GIÚP CÁC EM LÀM TỐT TẬP LÀM VĂN Tập làm văn là phân môn cuối cùng của quá trình luyện tập cho học sinh có năng lực sử dụng Tiếng Việt làm công cụ giao tiếp và tư duy. Để làm được bài văn, học sinh phải huy động vốn kiến thức nhiều mặt như: các hiểu biết về cuộc sống, tri thức về văn học, khoa học, xã hội… học sinh lại còn phải sử dụng nhiều loại kỹ năng như: dùng từ đặt câu, dựng đoạn, tạo văn bản, kỹ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý… Do đó tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp. Tập làm văn mang tính sáng tạo, một bài văn thể hiện một sự suy nghĩ, hiểu biết mang đậm màu sắc cá nhân, là những sản phẩm không lặp lại của mỗi học sinh. Tuy nhiên, trong những giờ dạy môn này thường gặp không ít những khó khăn. Nhất là trong giờ Tập làm văn miệng, vì hầu hết học sinh rất thụ động, ít phát biểu, có chăng là học sinh khá giỏi, thường thì các em cũng chỉ trả lời. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh quá nghèo vốn từ. Từ đó dẫn đến tình trạng diễn đạt lủng củng, rời rạc thậm chí sử dụng từ sai, chưa hợp lý. Cung cấp vốn từ như thế nào? Vốn từ phong phú là yếu tố quan trọng để giúp học sinh có thể tham gia vào các hoạt động giao tiếp ngôn từ một cách có hiệu quả. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là đào tạo con người phát triển toàn diện, hoàn thiện năng lực ngôn ngữ cho học sinh, bao gồm cả việc làm giàu vốn từ tiếng mẹ đẻ cho các em. Để làm giàu vốn từ cho học sinh, trước hết chúng ta phải tìm hiểu các khả năng tiếp nhận từ ngữ của mỗi học sinh. Mỗi em có một khả năng tiếp nhận một số lượng từ nhất định. Mục tiêu đầu tiên của việc làm giàu vốn từ là giúp học sinh tích lũy và mở rộng vốn từ các đơn vị từ vựng. Trước hết phải giúp cho các em nắm từ, nắm từng từ cụ thể, nắm từ trong tính chỉnh thể âm - nghĩa của nó. Bên cạnh việc cung cấp vốn từ tiếng Việt chúng ta còn cần cung cấp thêm cho học sinh vốn từ Hán Việt để từ đó học sinh có cơ sở để nhận, để tự mình tái hiện, tái tạo những từ Hán Việt cụ thể trong quá trình đọc, nghe, nói và viết. Khi nói và làm giàu vốn từ, không nên chỉ nghĩ đến mặt số lượng mà còn phải quan tâm đến mặt chất lượng. Giáo viên không nên nôn nóng gán ép cho học sinh khối lượng lớn từ ngữ mà không cần biết các em có hiểu được hết nghĩa của chúng hay không và vận dụng chúng như thế nào. Ngoài việc trang bị thêm những đơn vị từ vựng mới cho học sinh, người giáo viên còn có trách nhiệm hoàn thiện vốn từ đã có của các em (học sinh tiếp nhận nó bằng con đường vô thức) cùng với những hạn chế khác như trình độ tư duy chưa phát triển, kinh nghiệm sống còn ít ỏi cho nên từ ngữ các em nắm chưa chắc. Trong lúc cung cấp từ ngữ, cần phải dựa vào vốn từ sẵn có của học sinh từ đó mà phát triển bổ sung thêm trên cơ sở kết hợp - cũ - mới mà hệ thống hóa đồng thời từng bước chính xác hóa, chi tiết hóa những nhận thức về nghĩa và giá trị của từ. Để làm giàu vốn từ cho trẻ, giáo viên cần lưu ý mở rộng vốn từ tích cực (là những từ sử dụng giao tiếp bình thường) và cần thu hẹp vốn từ tiêu cực (không sử dụng trong giao tiếp thông thường) trong quá trình rèn luyện sử dụng từ. Khi cung cấp vốn từ giáo viên nên khéo léo đi từ nghĩa của từ, gợi dần từ đó bật ra từ cần thiết. VD: tìm từ trái nghĩa với từ “tươi tốt”. Đầu tiên học sinh cần phải hiểu được nghĩa của từ “tươi tốt”. Từ đó giáo viên gợi ý cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ “tươi tốt” - “không tươi tốt” - “héo úa”. Làm giàu vốn từ của học sinh qua các phân môn Thông thường một số người cho rằng chỉ có thể cung cấp vốn từ cho học sinh qua những phân môn từ ngữ, ngữ pháp, tập đọc… Theo tôi, quan niệm đó chưa thật chính xác, chúng ta có thể tăng thêm lượng từ cho học sinh ở bất kỳ một tiết học nào. Sau đây là một vài dẫn chứng tôi thường áp dụng trong một số phân môn. Trong giờ tập đọc: giáo viên phải làm cho học sinh hiểu nghĩa một số từ cần thiết, hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa “văn chương” của từ ngữ, điều này sẽ có ích cho học sinh khi vận dụng từ. Giáo viên có thể kết hợp với những bài tập điền từ thích hợp. VD: chọn từ “náo nức” hay từ “tưng bừng” điền vào chỗ trống cho thích hợp: Chúng em… chào đón ngày khai trường Trong phần tìm hiểu bài: giáo viên nên gợi ý khuyến khích học sinh trả lời câu hỏi theo ý mình, hạn chế dần cách trả lời rập khuôn trong sách giáo khoa. Điều này tạo điều kiện cho học sinh vận dụng tối đa vốn từ của mình, đồng thời cũng giúp giáo viên nắm được lượng từ có được ở mỗi học sinh để từ đó có được biện pháp thích hợp để cung cấp từ mới cho các em. Ngoài ra có thể mở rộng vốn từ cho học sinh qua việc cho học sinh tìm từ trái nghĩa, gần nghĩa, khai thác triệt để vốn từ của học sinh khuyến khích học sinh tìm càng nhiều vốn từ càng tốt. Trong giờ chính tả: để viết đúng chính tả, học sinh phải nắm được nghĩa của từ và luật chính tả. Để kích thích học sinh tìm được nhiều từ và hào hứng trong học tập, tôi thường đưa hình thức thi đua theo nhóm, nhóm nào tìm được nhiều từ nhất sẽ thắng cuộc. Trong giờ kể chuyện: khi nghe chuyện phải hiểu chuyện, muốn thế trước hết phải hiểu từ. Chỉ cố diễn đạt câu chuyện qua giọng nói, điệu bộ không thì chưa đủ mà giáo viên cần cho học sinh nêu ra những từ mà các em chưa hiểu và cũng chưa chính xác các em sẽ đi tìm lời giải thích cho chính mình, tất nhiên phải có sự gợi ý của giáo viên. Nếu những từ có nghĩa không rõ ràng giáo viên có thể đưa vào ngữ cảnh để từ đó học sinh có thể nắm được nghĩa của từ đó. Khi học sinh kể lại chuyện thì cũng chính là lúc các em vận dụng lại từ mà mình đã nắm. Vì vậy không thể tách rời việc dạy kể chuyện và dạy từ ngữ. Hiểu được từ và có được vốn từ sẽ giúp các em thể hiện thành công hơn câu chuyện. Giáo viên nên khuyến khích học sinh kể lại câu chuyện bằng ý của mình, học sinh có thể thay một số từ trong chuyện bằng những từ địa phương (trong sách thường sử dụng từ ở Hà Nội). Tuy nhiên, sự thay đổi đó phải thích hợp và nghĩa của câu vẫn không thay đổi Hãy bồi dưỡng tâm hồn các em bằng ngôn ngữ đầy chất văn học. Mong các em học tập và trau dồi vốn từ cho mình để cho ra nhiều bài văn hay và thực sự cảm xúc. . GIÚP CÁC EM LÀM TỐT TẬP LÀM VĂN Tập làm văn là phân môn cuối cùng của quá trình luyện tập cho học sinh có năng lực sử dụng Tiếng Việt làm công cụ giao tiếp và tư duy. Để làm được bài. lượng từ nhất định. Mục tiêu đầu tiên của việc làm giàu vốn từ là giúp học sinh tích lũy và mở rộng vốn từ các đơn vị từ vựng. Trước hết phải giúp cho các em nắm từ, nắm từng từ cụ thể, nắm. triển toàn diện, hoàn thiện năng lực ngôn ngữ cho học sinh, bao gồm cả việc làm giàu vốn từ tiếng mẹ đẻ cho các em. Để làm giàu vốn từ cho học sinh, trước hết chúng ta phải tìm hiểu các khả năng