1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đê tài

16 95 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 154,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI . Ta biết , đối tượng và sản phẩm của giáo dục là con người . Đó là thế hệ trẻ ở nhưng tuổi khác nhau đang ở giai đoạn phát triển nhất của một đời người . Cạnh đó dạy học và giáo dục luôn bị xã hội chi phối . Điều kiện kinh tế , chính trị , xã hội , lao động sản xuất bên ngoài nhà trường luôn luôn điều khiển chế ngự giáo dục . Đối tượng giáo dục cũng là thực tế lao động ,môi trường xã hội luôn thay đổi và vận đông không ngừng .Điều này đòi hỏi dạy học giáo dục cũng phải vận động , luôn đổi mới để phù hơp với đối tượng , thích ứng với điều kiện xã hội . Nghị quyết Trung ương II , Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là: " Nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài ". Để thực hiện mục tiêu đó , sự nghiệp giáo dục của đất nước phải đổi mới trên tất cả các lĩnh vực : mục tiêu , nội dung, phương pháp , cơ sở vật chất , công tác quản lí giáo dục Góp phần cho thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục , việc chỉ đạo phong trào nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục ở trường học có ý nghĩa rất quan trọng . Đây là nhiệm vụ không thể coi nhẹ của người lãnh đạo , đồng thời đây là con đường góp phần nâng cao hiểu biết , trình độ , uy tín , nghề nghiệp của cán bộ giáo viên trong nghành . Trong những năm gần đây dưới sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo giáo dục , phong trào này đã được phát động đề cao và đã có những thành tựu đáng kể . Đặc biệt tổng kết kinh nghiệm đã tìm ra được những điển hình tiên tiến ở các cấp học , ngành học . Nhiều bài học kinh nghiệm để ngành giáo dục cả nước áp dụng xây dựng phong trào giáo dục . Phong trào nghiên cứu khoa học giáo dục và tổng kết kinh nghiệm giáo dục đã được gắn chặt chẽ với phong trào thi đua hai tốt , đặc biệt là công nhận danh hiệu thi đua bậc cao . Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó , ở nhiều nơi phong trào còn đang bế tắc hoặc lúng túng trong quản lí , hoặc làm chỉ mang tính hình thức . Đã có người cho rằng đây là một hoạt động " Còn nan giải , không có không được , mà cái được thì chất lượng và vận dụng ở trường học còn thấp". 1 Để phong trào nghiên cứu khoa học giáo dục và tổng kết kinh nghiệm giáo dục đạt được mục đích như mong muốn , việc lãnh đạo chỉ đạo của hiệu trưởng là một yếu tố quan trọng bậc nhất . Đây là nhiệm vụ rất khó của các nhà quản lí . Cho nên nghiên cứu tổng kết vấn đề này bao giờ cũng là một việc làm cần thiết , có nhiều lợi ích cho công tác quản lí trường học của hiệu trưởng . Xuất phát từ căn cứ trên tôi chọn đề tài : " Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục ở trường học " làm đề tài nghiên cứu khoa học của quản lí năm học 2010 - 2011. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . Xác định biện pháp cần thiết và những biểu hiện để chỉ đạo nâng cao chất lượng , hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục trong nhà trường THCS. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . - Làm rõ vai trò ý nghĩa công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục đối với các hoạt động trong nhà trường . - Làm rõ thực trạng công tác này ở trường trong mấy năm gần đây . - Đề xuất một số chỉ đạo của hiệu trưởng . IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu lí luận : Để nắm vững vai trò , ý nghĩa của công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục . - Điều tra : Trao đổi , phỏng vấn cán bộ , giáo viên để biết thực trạng phong trào . - Nghiên cứu sản phẩm : Đọc một số sáng kiến kinh nghiệm để biết chất lượng . - Phân tích tài liệu : Đọc và phân tích các tài liệu : Lý luận giáo dục tâm lí học , giáo dục học , các nghị quyết VII, VIII của Đảng về công tác giáo dục , tài liệu về nghiên cứu khoa học viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục . V. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục ở trường THCS. 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : Ý NGHĨA VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG HỌC . I .MỘT SỐ KHÁI NIỆM . 1.Sáng kiến kinh nghiệm . Những điều hiểu biết mới , những ý kiến mới có được do từng trải , do tiếp xúc với tài liệu với thực tế làm cho công việc tiến hành tốt hơn . 2.Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục . Là kết quả của những hoạt động thực tiễn của nhận thức ,của sự áp dụng và điều khiển các hoạt động giáo dục . Kinh nghiệm giáo dục tiên tiến : Là những kết quả tìm tòi , sáng tạo , khám phá những hiện tượng sư phạm mới , tạo ra những giá trị giáo dục , dạy học áp dụng vào điều kiện của những nhiệm vụ hiện tại . 3 . Hai loại kinh nghiệm giáo dục tiên tiến . Thứ nhất : Đó là những nghệ thuật sư phạm trong việc thực hiện tốt quá trình giáo dục dạy học và quản lí trên cơ sở ứng dụng thành tựu của khoa học giáo dục . Thứ hai : Đó là những sáng kiến giáo dục dạy học và quản lí , là việc tìm ra những con đường mới có giá trị thực tiễn cao . 4. Tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục ( hay còn gọi là phân tích khái quát hóa sáng kiến kinh nghiệm giáo dục ). Là đem lí luận phân tích thực tiễn giáo dục rồi rút ra qui luật để bổ sung , phát triển lý luận giáo dục . 5. Đề tài tổng kết . 3 Là phạm vi nội dung của một hoạt động giáo dục , hoạt động quản lí giáo dục nào đó được nghiên cứu , thể hiện những hiểu biết , những ý kiến mới của tác giả và lí luận hoặc thực tiễn do tác giả thu lượm được sau khi tiếp xúc hoặc trải qua những công việc cụ thể và công việc có kết quả hơn trước . Muốn có được một công trình nghiên cứu khoa hay một bản sáng kiến kinh nghiệm người nghiên cứu , người viết phải chọn được đề tài với yêu cầu : - Phù hợp với trình độ , năng lực . - Phù hợp với sở thích . - Phù hợp với điều kiện khách quan , chủ quan đảm bảo cho việc hoàn thành công trình . Chọn đề tài là bước khó khăn nhất trong việc nghiên cứu khoa học cũng như trong viết sáng kiến kinh nghiệm . II .Ý NGHĨA VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TỔNG KẾT KINH NGHIỆM GIÁO DỤC. Ta thấy đối tượng của nghề dạy học luôn luôn thay đổi cho nên phải luôn luôn nghiên cứu đối tượng , cùng với các yếu tố liên quan đến nó để tìm cách làm cho hoạt động giáo dục luôn luôn phù hợp với đối tượng . Mặt khác , nghề dạy học luôn bị xã hội chi phối , luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh , điều kiện kinh tế xã hội , điều kiện lao động của địa phương .Tất cả những yếu tố đó luôn thay đổi vận động không ngừng . Do đó phải luôn luôn thay đổi nội dung , phương pháp, biện pháp làm cho hoạt động phù hợp với thực tế để đạt được mục tiêu giáo dục . Tổng kết kinh nghiệm giáo dục , nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm ngày càng hoàn thiện quá trình dạy , giáo dục trẻ em từ thực tiễn công tác giáo dục , tìm cách tác động lên đối tượng giáo dục có hiệu quả hơn . Những kinh nghiệm giáo dục mới chỉ là những chân lí trong hoàn cảnh thời gian và không gian nhất định . Vì vậy chúng chỉ là những chân lí chưa phổ biến . Do đó cần phải được tổng kết , phải được khái quát hóa thành qui luật , thành tiêu chuẩn , nghiên cứu khoa học giáo dục và tổng kết kinh nghiệm giáo dục có tác dụng nâng cao nhận thức , nâng cao năng lực tư duy , khả năng tự học , tự bồi 4 dưỡng , tự nghiên cứu Cho nhiều cán bộ quản lí và giáo viên đó là con đường tốt nhất trong việc tự nâng cao trình độ của người làm công tác giáo dục . Với những ý nghĩa vai trò trên đây có thể nói : " Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục trong trường học không thể không tổ chức phong trào nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục trong cán bộ và giáo viên " CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU KHOA HOC VÀ TỔNG KẾT KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRONG 4 NĂM GẦN ĐÂY . 1. Nhận thức của giáo viên về công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục . Phần lớn giáo viên đã ý thức được vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục , các đề thi có giá trị ở các tài liệu chuyên sâu giáo dục họ đã quan tâm nghiên cứu vận dụng . Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi việc coi công việc này là hình thức , không tin vào khả năng của mình , có giáo viên còn cho rằng do nhà trường giao thì phải làm . Dẫn tới việc viết sáng kiến kinh nghiệm chỉ là nghĩa vụ thiếu tính đam mê tìm tòi , thiếu tự giác , hầu hết đến cuối năm khi nhà trường gần thu để đánh giá thì mới ngồi viết vài đêm là xong . Vì thế họ cũng không quan tâm đến mình viết như thế nào đã đủ cơ sở lí luận , cơ sở thực tiển hay chưa ? có đảm bảo tính khách quan ? đảm bảo tính tin cậy hay không ? do đó việc nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục ở các trường cũng chỉ thể hiện bằng văn bản hình thức thôi . Trên đia bàn huyện hằng năm phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm của các trường THCS đều được coi trọng và tham gia với tỉ lệ cao ( 21/21, tỉ lệ 100% ). Cụ thể tình hình giáo viên và cán bộ quản lí Trường đã tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm 4 năm gần đây như sau : Năm học Tổng số Số SKKN Tỉ lệ % 5 giáo viên 2006 - 2007 45 30 66.7 % 2007 - 2008 42 37 88.1 % 2008 - 2009 39 36 92.3 % 2009 - 2010 39 38 97.4 % Trong số lượng đề tài giáo viên đã được giáo viên giỏi các cấp như sau : - Giáo viên giỏi cấp huyện có sáng kiến kinh nghiệm đạt 100% - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở có sáng kiến kinh nghiệm đạt 100% Qua số liệu trên nhận thấy : số giáo viện dạy giỏi cấp cơ sở , số chiến sĩ thi đua cấp cơ sở đều tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm đầy đủ và có chất lượng . Thông qua gặp gỡ trao đổi với giáo viên giỏi và cán bộ quản lí về lí do sáng kiến kinh nghiệm thì được biết bộ phận gắn với danh hiệu không lớn lắm , họ đang từng bước có niềm say mê nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ chuyên môn , đúc rút kinh nghiệm để có hiệu quả cao trong giáo dục . Như vậy với giáo viên có năng lực sư pham có trình độ chuyên môn thì ở họ càng có tinh thần trách nhiệm , say mê , tự giác có nhận thức tình cảm sư phạm tốt. Tình hình nghiên cứu tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên ở trường tôi trong 4 năm học gần đây như sau : Năm học Số GV Số SKKN Số đề tài được xếp loại Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 2006 - 2007 45 30 11 14 4 2007 - 2008 42 37 17 16 4 2008 - 2009 39 36 13 19 4 2009 - 2010 39 38 14 20 4 Qua thực tế hàng năm tổng kết viết sáng kiến kinh nghiệm của trường THCS tôi công tác nhận thấy các giáo viên đã tích cực nghiên cứu khoa học , viết sáng kiến kinh nghiệm chất lượng ngày càng chuyển biến . Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm còn mang tính hình thức chưa có tính sáng tạo , chất lượng chưa tốt . 2. Chất lượng và phạm vi đề tài . 6 Qua tìm hiểu ở Phòng giáo dục tôi thấy sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng gửi về sở giáo dục chưa nhiều . Nội dung kinh nghiệm mang tính chất phát biểu ý kiến chủ quan về một số vấn đề , nặng nề việc báo cáo , tường trình một công việc không đúng phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục . Khi đọc đề tài của họ còn mang tính chủ quan , nhiều quan điểm , những lí luận cơ bản và một số biện pháp chủ yếu mà không có kết quả , số liệu thể nghiệm sáng kiến để đối chiếu . Phạm vi của các đề tài : Hoạt động giáo dục trong nhà trường THCS rất đa dạng phong phú , bao hàm nhiều lĩnh vực , thế nhưng phạm vi đề tài đề cập đến còn hẹp chỉ chú ý một số lĩnh vực trọng tâm . Qua điều tra số liệu thể loại đề tài được tổng kết ở 4 năm gần đây như sau : Tên nhóm đề tài 2006 -2007 2007 - 2008 2008 -2009 2009- 2010 Giảng dạy các môn văn hóa 18 24 21 22 Giáo dục học sinh cá biệt 2 2 3 4 Giáo dục đạo đức 3 4 3 4 Bồi dưỡng học sinh giỏi 3 4 5 4 Các hoạt đông khác 2 1 1 1 Chỉ đạo các hoạt đông chuyên môn 2 2 3 3 7 Qua số liệu điều tra thể hiện : Các số liệu điều tra của đề tài tập trung chủ yếu ở nhóm giảng dạy các môn văn hóa cơ bản . còn các nội dung khác đang quan tâm ít . 3. Việc tổ chức áp dụng đề tài : Nhìn chung ở trường tôi cũng như nhiều trường khác trong huyện công tác này còn hạn chế , hầu như đề tài của ai thì người đó biết , thậm chí có người còn quên cả đề tài của mình . Phòng giáo dục chất lượng sáng kiến hàng năm chỉ có ban thi đua và hiệu trưởng biết nhưng chỉ góc độ chung chung ( kết quả xếp bậc là chính ) .Những sáng kiến kinh nghiệm hay , bổ ích chưa được đưa xuống cơ sở để giáo viên học tập , áp dụng thành diện rộng , hoặc mới chỉ triển khai đến đội ngũ chuyên môn cốt cán . 4. Những nguyên nhân của thực trạng trên . a. Nguyên nhân về phía người quản lí , chỉ đạo . Thứ nhất : Chỉ đạo công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm giáo dục còn lỏng lẻo , chưa tập trung , không có kế hoạch hướng dẫn cụ thể rõ ràng , không chỉ đạo thường xuyên , khi có kết quả rồi cũng không kiểm nghiệm , không tổ chức hội thảo phổ biến những kinh nghiệm hay để cùng nhau vận dụng vào thực tế . Thứ hai : Chưa tạo điều kiện về thời gian , cơ sở vật chất , tinh thần cho cán bộ giáo viên nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm . Thứ ba : Việc đánh giá đề tài thường gắn với danh hiệu thi đua là chính . các đề tài được xếp bậc gửi lên phòng giáo dục thường là những giáo viên đăng kí giáo viên giỏi huyện , tỉnh , chiến sĩ thi đua các cấp . Số còn lại mang tính hình thức ( xếp bậc hai ở trường để xét danh hiệu thi đua ) . Vấn đề viết sáng kiến kinh nghiệm đã trở thành tiêu chuẩn cần nhưng chưa đủ , bởi nó mang tính hình thức . Mặt khác công tác nghiệm thu chưa hợp lí người đánh giá thiếu thực nghiệm khi công nhận đề tài không có số liệu thực tế nào để người viết minh chứng cho giái trị của đề tài . Thứ tư : Sự động viện khen thưởng chưa thỏa đáng ví công sức bỏ ra của người nghiên cứu , có nhưng đề tài được xếp bậc cao nhưng vẫn chưa được cấp quản lí động viên xứng đáng kể cả tinh thần lẫn vật chất . 8 Thứ năm : Phần lớn cán bộ quản lí làm công tác này cón mò mẫm , chưa được cung cấp những kiến thức cơ bản cụ thể về hoạt động này nên còn hạn chế về năng lực đúc rút kinh nghiệm , thiếu tính khoa học dẫn đến hiệu quả chưa cao . Mặt khác chưa có sự chỉ đạo đôn đốc đồng bộ từ Sở xuống Phòng giáo dục, trường học . b. Nguyên nhân về phía giáo viên . - Về phía nhận thức : Phần lớn giáo viên chưa hiểu rõ được ý nghĩa vai trò của công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục . Họ chỉ mới coi đó là cơ sở để gắn vào danh hiệu thi đua chứ chưa phải vì nhu cầu nâng cao chất lượng công tác và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình . - Về trình độ – khả năng . Một số giáo viên trình độ chuyên môn còn non , chưa có bề dày kinh nghiệm , thậm chí chưa hiểu cấu trúc của một sáng kiến kinh nghiệm về nội dung gì ? như thế nào ? Viết để đối phó , khỏi bị phê bình nhắc nhở. - Điều kiện về thời gian – cơ sở vật chất và tinh thần . Một số giáo viên có năng lực nhưng điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị , dụng cụ thực hành còn thiếu và không đáp ứng , tài liệu tham khảo thiếu . Bên cạnh đó thời gian còn soạn bài và lên lớp , hội họp chiếm nhiều nên thời gian tập trung cho nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm rất hạn chế . Việc quan tâm giúp đỡ của nhà trường về tinh thần cũng như cơ sở vật chất hầu như không có , phần lớn phó mặc cho giáo viên . Ngoài ra có một số giáo viên chưa có tư tưởng ý thức cầu tiến nên họ ít quan tâm tới chất lượng giảng dạy , chỉ mới thực hiện đúng số tiết lên lớp với công việc được giao . CHƯƠNG III : NHỮNG BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TỔNG KẾT KINH NGHIỆM GIÁO DỤC. Để phát huy kết quả đã đạt được và khắc phục nhưng tồn tại trong công tác chỉ đạo nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục , từ các nguyên nhân và thực trạng trên , người quản lí muốn chỉ đạo tốt hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục có chất lượng cao , đáp ứng yêu cầu 9 phát triển của xã hội cần nắm vững cơ sở khoa học và cấu trúc của hoạt động này . Quan tâm đến các điều kiện cơ sở vật chất kỉ thuật sư phạm , tài liệu tham khảo để hướng tới mục tiêu giáo dục chỉ đạo hoạt động này đi đúng hướng đảm bảo có nội dung phong phú , chất lượng hiệu quả và vận dụng tốt vào thực tế quá trình dạy học . Qua nghiên cứu và thực tế đã làm tôi đề xuất một số biện pháp chỉ đạo sau : Biện pháp 1 : Tăng cường vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng trong việc nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo dục . Hiệu trưởng phải quán triệt cho giáo viên nhận thức được rằng bên cạnh việc dạy học thì việc viết sáng kiến kinh nghiệm , nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên . Nó có tác dụng nâng cao nhận thức , nâng cao năng lực tư duy , khả năng tự học , tự bồi dưỡng , tự nghiên cứu nhờ đó sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được mục tiêu yêu cầu giáo dục đề ra và đồng thời là tiêu chuẩn để xét danh hiệu thi đua theo từng cấp . Hiệu trưởng phải phát động phong trào tự đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm, đi đầu phong trào này phải là hiệu trưởng , lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên giỏi các cấp . Hiệu trưởng phải thành lập hội đồng khoa học có trình độ chuyên môn cao để đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm khách quan chính xác để động viên phong trào , tránh các hiện tượng đánh giá : quá dễ giải, hoặc quá khắt khe , hoặc " Đánh trống bỏ dùi " hoặc vì cảm tình cá nhân , quan hệ riêng mà thiếu công bằng , minh bạch trong kết quả. Hiệu trưởng phải tạo điều kiện cơ sở vật chất kỉ thuật sư phạm đầy đủ cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm , đây là việc làm không thể thiếu của người hiệu trưởng để động viên khích lệ giáo viên nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm . Biện pháp 2 : Xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động . Xây dựng kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình quản lí quyết định 50% thành công của hoạt động , khi xây dựng kế hoạch người quản lí cần căn cứ vào nội dung giáo dục của cấp học , nhiệm vụ của năm học .Do đó ngay từ đầu năm học phải xây dưng kế hoạch theo một qui trình cụ thể : 10 [...]... có hội thảo về chuyên đê sáng kiến kinh nghiệm mà giáo viên đăng kí - Ban chỉ đạo hội đồng khoa học phân loại các mảng đê tài dựa vào khả năng của từng giáo viên , giúp họ tiếp cận với mảng đê tài mà họ tâm đắc - Các trường trong cụm cần phối hợp với nhau theo các nhóm giáo viên đê nghiên cứu một đê tài , nhất là các đê tài áp dụng trên diện... lần cuối đê viết thành văn bản Tháng 4 : Hội đồng khoa học xét , xếp loại các đê tài , đánh giá chọn những đê tài có chất lượng , có khả năng nâng bậc hay có thể áp dụng được trong thực tiễn thì yêu cầu tác giả đê tài bổ sung , nghiên cứu kĩ hơn đê nâng cao đê tài Tháng 5 : Phòng giáo dục kiểm tra đánh giá chất lượng qua thực tế rồi thông... giỏi có đê tài ít nhất là bậc 1 - Đối với lao động xuất sắc có đê tài từ bậc 2 trở lên - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở , giáo viên giỏi cấp cơ sở có đê tài từ bậc 3 trở lên - Tổ lao động giỏi 100 % có đê tài từ bậc 1 trở lên Đối với trường còn gặp khó khăn về các mặt đặc biệt là chất lượng đội ngũ giáo viên thì có thể thấp hơn đê phát... bày đê giúp người viết đi đúng hướng Tháng 1 ( cuối học kì 1 ) : Ban chuyên môn và hội đồng khoa học sơ khảo lần thứ nhất đê điều chỉnh bổ sung nhưng thiếu sót đánh giá sơ bộ đê tài và có kế hoạch tiếp theo Tháng 2;3 Sau khi được góp ý bổ sung các đê tài , tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cuối tháng 3 các đê tài kiểm nghiệm lần cuối đê viết... cứu tìm hiểu đê xác định phạm vi nội dung đê tài Bên cạnh đó người quản lí phải quan tâm hướng giáo viên vào các đê tài phù hợp với năng lực , sở trường mà những đê tài phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của nhà trường trong dạy học giáo dục giúp giáo viên có định hướng ban đầu , hình thành thói quen suy nghĩ phát hiện vấn đê tạo ra năng... Tháng 11, 12 : Các đê tài đăng kí lập được đê cương , bên cạnh đó giáo viên trình bày toàn bộ kế hoạch nghiên cứu đê tài mình đã chọn , kết hợp với các phong trào thi đua Hội đồng khoa học , cán bộ quản lí tiến hành dự giờ , thực tế một số hoạt động , các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt , thảo luận đóng góp ý kiến bổ sung vào bản đê cương đã được... phạm ( Nhà xuất bản giáo dục 1981 ) 5 Điều lệ trường phổ thông 6 Sổ tay người hiệu trưởng trường THCS MỤC LỤC 15 CÁC MỤC PHẦN MỞ ĐẦU I Lí do chọn đê tài II Mục đích của đê tài III Nhiệm vụ của đê tài IV Phương pháp nghiên cứu V Phạm vi nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : Ý nghĩa vai trò của công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm giáo... có nhiều đê tài giá trị cao về trao đổi , nói chuyện nhằm nâng cung cấp trình độ lí luận , cách thức tiến hành các bước trình bày một đê tài sáng kiến kinh nghiệm - Cải tiến sinh hoạt tổ chuyên môn đưa nội dung đúc rút kinh nghiệm vào trong một buổi sinh hoạt , tránh sinh hoạt chuyên môn thuần túy Tăng cường các buổi hội thảo theo chuyên đê trong... được nhiều nhân tài và nhân lực , phát huy được khả năng đang tiềm ẩn trong mỗi người Làm tốt công tác này là một trong những giải pháp quan trọng đê nghành giáo dục và đào tạo thực hiện mục tiêu chiến lược con người phục vụ cho Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước Đê tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt các biện pháp trên tôi đê nghị : - Phòng... kinh nghiệm hay đã được tổng kết Vì năng lực còn hạn chế , nội dung đê tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Bản thân rất mong được sự góp ý của thầy cô và đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 1 Văn kiện hội nghị trung ương II – Khóa VIII ( Tạp chí ) 2 Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí trường THCS 3 Bài giảng : Tổ . hiểu đê xác định phạm vi nội dung đê tài . Bên cạnh đó người quản lí phải quan tâm hướng giáo viên vào các đê tài phù hợp với năng lực , sở trường mà những đê tài. cận với mảng đê tài mà họ tâm đắc . - Các trường trong cụm cần phối hợp với nhau theo các nhóm giáo viên đê nghiên cứu một đê tài , nhất là các đê tài áp dụng trên. hiện vấn đê tạo ra năng lực tự nghiên cứu . Tháng 11, 12 : Các đê tài đăng kí lập được đê cương , bên cạnh đó giáo viên trình bày toàn bộ kế hoạch nghiên cứu đê tài mình

Ngày đăng: 10/06/2015, 12:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w