Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.

79 737 1
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA THÚY HIỀN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY QUÝT TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hữu Thọ Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên - 2014 LỜI CAM ĐOAN Khoá luận “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn” được nghiên cứu và thu thập những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc, đa số các thông tin thu thập từ điều tra thực tế các hộ ở địa phương. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận này đã được cảm ơn và những thông tin trong khoá luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014 Sinh viên Ma Thúy Hiền LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và nhà trường. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là thầy giáo ThS. Nguyễn Hữu Thọ người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu tới các bác, các cô, chú và các anh, chị đang công tác tại phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Chợ Đồn, Ủy ban nhân dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên cùng toàn thể nhân dân trong huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên mặc dầu đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014 Sinh Viên Ma Thúy Hiền DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt ở các độ tuổi khác nhau 9 Bảng 2.2. Diện tích quýt cho thu hoạch của một số nước trên thế giới 10 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011 11 Bảng 2.4. Sản xuất quýt tại huyện Chợ Đồn giai đoạn 2010 - 2013 13 Bảng 4.1. Tình hình thời tiết các tháng trong năm 2013 của huyện Chợ Đồn 19 Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Chợ Đồn qua 4 năm (2010 - 2013) 22 Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Chợ Đồn qua 4 năm 2010 - 2013 28 Bảng 4.4: Tổng hợp tình hình về y tế cấp cơ sở huyện Chợ Đồn năm 2013 31 Bảng 4.5. Diện tích một số cây trồng chủ yếu của huyện giai đoạn 2010 - 2013 . 34 Bảng 4.6: Diện tích đất trồng quýt của huyện Chợ Đồn giai đoạn 2010 - 2013 35 Bảng 4.7. Năng suất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn giai đoạn 2010 - 2013 37 Bảng 4.8: Diện tích quýt trên địa bàn các xã điều tra năm 2013 37 Bảng 4.9: Một số đặc điểm của các hộ trồng quýt 38 Bảng 4.10. Sản xuất quýt của các hộ điều tra giai đoạn 2010 - 2013 39 Bảng 4.11: Tình hình sâu bệnh hại cây quýt trên địa bàn các xã nghiên cứu 43 Bảng 4.12. Chi phí sản xuất 1 ha quýt kinh doanh của các hộ điều tra năm 2013 51 Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế cây quýt trong thời kỳ kinh doanh của các hộ điều tra 52 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Diện tích trồng quýt trong tổng diện tích vườn CAQ tại các hộ điều tra 40 Hình 4.2: Sơ đồ tiêu thụ quýt tại huyện Chợ Đồn 49 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CAQ Cây ăn quả UBND Úy ban nhân dân NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông IPM Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc NSBQ Năng suất bình quân ĐVT Đơn vị tính BQC Bình quân chung MỤC LỤC Trang Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.5. Bố cục của khóa luận 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.1.1. Cây ăn quả 5 2.1.2. Cây Quýt (Citrus reticulata) 7 2.2. Cơ sở thực tiễn 10 2.2.1. Tình hình sản xuất quýt trên thế giới 10 2.2.2. Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam 11 2.2.3. Tình hình sản xuất quýt tại tỉnh Bắc Kạn 12 2.2.4. Tình hình sản xuất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 12 2.2.5. Cây quýt đối với nền kinh tế của địa phương 14 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15 3.2. Nội dung nghiên cứu 15 3.2.1. Khái quát về điều tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn 15 3.2.2. Thực trạng phát triển cây Quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 15 3.2.3. Định hướng đề xuất giải pháp phát triển cây quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 15 3.3. Phương pháp nghiên cứu 15 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 15 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 16 3.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 17 3.4.1. Đối với thông tin thứ cấp 17 3.4.2. Đối với các thông tin sơ cấp 17 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn 18 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 18 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. 25 4.3. Thực trạng phát triển cây quýt trên các xã điều tra tại huyện Chợ Đồn 37 4.3.2. Diện tích trồng quýt tại các hộ điều tra 40 4.3.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt tại các hộ điều tra 41 4.3.4. Thành phần sâu bệnh hại quýt tại các hộ điều tra. 43 4.4. Tình hình tiêu thụ quýt 48 4.6. Đánh giá hiệu quả xã hội 52 4.7. Đánh giá hiệu quả môi trường 53 4.8. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất quýt tại huyện Chợ Đồn 54 4.8.1. Thuận lợi 54 4.8.2. Khó khăn 54 4.8.3. Cơ hội 54 4.8.4. Thách thức 55 4.9. Định hướng và một số giải pháp phát triển cây quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 55 4.9.1. Một số quan điểm, phương hướng, mục tiêu sản xuất đến 2020 55 4.9.2. Một số giải pháp phát triển cây quýt 56 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, tài nguyên đất phong phú…Điều kiện tự nhiên đó đã ưu đãi cho nước ta rất nhiều loại cây trái đặc trưng của từng vùng khác nhau. Cây ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống con người sản phẩm hoa quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt chứa nhiều vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Cũng như trong nền kinh tế quốc dân cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cây ăn quả trở thành một trong những loại cây là thế mạnh kinh tế ở Việt Nam, sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực; Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, sản phẩm cây ăn quả ngoài sử dụng ăn tươi còn là nguyên liệu cho ngành chế biến nước giải khát, đóng hộp. Trong những năm qua, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, là cây góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập. Một trong số loại cây ăn quả đó là cây quýt.[12] Quýt là cây ăn quả dài ngày thích hợp với các vùng đất trung du và miền núi bởi đó mà cây quýt không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc. Những năm gần đây sản phẩm quýt trở thành hàng hóa được nhiều người tiêu dùng biết đến với màu vàng tươi, mùi thơm, vị ngọt đặc trưng được nhiều người ưa chuộng, cây cho quả sớm, sản lượng cao dễ tiêu thụ nên cây quýt đã chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn nói chung và của huyện Chợ Đồn nói riêng. Cây quýt đem lại thu nhập cao cho đồng bào dân tộc trong vùng đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Chợ Đồn có điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây quýt sinh trưởng phát triển tốt. So với những cây trồng khác cây quýt là cây trồng cho thu nhập chủ yếu của người dân trong một số xã. Năm 2013, có hơn 70 ha 2 quýt được trồng mới ở các xã Rã Bản, Đông Viên, Đại Sảo,… và chuyện thu về mấy chục triệu đồng từ quýt đã không còn là chuyện xa lạ đối với người trồng quýt nơi đây nữa.[13] Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của huyện Chợ Đồn thì cây quýt là cây đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định so với cây trồng khác. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng quả chưa thực sự cao so với tiềm năng thế mạnh của địa phương bởi gần đây do ảnh hưởng của khí hậu toàn cầu, suy thoái rừng đầu nguồn, giá cả nhiều lúc bấp bênh. Mặt khác người dân sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư, cây quýt mới chỉ phát triển ở một số hộ trong xã chứ chưa mở rộng ra toàn xã. Để sản xuất quýt thực sự có hiệu quả đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp ngành. Từ chính những lý do trên em quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn” góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất quýt đồng thời thấy được những tồn tại trong sản xuất từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung - Đánh giá được thực trạng sản xuất, tiêu thụ quả quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn và xác định được những thuận lợi và khó khăn phát triển cây Quýt từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây quýt mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trên địa bàn nghiên cứu. *Mục tiêu cụ thể - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá thực trạng sản xuất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn. - Đánh giá tình hình tiêu thụ quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt theo kết quả điều tra. - Sơ bộ đánh giá hiệu quả về mặt xã hội, môi trường của việc phát triển cây quýt. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây quýt. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây quýt. [...]... thuật - Giống: Chọn giống sạch bệnh, những giống cây đã được tuyển chọn tốt - Phân bón: Lượng phân bón hợp lý, đầy đủ và phù hợp trong từng giai đoạn để cây sinh trưởng, phát triển tốt Bảng 2.1 Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt ở các độ tuổi khác nhau Phân chuồng Đạm Lân Kali Vôi bột (kg /cây) (g /cây) (g /cây) (g /cây) (kg /cây) 2 5-3 0 8 0-1 50 10 0-1 50 10 0-1 50 0,5 3 5-4 0 20 0-2 50 15 0-2 00 15 0-2 50 0, 7-0 ,8 4 5-5 0... xuất quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn Chợ Đồn là huyện có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho cây quýt phát triển Cây quýt đã được đưa vào trồng cách đây khá lâu và phát triển khá mạnh từ năm 2006, càng ngày người dân tích cực mở rộng diện tích trồng quýt, đầu tư chăm sóc để đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình Theo thống kê của Phòng Nông Nghiệp huyện, đến nay Chợ Đồn có trên 275 ha trồng quýt, ... NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lí, địa hình Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn Huyện Chợ Đồn có một thị trấn và 21 xã Có ranh giới tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Ba Bể - Phía Nam giáp huyện Định... 30 0-4 00 25 0-3 00 30 0-4 00 1,0 5 0-6 0 40 0-8 00 35 0-4 00 240 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Chợ Đồn) - Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng xen các cây khác (cây họ đậu) vào thời kỳ cây chưa khép tán để giữ ẩm, làm đất tơi xốp mặt khác lại giúp tăng thêm thu nhập từ các cây ngắn ngày đó Các cây trồng xen phải cách gốc quýt từ 0,8 - 1m Tạo tán cây con: Tạo hình trong 2 - 3 năm cắt ngọn để cây. .. vào sản xuất để 12 đem lại hiệu quả kinh tế cao và tiếp tục mở rộng diện tích trồng quýt trong những năm tới là một trong những hướng phát triển sản xuất của người dân 2.2.3 Tình hình sản xuất quýt tại tỉnh Bắc Kạn Do cây quýt có giá trị kinh tế cao, được sự hưởng ứng của người dân, sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, và các chính sách hỗ trợ phát triển của tỉnh Bắc Kạn Hiện nay toàn tỉnh Bắc. .. địa bàn huyện Chợ Đồn 3.2.3 Định hướng đề xuất giải pháp phát triển cây quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp được thu thập qua sách báo, qua website, qua các báo cáo có liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, qua các báo cáo tổng kết hàng năm, các tài liệu thống kê của huyện Chợ Đồn, tham... tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Là các hộ nông dân trồng quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn cụ thể là các hộ trồng quýt trong 3 xã Đông Viên, Phương Viên, Rã Bản trong 4 năm 2010 - 2013 * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu tại các xã Đông Viên, Phương Viên, Rã Bản trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong 4 năm 2010 - 2013 - Về thời... tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Là các hộ nông dân tham gia sản xuất quýt trong huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Thời gian: từ ngày 10/02/2014 tới ngày 19/05/2014 Không gian: đề tài nghiên cứu tại 3 xã: Phương Viên, Đông Viên, Rã Bản 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Khái quát về điều tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn 3.2.2 Thực trạng phát triển cây Quýt. .. tốt nghiệp Cụ thể, bao gồm: - Số liệu về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn qua các báo cáo cuối năm 2010, 2011, 2012, 2013 - Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng quýt của huyện, của các xã, thị trấn được thu thập từ các báo cáo và tài liệu của các phòng ban tại phòng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Chợ Đồn và tại các xã điều tra - Các số liệu về diện tích,... giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên - Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới - Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang Với vị trí địa lý từ 105025’ đến 105043’ kinh độ Đông, từ 21057’ đến 22025’ vĩ độ Bắc Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thị xã Bắc Kạn khoảng 46km theo tỉnh lộ 257 Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đường tỉnh lộ 254, 254B, . của huyện Chợ Đồn 15 3.2.2. Thực trạng phát triển cây Quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 15 3.2.3. Định hướng đề xuất giải pháp phát triển cây quýt trên địa bàn huyện Chợ Đồn 15 3.3. Phương pháp. hỏi sự vào cuộc của các cấp ngành. Từ chính những lý do trên em quyết định thực hiện đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây quýt tại huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn góp. đề tài: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY QUÝT TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan