Một số kinh nghiệm giúp học sinh Tiếp nhận và cảm thụ Truyện Kiều từ góc độ Thi pháp học trong trường THPT

34 698 0
Một số kinh nghiệm giúp học sinh Tiếp nhận và cảm thụ Truyện Kiều từ góc độ Thi pháp học trong trường THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ọn đề tài 1. Thi pháp học là bộ môn khoa học xuất hiện từ liền với tên tuổi của Aristote và cuốn Nghệ thuật thi ca bộ môn lâu đời nhất nghiên cứu văn học. Nhưng phải mới thực sự trở thành một môn khoa học được nhiều học nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiện hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. “Thi pháp học giúp thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy của bắt mã văn hóa nghệ thuật của các tác giả và các thời đó nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm ” [Từ điển thuật n Việt Nam, vấn đề Thi pháp học không còn mới mẻ nhất Tài liệu Nhiều Sách, tài liệu và bộ sưu tập ... Cộng đồng Nguyễn V… 123doc.org Nhúng Toàn màn hình 1 / 34 Bình luận về tài liệu mot-so-kinh-nghi… Facebook social plugin Also post on Facebook Posting as Người An Tiến ▾ Comment Add a comment... Event: Trải nghiệm "CHƯƠNG TRÌNH RFD" cùng 123doc6/29/2015 Một số kinh nghiệm giúp học sinh Tiếp nhận và cảm thụ Truyện Kiều từ góc độ Thi pháp học trong http://123doc.org/document/2855469-mot-so-kinh-nghiem-giup-hoc-sinh-tiep-nhan-va-cam-thu-truyen-kieu-tu-goc-do-thi-phap-hoc-trong-truong-thpt.htm 2/6 106 0 0 225 1 0 skkn một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt hơn vẽ biểu đồ địa lý lớp ... 93 0 0 Tiếp nhận Truyện Kiều từ góc độ Thi pháp học Từ khóa liên quan Việt Nam, vấn đề Thi pháp học không còn mới mẻ nhất văn học năm 1986. Thi pháp học được nghiên cứu, giản Đại học và có mặt trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Thi pháp học được vận dụng trong bài giảng của giáo viên, sinh và trở thành một hướng đi hiệu quả nhằm khám văn học. 2. Truyện Kiều mang lại niềm tự hào

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài 1. Thi pháp học là bộ môn khoa học xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại, gắn liền với tên tuổi của Aristote và cuốn Nghệ thuật thi ca của ông. Thi pháp học là bộ môn lâu đời nhất nghiên cứu văn học. Nhưng phải đến đầu thế kỷ XX, nó mới thực sự trở thành một môn khoa học được nhiều người biết đến. Thi pháp học nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. “Thi pháp học giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy của tác giả cũng như nắm bắt mã văn hóa nghệ thuật của các tác giả và các thời kì văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm” [Từ điển thuật ngữ văn học, tr 251]. Ở Việt Nam, vấn đề Thi pháp học không còn mới mẻ nhất là sau thời kì đổi mới văn học năm 1986. Thi pháp học được nghiên cứu, giảng dạy ở bậc Cao học, Đại học và có mặt trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học. Thi pháp học được vận dụng trong bài giảng của giáo viên, bài làm văn của học sinh và trở thành một hướng đi hiệu quả nhằm khám phá, tiếp nhận tác phẩm văn học. 2. Truyện Kiều mang lại niềm tự hào cho nền văn học Việt Nam. Đó là tác phẩm kết tinh vẻ đẹp của ngôn ngữ và tâm hồn dân tộc. Truyện Kiều là tuyệt đỉnh văn chương trải qua thời gian vẫn vẹn nguyên tiếng kêu thiết tha về giá trị nhân văn đích thực trong cuộc sống. Trong chương trình ngữ văn 10, Truyện Kiều là tác phẩm có thời lượng tìm hiểu khá lớn. Tổng số tiết học về Truyện Kiều là 5 tiết, có 4 đoạn trích được giới thiệu trong đó có 2 đoạn trích giảng. 3. Trong thực tế, học sinh phổ thông gặp khó khăn trong việc tiếp thu văn học trung đại nói chung và Truyện Kiều nói riêng. Theo tìm hiểu của chúng tôi đa số học sinh lớp 10 cho rằng học Truyện Kiều khó, không hấp dẫn và chưa đọc toàn bộ tác phẩm nhưng các em lại khẳng định rằng Truyện Kiều là kiệt tác văn học của dân tộc. Điều đó cho thấy các em còn mới đánh giá theo cảm tính mà hạn chế trong tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung và Truyện Kiều nói riêng. Tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại có nhiều khó khăn với các em bởi khoảng cách thời gian và đặc trưng thi pháp, quan niệm nghệ thuật riêng biệt của thời kì văn học này. 4. Đổi mới phương pháp dạy học hướng tới việc lấy học sinh làm trung tâm đang là vấn đề cấp thiết đối với các giáo viên. Với bộ môn ngữ văn, các giờ lên lớp cần trở thành giờ Đọc - hiểu văn bản của học sinh nhằm đưa các em đến với tác phẩm bằng cách tiếp xúc văn bản nghệ thuật, rung cảm và tiếp nhận toàn vẹn tác phẩm văn học. Xu hướng đó phù hợp với việc vận dụng Thi pháp vào dạy học bộ môn vì nó đưa người đọc tới việc tiếp nhận văn bản ngôn từ tức là “ hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm” [150 thuật ngữ văn học, 307]. Trong thực tế giảng dạy ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng Thi pháp học vào khai thác tác phẩm còn nhiều hạn chế và ít được chú trọng. Để giúp học sinh tiếp nhận một tác phẩm văn học, giáo viên có nhiều con đường khác nhau. Tuy nhiên, nếu khía cạnh nghệ thuật còn bị bỏ ngỏ thì sẽ không thể khai thác tác phẩm một cách sâu sắc. Với đặc trưng môn học tìm hiểu về tác phẩm nghệ thuật như ngữ văn, nếu không đưa học sinh đến tiếp nhận tác phẩm thì không thể đạt được mục đích giáo dục. Từ những suy nghĩ đó, người viết đến với đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh Tiếp nhận và cảm thụ Truyện Kiều từ góc độ Thi pháp học trong trường THPT . với mong muốn có được phương pháp giúp học sinh chủ động, tích cực trong quá trình học tập tiếp nhận và thưởng thức vẻ đẹp toàn vẹn của tác phẩm văn học. 2- Mục đích nghiên cứu Với đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh Tiếp nhận và cảm thụ Truyện Kiều từ góc độ Thi pháp học trong trường THPT”, người viết mong muốn hướng tới: - Làm rõ một vài đặc điểm nổi bật trong Thi pháp Truyện Kiều. - Vận dụng Thi pháp Truyện Kiều trong tìm hiểu đoạn trích Trao duyên. 2 - Đóng góp thêm một hướng đi mới trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn học ở trường phổ thông. 3- Đối tượng nghiên cứu Khảo sát các vấn đề về Thi pháp Truyện Kiều, hướng tới vận dụng vào việc đổi mới phương pháp dạy học qua bài giảng cụ thể. 4- Giới hạn phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, người viết chỉ đi sâu khai thác Truyện Kiều ở góc độ Thi pháp học. Đồng thời đưa ra hướng vận dụng và kết quả đạt được sau khi tiếp nhận đoạn trích Trao duyên theo hướng này. 5- Nhiệm vụ nghiên cứu Làm sáng tỏ vấn đề Thi pháp Truyện Kiều và đánh giá kết quả việc vận dụng Thi pháp trong thực tiễn giảng dạy đoạn trích Trao duyên. 6- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tác phẩm - Phương pháp so sánh - Phương pháp hệ thống - Phương pháp thực nghiệm - Vận dụng hướng nghiên cứu Thi pháp học, ngôn ngữ học 7- Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8/2011 đến tháng 2/ 2012 3 NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn văn nói riêng đang là vấn đề cấp thiết nhằm hướng tới khẳng định vai trò năng động, sáng tạo của học sinh như một bạn đọc đích thực; phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học văn. Đây cũng là nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học. Bởi lẽ, không có sự vận động của bản thân chủ thể thì mọi hoạt động của giáo viên trở nên áp đặt. Những năng lực chủ quan của học sinh có được phát huy thì việc chiếm lĩnh tri thức, thưởng thức tác phẩm, hình thành phẩm chất, nhân cách…mới thực sự có hiệu quả. Như vậy, việc giúp các em có một phương pháp tiếp nhận tác phẩm phù hợp hiệu quả là hạt nhân của quá trình đổi mới phương pháp dạy học. 1.2. Đặc trưng của môn văn là môn học về tác phẩm nghệ thuật ngôn từ với bản chất thẩm mĩ của nó. Tác phẩm văn chương vẽ nên bức tranh sinh động về đời sống con người qua ngôn từ được sử dụng một cách có nghệ thuật. Nó tạo nên hình tượng nghệ thuật - sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và cải tạo hiện thực theo qui luật của nghệ thuật. Như vậy, dạy học văn cần hướng đến đặc trưng riêng của bộ môn để có cách tiếp cận phù hợp. Bản chất của quá trình dạy học văn phụ thuộc vào quá trình nhận thức sáng tỏ và đầy đủ mối quan hệ giữa tính khoa học và tính nghệ thuật của môn văn. Đặc trưng của môn văn khiến cho quá trình dạy học văn trở thành quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh. Quá trình tiếp nhận văn học nói chung vốn đã phức tạp. Với đối tượng học sinh trong nhà trường, quá trình này càng phức tạp hơn, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lứa tuổi, hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm sống…Do đó, đổi mới phương pháp dạy học văn cần quan tâm đến 4 những cách tiếp nhận tác phẩm theo đặc thù môn học và đối tượng học sinh. Tiếp nhận tác phẩm theo hướng Thi pháp là một trong những phương pháp có thể áp dụng trong thực tiễn dạy học. 1.3. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng đó là “Ngành học thuật nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện trong tác phẩm văn học” và “Do chỗ mọi phương tiện biểu hiện trong văn học rút cuộc đều quy được về ngôn ngữ, cho nên có thể định nghĩa Thi học như khoa học về nghệ thuật sử dụng các phương tiện ngôn ngữ”. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên cũng cho rằng “Thi pháp học nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của Thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ, chiều sâu phản ánh của tác phẩm nghệ thuật”. Như vậy, có thể hiểu Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chú ý đến yếu tố hình thức tác phẩm như hình tượng nhân vật; không gian - thời gian; kết cấu - cốt truyện; điểm nhìn nghệ thuật; ngôn ngữ; thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính quan niệm” (Trần Đình Sử). Phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp hình thức. Chúng ta hiểu, “Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó” (Nguyễn Văn Dân). Theo tôi, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong giờ học, nên kết hợp nhiều phương pháp, khai thác thế mạnh của chúng. Dạy văn theo hướng Thi pháp học là phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm từ đó khám phá các phương diện khác nhau của tác 5 phẩm. Với đề tài này, người viết đi sâu khai thác, tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du từ góc độ Thi pháp học trên những phương diện sau: thể loại, tư tưởng, nhân vật, cách kể chuyện, cái nhìn nghệ thuật về con người, không gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu. Sau đó, người viết thiết kế giáo án thử nghiệm và khảo sát kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, giờ lên lớp cũng cần thiết phải chú ý đến vấn đề về tác giả, thời đại; kết hợp phương pháp giảng bình, gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề…để giờ học sinh động và hấp dẫn giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận tác phẩm. 6 Chương II: Thực trạng của đề tài Truyện Kiều là tác phẩm văn học kết tinh văn hóa tinh thần, vẻ đẹp của ngôn ngữ và tài hoa của dân tộc. Tìm hiểu tác phẩm trên phương diện Thi pháp giúp người đọc đánh giá được tính sáng tạo toàn vẹn của tác phẩm nhất là với tác phẩm dựa trên một sáng tác của nước ngoài như Truyện Kiều. Chúng tôi nhận thấy phần sáng tạo của Nguyễn Du mang lại giá trị đích thực cho tác phẩm. Các phương diện nghệ thuật của tác phẩm như thể loại, tư tưởng, nhân vật, cách kể chuyện cho đến không gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu… đều là sự thăng hoa của một tài năng nghệ sĩ. 2.1. Thể loại truyện Nôm Thể loại văn học là một phạm trù mang tính lịch sử. Các thể loại xuất hiện trong một giai đoạn phát triển nhất định và được thay thế bằng thể loại khác. Như vậy, thể loại cũng là một yếu tố hình thức mang tính nội dung của tác phẩm. Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc về thể loại truyện Nôm. Đó là thể loại văn học tự sự bằng thơ lục bát của người Việt, thịnh hành trong thế kỉ XVII, XVIII. Truyện Nôm nằm trong mạch truyện thơ thịnh hành ở văn học vùng Đông Nam Á. Truyện Nôm là truyện thơ nên có các yếu tố của tác phẩm tự sự như nhân vật, cốt truyện, sự kiện… Xét hệ thống tác phẩm tự sự, Truyện Kiều thuộc loại truyện vừa, chi tiết chọn lọc vừa đủ để thể hiện nhân vật. Tác giả hướng đến khắc họa con người chủ thể với thế giới nội tâm, ý nghĩ, lời thoại, lời kể… để nhân vật hiện lên cụ thể, gợi cảm. Bên cạnh đặc trưng của tác phẩm tự sự là chất trữ tình đậm đà của tác phẩm. 7 Nét đặc sắc trong Truyện Kiều là tác giả có ý thức kể lại rành mạch từng chuyện. Mỗi sự kiện đều được kể một cách hoàn chỉnh từ đầu đến cuối, từ cảnh đến tình. Mô hình cốt truyện không giản đơn như các truyện Nôm dân gian. Kết cấu truyện đẩy đi, đẩy lại chứ không xuôi chiều. Có thể nói, Truyện Kiều mang cốt truyện của thể loại tiểu thuyết. 2.2. Tư tưởng, nhân vật và cách kể chuyện Tư tưởng tác phẩm văn học là sự nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể, sống động của tác phẩm văn học, cũng như vấn đề nhân sinh đặt ra trong đó. Truyện Kiều là một tác phẩm văn chương đích thực nhưng không chỉ là vấn đề câu chữ, nghệ thuật biểu hiện mà qua đó còn thấy quan niệm và cảm nhận của Nguyễn Du đối với đời. Nguyễn Du mở đầu tác phẩm bằng quan niệm tài - mệnh “Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” Kết thúc tác phẩm là trăn trở về tâm và tài “Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Tư tưởng đó chi phối việc chọn lựa và miêu tả nhân vật. Truyện Kiều tái hiện một thế giới người tài. Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải…cho đến Hồ Tôn Hiến, Sở Khanh, Thúc Sinh đều có tài và biết khen tài. Tài ở đây là biểu hiện cho phẩm chất và cá tính. Nó đóng một vai trò quan trọng trong những biến cố của cuộc đời nhân vật. Thúy Kiều nhờ có tài đàn, tài thơ mà được coi trọng nhưng cũng vì tài đó mà nàng mắc vạ. Tài năng trở thành cái cớ cho cuộc đời truân chuyên theo quan niệm tài - mệnh tương đố trong tác phẩm. Nhưng tài không phải là yếu tố chi phối toàn bộ tác phẩm. Chính chữ tâm, tức là cái tình, tấm lòng của nhân vật chính mới làm nên vẻ đẹp nhân văn của tác phẩm. Bởi chữ tâm này mà Kiều đã nhận lời bán mình chuộc cha và trao duyên lại cho Thúy Vân. Cũng vì chữ tâm mà Kiều cam phận lẽ mọn, khuyên Thúc Sinh trở về; báo ân, báo oán rồi tha bổng cho Hoạn Thư; cũng vì thế mà Kiều 8 khuyên Từ Hải hàng rồi chết theo Từ Hải; nàng giữ tình cầm cờ với Kim Trọng cũng vì chữ tâm đó. Có thể nói Truyện Kiều là sáng tạo để thử thách cái tâm của con người. Bạn đọc yêu mến nàng Kiều không chỉ vì cái tài mà còn vì cái tâm trong sáng, tấm lòng trinh bạch của nàng. Nhân vật Thúy Kiều được tác giả tập trung miêu tả trong những mâu thuẫn nội tâm, giày vò, khắc khoải đậm chất bi kịch. Tác giả hướng đến khám phá chiều sâu tâm lí của nhân vật. Nỗi đau của nàng Kiều không nhìn nhận ở khía cạnh phi ngã mà đó là chữ thân với nghĩa là mình, là thân thể, là phần vật chất, phần nhỏ bé, hữu hạn, dễ bị hư nát, đau đớn, riêng tư và cũng bản năng nhất. Như vậy, chữ thân khiến Truyện Kiều không chỉ là chuyện của tài - mệnh tương đố mà đó còn là phân phận con người. Có thân là có nghiệp, có nghiệp là có khổ. Cho nên, tài mệnh là một trường hợp của thân mệnh. Như vậy, Truyện Kiều phản ánh nỗi khổ nạn của kiếp người. Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của Nguyễn Du đã lấy chữ thân làm nền tảng tức là đề cập đến những vấn đề nhân bản nhất. Nghệ thuật kể chuyện cũng là một sáng tạo của Nguyễn Du. Truyện Kiều không phải là một sự nhào nặn, thêm bớt tác phẩm theo một cách khác mà là ở quan niệm mới về nhân vật và cách kể chuyện. Nguyễn Du biến con người đạo lí thành con người tâm lí chính điều này khiến tác giả thay đổi điểm nhìn trần thuật. Người kể chuyện không kể từ bên ngoài mà đi theo cái nhìn của nhân vật, từ tâm trạng nhân vật mà ra. Vì thế, Nguyễn Du chỉ tái hiện các sự kiện theo chừng mực đủ để khêu gợi và bộ lộ tâm tư của nhân vật khiến Truyện Kiều trở thành một thiên truyện tâm lí độc đáo. Nguyên tác chú trọng sự việc còn Truyện Kiều chú trọng phơi bày tâm trạng nhân vật trước sự việc đó. Nguyễn Du đã huy động các thủ pháp trữ tình để diễn tả tâm trạng nhân vật một cách tinh tế trong đó độc thoại nội tâm được sử dụng rất hiệu quả. 2.3. Cái nhìn nghệ thuật về con người Trong khi phản ánh đời sống, nghệ thuật thể hiện cái nhìn chủ quan của mình đối với các hiện tượng từ đó bộc lộ ý nghĩa về đời sống. Để hiểu được nội 9 dung đời sống trong tác phẩm, phải tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật, cách tư duy, cảm nhận của chính nhà văn. Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du gắn liền với nghệ thuật phương Đông. Con người trong văn học trung đại được xây dựng theo mô típ con người vũ trụ. Tầm vóc, hành động của con người mang qui mô khác biệt so với văn học các thời kì khác. Theo đó, người tài tình luôn được tôn xưng. Những người này thường được khắc họa với đường nét bề ngoài đầy ước lệ. Đạm Tiên là đấng tài hoa; Kim Trọng là bậc tài danh; Từ Hải là đấng anh hùng… Mặt khác, Nguyễn Du còn coi con người là sự thể hiện của những giá trị tinh thần được đề cao trong xã hội như: chí, tình, đạo, nghĩa. Con người bộc lộ các phẩm chất đạo đức và thể hiện qua nguyên tắc bày tỏ. Cho nên, nhân vật thường có hành động khác thường để hiệu quả tỏ lòng càng lớn. Ví như: Kiều khóc mồ vô chủ; thề nguyền chung thủy; cậy em thay lời; Kim Trọng ốm tương tư, khóc vật vã; Từ Hải chết đứng…Nguyên tắc này phù hợp với Thi pháp chung của văn học trung đại. Những trạng thái trong tâm hồn phải được biểu hiện thành dấu hiệu ra bên ngoài, biểu hiện càng lộ và mạnh thì càng gây chú ý. Cái mới của Nguyễn Du là từ tỏ lòng nhà thơ đi đến bộc lộ tấm lòng, phân tích tâm lí nhân vật, khám phá sự phức hợp tâm lí trong con người. Cho nên, tình cảm đối nghịch, lưỡng tính là nét tiêu biểu của nhiều nhân vật trong Truyện Kiều. Kiều vừa dứt khoát trao duyên cho em vừa nuối tiếc, đau đớn; vừa nghi ngờ Sở Khanh vừa phải liều theo y; vừa tha bổng Hoạn Thư vừa mong được trừng trị tội. Từ Hải vừa khinh ghét triều đình vừa hy vọng mong manh vào sự bao dung của nó. Những con người trong Truyện Kiều đều không thể vo tròn trong một chuẩn mực. Tâm hồn nàng Kiều thuộc về phạm trù những phẩm chất cao đẹp nhất nhưng cũng có những suy tư trần tục chỉ có ý nghĩa riêng đối với tình cảm của nàng. Kiều thường xuất hiện với những suy nghĩ rành rọt, nhưng cũng có lúc đắm mình trong ảo giác như khi gọi tên chàng Kim lúc trao duyên; nhẹ dạ bước chân theo Sở Khanh; sự xiêu lòng trước lễ hậu của Hồ Tôn Hiến… 10 [...]... thác, tiếp nhận đoạn trích Trao duyên từ góc độ Thi pháp học nhằm góp phần làm nổi bật nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, tăng tính sinh động trong giờ giảng văn giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về đoạn trích này nói riêng và tác phẩm Truyện Kiều nói chung 4 Để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn văn, người viết cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn về Thi pháp học là vô cùng cần thi t... nhân vật và đoạn trích bằng cảm nhận của cá nhân một cách khá sâu sắc Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm như trên, chúng tôi đã đưa ra một số câu hỏi trong phần kiểm tra đánh giá, mục đích nhằm tìm hiểu mức độ tiếp thu, hiểu bài của học sinh Đối tượng kiểm tra là 106 học sinh lớp 10 trường THPT Trần Nhật Duật Phương thức kiểm tra bằng cách phát phiếu học tập Với đối tượng 36 học sinh lớp... lay động lòng người Giọng điệu này thể hiện rõ nét qua lời than, lời tâm sự, độc thoại của nhân vật và lời bình luận của chính tác giả Chương III: Giải quyết vấn đề 3.1 Vận dụng Tiếp nhận Truyện Kiều theo hướng Thi pháp vào thực tiễn giảng dạy đoạn trích Trao duyên Ở những phần trên, người viết đã đi sâu khai thác, tiếp nhận Truyện Kiều từ góc nhìn Thi pháp Chúng tôi đã vận dụng hướng tiếp cận này vào... hứng thú và trả lời được những câu hỏi tôi đưa ra nhằm đánh giá kết quả học tập 27 Như vậy, theo ý kiến chủ quan của người viết, cách tiếp cận này giúp học sinh tự mình khám phá, tiếp nhận, thưởng thức cái hay, cái đẹp từ hình thức nghệ thuật Từ đó, các em cảm nhận, rung động với thông điệp về cuộc sống gửi gắm trong tác phẩm Đó cũng là lúc các em bắt đầu tiếp nhận tác phẩm với tư cách là một độc giả... phẩm khác cùng một Thi pháp sáng tác Thi pháp coi trọng văn bản nghệ thuật cho nên dạy học văn được hiểu là đưa học sinh tiếp nhận trực tiếp, khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm bằng cách thưởng thức nó qua ngôn từ được sáng tạo một cách nghệ thuật Đó cũng là con đường để các em chủ động, tích cực tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức và hoàn thi n bản thân qua môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông... nhiên, phương pháp này làm đoạn trích chia tách ra nhiều phần nhỏ và học sinh gặp khó khăn với những câu hỏi mang tính khái quát sau khi học xong bài Các em có thể hiểu đúng nội dung đoạn trích nhưng chưa có sự khám phá tác phẩm theo hướng rung động và tiếp nhận Sau khi thử nghiệm cách tiếp cận mới, chúng tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn và tích cực trong quá trình học tập Sau khi học xong các em... tồn tại khi được bạn đọc tiếp nhận Như vậy, để mang được nỗi niềm của Nguyễn Du và tiếng kêu thương của nàng Kiều đến với thế hệ trẻ ngày hôm nay, cần phải cho các em cơ hội tự mình khám phá, giúp các em có một công cụ để đến với tác phẩm Theo tôi, Thi pháp học là một trong những phương thức tiếp cận có thể đảm nhiệm vai trò đó 2 Việc dạy học văn theo tinh thần Thi pháp học là một xu hướng chung của... kiện tốt để thực hiện điều này Chúng ta đã có một đội ngũ các nhà Thi pháp học tương đối hùng hậu: Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Đăng Điệp…Việc phổ biến quan điểm Thi pháp học trong nhà trường đã có bề dày khoảng 20 năm Sách giáo khoa ngữ văn hiện hành chứa đựng rất nhiều tri thức về Thi pháp học Các đề thi và đáp án môn văn gần đây đã yêu cầu học sinh chú trọng phân tích hình thức nghệ thuật Theo... thể giúp học sinh nắm được chuẩn kiến thức của bài học Tuy nhiên, với cách tiếp cận theo hướng Thi pháp, các em là người chủ động trong việc hình thành kiến thức của bài học; hiểu vấn đề sâu sắc hơn và bước đầu có sự đánh giá mang tính cá nhân về tác phẩm Trong quá trình giảng dạy thực tế theo hướng này, chúng tôi thu được kết quả khá tốt và sự phản ứng tích cực từ phía học sinh So với phương pháp. .. Dạy học theo hướng đi này là bám sát đặc trưng của môn học về tác phẩm nghệ thuật Vận dụng kiến thức về Thi pháp trong giờ sẽ mang lại sự hứng thú cho học sinh vì các em được tiếp cận với văn bản nghệ thuật, khám phá nó bằng trực quan sinh động sau đó mới đi đến khái quát vấn đề và trở lại đánh giá tác phẩm Hướng đi này giúp các em nhận biết thông hiểu và tiến tới vận dụng kiến thức trong việc tiếp nhận . đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh Tiếp nhận và cảm thụ Truyện Kiều từ góc độ Thi pháp học trong trường THPT . với mong muốn có được phương pháp giúp học sinh chủ động, tích cực trong quá. trình học tập tiếp nhận và thưởng thức vẻ đẹp toàn vẹn của tác phẩm văn học. 2- Mục đích nghiên cứu Với đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh Tiếp nhận và cảm thụ Truyện Kiều từ góc độ Thi pháp. Kiều từ góc độ Thi pháp học trong trường THPT , người viết mong muốn hướng tới: - Làm rõ một vài đặc điểm nổi bật trong Thi pháp Truyện Kiều. - Vận dụng Thi pháp Truyện Kiều trong tìm hiểu đoạn trích

Ngày đăng: 25/06/2015, 11:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan