọn hàm súc bất ngờ. Tác giả đã đánh một đòn đả kích mạnh mẽ vào chính quyền Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, vạch trần cái vô lí, tồi tệ của chế độ chính trị Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch khiến người đọc cười ra nước mắt. Bài thơ viết bằng bút pháp tả thực và châm biếm độc đáo của Hồ Chí Minh. 2.2.3. Hướng khai thác từ đặc trưng thơ Đường luật. 2.2.3.1. Đặc điểm thơ Đường luật Thơ Đường luật là thể thơ được qui định từ thời Đường. Thể thơ này buộc phải tuân theo một cấu trúc nhất định về thanh âm, về bố cục, về cấu tứ, luật thơ, ngôn ngữ. Tính theo số câu trong bài thì thơ Đường luật có ba dạng: tứ tuyệt, bát cú, bài luật. Phổ biến hơn cả vẫn là tứ tuyệt và bát cú. Hướng về cuộc sống khách quan, tứ tuyệt không có tham vọng ôm vào nhiều sự sống bề bộn, không chạy theo kể lể sự việc. Tứ tuyệt bắt lấy sự sống điển hình bằng điểm xuyết và chấm phá sáng tạo. Về phía chủ quan, dòng suy nghĩ và cảm xúc trong tứ tuyệt không có điều kiện tỏa vào nhiều nguồn mạch để mở rộng hoặc trào lên sôi nổi mà đòi hỏi sự khắc sâu, lắng đọng của một hai ý nghĩ, tâm tình thật sự ý nhị, sắc sảo. Đặc điểm về luật thơ trong đó là những qui định về luật bằng trắc, về niêm, về vần, về đối. Luật bằng trắc bảo đảm sự hài hòa về thanh bằng thanh trắc trong một câu thơ theo hệ thống ngang. Luật bằng trắc cũng có sự linh hoạt chứ không quá gò bó. Niêm nghĩa là kết dính vì làm cho hai câu thuộc hai liên dính với nhau. Luật về niêm đảm bảo sự hài hòa về thanh bằng thanh trắc theo hệ thống dọc. Nếu không đảm bảo những qui định trên thì gọi là thất 63 niêm. Thơ Đường luật gieo vần ở cuối câu gọi là vần chân. Bài thơ có vần là thanh trắc ở cuối câu gọi là vần trắc. Ngược lại vần là thanh bằng thì gọi là vần bằng. Một bài tứ tuyệt thường có ba vần cuối câu 1,2 ,3. Có khi bài tứ tuyệt chỉ có 2 vần ở câu 2, 4, lược bỏ vần ở câu 1. Đối là biện pháp tu từ tạo ra sự sóng đôi, cân xứng giữa tiếng với tiếng, ý của câu với ý của câu. Đối có thể là tương phản hoặc tương hỗ nhằm mục đích nhấn mạnh, tăng thêm hiệu quả biểu đạt. Đối được sử dụng rộng rãi trên các mặt: thanh điệu, từ loại, cú pháp, ý. Thơ tứ tuyệt nhìn chung không cần đối. Nếu có thì câu 1 và câu 2, câu 3 và câu 4 có trể đối với nhau. Đặc điểm về cấu tứ cho ta thấy thơ Đường luật có đặc điểm riêng trong cách tổ chức ý thơ. Đối với thơ tứ tuyệt là kết cấu khai – thừa – chuyển – hợp và kết cấu tiền giải ở hai câu trên và hậu giải ở hai câu dưới. Như vậy một bài thơ tứ tuyệt Đường luật gồm phần tiền giải thường là sự việc, câu chuyện, cảnh vật và phần hậu giải thường là cảm nghĩ của tác giả. Ngoài đặc điểm về luật thơ, về cấu tứ cũng cần lưu ý đặc điểm về ngôn ngữ. Thơ tứ tuyệt kiệm chữ, kiệm lời tới mức tối đa, làm nên sự hàm súc, cô đọng, “ý tại ngô ngoại” của bài thơ. Vì vậy thơ tứ tuyệt Đường luật chủ yếu sử dụng thực từ mà ít sử dụng hư từ. Trong bài thường có nhãn tự - từ giữ vị trí quan trọng như con mắt, nơi tập trung cô đọng ý tình của cả bài thơ. Cũng cần lưu ý câu thơ kết. Câu cuối cùng của bài thơ tứ tuyệt Đường luật vừa khép lại ý tình của toàn bài, vừa mở ra những suy tư, những cảm xúc mới, làm cho bài thơ hàm súc mà dư ba trong lòng người đọc. 2.2.3.2. Đặc điểm thơ Đường luật trong tác phẩm thơ Nhật kí trong tù Thơ tứ tuyệt của Bác Hồ điêu luyện và sáng tạo. Trong thơ, Bác sử dụng thành thục nhiều thể nhưng phần lớn là tứ tuyệt. Tứ tuyệt vốn là một thể thơ cổ cách luật nhưng đến nay vẫn không bị cũ. Với khuôn khổ “nhỏ bé”của mình, tứ tuyệt có những năng lực biểu hiện riêng không một thể thơ nào thay 64 thế được. Đây là một thể thơ đẹp nhưng khó viết, nó đòi hỏi tính qui phạm nghiêm ngặt của thơ cổ, nội dung lớn nhưng lại dồn nén trong số lượng câu chữ hạn hẹp. Song những yêu cầu đó không làm mất đi vẻ đẹp trong thơ Bác. Với thể thơ này, Người bộc lộ đầy đủ vẻ đẹp của thi ca bằng “một suy nghĩ sắc sảo, một hồn thơ đằm thắm, một năng lực sáng tạo vững vàng” (GS Hà Minh Đức). Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh không hề đơn điệu về đề tài và cách biểu hiện mà ngược lại còn biểu hiện nội dung phong phú, sinh động, mang tính thời đại sâu sắc. Các bài thơ trong Nhật kí trong tù đều bắt nguồn từ hiện thực, từ không khí thời sự nóng hổi của cách mạng, từ một hồn thơ bao giờ cũng gắn bó với đất với người, với những sự vật sự việc thiết thực nhất hàng ngày của đời sống tù nhân. Thế nên, đọc Nhật kí trong tù, bên cạnh những vấn đề lớn lao, thơ tứ tuyệt của Bác có đủ cả “mắm, muối, tương, cà…”, những việc tưởng như chẳng có gì đáng nói, vậy mà trở thành nguồn cảm xúc vô biên trong thơ Bác. Thế nhưng chính những cái nhỏ nhặt, vụn vặt, đời thường ấy đã làm nên sự bình dị tuyệt diệu cho đề tài thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh. Bình dị mà không giản đơn, không tầm thường như GS Trần Đăng Mạnh đã từng viết: “đừng tìm hiểu cái vĩ đại của Bác tách rời cái giản dị của Người. Đừng tìm cái lớn của bài thơ ở chỗ nào bên ngoài cái nụ cười hồn nhiên và dễ dãi kia. Bởi lẽ Bác chính là cái bình dị ấy và cái bình dị ấy chính là cái vĩ đại của Người”. Thơ tứ tuyệt đòi hỏi tính quy phạm chặt chẽ của thơ cổ. Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù cũng tuân theo kiểu kết cấu chặt chẽ, hoàn chỉnh nhưng biến hóa đa dạng, phong phú. Đôi khi, Bác chủ động thay đổi qui tắc cho bài thơ thêm linh hoạt (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương), cũng có lúc Bác vận dụng uyển chuyển nhiều bài tứ tuyệt liên kết trong một bài thơ chung tạo thành một hợp thể sinh động (“Tứ cá nguyệt liễu” – Bốn tháng 65 rồi). Bác thể hiện sự am hiểu sâu sắc và vận dụng sáng tạo những qui cách của thi ca cổ điển, mang đến những nét mới, hiện đại cho những vần thơ tù. Thiên nhiên trong thơ Bác mang tính Đường thi ở chỗ nó làm nổi bật sự thống nhất giữa con người và ngoại cảnh: “Trong ngục tù mới đón tù cũ Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa Mây gây mưa, mây tạnh bay đi hết Còn lại trong phòng khác tự do” (Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây) Ngôn ngữ thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù là sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, đậm đà phong vị cổ thi bởi tính hàm súc của nó. Tuy viết bằng chữ Hán, phải tuân theo những qui cách của thơ cổ nhưng Người đã truyền vào trong thơ tính hiện đại và cách diễn đạt rất bình dân, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, vô cùng trong sáng và giản dị, vượt ra ngoài mọi thứ qui phạm của văn chương truyền thống. Có thể nói, ngôn ngữ thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh giản dị mà sâu sắc, “bác học” mà không cầu kì thể hiện một phong cách nghệ thuật đầy sáng tạo. Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù thể hiện ngời sáng tinh thần kiên cường, bất khuất, bản lĩnh cách mạng phi thường của người chiến sĩ vĩ đại. Trong hoàn cảnh “địa ngục trần gian”, Bác vẫn vượt lên trên hoàn cảnh với một phong thái ung dung, tự chủ, với tinh thần lạc quan chiến thắng. Đó là cái ung dung của người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc, luôn mang trong mình niềm lạc quan tin tưởng với ý chí và nghị lực lớn lao phi thường. Có thể nói, trong bất kì hoàn cảnh nào, tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống đã giúp người tù Hồ Chí Minh vượt lên trên những khó khăn của hoàn cảnh, chiến thắng hoàn cảnh, vươn tới tương lai. 66 CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHẬT KÍ TRONG TÙ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1. Đề xuất phƣơng pháp Nâng cao chất lượng dạy học văn trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu bức thiết đặt ra với người giáo viên trong giai đoạn hiện nay.… luôn thôi thúc người giáo viên tìm ra các phương pháp dạy học mới, những hướng tiếp cận mới để đạt hiệu quả giảng dạy như mong muốn. Trong xu thế của thời đại, chất lượng của giờ văn không đo bằng số lượng kiến thức của giáo viên mà bằng sự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, không phải ở chỗ dạy cái gì mà dạy như thế nào… Giờ văn chỉ thực sự là nó khi giáo viên là một đạo diễn tài ba, tổ chức sắp xếp kiến thức một cách tài tình, khéo léo, công phu, giúp học sinh tự mình chiếm lĩnh tác phẩm, biến những tri thức của nhân loại thành tri thức của bản thân. Người giáo viên chính là chiếc cầu nối giữa học sinh với tác phẩm văn chương, để các em đồng vọng với tâm hồn thi nhân, được giao tiếp cởi mở, được bộc lộ cảm xúc của mình một cách tự nhiên nhất, được đưa ra những thắc mắc hay thể hiện những nhận thức của mình về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học… để giờ văn thực sự là những giờ hoạt động có định hướng mà vẫn phóng khoáng, tự do. Qua giờ học văn, các em biết cách khám phá tác phẩm văn chương đồng thời rèn luyện được lối tư duy tự giác, chủ động trong hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cho bản thân mình. Dạy Nhật kí trong tù không nằm ngoài mục đích đưa các em đến với thế giới nghệ thuật tác phẩm, thấu hiểu tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh bằng cách tự khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm. Từ trước đến nay, hầu hết mọi giáo viên đều cố gắng đưa ra những phương pháp tốt nhất giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm. Tuy nhiên, với một tác phẩm đồ sộ, độc đáo và đa dạng cả về nội dung và hình thức như Nhật kí trong tù thì quả là khó khăn để hiểu 67 một cách thấu đáo và chính xác mọi mặt của tác phẩm. Tiếp cận Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về hơn thế giới nghệ thuật của tác phẩm, gần gũi với tâm hồn nhà thơ. Từ hướng tiếp cận này, các em sẽ thấy dễ dàng hơn khi đi tìm những giá trị đích thực trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Văn học là một loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu. Trước khi đến với người đọc nó chỉ là một hệ thống các kí hiệu được in trên giấy, chỉ khi người đọc tri giác và có những hoạt động tư duy để tiếp cận nó thì văn bản mới trở thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm văn học, hoạt động tưởng tượng được đánh giá là một hoạt động quan trọng, kích thích khả năng tư duy, hứng thú học tập và tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh. Có thể thấy rằng phát huy năng lực tưởng tượng của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh một tác phẩm văn học là một việc làm rất quan trọng quyết định thành công hay thất bại của việc dạy học theo phương pháp mới. 3.1.1. Đề xuất phương pháp giảng dạy văn bản Chiều tối ở trường THPT Vận dụng quan điểm dạy học mới vào việc dạy học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù trong nhà trường THPT nói chung, dạy học văn bản thơ Chiều tối nói riêng. Chúng tôi mạnh dạn đề ra phương hướng dạy học gồm hai khâu: - Nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. - Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học trên lớp. 3.1.1.1. Nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Đối tượng tiếp nhận là học sinh, tuy tâm sinh lí đã phát triển hoàn thiện, song sự trải nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm cuộc đời còn ít nên khó có thể hiểu sâu xa ý nghĩa của tác phẩm. Vì vậy rất cần sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên ở ngay từ khâu chuẩn bị bài ở nhà. 68 Để chuẩn bị tốt cho giờ dạy học văn bản thơ Chiều tối, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các công việc sau đây ở nhà: - Chủ động tìm hiểu về tác giả và Nhật ký trong tù từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm. Có thể trình bày những thu hoạch của nhóm bằng phần mềm trình diễn Powerpoint. - Đọc kỹ tác phẩm cả Phiên âm, Dịch nghĩa, Dịch thơ. Phát hiện những chỗ mà bản dịch thơ đã bỏ qua. Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích, tìm hiểu tác phẩm. Phân tích bài thơ theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. - Phần tiểu dẫn SGK, trong đó cần nhấn mạnh những hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của hoàn cảnh ra đời trong việc tìm hiểu bài thơ. - Về tác phẩm: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ trong cảnh rừng lúc vào chiều tối, ánh sáng ban ngày đang tàn lụi dần. Học sinh đặt mình vào khung cảnh thiên nhiên để tưởng tượng, qua đó thấy được ngòi bút miêu tả thiên nhiên của tác giả chân thật, tự nhiên. Nhưng bài thơ không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cần chú ý đến đặc trưng của Nhật kí trong tù trong quá trình hướng dẫn đọc hiểu, vì đây là thể loại văn học mà HS chưa có điều kiện để học nhiều. 3.1.1.2 Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học trên lớp Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh (gắn với việc giới thiệu bài, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ), cần nhấn mạnh những nội dung ở phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Hoạt động 2: Tri giác (Đọc văn bản,tái hiện bức tranh thế giới hình tượng trong bài thơ). 69 Con đường đi vào tác phẩm văn chương nhất thiết phải từ việc đọc và gắn liền với đọc. Đây là một phương pháp mà từ trước đến nay chúng ta không thể bỏ qua khi dạy học tác phẩm và chương trong nhà trường phổ thông. Đọc chính là bước đầu tiên giúp cho học sinh tham gia vào cuộc đối thoại với tác giả thông qua văn bản văn chương. Văn bản văn chương chỉ trở thành tác phẩm văn chương khi được bạn đọc tiếp nhận. Đọc làm sống lại tác phẩm, tạo không khí văn chương cho giờ học. Đọc là bước để học sinh suy ngẫm tìm hiểu tư tưởng, thái độ của nhà văn gửi vào tác phẩm trên cơ sở những rung động, cảm xúc, ấn tượng của mình về văn học. Đọc có ý nghĩa quan trọng, góp phần cho sự thành công cho môn học. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tiếp nhận văn bản thông qua hoạt động phân tích, cắt nghĩa Hoạt động phân tích và cắt nghĩa trong cơ chế tiếp nhận tác phẩm văn chương luôn là những hoạt động hỗ trợ, bổ sung cho nhau và nhiều khi gắn kết không thể tách rời trong sự tiếp nhận. Hoạt động cắt nghĩa đem lại nhận thức đúng đắn, có cơ sở cho những hiện tượng văn học có giá trị, quá trình cắt nghĩa góp phần thực hiện và điều chỉnh việc lĩnh hội trong dạy học và phân tích văn chương. Nếu phân tích chỉ dừng lại ở việc vận dụng kiến thức về đối tượng phân tích để khám phá thì “cắt nghĩa” đòi hỏi phải có một trình độ năng lực vận dụng kiến thức văn học rộng hơn để giải thích về đối tượng. Qua hoạt động cắt nghĩa, giúp HS từng bước giải thích ý nghĩa của từng chữ, từng từ, từng câu và liên kết chúng lại để tìm ra được ý nghĩa khái quát của tác phẩm. Trong quá trình đó, người tiếp nhận phải huy động kinh nghiệm thẩm mỹ, tư tưởng, khả năng liên tưởng, tưởng tượng, so sánh để hiểu và hình dung ra những vấn đề tác giả nêu ra và gửi gắm trong tác phẩm. 70 Để có thể cắt nghĩa văn bản Chiều tối giáo viên có thể đặt cho HS câu hỏi: - Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên (không gian ®-îc gợi vẻ ấm cúng hay quạnh vắng?; thời gian kết thúc một ngày khiến con người nhạy cảm với vui sướng hay buồn bã? cảnh vật tươi vui, tràn đầy sức sống hay mệt mỏi...) - So với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu có gì giống và khác? Từ đó anh (chị) phát hiện được điều gì kín đáo ẩn giấu sau bức hoạ về ngôn từ kia? - Bài thơ thuộc nhóm những sáng tác được viết nên từ những cuộc chuyển lao. Mà chuyển lao đối với những người tù là một cực hình. Bác bị giải đi từ lúc “Gà gáy một lần đêm chửa tan”, phải trải qua “Năm mươi ba cây số một ngày” trong tình cảnh “xiềng xích thay dây trói”. Đặt những câu thơ trên trong cảnh ngộ của một người tù, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Hồ Chí Minh? - Từ tìm hiểu trên, em hãy ghi lại những cảm nhận sâu sắc về cái hay cái đẹp từ hai câu thơ đầu? - So với những câu thơ cũng tả cảnh chiều hôm sau đây của Bà Huyện Thanh Quan: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” (Qua Đèo Ngang), bức tranh đời sống và hình ảnh con người trong Chiều tối có gì khác? Từ đó, anh (chị) có cảm nghĩ gì về cái nhìn cuộc sống của Bác và tâm hồn của người tù vĩ đại Hồ Chí Minh? - Sự vận động của mạch thơ có sự chảy trôi của dòng thời gian. Như đã đối chiếu, nguyên tác không hề có chữ tối. Chữ tối trong bản dịch là do người dịch thơ thêm vào. Điều thú vị mà nhiều người đã từng nói là: nguyên văn không nói đến tối mà tự nhiên người đọc vẫn cảm nhận được trời tối. Anh (chị) hãy lý giải vì sao người đọc lại có cảm nhận như vậy? 71 - “Mắt rồng” chính là linh hồn, thần thái, là cái vi diệu của toàn bức tranh. Nó cũng giống như “con mắt thơ” mà ta thường gọi là “thi nhãn” hay “nhãn tự”. Theo anh (chị), đâu là “nhãn tự” của bài thơ Chiều tối? Vì sao? Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tiếp nhận đoạn trích thông qua hoạt động bình giá, tổng hợp, đánh giá khái quát. Năng lực bình giá tác phẩm văn chương cho biết năng lực tiếp nhận giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.Trách nhiệm của người giáo viên trong nhà trường phổ thông là phải định hướng cho học sinh nắm bắt được chiều sâu của tác phẩm để các em không những biết thưởng thức mà còn biết đánh giá. Muốn đạt được kết quả đó thì giáo viên phải đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm sau đó truyền thụ cho HS. “Bình luận từ lâu đã được xem là phương pháp đặc thù của dạy học giảng văn ở nhà trường phổ thông” (TS.Nguyễn Gia Cầu) “không có một giờ giảng văn nào thành công mà lại thiếu được lời bình của giáo viên” (GS.Phan Trọng Luận). Như vậy, bình giảng là một hoạt động không thể thiếu khi tiếp nhận tác phẩm văn chương, nó góp phần quan trọng trong việc giúp HS nắm bắt được chiều sâu tác phẩm. Chúng ta có thể thấy rằng trong tiếp nhận tác phẩm văn chương, bình giảng là hoạt động hoàn tất cơ chế tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm văn chương, nó có vai trò quan trọng trong quá trình tiếp nhận. Hoạt động này buộc người bình phải bám sát văn bản để tự mình phát hiện ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố, bộc lộ kết quả tiếp nhận. Chất lượng của giờ học được đánh giá bởi khả năng tiếp thu bài của HS. Trong một giờ dạy học, dù giáo viên có năng động, sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học đến bao nhiêu mà HS không tích cực chủ động thâm nhập vào tác phẩm thì giờ dạy học đó chưa thể đạt hiệu quả. Như vậy sau giờ học, giáo viên cần có cách thức kiển tra, đánh giá năng lực tiếp thu của HS. Đối với văn bản Chiều tối, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá bằng cách: 72 - Yêu cầu HS nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Nhắc lại tính chất cổ điển và hiện đại của bài thơ trong sự đối chiếu so sánh. - Hình thức tổ chức hoạt động: Chủ yếu HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ. - Qui trình: HS đọc đề bài và nêu dữ kiện - yêu cầu - HS thực hiện (ý đại cương) - phát biểu - GV chốt. 3.1.2. Đề xuất phương pháp giảng dạy văn bản Lai Tân ở trường THPT Vận dụng quan điểm dạy học mới vào việc dạy học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù trong nhà trường THPT nói chung, dạy học văn bản thơ Lai Tân nói riêng. Chúng tôi mạnh dạn đề ra phương hướng dạy học gồm hai khâu: - Nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. - Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học trên lớp. 3.1.2.1. Nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Đối tượng tiếp nhận là học sinh, tuy tâm sinh lí đã phát triển hoàn thiện, song sự trải nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm cuộc đời còn ít nên khó có thể hiểu sâu xa ý nghĩa của tác phẩm. Vì vậy rất cần sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên ở ngay từ khâu chuẩn bị bài ở nhà. Để chuẩn bị tốt cho giờ dạy học văn bản thơ Lai Tân, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các công việc sau đây ở nhà: - Chủ động tìm hiểu về tác giả và Nhật ký trong tù từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm. Có thể trình bày những thu hoạch của nhóm bằng phần mềm trình diễn Powerpoint. - Đọc kỹ tác phẩm cả Phiên âm, Dịch nghĩa, Dịch thơ. Phát hiện những chỗ mà bản dịch thơ đã bỏ qua. Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích, tìm hiểu tác phẩm. Phân tích bài thơ theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. - Phần tiểu dẫn SGK, trong đó cần nhấn mạnh những hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của hoàn cảnh ra đời trong việc tìm hiểu bài thơ. - Về tác phẩm: 73 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ theo nội dung phê phán chế độ nhà tù và xã hội Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm sắc sảo, không cần “đao to búa lớn” mà tạo ra được những đòn đả kích mạnh và bất ngờ. Cần chú ý đến đặc trưng của Nhật kí trong tù trong quá trình hướng dẫn đọc hiểu, vì đây là thể loại văn học mà HS chưa có điều kiện để học nhiều. 3.1.2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học trên lớp Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh (gắn với việc giới thiệu bài, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ), cần nhấn mạnh những nội dung ở phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Tạo tâm thế cho HS là vấn đề quan trọng trong dạy học, đặc biệt trong dạy học văn. Để tầm tiếp nhận của HS có thể chạm tới những lớp ý nghĩa ẩn sâu của văn bản, tri thức đọc hiểu cần được trang bị đầy đủ. Yếu tố hứng thú, cảm xúc cũng cần được điều chỉnh hợp lí trong mối quan hệ với không gian sư phạm và khuynh hướng thẩm mĩ của tác phẩm. GV có thể tạo tâm thế tiếp nhận ở HS ngay từ việc chuẩn bị bài ở nhà: mỗi nhóm phụ trách một phần việc cụ thể theo sự định hướng của GV để tìm hiểu văn bản, tìm ảnh chân dung tác giả, những mẩu chuyện về quê hương, gia đình, con người...; đọc kĩ đoạn trích, trả lời những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài,... Dạy Lai Tân, GV có thể giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà về: tác giả và tác phẩm. Lưu ý thêm về nghệ thuật châm biếm của thơ Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù. GV cần tận dụng tối đa năng lực làm việc với SGK và khả năng tiếp cận CNTT của HS để từ đó tạo tâm thế hứng thú, say mê tiếp nhận văn bản, GV chỉ bổ sung, nhấn mạnh những điểm cần thiết, tranh ảnh hay băng hình cũng có thể được sử dụng miễn là không quá mức gây mất tập trung chú ý của HS trong giờ học. 74 Tạo tâm thế cho HS khi tiếp nhận tác phẩm văn chương còn thể hiện ở lời dẫn dắt vào bài của GV. Thao tác này cũng chiếm một vị trí quan trọng trong dạy - học kịch. Làm thế nào gây được sự kích thích, sự hứng khởi để HS cuốn vào bài học mà phải thỏa mãn “đủ”, “đúng”, “trúng”,“hay”? Điều này quả không dễ. Có thế nói, cách vào bài một giờ dạy học tác phẩm văn chương nói chung và dạy học văn bản thơ Nhật kí trong tù nói riêng chính là thao tác làm “rực nóng” bầu không khí văn chương cũng như hứng thú học tập của HS. Hoạt động 2: Tri giác (Đọc văn bản,tái hiện bức tranh thế giới hình tượng trong bài thơ). Hoạt động tri giác ngôn ngữ văn bản cung cấp cơ sở dữ liệu trong suốt quá trình cắt nghĩa văn bản, được thực hiện lặp đi lặp lại bất cứ khi nào người đọc cần thông tin cho sự cắt nghĩa của mình. Giáo viên có thể cho HS tiến hành đọc diễn cảm nhằm mục đích tái hiện lại không gian chế độ nhà tù Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, qua cách đọc này HS có thể thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật từ đó phát hiện ra thái độ châm biếm đả kích của tác giả. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tiếp nhận văn bản thông qua hoạt động phân tích, cắt nghĩa. Để có thể cắt nghĩa văn bản Lai Tân giáo viên có thể đặt cho HS câu hỏi: - Em hãy cho biết ba câu thơ đầu tác giả đã sử dụng loại câu gì? Nhận xét về giọng điệu của người viết? (gợi ý, tác giả có để lộ thái độ chủ quan nào không?) - Những đối tượng nào được nhắc đến trong các câu thơ? Lần lượt phân tích hành động của họ, đối chiếu với chức năng thực tế mà họ phải đảm nhiệm. 75 (Trong quá trình phân tích chú ý đến các từ ngữ miêu tả hành động, sự việc, tần suất của hành động, sự việc) - Câu hỏi hướng dẫn cụ thể: + Câu thứ nhất nói về ai? Hành động của người đó là gì? Hành động đó diễn ra với tần suất như thế nào? Từ ngữ nào thể hiện điều ấy? Em có thể lấy thêm một số dẫn chứng nói về việc đánh bạc trong trại giam trong Nhật kí trong tù? Qua đây em hiểu gì về bản chất của chế độ nhà tù dưới thời Tưởng Giới Thạch? + Câu thứ hai: Câu thơ này tiếp tục nói đến tệ nạn nào trong nhà tù? Nó xuất hiện ở đối tượng nào? Thái độ của em trước hành động đó? Thái độ của tác giả khi nói về nó như thế nào? (kín đáo, bóng gió hay dứt khoát, thẳng thắn, trực diện?) + Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm trong câu thơ thứ 3? - GV hỏi: Việc phơi bày bộ mặt thật của 3 đối tượng trên đã cho thấy điều gì về bản chất bộ máy chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ? - Nếu như 3 cầu đâu là 3 câu tự sự thì câu cuối bài thơ lại là câu bày tỏ thái độ, suy nghĩ, cảm tưởng của nhà thơ. Nhưng lời bình giá đưa ra trong câu này có gì mâu thuẫn với hiện thực ở 3 câu trên? Hãy thử lý giải sự mâu thuẫn đó? - Từ đó, em hiểu sự “thái bình” mà tác giả nói tới ở đây là như thế nào? - Đặt trong bối cảnh lịch sử Trung Hoa lúc bấy giờ (phát xít Nhật đang xâm lược Trung Quốc) điều này còn cho thấy tính chất gì của tầng lớp cai trị đất nước? Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tiếp nhận đoạn trích thông qua hoạt động bình giá, tổng hợp, đánh giá khái quát. Trong tiếp nhận tác phẩm văn chương, bình giảng là hoạt động hoàn tất cơ chế tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm văn chương, nó có vai trò quan trọng trong 76 quá trình tiếp nhận. Hoạt động này buộc người bình phái bám sát văn bản để tự mình phát hiện ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố, bộc lộ kết quả tiếp nhận. Chất lượng của giờ học được đánh giá bởi khả năng tiếp thu bài của HS. Trong một giờ dạy học, dù giáo viên có năng động, sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học đến bao nhiêu mà HS không tích cực chủ động thâm nhập vào tác phẩm thì giờ dạy học đó chưa thể đạt hiệu quả. Như vậy sau giờ học, giáo viên cần có cách thức kiển tra, đánh giá năng lực tiếp thu của HS. Đối với văn bản Lai Tân, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá bằng cách: - Yêu cầu HS nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Có thể xem Lai Tân là bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch được không? Vì sao? - Hình thức tổ chức hoạt động: Chủ yếu HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ. - Qui trình: HS đọc đề bài và nêu dữ kiện - yêu cầu - HS thực hiện (ý đại cương) - phát biểu - GV chốt. 3.2. Thiết kế giáo án thể nghiệm 3.2.1. Giáo án thể nghiệm bài thơ Chiều tối 77 TIẾT 93: ĐỌC VĂN CHIỀU TỐI (Mộ) Hồ Chí Minh A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ. Thấy được cảnh ngộ, tâm trạng của người tù xa quê và vẻ đẹp tâm hồn của Bác. - Hiểu được màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ. 2. Về kỹ năng: Nâng cao kỹ năng, PP đọc thơ, nhất là thơ chữ Hán. 3. Về thái độ: Biết trân trọng, yêu thương những vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên và cuộc sống con người. Có ý thức rèn luyện bản lĩnh và nghị lực sống. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên 1.1. Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm - Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản - Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hóa bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề. - Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ, các bài tập trắc nghiệm và tự luận. 1.2. Phương tiện Máy tính, máy chiếu (projector), các trang giáo án điện tử. 2. Học sinh - Chủ động tìm hiểu về tác giả và Nhật ký trong tù từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm. Có thể trình bày những thu hoạch của nhóm bằng phần mềm trình diễn Powerpoint. 78 - Đọc kỹ tác phẩm cả Phiên âm, Dịch nghĩa, Dịch thơ. Phát hiện những chỗ mà bản dịch thơ đã bỏ qua. Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích, tìm hiểu tác phẩm. Phân tích bài thơ theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh (gắn với việc giới thiệu bài, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ) Phương pháp: Thuyết trình bằng các trang Powerpoint hoặc bằng đoạn - thuyết minh do HS chuẩn bị - Kĩ thuật: Học theo góc (giao việc chuẩn bị về nhà theo sở trường, năng lực) - Thời gian: 5 phút Kiến thức cần đạt Học sinh Giáo viên ( GV ghi bảng, HS ghi Ghi chú vở ) I. Tiểu dẫn Có thể * Giới thiệu * Nghe, ghi tên bài 1. Hoàn cảnh sáng tác: dẫn đề về nhà thơ - Khi nhà thơ bị chính tài I. HCM I. (bằng quyền nghe một bài Tưởng thơ Giới TÙ, thơ Thạch bắt giam (8/1942- về buổi hát, đọc một *1 HS giới thiệu 9/1943, trên đường đi Hoàng đoạn thơ, một bằng lời dẫn dắt và công tác ) lời trữ tình các trang trình chiếu - Nhà thơ phải trải qua ngoại đề...) sinh động về Nhật kí đoạn đời cơ cực, lao * Hƣớng dẫn trong tù và bài thơ khổ, thử thách. HS trình bày Chiều tối: 2. Xuất xứ kết quả tìm *1 HS tóm tắt trong - Từ tập Nhật kí trong từ kiếm, suy một đoạn thuyết (tập thơ chữ Hán, 134 79 hôn cảm về hoàn minh. bài, được gọi là kiệt cảnh, tác...) xuất xứ của bài - Là bài số 31, ghi lại thơ (kết quả * Nghe, ghi vở chuyến chuyển lao từ của kĩ thuật Tĩnh Tây - Thiên Bảo góc) + trình bày các trang Powerpoint. giới thiệu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của bài thơ + thu hoạch). *GV chốt bình - ghi bảng hoặc chốt màn hình. 80 Slide 1 : Hoàn cảnh ra đời Nhật ký trong tù Th¸ng 8/1942, NguyÔn ¸i Quèc lÊy tªn lµ Hå ChÝ Minh sang Trung Quèc ®Ó tranh thñ sù viÖn trî cña thÕ giíi. Sau nöa th¸ng ®i bé, võa ®Õn Tóc Vinh, tØnh Qu¶ng T©y, Ng-êi bÞ chÝnh quyÒn T-ëng Giíi Th¹ch b¾t giam v« cí. Trong suèt 13 th¸ng ë tï, tuy bÞ ®µy ¶i v« cïng cùc khæ nh-ng Hå ChÝ Minh vÉn lµm th¬. Ng-êi ®· s¸ng t¸c 134 bµi th¬ b»ng chữ H¸n ghi trong mét cuèn sæ tay, ®Æt tªn lµ Ngôc trung nhËt ký (NhËt ký trong tï). 81 Slide 2 : Bài thơ Chiều tối “ChiÒu tèi” (Mé) lµ bµi thø 31 cña tËp “NhËt ký trong tï”. C¶m høng cña bµi th¬ ®-îc gîi lªn trªn ®-êng chuyÓn lao tõ TÜnh T©y ®Õn Thiªn B¶o vµo cuèi thu 1942 Hoạt động 2. Tri giác ( Đọc văn bản, tái hiện bức tranh thế giới hình tƣợng trong bài thơ) - Mục tiêu – HS có cảm nhận ban đầu, tổng thể về văn bản - Phương pháp: Đọc, thuyết trình - Thời gian: 7 phút GV Kiến thức HS II. II. II. Đọc - tìm hiểu *Tổ chức đọc : *Đọc chung - Đọc thầm, suy nghĩ - Cả lớp đọc thầm 1.Đọc và trao đổi với bạn về - Trao đổi tìm giọng 2.Hình tượng, giọng đọc của bài thơ đọc - Không gian bầu (căn cứ hoàn cảnh của trời - mặt đất chủ thể trữ tình, nội rộng lớn vào lúc dung của bài) chiều tàn. 82 Ghi chú - Một em hãy đọc thể * Tái hiện hiện hình nghiệm. tượng - Người tù - nhà thơ ở giữa mênh * Tổ chức tái hiện - Cả lớp cùng làm; mông hình tượng: đất trời Một số HS miêu tả lúc chạng vạng - Hãy hình dung về lại bằng ý kiến - Bố cục: 2 câu không gian, thời gian, - 2 HS nêu bố cục và đầu: không gian cảnh ngộ và nghĩ suy nội dung tương ứng bầu trời. 2 câu của nhà thơ bằng cách - Nghe, ghi vở cuối: bức tranh em thích nhất (vẽ lại sinh hoạt. tranh, miêu tả bằng lời nói...) - Tìm bố cục bài thơ thể hiện sự vận động của hình tượng * Chốt, ghi bảng hoặc màn hình 83 Hoạt động 3. Phân tích, cắt nghĩa - Phương pháp: Phân tích, đàm thoại, nhập vai, bộc lộ. nêu vấn đề... - Kĩ thuật: Khăn trải bàn - Thơì gian: 25 phút GV HS Kiến thức Ghi chú III.1. III.1. III. Đọc - hiểu 1.Phần 1.1 Gợi mở, định 1.1 Cả lớp 1.Hai câu đầu: Bức tranh gợi hướng : suy nghĩ, ghi thiên nhiên và nỗi lòng thi GV mở là Cảm nhận của em ra nháp. nhân về bức tranh thiên - 2 HS nêu - Mở ra khung cảnh thiên tính chất nhiên ( không gian - HS bổ sung nhiên rừng núi lúc chiều mở, ®-îc gợi vẽ ấm tối.Có cánh chim mỏi mệt thiết khi hay quạnh mải miết bay về tổ phía HS chưa cúng ứng xử có vắng?; thời gian rừng xa; Có chòm mây lẻ đủ lực kết thúc một ngày loi sót lại, lững lờ trôi giữa khiến con người 1.2 Giải tầng không. Cảnh rộng nhạy cảm với vui quyết vấn đề lớn, quạnh vắng trong thời sướng hay buồn bã bằng kĩ thuật khắc cuối cùng của một ? cảnh vật tươi khăn trải bàn ngày. vui, tràn đầy sức - Vẻ đẹp của bức tranh: sống + Giống trong thơ ca cổ hay mệt mỏi...) điển phương Đông, khung 1.2. Nêu vấn đề : cảnh thiên nhiên trong hai So với thơ ca cổ, câu đầu đã được phác họa bức tranh thiên 1.3. Nghe, bằng những nét chấm phá nhiên trong hai câu ghi vở ( chỉ gợi ra một vài nét, cốt đầu có gì giống và ghi lấy cái linh hồn của tạo 84 cần khác? Từ đó anh ( vật ). chị ) phát hiện + Hình ảnh cánh chim bay được điều gì kín về tổ là nét vẽ phác họa đáo ẩn giấu sau không gian rừng núi và gợi bức hoạ về ngôn từ ý niệm thời gian, tƣợng kia? trƣng cho buổi chiều : * Yêu cầu, hướng + Điểm khác biệt với thơ dẫn HS thực hiện ca cổ là: hình tượng cánh kĩ thuật khăn trải - HS cảm chim trong thơ Bác đƣợc nhận ( Nhập cảm nhận ở trạng thái bàn 1.3 GV nhận xét, vai và đánh bên trong (mỏi mệt. Ngoại bình, chốt, ghi giá ) bảng cảnh cũng là tâm cảnh. Trong ý thơ có sự hòa hợp, đồng điệu giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. + Hình ảnh “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng khôngthi liệu quen thuộc nhưng không mang ý nghĩa ước lệ 1.4. Sơ kết triết học (cái khắc khoải HS viết ra mơ hồ của con người trước 1.4. Gợi dẫn giấy và trình hư không) mà có hồn (thuyết trình và nêu bày. ngƣời : lẻ loi, đơn độc và vấn đề để thấy vẻ cái băn khoăn, trăn trở đẹp tâm hồn nhà chưa biết tương lai phía thơ): * Nghe, chia trước của người tù nơi đất 85 Bài thơ thuộc sẻ, ghi vở nhóm những sáng III.2. tác được viết nên từ những chuyển lao. khách. - Vẻ đẹp của con người: Hoàn thành +Dù trong hoàn cảnh nào, cuộc phiếu học tập tâm hồn của Bác vẫn luôn Mà số 2. yêu quí, hƣớng về thiên chuyển lao đối với * Làm việc nhiên. những người tù là cá nhân + Mệt mỏi và đau đớn một cực hình. Bác :Phân tích, so nhưng chan chứa hồn thơ bị giải đi từ lúc sánh, đánh . “Gà gáy một lần gía đêm chửa + Là hình ảnh của bậc tao tan”, - Nhiều HS nhân mặc khách đang phải trải qua “Năm chia sẻ ung dung thưởng ngoạn mươi ba cây số một cảnh chiều hôm. ngày” trong tình - Con ngƣời có tâm hồn cảnh “xiềng xích nhạy cảm, giàu thƣơng thay dây trói”. Đặt yêu, có ý chí, nghị lực phi những câu thơ trên 2.3. Trao đổi thƣờng và sự tự chủ, tự trong cảnh ngộ của trong bàn, do về tinh thần . một người tù, em nêu ý kiến cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn và nhân  Sơ kết cách Hồ Chí Minh -Bức tranh thiên nhiên Nếu HS ? mang vẻ đẹp cổ điển chưa đủ 1.4 Hướng dẫn sơ nhƣng sinh động, gần gũi, năng lực kết có hồn. Từ tìm hiểu trên, - Cảnh ngộ và tâm trạng thì cần có 86 tổng hợp em hãy ghi lại của người tù xa xứ. những cảm nhận - sâu sắc về cái hay thƣơng tạo vật; một ý chí, chi tiết hỗ cái đẹp từ hai câu nghị lực thép thơ đầu - Hai câu thơ không nói III. 2 So * Chốt theo hướng “thép” nhưng lại rất “thép”. sánh với mở, ghi bảng 2. Hai câu cuối : III.2 HD tìm hiểu 2 tranh cuộc sống và ánh nhân đạo câu cuối lửa trong tâm trí ngƣời tù của 2.1. HD tìm hiểu - Hình ảnh cô gái xay ngô Nguyễn sự chuyển mạch trong Chiều tối toát lên vẻ Trãi trong bằng phiếu học tập trẻ trung, khỏe mạnh, đầy Cảnh số 2. sức sống ( chữ cô em, điệp ngày 1.2. (GV nêu vấn ngữ, âm hưởng...). đề tìm hiểu hình Giữa núi rừng mênh mông, được Văn ảnh, cảm xúc): so thiếu nữ sơn cước không bị hoá nhân với những câu thơ hòa lẫn vào cảnh vật mà văn của cũng tả cảnh chiều trái lại cô chính là điểm DT hôm sau đây của sáng của bức tranh(hình Bà Huyện Thanh ảnh con người trong thơ Bà Quan: “Bước tới Huyện Thanh Quan thấp đèo Ngang bóng xế thoáng, mờ nhạt, nhỏ bé, tà. Cỏ cây chen đá, chỉ tôn thêm cái hùng vĩ, lá chen hoa. Lom hoang sơ của đất trời thiên khom dưới núi, tiều nhiên) vài chú. Lác đác - Thái độ của thi nhân: bên sông, chợ mấy Trìu mến hướng về con 87 Một tấm lòng câu yêu tái hỏi hiện trợ Bức tư tưởng để hè thấy Đèo người và sự sống; quan Ngang), bức tranh tâm, yêu thương những đời sống và hình người lao động nghèo, ảnh không phân biệt quốc gia, nhà” (Qua con người trong Chiều tối có dân tộc. gì khác? Từ đó, 2.4.HS viết anh (chị) có cảm ra giấy và nghĩ gì về cái nhìn trình bày. cuộc sống của Bác và tâm hồn của - người tù vĩ đại Hồ túc” ở cuối câu 3 đƣợc Chí Minh? Ba chữ “ma bao * Nghe, chia điệp lại ở đầu câu 4 “bao 2.3. Gợi dẫn, nêu sẻ, ghi vở túc ma” đã tạo nên sự nối vấn đề (tìm hiểu âm liên hoàn, nhịp nhàng nét đặc sắc trong như vừa diễn tả cái vòng cách thể hiện thời quay không dứt của động gian và sự chuyển tác xay ngô vừa thể hiện biến tư tưởng) dòng lƣu chuyển của thời Với * sự vận động của gian từ chiều đến tối. Mặt có pt hiện mạch thơ có sự khác, chính chữ “hồng” ở đại, chảy trôi của dòng cuối bài thơ cũng giúp copy làm thời gian. Như đã người đọc hình dung ra tư liệu đối chiếu, nguyên bóng tối đang buông xuống hoc tập, tác không hề có xóm núi. với HS chữ tối. Chữ tối - trong bản dịch là qua chữ hồng Chữ hồng: do người dịch thơ trong mối quan hệ (chiều 88 Vẻ đẹp của câu kết giỏi ĐK HS thêm vào. Điều thú tối – lô dĩ hồng) - tứ thơ loé vị mà nhiều người sáng: Con người tìm thấy đã từng nói là: ánh sáng, sự ấm áp trong nguyên văn không bóng đêm. sáng ấm, tin, nói đến tối mà tự yêu, vui nhiên người đọc “Với một chữ “hồng”, Bác vẫn cảm nhận được đã làm sáng rực lên toàn bộ trời tối. Anh (chị) bài thơ, đã làm mất đi sự hãy lý giải vì sao mỏi mệt, sự uể oải, sự vội người đọc lại có vã, sự nặng nề đã diễn tả cảm nhận như vậy? trong ba câu đầu, đã làm - GV dẫn dắt, sáng rực lên khuôn mặt của định hƣớng phân cô em sau khi xay xong tích. Chữ “hồng” ngô tối. Chữ “hồng” trong chính là linh hồn, nghệ thần thái, là cái vi người ta gọi là “con mắt diệu của toàn bức thơ” (thi nhãn), hoặc là tranh. Nó cũng “nhãn tự” (chữ mắt), nó giống như “con sáng bừng lên, nó cân lại, mắt thơ” mà ta chỉ một chữ thôi, với hai thường gọi là “thi mươi bảy chữ nhãn” hay “nhãn nặng đến mấy đi chăng tự”. Theo anh (chị), nữa...” đâu là “nhãn tự” Thông, “Bác Hồ làm thơ và của bài thơ Chiều thơ của Bác”, Nghiên cứu tối ? Vì sao ? học tập thơ văn Hồ Chí GV có thể chiếu Minh, 89 thuật thơ (Hoàng NXB Đường khác dầu Trung KHXH, đoạn bình thơ của nhà thơ Hoàng H.,1979). - Sơ kết : Trung Thông để - Tâm hồn yêu thương con HS biết đáp án người. đồng được - Hình tượng vận động tham khảo thêm khỏe khoắn: từ ánh chiều một kênh tiếp nhận âm u đến ánh lửa rực hồng, văn học: ấm áp; từ mệt mỏi đến thời khỏe khoắn; từ buồn đến vui. - Sự vận động này cho thấy tinh thần lạc quan yêu đời 2.4 . HD sơ kết của một tâm hồn luôn Từ tìm hiểu trên, hướng về sự sống, ánh sáng em hãy ghi lại và tương lai. những cảm nhận Hai câu kết “không có chữ sâu sắc về cái hay vui mà vẫn vui, cũng như cái đẹp từ hai câu hai câu đầu không có chữ thơ đầu buồn mà vẫn buồn... Buồn * Chốt theo hướng vui là ở con người tỏa vào mở, ghi bảng cảnh vật, tỏa vào câu thơ” (Lê Xuân Đức). 90 Hoạt động 4. Tổng hợp, đánh giá khái quát - Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, thuyết trình - Kĩ thuật: Phiêú học tập số 3, - Thời gian: 7 phút GV Kiến thức HS IV.1. HD đánh giá tổng IV. IV. Tổng kết kết về nội dung 1. ND - GV: Ở phần kết luận của HS trao đổi - Chiều tối thể hiện vẻ một bài bình giảng Chiều trong phạm đẹp tâm hồn đầy yêu tối, một nhà nghiên cứu vi bàn học. thương và nhân văn văn học đã viết: “Khi viết Cá nhân Hồ Chí Minh - Nghị những câu thơ về Bác: chia sẻ lực, ý chí, tinh thần “Chỉ biết quên mình cho biến thử thách thành hết thảy” hay “Nâng niu nơi tôi luyện và hoàn tất cả, chỉ quên mình”, có thiện nhân cách (thép) lẽ nhà thơ Tố Hữu đã nghĩ cả đến những bài thơ như Chiều tối này chăng ?”. Còn nhà thơ Hoàng Trung Thông lại viết: Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp”. làm 2. Nghệ thuật HS Theo anh (chị), người viết việc cá Bài thơ tiêu biểu cho muốn “chốt” lại điều gì? nhân với phong cách nghệ thuật IV.2 Nghệ thuật phiếu học thơ Hồ Chí Minh nói - GV nêu vấn đề: Có tới tập số 3 chung và Nhật ký 133 bài thơ trong Nhật ký trong tù nói riêng, đó trong tù. Nhưng tại sao - Bày tỏ là sự kết hợp hài hòa SGK lại chọn Chiều tối. đánh giá giữa vẻ đẹp cổ điển và Hãy thử lý giải từ phương Nghe - ghi tinh thần hiện đại. diện nghệ thuật của tác vở 91 Ghi chú phẩm? (Hỗ trợ bằng phiếu học tập sơ 3) - Phát (chiếu) phiếu học tập. Bình - chốt - ghi bảng Hoạt động 5. Luyện tập, củng cố, bộc lộ kết quả tiếp nhận - Hình thức tổ chức hoạt động: Chủ yếu HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ. - Thời gian 6 phút; 3 phút cho mỗi bài. - Qui trình: HS đọc đề bài và nêu dữ kiện - yêu cầu - HS thực hiện (ý đại cương) - phát biểu - GV chốt. 1. Sau khi“Đọc thơ Bác” nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: Ngục tối, trái tim càng cháy lửa Xích xiềng không khóa nổi lời ca Trăm sông nghìn núi chân không ngã Yêu nước yêu người yêu cỏ hoa. … Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình. (Đường chúng ta đi, 5-1960) - Anh (chị) chia sẻ điều gì với nhà thơ Hoàng Trung Thông về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và thơ ca Hồ Chí Minh qua đoạn thơ trên? - Hãy thử sáng tác một bài thơ thể hiện cảm nghĩ của anh (chị) về con người và thơ ca của Bác (có thể ứng tác tại lớp hoặc về nhà). 2. Bình luận ý kiến sau đây của nhà phê bình văn học Hoài Thanh: “Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép”. 92 Phiếu học tập số 1: (So với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu có gì giống và khác? Từ đó, anh (chị) phát hiện được điều gì kín đáo ẩn giấu sau bức họa bằng ngôn từ kia?) Thơ HCM Thơ ca cổ Điểm giống điển (bút pháp) - Chim bay về Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ núi tối rồi - Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi... Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi (Thôi Hiệu) - Bút pháp chấm phá, ước lệ, tượng trưng tạo dựng quan hệ hữu hạn vô hạn) Điểm khác Cái nhìn từ bên trong; bút pháp hiện thực bút pháp nghiêng về hiện thực - tả cảnh ngụ tình Tâm trạng Sự đồng cảm sâu sắc với thiên nhiên tạo vật Nỗi niềm lẻ loi đơn độc, chưa biết tương lai phía trước thế nào Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu hai câu cuối, để trả lời câu hỏi: Từ hai câu đầu đến hai câu cuối, mạch thơ vận động, chuyển đổi thế nào? Hãy trả lời câu hỏi đó bằng cách hoàn thành bảng sau sau: Hai câu đầu Hai câu sau Khung cảnh thiên nhiên ... Cảnh vật: trời mây, chim muông ... Không gian núi rừng hoang vu ... Thời gian: chiều tà ... - HS hoàn thành trên phiếu học tập: Hai câu đầu Hai câu sau Khung cảnh thiên nhiên Bức tranh đời sống con người 93 Cảnh vật : trời mây, chim muông Hình ảnh con người lao động Không gian núi rừng hoang vu Không gian xóm núi ấm áp Thời gian : chiều tà Đêm tối nhưng lại bừng sáng ánh lửa hồng Phiếu học tập 3: Đánh dấu X vào các nhận xét đúng với bài thơ Chiều tối: Chiều tối là một bài thơ: A. Ngắn họn, hàm súc. B. Sử dụng bút pháp chấm phá, tượng trưng. C. Tả cảnh ngụ tình. D. Xác lập được các mối quan hệ . E. Cảnh sinh động, chân thực, có hồn. F. Mạch thơ vận động mạnh mẽ. G. Tư tưởng hướng tới ánh sáng, sự sống. 3.2.2. Giáo án thể nghiệm bài thơ “Lai Tân” TIẾT 94: ĐỌC VĂN LAI TÂN Hồ Chí Minh A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Thấy được tình trạng thối nát phổ biến của bọn quan lại Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. - Hiểu được nghệ thuật châm biếm độc đáo của bài thơ. 2. Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích chứng minh và tổng hợp vấn đề. - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và cảm thụ một tác phẩm thơ chữ Hán 94 3. Về thái độ: Thêm thấu hiểu, cảm thông với nỗi thống khổ mà người tù Hồ Chí Minh phải chịu đựng trong những ngày chịu tù đày. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên * Dự kiến BP tổ chức HS hoạt động cảm thụ tác phẩm - Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản - Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hóa bằng đàm thoại gợi mở, theo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề. - Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ, các bài tập trắc nghiệm và tự luận. * Phương tiện: - Máy tính, máy chiếu (projector), các trang giáo án điện tử. - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Tài liệu tham khảo: + “Nhật ký trong tù và những lời bình”, nhiều tác giả, NXB Văn hóa thông tin, 1997. + Quan điểm và phương pháp nghiên cứu văn thơ Hồ Chí Minh (Nguyễn Đăng Mạnh) *Phương pháp dạy đọc - hiểu, phương pháp phát vấn, phương pháp thuyết trình. 2. Học sinh - Chủ động tìm hiểu về tác giả và Nhật ký trong tù từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm. Có thể trình bày những thu hoạch của nhóm bằng phần mềm trình diễn Powerpoint. - Đọc kỹ tác phẩm cả Phiên âm, Dịch nghĩa, Dịch thơ. Phát hiện những chỗ mà bản dịch thơ đã bỏ qua. Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường 95 phân tích, tìm hiểu tác phẩm. Phân tích bài thơ theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. - Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa - Tìm hiểu tư liệu ngoài SGK: + Vị trí, hoàn cảnh ra đời bài thơ + Sưu tầm các ý kiến của các nhà nghiên cứu xoay quanh câu thơ thứ 3 của bài C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh (gắn với việc giới thiệu bài, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ) - Phương pháp: Thuyết trình bằng các trang Powerpoint hoặc bằng đoạn thuyết minh do HS chuẩn bị. - Kĩ thuật: Học theo góc (giao việc chuẩn bị về nhà theo sở trường, năng lực) -Thời gian: 5 phút Kiến thức cần đạt (GV ghi bảng, HS ghi Ghi chú vở) Giáo viên Học sinh I. Gợi mở, định hướng, hướng dẫn HS tìm hiểu chung về bài thơ. - Qua phần tiểu dẫn và phần tìm hiểu thêm tư liệu ngoài SGK, em hãy cho biết bài thơ này nằm ở vị trí nào I. I. Tiểu dẫn * Nghe, ghi tên 1. Vị trí bài - Là bài thơ 97 trong 134 *1 HS giới thiệu bài thuộc" Nhật ký trong bằng lời dẫn dắt tù", được sáng tác khoảng và các trang trình cuối tháng 11 đầu tháng chiếu sinh động về 12 năm 1942. Nhật kí trong tù 2. Hoàn cảnh ra đời và bài thơ Lai - Lai Tân là địa danh, nơi Tân: mà Người đã trải qua trên con đường từ Thiên 96 trong cả tập thơ và nó được ra đời trong hoàn * Nghe, ghi vở cảnh nào? - GV bổ sung (nếu HS chưa nêu được đầy đủ) và chốt ý, ghi bảng. *GV bình chốt - ghi bảng hoặc chốt màn hình. Giang đến Liễu Châu bằng xe lửa. Bài thơ ghi chép về những điều tai nghe, mắt thấy ở Lai Tân, đồng thời là tiếng cười châm biếm thâm thuý, nhẹ nhàng của nhà thơ về bọn quan lại sâu mọt dưới thời Tưởng Giới Thạch. Slide 1: Con đƣờng chuyển lao của Bác 97 Hoạt động 2. Tri giác (Đọc văn bản, tái hiện bức tranh thế giới hình tƣợng trong bài thơ) - Mục tiêu – HS có cảm nhận ban đầu, tổng thể về văn bản. - Phương pháp: Đọc, thuyết trình. - Thời gian: 7 phút. GV HS Kiến thức II. II. II. Đọc- tìm hiểu *Tổ chức đọc: *Đọc chung - Đọc thầm, suy nghĩ và - Cả lớp đọc thầm 1.Đọc trao đổi với bạn về - Trao đổi tìm giọng giọng đọc của bài thơ đọc (căn cứ hoàn cảnh của chủ thể trữ tình, nội dung của bài) - GV yêu cầu 1 HS đọc diễn cảm bài thơ (cả phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ). Chú ý giọng đọc tỉnh táo, có phần lạnh lùng như giấu nụ cười mỉa mai. * Tái hiện hiện hình 2.Hình tượng, * Tổ chức tái hiện hình tượng tƣợng: - Không gian nhà - Cả lớp cùng làm; tù Trung Quốc - Hãy hình dung về Một số HS miêu tả thời Tưởng Giới không gian, thời gian, lại bằng ý kiến Thạch. cảnh ngộ và nghĩ suy - Bộ máy quan 98 Ghi chú của nhà thơ bằng cách lại thối nát, vi em thích nhất (vẽ lại phạm pháp luật. tranh, miêu tả bằng lời nói...) - 2 HS nêu bố cục và - Bài thơ có 1 bố - Thơ tứ tuyệt ở Nhật kí nội dung tương ứng cục hết sức đặc trong tù có hai loại kết - Nghe, ghi vở biệt: 3 câu đầu và cấu: loại bốn phần, gồm 1 câu cuối. khai, thừa, chuyển, hợp + 3 câu đầu: Thực trạng thối nát của chính quyền ở Lai Tân + Câu cuối: Thái độ châm biếm của tác giả - Kết cấu này tạo ra tính bất ngờ, tạo điểm nhấn trong mạch cảm xúc của người đọc. Một kết luận đầy tính châm biếm về hiện thực đến phút chót mới hiện ra. như bài " Không ngủ được "; loại kết cấu hai phần cảnh – tình, hoặc sự - tình, ví dụ bài "Chiều tối ", " Ngắm trăng ", " Giải đi sớm”. Nhưng bài thơ này, theo em về bố cục có gì đặc biệt (có thuộc 1 trong 2 dạng trên không? Bố cục này có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung châm biếm của tác phẩm? * Chốt, ghi bảng hoặc màn hình 99 Hoạt động 3. Phân tích, cắt nghĩa - Phương pháp: Phân tích, đàm thoại, nhập vai, bộc lộ. nêu vấn đề... - Kĩ thuật: - Thơì gian: 25 phút GV HS III. Gợi mở, định III.1. hướng: Kiến thức Ghi chú III. Đọc hiểu văn bản Phần 1.1- Cả lớp 1. Ba câu đầu - Em hãy cho biết ba suy câu thơ đầu tác giả đã ghi gợi mở GV là nghĩ, - Sử dụng kiểu câu tự sự, ứng xử có ra với giọng kể khách quan, tính chất không hề có sự bình luận mở, cần Nhận xét về giọng - 2 HS nêu hay bộc lộ thái độ của tác thiết khi sử dụng loại câu gì? nháp. điệu của người viết? - HS bổ giả. (gợi ý, tác giả có để lộ sung lực thái độ chủ quan nào không?) - Những đối tượng nào được nhắc đến - Ba câu thơ, tác giả nói trong các câu thơ? đến 3 đối tượng khác nhau Lần lượt phân tích trong hệ thống quan lại hành động của họ, đối Trung Quốc, cụ thể trong chiếu với chức năng bối cảnh nhà giam Lai Tân thực tế mà họ phải thời điểm bấy giờ. đảm nhiệm. (Trong quá trình phân tích chú ý đến các từ ngữ miêu tả hành động, sự HS chưa đủ việc, tần 100 suất của hành động, sự việc) - Nghe, - Câu hỏi hướng dẫn ghi vở GV bổ cụ thể: sung dẫn + Câu thứ nhất nói về + Câu 1: Ban trưởng nhà chứng ai? Hành động của lao: chuyên đánh bạc (thiên người đó là gì? Hành thiên đổ) động đó diễn ra với  tần suất như thế nào? của pháp luật nhà tù, cai bắt tội. Từ ngữ nào thể hiện quản tù nhân, thế mà lại là Trong điều ấy? Em có thể một người ham đánh bạc. lấy thêm một số dẫn  chứng nói về việc " (ngày ngày) cho thấy đây khai. đánh bạc trong trại sự việc, hành động diễn ra Ở tù con giam trong “NKTT”? một cách thường xuyên, bạc ăn năn Qua đây em hiểu gì về -HS bản chất của chế độ nhận nhà tù dưới Con người thực thi ngoài quan và giá) đánh tù bạc Hai chữ "thiên thiên đường công cảm ngày này qua ngày khác, mãi đều đặn như một thói quen, Sao thời (Nhập vai như một lẽ hiển nhiên. Tưởng Giới Thạch? Đánh bạc ở không trước vô đánh → Dưới ngòi bút của Hồ quách chốn Chí Minh, nhà tù Tưởng này. Giới Thạch không phải là nơi giam giữ và cải tạo tù nhân mà là một sòng bạc + Câu thứ hai: Câu với những con bạc lại là thơ này tiếp tục nói những người thực thi pháp đến tệ nạn nào trong luật. Hình ảnh của nhà tù nhà tù? Nó xuất hiện bên ngoài thì nghiêm minh 101 ở đối tượng nào? Thái nhưng bên trong thì giả độ của em trước hành dối, bất công, phi lí. động đó? Thái độ của HS trình tác giả khi nói về nó bày. + Câu 2: như thế nào? (kín đáo, tham lam ăn tiền của phạm bóng gió hay dứt nhân khoát, thẳng thắn, trực  diện?) trưởng là hành động của việc Cảnh trưởng Hành động của cảnh Làm một tên ăn cướp, hành động cá của một tên trấn lột, ăn nhân: Phân chặn bẩn thỉu và tàn nhẫn. tích, so Cái nực cười mỉa mai nhất sánh, đánh là hành động này lại diễn ra ở chốn ngục tù, giữa cảnh giá trưởng và tù nhân. Tù nhân thì làm gì có tiền thế mà chúng cũng chẳng tha. - Nhiều  HS chia sẻ Thái độ của tác giả khi phản ánh thực trạng này là rất thẳng thắn, dứt khoát, + Câu thứ 3: trực diện. Điều đó thể hiện GV giảng: Đây là câu qua hai chữ “tham thôn” thơ gây nhiều tranh (tham lam ăn tiền) được sử cãi dụng với đúng nghĩa của về cách hiểu. Nguyên nhân là do sự nó. chưa chính xác về - Trao đổi → Hành động của cảnh nghĩa của bản dịch trong bàn, trưởng đã nói hết sự thối 102 thơ: hai chữ “thiêu nêu ý kiến nát, đê tiện của nhà tù dưới đăng” thời Tưởng Giới Thạch. (thắp đèn) trong nguyên tác đã được dịch là “chong + Câu 3: nói về việc làm đèn” của huyện trưởng. Câu này - GV hướng HS hiểu có nhiều cách hiểu theo cách thứ 2 và  đưa ra căn cứ khẳng đèn làm việc công → rất có định điều đó thể là viên quan mẫn cán - Từ cách hiểu ấy em nhưng quan liêu, bằng có nhận xét gì về nghệ chứng là dung túng cho bộ thuật châm biếm trong hạ câu thơ này của tác trưởng) làm điều sằng bậy giả?  Huyện trưởng chong (ban Thực trưởng, chất cảnh huyện trưởng chong đèn là để hút thuốc phiện (theo Đặng - GV hỏi: Việc phơi Thai Mai và Hoàng Trung bày bộ mặt thật của 3 Thông) Nếu HS đối tượng trên đã cho → Thiên về cách hiểu thứ chưa đủ thấy điều gì về bản - HS viết 2. năng lực chất bộ máy chính ra giấy và Bằng chứng lý giải: nhà tổng hợp quyền Trung Quốc lúc trình bày. văn Phùng Nghệ, Chủ tịch thì cần có bấy giờ? Hội Nhà văn Quảng Tây câu hỏi tái (Trung Quốc) đã khẳng hiện chi tiết - Nghe, định: đó là tiếng lóng của hỗ trợ chia ghi vở sẻ, vùng Quảng Tây hay dùng để chỉ việc hút thuốc phiện, 103 điều này được ghi trong từ điển tiếng lóng Trung Quốc. Người Trung Quốc đọc câu đó là hiểu ngay huyện trưởng đốt đèn để hút thuốc phiện - Làm việc → Nếu 2 câu trên tác giả cá nhân: vạch trần bộ mặt bọn quan Phân tích, lại một cách trực diện thì ở - GV chuyển ý và hỏi: so sánh, câu này, Người lại sử dụng Nếu như 3 cầu đâu là đánh giá nghệ thuật châm biếm sắc 3 câu tự sự thì câu sảo, sâu cay. cuối bài thơ lại là câu  bày tỏ thái độ, suy câu thơ Hồ Chí Minh đã nghĩ, cảm tưởng của khái quát được sự thối nát nhà thơ. Nhưng lời của bộ máy chính quyền bình giá đưa ra trong nơi đây. Các bộ máy chính câu này có gì mâu quyền ấy chính là bộ mặt thuẫn với hiện thực ở của xã hội Trung hoa dưới 3 câu trên? Hãy thử lý thời giặc Tưởng. Ở xã hội giải sự mâu thuẫn đó? ấy, sự phi lý chồng chất, sự Tóm lại, chỉ qua ba bất công chồng chất, sự - Từ đó, em hiểu sự thối nát chồng chất, nó diễn “thái bình” mà tác giả ra ở mọi chỗ, mọi việc, mọi nói tới ở đây là như lúc. thế nào? 3. Câu cuối 104 - Câu cuối không đi theo mạch lô gíc của ba câu Với ĐK có trên. Câu cuối có thể hiểu: pt hiện đại, "trời đất Lai Tân vẫn thái HS copy bình như cũ". Thoạt nhìn làm tư liệu tưởng như câu thơ thể hiện học tập. - Đặt trong bối cảnh một sự hài lòng một lời ca lịch sử Trung Hoa lúc ngợi. Nhưng rõ ràng 3 câu bấy giờ (phát xít Nhật thơ trên cho chúng ta khẳng đang xâm lược Trung định: trời đất Lai Tân Quốc) điều này còn không thể thái bình theo cho thấy tính chất gì nghĩa đúng của nó như vậy. của tầng lớp cai trị đất Đây thực chất là sự mỉa nước? mai, châm biếm của tác giả - GV bổ sung (nếu cần) và chốt ý - Thái bình mà tác giả muốn ám chỉ ở đây là: - GV giảng thêm về + Thái bình đối với bọn hai chữ “thái bình” quan lại thối nát, đê tiện, được coi là nhãn tự nhiễu nhương, bởi bọn của bài thơ chúng vẫn ngày ngày được đánh bạc, được ăn hối lộ và hút thuốc phiện, không cần quan tâm dân tình ra sao. Điều đó càng khắc sâu thêm tình trạng thối nát đã trở thành một “nền nếp” 105 diễn ra thường xuyên, bình ổn trong bộ máy chính quyền Lai Tân + Bài thơ được viết cuối năm 1942 là lúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang ở thời kỳ ác liệt, phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc, biết bao biến động, biết bao tang thương, vậy mà bọn người này vẫn bình chân, vẫn cứ thấy Lai Tân thái bình. Điều đó còn cho thấy sự tàn ác, nhẫn tâm của tầng lớp quan lại Trung Quốc. Hai chữ “thái bình” được xem là nhãn tự của bài thơ, Hoàng Trung Thông nhận xét: “Hai chữ thái bình mà xâu tóm lại bao nhiêu việc làm trên là muôn thuở của XHTQ, của giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ hai chữ ấy mà xé toang tất cả mọi thái bình trá nhưng thực chất là đại loạn ở bên trong”. 106 Với giọng thơ có vẻ bình thản vô cảm nhưng kì thực là sự mỉa mai, đả kích mạnh mẽ, Hồ Chí Minh đã tố cáo sự thối nát của bộ máy chính quyền đã đến mức trầm trọng, trở thành phổ biến, trở thành nếp sống trên đất nước Trung Hoa Hoạt động 4. Tổng hợp, đánh giá khái quát - Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, thuyết trình - Kĩ thuật: - Thời gian: 7 phút GV Kiến thức HS IV. IV. HD đánh giá tổng HS trao đổi trong phạm kết GV yêu cầu HS rút ra kết vi bàn học. luận về nội dung và nghệ Cá nhân thuật của bài thơ chia sẻ Bình- chốt- ghi bảng - Bày tỏ đánh giá Nghe - ghi vở 107 IV. Tổng kết 1. Nội dung: Tác phẩm đã vẽ nên cái bản chất của cả chế độ XH dưới thời Tưởng Giới Thạch xấu xa mục nát đến vô cùng. Chất “thép” của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt. 2. Nghệ thuật: Bài thơ in đậm bút pháp châm biếm thơ HCM: Lời thơ ngắn gọn, súc tích, nhưng đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Ghi chú Hoạt động 5. Luyện tập, củng cố, bộc lộ kết quả tiếp nhận - Hình thức tổ chức hoạt động: Chủ yếu HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ. - Thời gian 6 phút; 3 phút cho mỗi bài. - Qui trình : HS đọc đề bài và nêu dữ kiện - yêu cầu - HS thực hiện (ý đại cương) - phát biểu - GV chốt. 108 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Dạy học văn bản thơ Nhật kí trong tù theo đặc trưng thể loại là một hoạt động hội tụ được nhiều kĩ năng và tri thức, trong đó hạt nhân là những kiến thức và kĩ năng xử lí những văn bản thơ cụ thể với một kĩ năng tổ chức dạy học - kĩ năng sư phạm trước một đối tượng là học sinh THPT. Tuỳ theo những văn bản thơ với đặc trưng thể loại và đề tài của nó mà người giáo viên tổ chức cho học sinh đọc tác phẩm, chỉ ra phương pháp phát hiện, sưu tập, lựa chọn, phân tích, sử dụng sáng tạo như tư liệu nguồn để có thể khám phá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Trên cơ sở đó mà tích hợp giá trị của nhân cách. Sự tích hợp này sẽ vừa mang bản sắc cá nhân, vừa mang sắc thái cộng đồng một điểm có thể trở nên rất mạnh, tuỳ thuộc vào tài năng, đức độ của người giáo viên và môi trường sư phạm. 1.2. Hồ Chí Minh là nhà thơ vĩ đại của dân tộc.Từ cuộc đời đến tác phẩm của Người đều có ý nghĩa giáo dục lớn lao. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu về thơ Bác chúng tôi đã lựa chọn hai bài thơ Chiều tối và Lai Tân – SGK Ngữ văn 11 tập II, đề xuất phương pháp giảng dạy theo đặc trưng thể loại nhằm mục đích hình thành kĩ năng tự đọc, tự học các tác phẩm thơ của Bác nói chung và Nhật kí trong tù nói riêng. Việc định hướng tiếp nhận, tìm ra phương pháp tiếp cận Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh ở từng bài thơ cụ thể là vấn đề hết sức quan trọng và bức thiết. Mỗi bài thơ trong tập Nhật kí trong tù là một thế giới nghệ thuật riêng, là một tiếng nói trong ngàn tiếng nói của cái tôi trữ tình Hồ Chí Minh. Muốn tiếp cận tiếng nói đó học sinh phải thực sự hiểu sâu sắc những giá trị thẩm mĩ ẩn đằng sau từng câu từng chữ của tác phẩm, phải nắm được thế giới nghệ thuật phong phú của từng bài thơ. Hướng tiếp cận Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại mà luận văn đề cập với những hình thức tổ chức hoạt động học cụ thể sẽ giúp các em tiếp nhận thơ Bác sâu sắc và trọn vẹn hơn, dễ dàng đi sâu vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Với 109 hướng tiếp cận từ đặc trưng thể loại, chất lượng giờ văn sẽ không chỉ thể hiện ở việc trang bị thêm kiến thức văn học mà còn làm tăng hứng thú học thơ Bác nói riêng và thơ văn nói chung cho học sinh. 1.3. Luận văn được thực hiện trên cơ sở của sự nhận thức đúng đắn về việc vận dụng đặc trưng thể loại vào dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy học văn bản thơ Nhật kí trong tù nói riêng , đáp ứng đòi hỏi của việc đổi mới PPDH văn. Đồng thời là vấn đề then chốt của phương pháp luận dạy học và góp phần hoàn thiện cơ chế dạy học tác phẩm văn chương nhằm phát huy được tiềm năng sáng tạo để học sinh tự làm việc, tự tiếp nhận và chiếm lĩnh chiều sâu tác phẩm văn học. Luận văn đưa ra thiết kế giáo án thể nghiệm dạy học hai tác phẩm thơ Chiều tối và Lai Tân nhằm thể hiện ý đồ dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại. Vì thế, nội dung bài soạn đã làm rõ được mục đích yêu cầu đề ra: rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm từ đặc trưng thể loại đồng thời giúp học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo. Trong quá trính dạy học, bài soạn luôn hướng đến học sinh, lấy học sinh làm trung tâm bắng hệ thống câu hỏi đọc hiểu, giáo viên đóng vai trò gợi dẫn, định hướng cho học sinh khám phá tác phẩm. Áp dụng phương pháp dạy học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại vào soạn một số giáo án thực nghiệm tại trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy rõ hơn vai trò của các phương pháp này đối với việc phát huy khả năng tư duy, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học. Học sinh rất hứng thú, say mê khi được nghe giọng đọc truyền cảm, được xem các hình ảnh minh họa sinh động, được hòa mình vào hoạt động học một cách tích cực. Kết quả học sinh đạt được khá cao khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra trắc nghiệm cuối giờ. Như vậy, dạy học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại bước đầu đã giúp giáo viên hòa nhập hơn với học sinh, tạo không khí văn chương trong giờ học, tạo hứng thú say mê học tập ở học sinh. 110 2. Khuyến nghị Tiếp cận tác phẩm thơ Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại là một hướng tiếp cận phù hợp. Để ngày một hoàn thiện hơn các phương pháp dạy học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau: 2.1. Đối với giáo viên: cần trang bị vốn kiến thức cơ bản về đặc trưng thể loại của Nhật kí trong tù nói chung và từng tác phẩm thơ Nhật kí trong tù nói riêng; người giáo viên dạy văn cần phải tu dưỡng rèn luyện năng lực nghiên cứu, năng lực thiết kế, năng lực tổ chức hoạt động học tập và giảng dạy, năng lực giao tiếp; cần thường xuyên cập nhật kiến thức khoa học sư phạm và bồi dưỡng kĩ năng dạy học nhằm tăng khả năng tạo hứng thú học tập cho học sinh. 2.2.Đối với học sinh: cần trang bị cho mình vốn kiến thức cơ bản về thơ văn Hồ Chủ tịch, khái niệm thơ và ký, có ý thức tiếp chủ động tiếp cận, tìm hiểu thơ Bác theo những phương pháp mới. 2.3. Đối với nhà quản lý: xây dựng các bài giảng mẫu áp dụng các phương pháp dạy học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm thơ trong nhà trường nói chung và tác phẩm thơ Nhật kí trong tù nói riêng. Luận văn là kết quả của những suy nghĩ, tìm tòi để vận dụng lý luận dạy học mới và lý thuyết đặc trưng thể loại vào thực tế giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường do đó có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định. Tuy nhiên, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy chúng tôi mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thấy cô, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban tư tưởng văn hóa trung ương, Tài liệu học tập văn kiện Đại hội IX của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia 2001. 2. Đỗ Kim Hồi, Bùi Minh Toán (chủ biên), Tư liệu Ngữ văn 11, NXB Giáo dục 2007. 3. Đặng Thai Mai, Đọc tập thơ Ngục trung nhật kí, Nhật kí trong tù và những lời bình, NXB Văn hóa thông tin 1998. 4.Felix Pita Rodriguez, Lời tựa bản dịch Nhật kí trong tù. 5. Hoàng Ngọc Hiến, 5 bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội 1992. 6. Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và học văn, NXB Văn học 1997. 7. Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, NXB Thanh niên, Hà Nội 2000. 8. Lê Minh. Nhiều tác giả. Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, NXB Thanh niên, Hà Nội 2000. 9. Lê Quỳnh, Cẩm nang nghiệp vụ quản lí trường học, NXB Lao động xã hội 2005. 10. Lê Trí Viễn. Nhiều tác giả, Học tập phong cách ngôn ngữ chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1980. 11. Nguyễn Đăng Mạnh, Mấy vấn đề tìm hiểu phân tích thơ Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục Hà Nội 1981. 12. Nguyễn Hoành Khung, Mộ, trong: Một số bài giảng văn thơ Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục Hà Nội 1984. 13. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội tuyển chọn và giới thiệu, Một số vấn đề phương pháp dạy học Văn trong nhà trường, NXB Giáo dục 2001. 14. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hồ Chí Minh, tác gia – tác phẩm – nghệ thuật ngôn từ, NXB Giáo dục 2005. 112 15. Nguyễn Thị Dư Khánh, Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường, NXB Giáo dục 2009. 16. Nguyễn Tuân, Về thể kí trong công việc viết văn, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội 1985. 17. Nguyễn Xuân Lạn, Thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nghiên cứu phê bình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001. 18. Nguyễn Văn Tùng (tuyển chọn và giới thiệu), Tác phẩm văn chương trong nhà trường – những vấn đề trao đổi, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2000. 19. Nhị Ca, Gương mặt còn lại Nguyễn Thi, Tác phẩm mới, Hà Nội 1983. 20. Nguyễn Xuân Nam, Từ điển văn học, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1983. 21. Nhiều tác giả, Từ điển thật ngữ văn học, NXB Giáo dục 1982. 22. Nhiều tác giả, Thơ Hồ Chí Minh và những lời bình, NXB Văn học 2009. 23. Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam (1900 - 1945), NXB Giáo dục 2001. 24. Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học văn, tập 1-2, NXB Đại học sư phạm 2004. 25. Phan Trọng Luận, Xã hội – văn học – nhà trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1998. 26. Roger Denux, Hồ Chí Minh nhà thơ, Báo Văn nghệ số 227, 1967. 27. Phan Trọng Luận (chủ biên), Thiết kế bài học Ngữ văn 11 tập 2, NXB Giáo dục 2007. 28. Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 Cơ bản tập 1-2, NXB Giáo dục 2005. 29. Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 Nâng cao tập 1-2, NXB Giáo dục 2005. 30. Sách giáo viên Ngữ văn 10,11,12 Cơ bản tập 1-2, NXB Giáo dục 2005. 31. Sách giáo viên Ngữ văn 10,11,12 Nâng cao tập 1-2, NXB Giáo dục 2005. 32. Vũ Dương Quĩ (tuyển chọn và biên soạn), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục 1996. 33. Viên Ưng – nhà thơ Trung Quốc, báo Văn nghệ tháng 05/1960. 113 114 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC “NHẬT KÍ TRONG TÙ” CỦA HỒ CHÍ MINH THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Dành cho giáo viên) Thầy (cô) là giáo viên dạy môn: …………………….. Trường:………………. Nam  Nữ  Tuổi nghề:……………. Dạy học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại bao gồm những phương pháp sau: - Đọc hiểu. - Phân tích, cắt nghĩa, bình giá. - Diễn giảng tích cực. - Thảo luận nhóm. - Đặt câu hỏi theo đặc trưng thể loại . Đây là hướng tiếp cận tác phẩm thơ Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại, góp phần phát huy khả năng tư duy, chủ động, sáng tạo của người học và khả năng chuyên môn của người dạy. Xin thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau: Câu 1: Thầy (cô) đã từng dạy mấy trường? …………… trường. Câu 2: Thầy (cô) thấy đồng nghiệp dạy bằng những phương pháp trên: Nhiều  Ít  Chưa bao giờ  Câu 3: Bản thân thầy (cô) đã từng biết những phương pháp trên: Đã từng biết  Chưa từng biết  Nếu thầy (cô) biết xin trả lời tiếp 1. Thầy (cô) dạy kết hợp tất cả những phương pháp trên: Thường xuyên  2. Không hứng thú  Khó hiểu  Bình thường  Thầy (cô) thích dạy bằng phương pháp trên: Có  5. Bình thường  Khi dạy bằng những phương pháp trên thầy (cô) thấy học sinh: Dễ hiểu  4. Chưa bao giờ  Mức độ hứng thú của thầy (cô) khi dạy học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù? Hứng thú  3. Ít  Không  Bình thường  Thầy (cô) có khó khăn gì khi dạy học tác phẩm từ đặc trưng thể loại: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……… 6. Nếu thầy (cô) chưa biết, thầy (cô) có nguyện vọng muốn tìm hiểu những phương pháp trên không? Có  Xin chân thành cảm ơn thầy (cô)! Không  PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC “NHẬT KÍ TRONG TÙ” CỦA HỒ CHÍ MINH THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Dành cho học sinh) Họ và tên học sinh:................................................................................................. Trường:………………………………………………………………………..... Nam  Nữ  Tuổi:………………….. Dạy học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại bao gồm những phương pháp sau: - Đọc hiểu. - Phân tích, cắt nghĩa, bình giá. - Diễn giảng tích cực. - Thảo luận nhóm. - Đặt câu hỏi theo đặc trưng thể loại . Đây là hướng tiếp cận tác phẩm thơ Nhật kí trong tù từ đặc trưng thể loại, góp phần phát huy khả năng tư duy, chủ động, sáng tạo của người học và khả năng chuyên môn của người dạy. Xin em cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: Câu 1: Em đã được học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh chưa? Đã học  Chưa từng  Nếu được học rồi xin em trả lời tiếp: Mức độ hứng thú của em khi học tác phẩm thơ Nhật kí trong tù? 7. Hứng thú  Bình thường  Không hứng thú  Qua bài học em hiểu Nhật kí trong tù là một tác phẩm thơ hay một tác 8. phẩm kí? Thơ  Kí  Cả hai  Nhật kí trong tù được viết bằng chữ Hán hay chữ Việt? 9. Chữ Hán  10. Chữ Việt  Nhật kí trong tù được viết theo thể thơ gì? Thơ tứ tuyệt  11. Thất ngôn bát cú  Thất ngôn bát cú là thể thơ nào? Thơ Đường luật  Thơ Cổ thể   Thơ trữ tình  Thơ dân tộc Câu 2: Học, tiếp cận thơ Hồ Chủ tịch có khó không? Cụ thể ở những điểm nào? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… Câu 3: Em có ý kiến hay đề nghị gì trong việc dạy học thơ Nhật kí trong tù của Bác trong trường phổ thông? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… Xin chân thành cảm ơn em! PHỤ LỤC 3 HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG SGK NGỮ VĂN 10,11,12 1. SGK Văn 10 (chương trình chuẩn và nâng cao) SGK Ngữ văn 10 Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao * VHDG Việt Nam - Sử thi: Đăm Săn (trích đoạn Chiến - Sử thi: thắng Mtao Mxây) + Đăm Săn (trích đoạn Chiến thắng Mtao Mxây) + Đẻ đất đẻ nước (trích đoạn Đẻ đất đẻ nước) - Đọc thêm - Truyền thuyết: Truyện An Dương - Truyền thuyết: Truyện An Dương Vương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ và Mị Châu - Trọng Thuỷ - Truyện cổ tích: Tấm Cám - Truyện cổ tích: + Tấm Cám + Chử Đồng Tử (Đọc thêm) - Truyện cười: - Truyện cười: + Nhưng nó phải bằng hai mày + Nhưng nó phải bằng hai mày + Tam đại con gà + Tam đại con gà SGK Ngữ văn 10 Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao - Truyện thơ: Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ: Tiễn dặn người yêu (trích (trích đoạn Lời tiễn dặn) - Đọc đoạn Lời tiễn dặn) thêm - Ca dao: - Ca dao: + Ca dao than thân, yêu thương, + Ca dao yêu thương, tình nghĩa tình nghĩa + Ca dao than thân + Ca dao hài hước + Ca dao hài hước, châm biếm + Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn (Đọc thêm) + Mười tay (Đọc thêm) - Tục ngữ: Tục ngữ về đạo đức, lối sống - Chèo: Kim Nham (trích đoạn Xúy Vân giả dại) * Văn học Việt Nam từ TK X đến hết thế kỉ XIX - Thơ: - Thơ: + Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão + Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão + Cảm hoài - Đặng Dung + Bảo kính cảnh giới, số 43 - SGK Ngữ văn 10 Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao Nguyễn Trãi + Bảo kính cảnh giới, số 43 - Nguyễn Trãi + Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm + Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm + Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du + Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du + Quốc tộ - Đỗ Pháp Thuận (Đọc + Quốc tộ - Đỗ Pháp Thuận (Đọc thêm) thêm) + Cáo tật thị chúng – Mãn Giác (Đọc + Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thêm) (Đọc thêm) + Quy hứng - Nguyễn Trung Ngạn (Đọc + Quy hứng - Nguyễn Trung Ngạn thêm) (Đọc thêm) - Phú: - Phú: + Bạch Đằng giang phú – Trương + Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Hán Siêu Siêu + Hàn nho phong vị phú - Nguyễn Công Trứ (trích đoạn Nhà nho vui cảnh nghèo) (Đọc thêm) - Ngâm khúc: - Ngâm khúc: SGK Ngữ văn 10 Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao + Chinh phụ ngâm khúc (trích đoạn + Chinh phụ ngâm khúc (trích đoạn Tình Tình cảnh lẻ loi của người chinh cảnh lẻ loi của người chinh phụ) - Đoàn phụ) - Đoàn Thị Điểm Thị Điểm + Cung oán ngâm khúc (trích đoạn Nỗi sầu oán của người cung nữ) - Nguyễn Gia Thiều - Nghị luận: - Nghị luận: + Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, + Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, + “Trích diễm thi tập” - Hoàng + “Trích diễm thi tập” (Trích Tựa Trích Đức Lương. diễm thi tập) - Hoàng Đức Lương. + Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm + Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - niên hiệu Đại Bảo thứ ba - Thân Nhân Thân Nhân Trung (Trích đoạn Trung (Trích đoạn Hiền tài là nguyên khí Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của quốc gia (Đọc thêm) (Đọc thêm) + Quân trung từ mệnh tập - Nguyễn Trãi (trích đoạn Tái dụ Vương Thông thư) - Sử kí: - Sử kí: + Đại Việt sử kí toàn thư (trích + Đại Việt sử kí toàn thư (trích đoạn Thái đoạn Hưng Đạo Đại Vương Trần SGK Ngữ văn 10 Chương trình chuẩn Quốc Tuấn) - Ngô Sĩ Liên Chương trình nâng cao sư Trần Thủ Độ) - Ngô Sĩ Liên + Đại Việt sử kí toàn thư (trích + Đại Việt sử kí toàn thư (trích đoạn Hưng đoạn Thái sư Trần Thủ Độ) - Ngô Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) - Ngô Sĩ Sĩ Liên (Đọc thêm) Liên (Đọc thêm) + Đại Việt sử kí toàn thư - Lê Văn Hưu (trích đoạn Phẩm bình nhân vật lịch sử Đọc thêm) + Đại Việt sử lược (trích đoạn Thái phó Tô Hiến Thành) - Truyện: Truyền kì mạn lục (trích: - Truyện: Truyền kì mạn lục (trích: Tản Tản Viên phán sự lục) - Nguyễn Viên phán sự lục) - Nguyễn Dữ. Dữ. - Truyện thơ Nôm Truyện Kiều - - Truyện thơ Nôm Truyện Kiều - Nguyễn Nguyễn Du. Trích đoạn: Du. Trích đoạn: + Trao duyên + Trao duyên + Nỗi thương mình + Nỗi thương mình + Chí khí anh hùng + Chí khí anh hùng + Thề nguyền(Đọc thêm) + Thề nguyền (Đọc thêm) SGK Ngữ văn 10 Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao - Truyện thơ Nôm: Phạm Tải - Ngọc Hoa (trích đoạn Ngọc Hoa đối mặt với bạo chúa) (Đọc thêm) - Sử thi: - Sử thi: + Ô-đi-xê – Hô-me-rơ (trích đoạn + Ô-đi-xê – Hô-me-rơ (trích đoạn Uy-li- Uy-li-xơ trở về) xơ trở về) + Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki (trích + Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki (trích đoạn đoạn Ra-ma buộc tội) Ra-ma buộc tội) - Tiểu thuyết chương hồi Trung - Tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc: Tam Quốc: Tam quốc diễn nghĩa - La quốc diễn nghĩa - La Quán Trung Quán Trung + Trích đoạn: Hồi trống Cổ Thành + Trích đoạn: Hồi trống Cổ Thành + Trích đoạn Tào Tháo uống rượu luận anh + Trích đoạn Tào Tháo uống rượu hùng – (Đọc thêm) luận anh hùng – (Đọc thêm) - Truyện Liêu trai chí dị - Bồ Tùng Linh (trích: Dế chọi) - Thơ Đường: - Thơ Đường: + Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo + Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên SGK Ngữ văn 10 Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao Nhiên chi Quảng Lăng - Lí Bạch chi Quảng Lăng - Lí Bạch + Thu hứng - Đỗ Phủ + Thu hứng - Đỗ Phủ + Tì bà hành - Bạch Cư Dị + Hoàng Hạc lâu - Thôi Hiệu (Đọc + Hoàng Hạc lâu - Thôi Hiệu (Đọc thêm) thêm) + Khuê oán - Vương Xương Linh (Đọc + Khuê oán - Vương Xương Linh thêm) (Đọc thêm) + Điểu minh giản - Vương Duy (Đọc + Điểu minh giản - Vương Duy thêm). (Đọc thêm). - Nghị luận: Tùy Viên thi thoại (Trích đoạn Viên Mai bàn về thơ - Đọc thêm) - Thơ Hai-cư (Nhật Bản): trích thơ - Thơ Hai-cư (Nhật Bản): trích thơ M.BaM.Ba-sô, Y.Bu-son. 1. sô, Y.Bu-son. SGK Văn 11 (chương trình chuẩn và nâng cao) SGK Ngữ văn 11 (mới) Chương trình chuẩn * VHVN từ TK X đến hết TK XIX (tiếp) Chương trình nâng cao SGK Ngữ văn 11 (mới) Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao - Kí: - Kí: + Thượng kinh kí sự (trích đoạn + Thượng kinh kí sự (trích đoạn Vào phủ Vào phủ Chúa Trịnh)- Lê Hữu Trác Chúa Trịnh) - Lê Hữu Trác + Cha tôi - Đặng Huy Trứ (Đọc thêm) - Truyện thơ Nôm: Truyện Lục Vân - Truyện thơ Nôm: Truyện Lục Vân Tiên Tiên (trích đoạn Lẽ ghét thương)- (trích đoạn Lẽ ghét thương) - Nguyễn Đình Nguyễn Đình Chiểu Chiểu - Thơ: - Thơ: + Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu (Đọc thêm) + Tự tình - Hồ Xuân Hương + Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát + Thu điếu - Nguyễn Khuyến + Tự tình - Hồ Xuân Hương + Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát + Thu điếu - Nguyễn Khuyến + Tiến sĩ giấy - Nguyễn Khuyến + Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến (Đọc thêm) + Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến (Đọc thêm) + Thương vợ - Trần Tế Xương SGK Ngữ văn 11 (mới) Chương trình chuẩn + Thương vợ - Trần Tế Xương + Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Chương trình nâng cao + Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương (Đọc thêm) Xương (Đọc thêm) + Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu (Đọc thêm) - Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Đình Chiểu - Hát nói: - Hát nói: + Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn + Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ Công Trứ + Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh + Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Trinh (Đọc thêm) Mạnh Trinh (Đọc thêm) - Nghị luận: - Nghị luận: + Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm + Cầu hiền chiếu – Ngô Thì Nhậm + Tế cấp bát điều (trích đoạn Xin + Tế cấp bát điều (trích đoạn Xin lập khoa lập khoa luật) - Nguyễn Trường Tộ luật) - Nguyễn Trường Tộ (Đọc thêm) (Đọc thêm) + Kịch bản tuồng Sơn Hậu (trích đoạn SGK Ngữ văn 11 (mới) Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao Đổng Mẫu) 1.2.2. VHVN từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 - Truyện: - Truyện: + Hai đứa trẻ - Thạch Lam + Hai đứa trẻ - Thạch Lam + Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân + Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân + Chí Phèo - Nam Cao + Chí Phèo - Nam Cao + Vi hành- Nguyễn Ái Quốc (Đọc + Vi hành - Nguyễn Ái Quốc (Đọc thêm) thêm) + Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan + Tinh thần thể dục - Nguyễn Công (Đọc thêm) Hoan (Đọc thêm) + Đời thừa - Nam Cao - Tiểu thuyết: - Tiểu thuyết: + Số đỏ (trích đoạn Hạnh phúc của + Số đỏ (trích đoạn Hạnh phúc của một một tang gia) - Vũ Trọng Phụng tang gia) - Vũ Trọng Phụng + Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu + Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh Chánh (Đọc thêm) (Đọc thêm) - Phóng sự: Việc làng (trích đoạn - Phóng sự: Việc làng (trích đoạn Nghệ Nghệ thuật băm thịt gà - Ngô Tất Tố thuật băm thịt gà - Ngô Tất Tố (Đọc thêm) (Đọc thêm) SGK Ngữ văn 11 (mới) Chương trình chuẩn Thơ: - + Xuất dương lưu biệ t- Phan Bội Châu + Hầu trời - Tản Đà + Vội vàng - Xuân Diệu Chương trình nâng cao - Thơ: + Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu + Hầu trời - Tản Đà + Vội vàng - Xuân Diệu + Đây mùa thu tới - Xuân Diệu (Đọc thêm) + Thơ duyên – Xuân Diệu (Đọc thêm) + Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử + Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử + Tràng giang - Huy Cận + Tràng giang - Huy Cận + Tương tư - Nguyễn Bính + Tương tư - Nguyễn Bính (Đọc + Chiều xuân - Anh Thơ (Đọc thêm) thêm) + Chiều xuân - Anh Thơ (Đọc thêm) + Tống biệt hành - Thâm Tâm (Đọc thêm) + Mộ - Hồ Chí Minh + Lai Tân –Hồ Chí Minh + Mộ - Hồ Chí Minh + Lai Tân - Hồ Chí Minh (Đọc + Giải đi sớm- Hồ Chí Minh (Đọc thêm) SGK Ngữ văn 11 (mới) Chương trình chuẩn thêm) Chương trình nâng cao + Từ ấy - Tố Hữu + Nhớ đồng - Tố Hữu (Đọc thêm) + Từ ấy - Tố Hữu + Nhớ đồng - Tố Hữu (Đọc thêm) - Kịch: Vũ Như Tô (trích đoạn Vĩnh - Kịch: Vũ Như Tô (trích đoạn Vĩnh biệt biệt Cửu Trùng Đài) - Nguyễn Huy Cửu Trùng Đài) - Nguyễn Huy Tưởng Tưởng - Nghị luận: - Nghị luận: + Đạo đức và luân lí Đông Tây ( + Đạo đức và luân lí Đông Tây ( trích Về trích Về luân lí xã hội ở nước ta) – luân lí xã hội ở nước ta) – Phan Châu Trinh Phan Châu Trinh + Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh, + Một thời đại trong thi ca – Hoài Hoài Chân Thanh, Hoài Chân + Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân + Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh (Đọc các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An thêm) Ninh (Đọc thêm) 1.2.3. Văn học nước ngoài - Truyện: - Truyện: + Người trong bao - A.Sê-khốp + Người trong bao - A.Sê-khốp SGK Ngữ văn 11 (mới) Chương trình chuẩn - Tiểu thuyết: Chương trình nâng cao - Tiểu thuyết: + Những người khốn khổ (trích + Những người khốn khổ (trích đoạn đoạn Người cầm quyền khôi phục Người cầm quyền khôi phục uy quyền) uy quyền) - V. Huy-gô V. Huy-gô + Lão Gô-ri-ô. Trích đoạn Đám tang lão Gô-ri-ô - Ban-dắc. - Thơ: - Thơ: + Tôi yêu em – A.Pu-skin + Tôi yêu em – A.Pu-skin + Bài thơ số 28 – R.Ta-go (Đọc + Bài thơ số 28 – R.Ta-go (Đọc thêm) thêm) - Kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích - Kịch: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích đoạn đoạn Tình yêu và thù hận) – Tình yêu và thù hận) – W.Sếch-xpia W.Sếch-xpia - Nghị luận: Ba cống hiến vĩ đại của - Nghị luận: Ba cống hiến vĩ đại của Các Các -Mác – Ăng-ghen Mác – Ăng-ghen 3. SGK Văn 12 (chương trình chuẩn và nâng cao) SGK Ngữ văn 12(mới) Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao SGK Ngữ văn 12(mới) Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao 1.3.1.VHVN từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết TK XX - Truyện: - Truyện: + Vợ nhặt – Kim Lân + Vợ nhặt – Kim Lân + Vợ chồng APhủ - Tô Hoài + Vợ chồng APhủ - Tô Hoài + Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành + Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành + Những đứa con trong gia đình - + Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Nguyễn Thi Thi + Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn + Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Minh Châu Châu + Một người Hà Nội - Nguyễn Khải + Một người Hà Nội - Nguyễn Khải (Đọc (Đọc thêm) thêm) + Mùa lá rụng trong vườn (trích đoạn + Mùa lá rụng trong vườn (trích đoạn Tết Tết sum họp) – Ma Văn Kháng (Đọc sum họp) – Ma Văn Kháng (Đọc thêm) thêm) + Hương rừng cà Mau (trích đoạn Bắt sấu + Hương rừng cà Mau (trích đoạn rừng U Minh hạ) - Sơn Nam (Đọc thêm) Bắt sấu rừng U Minh hạ) - Sơn Nam (Đọc thêm) (Đọc thêm) (Đọc thêm) - Kí: - Kí: SGK Ngữ văn 12(mới) Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao + Người lái đò sông Đà - Nguyễn + Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân Tuân + Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng + Ai đã đặt tên cho dòng sông - Phủ Ngọc Tường Hoàng Phủ Ngọc Tường + Những năm tháng không thể nào quên + Những năm tháng không thể nào (Trích đoạn: Những ngày đầu của nước quên – Võ Nguyên Giáp (Đọc thêm) Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp (Đọc thêm) - Thơ: - Thơ: + Tây Tiến - Quang Dũng + Tây Tiến - Quang Dũng + Việt Bắc - Tố Hữu + Việt Bắc - Tố Hữu + Mặt đường khát vọng (trích đoạn + Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên Đất nước) - Nguyễn Khoa Điềm + Mặt đường khát vọng (trích đoạn Đất nước) - Nguyễn Khoa Điềm + Sóng- Xuân Quỳnh + Sóng - Xuân Quỳnh + Đàn ghita của Lor-ca – Thanh + Đàn ghita của Lor-ca – Thanh Thảo Thảo + Đất nước - Nguyễn Đình Thi (Đọc + Đất nước - Nguyễn Đình Thi (Đọc thêm) SGK Ngữ văn 12(mới) Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao thêm) + Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên (Đọc thêm) + Bác ơi - Tố Hữu (Đọc thêm) + Bác ơi - Tố Hữu (Đọc thêm) + Dọn về làng - Nông Quốc Chấn (Đọc + Dọn về làng - Nông Quốc Chấn thêm) (Đọc thêm) + Đò Lèn - Nguyễn Duy (Đọc thêm) + Đò Lèn - Nguyễn Duy (Đọc thêm) + Tự do - (Đọc thêm) - Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích (trích đoạn Cuộc đối thoại giữa hồn đoạn Cuộc đối thoại giữa hồn và xác) và xác) - Lưu Quang Vũ Lưu Quang Vũ - Nghị luận: - Nghị luận: + Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh + Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh + Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng + Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong trong bầu trời văn nghệ dân tộc - bầu trời văn nghệ dân tộc - Phạm Văn Phạm Văn Đồng Đồng + Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình + Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi Thi (Đọc thêm) (Đọc thêm) SGK Ngữ văn 12(mới) Chương trình chuẩn Chương trình nâng cao + Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng + Đốt-xtôi-ép-xki (Trích) - Xvai-gơ + Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” 1.3.2. Văn học nước ngoài - Truyện: - Truyện: + Số phận con người – M.Sô-lô-khốp + Số phận con người – M.Sô-lô-khốp + Thuốc- Lỗ Tấn + Thuốc- Lỗ Tấn + Ông già và biển cả - E. Hê-ming-uê + Ông già và biển cả - E. Hê-ming-uê - Thơ: Tự do - P. Ê-luy-a (Đọc thêm) - Thơ: Tự do - P. Ê-luy-a (Đọc thêm) - Nghị luận: Đốt-xtôi- ép- xki - Tiếng - Nghị luận: Đốt-xtôi- ép- xki - Tiếng sấm sấm của sự nổi dậy rền vang - S. của sự nổi dậy rền vang - S. Xvai-gơ (Đọc Xvai-gơ (Đọc thêm) thêm) [...]... khi dạy học những tác phẩm này 7 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng giảng dạy văn bản thơ Nhật ký trong tù ở trường THPT Chương 3: Những đề xuất về phương pháp dạy Nhật ký trong tù ở trường THPT 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ... Nhưng trong thơ Hồ Chí Minh con người lại là chủ thể của thiên nhiên Trong Nhật kí trong tù ta thấy phảng phất cái thi vị của thơ Đường Nhưng Bác Hồ thường đưa vào cái thiên nhiên vĩnh cửu của câu thơ xưa một nội dung xã hội Nhật kí trong tù ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt Có lẽ đó là một tác phẩm cuối cùng viết bằng chữ Hán nhưng lại là một trong những tập thơ cách mạng đầu tiên ở nước ta Nhật. .. vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn Trung học phổ thông 4.3 Phạm vi khảo sát: 2 tác phẩm Chiều tối và Lai tân 5 Giả thuyết khoa học Nếu đổi mới phương pháp dạy tác phẩm thơ Nhật kí trong tù theo đặc trưng thể loại sẽ góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu và cảm nhận tác phẩm thơ trong trường THPT nói chung và tác phẩm thơ Nhật kí trong tù nói riêng 6 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu... có nội dung liên quan đến đề tài - Phương pháp điều tra quan sát: Thông qua việc dự giờ thăm lớp, qua thực tế dạy học - Phương pháp nghiên cứu từ đặc điểm thi pháp học - Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm 7 Đóng góp mới của luận văn Luận văn đã chỉ ra thực trạng của việc giảng dạy và học tập văn bản thơ Nhật kí trong tù, từ đó đề xuất đổi mới phương pháp dạy học 2 tác phẩm Chiều tối và Lai... tập Nhật kí trong tù và kết luận là bài số 133 Ở trang kết thúc Nhật kí trong tù có đề ngày tháng 29/08/1942 – 10/ 09/1943 1.2.2.Giá trị nội dung Trước hết, Nhật kí trong tù cho chúng ta hiểu về một tâm hồn vĩ đại – Hồ Chí Minh Nó không phải là một lời thanh minh, lời cảm khái về thân phận long đong cực khổ của một người tù Và giá trị của nó có lẽ cũng không phải ở chỗ được một biểu tượng lớn của người... trăm miền; Xót mình còn hãm trong tù ngục Chưa được xông ra giữa trận tiền” (Việt Nam có bạo động) 15 Nhật kí trong tù 13 lần nhắc đến chữ “tự do” Từ cảnh ngộ của riêng mình, từ những từng trải của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã đúc kết nên những chân lí của thời đại Nhật kí trong tù chan chứa tình yêu thương đối với con người và cuộc sống Chủ nghĩa nhân đạo cách mạng của Hồ Chí Minh thật bao la và độ lượng... hỏi và giúp đỡ tù nhân Nhật kí trong tù là một bài học về lòng nhân ái, bao dung, thái độ tin yêu và trân trọng Con Người Hồ Chí Minh là một biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn chân chính của thời đại mới Nhật kí trong tù không chỉ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng độc lập tự do, tình yêu thương đối với con người và cuộc sống mà còn chứa chan cảm 16 xúc trữ tình trước thiên nhiên Hồ Chí Minh là một chiến... về thể loại, phong phú trong bút pháp thể hiện Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông Trong số đó, Nhật kí trong tù giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Người, có những đóng góp quan trọng cho nền thơ ca Việt Nam cả về nội dung và nghệ thuật Tập nhật kí bằng thơ này có... 1.3 Nhật kí trong tù nhìn từ đặc trƣng thể loại 1.3.1 Đặc trưng kí 1.3.1.1 Khái niệm Trong văn xuôi, bên cạnh tiểu thuyết, các thể kí văn học có một tầm quan trọng đặc biệt Kí văn học là thể loại linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất Kí phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống Tính chính xác tối đa là đặc trưng. .. về phương xa: “Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu, Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu; Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi, Lên lầu, ai đó ngóng trông nhau” (Người bạn tù thổi sáo) Tấm lòng nhân ái, bao dung và độ lượng của Hồ Chí Minh chắc chắn đã cảm hóa được nhiều người trong cái nhà tù thối nát của chế độ Quốc dân Đảng Trong nhà ngục của chúng, Hồ Chí Minh cũng rất quí trọng, nâng niu những tâm hồn trong ... diện, đặc biệt vấn đề phương pháp giảng dạy tác phẩm Nhật kí tù từ đặc trưng thể loại Trên sở tiếp thu ý kiến người trước muốn tìm hiểu đề xuất vấn đề cụ thể “Phƣơng pháp giảng dạy Nhật kí tù Hồ. .. khổ - Trong công trình nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh , tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đề cập tới đặc trưng thể loại văn thơ Hồ Chí Minh viết chữ Hán, tính chất nhật kí, thể tứ... tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại không dừng lại đặc điểm chung thể loại thể tác phẩm mà cần phải nét riêng biệt, độc đáo, thể sáng tạo không lặp lại tác giả mà Nhật kí tù Hồ Chí Minh tác phẩm

Ngày đăng: 15/10/2015, 11:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KÍ HIỆU VIẾT TẮT

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

  • 1.1. Những vấn đề chung về lý luận dạy học

  • 1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

  • 1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT

  • 1.2. Những vấn đề chung về Nhật kí trong tù

  • 1.2.1.Hoàn cảnh ra đời

  • 1.2.2.Giá trị nội dung

  • 1.2.3. Giá trị nghệ thuật

  • 1.3. Nhật kí trong tù nhìn từ đặc trưng thể loại

  • 1.3.1. Đặc trưng kí

  • 1.3.2. Đặc trưng thơ

  • 1.3.3. Nhật kí trong tù là một tác phẩm ký

  • 1.3.4. Nhật kí trong tù là một tác phẩm thơ

  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY NHẬT KÍ TRONG TÙ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

  • 2.1. Thực trạng giảng dạy Nhật ký trong tù trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông

  • 2.1.1. Vị trí của Nhật ký trong tù trong chương trình Ngữ văn THPT

  • 2.1.2. Những thuận lợi – khó khăn

  • 2.1.3. Thực trạng giảng dạy Nhật ký trong tù ở trường THPT

  • 2.2. Định hướng giảng dạy Nhật ký trong tù ở trường THPT

  • 2.2.1. Hướng khai thác từ đặc trưng ký

  • 2.2.2. Hướng khai thác từ đặc trưng thơ.

  • CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHẬT KÍ TRONG TÙ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

  • 3.1. Đề xuất phương pháp

  • 3.1.1. Đề xuất phương pháp giảng dạy văn bản Chiều tối ở trường THPT

  • 3.1.2. Đề xuất phương pháp giảng dạy văn bản Lai Tân ở trường THPT

  • 3.2. Thiết kế giáo án thể nghiệm

  • 3.2.1. Giáo án thể nghiệm bài thơ Chiều tối

  • 3.2.2. Giáo án thể nghiệm bài thơ “Lai Tân”

  • KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan