Quan hệ Mỹ Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI

69 606 4
Quan hệ Mỹ  Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến những thay đổi hết sức lớn lao và nhanh chóng trong môi trường quốc tế và khu vực đã và đang tác động rất mạnh đến chiến lược, chính sách và quan hệ của các nước trên thế giới, nhất là sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa các nước lớn. Trong đó nổi bật là Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn – một siêu cường đang tại vị và một cường quốc đang lên – hiện có ảnh hưởng chi phối toàn diện đến tình hình an ninh, kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Quan hệ Mỹ – Trung Quốc là mối quan hệ ngày càng mang tính toàn cầu. Sự trỗi dậy toàn diện của Trung Quốc với ảnh hưởng ngày càng lớn đang là mối quan tâm chủ yếu của các nhà chiến lược Mỹ, cũng như ở khu vực. Vì họ cho rằng, trong các nước lớn ở khu vực này, Trung Quốc là nước duy nhất có khả năng cạnh tranh và gây ảnh hưởng đến các lợi ích của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã nhiều lần tuyên bố: “Mỹ là một cường quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với những lợi ích bao trùm khắp khu vực.” Chính vì thế, Mỹ không ngừng thực hiện những điều chỉnh chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc. Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, trong bối cảnh quốc tế mới, Mỹ đã thực hiện điều chỉnh chiến lược toàn cầu mới, trong đó chiến lược đối với Trung Quốc ngày càng trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng. Câu hỏi đặt ra là sự điều chỉnh chiến lược đối với Trung Quốc của Mỹ có gì mới? Nó đang tác động như thế nào đối với Trung Quốc? Liệu Trung Quốc có chiến lược ứng phó ra sao? Những điều chỉnh này có tác động như thế nào đến quan hệ Mỹ Trung Quốc trong những năm tiếp theo? Đây là những vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quốc tế trong và ngoài khu vực quan tâm theo dõi chặt chẽ. Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong khâu chuẩn bị tài liệu và biên soạn, song những sai sót là khó tránh khỏi. Em rất mong nhận được những đánh giá từ quý Thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn nữa. Phần nội dung CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC VÀ QUAN HỆ MỸ TRUNG QUỐC TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI I. Bối cảnh quốc tế và khu vực Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, xu thế chung trên thế giới là hoà bình, hợp tác, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới với sự nổi lên của nhiều quốc gia và nhiều khu vực kinh tế. Hoà bình, hợp tác vì sự ổn định và phát triển kinh tế là nét cơ bản, song vẫn còn nhiều vấn đề thách thức đặt ra với nền hoà bình chung trên thế giới và nền kinh tế toàn cầu. Tất cả những gam màu tối, sáng của các quốc gia và các khu vực trên thế giới đều có những tác động riêng đối với quan hệ giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác hoặc xung đột vì lợi ích riêng của hai quốc gia. Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu thuộc về bối cảnh quốc tế có tác động tới mối quan hệ vốn diễn biến rất phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI. 1. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế a. Toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hoá làm gia tăng mối quan hệ ràng buộc giữa các quốc gia, đặc biệt là mối quan hệ ràng buộc giữa Mỹ và Trung Quốc khi cùng giải quyết những vấn đề chung. Và một điều không thể phủ nhận được là toàn cầu hoá đã đem lại những lợi ích cho các nước tham gia, thông qua sự tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế và trao đổi thương mại. Quá trình toàn cầu hoá cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân trên thế giới. Với vị thế là hai cường quốc hùng mạnh trên thế giới, tất nhiên là Mỹ và Trung Quốc được hưởng lợi nhiều từ quá trình toàn cầu hoá. Do những lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá, trong thời kỳ chính quyền Bush, Mỹ đã có những điều chỉnh chiến lược trong quan hệ đối với Trung Quốc với xu hướng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, sự hợp tác kinh tế này cũng đặt ra những vấn đề căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Mỹ bị thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc, bị sức ép mạnh từ Trung Quốc bởi việc nâng giá đồng nhân dân tệ và vấn đề bản quyền tri thức, vấn đề chưa thể mở rộng thị trường Trung Quốc hơn nữa. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang phải chịu sức ép lớn từ Mỹ và một số quốc gia phương Tây khác do việc tẩy chay hàng hoá chất lượng kém và một số vấn đề khác. Trong quá trình toàn cầu hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế toàn cầu, từ đó dẫn đến sự ra đời của các tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),…Không chỉ thế, song song với toàn cầu hoá là xu hướng khu vực hoá như: Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)… Các tổ chức này ngày càng mở rộng và phát triển, tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực, tăng cường trao đổi thương mại, đầu tư với lợi ích kinh tế là yếu tố được đặt lên hàng đầu. b. Khu vực hoá kinh tế

Trường: ĐHSP TP. Hồ Chí Minh Khoa: Lịch sử Ngành: Quốc tế học Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Kha – MSSV: K38.608.074 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Phụng Hoàng 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI Lời nói đầu Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến những thay đổi hết sức lớn lao và nhanh chóng trong môi trường quốc tế và khu vực đã và đang tác động rất mạnh đến chiến lược, chính sách và quan hệ của các nước trên thế giới, nhất là sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa các nước lớn. Trong đó nổi bật là Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn – một siêu cường đang tại vị và một cường quốc đang lên – hiện có ảnh hưởng chi phối toàn diện đến tình hình an ninh, kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Quan hệ Mỹ – Trung Quốc là mối quan hệ ngày càng mang tính toàn cầu. Sự trỗi dậy toàn diện của Trung Quốc với ảnh hưởng ngày càng lớn đang là mối quan tâm chủ yếu của các nhà chiến lược Mỹ, cũng như ở khu vực. Vì họ cho rằng, trong các nước lớn ở khu vực này, Trung Quốc là nước duy nhất có khả năng cạnh tranh và gây ảnh hưởng đến các lợi ích của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã nhiều lần tuyên bố: “Mỹ là một cường quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với những lợi ích bao trùm khắp khu vực.” Chính vì thế, Mỹ không ngừng thực hiện những điều chỉnh chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc. Sau sự kiện ngày 11 tháng 9, trong bối cảnh quốc tế mới, Mỹ đã thực hiện điều chỉnh chiến lược toàn cầu mới, trong đó chiến lược đối với Trung Quốc ngày càng trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng. Câu hỏi đặt ra là sự điều chỉnh chiến lược đối với Trung Quốc của Mỹ có gì mới? Nó đang tác động như thế nào đối với Trung Quốc? Liệu Trung Quốc có chiến lược ứng phó ra sao? Những điều chỉnh này có tác động như thế nào đến quan hệ Mỹ - Trung Quốc trong những năm tiếp theo? Đây là những vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quốc tế trong và ngoài khu vực quan tâm theo dõi chặt chẽ. Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong khâu chuẩn bị tài liệu và biên soạn, song những sai sót là khó tránh khỏi. Em rất mong nhận được những đánh giá từ quý Thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn nữa. 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI Phần nội dung CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC VÀ QUAN HỆ MỸ - TRUNG QUỐC TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI I. Bối cảnh quốc tế và khu vực Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, xu thế chung trên thế giới là hoà bình, hợp tác, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới với sự nổi lên của nhiều quốc gia và nhiều khu vực kinh tế. Hoà bình, hợp tác vì sự ổn định và phát triển kinh tế là nét cơ bản, song vẫn còn nhiều vấn đề thách thức đặt ra với nền hoà bình chung trên thế giới và nền kinh tế toàn cầu. Tất cả những gam màu tối, sáng của các quốc gia và các khu vực trên thế giới đều có những tác động riêng đối với quan hệ giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác hoặc xung đột vì lợi ích riêng của hai quốc gia. Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu thuộc về bối cảnh quốc tế có tác động tới mối quan hệ vốn diễn biến rất phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI. 1. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế a. Toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hoá làm gia tăng mối quan hệ ràng buộc giữa các quốc gia, đặc biệt là mối quan hệ ràng buộc giữa Mỹ và Trung Quốc khi cùng giải quyết những vấn đề chung. Và một điều không thể phủ nhận được là toàn cầu hoá đã đem lại những lợi ích cho các nước tham gia, thông qua sự tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế và trao đổi thương mại. Quá trình toàn cầu hoá cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân trên thế giới. Với vị thế là hai cường quốc hùng mạnh trên thế giới, tất nhiên là Mỹ và Trung Quốc được hưởng lợi nhiều từ quá trình toàn cầu hoá. Do những lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá, trong thời kỳ chính quyền Bush, Mỹ đã có những điều chỉnh chiến lược trong quan hệ đối với Trung Quốc với xu hướng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, sự hợp tác kinh tế này cũng đặt ra những vấn đề căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Mỹ bị thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc, bị sức ép mạnh từ Trung Quốc bởi việc nâng giá đồng nhân dân tệ và vấn đề bản quyền tri thức, vấn đề chưa thể mở rộng thị trường Trung Quốc hơn nữa. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang phải chịu sức ép lớn từ Mỹ 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI và một số quốc gia phương Tây khác do việc tẩy chay hàng hoá chất lượng kém và một số vấn đề khác. Trong quá trình toàn cầu hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế toàn cầu, từ đó dẫn đến sự ra đời của các tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),… Không chỉ thế, song song với toàn cầu hoá là xu hướng khu vực hoá như: Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)… Các tổ chức này ngày càng mở rộng và phát triển, tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực, tăng cường trao đổi thương mại, đầu tư với lợi ích kinh tế là yếu tố được đặt lên hàng đầu. b. Khu vực hoá kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực tập trung các nước lớn, trung tâm của mấy lực lượng lớn, trong tương lai được một số nhà chiến lược đánh giá cao phần lớn tập trung tại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước lớn không phải là đồng minh mà là “đối thủ cạnh tranh” của Mỹ như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Để tăng cường ưu thế trong cạnh tranh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ muốn mượn cớ bảo vệ an ninh để tăng cường ưu thế quân sự. Tình hình an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương khá phức tạp, tập trung nhiều loại mâu thuẫn, xung đột lợi ích và vấn đề điểm nóng. Các mối đe doạ an ninh chủ yếu mà Mỹ cần phải đối phó như phổ biến vũ khí hạt nhân thì ở khu vực này cực kỳ nổi cộm, đặc biệt là nhiều nước đua nhau tăng chi phí quân sự, từ đó làm cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương xuất hiện xu thế chạy đua vũ trang. Ngoài ra, khu vực châu Á, Thái Bình Dương là một trong những trung tâm kinh tế thế giới hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Mỹ có lợi ích kinh tế lớn ở khu vực này, nếu khu vực có biến động lớn thì lợi ích của Mỹ cũng sẽ bị tổn hại. Trong các tổ chức kinh tế lớn khu vực hiện nay, Diễn đàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương là nơi hội tụ các nền kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay. Khu vực kinh tế năng động này gồm 21 thành viên: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Nga, Mexico, Việt Nam… và một số nước, khu vực lãnh thổ khác, có 2.6 tỷ người tiêu thụ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chiếm 47% giá trị trao đổi hàng hoá toàn cầu và đóng góp 70% tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới. 1 Châu Á – Thái Bình Dương là một thị trường tiêu thụ rộng lớn, với nhu cầu rất đa dạng do các nền kinh tế trong khu vực có sự chênh lệch khá lớn về mức độ phát triển. Các 1 Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương: Hướng tới phát triển bền vững và chống khủng bố, http://www.hoinhap.gov.vn/tintuc_print.aspx?id=593 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI nước công nghiệp như Mỹ, Nhật Bản, Canada… có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, là các thị trường xuất nhập khẩu lớn trên thế giới. Các nước đang phát triển như như Trung Quốc, ASEAN… được đánh giá là phát triển năng động hàng đầu thế giới, đặc biệt là nền kinh tế Trung Quốc. Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… có tiềm lực về vốn và công nghệ, có khả năng cạnh tranh rất mạnh trong những lĩnh vực yêu cầu công nghệ trung gian. Bên cạnh đó, châu Á – Thái Bình Dương cũng là khu vực hiện đang đi đầu trong việc tự do hoá thương mại và đầu tư, tạo điều kiện cho sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước trong khu vực. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, châu Á – Thái Bình Dương trở thành động lực vừa thúc đẩy hợp tác kinh tế vừa thúc đẩy sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Có thể nói, sự phát triển năng động của khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc từ năm 2001 và dự đoán sẽ tiếp tục chi phối sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc trong thời gian tới. Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ đã chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực này ngày càng chiếm vị trí đặc biệt cả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị lẫn trong chiến lược an ninh quân sự của Mỹ. Hơn nữa, việc Trung Quốc đang trỗi dậy và ảnh hưởng ngày càng mở rộng ra khu vực châu Á – Thái Bình Dương gây ra sự cạnh tranh ảnh hưởng đối với vị thế và vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực này đã khiến cho không ít người trong chính giới Mỹ hết sức lo ngại. Trong quá trình phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mối quan hệ Mỹ - Trung đóng vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ này được củng cố bằng mức tăng trưởng đáng kể của khu vực, sự hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia, và lợi ích mà hai quốc gia này thu được từ sự ổn định của khu vực. Dự báo trong thời gian tới, kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ phải đối đầu với những rủi ro mới về tài chính, nhưng sẽ vẫn duy trì được sức mạnh tài chính. Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của khu vực này. Nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ giảm, tác động tới vấn đề xuất khẩu hàng hoá từ các nước châu Á sang thị trường Mỹ. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ phải còn đối mặt với nhiều khó khăn lớn như việc thắt chặt hơn tín dụng toàn cầu, các biện pháp điều chỉnh đột ngột trong tỷ giá hối đoái, sự biến động giá dầu và giá cả các mặt hàng khác. Quan hệ Mỹ - Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của khu vực này, nhất là khu vực Đông Á. 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI c. Sự hội nhập kinh tế khu vực Đông Á Khu vực Đông Á bao gồm khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới: châu Á – Thái Bình Dương. Từ nửa cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến sự phát triển ngoạn mục của Đông Á với tư cách là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Đông Á là khu vực có GNP (tính theo sức mua tương đương lớn nhất thế giới PPP) lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á năm 2006 là 8.4%, năm 2007 là 8.7% 2 , đạt mức cao so với những năm cuối thế kỷ XX. Sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực đã ghi nhận một thập kỷ chuyển biến tốt sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1998. Có thể thấy Đông Á thực sự là một trung tâm kinh tế hùng mạnh và đang là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Hiện nay, khu vực Đông Á đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ theo hướng mở cửa với bên ngoài, thu hút đầu tư. Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn được lợi từ sự hợp tác kinh tế với khu vực Đông Á, tranh thủ ảnh hưởng tại khu vực Đông Á. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực Đông Á và xu hướng liên kết kinh tế của các nước trong khu vực được cho là sẽ có tác động đáng kể tới quan hệ Mỹ - Trung Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh vị trí chi phối ở châu Á, đặc biệt là Đông Á. Điều này dựa trên cơ sở những bằng chứng khá rõ ràng. Năm 2003, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại số 1 của Hàn Quốc. Theo Mỹ, việc đồng nhân dân tệ được định giá dưới mức thực tế không chỉ thu hút công ăn việc làm và nguồn đầu tư vào Trung Quốc, mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra thâm hụt thương mại khổng lồ cho Mỹ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc khiến quốc gia này trở thành nơi thu hút hàng nhập khẩu quan trọng, tạo ra số việc làm lớn cho khu vực Đông Á. Trong mấy thập kỷ gần đây, các quốc gia Đông Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau thông qua hoạt động thương mại và đầu tư. Các quốc gia Đông Nam Á ngày càng thể hiện khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thị phần của các quốc gia Đông Á trong tổng xuất khẩu hàng công nghiệp của thế giới trong giai đoạn 1980 – 2002 đã tăng gấp đôi, từ 18% năm 1980 đến 39% năm 2002. 3 Trong đó, đáng chú ý nhất là các quốc gia mới công nghiệp hoá (NIEs), ASEAN và Trung Quốc đều tăng thị phần đáng kể. Số liệu thống kê về tình hình thương mại cho thấy 2 Vn Media. http://www.vnmedia.vn/print.asp?newsid=118153 3 Theo www.tapchithoidai.org 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của các quốc gia Đông Á tới các nước trong cùng khu vực đã tăng mạnh với tốc độ cao hơn nhiều so với xuất khẩu ra toàn thế giới. Các quốc gia trong khu vực Đông Á đang có những nỗ lực hội nhập nền kinh tế khu vực, tiến tới nhất thể hoá các ngành kinh tế Đông Á. Hiện nay, khu vực Đông Á đang chuyển động mạnh mẽ trong các hoạt động thương mại và đầu tư. Song song đó, tiến trình hội nhập kinh tế của khu vực Đông Á được phản ánh thông qua sự gia tăng mạnh mẽ của các hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các quốc gia trong khu vực. Nỗ lực của các quốc gia trong khu vực nhằm hình thành một cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương lai không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác và hội nhập kinh tế trong khu vực mà còn giúp châu Á cạnh tranh với nhiều khối kinh tế lớn nhất hiện nay là Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Liên minh Châu Âu. Mười năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á, nhiều quốc gia vẫn cho rằng Mỹ chưa quan tâm thoả đáng tới khu vực Đông Á. Từ sau sự kiện 11 – 9 – 2001, Mỹ tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan, Iraq. Trong khi đó, các quốc gia Đông Á cố gắng phát triển Cộng đồng kinh tế Đông Á bao gồm cả các quốc gia ở bên ngoài khu vực như Ấn Độ, Úc và New Zealand, nhưng không có Mỹ. Đông Á cũng ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh lạnh, Mỹ cần liên minh mạnh ở Đông Á nhằm đối chọi với các cường quốc khác. Ngày nay, cán cân quyền lực trong khu vực đã thay đổi. Vị thế của Mỹ đang trong tình trạng suy giảm, Trung Quốc thì đang trỗi dậy, Nhật Bản và Hàn Quốc liên tục thay đổi. Từ sau Thế chiến thứ hai, Mỹ đóng vai trò chi phối ở Đông Á về kinh tế. Thông qua thương mại và viện trợ, Mỹ đã giành được sự ủng hộ đối với các chính sách của mình ở khu vực này. Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực hiện nay, vai trò của Mỹ không còn là duy nhất nữa. Sân khấu chính trị trong khu vực được chia sẻ giữa Mỹ và các cường quốc mới, đặc biệt bao gồm cả Trung Quốc. Vị thế về mặt kinh tế và chính trị của Trung Quốc tại khu vực Đông Á ngày càng được mở rộng và củng cố. Trong đó, có thể nói sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc của Trung Quốc là một yếu tố quan trọng thúc đẩy chủ nghĩa khu vực phát triển mạnh mẽ ở Đông Á. Và ngày nay, Trung Quốc đang dần thay thế Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản và Trung Quốc. Như vậy, sự nổi lên của khu vực Đông Á và xu hướng hội nhập kinh tế tại khu vực Đông Á góp phần thúc đẩy Mỹ có những điều chỉnh chiến lược trong chính sách ngoại giao với Trung Quốc với lợi ích kinh tế được đặt lên hàng đầu, tranh thủ sự hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế Đông Á đòi 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI hỏi Mỹ phải có chiến lược hợp tác với Trung Quốc, và song song đó là tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này. Dễ dàng nhận thấy, sự nổi lên và hội nhập kinh tế của khu vực Đông Á đã trở thành một thách thức quan trọng trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc. Nước nào làm chủ khu vực này chính là nước giữ ưu thế lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Mỹ và Trung Quốc đều phải tìm sự cân bằng về thế lực ở khu vực này. Do đó, quan hệ Mỹ và Trung Quốc sẽ càng tạo nên sự liên kết khu vực ngày càng có chiều sâu. 2. Hoà bình và hợp tác phát triển là xu thế chủ đạo, song các nguy cơ xung đột vẫn tiềm ẩn Hoà bình, hợp tác là mong muốn chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển có thể coi là sợi chỉ đỏ trong quan hệ quốc tế từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc cho đến nay và cả trong tương lai. Những sự biến đổi trong tình hình thế giới trong những năm qua cho các lực lượng trên thế giới nhìn chung đang đấu tranh cho hoà bình và hợp tác để phát triển lớn mạnh. Mặc dù xu hướng hoà bình hợp tác là xu thế không thể phủ nhận, song vẫn có nước lợi dụng vị thế siêu cường hoặc cường quốc của mình để áp đặt sự lãnh đạo và những giá trị của mình lên dân tộc khác. Đó là nguyên nhân thường xuyên gây ra mất ổn định trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, cuộc đấu tranh giữa các quốc gia có thể sẽ tập trung trên lĩnh vực kinh tế và văn hoá nhằm cơ cấu lại nền kinh tế, điều chỉnh về mặt kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng cường và phát triển. Trong quan hệ quốc tế, lợi ích các quốc gia được đặt lên hàng đầu thay cho sự chi phối của ý thức hệ. Lợi ích quốc gia và phát triển kinh tế vừa thúc đẩy cho sự hợp tác giữa các quốc gia vừa tăng cường sự cạnh tranh về kinh tế giữa các quốc gia. Việc tăng cường hợp tác kinh tế là yếu tố góp phần vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Và trong đó, các quốc gia và các khu vực trên thế giới luôn mong muốn tối đa lợi ích cho mình, và đôi khi lợi ích quốc gia hay khu vực này lại mâu thuẫn với lợi ích quốc gia và khu vực khác. Vì vậy, các cuộc đấu tranh không ngừng diễn ra. Các cuộc đấu tranh do mâu thuẫn về lợi ích có thể diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quân sự… Trong bối cảnh quốc tế đó, và trong thời gian qua, diễn biến quan hệ Mỹ và Trung Quốc ổn định nhưng khá phức tạp. Về cơ bản, quan hệ Mỹ - Trung Quốc dựa trên cơ sở hoà bình, hợp tác phù hợp với xu thế chung. Cả hai nước đều thể hiện chí hoà bình và hợp tác trong việc hàn gắn những bất đồng. Trung Quốc và Mỹ duy trì trao đổi và điều phối trong các vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng. Hai bên thiết lập nhiều cơ chế đối thoại, trong 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI đó có 4 cơ chế quan trọng là: Đối thoại Mỹ cũng không thể một mình giải quyết những vấn đề quốc tế quan trọng. Chính vì vậy, Mỹ cần bắt tay với các cường quốc trên thế giới như Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế. Còn đối với Trung Quốc, với những tiềm năng to lớn về nhiều mặt (diện tích, dân số, tiềm lực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…) thì Trung Quốc đang có vai trò ngày càng lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. Theo dự đoán của giới phân tích trong tương lai, Trung Quốc sẽ trở thành một cực trong trật tự thế giới mới, hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với Mỹ và vượt Mỹ trong thế kỷ này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cần hợp tác với Mỹ và các cường quốc khác trên thế giới nhằm đối phó với những nguy cơ suy thoái kinh tế và bất ổn định, những vấn đề an ninh, chính trị, môi trường… cần có sự hợp tác giải quyết của cộng đồng thế giới. II. Sự trỗi dậy của Trung Quốc Kinh tế là nền tảng cơ bản mang lại sự trỗi dậy của Trung Quốc từ những năm 1990. Vào năm 1990, Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố không bao lâu nữa khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trở thành một quyền lực chính trị cũng như quyền lực kinh tế. Một loạt các bài viết dự báo sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế đã xuất hiện như “China’s century”, “The Awakening of the Next Economic Powerhouse của Brahm (2001) 4 , “The Chinese century, The Rising Chinese Economy and Its impact on the Global Economy”, “The Balance of Power” and “Your Job” của Shenkar. 5 Và sự phát triển kinh tế đó không còn là dự báo mà còn là thực tế. Tốc độ phát triển GDP chính thức của Trung Quốc liên tục ở mức hai con số: 10.1% năm 2004, 10.5% năm 2005, 11.2% năm 2006 và 11.4% năm 2007. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy, tổng giá trị sản phẩm quốc nội cũng không ngừng tăng lên, từ 215 tỷ USD năm 1978 lên 2,229 tỷ USD vào năm 2006 và đạt 3,400 tỷ USD vào năm 2007. Năm 2005, Trung Quốc đã vượt qua Pháp trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới. Và hiện nay, Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Với tổng kim ngạch thương mại đạt 1,420 tỷ USD (năm 2005), Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành cường quốc thương mại thứ ba trên thế giới sau Mĩ và Đức. Đến cuối năm 2007, Trung Quốc có tổng kim ngạch thương mại hơn 2,000 tỉ USD. Trong lĩnh vực đầu tư, Trung Quốc đã đem lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 1990 đến năm 2004, lợi nhuận mà các nhà đầu tư 4 Brahm, Laurence .(ed). 2001. China’s Century. The Awakening of the Next economic Powerhouse. New York: John Willey & Sons. (theo chú thích của Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên ðầu thế kỷ XXI , Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2012) 5 Shenkar, Oded. (2005). “The Chinese century, The Rising Chinese Economy and Its impact on the Global Economy”, “The Balance of Power” and “Your Job” Upper Saddle River: Wharton School Publishing. (theo chú thích của Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên ðầu thế kỷ XXI , tài liệu ðã dẫn, 2012) 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI nước ngoài thu được từ Trung Quốc đã lên tới ngưỡng 250,6 tỷ USD. Trung Quốc cũng trở thành nước đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với trên 60 tỷ USD/năm và năm 2004 – 2006 và đạt 82 tỷ USD năm 2007. 6 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) của Trung Quốc cũng hết sức ấn tượng, tăng từ mức bình quân khoảng 0,4 tỷ USD/năm trong thập kỷ 1980 lên khoảng 2.3 tỷ USD/năm trong thập kỷ 1990. Trong mấy năm gần đây, từ năm 2004 đến năm 2006, tổng mức ODI của Trung Quốc tương ứng là 5.5 tỷ USD, 6.92 tỷ USD, 16.1 tỷ USD. Vào cuối năm 2007, số ODI thực tế của Trung Quốc đạt gần 100 tỷ USD. 7 Đến năm 2009, chỉ tính riêng khoảng đầu tư mua trái phiếu Chính phủ Mỹ của Trung Quốc đã tăng lên trên 800 tỷ USD. Bên cạnh đó là những con số đầy ấn tượng khác: Trung Quốc hiện đang là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về than, thép và xi măng, nhà tiêu thụ năng lượng thứ hai thế giới và là nhà nhập khẩu dầu mỏ thứ ba thế giới. Trong vòng 15 năm qua, xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ đã tăng thêm 1600%, trong khi xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc tăng thêm 415%. Hiện nay, Trung Quốc chiếm hơn 4% tổng thương mại thế giới, 50% trong tăng trưởng xuất khẩu của châu Á, 12% tổng nhập khẩu của Mỹ. Chênh lệch khoảng cách giữa kinh tế Mỹ và kinh tế Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng. Năm 1979, kinh tế Mỹ lớn hơn gấp 31.5 lần so với Trung Quốc. Năm 2002, Mỹ chỉ lớn hơn gấp 7.6 lần so với Trung Quốc. Năm 2007, GDP thực của nước Mỹ ước tính chỉ gấp 3.5 lần GDP của Trung Quốc. 8 Bằng cách mua một lượng trái phiếu của Mỹ, Trung Quốc cùng với các nước châu Á khác đã cho phép người dân và Chính phủ Mỹ giữ được mức cho vay và chi tiêu, và do đó duy trì sự hoạt động của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với những người khác, một thế kỷ Trung Quốc là mối đe doạ rõ ràng. Những lo sợ hàng xuất khẩu dệt may của Trung Quốc tràn ngập thị trường bùng phát ở châu Âu và châu Mỹ năm 2005. Theo cục Hải quan Trung Quốc, tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc với thế giới tăng từ 23 tỷ USD năm 2001 lên 30 tỷ USD năm 2002, 106 tỷ USD năm 2005, 177 tỷ USD năm 2007. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, chủ yếu với hình thức vàng và đô la Mỹ, cũng tăng vọt từ mức 711 tỷ USD năm 2005, vượt qua mức dự trữ của Nhật vào tháng 2 năm 2006 trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, rồi vượt mức 1000 tỷ USD vào mùa thu 2006, tiến tới ngưỡng 1,500 tỷ USD vào cuối năm 2007 và lên đến trên 1,800 tỷ USD vào tháng 7 năm 2008. Đến giữa năm 2009, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã vượt qua mốc 2,000 tỷ USD. 6 Theo Yuan – Kang Wang. China’s Grand Strategy and US primacy. Is China Balancing American Power? The Brooking Institute. www.brooking.edu. (Theo Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên ðầu thế kỷ XXI , tài liệu ðã dẫn, 2012) 7 Theo Phạm Thái Quốc, Trung Quốc – Những năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng, NXB Lao động, 2008, trang 72 – 73. 8 Theo Yuan – Kang Wang, tài liệu đã dẫn. [...]... Mỹ? Điều này có quan hệ chặt chẽ với việc hoạch định chính sách Trung Quốc của Mỹ 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VỚI TRUNG QUỐC VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ MỸ - TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI I CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 1 Mục tiêu chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh Sau Chiến tranh Lạnh, trên cơ... (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên ðầu thế kỷ XXI , tài liệu ðã dẫn, 2012) 12 Kurlantzick, Joshua, 2007 Charm offensive, How China’s soft Power Is Transforming the World New Haven, CT: Yale University Press, 2007, page 49 to 51 (Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên ðầu thế kỷ XXI , tài liệu ðã dẫn, 2012) 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI Quốc đã... biên), Quan hệ Mỹ Trung Quốc thập niên ðầu thế kỷ XXI , tài liệu ðã dẫn, 2012 14 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI đối với nước Mỹ Nó là một bài toán khó mà các nhà hoạch định chiến lược Mỹ luôn phải tính đến mỗi khi điều chỉnh hay hoạch định chiến lược và chính sách của Mỹ đối với khu vực và thế giới nói chung và với Trung Quốc nói riêng III Một số vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ. .. Á – Thái Bình Dương của Mỹ đối với Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trở thành một bộ phận quan trọng tronmg chiến lược toàn cầu của Mỹ đối với Trung Quốc trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh Quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ quan trọng nhất chi phối các vấn đề khu vực và thế giới 1 Chiến lược toàn.. .Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến nước này cần sử dụng nhiều các nguồn lực tự nhiên và do đó sẽ gây tác động tới môi trường là vấn đề quan trọng trong thế kỷ XXI Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu lửa đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và và Nhật Bản với hơn 100 triệu tấn vào năm 2005 Việc Trung Quốc mở rộng việc tìm kiếm... ý định cải thiện quan hệ với Trung Quốc, dưới sự chủ đạo của tư duy “tiếp xúc có nguyên tắc” Có thể nói 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI ngoài ba thông cáo chung Trung – Mỹ và đạo luật quan hệ với Đài Loan, một nước Trung Hoa không khiêu khích nhau, giải quyết hoà bình” đã hình thành trụ cột trong chính sách của Mỹ đối với hai bờ eo biển Đài Loan Lập trường của Mỹ đối với Đài Loan... đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Nhật Bản để phá vòng vây Tiếp đó, Trung Quốc tìm cách cải thiện quan hệ với phương Tây Trung Quốc đã thành công trong việc thiết lập được quan hệ với Nhật và các nước Liên minh châu Âu để thoát khỏi vòng vây của Mỹ Cuối cùng, Mỹ phải đồng ý cải thiện quan hệ với Trung Quốc Lúc này, với thế lực còn yếu nên Trung Quốc luôn ở thế kém trong quan hệ với Mỹ và phương Tây Năm. .. Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới Mỹ thừa nhận tích cực trong sự trỗi dậy của Trung Quốc và cho rằng Mỹ không ngăn cản được điều này Nhưng mà khi sự lớn mạnh của Trung Quốc 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI ngày càng tăng lên thì sự lo ngại của Mỹ về quốc gia này ngày càng lớn Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh của mình như thế nào, việc đó ảnh hưởng ra sao... Quốc Thứ ba, ngăn chặn những mối đe doạ tiềm tàng của Trung Quốc đối với Mỹ ở khu vực cũng như toàn thế giới 2 Chính sách Trung Quốc của chính quyền B Clinton a Nhiệm kỳ đầu của Chính quyền Bill Clinton 24 Nguyễn Thị Canh, Quan hệ Mỹ - Trung Quốc sau chiến tranh lạnh (1989 – 2000) 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI Chính sách đối với Trung Quốc do chính quyền Bill Clinton đề ra vừa nhằm... vai trò then chốt trong các vấn đề Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc Và trong nhiệm kỳ Ford, Kissinger vừa là Cố vấn Hội đồng an ninh quốc gia vừa là Ngoại trưởng Mỹ đã giữ vai trò quyết sách chủ đạo trong vấn đề Trung Quốc Hay trong các chính phủ sau đó, trong nhiệm kỳ Tổng thống J 70 Quan hệ Mỹ - Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI Carter, Bzrezinski cũng phát huy vai trò cực kỳ quan trọng Dưới thời . Sons. (theo chú thích của Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên ðầu thế kỷ XXI , Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2012) 5 Shenkar, Oded. (2005). The Chinese century, The Rising. Economy and Its impact on the Global Economy”, The Balance of Power” and “Your Job” Upper Saddle River: Wharton School Publishing. (theo chú thích của Lê Khýõng Thùy (chủ biên), Quan hệ Mỹ - Trung. mạnh mẽ của Trung Quốc bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế đã xuất hiện như “China’s century”, The Awakening of the Next Economic Powerhouse của Brahm (2001) 4 , The Chinese century, The Rising Chinese

Ngày đăng: 15/07/2015, 09:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan