1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KTHKII_Lịch sử 7_2010-2011

6 157 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 95 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ SƠN LA TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI Họ và tên: …………………………………………………………………… Lớp 7 Họ tên, chữ ký giáo viên coi kiểm tra số 1: ……………………………………………………………………………. Họ tên, chữ ký giáo viên chấm kiểm tra số 1: ……………………………………………………………………………. Họ tên, chữ ký giáo viên coi kiểm tra số 2 : ……………………………………………………………………………. Họ tên, chữ ký giáo viên chấm kiểm tra số 2: ……………………………………………………………………………. BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Lịch sử lớp 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của giáo viên (Học sinh làm bài trực tiếp vào đề kiểm tra này) ĐỀ SỐ I Câu 1 (3,5 điểm): Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di". Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên? Câu 2 (3,5 điểm): Từ Tam Điệp, vua Quang Trung tiến quân ra Thăng Long đánh bại quân Thanh như thế nào? Câu 3 (3,5 điểm): Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Câu 4 (3,5 điểm): Kể tên một số thành tựu kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX? BÀI LÀM ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1 (1 điểm) Chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước: Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất nước; thực thi chính sách vừa cương vừa nhu đối với quân thù; đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước hại dân. Câu 2 (4 điểm) Từ Tam Điệp, vua Quang Trung tiến quân ra Thăng Long đánh bại quân Thanh: - Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo: đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long; đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long; đạo thứ 4 tiến ra Hải Dương, đạo thứ 5 tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc. (1đ) - Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. (0,5đ) - Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan vội vượt sông Nhị (sông Hồng) sang Gia Lâm.(2đ) - Trưa mồng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long. (0,5đ) Câu 3 (2 điểm) Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn: - Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. (1đ) - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại. (1đ) Câu 4 (3 điểm) Một số thành tựu kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX: - Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (người Đàng Trong) đã học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí của Hà Lan. (1,5đ) - Thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thử nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. (1,5đ) PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ SƠN LA TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI Họ và tên: …………………………………………………………………… Lớp 7 Họ tên, chữ ký giáo viên coi kiểm tra số 1: ……………………………………………………………………………. Họ tên, chữ ký giáo viên chấm kiểm tra số 1: ……………………………………………………………………………. Họ tên, chữ ký giáo viên coi kiểm tra số 2 : ……………………………………………………………………………. Họ tên, chữ ký giáo viên chấm kiểm tra số 2: ……………………………………………………………………………. BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Lịch sử lớp 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của giáo viên (Học sinh làm bài trực tiếp vào đề kiểm tra này) ĐỀ SỐ II Câu 1 (1 điểm): Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh. Tại sao? Câu 2 (2,5 điểm): Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 3 (2,5 điểm): Trình bày chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)? Câu 4 (4 điểm): Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? BÀI LÀM ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1 (1điểm) Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh. Vì: Để tránh các cuộc vây quét của quân Minh. Tạm hòa hoãn chỉ là kế bên ngoài giả thác hòa thân để bên trong lo tạo điều kiện củng cố lực lượng: Lo rèn chiến cụ, quyên tiền, mộ lính… Nghĩa quân tranh thủ thời gian hòa hoãn ngắn ngủi để tăng cường lực lượng về mọi mặt đồng thời tổ chức khẩn hoang sản xuất để tích trữ lương thực, nghiên cứu phương hướng mới đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Câu 2 (2,5 điểm) Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: - Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. (0,75đ) - Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. (1đ) - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. (0,75đ) Câu 3 (2,5 điểm) Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785): - Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Năm 1784, hơn 5 vạn quân thủy, bộ Xiêm đã kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định và gây nhiều tội ác đối với nhân dân. (0,75đ) - Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để nhử quân địch. (0,75đ) - Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong. (1đ) Câu 4 (4 điểm) Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền - Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn: (0,25đ) + Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn chấm dứt. (0,75đ) + Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806 lên ngôi Hoàng đế. (1đ) + Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền: vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương; Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) năm 1815. (1đ) - Các năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên); Quân đội: bao gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước. (1đ) . chấm kiểm tra số 2: ……………………………………………………………………………. BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Lịch sử lớp 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của giáo viên (Học. chấm kiểm tra số 2: ……………………………………………………………………………. BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Lịch sử lớp 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của giáo viên (Học. tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. (0 ,75 đ) Câu 3 (2,5 điểm) Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ( 178 5): - Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Năm 178 4, hơn 5 vạn quân thủy, bộ Xiêm đã kéo vào đánh

Ngày đăng: 03/07/2015, 01:00

w