Quản lý tài nguyên vô tuyến trong WCDMA

64 557 0
Quản lý tài nguyên vô tuyến trong WCDMA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM) chịu trách nhiệm sử dụng 1 cách hiệu quả tài nguyên giao diện vô tuyến. Cần phải có RRM để đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS), duy trì vùng phủ sóng đã được hoạch định và để cung cấp dung lượng cao. Trong các mạng 3G, việc phân bố tài nguyên và định cỡ quá tải của mạng không còn khả thi nữa do các nhu cầu không dự đoán trước và các yêu cầu khác nhau của các dịch vụ khác nhau. Vì thế, quản lý tài nguyên bao gồm 2 phần : Đặt cấu hình và đặt lại cấu hình tài nguyên vô tuyến. Việc đặt cấu hình tài nguyên vô tuyến có nhiệm vụ phân phát nguồn tài nguyên một cách hợp lý cho các yêu cầu mới đang đưa đến hệ thống để cho mạng không bị quá tải và duy trì tính ổn định. Tuy nhiên, nghẽn có thể xuất hiện trong mạng 3G vì sự di chuyển của người sử dụng. Việc đặt lại cấu hình có nhiệm vụ cấp phát lại nguồn tài nguyên trong phạm vi của mạng khi hiện tượng nghẽn bắt đầu xuất hiện. Chức năng này có nhiệm vụ đưa hệ thống bị quá tải trở về lưu lượng tải mục tiêu một cách nhanh chóng và có thể điều khiển được. Các thuật toán RRM có thể được chia thành điều khiển chuyển giao, điều khiển công suất, điều khiển truy nhập, điều khiển tải, và các chức năng lập lịch gói.

MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ CÁC TỪ VIẾT TẮT 3G A AMPS AMR B BER BLER BPSK BS BSC BSIC C CDMA CN CPICH CS D DL DPCH F FDD G GGSN GMSC GSM Third Generation Cellular Advanced Mobile Phone System Adaptive Multi-Rate Bit Error Rate Block Error Rate Binary Phase Shift Keying Base Station Base Station Controller Base Station Identity Code Code Division Multiple Access Core Network Common pilot channel Channel Switch Down link Delicated Physical Channel Frequency Division Duplex Gateway GPRS Support Node Gateway Mobile Switching Centre Global System of Mobile Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba Tỷ số lỗi bit Tỷ số lỗi block Điều chế pha nhị phân Trạm gốc Bộ điều khiển trạm gốc Giải mã nhận dạng trạm gốc Đa truy cập phân chia theo mã Mạng lõi Kênh hoa tiêu chung Chuyển mạch kênh Đường xuống Kênh vật lý dành riêng Song công phân chia theo tần số Node hỗ trợ cổng GPRS Trung tâm chuyển mạch cổng di động Hệ thống thông tin di động toàn H HLR HO HSDPA HSPA HSUPA I IMT-2000 IMTS ISDN ITU M MAC ME MS MSC MTS N NMT O OVSF P PDCP PLMN PS P-SCH PSTN Q QoS QPSK R Communication Home Location Register Hand Over High Speed Downlink Packet Access High Speed Packet Access High Speed Uplink Packet Access International Mobile Telecommunication 2000 Improved Mobile Telephone System Integated Service Digital Network International Telecomunication Union Medium Access Control Moblile Equipment Mobile Station Mobile Switching Centre Mobile Telephone System Nordic Mobile Telephone Orthogonal variable spreading factor Packet Data Convergence Protocol Public land mobile network Packet Switch Primary synchronisation channel Public Switch Telephone Network Quality of Service Quadrature Phase Shift Keying cầu Thanh ghi định vị thường trú Chuyển giao Truy nhập gói đường xuống tốc độ cao Truy nhập gói tốc độ cao Truy nhập gói đường lên tốc độ cao Tiêu chuẩn viễn thông di động toàn cầu 2000 Hệ thống điện thoại di động phát triển Mạng số tích hợp đa dịch vụ Liên minh viễn thông quốc tế Điều khiển truy nhập trung gian Thiết bị nhận dạng thuê bao Máy di động Trung tâm chuyển mạch di động Hệ thống điện thoại di động Điện thoại di động Bắc Âu Hệ số trải phổ biến đổi trực giao Giao thức hội tụ dữ liệu gói Mạng di động mặt đất công cộng Chuyển mạch gói Kênh đồng bộ sơ cấp Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng Chất lượng dịch vụ Điều chế pha cầu RLC RNC RNS RRC RRM S SFN SGSN SIR SNR S-SCH SSDT STTD T TACS TDD TSTD U UE UL UMTS USIM UTRA UTRAN V VLR W WCDMA Radio Link Control Radio Network Controler Radio Network Subsystem Radio Resource Control Radio Resouce Management System frame number Serving GPRS Support Node Signal to Interference Ratio Signal Noise Ratio Secondary synchronisation channel Site selection diversity transmission Space-time block coding based transmit diversity Total Access Communication System Time Division Duplex Time switched transmi diversity User Equipment Up link Universal Mobile Telecommunication System UMTS Subscriber Indentity Module Universal Terrestrial Radio Access UMTS Terrestrial Radio Access Network Visitor Location Register Wideband Code Division Multiple Access Điều khiển kết nối vô tuyến Điều khiển mạng vô tuyến Phân hệ mạng vô tuyến Điều khiển tài nguyên vô tuyến Quản lý tài nguyên vô tuyến Số hiệu khung hệ thống Node hỗ trợ dịch vụ GPRS Tỷ số tín hiệu trên nhiễu Tỷ số tín hiệu trên tạp âm Kênh đồng bộ thứ cấp Truyền dẫn phân tập lựa chọn site Phân tập phát dựa trên mã khối thời gian- không gian Hệ thống thông tin truy nhập tổng Song công phân chia theo thời gian Phân tập phát chuyển mạch theo thời gian Thiết bị người sử dụng Đường lên Hệ thống viễn thông di động toàn cầu Module nhận dạng thuê bao UMTS Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS Thanh ghi định vị tạm trú Đa truy cập phân chia theo mã băng rộng 5 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin ngày càng đòi hỏi cấp bách đối với cuộc sống con người. Hiện tại và trong thời gian tới, yêu cầu phát triển các loại hình dịch vụ thoại, phi thoại, internet và đặc biệt là các loại hình dịch vụ di động ngày một tăng và không thể tách rời đời sống xã hội. Để đáp ứng sự phát triển đó, các hệ thống thông tin di động đòi hỏi phải có cấu trúc hiện đại, linh hoạt và nhất là thỏa mãn mọi nhu cầu về dịch vụ đa phương tiện. Do đó mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 đã và đang được phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ truyền thông chất lượng cao. Và một trong những nhiệm vụ cốt lõi trong triển khai hệ thống thông tin di động thứ 3 là quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM), đó cũng là nội dung của đề tài mà em tìm hiểu trong đồ án tốt nghiệp của mình. Các thuật toán RRM chịu trách nhiệm sử dụng 1 cách hiệu quả tài nguyên giao diện vô tuyến. Cần phải có RRM để đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS), duy trì vùng phủ sóng đã được hoạch định và để cung cấp dung lượng cao. Trong các mạng 3G, việc phân bố tài nguyên và định cỡ quá tải của mạng không còn khả thi nữa do các nhu cầu không dự đoán trước và các yêu cầu khác nhau của các dịch vụ khác nhau. Vì thế, quản lý tài nguyên bao gồm 2 phần : Đặt cấu hình và đặt lại cấu hình tài nguyên vô tuyến. Việc đặt cấu hình tài nguyên vô tuyến có nhiệm vụ phân phát nguồn tài nguyên một cách hợp lý cho các yêu cầu mới đang đưa đến hệ thống để cho mạng không bị quá tải và duy trì tính ổn định. Tuy nhiên, nghẽn có thể xuất hiện trong mạng 3G vì sự di chuyển của người sử dụng. Việc đặt lại cấu hình có nhiệm vụ cấp phát lại nguồn tài nguyên trong phạm vi của mạng khi hiện tượng nghẽn bắt đầu xuất hiện. Chức năng này có nhiệm vụ đưa hệ thống bị quá tải trở về lưu lượng tải mục tiêu một cách nhanh chóng và có thể điều khiển được. 6 Các thuật toán RRM có thể được chia thành điều khiển chuyển giao, điều khiển công suất, điều khiển truy nhập, điều khiển tải, và các chức năng lập lịch gói. Phạm vi đồ án sẽ trình bày về điều khiển công suất và chuyển giao. Chương 1 sẽ trình bày tổng quan về hệ thống thông tin di động 3G. Điều khiển công suất giữ cho nhiễu ở mức tối thiểu trong giao diện vô tuyến và đáp ứng các yêu cầu chất lượng dịch vụ, được mô tả tại chương 2. Chuyển giao trong các hệ thống di động giúp xử lý vấn đề di chuyển của các thiết bị người dùng (UE) qua các biên giới tế bào, được trình bày tại chương 3. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G 1.1 Quá trình phát triển hệ thống thông tin di động Cuối thế kỷ XIX, các thí nghiệm của nhà bác học người Italia Marconi Guglielmo đã cho thấy thông tin vô tuyến có thể thực hiện giữa các máy thu phát ở xa nhau và di động. Năm 1902, Marconi thử nghiệm thành công liên lạc vô tuyến giữa 2 bờ Đại Tây Dương. Năm 1928, sở cảnh sát Detroit đã thành lập trung tâm liên lạc vô tuyến di động giữa một trạm trung tâm với các máy di động trên xe, nhưng chất lượng thông tin di động hồi đó rất kém. Năm 1935 Amstrong phát minh ra kỹ thuật điều tần áp dụng cho thông tin di động, có khả năng chống nhiễu rất lớn. Năm 1946 tại Mỹ đã triển khai hệ thống MTS với đặc điểm là trung tâm có công suất lớn và anten đặt rất cao. Tuy nhiên nó tồn tại một số nhược điểm như là: hạn chế việc sử dụng lại tần số dẫn đến số cuộc gọi đồng thời hạn chế, ở chế độ bán song công, không có chuyển giao cuộc gọi. Năm 1960 với sự ra đời của hệ thống IMTS đã cải tiến được cuộc gọi hoàn toàn tự động, số kênh tăng từ 3 kênh lên 23 kênh. Khái niệm tế bào do D.H.Ring đề xuất được các kỹ sư của hãng Bell phát triển với ý tưởng: chia vùng phủ sóng ra thành nhiều khu vực nhỏ, mỗi khu vực sẽ được đặt một trạm trung tâm với công suất nhỏ hơn. Do vậy sau mỗi khoảng cách nhất định ta có thể sử dụng lại tần số. Các trạm gốc được nối với nhau qua đường dây vào trung tâm chuyển mạch di động MSC. Máy di động MS có thể di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác, gọi là quá trình chuyển giao cuộc gọi HO. Tuy nhiên việc quản lý và chuyển giao cuộc gọi rất phức tạp. Năm 1978 tại Chicago đã thử nghiệm hệ thống di động tế bào. Năm 1979 hệ thống thông tin di động tế bào đầu tiên mới được triển khai và đưa vào phục vụ tại Nhật do hãng NTT. Những năm thập kỷ 1980 đã chứng kiến sự ra đời của một số hệ thống tế bào tương tự thường được gọi là các mạng vô tuyến di động mặt đất công cộng PLMN, làm việc ở dải UHF, các mạng này cho thấy sự thay đổi vượt bậc về sự phức tạp của hệ thống thông tin liên lạc dân sự. Chúng cho 8 phép người sử dụng có được các cuộc đàm thoại trong khi di động với bất kỳ đối tượng nào có nối tới mạng điện thoại chuyển mạch công cộng PSTN hoặc các mạng đa dịch vụ số ISDN. Năm 1981 hệ thống NMT được triển khai tại bán đảo Scanđinavơ. Năm 1983 hệ thống AMPS đã được triển khai tại Mỹ. Năm 1985 hệ thống TACS được triển khai tại Anh. Nhược điểm cơ bản nhất của hệ thống thông tin di động tế bào thế hệ một là: dung lượng hệ thống còn thấp, các hệ thống không tương thích nhau. Trong những năm 1990 đã có những bước tiến hơn nữa trong thông tin di động với việc áp dụng các mạng tế bào số và các hệ thống không dây số. Ngoài các dịch vụ điện thoại truyền thống, các hệ thống vô tuyến di động số thế hệ hai sẽ cung cấp một mảng các dịch vụ mới khác như tiếng nói, truyền số liệu, truyền fax, truyền các tin ngắn,…Năm 1991 hệ thống GSM đã được triển khai tại Châu Âu. Năm 1993 hệ thống IS-95 được đưa vào khai thác tại Mỹ. Tuy nhiên tốc độ truyền dữ liệu thấp 14,4 kb/s. Thông tin di động đã và đang phát triển hết sức mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, càng ngày càng tiến tới chia sẻ thị trường và thay thế từng mảng các dịch vụ thông tin cố định. Để khắc phục những hạn chế của hệ thống thông tin di động tế bào thế hệ hai, như hạn chế về tốc độ truyền dữ liệu thấp chỉ khoảng 14,4 kb/s, hệ thống thông tin di động tế bào thế hệ ba đã ra đời trên cơ sở từ hệ thống thế hệ hai. Đó là hệ thống EDGE phát triển lên từ hệ thống GSM, tốc độ có thể lên tới 473 kb/s. Hệ thống CDMA 2000, 1x, 3x phát triển lên từ IS-95, tốc độ truyền lên tới 2 Mb/s. Từ năm 1997, liên minh viễn thông quốc ITU đã xây dựng tiêu chuẩn chung cho thông tin di động thứ ba trong dự án IMT-2000. Mục đích của IMT- 2000 là xây dựng tiêu chuẩn chung nhất cho các hệ thống thông tin di động toàn cầu, phục vụ nhiều loại hình dịch vụ với tốc độ tối đa lên tới 2 Mb/s. Từ năm 2002, các hệ thống IMT 2000 sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng (W-CDMA) bắt đầu được khai thác. W-CDMA là công nghệ xây dựng trên cơ sở kỹ thuật trải phổ, với tốc độ tối đa đạt được là 2 Mbps. Thực tế hệ thống này chỉ cung cấp được các dịch vụ dữ liệu với chất lượng cao ở 384 9 Kbps. Chính vì vậy, để đáp ứng các yêu cầu về băng thông và chất lượng ngày càng cao của con người, các hệ thống thông tin di động tiếp theo được nghiên cứu. Các tổ chức viễn thông quốc tế cũng như một số nhà khai thác di động hàng đầu trên thế giới tiếp tục nghiên cứu , đề xuất và thử nghiệm các công nghệ của mình. Điển hình là các công nghệ truy nhập gói tốc độ cao (HSPA), bao gồm truy nhập gói tốc độ cao đường xuống (HSDPA) và truy nhập gói tốc độ cao đường lên (HSUPA). Các công nghệ này cho phép nâng cao tốc độ truyền dẫn dữ liệu của hệ thống UMTS. HSDPA được 3GPP phát triển trong phiên bản Rel’5, có thể nâng cao tốc độ dữ liệu đường xuống lên tới 14,4 Mbps (về mặt lý thuyết) và gia tăng đáng kể dung lượng của mạng di động. HSUPA là bước phát triển mới cho các mạng UMTS được giới thiệu trong phiên bản Rel’6 của 3GPP. Mục tiêu của HSUPA là tăng tốc độ truyền dẫn gói dữ liệu ở đường lên tới 5,76 Mbps. Hơn nữa, HSUPA cũng sẽ tăng dung lượng và giảm trễ. Sự kết hợp của cả hai công nghệ HSDPA và HSUPA sẽ mang lại những lợi ích to lớn, cho phép truyền tải dữ liệu gói tối ưu ở cả đường xuống và đường lên. Truy nhập gói tốc độ cao (HSPA) là bước phát triển đầu tiên của hệ thống W-CDMA và là một phần của hướng phát triển cải tiến 3G trong họ công nghệ GSM. Phần lớn các mạng W-CDMA sẽ tương thích với việc nâng cấp lên HSPA để cung cấp chất lượng băng rộng di động tốc độ cao. 1.2 Giới thiệu về W-CDMA 1.2.1 Các yêu cầu và mục tiêu thiết kế hệ thống đối với hệ thống vô tuyến W-CDMA Các yêu cầu đối với IMT-2000 bao gồm tính linh hoạt, tính kinh tế và các khả năng truyền số liệu tốc độ cao. Yêu cầu hoạt động tối thiểu về tốc độ truyền dẫn là 2 Mbps ở môi trường trong nhà, 384 Kbps trong chế độ đi bộ và 144 Kbps ở chế độ di chuyển bằng xe. Đối với hệ thống vô tuyến, phương pháp đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng (W-CDMA)- phương pháp có thể thực hiện tốt các yêu cầu đã nêu- được đề xuất là giao diện vô tuyến. Điểm đáng chú 10 ý của IMT-2000 là nó mang tính toàn cầu hơn các chuẩn khác và nhiều nỗ lực nghiên cứu đã được tiến hành để hợp các chuẩn có tính cạnh tranh khác nhau trong quá trình chuẩn hóa. IMT-2000 có vai trò quan trọng trong việc phát triển một giao diện vô tuyến chung toàn cầu để đảm bảo sự chia sẻ các thiết bị đầu cuối. W-CDMA đã được phê chuẩn là một trong các giao diện trong khuyến nghị của tổ chức viễn thông quốc tế (ITU), trong đó nó được gọi là hệ thống trải phổ trực tiếp IMT-2000. Về các dịch vụ, một trong những mục tiêu chính là cung cấp đầy đủ các chức năng đa phương tiện trong thế giới thông tin di động. Khả năng truyền dẫn tốc độ cao sẽ biến mục tiêu này thành khả thi đối với hệ thống di động W- CDMA. Theo các tốc độ truyền số liệu khác nhau, cung cấp đồng thời nhiều dịch vụ và đáp ứng được cả các dịch vụ chuyển mạch gói (PS) cũng như các dịch vụ chuyển mạch kênh (CS). W-CDMA là một phương thức hiệu quả để đáp ứng tốt các yêu cầu này. Băng tần sử dụng theo IMT-2000 là băng tần 2 GHz, do băng tần này là cao hơn so với băng tần 800 MHz sử dụng trong các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) nên về mặt lý thuyết thì việc thiết kế các ô có bán kính lớn là khó hơn do suy hao truyền lan sóng. Hơn nữa, các yêu cầu về thiết kế đường truyền cũng nghiêm ngặt hơn do nhu cầu truyền tin lớn hơn cho các dịch vụ số liệu tốc độ cao làm tăng các yêu cầu về công suất phát. Do đó, việc xây dựng một hệ thống có tính kinh tế trở thành một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển nhằm đảm bảo vùng phủ sóng tương đương với cùng một số trạm gốc như hệ thống di động 2G hiện có. Để làm được điều này đòi hỏi phải ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau. 1.2.2. Tính năng, tham số của W-CDMA Có hai chế độ song công là FDD (Frequency Division Duplex - Song công phân chia theo tần số) và TDD (Time Division Duplex - Song công phân chia theo thời gian). Trong chế độ song công phân chia theo tần số, thông tin [...]... thuê bao UMTS (USIM) Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS (UTRAN) bao gồm một tập các phân hệ mạng vô tuyến (RNS), mỗi phân hệ bao gồm bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC) và một hoặc nhiều thực thể gọi là nút B RNC hỗ trợ điều khiển truy nhập vô tuyến, điều khiển kết nối, định vị địa lý và chuyển tiếp kết nối truy nhập Nó sở hữu và điều khiển các tài nguyên vô tuyến trong miền của nó, tạo thành điểm truy... hình phân lớp Các thủ tục giao diện vô tuyến thực hiện chức năng thiết lập, duy trì và giải phóng kết nối vô tuyến trong mạng UTRA (Universal Terrestrial Radio Access – Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu) Chúng thực hiện các chức năng của 3 lớp đầu (lớp vật lý – L1, lớp liên kết dữ liệu – L2, lớp mạng – L3) trong mô hình OSI tương ứng Cấu trúc thủ tục giao diện vô tuyến của hệ thống UMTS được cho trên... (MAC), điều khiển liên kết vô tuyến (RLC), thủ tục hội tụ gói số liệu (PDCP) và lớp điều khiển quảng bá (BMC) Lớp cao nhất là lớp điều khiển tài nguyên vô tuyến (RRC) tương ứng với lớp mạng trong mô hình OSI Giao diện giữa các lớp và các phân lớp được thực hiện thông qua các điểm truy nhập dịch vụ (SAP) Các kênh truyền dẫn được truyền qua các điểm truy nhập dịch vụ giữa 14 lớp vật lý (L1) và phân lớp điều... trung gian (MAC) để thực hiện việc giao tiếp giữa lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu (L2) Các kênh logic thực hiện việc giao tiếp trong L2 giữa các phân lớp MAC và RLC Còn các kênh vật lý được truyền bên trong lớp vật lý 1.2.4 Cấu trúc mạng Theo các đặc tả của IMT-2000, ba khối cơ bản tạo thành UMTS là: thiết bị người dùng (UE); mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS (UTRAN) và mạng lõi (CN) Các phần tử... thống WCDMA, tính năng và tham số của WCDMA, mô hình phân lớp, cấu trúc mạng, các công nghệ then chốt trong WCDMA Đây sẽ là cơ sở để đi sâu hơn vào 2 kỹ thuật quan trọng trong RRM WCDMA là điều khiển công suất và chuyển giao, sẽ được trình bày trong hai chương sau 19 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT Trong các phần sau đây sự cần thiết của điều khiển công suất nhanh và điều khiển công suất ngoài vòng... ứng bóng râm, trong khi điều khiển công suất nhanh cũng có thể bù đắp cho pha đinh nhanh Máy phân tập thu hai nhánh giả định đặt tại Node B ITU Vehicular A là một kênh 5 nhánh trong WCDMA, và ITU Pedestrian A là một kênh 2 nhánh trong đó kênh 21 thứ hai rất yếu Tỉ số Eb/N0 và công suất truyền trung bình yêu cầu trong trường hợp có và không có điều khiển công suất nhanh được thể hiện trong bảng 2.1... kênh và giữ cho mức công suất thu không đổi Các nguyên nhân chính của các lỗi trong công suất thu là do việc tính toán SIR không chính xác, các lỗi báo hiệu và trễ trong vòng điều khiển công suất Việc bù pha đinh gây ra suy giảm công suất truyền dẫn Trong hình 2.1 là trường hợp có ít phân tập Sự biến đổi công suất phát trong trường hợp hình 2.1 cao hơn trong trường hợp 2.2 do sự khác nhau về số lượng... nhiễu đến các UE khác trong cùng một cell Chẳng hạn như chỉ có một cell WCDMA trong một vùng, dung lượng đường lên của cell này sẽ được tăng tối đa bằng cách giảm tối thiểu công suất thu yêu cầu, và mức tăng công suất sẽ không ảnh hưởng đến dung lượng đường lên 2.2.3 Điều khiển công suất trong chuyển giao mềm Điều khiển công suất trong chuyển giao mềm có hai vấn đề chính khác nhau trong các trường hợp... được kết hợp chặt chẽ trong các hệ thống này và trễ chuyển giao tiếp tục được giảm đi Khi đưa ra công nghệ CDMA, một ý tưởng khác được đề nghị để cải thiện quá trình chuyển giao được gọi là chuyển giao mềm 3.1.1 Các kiểu chuyển giao trong các hệ thống WCDMA 3G Hình 3.1 chỉ ra các kiểu chuyển giao khác nhau Có 4 kiểu chuyển giao trong các mạng di động WCDMA Đó là: Chuyển giao bên trong hệ thống (Intra-system... (Intra-system HO): Chuyển giao bên trong hệ thống xuất hiện trong phạm vi một hệ thống Nó có thể chia nhỏ thành chuyển giao bên trong tần số (Intra-frequency HO) và chuyển giao giữa các tần số (Inter- frequency HO) Chuyển giao trong tấn số xuất hiện giữa các cell thuộc cùng một sóng mang WCDMA, còn chuyển giao giữa các tần số xuất hiện giữa các cell hoạt động trên các sóng mang WCDMA khác nhau Chuyển giao . Division Multiple Access Điều khiển kết nối vô tuyến Điều khiển mạng vô tuyến Phân hệ mạng vô tuyến Điều khiển tài nguyên vô tuyến Quản lý tài nguyên vô tuyến Số hiệu khung hệ thống Node hỗ trợ. phần : Đặt cấu hình và đặt lại cấu hình tài nguyên vô tuyến. Việc đặt cấu hình tài nguyên vô tuyến có nhiệm vụ phân phát nguồn tài nguyên một cách hợp lý cho các yêu cầu mới đang đưa đến hệ thống. lượng cao. Và một trong những nhiệm vụ cốt lõi trong triển khai hệ thống thông tin di động thứ 3 là quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM), đó cũng là nội dung của đề tài mà em tìm hiểu trong đồ án tốt

Ngày đăng: 02/09/2015, 09:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G

    • 1.1 Quá trình phát triển hệ thống thông tin di động

    • 1.2 Giới thiệu về W-CDMA

      • 1.2.1 Các yêu cầu và mục tiêu thiết kế hệ thống đối với hệ thống vô tuyến W-CDMA

      • 1.2.2. Tính năng, tham số của W-CDMA

      • 1.2.3. Mô hình phân lớp

      • 1.2.4. Cấu trúc mạng

      • 1.2.5. Các công nghệ then chốt trong W-CDMA

    • 1.3 Kết luận chương

  • CHƯƠNG 2: ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT

    • 2.1 Ý nghĩa của điều khiển công suất

    • 2.2 Điều khiển công suất nhanh

      • 2.2.1 Độ lợi của điều khiển công suất nhanh

      • 2.2.2 Điều khiển công suất và phân tập

      • 2.2.3 Điều khiển công suất trong chuyển giao mềm

    • 2.3 Điều khiển công suất vòng ngoài

      • 2.3.1 Độ lợi của điều khiển công suất vòng ngoài

      • 2.3.2 Tính toán chất lượng thu

      • 2.3.3 Thuật toán điều khiển công suất vòng ngoài

      • 2.3.4 Dịch vụ chất lượng cao

      • 2.3.5 Giới hạn biến động điều khiển công suất

      • 2.3.6 Đa dịch vụ

      • 2.3.7 Điều khiển công suất vòng ngoài đường xuống

    • 2.4 Kết luận chương

  • CHƯƠNG 3: CHUYỂN GIAO

    • 3.1 Khái quát về chuyển giao trong các hệ thống thông tin di động

      • 3.1.1 Các kiểu chuyển giao trong các hệ thống WCDMA 3G

      • 3.1.2 Các mục đích của chuyển giao

      • 3.1.3 Các thủ tục và phép đo đạc chuyển giao

    • 3.2 Chuyển giao trong cùng tần số

      • 3.2.1 Chuyển giao mềm

      • 3.2.2 Đo đạc chuyển giao

      • 3.2.3 Lợi ích liên kết chuyển giao mềm

      • 3.2.4 Tổng phí của chuyển giao mềm

      • 3.2.5 Độ lợi dung lượng mạng của chuyển giao mềm

    • 3.3 Chuyển giao giữa các hệ thống WCDMA và GSM

    • 3.4 Chuyển giao giữa các tần số trong WCDMA

    • 3.5 Tổng kết chuyển giao

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan