Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

51 588 0
Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

1 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nửa thế kỷ qua, đặc biệt là từ những thập niên 70 trở lại đây có nhiều thay đổi. Cùng với sự phát triển như bão của khoa học công nghệ, kinh doanh ngân hàng đã có những bước phát triển mới. Với phương pháp công nghệ hiện đại ngân hàng đã tiếp cận các khoa học của mình với chi phí giao dịch thấp cung cấp được nhiều loại sản phẩm dịch vụ tài chính hơn so với trước. Tuy nhiên, sự mở rộng hoạt động luôn tiềm ẩn những rủi ro, vì vậy cần phải có các biện pháp để hạn chế kiểm soát rủi ro. Một trong những biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng là việc thiết lập một quy trình tín dụng chặt chẽ để hướng dẫn nhân viên tín dụng các bộ phận có liên quan thực hiện việc cho vay nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Do đó, nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp đang trở thành nhu cầu tất yếu mang tính thời sự cho các ngân hàng thương mại. Đối với NHĐT & PTVN, hoạt động tín dụng cũng là hoạt động quan trọng bậc nhất. Trong thời gian qua ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng nói chung hoạt động phân tích tài chính nói riêng. Mặc dù ngân hàng đã xây dựng được quy trình tài chính doanh nghiệp cụ thể nhưng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong đó vẫn còn hạn chế , chưa hoàn thiện, làm cho chất lượng tín dụng chưa cao. Vì vậy nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ cấp thiết đối với ngân hàng. Qua quá trình thực tập tại NHĐT & PTVN dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thạc sỹ Hoàng Đình Chiến, cùng với sự giúp đỡ ân cần của các cô chú, anh chị tại SGD NHĐT & PTVN số 191 Bà Triệu em quyết định chọn đề tài : 2 “Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch NHĐT & PTVN” Ngoài phần mở đầu kết luận, kết cấu chuyên đề như sau: Chương 1:Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu phát triển Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng của Sở giao dịch Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng. Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ latinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm) trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong quan hệ tài chính , tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau: Xét theo góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. Trong một quan hệ tài chính cụ thể , tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. Trong một số ngữ cảnh cụ thể, thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay. Nếu xem xét tín dụng như một chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng các định chế tài chính khác) bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 4 1.1.2. Các hình thức tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng rất đa dạng phong phú. Trong quản lý tín dụng các nhà quản lý kinh tế thường dùng các chỉ tiêu sau để phân loại. - Căn cứ vào mục đích thì tín dụng gồm các loại : Cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp thương mại, cho vay nông nghiệp, cho vay các định chế tài chính, cho vay cá nhân cho thuê. - Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng được chia ra làm ba loại: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn cho vay dài hạn. - Căn cứ vào bảo đảm tín dụng, tín dụng được chia thành hai loại: tín dụng không có bảo đảm tín dụng có bảo đảm. 1.1.3. Đặc trưng của hoạt động tín dụng. Bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả có các đặc trưng sau. - Tài sản giao dịch quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) cho thuê tài chính. Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền. Xuất phát từ tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng cho vay được coi là đồng nghĩa với nhau. Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành cho thuê tài chính đã được các ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác cung cấp cho khách hàng. Đây là một sản phẩm kinh doanh của ngân hàng, một hình thức tín dụng bằng tài sản thực (nhà ở, văn phòng làm việc, máy móc thiết bị…). - Hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố cơ bản trong quản trị tài chính. Trên thực tế một số nhân viên tín dụng khi xem xét duyệt cho vay không dựa trên 5 cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà lại chú trọng đến các bảo đảm, chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. - Hoạt động tín dụng mang tính hoàn trả: Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Để thực hiện được nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định lãi suất thực dương (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát).Tuy nhiên vì lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nên trong một số trường hợp cụ thể lãi suất danh nghĩa có thể thấp hơn lạm phát, ngoại lệ này chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn. - Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước…thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng. 1.2.1. Khái niệm mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động, phân phối, sử dụng quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, kết quả kinh doanh cũng như rủi ro hay triển vọng của doanh nghiệp. Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, mối quan tâm của các ngân hàng thương mại chủ yếu thường hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy một mặt họ chú ý đến số lượng tiền các tài sản có thể chuyển đổi 6 nhanh thành tiền để so sánh với số nợ ngắn hạn để biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, các nhà ngân hàng còn chú ý khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo hoàn trả các khoản cho vay dài hạn, chú ý đến việc đảm bảo cơ cấu tài chính an toàn trong doanh nghiệp để đề phòng rủi ro. 1.2.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. Căn cứ vào các cân bằng tài chính trên bảng CĐKT, ta có các chỉ tiêu: a) Vốn lưu động thường xuyên. Vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn (hay nguồn vốn thường xuyên) với tài sản dài hạn. Nói cách khác, nó là một phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Vốn lưu động thường xuyên có thể được xác định theo hai cách sau: Cách 1: Vốn LĐTX = NV dài hạn - TS dài hạn Cách 2: Vốn LĐTX = TS ngắn hạn - NV ngắn hạn Ý nghĩa: - Nếu Vốn lưu động thường xuyên > 0 chứng tỏ doanh nghiệp có một phần NV dài hạn đầu cho TS ngắn hạn. Điều này mang lại cho doanh nghiệp một nguồn vốn tài trợ ổn định, một dấu hiệu an toàn, một quyền độc lập nhất định. - Nếu Vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ NV dài hạn nhỏ hơn TS dài hạn, chứng tỏ TS dài hạn được tài trợ bằng NV ngắn hạn, doanh nghiệp kinh doanh vốn với cơ cấu vốn rất mạo hiểm. b) Nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu VLĐ là nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi người thứ ba trong quá trình kinh doanh đó. 7 Cách tính: Nhu cầu VLĐ = (TS kinh doanh & ngoài kinh doanh) - (Nợ kinh doanh & ngoài kinh doanh) Trong đó: Tài sản kinh doanh & ngoài kinh doanh bao gồm: các khoản phải thu, hàng tồn kho, TS ngắn hạn khác. Nợ kinh doanh & ngoài kinh doanh bao gồm: Phải trả người bán, người mua ứng trước, thuế các khoản phải nộp. Ý nghĩa: - Khi TS kinh doanh & ngoài kinh doanh lớn hơn Nợ kinh doanh & ngoài kinh doanh, thể hiện nhu cầu vốn đầu cho TS ngắn hạn dương, doanh nghiệp có một phần TS ngắn hạn chưa được tài trợ từ bên thứ ba. - Khi TS kinh doanh & ngoài kinh doanh nhỏ hơn Nợ kinh doanh & ngoài kinh doanh, thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba của doanh nghiệp nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. c) Vốn bằng tiền. Để xác định vốn bằng tiền, có thể sử dụng một trong hai cách sau: Cách 1: Vốn bằng tiền = ngân quỹ có - ngân quỹ nợ Cách 2: Vốn bằng tiền = Vốn LĐTX - Nhu cầu VLĐ Ý nghĩa: -Vốn bằng tiền >0 (nếu nhu cầu VLĐ >0) chứng tỏ vốn LĐTX thoả mãn nhu cầu vốn lưu động. Ngược lại, doanh nghiệp quá nhiều tiền do chiếm dụng được vốn của bên thứ ba (nếu nhu cầu vốn lưu động <0). - Vốn bằng tiền <0 chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên chỉ tài trợ được một phần nhu cầuvốn lưu động, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng. Phần này càng nhiều chứng tỏ DN càng phụ thuộc ngân hàng. 1.2.2.2. Phân tích cơ cấu tài chính tình hình đầu tư. a) Hệ số nợ: được đo bằng tỷ số giữa tổng số nợ phải trả với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. 8 Cách tính: Ý nghĩa: Hệ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của DN, nguồn vốn từ bên ngoài ( từ các chủ nợ) là bao nhiêu phần hay trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có bao nhiêu phần do vay nợ mà có. b)Tỷ suất tự tài trợ: Cách tính: Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu = 1- Hệ số nợ Tổng nguồn vốn của DN Ý nghĩa: Chỉ tiêu này để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DN. Nếu hệ số nợ càng thấp (hay tỷ suất tự tài trợ càng cao) thì sự phụ thuộc của DN vào nguồn cho vay càng ít, món nợ của người cho vay càng an toàn ngược lại sẽ kém an toàn. c)Hệ số nợ dài hạn: Cách tính: Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro của doanh nghiệp càng tăng. chỉ tiêu này cao hay thấp tuỳ theo từng ngành hoạt động. Chẳng hạn: ngành có tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn thường có hệ số này cao hơn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm ở một số nước để hạn chế một số rủi ro tài chính người cho vay chỉ chấp nhận chỉ tiêu này ở mức nhỏ hơn 1 hay nợ dài hạn không vượt quá nguồn vốn chủ sở hữu. Khi chỉ tiêu này càng gần 1, doanh nghiệp càng ít có khả năng được vay thêm các khoản vay dài hạn. d) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số nợ = Tổng số nợ phải trả Tổng nguồn vốn của DN Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu 9 Cách tính: Ý nghĩa Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không. Hệ số thanh toán lãi vay năm nay lớn hơn hệ số thanh toán lãi vay năm trước chứng tỏ việc sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn khả năng an toàn trong việc sử dụng vốn vay càng cao. e) Tỷ suất đầu vào tài sản dài hạn: Cách tính: Ý nghĩa: Tỷ suất đầu vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh; phản ánh tình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể. f) Tỷ suất tự tài trợ TS cố định: Cách tính: Ý nghĩa: Tỷ suát này sẽ cung cấp thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ là bao nhiêu.Tỷ suất này nếu lớn Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế lãi vay Lãi vay phải trả Tỷ suất đầu vào tài sản dài hạn = TSCĐ đầu dài hạn Tổng tài sản Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu TSCĐ đầu dài hạn 10 hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tài chính lành mạnh. Khi tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì một bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay, đặc biệt mạo hiểm khi đấy là vốn vay ngắn hạn. [...]... 2005 đạt 115% kế hoạch được giao - Thu dịch vụ ròng đạt 61,89 tỷ đồng, hoàn thành 151% kế hoạch năm 2006 2.2 Thực trạng hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu phát triển Việt Nam Có thể xem xét thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của Sở Giao dịch Ngân hàng đầu phát triển Việt Nam qua... hàng đầu phát triển Việt Nam xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả, an toàn phát triển bền vững hội nhập quốc tế Trong quan hệ khoa học ngân hàng đầu phát triển Việt Nam luôn nêu cao phương châm hoạt động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng đầu phát triển Việt Nam Quan hệ giữa ngân hàng với bạn hàng là mối quan hệ “hợp tác cùng phát triển ... phát triển Việt Nam được thành lập theo QĐ 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ ng chính phủ.Trong quá trình hoạt động trưởng thành ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ 26/04/1957 Ngân hàng đầu xây dựng Việt Nam từ 24/06/1981 Ngân hàng đầu phát triển Việt Nam từ 14/11/1990 Ngân hàng Đầu phát. .. NGÂN HÀNG ĐẦU PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về ngân hàng ĐT&PT Việt Nam SGD Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 2.1.1 lược hình thành phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Tên đầy đủ: Ngân hàng đầu phát triển Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Bank for investment and development of Viet Nam Tên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp A tòa nhà Vincom, 191 Bà Triệu quạn Hai bà trưng, HN Ngân hàng đầu. .. tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý phục vụ các dự án từ các nguồn vốn các tổ chức kinh tế trong ngoài nước Ngân hàng đầu phát triển Việt Nam luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu phát triển huy động vốn cho vay trung dài hạn cho các thành phần kinh tế là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu các dự án trọng điểm Giai đoạn hiện nay ngân hàng. .. kinh doanh vói bạn hàng Chính vì lẽ đó mà ngân hàng đầu phát triển Việt Nam luôn lắng nghe tiếp thu ý kiến từ khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, luôn tìm hiểu để thỏa mãn những nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng Trong ba năm trở lại đây Ngân hàng đầu phát triển Việt Nam luôn được tổ chức BVQI QUACERT chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng. .. điểm tín dụng cho Công ty TNHH Tùng Giang được 86 điểm, xếp loại A Theo quy định, những doanh nghiệp xếp loại A*, A, B được cho vay theo hạn mức Do đó theo yêu cầu của Công ty, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam quyết định cho Công ty được vay vốn lưu động với hạn mức tại NH ĐT&PT Việt Nam 2.3 Đánh giá công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại SGD Ngân hàng đầu phát triển Việt. .. tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, các ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đều sử dụng phương pháp cho điểm tín dụng để tiến hành phân lọai khách hàng vay vốn theo Quyết đinh số 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công văn số 127/CV-NHĐTPT.6 ngày 17 tháng 01 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Đầu Phát triển Việt Nam. .. phiếu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác • Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định • Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng các nghiệp vụ tài trợ khác theo quy định của NH ĐT&PT VN • Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán Quốc tế các nghiệp vụ ngân quỹ • Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu cho các dự án, vấn đầu theo... chỉ đạo của Ngân hàng đầu phát triển Việt Nam; thanh toán chính xác, an toàn gốc lãi trái phiếu đợt 3/2001; thực hiện triển khai thí điểm cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ ( FTP ) theo hướng dẫn của Ngân hàng đầu phát triển Việt Nam - Chủ động tiếp cận, giữ vững quan hệ vận động khách hàng đầu tiền gửi mới, tiếp tục đầu tiền gửi khi đến hạn, đặc biệt chú trọng đối ng . Ph n t ch t i ch nh doanh nghi p trong ho t đ ng t n d ng ng n h ng. 1.2.1. Kh i niệm v m c ti u ph n t ch t i ch nh doanh nghi p. T i ch nh doanh nghi p. cho vay c ng nghi p v thư ng m i, cho vay n ng nghi p, cho vay c c đ nh ch t i ch nh, cho vay c nh n v cho thuê. - C n c v o th i h n cho vay, t n

Ngày đăng: 18/04/2013, 17:01

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Bảng kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHKD năm 2006 - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Bảng 2.1.

Bảng kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHKD năm 2006 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Bảng 2.2.

Bảng cân đối kế toán Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2.4: Báo cáo kết quả kinh doanh ( Phần lãi, lỗ) - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Bảng 2.4.

Báo cáo kết quả kinh doanh ( Phần lãi, lỗ) Xem tại trang 30 của tài liệu.
A 70-9 0đ Tình hình tài chính,kết quả hoạt động kinh doanh tốt, sản phẩm có tính cạnh tranh cao. - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

70.

9 0đ Tình hình tài chính,kết quả hoạt động kinh doanh tốt, sản phẩm có tính cạnh tranh cao Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.7: Bảng cơ cấu tín dụng - Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Bảng 2.7.

Bảng cơ cấu tín dụng Xem tại trang 34 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan