Nguyễn Đình Hành- THCS Chu Văn An, Đăk Pơ, Gia Lai SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TỈNH QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG NĂM HỌC: 2012-2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC Ngày thi: 29/6/2012 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) (Đề thi này có 01 trang) Câu 1.(2,0 điểm) 1- Nêu và giải thích các hiện tượng có thể xảy ra: a. Cho kim loại Ba váo dung dịch NaHCO 3 b. Cho kim loại Fe vào dung dịch AgNO 3 2- Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch và các chất lỏng đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn sau: dung dịch glucozơ, cồn 100 0 , dung dịch axit axetic, lòng trắng trứng, benzen. Câu 2.(2,5 điểm) 1. Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau: 2. Trộn bột CuO với bột than trong đó tỷ lệ khối lượng của CuO và C tương ứng là 20:1 rồi nung trong chân không đến khối lượng không đổi. Giải thích bị biến đổi màu của hỗn hợp rắn. Câu 3.(1,5 điểm) Cho 11,7 gam một kim loại hóa trị II vào 350ml dung dịch HCl1M khi phản ứng kết thúc thấy kim loại vẫn còn dư. Mặt khác để hòa tan hoàn toàn lượng kim loại hóa trị II trên cần chưa đến 200ml dung dịch HCl 2M. Xác định tên kim loại trên Câu 4.(2,0 điểm) Trộn lẫn 4V lít CH 4 với V lít hidrocacbon A được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X thu được hơi nước và khí cacbonic có tỷ lệ khối lượng tương ứng là 6,75: 11 Mặt khác, trộn lẫn m gam CH 4 với 1,75m gam hidro cacbon A được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được khí cacbonic và hơi nước có tỷ lệ về thể tích tương ứng là 3:4. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. 1. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon A. 2. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A. Câu 5.(2,0 điểm) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 5,76 gam hỗn hợp A gồm Al và FeO ( không có không khí) thu được hỗn hợp rắn B. Cho B vào 10 gam dung dịch NaOH 20% thu được rắn C và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được 3,68 gam chất rắn khan. Hòa tan hoàn toàn chất rắn C trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí ( đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm. Hết Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 1 . Gia Lai SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TỈNH QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG NĂM HỌC: 2012-2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC Ngày thi: 29/6/2012 Thời gian làm bài:. kể thời gian giao đề) (Đề thi này có 01 trang) Câu 1.(2,0 điểm) 1- Nêu và giải thích các hiện tượng có thể xảy ra: a. Cho kim loại Ba váo dung dịch NaHCO 3 b. Cho kim loại Fe vào dung dịch AgNO 3 2-. dịch AgNO 3 2- Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch và các chất lỏng đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn sau: dung dịch glucozơ, cồn 100 0 , dung dịch axit axetic, lòng