Phân tích hoạt động kinh doanh thuốc của công ty cổ phần dược phẩm đông âu, giai đoạn 2008 2012

89 871 1
Phân tích hoạt động kinh doanh thuốc của công ty cổ phần dược phẩm đông âu, giai đoạn 2008 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐINH VIỆT CHUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC CỦA CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM ĐÔNG ÂU, GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI NĂM 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐINH VIỆT CHUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC CỦA CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM ĐÔNG ÂU, GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 607320 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà HÀ NỘI NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới: PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà Trưởng phòng đào tạo sau đại học, Trường đại học Dược Hà Nội, người cô đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, cho tôi niềm đam mê với môn học này và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt nhất luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban giám đốc, các cán bộ công nhân viên công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu đã tạo điều kiện cho tôi được đi học và giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc, thu thập tài liệu cho đề tài này. Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu, gia đình và bạn bè đã luôn chăm lo, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 30 Tháng 10 Năm 2013 Học viên Đinh Việt Chung MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………… 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………… 3 1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp……………………… 3 1.1.1. Khái niệm:……………………………………….…………………….3 1.1.2. Vai trò, yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh……… ……… 3 1.1.3. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh…………………… …… 4 1.2. Chiến lược kinh doanh…………………………………….…… ……… 6 1.2.1. Khái niệm chiến lược……………………………………… …………6 1.2.2. Yêu cầu và căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh………… ………6 1.2.3. Tiến trình hoạch định các chiến lược kinh doanh……………… …….7 1.3. Vài nét về thị trường dược phẩm trên thế giới và nước ta hiện nay…… 10 1.3.1. Vài nét về ngành Dược thế giới………………………………… … 10 1.3.2. Vài nét về thị trường thuốc nước ta hiện nay…………………….… 11 1.3.3. Kinh doanh thuốc cho các cơ sở điều trị……………………….…… 15 1.3.4. Tỷ trọng và cơ cấu 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất… 17 1.4. Vài nét về công ty CP Dược phẩm Đông Âu…………………………… 17 1.4.1. Quá trình hình thành công ty………………………………………… 17 1.4.2. Lĩnh vực phân phối…………………………………………………….18 1.4.3. Sản phẩm phân phối chính…………………………………………… 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU… 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………… ….20 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………………… 20 2.3. Nội dung nghiên cứu……………………………………………….…… 20 2.3.1. Phân tích hoạt động kinh doanh……………………………………… 20 2.3.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh………………………………….….20 2.4. Các công thức tính………………………………………………… …… 21 2.5. Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu……………… …… 21 2.5.1. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….21 2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu………………………… ………….… 21 2.5.3. Phương pháp phân tích số liệu……………………………… ……22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………….24 3.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty CP dược phẩm Đông Âu giai đoạn 2008 – 2012……………………………… …………… …………… 24 3.1.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực………………… … 24 3.1.2. Doanh số mua, cơ cấu nguần mua…………………………………… 28 3.1.3. Danh mục hàng phân phối của công ty……………………………… 33 3.1.4. Doanh số bán và cơ cấu nguồn bán…………………………………….35 3.1.5. Tỷ trọng bán buôn, bán lẻ……………………………… ……………37 3.1.6. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận…………………………………………40 3.1.7. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về vốn…………………………………… 41 3.1.8. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước………………………… 43 3.1.9. Thu nhập bình quân ……………………………………………………44 3.1.10. Năng suất lao động bình quân……………………………………… 46 3.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2020…… 48 3.2.1. Xác định mục tiêu………………………………………………….… 48 3.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của công ty…………… 49 3.2.3. Đề xuất chiến lược kinh doanh giai đoạn 2014 – 2020……………… 55 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………… ……………………………………… 59 4.1. Hoạt động kinh doanh……………… ……………………………………59 4.2. Về các chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2020………… … 62 4.2.1. Các giải pháp để thực hiện chiến lược………………………….………63 4.2.2. Giải pháp để thực hiện chiến lược về nhân lực……………………… 72 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………… ………………… 74 1. Kết luận…………………………………………………………… ……….74 2. Đề xuất…………………………………………………………… ……… 75 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 3C Company, Competitor, Customer CBCNV Cán bộ công nhân viên CTDPĐA Công ty CP dược phẩm Đông Âu CPC1 Central Pharmarcetical Company N 0 1 DND Doanh nghiệp Dược DSĐH Dược sỹ đại học DSTH Dược sỹ trung học ERP Enterprise Resources Planning - Kế hoạch hóa các nguồn lực của một tổ chức GĐ Giai đoạn GĐ Giai đoạn GSP Good Storage Practice KD Kinh doanh NSLĐ Năng suất lao động NSNN Nộp ngân sách nhà nước OTC Over the counter (Thuốc không cần kê đơn) PEST Political, Economic, Social – Culture, Technical SMART Strategic, Measurable, Ambitious, Realisitc, Timely STT Số thứ tự SWOT Strength, Weekness, Opportunity, Threat TW Trung ương TRĐ Triệu đồng UBND Uỷ ban nhân dân VND Đồng Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Hệ thống lưu thông, phân phối thuốc trong nước 15 Bảng 1.2. Tiền mua thuốc nội và thuốc ngoại nhập của bệnh viện các tuyến15 Bảng 1.3. Tỷ lệ dùng thuốc tại các bệnh viện tỉnh và thành phố 16 Bảng 1.4. Tỷ lệ dùng thuốc tại các bệnh viện huyện 16 Bảng 1.5.Tỷ trọng 10 nhóm thuốc thuốc sử dụng nhiều nhất tại các tuyến bệnh viện trong năm 2009 17 Bảng 3.6. Cơ cấu nhân lực của công ty Đông Âu (2008-2012) 27 Bảng 3.7. Doanh số mua của CTCP DP Đông Âu, giai đoạn 2008-2012 29 Bảng 3.8. Cơ cấu nguồn mua của CTDP Đông Âu giai đoạn: 2008-2012 31 Bảng 3.9. Số lượng mặt hàng phân phối của CTDP Đông Âu, giai đoạn 2008–2012 34 Bảng 3.10. Doanh số bán của CTCPDP Đông Âu , 2008-2012 35 Bảng 3.11. Tỷ trọng bán buôn bán lẻ của CTDP Đông Âu : 2008-2012 37 Bảng 3.12. Cơ cấu nguồn bán của Công ty CP DP Đông Âu 38 Bảng 3.13. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của CTDP Đông Âu (2008-2012) 40 Bảng 3.14. Tốc độ luân chuyển và sử dụng vốn lưu động của CTDP Đông Âu 41 Bảng 3.15. Nộp ngân sách nhà nước 43 Bảng 3.16. Thu nhập bình quân người/tháng của CBCNV CTCPDP Đông Âu 2008-2012 44 Bảng 3.17. Năng suất lao động bình quân CBCNV của CTDP Đông Âu giai đoạn 2008-2012 46 Bảng 3.18. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty CP Dược Phẩm Đông Âu giai đoạn 2008 – 2012 53 Bảng 3.19. Phân tích ma trận SWOT đề xuất chiến lược kinh doanh 55 Bảng 4.20. Các sản phẩm theo chiến lược phát triển danh mục sản phẩm 66 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Tiến trình hoạch định chiến lược kinh doanh 7 Hình 1.2. Mô hình xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 8 Hình 1.3. Sơ đồ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 8 Hình 1.4. Sơ đồ chiến lược tổng thể 9 Hình 1.5. Biểu đồ tổng giá trị tiền thuốc sử dụng của Việt Nam…………….12 Hình 1.6. Biểu đồ tăng trưởng của giá trị thuốc SX trong nước và thuốc nhập khẩu của Việt Nam qua các năm 13 Hình 1.7. Biểu đồ tăng trưởng giá trị tiền thuốc sử dụng của Việt Nam qua các năm 13 Hình 1.8. Tốc độ tăng chi tiêu thuốc bình quân đầu người Việt Nam 14 Hình 2.9. Mô hình ma trận SWOT 22 Hình 3.10. Sơ đồ tổ chức Công CP dược Phẩm Đông Âu 24 Hình 3.11. Biểu đồ biểu thị cơ cấu nguồn nhân lực CTDP Đông Âu Năm 2012 27 Hình 3.12. Doanh số mua của CTCP DP Đông Âu, giai đoạn 2008-2012 30 Hình 3.13. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng doanh số mua, giai đoạn (2008 – 2012) 30 Hình 3.14. Biểu đồ cơ cấu nguồn mua của CTDP Đông Âu năm 2012…… 32 Hình 3.15. Biểu đồ doanh số bán của CTDP Đông Âu giai đoạn (2008 – 2012)………………………………………… ………………………… 35 Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng doanh số bán, giai đoạn (2008-2012) 36 Hình 3.17. Biểu đồ cơ cấu nguồn bán của CTDP Đông Âu năm 2012 39 Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn doanh thu, lợi nhuận của CTDP Đông Âu (2008-2012) 40 Hình 3.19. Biểu đồ số ngày luân chuyển vốn lưu động 42 Hình 3.20. Biểu đồ tình hình nộp ngân sách của CTDP Đông Âu 43 Hình 3.21. Biểu đồ Thu nhập bình quân người/ tháng của CBCNV CTDP Đông Âu giai đoạn 2008-2012 45 Hình 3.22. Biểu đồ năng suất lao động bình quân CBCNV của công ty DP Đông Âu giai đoạn 2008-2012 47 Hình 3.23. Mô hình sơ đồ tổ chức công ty CPDP Đông Âu (2014-2020) 57 Hình 4.24. Sơ đồ chiến lược nhân sự 63 Hình 4.25. Sơ đồ kết hợp chiến lược kéo và chiến lược đẩy 70 Hình 4.26. Sơ đồ chiến lược kinh doanh của CTDP Đông Âu 71 [...]... cứu là công ty cổ phần dược Phẩm Đông Âu - Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu giai đoạn 2008- 2012. Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu giai đoạn 2008- 2012 được thu thập từ phòng kế toán, phòng kinh doanh và phòng tổ chức - Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP dược phẩm Đông Âu giai đoạn 2008- 2012 và... được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu từ năm 2008 đến năm 2012 Đề tài thực hiện với các mục tiêu 1 Phân tích một số chỉ tiêu kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu, giai đoạn 2008 - 2012 2 Hoạch định một số chiến lược kinh doanh cho công ty trong giai đoạn 2014 - 2020 Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm... hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3 + Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh + Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp + Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp phòng ngừa rủi ro + Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị bên trong doanh. .. trong giai đoạn cổ phần hóa, các doanh nghiệp Dược nhà nước từ trung ương đến địa phương chuyển sang các công ty cổ phần Khi trở thành công ty cổ phần Dược phẩm, các doanh nghiệp Dược này chịu sức ép lớn từ các cổ đông, Hội đồng quản trị Vì vậy, họ phải mở rộng hình thức, hệ thống và qui mô kinh doanh Với diễn biến như vậy, doanh số bán hàng của công ty CP dược phẩm Đông Âu cho các công ty kinh doanh dược. .. PHẬN KINH DOANH NHÓM BÁN HÀNG O.T.C NHÓM BÁN HÀNG BỆNH VIỆN Hình 3.10 Sơ đồ tổ chức công ty CP dược phẩm Đông Âu Công ty CP dược phẩm Đông Âu tổ chức hoạt động theo cơ cấu trực tuyến Giám đốc công ty là người đứng đầu chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của công ty đối với nhà nước, với công ty và với cán bộ nhân viên của công 24 ty Hiện tại Phó giám đốc công ty đảm nhận nhiệm vụ quản lý kinh doanh. .. mỗi doanh nghiệp Như vậy: “ Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức cải tạo hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và với quy luật khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn” [2] 1.1.2 Vai trò, yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh - Vai trò + Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả các hoạt. .. điểm yếu của công ty để tận dụng cơ hội của thị trường  ST: Các chiến lược dựa vào ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường  WT: Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các điểm yếu của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường 23 1 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty CP dược phẩm Đông Âu, giai đoạn 2008- 2012 3.1.1 Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy... quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, thông qua phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc đầu tư, hợp tác, với doanh nghiệp nữa hay không - Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh Muốn phân tích hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa thiết thực, làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình thì công tác phân tích phải đáp ứng được... hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” [2] Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh của con người Ban đầu, trong điều kiện sản xuất chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, công việc phân tích chỉ... Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý - Công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu đươc tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành Cấu trúc tổ chức của công ty được xây dựng theo cấu trúc chức năng nhằm phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty Cơ cấu bộ máy quản lý được thể hiện ở sơ đồ sau - Tổ chức bộ máy của Công ty Đông Âu HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ↓ BAN GIÁM . mục tiêu 1. Phân tích một số chỉ tiêu kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu, giai đoạn 2008 - 2012 2. Hoạch định một số chiến lược kinh doanh cho công ty trong giai đoạn 2014 -. quả kinh doanh cao hơn” [2]. 1.1.2. Vai trò, yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh - Vai trò + Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả các hoạt động kinh. nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nhiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu từ năm 2008

Ngày đăng: 25/07/2015, 09:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1bia luan van.pdf

    • LỜI CẢM ƠN

  • 2Mucluc.pdf

  • 3.Chuviettat.pdf

    • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

  • 4Danh mục bảng.pdf

    • DANH MỤC CÁC BẢNG

    • Bảng 3.13. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của CTDP Đông Âu

    • (2008-2012).....................................................................................................40

    • Bảng 3.14. Tốc độ luân chuyển và sử dụng vốn lưu động của CTDP Đông Âu.....................................................................................................................41

  • 5Danh mục hình.pdf

    • DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

    • Hình 1.1. Tiến trình hoạch định chiến lược kinh doanh ..................................7

    • Hình 1.3. Sơ đồ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.............................. 8

    • Hình 1.8. Tốc độ tăng chi tiêu thuốc bình quân đầu người Việt Nam............14

    • Hình 3.14. Biểu đồ cơ cấu nguồn mua của CTDP Đông Âu năm 2012……..32

    • Hình 3.15. Biểu đồ doanh số bán của CTDP Đông Âu giai đoạn

    • (2008 – 2012)…………………………………………...…………………………...35

    • Hình 3.23. Mô hình sơ đồ tổ chức công ty CPDP Đông Âu (2014-2020).....57

  • 6Luận Văn 29.10.pdf

    • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

      • 1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

        • 1.1.1. Khái niệm

        • “Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật hiện tượng đó” [2], [7], [14].

        • Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh của con người. Ban đầu, trong điều kiện sản xuất chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, công việc phân tích chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản. Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập [7].

        • Phân tích kinh doanh như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp để đề ra những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp.

        • Như vậy: “ Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức cải tạo hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và với quy luật khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn” [2].

        • 1.1.2. Vai trò, yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh

        • 1.1.3. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh

          • - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế

          • - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên ảnh hưởng của các nhân tố đó.

        • Biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố tác động tới chỉ tiêu gây nên. Cho nên phải xác định, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu, những nguyên nhân tác động vào nhân tố đó.

          • - Đề xuất các giải pháp khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh.

        • Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả, không chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và các nguyên nhân mà trên cơ sở đó phát hiện ra các tiềm năng cần khai thác và những khâu còn yếu kém để tồn tại, nhằm đề ra các giải pháp, biện pháp để phát huy hết thế mạnh, khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp.

          • - Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào các mục tiêu đã định

      • 1.2. Chiến lược kinh doanh

        • 1.2.1. Khái niệm chiến lược

        • Theo Richard G.Hamer Mesh trường quản trị kinh doanh Harvard quan

        • niệm “Chiến lược là tập hợp các chính sách chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó” [8], [18], [20].

        • 1.2.2. Yêu cầu và căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh

          • - Yêu cầu đối với chiến lược kinh doanh

        • + Nhằm vào mục đích tăng thế lực của doanh nghiệp và giành lợi thế của doanh nghiệp.

        • + Đảm bảo sự an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp.

        • + Xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu [2], [9].

          • - Căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

        • Có 3 căn cứ chủ yếu, thường được gọi là tam giác chiến lược đó là căn cứ vào khách hàng, căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp, căn cứ vào đối thủ cạnh tranh [2], [9].

        • 1.2.3.Tiến trình hoạch định các chiến lược kinh doanh

          • 1.2.3.1. Xây dựng (hoạch định) chiến lược lược kinh doanh

        • Trong quá trình hoạch định, doanh nghiệp phải định vị được vị thế của mình trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ như thế nào? Khách hàng của công ty? Thị phần chiếm lĩnh? Đồng thời phải tính toán được các nguồn lực có thể huy động được trong quá trình hoạt động kinh doanh [14], [19].

        • Việc xây dựng các chiến lược kinh doanh có thể được thực hiện theo

        • trình tự sau

          • 1.2.3.2. Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh

          • - Chiến lược tổng thể

        • Chiến lược tổng thể là các chiến lược thể hiện mục tiêu lâu dài và cho thấy hướng đi trong tương lai của doanh nghiệp. Định hướng cho một quá trình phát triển lâu dài, đồng thời qua chiến lược tổng thể doanh nghiệp cụ thể hoá sứ mệnh của tổ chức bằng các hành động cụ thể trong thực tế [2], [9].

        • Nhìn chung chiến lược tổng thể thường đề cập đến các vấn đề quan trọng hay bao quát nhất, nó quyết định sống còn của doanh nghiệp.

        • + Chiến lược tăng trưởng hội nhập: Những bước phát triển của doanh nghiệp phải có sự định hướng một cách chính xác để theo kịp, hội nhập và tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật và quản trị của doanh nghiệp trong nước, của khu vực và trên thế giới.

        • + Chiến lược tăng trưởng tập trung: Xác định đúng đắn nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp, để tập trung được những nguồn lực mạnh nhất cho nhiệm vụ chiến lược trong từng thời kỳ.

        • Đây thường là những lĩnh vực có mức độ cạnh tranh thấp vì khó thâm nhập, nên ít có đối thủ .

          • - Chiến lược bộ phận

        • Các chiến lược bộ phận thường hướng vào các vấn đề cụ thể như: tài chính, nhân sự, marketing,… để nhắm đến giải quyết mục tiêu cụ thể ngắn hạn và trung hạn.

      • 1.3. Vài nét về thị trường dược phẩm trên thế giới và nước ta hiện nay

        • 1.3.1. Vài nét về ngành Dược thế giới: theo nghiên cứu của Merck HUMAN Health Division [21], [22] cho thấy thị trường kinh doanh dược trên thế giới đang có nhiều biến động

        • 1.3.2. Vài nét về thị trường thuốc nước ta hiện nay

          • 1.3.2.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc tại Việt Nam

          • 1.3.2.2.Tổng quan về thị trường dược phẩm Việt Nam

        • 1.3.3. Kinh doanh thuốc cho các cơ sở điều trị

        • 1.3.4. Tỷ trọng và cơ cấu 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất

      • 1.4. Vài nét về công ty CP dược phẩm Đông Âu

        • 1.4.1. Quá trình hình thành công ty

        • 1.4.2. Lĩnh vực phân phối

        • 1.4.3. Sản phẩm phân phối chính

    • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

        • Đối tượng nghiên cứu là công ty cổ phần dược Phẩm Đông Âu.

        • - Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu giai đoạn 2008-2012.Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu giai đoạn 2008-2012 được thu thập từ phòng kế toán, phòng kinh doanh và phòng tổ chức.

        • - Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP dược phẩm Đông Âu giai đoạn 2008-2012 và các tài liệu khác có liên quan. Đó là các số liệu đã được kiểm toán của các cơ quan tài chính.

      • 2.2. Địa điếm và thời gian nghiên cứu

        • Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược trường đại học Dược Hà Nội, công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu .

        • Thời gian nghiên cứu : giai đoạn từ tháng 01/2008 - 12/2012

      • 2.3. Nội dung nghiên cứu

        • 2.3.1. Phân tích hoạt động kinh doanh

        • - Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực

        • - Chỉ tiêu đánh giá doanh số

        • - Chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu nguồn hàng

        • - Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động

        • - Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về vốn

        • - Chỉ tiêu đánh giá về nộp ngân sách

        • - Chỉ tiêu phân tích năng suất và thu nhập bình quân CBCNV

        • 2.3.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh

        • - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

        • - Đề xuất chiến lược kinh doanh cho công ty trong thời gian từ 2014 – 2020

        • - Một số giải pháp để thực hiện chiến lược.

      • 2.4. Các công thức tính [2],[7],[15].

        • Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = (2.1)

        • Hệ số khả năng thanh toán nhanh =     (2.2)

        • Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận – Thuế thu nhập doanh nghiệp (2.3)

        • Vòng quay tổng tài sản = (2.4)

        • Vòng quay TSLĐ = (2.5)

        • Vòng quay hàng tồn kho = (2.6)

        • TSLN trên doanh thu = x 100% (2.7)

        • TSLN doanh thu = x 100% (2.8)

        • Thu nhập bình quân = (2.9)

        • Năng suất lao động bình quân = (2.10)

      • 2.5. Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu

        • 2.5.1. Phương pháp nghiên cứu: là phương pháp mô tả hồi cứu nhằm phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu .

        • 2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu

        • - Các số liệu được thu thập từ phòng Kế toán, phòng Kinh doanh, phòng Tổ chức đó là các số liệu đã được kiểm toán của các cơ quan tài chính.

        • - Xử lý số liệu và kết quả thu được trong đề tài bằng chương trình Microsoft Excel 2007 for windows.

        • 2.5.3. Phương pháp phân tích số liệu

        • - Phân tích Quản trị học hiện đại nhằm hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2014 – 2020

        • - Phương pháp so sánh định gốc: lấy một chỉ tiêu nào đó của một năm so với tình hình thực hiện của nó qua các năm

        • - Phương pháp so sánh liên hoàn: lấy các chỉ tiêu thực hiện của một năm ngay trước đó .

        • - Phương pháp tỷ trọng: so sánh các chỉ tiêu chi tiết cấu thành chỉ tiêu tổng thể. Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết từ các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích .

    • 1 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

      • 3.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty CP dược phẩm Đông Âu, giai đoạn 2008-2012

        • 3.1.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực

          • 3.1.1.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý

      • - Công ty cổ phần dược phẩm Đông Âu đươc tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Cấu trúc tổ chức của công ty được xây dựng theo cấu trúc chức năng nhằm phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý được thể hiện ở sơ đồ sau

        • Công ty CP dược phẩm Đông Âu tổ chức hoạt động theo cơ cấu trực tuyến. Giám đốc công ty là người đứng đầu chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của công ty đối với nhà nước, với công ty và với cán bộ nhân viên của công ty. Hiện tại Phó giám đốc công ty đảm nhận nhiệm vụ quản lý kinh doanh CTDP Đông Âu, khi giám đốc công ty đi vắng sẽ ủy quyền quản lý công ty cho phó giám đốc là dược sỹ Đại học. Các trưởng nhóm, thành viên của công ty làm việc kiêm nhiệm theo trách nhiệm và chức năng chính được phân công ngoài ra có thể thay vị trí của người khác khi vắng.

        • Tổ chức bộ máy của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến, các tổ, nhóm được phân chia theo từng chức năng cụ thể. Bộ phận kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm sản phẩm phù hợp, chọn đối tác, xây dựng các phương án, trình giám đốc và thực hiện. Bộ phận kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm về hành chính, nhân sự, nhận hàng, bảo quản hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn quy định cả về số lượng, chất lượng, giao, nhận hàng theo hóa đơn mua và bán hàng. Bộ phận kế toán - Tài vụ chịu trách nhiệm quản lý tài chính, công nợ.

        • Các bộ phận hoạt động chủ động và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Giám đốc là lãnh đạo cao nhất của công ty chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, kế toán - tài vụ, nhân sự, chất lượng hàng hóa.

        • Tuy nhiên công ty không chỉ áp dụng cơ cấu chức năng đơn thuần mà đã thực hiện nhiều cải cách, hệ thống kênh liên lạc không bó hẹp cứng nhắc mà thực hiện tương đối mềm dẻo và linh hoạt phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đặc điểm biến động của thị trường và với đặc điểm riêng của công ty.

        • - Nhóm điều hành và quản lý

        • + Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lơi của công ty. Hội đồng quản trị sẽ thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo .

        • + Ban giám đốc: Gồm có giám đốc và 2 phó giám đốc. Ban giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

        • - Nhóm tác nghiệp

        • Để hỗ trợ ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành các phòng ban với các chức năng nhiệm vụ như sau

      • + Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng chiến lược nhân sự trung gian, dài hạn, quản lý công tác văn thư, quản trị tài sản, tổ chức cán bộ, đào tạo huấn luyện nhân sự .

      • + Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, tiếp thị mở rộng thị trường.

      • + Phòng kế toán tài chính: Phụ trách toàn bộ kế toán, thống kê tài chính, chịu trách nhiệm ghi chép theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý tốt các nguồn vốn, quản lý tiền hang giá cả, hoạch toán chi phí, lập báo cáo kế toán, tổng kết tài sản, quyết toán tài chính theo quy định của công ty và chế độ kế toán hiện hành.

      • + Tổ tiếp thị: Là người đại diện cho công ty làm việc trực tiếp với khách hàng trong phạm vi phân công, góp phần quan trọng vào quá trình tiêu thụ sản phẩm, giúp công ty nắm rõ thị trường.

      • Do vậy các phòng ban được phân chia nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp, đảm bảo việc quản lý và vận hành đạt hiệu quả cao .

        • 3.1.2. Doanh số mua, cơ cấu nguồn mua

      • Để đáp ứng được nhu cầu thị trường và để phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty, vì vậy công ty cần thực hiện tốt các khâu như lưu thông phân phối. Trong đó, khâu mua hàng giữ một vai trò quan trọng, thực hiện tốt kế hoạch mua hàng, đảm bảo đủ số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả hàng mua, kịp thời phân phối cho phù hợp với từng thời điểm, từng khách hàng một cách hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy doanh số bán ra, mang lại cho công ty một hiệu quả cao.Thực tế doanh số mua của công ty qua các năm như sau

      • Nhận xét

        • Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang có nhiều biến động, ngành Dược Việt Nam nói chung và công ty Đông Âu nói riêng cũng ít nhiều chịu sự tác động ảnh hưởng. Nhưng tập thể CBCNV của công ty đã nỗ lực vươn lên, tìm mọi biện pháp khắc phục để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty phát triển, nhờ đó doanh số mua của công ty năm 2012 đạt gần 26 tỷ đồng là một con số cao so với quy mô hiện thời của công ty, thể hiện năng lực kinh doanh của công ty. Nguyên nhân năm 2012 doanh số mua tăng nhanh do công ty mở rộng quy mô, thay đổi chính sách bán hàng ra các tỉnh.

        • Doanh số mua của công ty liên tục tăng mạnh qua các năm từ: 2008-2012 về giá trị tương đối. Năm 2008 doanh số mua của công ty gần 6,3 tỷ đồng, đến năm 2012 doanh số mua đã lên tới gần 26 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 402,13%.

        • Tốc độ tăng trưởng của công ty đóng góp chung với tốc độ tăng trưởng của ngành Dược. Hiện tại sắp tới công ty đang có kế hoạch nhập khẩu trực tiếp những loại thuốc ngoại đảm bảo chất lượng và phù hợp với thị trường Việt Nam.

        • Trong cơ cấu hàng mua, sản phẩm của công ty CP dược phẩm Hà Tây cung cấp chiếm phần lớn tỷ trọng doanh số mua của công ty, riêng từ năm 2011 công ty CP dược phẩm Đông Âu bán nhiều thuốc cho các bệnh viện do vậy doanh số mua tăng lên rõ rệt. Các sản phẩm kinh doanh của công ty CP Đông Âu được nhập từ công ty CP dược phẩm Hà Tây và chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh là chủ đạo như: Cefotaxime 1g, Hacefxone 1g ... Là khách hàng truyền thống thân thiết của công ty CP dược phẩm Hà Tây nên cũng được tạo nhiều thuận lợi. Điều này giúp cho công ty có nguồn hàng phong phú, ổn định, cung ứng kịp thời cho nhu cầu của thị trường và đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý. Tuy nhiên, công ty vẫn phải nhập thêm một số mặt hàng của các công ty dược khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, học hỏi kinh nghiệm, đa dạng hóa các sản phẩm. Nó chứng tỏ sự linh hoạt của công ty trong cơ chế thị trường hiện nay nhưng cũng còn những hạn chế chưa đặc biệt thật chuyên sâu chính thức về mặt hàng đặc thù.

        • 3.1.3. Danh mục hàng phân phối của công ty

        • 3.1.4. Doanh số bán và cơ cấu nguồn bán

      • * Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

        • 3.1.5. Tỷ trọng bán buôn , bán lẻ

        • Doanh số bán của CTDP Đông Âu chủ yếu là bán buôn, tỷ trọng bán buôn luôn chiếm trên gần 90%, tỷ trọng bán lẻ rất thấp (<2%). Nguyên nhân chủ yếu CTDP Đông Âu tập trung vào bán buôn là do định hướng phát triển của công ty trong 6 năm đầu tính từ khi thành lập, để đạt được các mục tiêu về doanh số thâm nhập thị trường lớn, mở rộng thị phần nhanh nhất thông qua các đợt đấu thầu thuốc trong các tỉnh thành trong khi nhân lực của công ty có số lượng khiêm tốn. Vì thế, công ty chưa thực sự chuyên sâu mở rộng hệ thống bán lẻ. Nhưng kế hoạch tương lai của công ty vừa đẩy mạnh kênh phân phối chính là bán buôn, vừa thâm nhập thị trường, phân phối thuốc tới các công ty Dược, Đại lý, Nhà thuốc, Bệnh viện ở hầu hết các tỉnh nhằm mở rộng thị phần.

        • Doanh số bán của công ty chủ yếu là bán buôn, trong đó công ty chủ yếu bán buôn cho các DN KD dược phẩm. Bên cạnh đó bệnh viện cũng là nơi tiêu thụ không nhỏ các mặt hàng công ty đang có từ các cấp từ cấp tỉnh đến cấp huyện.

        • Từ bảng 3.14 cho thấy doanh số bán cho các bệnh viện tuyến tỉnh tăng nhanh đặc biệt năm 2012 chiếm 34,2% doanh số bán. Đây là một phần chiến lược kinh doanh của công ty, tập trung bán cho các nơi dùng nhiều loại thuốc biệt dược và thanh toán thường nhanh nhất, đúng thời hạn, đảm bảo số lượng tiêu thụ.

        • Trong các thuốc bán cho bệnh viện, Nhóm kháng sinh là một trong 3 nhóm hàng được công ty ưu tiên, lựa chọn phân phối vì có giá trị cao, nhu cầu sử dụng cao và phù hợp với mô hình bệnh tại việt Nam. Sản phẩm của công ty chủ yếu được bán vào các bệnh viện tuyến huyện vì tại đây là nơi khám chữa bệnh ban đầu, dùng các loại thuốc thông thường, sản xuất trong nước phù hợp với cơ cấu hàng kinh doanh của CTDP Đông Âu và công ty CPDP Hà Tây, ngoài ra, sản phẩm của công ty còn được bán cho một số bệnh viện tuyến tỉnh. Tuy nhiên, nhóm khách hàng là các công ty dược phẩm là vẫn là nhóm đối tượng được ưu tiên và tiêu thụ mạnh nhất cho công ty. Ngoài ra, Đông Âu còn phân phối sản phẩm của công ty cho một số nhà thuốc, phòng khám trong thành phố, nhưng doanh số bán hàng chưa tăng mạnh.

        • 3.1.6. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

        • Doanh thu của công ty liên tục tăng từ 8.597,1 triệu đồng (năm 2008) đến 29.409,6 triệu đồng (năm 2012), tương xứng với tốc độ tăng trưởng 342,0% thể hiện sự phát triển mạnh của công ty trong hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Điều này tương xứng với sự tăng trưởng của doanh số bán qua các năm và phù hợp với chu kỳ phát triển của doanh nghiệp.

        • Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty dao động trong khoảng: 2-5%, đây là tỷ lệ khá thấp với một doanh nghiệp kinh doanh thuần túy nhưng lại phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.

        • Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng doanh thu tương đương với tốc độ tăng vốn lưu động , điều này hoàn toàn hợp lý, doanh nghiệp có mạng lưới phân phối bán buôn rộng khắp các tỉnh phía bắc và một số tỉnh phía nam . ngoài ra còn có 03 nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn Hà Nội .

        • Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định ở mức rất cao, vì vốn cố định chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số nguồn vốn của công ty.

        • 3.1.7. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về vốn

        • Số vòng quay vốn lưu động (6,1-6,3 vòng/năm) và số ngày luân chuyển vốn lưu động (58,3-57,1 ngày) tương đối ổn định, sự ổn định này là biểu hiện tích cực do cơ chế quản lý vốn của công ty và của công ty mang lại.

        • 3.1.8. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

        • - Tình hình nộp thuế của công ty liên tục tăng phù hợp với sự tăng trưởng về doanh số bán và lợi nhuận. Năm 2008 doanh số bán là 8,5 tỷ đồng, lợi nhuận là 220,4 triệu đồng, mức đóng góp cho nhà nước là 57,1 triệu đồng. Do năm 2008 là những năm DN mới được thành lập nên tình hình hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, cũng như khả năng quản lý, kiểm soát chi phí chưa thực sự chặt chẽ. Do vậy, lợi nhuận đạt được của công ty chưa đúng theo kế hoạch nên nghĩa vụ đóng góp cho NSNN chưa cao. Tuy nhiên từ năm 2008 trở đi, bộ máy quản lý dần hoàn thiện và nâng cao, chi phí được kiểm soát chặt chẽ nên mức nộp NSNN đã tương đồng với mức lợi nhuận mà DN đạt được. Đến năm 2012 doanh số bán đã là 29,4 tỷ đồng lợi nhuận là 1.386,7 triệu đồng, đóng góp cho nhà nước 348,6 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ổn định và có hiệu quả.

        • - Công ty luôn thực hiện nghĩa vụ nộp tất cả các loại thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế môn bài và các khoản phải nộp khác) đầy đủ và đúng hạn vào NSNN.

        • 3.1.9. Thu nhập bình quân

        • Thu nhập bình quân của người lao động là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, nó thể hiện lợi ích và đồng thời là sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. Ta thấy, mức thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên tăng lên không ngừng qua các năm cùng với sự tăng trưởng của doanh thu và sự phát triển của CTDP Đông Âu . Lương của cán bộ công ty CTDP Đông Âu trả theo mức lương khoán đúng những quy định trong Bộ luật Lao động. Năm 2008 thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên là: 3,2 triệu đồng, con số này vào năm 2012 đã tăng lên: 4,63 triệu đồng/tháng. Những con số trên đây đã tạo sự tin tưởng và yên tâm công tác cho CBCNV đồng thời cũng hấp dẫn đối với độ ngũ cán bộ trẻ mới ra trường. Khi đời sống cán bộ được đảm bảo vượt mức cơ bản của Nhà nước, cuộc sống tương đối đảm bảo, người lao động sẽ yên tâm công tác, đem hết sức lực và trí tuệ của mình đóng góp cho DN. Đây cũng là nền tảng cho sự bình ổn và đoàn kết nội bộ, phát huy sức mạnh tập thể.

        • - Điều này cũng thể hiện sự lãnh đạo năng động của ban giám đốc công ty, đã lắng nghe và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của CBCNV. Đồng thời đó cũng phù hợp với xu thế chung, nhằm cải thiện đời sống CBCNV.

        • - Mức thu nhập trên đạt được ở mức tương đối khá so với thu nhập tương đối khá so với các doanh nghiệp dược. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với một số ngành có thu nhập cao ở nước ta và các hãng dược phẩm nước ngoài hiện nay, thì những con số trên đây vẫn còn khá khiêm tốn. Do đó, công ty sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc thu hút cán bộ giỏi, có năng lực đặc biệt.

        • 3.1.10. Năng suất lao động bình quân

        • - Năng suất lao động bình quân của công ty phụ thuộc vào doanh số bán và số lượng cán bộ công nhân viên. Qua biểu đồ năng suất lao động liên tục tăng qua các năm từ 2008-2012, năm 2012 năng suất lao động bình quân đạt mức 4.676,2 triệu đồng đã tăng 217,6% so với năm 2008 năng suất lao động bình quân đạt 2.149,3 triệu đồng. Điều này chứng minh rằng công ty đã quản lý nhân lực và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý và đạt hiệu quả; sắp xếp công việc đúng vị trí và năng lực trình độ của từng người, đồng thời thể hiện sự đoàn kết và tập trung trong công việc của tập thể CBCNV.

        • - Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố con người sẽ quyết định vấn đề thành bại của doanh nghiệp, năng suất lao động có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện sự hiệu quả trong công việc. Năng suất lao động bình quân liên tục tăng đạt giá trị cao 4,676 tỷ đồng vào năm 2012 là phù hợp với một doanh nghiệp kinh doanh như công ty. Đồng thời đã nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường công ty, tạo ra một lợi thế quan trọng khi so với một số doanh nghiệp khác.

        • - Năng suất lao động liên tục tăng kéo theo thu nhập tăng và tỷ lệ tăng thu nhập tương ứng với tỷ lệ năng suất lao động. Điều đó thể hiện sự phân phối lợi nhuận được thực hiện công bằng, sẽ khích lệ và động viên người lao động công hiến cho công ty sức lực và trí tuệ để hưởng thành quả lao động xứng đáng của chính.

      • 3.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, giai đoạn 2014-2020.

        • 3.2.1. Xác định mục tiêu

          • 3.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của công ty

          • 3.2.2.1. Môi trường vĩ mô

        • Từ năm 2011, Bộ Y tế quy định tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm tại VN phải đạt tiêu chuẩn GDP. Điều này cũng nhằm nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.

        • + Khó khăn: Luật đấu thầu đã có nhưng nghị định hướng dẫn luật đấu thầu cho ngành Y tế chưa có, Thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC. Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong cơ sở y tế .

        • - Yếu tố môi trường kinh tế và dân số

        • Đối tượng sử dụng thuốc của công ty CP dược phẩm Đông Âu phân phối chủ yếu là người dân có mức thu nhập trung bình thấp và một phần người dân có mức thu nhập trung bình khá tại các tỉnh thành. Phụ thuộc nhiều vào tập quán, thị hiếu dùng thuốc của người dân địa phương.

          • 3.2.2.2. Môi trường vi mô

        • Trong các nhà cung cấp hàng thì sản phẩm của công ty CP Dược phẩm Đông Âu gia công để công ty phân phối chiếm tỷ trọng lớn trên 50 %. Điều này giúp cho công ty có nguồn hàng đủ về số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng, cung ứng kịp thời đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng và ổn định giá. Tuy nhiên, để đa dạng hóa các yếu tố đầu vào công ty Đông Âu còn nhập thêm những mặt hàng của các công ty dược khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, học hỏi kinh nghiệm, phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch của CTDP Đông Âu đặt ra.

        • Thị trường thuốc tại Hà Nội được mở cửa từ rất nhiều năm và có sự cạnh tranh quyết liệt, thuốc dùng cho các đơn vị y tế công lập được đấu thầu rộng rãi, tất cả các doanh nghiệp dược trong cả nước đủ điều kiện đều có thể tham gia đấu thầu và cung ứng thuốc.

          • 3.2.2.3. Môi trường nội bộ công ty

        • Trải qua hơn 7 năm xây dựng và phát triển, công ty dược phẩm Đông Âu đã có một truyền thống đoàn kết, sự phối hợp nhịp nhàng của từng bộ phận, mối liên kết tốt giữa các phòng ban, từ đó tạo nên một sức mạnh phát triển và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi hoạt động của các công ty. Hiện nay, công ty Đông Âu có những chiến lược thích hợp để phát triển và tiếp tục kế thừa phát huy các truyền thống tốt đẹp đó.

        • Văn phòng CTDP Đông Âu đặt tại địa chỉ Số 8 – Ngõ 26/17 – Nguyên Hồng – Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội. Trong những năm qua, các thế hệ lãnh đạo công ty luôn coi trọng hệ thống chất lượng hàng hóa và không ngừng xây dựng hệ thống bán hàng như xây dựng kho, mở nhà thuốc. Đầu tư xây dựng trụ sở GDP tại thành phố Hà Nội với diện tích tương đối rộng, trang thiết bị phù hợp .

        • 3.2.3. Đề xuất chiến lược kinh doanh giai đoạn 2014-2020

      • Vận dụng ma trận SWOT đề xuất chiến lược kinh doanh của công ty Đông Âu giai đoạn 2014-2020

    • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

      • 4.1. Hoạt động kinh doanh

        • Công ty đã có sự tăng trưởng nhanh và những bước nhảy vọt về doanh số, thị phần và uy tín trên thị trường. Qui mô của công ty ngày càng được mở rộng cả về chất lượng và số lượng, với chiến lược kinh doanh hợp lý, nhạy bén với sự vận động của thị trường tạo động lực mạnh cho sự phát triển của công ty.

        • Hỗ trợ cho việc kinh doanh và sản xuất là một cơ cấu tổ chức thích hợp, một tập thể đoàn kết và không ngừng nỗ lực phấn đấu, kết hợp chiến lược kinh doanh hợp lý nhạy bén với sự vận động của nền kinh tế thị trường.

        • *Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

        • Cấu trúc tổ chức của công ty được xây dựng theo cấu trúc trực tuyến, chức năng, đảm bảo thông suốt và tính thống nhất cho toàn công ty với sự giám sát của Hội đồng quản trị, thay măt cho ban giám đốc. Mỗi bộ phận thành viên có lợi ích gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp, qua đó tạo động lực, thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp.

        • * Về hiệu quả hoạt động

        • Công ty đã có chính sách kinh doanh hợp lý vì thế tạo sự phát triển ổn định về doanh số cũng như lợi nhuận cho công ty, doanh số hàng năm đều tăng so vơi năm liền kề. Những kết quả trên có được là do giá cả hợp lý, sản phẩm của công ty đa dạng, phù hợp với người tiêu dùng.

        • - Công ty đẩy mạnh xúc tiến bán hàng, xây dựng kênh phân phối hoàn chỉnh, mở rộng kênh phân phối.

        • - Phân phối sản phẩm hàng năm tăng, khách hàng chính là các bệnh viện, công ty dược, các doanh nghiệp tư nhân...

        • - Bên cạnh đó công ty còn hạn chế về sản phẩm, là do công ty không trực tiếp sản xuất nên các mặt hàng chủ yếu là gia công với các công ty có sản xuất và nhập khẩu. Vì vậy sản phẩm đảm bảo tính liên tục, nhanh chóng bị hạn chế.

        • Trong giai đoạn từ năm 2008-2012 doanh số mua và doanh số bán của công ty liên tục tăng từ 8,5 tỷ đồng lên gần 30 tỷ đồng trong khi đó doanh số bán của công ty CP dược phẩm Đông Âu tăng trưởng không ổn định chỉ đạt 13 tỷ đồng vào năm 2010. Điều này cho thấy sự phát triển ổn định, hợp lý trong chính sách kinh doanh của công ty đối với sự biến đổi của thị trường.

      • 4.2. Về các chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2020

        • 4.2.1. Các giải pháp để thực hiện chiến lược

          • 4.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

      • Nguồn nhân lực là yếu tố quan trong, quyết định sự thành công của công ty.Nhân viên có 30 người trong đó có 8 người có trình độ đại học và trên đại học. Do vậy, chất lượng nhân lực hiện nay của công ty chưa thực sự cao, chính vì thế công ty cần phải nâng cao việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phù hợp với xu thế phát triển của doanh nghiệp .

        • Sự thành bại của một tổ chức gắn liền với những con người của tổ chức đó. Sự định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp không thể thiếu nhân tố con người. Chiến lược nhân sự tập trung chủ yếu vào giải quyết các vấn đề sau:

          • 4.2.1.2. Nâng cao năng lực quản lý

          • 4.2.1.3. Chiến lược marketing

        • * Chính sách sản phẩm

        • - Chiến lược phát triển sản phẩm mới

        • Công ty xác định mục tiêu: mỗi năm phát triển thêm 3 sản phẩm mới. Sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh cao, tác dụng điều trị tốt, ổn định, giá hợp lý và đem lại lợi nhuận cho công ty.

        • - Chiến lược sản phẩm bắt chước

        • Để đáp ứng theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng ưa chuộng hàng nhập qua những năm phân phối độc quyền hàng nhập khẩu từ các hàng nước ngoài như Pháp, Mỹ, Ấn Độ… Công ty luôn nghiên cứu về mẫu mã, giá cả, dạng bào chế và công nghệ bào chế để nhập khẩu, gia công sản xuất cho ra những sản phẩm riêng cho mình. Nhờ chiến lược này trong thời gian qua công ty Đông Âu đã có những sản phẩm có thương hiệu trên thị trường phục vụ hiệu quả cho nhu cầu điều trị tại các bệnh viện.

        • - Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm

        • + Xác định số loại sản phẩm, số lượng chủng loại, mẫu mã của mỗi chủng loại và thị trường mục tiêu. Loại bỏ những sản phẩm không đem lại nguồn lợi nhuận.

        • + Nghiên cứu sản phẩm mới là một yêu cầu tất yếu khách quan của hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì mỗi sản phẩm đều có một đời sống nhất định của nó.

        • + Tập trung khai thác các thuốc bảo hiểm.

        • + Trong nhập khẩu, sản xuất thời gian qua công ty đã chọn lọc và tập trung vào các nhóm hàng chiến lược như: kháng sinh, đái tháo đường, hạ huyết áp.

        • - Về thị trường, sản phẩm, thị trường mục tiêu (điều trị), thị trường OTC

        • + Xây dựng một danh mục sản phẩm cụ thể, hỗ trợ và phát triển nhóm sản phẩm là biệt dược tại các bệnh viện, chuẩn bị vào danh mục thầu nhằm mục đích tạo nhóm khách hàng đặc trưng, phát triển doanh số, gắn kết giữa bác sỹ điều trị tại các khoa phòng của bệnh viện với công ty CP dược phẩm Đông Âu trong thầu và cài danh mục cho các thầu tiếp theo. Chuẩn bị tốt cho đợt thầu mới .

        • + Chọn nhóm sản phẩm: các nhóm đưa vào thị trường mục tiêu (điều trị): Hạ huyết áp, đái tháo đường, đường tiêu hoá, kháng sinh, giảm đau, nhóm thuốc vitamin.

        • + Đối với sản phẩm mới: Dự báo được bao nhiêu đơn vị sản phẩm hay dịch vụ có thể bán được từ đó xây dựng kế hoạch nhập khẩu, sản xuất đúng ngay từ đầu gồm: Dự báo ngắn hạn thời gian từ 3 tháng tới 1 năm, giai đoạn này cần cho việc xây dựng chiến lược quảng cáo tiếp thị và giới thiệu sản phẩm; dự báo trung hạn thời gian từ 6 tháng đến 3 năm, đây là giai đoạn cần cho việc lập kế hoạch bán hàng, kế hoạch nhập khẩu, sản xuất, dự trù tài chính tiền mặt và làm căn cứ cho các kế hoạch khác; dự báo dài hạn thời gian từ 3 năm trở lên, lập kế hoạch sản xuất, nhập khẩu dài hạn, dự báo nhu cầu, tiên đoán được sản lượng và doanh số bán ra của sản phẩm.

          • * Chính sách giá

        • Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sẽ lựa chọn cho mình các trung gian phân phối tuỳ thuộc vào sản phẩm, thị trường mục tiêu,… Sau đây là một số chiến lược phân phối được công ty Đông Âu lựa chọn

        • . Chiến lược phân phối mạnh: Là chiến lược mà các nhà kinh doanh phân phối rộng khắp và tối đa sản phẩm của mình trên thị trường. Chiến luợc phân phối mạnh sử dụng hệ thống trung gian lớn để phân phối sản phẩm. Đối với ngành Dược, các sản phẩm phân phối mạnh thường là các thuốc OTC và một số thuốc thông thường khác.

        • * Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

      • . Chiến lược kéo

    • 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

      • Đề tài đã hoàn thành được mục tiêu đề ra

        • * Về một số chỉ tiêu kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 - 2012

        • * Về chiến lược kinh doanh của công ty giai đoạn 2014 - 2020

          • - Về tổ chức nhân sự

          • - Về chiến lược tài chính

          • - Về chiến lược marketing

      • 2. ĐỀ XUẤT

      • - Đề xuất với các bộ ngành có liên quan

  • 7Tài liệu tham khảo.pdf

    • 21. IMS health (2011) ( Tiềm năng của thị trường dược phẩm tại Việt Nam)

    • 22. World Health Organization (2007), World Health Statistics 2007, www.who.int

    • TÀI LIỆU INTERNET

    • 23. www.sme.com.vn. (Báo cáo phân tích ngành dược, công ty chứng khoán SME).

    • 24. www.dav.gov.vn ( Thực trạng phân phối thuốc tại Việt Nam).

    • 25. kcb@moh.gov.vn ( Thực trạng sử dụng thuốc tại Việt Nam).

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan